You are on page 1of 29

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN QUỐC CƢƠNG


Lớp: QH-2021-E.CH QLKT 1
Mã HV: 21057011

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN HỌC: THIẾT KẾ LUẬN VĂN

GIẢNG VIÊN: TS. KHÚC VĂN QUÝ

Hà Nội - 2022

1
Đề bài nhóm
Câu 1: Anh/Chị xây dựng và hoàn thiện 01 bảng hỏi về một chủ đề mà nhóm của
anh/chị lựa chọn. Yêu cầu không quá 40 câu hỏi.

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN


Về việc đánh giá công tác daỵ học Chương trình giáo dục phổ thông mới và xây
dựng các chính sách hỗ trợ giáo viên trong quá trình dạy học

Để giúp cho việc đánh giá công tác daỵ học Chương trình giáo dục phổ thông mới và xây
dựng các chính sách hỗ trợ giáo viên trong quá trình dạy học, Thầy/Cô hãy trả lời đúng theo suy
nghĩ của mình các câu hỏi dưới đây. Trước khi điền các thông tin trả lời câu hỏi, Thầy/Cô đọc
kỹ phần câu hỏi, phần chỉ dẫn trả lời (trong ngoặc đơn) và các phương án trả lời của từng câu
hỏi.
Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của Thầy/Cô

2
A. THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và tên của Thầy/Cô giáo:
1. Thầy/Cô cho biết giới tính của bản thân?
Thầy/Cô hãy chọn một phương án duy nhất.

(1) Nữ 1
(2) Nam 2
2. Thầy/cô vui lòng cho biết độ tuổi của mình?
Thầy/Cô hãy chọn một phương án duy nhất.

(1) Dưới 25 tuổi 1


(2) Từ 25 đến 34 tuổi 2
(3) Từ 35 đến 44 tuổi 3
(4) Từ 45 đến 54 tuổi 4
(5) Từ 55 tuổi đến 60 tuổi 5
(6) Từ 60 tuổi trở lên 6
3. Thầy/Cô là ngƣời dân tộc nào?
Thầy/Cô hãy chọn một phương án duy nhất.

(1) Dân tộc Kinh 1


(2) Dân tộc khác 2

3
4. Hiện nay, Thầy/Cô đang dạy môn học nào dƣới đây tại trƣờng ?

Mỗi dòng có 2 ô, Thầy/Cô hãy đánh dấu vào một ô.

Môn dạy Không Có

4.1.Ngữ văn 1 2
4.2. Toán 1 2
4.3. Khoa học Tự nhiên 1 2
4.4. Khoa học xã hội 1 2
4.5. Môn khác 1 2

5. Môn học chính Thầy/Cô đƣợc đào tạo là gì?

Mỗi dòng có 2 ô, Thầy/Cô hãy đánh dấu vào một ô.

Môn Không Có

5.1. Ngữ văn 1 2


5.2. Lịch sử 1 2
5.3. Địa lý 1 2
5.4. Toán 1 2
5.5. Vật lý 1 2
5.6. Hoá học 1 2
5.7. Sinh học 1 2
5.8. Ngoại ngữ 1 2
5.9. Giáo dục công dân 1 2
5.10. Môn khác 1 2

4
6. Thầy/Cô cho biết trình độ đƣợc đào tạo cao nhất của bản thân.
Thầy/Cô hãy chọn một phương án duy nhất.
(1) Cao đẳng 1
(2) Đại học 2
(3) Thạc sĩ 3
(4) Tiến sĩ 4
7. Thầy/Cô cho biết trình độ sƣ phạm đƣợc đào tạo cao nhất của bản thân.
Thầy/Cô hãy chọn một phương án duy nhất.
(1) Cao đẳng sư phạm 3
(2) Đại học sư phạm 4
(3) Thạc sĩ khoa học giáo dục 5
(4) Tiến sĩ khoa học giáo dục 6
8. Thầy/Cô đã dạy học đƣợc bao nhiêu năm, trong đó dạy lớp 6 là bao nhiêu năm?
Mỗi dòng có 4 ô, Thầy/Cô hãy đánh dấu vào một ô.
Dƣới 5 Từ 5 năm đến Từ 10 năm Trên 25
Nội dung
năm dƣới 10 năm đến 25 năm năm
8.1. Số năm dạy học chung 1 2 3 4
8.2. Số năm dạy lớp 6 1 2 3 4
9. Mức cao nhất về giáo viên dạy giỏi mà Thầy/Cô đã đƣợc công nhận là gì?
Thầy/Cô hãy chọn một phương án duy nhất.
(1) Chưa được công nhận là giáo viên dạy giỏi 1
(2) Được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp trường 2
(3) Được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp quận/huyện 3
(4) Được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh/ thành phố/ quốc gia 4
10. Hiện nay, Thầy/Cô giảng dạy ở trƣờng với vị trí nào dƣới đây ?
Thầy/Cô hãy chọn một phương án duy nhất.

5
(1) Viên chức biên chế 1
(2) Hợp đồng không xác định thời hạn 2
(3) Hợp đồng xác định thời hạn 3
(4) Thỉnh giảng 4

B. CHƢƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA


11. Thầy/Cô đã chuẩn bị tâm thế nhƣ thế nào để phục vụ công tác giảng dạy học sinh lớp 6 năm
học 2021-2022:
Mỗi dòng có 4 ô, Thầy/Cô hãy đánh dấu vào một ô.
Hoạt động Có Không
11.1. Chủ động hỏi Lãnh đạo trường học xem mình có
được phân công giảng dạy lớp 6 không 1 2
11.2. Đề xuất được dạy học sinh lớp 6 1 2
11.3. Đăng ký tham gia tập huấn bồi dưỡng về Chương
trình mới (CTM) 1 2
11.4. Chủ động tìm hiểu về Chương trình mới 1 2
11.5. Không muốn giảng dạy lớp 6 1 2
11.6. Sợ hãi khi được phân công dạy lớp 6 1 2
11.7. E ngại khi chưa hiểu về Chương trình mới 1 2
11.8. Không muốn tham gia bồi dưỡng về CMT 1 2
12. Thầy/Cô có tham gia một trong các hoạt động phát triển nghiệp vụ sau không?
Mỗi dòng có 2 ô, Thầy/Cô hãy đánh dấu vào một ô.
Hoạt động Không Có
12.1. Khóa học/hội thảo mọi người tham dự trực tiếp 1 2
12.2. Khóa học/hội thảo trực tuyến 1 2
12.3. Tham gia tập huấn bồi dưỡng về Chương trình mới do Bộ tổ
chức 1 2
12.4. Tham gia tập huấn bồi dưỡng về Chương trình mới do Sở tổ
chức 1 2

6
12.5. Tham gia tập huấn bồi dưỡng về Chương trình mới do Trường
đại học tổ chức 1 2
12.6. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực
học sinh 1 2
12.6. Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh 1 2
12.8. Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học trong nhà
trường 1 2
12.9. Hội nghị khoa học giáo dục 1 2
12.10. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 1 2
13. Trong năm học này, Thầy/Cô có gặp khó khăn gì trong việc giảng dạy học sinh lớp 6 không ?
Mỗi dòng có 2 ô, Thầy/Cô hãy đánh dấu vào một ô.
Vấn đề Không Có
13.1 Kiến thức và sự am hiểu về bộ môn của mình khi dạy Chương
trình mới còn hạn chế 1 2
13. 2. Năng lực giải quyết các tình huống sư phạm còn hạn chế khi
giảng dạy Chương trình mới 1 2
13.3. Phương pháp dạy học mới chưa nhuần nhuyễn, còn lúng túng 1 2
13.4. Phương pháp, kỹ thuật đánh giá học sinh theo hướng phát
triển năng lực còn hạn chế 1 2
13.5. Thiếu kỹ năng công nghệ thông tin để giảng dạy 1 2
13.6. Còn thiếu kỹ năng quản lý lớp học và hành vi của học sinh 1 2
13.7. Còn lúng túng khi dạy những kỹ năng tích hợp (sáng tạo, tư
duy phản biện, giải quyết vấn đề) 1 2
13.8. Khác 1 2

14. Trong các tiết học, Thầy/Cô thƣờng sử dụng sử dụng những hình thức, phƣơng pháp, kỹ
thuật dạy học dƣới đây ở mức độ nào ?
Mỗi dòng có 3 ô, em hãy đánh dấu vào một ô.

7
Chƣa Thỉnh Thƣờng
Phƣơng pháp, kỹ thuật dạy học bao giờ Thoảng xuyên

14.1. Phương pháp giải thích – minh họa 1 2 3


14.2. Phương pháp dạy học hợp tác (theo cặp/nhóm) 1 2 1
14.3. Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề 1 2 1
14.4. Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn
đề 1 2 1
14.5. Dạy học kiến tạo 1 2 1
14.6. Dạy học khám phá 1 2 1
14.7. Dạy học gắn với các tình huống thực tiễn 1 2 1

15. Để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, Thầy/Cô thƣờng sử dụng những hình
thức dƣới đây ở mức độ nào?
Mỗi dòng có 3 ô, Thầy/Cô hãy đánh dấu vào một ô.

Chƣa Thỉnh Thƣờng


Hình thức kiểm tra, đánh giá
bao giờ thoảng xuyên
15.1. Kiểm tra miệng 1 2 3
15.2. Kiểm tra viết bằng hình thức tự luận 1 2 3
15.3. Kiểm tra viết bằng hình thức trắc nghiệm 1 2 3
15.4. Kiểm tra viết kết hợp tự luận và trắc nghiệm 1 2 3
15.5. Bài kiểm tra đưa ngữ cảnh của cuộc sống để học
sinh giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn. 1 2 3
15.6. Chấm điểm các bài tập/dự án nhóm 1 2 3
C) NGUYỆN VỌNG CỦA GIÁO VIÊN
16. Theo Thầy/Cô, những hoạt động sau đây có ảnh hƣởng đến việc nâng cao chất lƣợng dạy học
của mình không, nếu có thì ảnh hƣởng nhƣ thế nào ?
Mỗi dòng có 4 ô, Thầy/Cô hãy đánh dấu vào một ô.

8
Không Rất ít
Ảnh Rất ảnh
Hoạt động ảnh ảnh
hƣởng hƣởng
hƣởng hƣởng
16.1. Có chính sách đãi ngộ giáo viên phù
hợp 1 2 3 4
16.2. Giảm bớt các yêu cầu về hồ sơ, sổ sách 1 2 3 4
16.3. Giảm áp lực về thi cử của học sinh 1 2 3 4
16.4. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị
dạy học 1 2 3 4
16.5. Bồi dưỡng giáo viên về chương trình
và sách giáo khoa mới 1 2 3 4
16.6. Bồi dưỡng giáo viên về phương
pháp dạy học, phương pháp đánh giá học 1 2 3 4
sinh theo hướng phát triển năng lực
16.7. Tăng cường sự phối hợp của cha mẹ
học sinh 1 2 3 4
16.8. Phát huy năng lực tự học của học
sinh 1 2 3 4

17. Thầy/Cô cảm thấy thế nào về công việc hiện nay của mình?
Mỗi dòng có 4 ô, Thầy/Cô hãy đánh dấu vào một ô.

Chƣa Rất ít Thỉnh Thƣờng


Cảm nhận
bao giờ khi thoảng xuyên
17.1. Hài lòng với nghề giáo viên của
mình
1 2 3 4
17.2. Hài lòng với việc là một giáo
viên tại trường này
1 2 3 4
17.3. Thấy công việc của mình đầy ý
nghĩa và có mục đích
1 2 3 4
17.4. Thấy nhiệt tình với công việc 1 2 3 4

18. Hiện nay, Thầy/Cô có hứng thú với việc dạy học lớp 6 theo Chƣơng trình mới không?
Thầy/Cô hãy chọn một phương án duy nhất.
9
(1) Không hứng thú 1
(2) Bình thường 2
(3) Hứng thú 3
(4) Rất hứng thú 4
19. Nếu có điều kiện, Thầy/Cô có muốn chuyển nghề khác không?

Thầy/Cô hãy chọn một phương án duy nhất.

Nếu chọn (2) “Có”, Thầy/Cô hãy trả lời câu 54.

Nếu chọn (1) “Không” và (3) “Không có ý kiến”, Thầy/ Cô hãy bỏ qua câu 54 và chuyển sang trả
lời câu 55.

(1) Không 1
(2) Có 2
(3) Không có ý kiến 3
20. Lý do nào khiến Thầy/Cô muốn chuyển nghề khác ?
Mỗi dòng có 2 ô, Thầy/Cô hãy đánh dấu vào một ô.
Không
Thời gian Đúng
đúng
20.1. Thu nhập thấp, không đủ trang trải cuộc sống 1 2
20.2. Chịu nhiều áp lực từ phía học sinh, cha mẹ học sinh 1 2
20.3. Chịu nhiều áp lực từ các cấp quản lý 1 2
20.4. Chịu nhiều áp lực từ dư luận xã hội 1 2
20.5. Lao động sư phạm vất vả, dễ mắc bệnh nghề nghiệp 1 2
20.6. Có nơi khác chào mời hấp dẫn hơn 1 2
20.7. Lý do khác 1 2
D. ẢNH HƢỞNG CỦA DỊCH COVID 19
10
22. Gia đình Thầy/Cô bị ảnh hƣởng bởi dịch bệnh COVID nhƣ thế nào?
Mỗi dòng có 2 ô, Thầy/Cô hãy đánh dấu vào một ô.
Ảnh hƣởng đến gia đình Không Có

22.1. Gia đình có người bị mắc bệnh COVID 1 2


22.2. Gia đình bị cách ly do ở cùng khu với người mắc bệnh COVID 1 2
22.3. Chồng/Vợ bị mất việc làm 1 2
22.4. Gia đình thiếu lương thực, thực phẩm 1 2
22.5. Gia đình nhận hỗ trợ từ chính quyền, các chương trình cứu trợ,... 1 2
22.6. Gia đình cắt giảm chi tiêu 1 2
22.7. Các ảnh hưởng khác 1 2
23. Dịch bệnh COVID ảnh hƣởng đến việc học tập của học sinh nhƣ thế nào?
Mỗi dòng có 2 ô, Thày/Cô hãy đánh dấu vào 1 ô.
Ảnh hƣởng đến việc học tập của học sinh Không Có
23.1. Học sinh không đến trường một thời gian và có học tập qua mạng do
giáo viên giảng dạy 1 2
23.2. Học sinh không đến trường và không học gì trong suốt thời gian nghỉ
học 1 2
E. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
24. Ngoài các câu hỏi ở trên, Thầy/Cô có kiến nghị hoặc đề xuất gì để nâng cao chất lƣợng học
tập môn của học sinh theo Chƣơng trình mới không?
24.1. Về chủ trƣơng, chính sách
……………………………………………………………………………………………..…
……………………………………………………………………………………………..…
……………………………………………………………………………………………..…
24.2. Về Chƣơng trình, sách giáo khoa:
……………………………………………………………………………………………..…
……………………………………………………………………………………………..…
……………………………………………………………………………………………..…

11
24.3. Về cơ sở vật chất, thiết bị học tập:
……………………………………………………………………………………………..…
……………………………………………………………………………………………..…
……………………………………………………………………………………………..…
……………………………………………………………………………………………..…
24.4. Về đội ngũ giáo viên:
……………………………………………………………………………………………..…
……………………………………………………………………………………………..…
……………………………………………………………………………………………..…
……………………………………………………………………………………………..…
……………………………………………………………………………………………..…
24.5. Đề xuất khác:

Đề nghị Thầy/Cô kiểm tra lại xem còn câu hỏi nào chưa trả lời.
Nếu toàn bộ các câu hỏi đã được trả lời, Thầy/Cô gửi lại phiếu này cho cán bộ khảo sát. Trân trọng
cảm ơn Thầy/Cô.

…………., ngày … tháng … năm 2022


Ngƣời trả lời
(ký và ghi rõ họ tên)

12
Đề Bài Cá Nhân
Câu 2: Anh/chị viết/hoàn thiện 01 bài luận về một chủ đề mà anh/chị quan tâm. Yêu
cầu không quá 2000 chữ.

NẠN THAM NHŨNG VẶT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


Trần Quốc Cương

Hà Nội, ngày 18 tháng 07 năm 2022


Preprint DOI: 10.31219/osf.io/d9jky

Tham nhũng và đấu tranh phòng, chống tham nhũng luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt
của các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, tham nhũng vặt được nhận diện là một quốc nạn,
một trong bốn nguy cơ làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã
hội chủ nghĩa; công tác phòng, chống tham nhũng được xác định là cuộc đấu tranh lâu dài, khó
khăn và phức tạp1. Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đặc biệt là nạn tham nhũng vặt trong
thời gian tới.
Tham nhũng vặt là hành vi “lạm dụng quyền lực được giao của các cán bộ, công chức
cấp thấp và cấp trung gian trong tương tác hàng ngày với người dân, thường khi người dân có
nhu cầu tiếp cận với hàng hóa hoặc các dịch vụ cơ bản như bệnh viện, trường học, cảnh sát và
các cơ quan khác”2. Gọi là “vặt” nhưng đó là những hành vi vi phạm pháp luật, đều là tệ nạn xã
hội, cần phải đấu tranh để xóa bỏ. Gọi là “vặt” nhưng hậu quả lại rất lớn. Sinh thời, Chủ tịch Hồ
Chí Minh có thái độ hết sức nghiêm khắc đối với tệ nạn tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu.
Ngay từ buổi đầu thành lập, tham nhũng đã manh nha xuất hiện trong bộ máy chính quyền của
Nhà nước kiểu mới3. Chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu là mối quan tâm lớn,
thường xuyên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo cách mạng.
Theo số liệu do Tổ chức Minh bạch thế giới (TI) công bố, Chỉ số cảm nhận tham nhũng
(CPI) của Việt Nam trong những năm gần đây đã tăng lên, thể hiện một chỉ báo tích cực đối với
các nỗ lực của Đảng và Nhà nước ta trong công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN). Cụ thể,
năm 2018, Việt Nam đạt 33/100 điểm, xếp hạng 117/180 toàn cầu. Trong năm 2018, Đảng và
Nhà nước đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh công tác PCTN, điển hình là việc nhanh chóng, kiên
quyết xử lý các vụ án tham nhũng lớn và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về PCTN. Chỉ số CPI
13
của Việt Nam năm 2019 đạt 37/100 điểm, tăng 4 điểm so với năm 2018, đứng thứ 96/180 quốc
gia, vùng lãnh thổ trong bảng xếp hạng toàn cầu, tăng 21 bậc so với năm 2018. Đây là mức
điểm cao nhất mà Tổ chức Minh bạch thế giới đánh giá đối với Việt Nam và là năm có mức
tăng điểm cao nhất từ trước đến nay; cũng là sự khẳng định những kết quả tích cực trong công
tác PCTN ở Việt Nam4.

Nguồn: Tổ chức minh bạch quốc tế (2019)


Báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm
2021, công bố ngày 10/5/2021 cho thấy tỷ lệ người làm thủ tục hành chính liên quan đến quyền
sử dụng đất đã phải chi "lót tay" dao động từ 40% đến 90% ở hơn 40 tỉnh, thành phố. Tham
nhũng vặt đã len lỏi vào quá trình này, khiến cho những kết quả đạt được ở lĩnh vực quản trị và
hành chính công nhiều năm qua đều ở mức thấp. Để thực hiện hành vi bóp nặn những chiếc bì
thư nhỏ, nhân viên hành chính đã thành thạo trong việc "mê cung hóa" các quy trình xử lý vốn
đơn giản5. Những người dân như chúng ta dù muốn hay không đều phải tham gia vào quy trình
đưa - nhận này, để được việc.

Cũng theo công bố trên của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Indonesia chỉ kém Việt Nam
một điểm (38 điểm) và xếp hạng 96, là nỗ lực vượt bậc so với thời tổng thống Mohamed
Suharto. “Tham nhũng vặt”, có biểu hiện qua nạn hối lộ trong lĩnh vực hành chính, dịch vụ
công, nạn lót tay, chạy chọt khi giao dịch với các cơ quan công quyền vẫn xảy ra, gây bức xúc
cho nhân dân và tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định chính trị; tham nhũng vặt tạo tiền đề tham
nhũng lớn6. Tham nhũng ở quy mô lớn tđược hình thành hoặc có bàn tay tổ chức từ những hành
vi rất nhỏ, thậm chí bình thường, chúng ta hay bất cứ cá nhân nào cũng dễ dàng bị cuốn vào đó.

Ở Việt Nam, quản lý đất đai là lĩnh vực màu mỡ để nhiều cá nhân lợi dụng kiếm chác, là
môi trường dễ xã hội hóa, bình thường hóa hoạt động tham nhũng. Mới đây, Hội nghị Trung
ương 5 ra quyết định sửa Luật Đất đai năm 2013. Luật mới được kỳ vọng tạo ra một thể chế
minh bạch, đảm bảo lợi ích từng người dân đối với đất đai, đồng thời không cho cơ hội để
14
"tham nhũng vặt" hình thành văn hóa.

Bất cứ lĩnh vực nào cũng cần hình thành cơ chế ngăn chặn tham nhũng vặt trước khi nó
trở nên bình thường, tệ hơn là thành một thứ văn hóa, tập quán khó bỏ. Nếu văn hóa tham
nhũng đã hình thành như một lực cản, nó sẽ không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của đất
nước. Hậu quả lớn nhất, nặng nề nhất, nguy hại nhất, chua xót nhất của tệ tham nhũng vặt là
Nhân dân mất niềm tin với Đảng, Nhà nước, vào chế độ. Người dân, nhất là dân nghèo mỗi khi
tiếp cận với các dịch vụ công là phải nghĩ đến “phí bôi trơn”, “phí lót tay”, “phí qua cửa”, “tiền
boa, bồi dưỡng”7,... những công chức tham nhũng vặt trở thành những kẻ “cướp cạn, cướp
ngày” ký sinh trên người dân lương thiện. Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước bị
họ làm méo mó đi dưới nhiều phương diện.

Trong thời gian qua, nhờ những nỗ lực to lớn của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, công
cuộc phòng, chống tham nhũng đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, tình trạng
tham nhũng vặt vẫn rất phổ biến, diễn biến phức tạp, tinh vi, khó phát hiện, tiếp tục gây ra nhiều
bức xúc trong Nhân dân. Cũng phải nói rằng có một số người dân vì muốn được việc cũng vô
tình tạo cơ hội, tiếp tay cho tệ tham nhũng vặt. Tham nhũng vặt là “căn bệnh” rất khó chữa trị
một cách nhanh chóng, triệt để. Việc phòng, chống, đấu tranh với tệ tham nhũng vặt vẫn còn vô
cùng gian nan. Muốn có kết quả bền vững, cần kết hợp nhiều giải pháp phòng, chống thường
xuyên với ý chí, quyết tâm chính trị mạnh mẽ.

Đấu tranh PCTN nhất là nạn tham nhũng vặt đang là mệnh lệnh chính trị trực tiếp và một
trong những vấn đề cấp bách nhất hiện nay, đòi hỏi trách nhiệm và quyết tâm cao của toàn
Đảng, toàn dân và của cả HTCT dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng 8. Đối với một đảng cầm
quyền, điều cốt tử nhất để cầm quyền bền vững chính là phải chống cho được tình trạng lạm
quyền, tham nhũng. Chống tham nhũng là cuộc đấu tranh chống “giặc nội xâm” mà Đảng, Nhà
nước và nhân dân Việt Nam đang tiến hành bằng nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tệ
nạn quan liêu, tham nhũng, tiêu cực. Công tác PCTN được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt
Nam xác định là nhiệm vụ quan trọng, vừa thường xuyên vừa cấp bách, vừa lâu dài và cũng rất
khó khăn, phức tạp; đang quyết tâm đẩy lùi nạn tham nhũng bằng những hành động quyết liệt.

Cần quán triệt sâu rộng tác hại của tham nhũng vặt trong đội ngũ công chức, trong Nhân
dân. Nên tổ chức ký cam kết và có chế tài cụ thể, nghiêm khắc đối với công chức làm việc trong
các lĩnh vực dễ nảy sinh tệ nạn này. Cần phải thực hiện theo hướng giảm thiểu, công khai, đơn
giản và minh bạch hóa các thủ tục hành chính. Sớm ứng dụng công nghệ thông tin vào việc
cung cấp dịch vụ công, giảm thiểu hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp giữa công chức và người dân,
15
doanh nghiệp khi xử lý các thủ tục hành chính9. Ứng dụng việc cung cấp dịch vụ qua điện thoại
di động. Tăng cường các biện pháp giám sát, phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm. Cũng nên
học tập các nước tiên tiến đã thành công trong việc kết nối nhanh các số điện thoại khẩn cấp;
ứng dụng mạng xã hội và kiên quyết loại bỏ những công chức Nhà nước khi họ thực hiện không
nghiêm túc những quy định đã cam kết.

Vì vậy cần Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán; đẩy mạnh điều
tra, truy tố, xét xử, thi hành án; phát hiện sớm, xử lý nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham
nhũng; ngăn chặn có hiệu quả tệ "tham nhũng vặt" nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham
nhũng10.
1. Sở, T. tra. Thực trạng và một số giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện
nay. Sở nội vụ Bình Thuận https://snv.binhthuan.gov.vn/Default.aspx?sid=1316 at
https://tcnn.vn/news/detail/47668/Thuc-trang-va-mot-so-giai-phap-phong-chong-tham-
nhung-o-Viet-Nam-hien-nay.html (2021).
2. Đặng, Á. Tham nhũng vặt - Tác hại lớn. tạp chí xây dựng đảng
https://baonghean.vn/tham-nhung-vat-tac-hai-lon-po (2021).
3. Minh, p. T. Đ. Đ. Tư tưởng của chủ tịch hồ chí minh và quan điểm của đảng cộng sản việt
nam về phòng, chống tham nhũng. Nhà xuất bản đại học quốc gia hà nội – 2021 chương
15, 1–23 (2016).
4. Giao, P. T. V. C. Những vấn đề lý luận hiện đại về nhà nước và pháp luật. Kỷ Yếu Hội
thảo khoa học cấp bộ 136, (2022).
5. Bs, tiến sĩ y học Q. T. D. Tham nhũng vặt - Thực trạng và giải pháp phòng, chống.
vnexpress.net https://vnexpress.net/tham-nhung-trong-gia-thuoc-4 (2022).
6. Bảo, L. G. V. N. Tham nhũng vặt - tác hại lớn. Vnexpress https://vnexpress.net/tham-
nhung-trong-gia-thuoc-4 (2022).
7. Đạt, P. T. V. C. G.-T. B. T. LÝ THUYẾT, CÁCH TIẾP CẬN VỀ PHÒNG, CHỐNG
THAM NHŨNG Nội. Corrupt. Control Post-Reform China A Soc. Censure Perspect. 1–
237 (2021) doi:10.1007/978-981-10-4050-4.
8. Minh, P. T. Đ. Đ. PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM
PGS.TS. NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI – 2021 5–24 (1967).
9. Lai, t. S. C. T. & giao, p. G. S. T. S. V. C. Củng cố tư duy lý luận để hoàn thiện pháp luật
về phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay1. Kỷ yếu 1.
10. Khan, T. S. M. H. Cải cách công tác quản trị và phòng chống tham nhũng ở Việt Nam:
Bài học rút ra từ Đông Á.

16
Câu 3: Anh/chị hãy trình bầy tóm tắt về “Qui định đối với luận văn thạc sĩ”. Yêu cầu
độ dài không quá 3 trang.

QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI LUẬN VĂN THẠC SĨ

Luận văn phải được trình bày rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xoá, có đánh
số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị.
1. Yêu cầu về hình thức chung
- Luận văn được sử dụng chữ Times New Roman cỡ 13 hoặc 14 của hệ soạn thảo Winword
hoặc tương đương; mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách
giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; lề trên 3,5cm; lề dưới 3cm; lề trái 3,5cm; lề
phải 2cm.
- Số trang được đánh ở giữa, phía dưới mỗi trang giấy. Bắt đầu đánh trang theo hệ số Ả Rập
từ phần mở đầu cho đến kết luận.
- Tên các chương số đánh theo hệ số Ả Rập.
- Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của
trang, nhưng nên hạn chế trình bày theo cách này.
- Không có Header and Footer
- Không yêu cầu có phụ lục
- Luận văn được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210x297 mm).
2. Cách thức trình bày
- Trang bìa chính (theo phụ lục đính kèm).
- Trang bìa phụ (theo phụ lục đính kèm).
- Lời cam đoan: không đánh trang
- Lời cảm ơn: không đánh trang
- Tóm tắt (không đánh trang): Giới thiệu ngắn gọn các nội dung chính của luận văn.
- Mục lục (không đánh trang): trình bày đến tiểu mục 3 chữ số.
17
- Danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục hình… : Bắt đầu đánh trang
theo hệ La Mã, chữ thường (i, ii, iii..)
- Không lạm dụng việc viết tắt trong luận văn. Chỉ viết tắt cụm từ hoặc thuật ngữ được sử
dụng nhiều lần trong luận văn. Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề; không
viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong luận văn.
- Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên cơ quan, tổ chức, ... thì được viết tắt sau lần viết
thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn.
- Nếu luận văn có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các từ viết tắt (xếp theo thứ
tự ABC) ở phần đầu luận văn.
- Viết tắt các thuật ngữ và cụm từ nước ngoài phải theo quy định quốc tế.
- Danh mục hình (bao gồm biểu đồ, sơ đồ):
+ Liệt kê danh sách tất cả các hình với số trang tương ứng;
+ Danh sách có một tựa đề ngắn cho mỗi hình nhưng không chú thích toàn bộ các nội
dung của hình.
3. Tiểu mục
Các tiểu mục của luận văn được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất
gồm 4 chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ 4.1.2.1. chỉ tiểu mục 1 nhóm tiểu mục 2
mục 1 chương 4). Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất hai tiểu mục, nghĩa là không thể
có tiểu mục 2.1.1 mà không có tiểu mục 2.1.2 tiếp theo.
4. Bảng biểu, hình vẽ, phƣơng trình
Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ, phương trình phải gắn với số chương; ví dụ Hình
3.4 có nghĩa là hình thứ 4 trong Chương 3. Mọi bảng biểu, đồ thị lấy từ các nguồn khác phải
được trích dẫn đầy đủ, ví dụ “Nguồn: Bộ Tài chính 1996). Nguồn được trích dẫn phải được
liệt kê chính xác trong danh mục Tài liệu tham khảo. Đầu đề của bảng biểu ghi phía trên
bảng, đầu đề của hình vẽ ghi phía dưới hình.

18
5. Trích dẫn
Đạo văn: Việc trích dẫn của người khác mà không nêu rõ là trích dẫn hoặc không thực
hiện trích dẫn đúng theo quy định được coi là đạo văn.
Các hình thức trích dẫn: trích dẫn các thông tin, nội dung của các tài liệu trong phần
nội dung của luận văn có 02 dạng khác nhau: Trích dẫn trực tiếp, trích dẫn gián tiếp
6. Danh mục tài liệu tham khảo

Tất cả các tài liệu được trích dẫn trong bài viết phải có trong danh mục tài liệu tham
khảo với các thông tin chi tiết về những tài liệu đó. Hạn chế tối đa ghi trong danh mục
những tài liệu không được trích dẫn trong luận văn.
Tất cả các tài liệu nước ngoài phải viết nguyên văn, không viết theo kiểu phiên âm.
Những tài liệu viết bằng tiếng ngước ngoài ít người Việt biết thì có thể ghi thêm phần tiếng
Việt đi kèm theo mỗi tài liệu.
Tất cả các tài liệu tham khảo trong danh mục được xắp xếp theo nguyên tắc thứ tự vần
ABC tên tác giả/chữ cái đầu tiên của tên các cơ quan, tổ chức.
Danh mục tài liệu tham khảo phải phân biệt thành tài liệu Tiếng Việt, tài liệu Tiếng
Anh và tài liệu Internet. Thứ tự xếp tài liệu: Tiếng Việt, Tiếng Anh, Internet. Tài liệu của
tác giả nước ngoài đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt thì sắp vào danh mục tài liệu tiếng
Việt. Tác giả là người Việt Nam nhưng tài liệu được viết bằng tiếng nước ngoài thì liệt kê
trong danh mục tiếng nước ngoài (mặc dù đăng bài, hoặc xuất bản tại Việt Nam). Không để
chức danh tác giả.
Tài liệu do các tổ chức thực hiện: ghi tên cơ quan, tổ chức thực hiện hay ban hành,
công bố. Có hai cách viết khác nhau có thể sử dụng: tên đầu đủ hoặc cụm từ viết tắt (đối
với nhiều người biết), ví dụ: Ngân hàng Nhà nước hoặc NHNN, World Bank hoặc WB…
7. Phụ lục (Nếu có)
- Phụ lục bao gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc bổ trợ cho nội dung
luận văn như số liệu, mẫu biểu, tranh ảnh, … Nếu luận văn sử dụng những câu trả lời cho

19
một bản câu hỏi thì bản câu hỏi mẫu này phải được đưa vào phần Phụ lục ở dạng nguyên
bản đã dùng để điều tra, thăm dò ý kiến; không được tóm tắt hoặc sửa đổi. Các tính toán
mẫu trình bày tóm tắt trong các bảng biểu cũng cần được nêu trong Phụ lục của luận văn.
Phụ lục không được dày hơn phần chính của luận văn.

20
Câu 4: Anh/Chị xây dựng và hoàn thiện 01 đề cương sơ bộ luận văn thạc sĩ. Chủ đề
anh/chị chủ động lựa chọn. Yêu cầu độ dài không quá 8 trang.

21
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐỀ CƢƠNG LUẬN VĂN


Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã ngành: 60340410

QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY LUẬT SBLAW

Học viên: Trần Quốc Cƣơng


Mã số học viên: 21057011

GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: TS. Hoàng Khắc Lịch

HÀ NỘI, 6/2022

22
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐỀ CƢƠNG LUẬN VĂN


Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã ngành: 60340410

QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY LUẬT SBLAW

Học viên: Trần Quốc Cƣơng


Mã số học viên: 21057011

GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: TS. Hoàng Khắc Lịch

HÀ NỘI, 6/2022
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1


2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu................................................................................. 2

2.1 Nhóm tài liệu về nghiên cứu nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp ............ 2
2.2. Nhóm tài liệu về nghiên cứu công tác quản lý nhân lực trong các doanh
nghiệp ...................................................................................................................... 2

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 3

3.1 Mục tiêu của nghiên cứu ................................................................................... 3


3.2 Nhiệm vụ của nghiên cứu .................................................................................. 3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3

4.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3


4.2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3

5. Đóng góp cho đề tài ................................................................................................ 3


6. Khung nghiên cứu và cấu trúc của luận văn ........................................................... 4

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 5

24
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh làn sóng đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước
ngày càng lớn, đặc biệt tổng số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam là 10,8
tỷ USD. (trong đó, vốn đầu tư tăng thêm là 5,29 tỷ USD, tăng 92,5% so với cùng kỳ
năm 2021). Kết quả này cho thấy sự tin tưởng của các nhà đầu tư đối với môi trường
đầu tư kinh doanh và các giải pháp, chính sách phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19
của Việt Nam. Cùng với đó là sự phát triển nhanh chóng của các thành phần kinh tế
trong nước đã đòi hỏi việc tạo ra một thị trường pháp lý rõ ràng và chuẩn mực là hết
sức to lớn và cần thiết.
Trước nhu cầu thị trường lớn như vậy thì càng đòi hỏi nguồn nhân lực trong
ngành luật, nhất là đội ngũ luật sư của chúng ta phải thay đổi để bắt kịp chuẩn mực
của việc hành nghề luật sư với tiêu chuẩn và đẳng cấp cao hơn. Đặc biệt là trong bối
cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay. Việc phát
triển đội ngũ Luật sư thương mại quốc tế đã được đặt trong tổng thể Chiến lược phát
triển nghề Luật sư đến năm 2020 được phê duyệt bởi Quyết định số 1072/QĐ-TTg
ngày 05/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ và cụ thể hóa tại Đề án “Phát triển đội ngũ
Luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020” (Đề án 123)
phê duyệt bởi Quyết định số 123/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
18/01/2010. Chính sự phát triển về nguồn nhân lực trong lĩnh vực pháp lý không chỉ
nói lên nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý ngày càng tăng với việc phát triển kinh tế xã
hội, mà còn thể hiện khả năng đáp ứng về dịch vụ tư vấn, kỹ năng hành nghề của đội
ngũ luật sư đối với nhu cầu ngày phức tạp của các doanh nghiệp và khách hàng. Có
thể nói rằng bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay đã đưa đến với thật nhiều cơ hội nhưng
cũng không ít thách thức đối với nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực luật pháp
tại Việt Nam.
SBLAW là một trong những hãng luật uy tín tại Việt Nam, được các khách hàng
là các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước tín nhiệm và đánh giá rất cao. Với
đội ngũ nhân lực lớn bao gồm các luật sư và chuyên gia tư vấn tại 02 văn phòng Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh, SBLAW tự hào có một đội ngũ nhiều Luật sư giỏi,
có trình độ chuyên môn cao, uy tín, chuyên nghiệp và có nhiều kinh nghiệm trong
nhiều lĩnh vực của kinh tế - xã hội như tư vấn đầu tư các dự án, mua bán và sáp nhập
doanh nghiệp, chuyển nhượng dự án, quản trị doanh nghiệp, tài chính ngân hàng,
thuế, sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ và các hoạt động hỗ trợ pháp lý khác.
Cùng với đó, SBLAW cũng có lợi thế khác là sở hữu một mạng lưới đối tác pháp lý
là các văn phòng luật sư, các công ty luật nổi tiếng trên toàn cầu. Điều này sẽ giúp
hãng tư vấn cho các khách hàng thực hiện được các giao dịch ở tầm quốc tế.
Do tính chất đặc thù hoạt động kinh doanh ngành nghề luật pháp nên SBLAW
đã xây dựng những kế hoạch, chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đội ngũ luật sư,
tuyển chọn thu hút, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nhân lực nhằm đáp
1
ứng nhu cầu phát triển lớn mạnh hơn nữa trong tương lai của hãng. Tuy nhiên, ngoài
những ưu điểm và thế mạnh của nguồn nhân lực công ty thì bên cạnh đó đội ngũ của
SBLAW vẫn tồn tại một số điểm hạn chế, chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của
đơn vị, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các điều kiện hội
nhập toàn diện của Việt Nam hiện nay.
Trước những đòi hỏi thực tế, khách quan nói trên, việc quản lý nhân lực cần
phải được đặc biệt chú trọng và là yếu tố sống còn của các doanh nghiệp nói chung
và Công ty Luật SBLAW nói riêng. Với mong muốn vận dụng phần nào những kiến
thức, đặc biệt là kiến thức từ quản lý kinh tế đã được học vào thực tiễn và trả lời cho
câu hỏi: “Liệu nguồn nhân lực ngành luật hiện nay đã đáp ứng đủ yêu cầu về tiêu
chuẩn chất lượng mà thị trường đề ra hay chưa?”, tôi quyết định chọn đề tài “Quản lý
nhân lực tại Công ty Luật SBLAW” để làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1 Nhóm tài liệu về nghiên cứu nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp
(1) Nguyễn Quang Thành (2015). Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại Công
ty TNHH Tổng hợp Thành Uy. Luận văn thạc sĩ. Hà Nội: Trường Đại học Thăng
Long.
- Nội dung: Nghiên cứu đã hệ thống các cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển
nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Cùng với đó, đã phân tích và chỉ ra những mặt
được và hạn chế trong việc sử dụng và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH
Tổng hợp Thành Uy.
- Hạn chế: Tuy tác giả đã đưa ra một số đề xuất và giải pháp cho doanh nghiệp
nhưng hầu hết các giải pháp này còn mang tính khái quát, chưa đề ra được lộ trình cụ
thể, việc áp dụng vào doanh nghiệp sẽ còn nhiều thách thức cũng như việc biện pháp
để giải quyết những hạn chế cấp bách và đặc thù của doanh nghiệp.
(2) Lâm Thị Hồng (2012). Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Giầy Thượng Đình.
Luận văn thạc sỹ. Hà Nội: Trường Đại học Lao động – Xã hội.
- Nội dung: Luận văn đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Công ty
Giầy Thượng Đình Hà Nội, chỉ ra những bất cập trong quá trình phát triển và nguyên
nhân của tình hình. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra 5 giải pháp và 3 kiến nghị với cấp
trên nhằm đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực tại Công ty giai đoạn 2013 – 2015,
tầm nhìn đến năm 2020.
- Hạn chế: Tuy nhiên, nghiên cứu khá nặng về phần đánh giá kết quả mà nội
dung trong việc phân tích hoạt động tổ chức phát triển nguồn nhân lực chưa đi sâu và
làm rõ những tác động cụ thể của nó tới tình hình phát triển chung của doanh nghiệp.
2.2. Nhóm tài liệu về nghiên cứu công tác quản lý nhân lực trong các doanh
nghiệp
(3) Lê Thị Mỹ Linh (2009). Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp vừa và nhỏ
ở Viêt Nam trong quá trình hôi nhâp kinh tế. Luận án tiến sĩ. Hà Nội: Trường Đại học
2
Kinh tế Quốc dân.
- Nội dung: Đề tài đã chỉ ra các cơ sở khoa học về quản lý nguồn nhân lực tại
các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã phân tích và đánh giá thực trạng và
giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
trong môi trườnng hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, luận án phân tích rõ những tác
động của hội nhập kinh tế quốc tế đến nguồn nhân lực, cũng như công tác phát triển
và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại hiện
nay.
- Hạn chế: Thời gian nghiên cứu đã có khoảng cách lớn. Vị trí và bối cảnh của
tình hình hội nhập kinh tế của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã có nhiều sự
thay đổi và thích ứng linh hoạt hơn so với giai đoạn đầu của việc hội nhập.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu của nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý nhân lực tại công ty thì nghiên cứu sẽ
chỉ ra những thành tựu, hạn chế cũng như nguyên nhân của nó. Bên cạnh đó, đề tài
cũng sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao và hoàn thiện công tác
quản lý nhân lực tại Công ty Luật SBLAW.
3.2 Nhiệm vụ của nghiên cứu
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về công tác quản lý nhân lực tại các công
ty và doanh nghiệp.
- Phân tích thực trạng quản lý nhân lực tại Công ty Luật SBLAW.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện công tác quản lý nhân
lực tại Công ty Luật SBLAW.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý nhân lực theo cách tiếp
cận khoa học quản lý kinh tế.
Nghiên cứu quản lý nhân lực gắn với chiến lược, mục tiêu phát triển của doanh
nghiệp.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu công tác quản lý nhân lực tại Công ty
Luật SBLAW.
Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu công tác quản lý nhân lực tại Công
ty Luật SBLAW trong giai đoạn từ năm 2019 – 2021.
5. Đóng góp cho đề tài
Đánh giá công tác quản lý nhân lực tại SBLAW căn cứ trên thực trạng để phân
3
tích những thành tựu, hạn chế cũng như là nguyên nhân của các hạn chế đó.
Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại
Công ty Luật SBLAW, trong đó sẽ có một số giải pháp mang tính chất đặc thù của
doanh nghiệp để phát triển, đổi mới công tác quản lý nguồn nhân lực tại Công ty.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích - thống kê:
Nghiên cứu sử dụng nguồn số liệu được cung cấp từ phòng Tổ chức - Hành
chính và Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư của SBLAW. Ngoài những tài liệu được
cung cấp trực tiếp từ SBLAW còn có các tài liệu, sách báo và nguồn Internet. Tất cả
các tài liệu đều được tổng hợp, phân tích thực trạng tình hình nhân sự tại Công ty
nhằm tìm ra điểm mạnh, điểm yếu về chất lượng nguồn nhân lực tại SBLAW.
Phương pháp quan sát tại văn phòng làm việc: Luận văn sử dụng phương pháp
này thông qua việc thực hiện quan sát đội ngũ nhân sự, luật sư của SBLAW tại các
văn phòng của Công ty: Bao gồm các thao tác làm việc, kỹ năng xử lý tình huống,
thái độ giao tiếp ứng xử với khách hàng tại văn phòng.
Phương pháp phòng vấn sâu: Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn sâu với một số
lãnh đạo chủ chốt của Công ty Luật SBLAW.
7. Khung nghiên cứu và cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4
chương:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý nhân lực tại các
doanh nghiệp.
Chƣơng 2. Phương pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Thực trạng quản lý nhân lực tại Công ty Luật SBLAW.
Chƣơng 4. Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại
Công ty Luật SBLAW.

4
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Triệu Tuệ Anh và Lâm Thạch Viên, 2004. Thiết kế tổ chức và quản lý chiến
lượcNNL. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động Xã hội.
2. Trần Xuân Cầu, 2012. Giáo trình Kinh tế Nguồn nhân lực. Hà Nội: Nxb Đại học
kinh tế Quốc dân.
3. Lâm Thị Hồng, 2012. Phát triển NNL tại Công ty Giầy Thượng Đình. Hà Nội:
Trường Đại học Lao động – Xã hội.
4. Vũ Hồng Liên, 2013. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Chi nhánh Công
ty Cổ phần Công nghiệp Vĩnh Tường. Hà Nội. Trường Đại học Lao động – Xã
hội.
5. Lê Thị Mỹ Linh, 2009. Phát triển nguồn nhân lực trong DN nhỏ và vừa ở
Viêt Nam trong quá trình hôi nhâp kinh tế. Hà Nội: Trường Đại học Kinh tế quốc
dân.
6. Nguyễn Thị Thu Phương (2014), Quản lý nhân lực tại Công ty Cokyvina. Luận
văn thạc sĩ. Hà Nội: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Nguyễn Quang Thành, 2015. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại Công ty
TNHH Tổng hợp Thành Uy. Hà Nội: Trường Đại học Thăng Long.
8. Đinh Văn Toàn, 2011. Phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt
Nam đến năm 2015. Hà Nội: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

You might also like