You are on page 1of 8

Bài 49: Bài mở đầu

Câu 1:Nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua là


A. Thị phần. B. Thị trường. C. Thị trấn. D. Cửa hàng.
Câu 2:Thị trường hàng hóa gồm:
A. Hàng điện máy, vận tải, nông sản. B. Hàng điện máy, du lịch, nông sản.
C. Du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông. D. Hàng điện máy, nông sản, vật tư nông nghiệp.
Câu 3: Doanh nghiệp có chủ là một cá nhân là
A. Doanh nghiệp nhà nước B. Doanh nghiệp tư nhân.
C. Công ty. D. Hợp tác xã.
Câu 4: Phần vốn góp của các thành viên phải được đóng đủ ngay từ khi thành lập công ty là
A. Doanh nghiệp nhà nước. B. Doanh nghiệp tư nhân.
C. Công ty trách nhiệm hữu hạn. D. Công ty cổ phần.
Câu 5:Vốn điều lệ của công ty được chia làm nhiều phần bằng nhau được gọi là
A. cổ đông B. cổ phần C. cổ phiếu D. cổ tức
Câu 6: Một tổ chức kinh tế được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt
động kinh doanh được gọi là
A. Hợp tác xã B.công ty C. Doanh nghiệp D. Xí nghiệp
Câu 7:Doanh nghiệp bao gồm mấy đơn vị kinh doanh
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 8: Lọai hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu được gọi là
A. Công ty B. Doanh nghiệp tư nhân
C. Doanh nghiệp nhà nước D. Không đáp án nào đúng
Câu 9: Theo Luật Doanh nghiệp, có mấy loại công ty?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 10: Số thành viên (cổ đông) mà công ti phải có trong suốt thời gian hoạt động:
A. Ít nhất là 7 người B. Gồm 2 người
C. Ít nhất là 5 người D. Gồm 4 người
CÂU 11: Thị trường diễn ra hoạt đông:
A. Mua hàng B. Bán hàng C. Dịch vụ D. Cả 3 đáp án trên
CÂU 12: Có mấy loại thị trường?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
CÂU 13: Trong các thị trường sau, đâu là thị trường hàng hóa?
A. Thị trường hàng điện máy B. Thị trường hàng nông sản
C. Thị trường vật tư nông nghiệp D. Cả 3 đáp án trên
CÂU 14: Thị trường trong nước là:
A. Thị trường địa phương B. Thị trường toàn quốc
C. Thị trường khu vực D. Cả A và B
CÂU 15: Đâu là tên gọi của doanh nghiệp?
A. Nhà hàng B. Cửa hàng C. Cả A và B đều đúng D. Đáp án khác
CÂU 16 : Có mấy loại công ti?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
CÂU 17: Trong công ti, các thành viên:
A. Cùng chia lợi nhuận tương ứng với phần góp vốn
B. Cùng chịu thua lỗ tương ứng với phần góp vốn
C. Chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ công ti trong phần vốn của mình góp
D. Cả 3 đáp án trên
CÂU 18: Cổ phiếu của thành phần nào cần phải ghi tên?
A. Sáng lập viên B. Thành viên hội đồng quản trị
C. Cả A và B đều đúng D. Đáp án khác
CÂU 19: Kinh doanh tức là đưa vốn vào:
A. Sản xuất hàng hóa B. Dịch vụ C. Thương mại D. Cả 3 đáp án trên
CÂU 20: Thị trường là nơi gặp gỡ của:
A. Người mua hàng B. Người bán hàng
C. Người bán và người mua D. Cả 3 đều sai
CÂU 21: Có loại thị trường nào?
A. Thị trường hàng hóa B. Thị trường dịch vụ
C. Cả A và B đều đúng D. Đáp án khác
CÂU 22: Thị trường dịch vụ là:
A. Du lịch B. Vận tải
C. Bưu chính viễn thông D. Cả 3 đáp án trên
CÂU 23: Thị trường hàng hóa là:
A. Thị trường địa phương B. Thị trường khu vực
C. Thị trường vật liệu xây dựng D. Cả 3 đáp án trên
CÂU 24: Thị trường trong nước là:
A. Thị trường vận tải B. Thị trường bưu chính viễn thông
C. Thị trường toàn quốc D. Cả 3 đáp án trên
CÂU 25: Đâu là tên gọi của doanh nghiệp?
A. Nhà máy B. Xí nghiệp C. Tập đoàn D. Cả 3 đáp án trên
CÂU 26: Doanh nghiệp tư nhân:
A. Chủ doanh nghiệp là một cá nhân B. Chủ doanh nghiệp là nhà nước
C. Có nhiều chủ sở hữu D. Cả A,B và C đều đúng
CÂU 27: Công ti có loại:
A. Công ti trách nhiệm hữu hạn B. Công ti cổ phần
C. Cả A và B đều đúng D. Đáp án khác
CÂU 28: Chứng khoán tồn tại dưới dạng:
A. Cổ phiếu B. Trái phiếu C. Cả A và B đều đúng D. Đáp án khác
CÂU 29: Mỗi cổ đông được phép mua:
A. Một cổ phiếu B. Một hoặc nhiều cổ phiếu
C. Nhiều cổ phiếu D. Đáp án khác
CÂU 30: Kinh doanh thu lợi nhuận từ hoạt động:
A. Sản xuất B. Thương mại C. Dịch vụ D. Cả 3 đáp án trên
CÂU 31: Người bán hàng chính là:
A. Người sản xuất hàng hóa B. Người cung ứng hàng hóa
C. Cả A và B đều đúng D. Đáp án khác
CÂU 32: Đâu là thị trường dịch vụ
A. Thị trường nông sản B. Thị trường khu vực
C. Thị trường du lịch D. Thị trường điện máy
CÂU 33: Thị trường nước ngoài là:
A. Bưu chính viễn thông B. Thị trường thế giới
C. Dịch vụ D. Cả 3 đáp án trên
CÂU 34: Doanh nghiệp nhà nước:
A. Chủ doanh nghiệp là cá nhân B. Chủ doanh nghiệp là nhà nước
C. Có nhiều chủ sở hữu D. Đáp án khác
CÂU 35: Cổ phiếu:
A. Là chứng chỉ do công ti phát hành
B. Xác nhận quyền sở hữu một cổ phần của công ti
C. Xác nhận quyền sở hữu một số cổ phần của công ti
D. Cả 3 đáp án trên
CÂU 36: Đối với công ti cổ phần, số thành viên phải có ít nhất là:
A. 3 người B. 5 người C. 7 người D. 9 người
Bài 50: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Câu 1:Doanh nghiệp nhỏ có những khó khăn là
A. Khó đổi mới công nghệ. B. Khó quản lí chặt chẽ.
C. Khó đầu tư đồng bộ. D. Tất cả đều đúng.
Câu 2:Gia đình em 1 năm sản xuất được 45 tấn thóc, số để ăn là 0,5 tấn, số để làm giống là 1
tấn. Vậy mức sản phẩm bán ra thị trường của gia đình em là:
A. 40,5 tấn B. 43,5 tấn C. 42,3 tấn D. 44,5 tấn
Câu 3:Đặc điểm nào không phải của kinh doanh hộ gia đình
A. Quy mô kinh doanh nhỏ. B. Công nghệ kinh doanh đơn giản.
C. Doanh thu lớn. D. Là một loại hình kinh doanh nhỏ.
Câu 4:Doanh nghiệp X tháng rồi nhập 300 sản phẩm, bán ra 180 sản phẩm, kế hoạch bán
hàng tháng này là 250 sản phẩm. Vậy số sản phẩm cần mua theo kế hoạch là:
A. 250. B. 300. C. 200. D. 350.
Câu 5:Tiêu chí doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam về vốn đăng kí kinh doanh là
A. không quá 10 tỉ đồng. B. không quá 10 triệu đồng.
C. không quá 1 tỉ đồng. D. không quá 15 tỉ đồng.
Câu 6: Những hoạt động nào được xem là hoạt động dịch vụ?
A. Bán xăng dầu, bán vật liệu xây dựng
B. Cắt tóc, cửa hàng cho thuê truyện, sửa chữa xe
C. Đan chiếu, làm đồ gốm, tiệm cơm
D. Quán cà phê, cắt tóc, tiệm internet, làm muối
Câu 7: Nguồn vốn chủ yếu trong kinh doanh hộ gia đình là:
A. Vốn vay từ ngân hàng. B. Vốn của bản thân gia đình.
C. Vốn vay từ bạn bè, người thân. D. Cả B và C.
Câu 8: Trong kinh doanh hộ gia đình, lượng sản phẩm mua sẽ phụ thuộc vào
A. Khả năng bán ra B. Khả năng của hộ gia đình
C. Nhu cầu bán ra D. Khả năng và nhu cầu bán ra
Câu 9:Ở doanh nghiệp vừa và nhỏ số lao động trung bình hằng năm không quá:
A. 400 người B. 200 người C. 500 người D. 300 người
Câu 10: Doanh thu không lớn, số lượng lao động không nhiều, vốn ít là đặt điểm cơ bản của:
A. Công ty B. Doanh nghiệp vừa và lớn.
C. Kinh doanh hộ gia đình D. Doanh nghiệp nhỏ.
Câu 11. Cho các đặc điểm sau:
I. Doanh thu không lớn
II. Thuộc sở hữu tư nhân
III. Số lượng lao động không nhiều
IV. Vốn ít
Có mấy đặc điểm đúng của doanh nghiệp nhỏ?
A.1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 12. Đặc điểm nào không phải là khó khăn của doanh nghiệp nhỏ?
A. khó đổi mới công nghệ. B. khó quản lí chặt chẽ.
C. khó đầu tư đồng bộ. D. trình độ lao động thấp.
Câu 13. Lĩnh vực kinh doanh của hộ gia đình là
A. sản xuất, đại lý, bán lẻ.
B. dịch vụ, thương mại.
C. làm vườn, sản xuất, đại lý.
D. sản xuất, thương mại, dịch vụ.
Câu 14. Trong kinh doanh hộ gia đình, lượng sản phẩm mua sẽ phụ thuộc vào
A. khả năng bán ra.
B. khả năng của hộ gia đình.
C. nhu cầu bán ra.
D. khả năng và nhu cầu bán ra.
Câu 15. Doanh nghiệp nhỏ không phù hợp với các lĩnh vực kinh doanh nào
A. dịch vụ. B. thương mại.
C. mua bán cổ phiếu. D. sản xuất hàng hóa.
Câu 16. Gia đình chị A kinh doanh quạt điện,mỗi ngày bán được 10 cái quạt. Như vậy kế
hoạch mua gom hàng để bán của gia đình chị trong 1 tháng là
A. 3000 cái. B. 300 cái.
C. 200 cái. D. 2000 cái.
Câu 17. Doanh nghiệp không thể huy động vốn từ nguồn nào sau đây
A. vốn của chủ doanh nghiệp. B. vốn từ khách hàng.
C. vốn của nhà cung ứng. D. vốn của các thành viên.
CÂU 18: Kinh doanh hộ gia đình có mấy đặc điểm cơ bản:
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
CÂU 19: Kinh doanh hộ gia đình có công nghệ kinh doanh:
A. Phức tạp B. Đơn giản C. Cả A và B đều đúng D. Đáp án khác
CÂU 20: Đối với kinh doanh hộ gia đình, vốn chủ yếu lấy từ:
A. Ngân hàng B. Bản thân gia đình C. Từ các nguồn vay D. Cả 3 đáp án trên
CÂU 21: Doanh nghiệp nhỏ có mấy đặc điểm cơ bản?
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
CÂU 22: Đâu là đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ:
A. Doanh thu không lớn B. Lượng lao động không nhiều
C. Vốn kinh doanh ít D. Cả 3 đáp án trên
CÂU 23: Trình độ lao động trong doanh nghiệp nhỏ:
A. Cao B. Thấp C. Rất cao D. Rất thấp
CÂU 24: Đâu là mặt hàng lương thực, thực phẩm?
A. Thóc B. Giấy C. Bút bi D. Quần áo
CÂU 25: Hãy cho biết đâu là mặt hàng công nghiệp tiêu dùng?
A. Ngô B. Rau C. Giấy D. Cả 3 đáp án trên
CÂU 26: Đâu là hoạt động mua, bán hàng hóa?
A. Đại lí bán hàng B. Bán lẻ hàng hóa tiêu dùng
C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai
CÂU 27: Đặc điểm kinh doanh hộ gia đình là:
A. Là loại hình kinh doanh nhỏ B. Thuộc sở hữu tư nhân
C. Cá nhân là chủ D. Cả 3 đáp án trên
CÂU 28: Đối với kinh doanh hộ gia đình, vốn lấy từ:
A. Ngân hàng B. Bản thân gia đình
C. Từ các nguồn vay khác D. Cả 3 đáp án trên
CÂU 29: Doanh nghiệp nhỏ có doanh thu:
A. Lớn B. Rất lớn C. Không lớn D. Cả 3 đáp án trên
CÂU 30: Thuận lợi của doanh nghiệp nhỏ là:
A. Tổ chức hoạt động kinh doanh linh hoạt B. Dễ quản lí chặt chẽ và hiệu quả
C. Dễ đổi mới công nghệ D. Cả 3 đáp án trên
CÂU 31: Đâu là mặt hàng lương thực, thực phẩm?
A. Vở học sinh B. Ngô C. Đồ sứ gia dụng D. Cả 3 đáp án trên
CÂU 32: Hãy cho biết đâu là mặt hàng công nghiệp tiêu dùng?
A. Mây tre đan B. Gia súc C. Gia cầm D. Cả 3 đáp án trên
CÂU 33: Tiêu chí doanh nghiệp vừa và nhỏ ở vật nuôi có vốn kinh doanh:
A. Trên 10 tỉ đồng B. Không quá 10 tỉ đồng
C. Trên 1 tỉ đồng D. Dưới 1 tỉ đồng
CÂU 34: Lĩnh vực kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp là:
A. Sản xuất công nghiệp B. Sản xuất nông nghiệp
C. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp D. Cả 3 đáp án trên
CÂU 35: Lĩnh vực kinh doanh dịch vụ của doanh nghiệp như:
A. Sửa chữa B. Bưu chính viễn thông
C. Văn hóa – du lịch D. Cả 3 đáp án trên
CÂU 36: Đặc điểm kinh doanh hộ gia đình là:
A. Lao động thường là thân nhân trong gia đình
B. Tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
CÂU 37: Khó khăn của doanh nghiệp nhỏ là:
A. Thiếu thông tin về thị trường B. Trình độ lao động thấp
C. Trình độ quản lí thiếu chuyên nghiệp D. Cả 3 đáp án trên
CÂU 48: Hãy cho biết đâu là mặt hàng công nghiệp tiêu dùng?
A. Thóc B. Ngô C. Bút bi D. Cả 3 đáp án trên

BÀI 51 Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh


Câu 1:Hoạt động văn hóa, du lịch thuộc lĩnh vực kinh doanh:
A. Sản xuất nông nghiệp B. Thương mại
C. Dịch vụ D. Sản xuất cụng nghiệp
Câu 2:Trường hợp nào không thuộc bước phân tích khi lựa chọn lĩnh vực kinh doanh?
A. Phân tích môi trường kinh doanh B. Phân tích, đánh giá về lao động
C. Phân tích về tài chính D. Phân tích về tiền lương
Câu 3: Lĩnh vực kinh doanh phù hợp không có đặc điểm nào?
A. Thực hiện mục đích kinh doanh
B. Theo sở thích của doanh nghiệp
C. Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
D. Phù hợp với luật pháp
Câu 4: Bưu chính viễn thông thuộc lĩnh vực kinh doanh nào?
A. Sản xuất B. Đầu tư C. Thương mại D. Dịch vụ
Câu 5: Để xác định lĩnh vực kinh doanh, người ta thường dựa vào căn cứ nào sau đây:
A. Vốn nhiều, thị trường có nhu cầu, hạn chế rủi ro, đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu.
B. Huy động có hiệu quả mọi nguồn lực, kinh kế phát triển, hạn chế rủi ro, đảm bảo cho việc
thực hiện mục tiêu.
C. Thị trường có nhu cầu, huy động có hiệu quả nguồn nhân lực, hạn chế rủi ro, đảm bảo cho
việc thực hiện mục tiêu.
C. Hạn chế rủi ro, huy động có hiệu quả mọi nguồn lực, thị trường có nhu cầu, đảm bảo cho
việc thực hiện mục tiêu.
Câu 6: Phân tích tài chính trong việc phân tích để lựa chọn lĩnh vực kinh doanh không cần
quan tâm tới vấn đề nào?
A. Thời gian hoàn vốn B. Lợi nhuận C. Rủi ro D. Trình độ chuyên môn
Câu 7: Đại lí bán hàng thuộc lĩnh vực kinh doanh:
A. Sản xuất B. Thương mại C. Dịch vụ D. Đầu tư
Câu 8: Phân tích môi trường kinh doanh gồm có:
A. Phân tích tài chính B. Thời gian hoàn vốn đầu tư
C. Nhu cầu thị trường và mức độ thỏa mãn nhu cầu thị trường D. Trình độ chuyên môn
Câu 9: Hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp thuộc lĩnh vực kinh doanh?
A. Sản xuất B. Thương mại C. Dịch vụ D. Văn hóa
Câu 10:Việc lựa chọn lĩnh vực kinh doanh được tiến hành theo mấy bước?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
CÂU 11: Theo em, ở các khu đô thị, nên lựa chọn lĩnh vực kinh doanh nào thì phù hợp?
A. Kinh doanh thương mại B. Kinh doanh dịch vụ
C. Cả A và B đều đúng D. Đáp án khác
CÂU 12: Đối với vùng nông thôn, nên lựa chọn lĩnh vực kinh doanh nào?
A. May mặc B. Dịch vụ sửa chữa công cụ lao động và sinh hoạt
C. Dịch vụ y tế D. Cả 3 đáp án trên
CÂU 13: Phân tích tài chính tức là phân tích về:
A. Vốn đầu tư B. Khả năng huy động vốn
C. Cả A và B đều đúng D. CảA và B đều sai
CÂU 14: Phân tích môi trường kinh doanh tức là phân tích về:
A. Các chính sách liên quan đến lĩnh vực dinh doanh của doanh nghiệp
B. Luật pháp hiện hành liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
CÂU 15: Thế nào là lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp?
A. Cho phép doanh nghiệp thực hiện mục đích kinh doanh
B. Phù hợp với luật pháp
C. Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
D. Cả 3 đáp án trên
CÂU 16: Theo em, ở nông thôn, nên lựa chọn lĩnh vực kinh doanh nào thì phù hợp?
A. Giống cây trồng B. Vật nuôi C. Cả A và B đều đúng D. Đáp án khác
CÂU 17: Khi lựa chọn lĩnh vực kinh doanh cho doanh nghiệp, cần tiến hành phân tích mấy
yếu tố?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
CÂU 18: Phân tích tài chính tức là phân tích về:
A. Thời gian hòa vốn B. Lợi nhuận C. Rủi ro D. Cả 3 đáp án trên
CÂU 19: Nhà kinh doanh quyết định lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp trên cơ sở nào?
A. Phân tích B. Đánh giá C. Cả A và B đều đúng D. Đáp án khác

Bài 52: Thực hành: Lựa chọn cơ hội kinh doanh


Câu 1:Nội dung lựa chọn cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp gồm :
A. Tìm kiếm nhu cầu hoặc bộ phận nhu cầu của khách hàng chưa được thỏa mãn.
B. Xác định nguyên nhân nhu cầu chưa được thỏa mãn.
C. Tìm cách để thõa mãn nhu cầu. D. Đáp án A, B, C đều đúng.
Câu 2:Các cơ hội kinh doanh được sắp xếp theo các tiêu chí nào ?
A. Sở thích B. Các chỉ tiêu tài chính C. Mức độ rủi ro D. Cả 3 tiêu chí trên
Câu 3:Những rủi ro nào có thể xuất hiện trong kinh doanh ?
A. Sản phẩm làm ra bị hư hại B. Khách đặt mà không lấy hàng
C. Sản phẩm làm ra không bán hết mà đã hết hạn sử dụng D. Tất cả đều đúng
Câu 4: Gia đình chị H ở vùng ven thị xã. Nhà chị có mảnh vườn vài sào Bắc Bộ nhưng từ
trước tới nay thường chỉ trồng rau, cây khoai dong nuôi lợn
Chị H quyết định cải tạo vườn để trồng hoa. Chị đi học kĩ thuật trồng hoa và mua giống các
loại hoa: hoa cúc, hoa huệ, hoa đồng tiền và hoa hồng về trồng thành những luống hoa đủ
màu sắc. Vốn đầu tư vài triệu đồng
Chị liên hệ một số điểm bán hoa trên thị xã, hàng ngày chị dậy sớm để cắt hoa đưa đến cửa
hàng. Hoa của chị đẹp, tươi nên bán rất đắt khách. Đến nay chị H không phải tự đưa hoa
nữa mà các cửa hàng lấy hoa tại vườn. Chị chỉ quản lí khâu chăm sóc, cắt hoa và thu tiền.
Mùa hoa, doanh thu bình quân mỗi tháng từ 2 đến 3 triệu đồng. Sau khi trừ các loại chi
phí, chi thu lãi từ 1đến 1,5 triệu mỗi tháng.
Chị H lựa chọn cơ hội kinh doanh có phù hợp với khả năng hay không? Vì sao?
A. Có. Vì phù hợp với điều kiện về chuyên môn, đất trồng và nguồn vốn.
B. Không. Vì tốn kém quá nhiều tiền. C. Có. Vì chị được một người bạn chỉ dẫn mọi thứ.
D. Không. Vì chị nghĩ mình không đủ khả năng để kinh doanh.
Câu 5: Phân tích tài chính gồm những nội dung nào?
A. Vốn đầu tư và thời gian hoàn vốn B. Lợi nhuận
C. Rủi ro D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 6: Anh T vốn là người địa phương, học hết Trung học Phổ thông, anh không thi đại
học vì học không khá. T quyết định đi học nghề sửa chữa xe máy và về mở cửa hàng dịch
vụ tại địa phương. Anh vay bạn bè và gia đình được ít vốn để mua dụng cụ sửa chữa xe
máy. Một thời gian sau, T mua thêm chiếc máy bơm để rửa xe máy, ô tô cho khách.
Sau 2 năm làm sửa chữa, T lại đăng kí nhận làm đại lí bán xăng dầu phục vụ nhu cầu của
dân cư địa phương. Thu nhập của anh T hàng tháng từ 2 đến 3 triệu đồng, ai cũng nói anh
T có duyên làm kinh doanh. Anh T đã phát triển kinh doanh như thế nào?
A. Anh T đã làm dịch vụ sửa chữa xe máy, ô tô và đại lí bán xăng dầu.
B. Anh T đã kinh doanh hoa. C. Anh T đã kinh doanh hàng thuốc.
D. Anh T kinh doanh truyện tranh cạnh trường học.
Câu 7: Việc xác định lĩnh vực kinh doanh dựa trên cơ sở nào?
A. Thị trường có nhu cầu, huy động mọi nguồn lực B. Hạn chế thấp nhất những rủi ro
C. Đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 8: Nghỉ hưu ở Hà Nội, bác A thấy buồn, bác nghĩ nên làm việc gì cho vui lại có thêm
thu nhập. Sống ở khu đông dân cư, có các trường học, bác A quyết định mở dịch vụ cho
thuê truyện và sách. Bác mua truyện, đóng tủ, giá sách, bàn ghế và bắt đầu phục vụ tất cả
đối tượng có nhu cầu đọc tại chỗ hoặc mượn về nhà đọc.
Bác đã có hàng nghìn đầu sách, mỗi tuần bác A lại bổ sung sách mới, đặc biệt là những sách
truyện mà tuổi trẻ ưa chuộng. Vào những ngày cuối tuần, bác A phục vụ không kịp, phải
thuê thêm người phục vụ.
Mục tiêu của bác A khi quyết định làm dịch vụ cho thuê truyện và sách là gì?
A. Thu nhiều tiền lãi B. Vì bác thích kinh doanh
C. Làm việc vui lại có thu nhập D. Cả A, B, C đều sai

Bài 53 : Xác định kế hoạch kinh doanh


Câu 1: Trong điều kiện kinh tế thị trường, các doanh nghiệp kinh doanh theo nguyên tắc:
A. Bán cái gì cũng được B. Bán cái thị trường cần
C. Bán cái mà thu lợi nhuận cao D. Bán cái mà thị trường chưa bao giờ có
Câu 2: Mỗi doanh nghiệp đều xây dượng kế hoạch kinh doanh trên các phương diện cơ bản
nào?
A. Kế hoạch bán, kế hoạch mua hàng B. Kế hoạch tài chính
C. Kế hoạch lao động và kế hoạch sản xuất D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3:Kế hoạch vốn kinh doanh được xác định căn cứ vào nhu cầu:
A.Tiền vốn hàng hóa B. Tiền trả công lao động
C. Tiền nộp thuế D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4:Yếu tố nào không là nội dung của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp?
A. Kế hoạch phát triển kinh tế B. Kế hoạch mua, bán hàng
C. Kế hoạch sản xuất D. Kế hoạch tài chính, lao động
Câu 5:Lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp thường căn cứ vào mấy yếu tố?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 6:Căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp không bao gồm:
A. Vốn B. Lao động C. Nhà xưởng D. Chủ trương
Câu 7: Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp gồm mấy kế hoạch?
A. 5 B. 6 C. 7 D. 8
Câu 8: Kế hoạch sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp được xác định:
A. Vốn hàng hóa + tiền công + tiền thuế
B. Doanh số bán hàng (dịch vụ) / Định mức lao động của một người
C. Mức bán kế hoạch (±) Nhu cầu dự trữ hàng hóa
D. Năng lực sản xuất 1 tháng × số tháng
Câu 9: Kế hoạch vốn kinh doanh của doanh nghiệp được xác định căn cứ vào đặc điểm
nào?
A. Vốn hàng hóa + tiền công + tiền thuế
B. Doanh số bán hàng (dịch vụ) / Định mức lao động của một người
C. Mức bán kế hoạch (±) Nhu cầu dự trữ hàng hóa
D. Năng lực sản xuất 1 tháng × số tháng
Câu 10: Kế hoạch lao động cần sử dụng của doanh nghiệp được thể hiện ở đặc điểm nào?
A. Vốn hàng hóa + tiền công + tiền thuế
B. Doanh số bán hàng (dịch vụ) / Định mức lao động của một người
C. Mức bán kế hoạch (±) Nhu cầu dự trữ hàng hóa
D. Năng lực sản xuất 1 tháng × số tháng
Câu 13: Kế hoạch mua hàng của doanh nghiệp được tính bằng:
A. Mức bán hàng thực tế trong thời gian qua + (-) các yếu tố tăng giảm.
B. Mức bán kế hoạch + (-) nhu cầu dự trữ hàng hóa.
C. Năng lực sản xuất 1 tháng x số tháng.
D. Mức bán thức tế + (-) nhu cầu dự trữ hàng hóa.
CÂU 12: Lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp căn cứ vào yếu tố nào?
A. Tình hình phát triển kinh tế xã hội B. Khả năng của doanh nghiệp
C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai
CÂU 13: Lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp căn cứ vào nhu cầu thị trường tức là:
A. Đơn đặt hàng B. Hợp đồng mua bán hàng hóa
C. Cả A và B đều đúng D. Đáp án khác
CÂU 14: Kế hoạch vốn kinh doanh của doanh nghiệp căn cứ vào:
A. Nhu cầu mua hàng hóa B. Tiền trả công lao động
C. Tiền nộp thuế D. Cả 3 đáp án trên
CÂU 15: Đâu được xem là điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh?
A. Nhu cầu của thị trường B. Địa điểm kinh doanh thuận lợi
C. Có tiền nhàn rỗi thử sức trên thương trường D. Cả 3 đáp án trên
CÂU 16: Lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp căn cứ vào tình hình phát triển kinh
tế, xã hội tức là:
A. Phát triển sản xuất hàng hóa B. Thu nhập của dân cư
C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai
CÂU 17: Người ta xây dựng mấy nội dung về kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
CÂU 29: Kế hoạch lao động của doanh nghiệp thể hiện:
A. Số lượng lao động cần sử dụng B. Từng loại lao động phù hợp với kế hoạch kinh doanh
C. Cả A và B đều đúng D. Đáp án khác

………..Hết…………

You might also like