You are on page 1of 16

1

KN-2021

PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP

5.1. NHỮNG CƠ SỞ CỦA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP


Học tập là một hoạt động nhận thức. Vì thế, hoạt động học tập muốn
đạt kết quả tốt nhất thì nó phải tuân thủ những quy luật, yêu cầu và đặc điểm
chung của hoạt động nhận thức. Nói cách khác, hoạt động nhận thức là cơ sở
quan trọng của hoạt động học tập.
5.1.1. Hoạt động nhận thức
Nhận thức là quá trình ý thức của con người phản ánh thế giới hiện
thực khách quan. Nó là hoạt động được hình thành và phát triển trên cơ sở
hoạt động của con người và thực tiễn lịch sử - xã hội.
Hoạt động nhận thức là sự kết hợp của hai giai đoạn:
5.1.1.1. Giai đoạn nhận thức cảm tính (trực quan sinh động): Đây là
giai đoạn khởi đầu của quá trình nhận thức. Trong giai đoạn này, con người
thu nhận được tri thức nhờ sự tác động trực tiếp của đối tượng lên các giác
quan. Nhận thức cảm tính gồm các hình thức: cảm giác, tri giác, biểu tượng.
* Cảm giác:
- Định nghĩa: Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc
tính riêng lẻ của đối tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta.
- Cảm giác có những đặc điểm cơ bản:
+ Là một quá trình tâm lý
+ Phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ
+ Phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp
+ Phản ánh những trạng thái bên trong của cơ thể
- Các loại cảm giác:
+ Những cảm giác bên ngoài:
2

> Cảm giác nhìn


> Cảm giác nghe
> Cảm giác ngửi
> Cảm giác nếm
> Cảm giác da
+ Những cảm giác bên trong:
> Cảm giác vận động và cảm giác sờ mó
> Cảm giác thăng bằng
> Cảm giác rung
> Cảm giác cơ thể
- Cảm giác có 3 quy luật chính:
+ Ngưỡng cảm giác: là giới hạn mà ở đó cường độ kích thích (tối thiểu
hoặc tối đa) vẫn còn đủ để gây ra cảm giác cho con người.
Ngưỡng cảm giác phía trên: cường độ kích thích tối đa vẫn gây ra được
cảm giác.
Ngưỡng cảm giác phía dưới: cường độ kích thích tối thiểu đủ để gây ra
cảm giác.
+ Quy luật về tính thích ứng của cảm giác: là khả năng thay đổi độ
nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với cường độ kích thích để có thể phản
ánh tốt nhất.
+ Quy luật về sự tác động qua lại giữa các cảm giác: Các cảm giác có
sự tác động lẫn nhau. Cảm giác này tăng lên thì cảm giác kia giảm đi và
ngược lại.
* Tri giác:
- Định nghĩa: Tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn
vẹn các thuộc tính của bên ngoài của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác
động vào các giác quan của con người.
- Tri giác có những đặc điểm cơ bản:
3

Giống cảm giác:


+ Là một quá trình tâm lý
+ Phản ánh các thuộc tính bên ngoài
+ Phản ánh một cách trực tiếp
Khác cảm giác:
+ Phản ánh một cách trọn vẹn
+ Phản ánh theo những cấu trúc nhất định
+ Gắn với hoạt động của con người
- Tri giác có 5 quy luật chính:
+ Quy luật về tính lựa chọn của tri giác: Các sự vật, hiện tượng tác
động vào con người đa dạng đến mức con người không thể tri giác và phản
ứng với những kích thích một cách đồng thời. Vậy nên, con người lựa chọn
những kích thích chủ yếu và trực tiếp để tri giác.
+ Quy luật về tính ý nghĩa của tri giác: Con người tri giác tức là con
người gọi tên đối tượng, xếp đối tượng đang tri giác vào một nhóm nhất định,
khái quát đối tượng trong một từ xác định.
+ Quy luật về tính ổn định của tri giác: Tính ổn định của tri giác là khả
năng phản ánh sự vật, hiện tượng không thay đổi khi điều kiện tri giác thay
đổi.
+ Quy luật tổng giác: Ngoài những kích thích từ bên ngoài, tri giác còn
bị chi phối bởi chính những tác nhân bên trong chủ thể nhận thức (nhu cầu, sở
thích, tình cảm, …).
- Biểu tượng: là hình ảnh tương đối hoàn chỉnh về sự vật được giữ lại
trong ý thức khi không còn sự tác động trực tiếp lên các giác quan. Biểu
tượng được hình thành trên cơ sở cảm giác và tri giác, là hình thức phản ánh
cao nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính.
Tóm lại, đặc điểm của giai đoạn nhận thức cảm tính là tính trực tiếp, cụ
thể, không cần đến ngôn ngữ. Nhận thức cảm tính chỉ đưa lại cho ta tri thức
4

về từng mặt, từng khía cạnh riêng lẻ hay hình ảnh bên ngoài của đối tượng mà
không thấy được bản chất của đối tượng.
5.1.1.2. Giai đoạn nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng): là sự phản
ánh gián tiếp thực tại khách quan. Nó phản ánh thực tại khách quan một cách
trừu tượng, nghĩa là bằng các khái niệm, phạm trù, phán đoán, suy luận, lý
thuyết, giả thuyết.
- Tư duy trừu tượng có các hình thức cơ bản sau:
+ Khái niệm: là một hình thức tư duy phản ánh một cách gián tiếp và
khái quát về đối tượng thông qua những dấu hiệu bản chất khác biệt của
chúng.
+ Phán đoán: phán đoán là hình thức của tư duy được hình thành trên
cơ sở kết hợp các khái niệm với nhau, nhằm khẳng định hay phủ định mối liên
hệ của đối tượng với thuộc tính của nó hoặc mối liên hệ giữa các đối tượng.
+ Suy luận: là hình thức của tư duy mà trong đó từ một hay nhiều phán
đoán theo các quy tắc logic xác định để rút ra phán đoán mới.
(Về nội dung chi tiết của khái niệm, phán đoán, suy luận có thể xem lại
chương 1, chương 2, chương 3 của phần logic học).
- Tư duy theo hình thức biểu hiện của vấn đề gồm có:
+ Tư duy thực hành: là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra một cách cụ
thể và phương thức giải quyết là những hành động thực hành.
+ Tư duy hình ảnh cụ thể: là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra dưới
hình thức, hình ảnh cụ thể và giải quyết nhiệm vụ cũng dựa trên những hình
ảnh trực quan đã có.
+ Tư duy lý luận: là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra dưới dạng lý
luận và việc giải quyết dựa trên sử dụng những tri thức lý luận.
- Nhận thức lý tính có các đặc điểm sau:
+ Trừu tượng và khái quát: Tư duy phản ánh hiện thực dưới dạng khái
quát hoá, trừu tượng hoá. Trừu tượng hóa là quá trình tách (trong tư tưởng)
5

các dấu hiệu của đối tượng nhận thức thành các dấu hiệu bản chất và không
bản chất, để chỉ tập trung nghiên cứu các dấu hiệu bản chất mà tạm thời
không tính đến các dấu hiệu khác. Khái quát hóa là liên kết (trong tư tưởng)
những đối tượng giống nhau, nhóm chúng lại trên cơ sở các dấu hiệu chung
bản chất thành một lớp. Nhận thức lý tính có đặc điểm trừu tượng và khái
quát tức là từ những dữ liệu mà hiện thức khách quan cung cấp, con người
tách riêng những tính chất chung rồi khái quát chúng lên. Nhờ đó, con người
tách được các đối tượng có chung tính chất thành từng nhóm (lớp). Cùng với
việc tách riêng những tính chất chung của đối tượng, con người cũng bỏ qua
những tính chất khác, không cơ bản của đối tượng. Đây chính là sự trừu tượng
hoá.
+ Nhận thức lý tính gắn liền với ngôn ngữ: Ngôn ngữ là phương tiện
của tư duy. Nhờ có ngôn ngữ mà tư tưởng mới hình thành, được củng cố và
lưu giữ. Cũng nhờ có ngôn ngữ mà con người mới có thể giao tiếp (trao đổi tư
tưởng) với nhau.
+ Tư duy con người tham gia tích cực vào việc phản ánh và cải biến thế
giới khách quan.
- Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính:
Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là những nấc thang hợp thành
quá trình nhận thức. Trên thực tế, hai giai đoạn này thường diễn ra đan xen
vào nhau trong một quá trình nhận thức, mặc dù chúng có chức năng và
nhiệm vụ khác nhau. Cả hai giai đoạn (nhận thức cảm tính và nhận thức lý
tính) đều hướng đến mục đích cuối cùng của nhận thức là phản ánh thế giới
hiện thực khách quan.
- Các giai đoạn cơ bản của một quá trình tư duy:
+ Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề
+ Huy động tri thức, kinh nghiệm
+ Sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết
6

+ Kiểm tra giả thuyết


+ Giải quyết nhiệm vụ
5.1.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhận thức
- Ngôn ngữ: là một hệ thống kí hiệu đặc biệt, dùng làm phương tiện
giao tiếp và làm công cụ tư duy. Nói cách khác, ngôn ngữ là vỏ vật chất của
tư duy. Do đó, hoạt động nhận thức nói chung và hoạt động học tập nói riêng
không thể không cần đến ngôn ngữ.
+ Ngôn ngữ bên ngoài: là ngôn ngữ hướng vào người khác để truyền
đạt, tiếp thu thông tin. Ngôn ngữ bên ngoài gồm có:
Ngôn ngữ nói: là ngôn ngữ hướng vào người khác bằng âm thanh và
tiếp thu bằng cơ quan thính giác. Ngôn ngữ nói gồm có ngôn ngữ đối thoại
(ngôn ngữ trao đổi giữa hai người trở lên) và ngôn ngữ độc thoại (một người
nói còn những người khác nghe).
Ngôn ngữ viết: là ngôn ngữ hướng vào người khác biểu hiện bằng
những ký hiệu và chữ viết và được tiếp thu bằng thị giác. Ngôn ngữ viết cũng
gồm ngôn ngữ đối thoại (thư từ) và ngôn ngữ độc thoại (sách báo, ngôn ngữ
toán, sơ đồ, hình vẽ, ảnh, …).
+ Ngôn ngữ bên trong: là ngôn ngữ cho mình, hướng vào chính mình,
giúp con người tự suy nghĩ, tự giáo dục, tự điều chỉnh.
Nắm chắc và sử dụng tốt ngôn ngữ sẽ giúp ích rất lớn trong quá trình
học tập, như: cách diễn đạt ý kiến, cách trả lời thi vấn đáp, cách thức thuyết
trình trước lớp, cách làm bài thi tự luận, …
- Trí nhớ: là một quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm đã có
của cá nhân dưới hình thức biểu tượng bằng cách ghi nhớ, giữ gìn và làm xuất
hiện lại những điều mà con người đã trải qua (cảm giác, tri giác, cảm xúc,
hành động, tư duy, …).
Đặc điểm của trí nhớ: phản ánh sự vật, hiện tượng khi chúng không còn
tác động trực tiếp vào các giác quan. Biểu tượng của trí nhớ chính là kết quả
7

của sự khái quát hóa các hình ảnh của tri giác trước đây. Do vậy, biểu tượng
của trí nhớ vừa mang tính trực quan, vừa mang tính khái quát.
Trí nhớ là quá trình trải qua các giai đoạn:
1. Ghi nhớ Tạo dấu vết của đối tượng trên vỏ não
2. Giữ gìn Củng cố dấu vết của đối tượng trên vỏ não
3. Tái hiện Nhận lại, nhớ lại, hồi tưởng, hồi ức
4. Quên Không nhớ lại được những thông tin vốn đã được lưu giữ
trước đó. (Thường quên những thông tin không sử dụng).

Hình 5.1
Đồ thị Quên của Ebbinghaus1(Ebbinghaus’s Forgetting Curve)
Nhìn vào đồ thị và bảng số liệu, dễ nhận thấy: Chúng ta có thể quên
hầu như 70% những gì chúng ta học được trong vòng 24 giờ đồng hồ. Thậm

1
Hermann Ebbinghaus (1850 - 1909) là một nhà tâm lý học người Đức. Ông là người đi tiên phong trong
nghiên cứu thực nghiệm về bộ nhớ, và được biết đến với khám phá về đường cong quên và ảnh hưởng
khoảng cách. H. Ebbinghaus cũng là người đầu tiên mô tả đường cong học tập.
8

chí ngay trong 1 giờ đầu, chúng ta sẽ quên hơn một nửa những gì chúng ta
học được. Do đó, giải pháp cho vấn đề “quên” là chúng ta nên nhắc lại và
thực hành những kiến thức cũng như những kỹ năng một cách thường xuyên.
Trong học tập, người học cần hiểu được tính tất yếu của quy luật quên
kiến thức. Vì vậy, để học tập đạt kết quả tốt nhất, người học cần vượt qua
được sự lười biếng, sự thụ động. Thêm nữa, người học cần tạo một thói quen
học tập tích cực, tự giác trong ôn tập và thực hành kiến thức.
Học tập luôn đòi hỏi khả năng ghi nhớ thông tin, ghi nhớ bài học trên
lớp, ghi nhớ những kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi. Do vậy, rèn luyện trí nhớ và
phát huy trí nhớ của bản thân là một yêu cầu quan trọng đối với bất cứ người
học nào.
Một số phương pháp ghi nhớ chung:
+ Ôn tập theo kế hoạch
+ Lập bản đồ tư duy
+ Liên hệ thông tin cần ghi nhớ với những thông tin đã có trong não
+ Mã hóa thông tin, liên hệ chúng với những hình ảnh gần gũi
- Chú ý: Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật
hiện tượng, để định hướng hoạt động, đảm bảo điều kiện thần kinh - tâm lý
cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả.
Đặc điểm của chú ý: cần sự nỗ lực, tập trung của ý thức
Các tính chất cơ bản của chú ý:
+ Sự bền vững: là khả năng tập trung vào đối tượng nhất định trong
một khoảng thời gian nhất định.
+ Sự tập trung: là mức độ và cường độ của chú ý
+ Sự phân phối: là khả năng cùng một lúc chủ thể chú ý đến nhiều đối
tượng khác nhau một cách có chủ định.
+ Sự di chuyển: là khả năng chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối
tượng khác một cách có chủ định.
9

Phân loại chú ý:


+ Chú ý không chủ định là loại chú ý không có mục đích đặt ra từ
trước. Đây còn được gọi là chú ý thụ động.
+ Chú ý có chủ định là loại chú ý có mục đích đặt ra từ trước và có sự
nỗ lực của ý chí.
+ Chú ý sau chủ định là loại chú ý có mục đích từ trước; nhưng trong
quá trình sau đó, công việc trở nên thú vị khiến con người cảm thấy hứng thú
với công việc và tập trung chú ý một cách không chủ định. Có thể thấy, chú ý
sau chủ định vốn là chú ý có chủ định, nhưng không đòi hỏi sự căng thẳng
của ý chí. Vì vậy, chú ý sau chủ định khiến con người làm việc một cách
hứng thú, có hiệu quả. Chú ý sau chủ định chính là sự say mê, sáng tạo.
Như vậy, trong quá trình học tập, người học cần biết vận dụng các loại
chú ý khác nhau. Trong đó, chú ý sau chủ định có vai trò rất quan trọng, cần
được phát huy để đem lại hiệu quả cao trong học tập.
5.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CƠ BẢN
Không có phương pháp khoa học trong học tập thì năng suất học tập
thấp, kiến thức tiếp thu không vững chắc và khó ứng dụng kiến thức trong
thực tế. Với cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật hiện nay, khối lượng kiến
thức khoa học tăng theo cấp số nhân và khoa học trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp. Con người không nâng cao được năng suất và chất lượng học tập sẽ
luôn lạc hậu với thời đại. Muốn nâng cao năng suất và chất lượng học tập phải
biết cách sử dụng hiệu quả các phương pháp học tập cơ bản.
5.2.1. Các phương pháp thu nhận và xử lý thông tin
5.2.1.1. Phương pháp nghe giảng và ghi chép:
5.2.1.2. Phương pháp đọc sách (tài liệu) và ghi chép
5.2.1.3. Phương pháp sơ đồ hóa kiến thức: là một trong những phương
pháp dùng để mô tả mối quan hệ đồng thời giữa những yếu tố liên quan với
nhau trong một hệ thống kiến thức.
10

Mục đích của phương pháp sơ đồ hóa kiến thức là giúp người học khái
quát được dung lượng của kiến thức, giúp họ có cái nhìn tổng quát về lượng
kiến thức được đề cập đến.
Sơ đồ hóa kiến thức là một phương pháp thể hiện tính phong phú, đa
dạng trong trình bày. Người học có thể “sơ đồ hóa” kiến thức theo những
cách khác nhau, tùy thuộc vào môn học cụ thể và mục đích học tập. Nói
chung, phương pháp sơ đồ hóa kiến thức thường sử dụng những loại sơ đồ
phổ biến như sau:
- Sơ đồ song song: là sơ đồ mô tả mối quan hệ đồng thời giữa một yếu
tố này và một yếu tố khác trong hệ thống sự vật.

Cung

Cầu

- Sơ đồ nối tiếp: là sơ đồ mô tả mối quan hệ nối tiếp, kế tục nhau giữa


các yếu tố trong cấu trúc một sự vật.

- Sơ đồ hình cây: là sơ đồ mô tả mối quan hệ đẳng cấp, thứ bậc trong


một hệ thống.
Suy luận

Suy luận diễn dịch Suy luận quy nạp Suy luận loại suy
11

- Sơ đồ hợp tác: là sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các đối tượng nhằm
tác động đến một đối tượng khác.
Ví dụ: Các phương pháp hỗn hợp xúc tiến kinh doanh

Quảng cáo

Xúc tiến kinh


doanh

Khuyến mại PR (quan hệ công


chúng)

Lưu ý: Trong thực tế quá trình học tập, sinh viên có thể sử dụng kết hợp các
loại sơ đồ nêu trên một cách hợp lý và hiệu quả. Việc sử dụng phương pháp
sơ đồ hóa, ngoài việc khái quát kiến thức, cũng là một cách thức để sinh viên
thể hiện khả năng sáng tạo, linh hoạt trong học tập.
5.2.1.4. Phương pháp viết một đoạn văn khoa học: Nếu phương pháp
diễn đạt ý kiến là là cách thức một người bày tỏ quan điểm, tư tưởng bằng
ngôn ngữ nói thì phương pháp viết một đoạn văn là là cách thức một người
bày tỏ quan điểm, tư tưởng bằng ngôn ngữ viết.
Mỗi đoạn văn là một đơn vị cơ bản của cả một công trình, một tác
phẩm. Vì thế, rèn luyện viết một đoạn văn là yêu cầu quan trọng đối với sinh
viên. Trình bày đoạn văn như thế nào để người đọc hiểu được vấn đề, hiểu
được nội dung mà người viết gửi gắm? Cũng như phương pháp diễn đạt ý
kiến là nghệ thuật nói, thì phương pháp viết một đoạn văn là nghệ thuật viết.
Chỉ có thể thông qua rèn luyện, sinh viên mới có thể nâng cao khả năng viết
và diễn văn.
12

Một số yêu cầu cần lưu ý đối với phương pháp viết đoạn văn:
- Yêu cầu “cứng” đối với phương pháp viết đoạn văn là sinh viên phải
nắm chắc ngữ pháp tiếng Việt: từ loại, câu, ngữ pháp trong câu, văn phong,
logic diễn đạt, … Mặc dù đây đều là những kiến thức ngữ văn ở bậc học phổ
thông, nhưng vẫn có rất nhiều sinh viên không nắm được những vấn đề cơ
bản nên dẫn đến những sai sót trong viết văn.
- Viết câu chủ đề của đoạn văn: Chủ đề của đoạn văn được thể hiện
thông qua câu chủ đề. Thông thường, câu chủ đề xuất hiện ở đầu đoạn văn
hoặc cuối đoạn văn (tùy thuộc vào lối diễn đạt mà người viết sử dụng: lối viết
diễn dịch thì câu chủ đề xuất hiện đầu đoạn văn, lối viết quy nạp thì câu chủ
đề xuất hiện cuối đoạn văn).
- Viết các câu triển khai nhằm chứng minh, làm sáng tỏ, hoặc minh họa
cho chủ đề của đoạn văn. Trong quá trình viết, cần cố gắng tập trung vào ý
chính của đoạn văn, tránh đi lệch hướng. Cách viết các câu triển khai đóng vai
trò rất quan trọng trong phương pháp viết một đoạn văn khoa học.
- Về văn phong viết một đoạn văn khoa học: Trong đoạn văn khoa học
thường sử dụng câu trần thuật đơn giản, đơn nghĩa và rõ ràng. Tuy nhiên, như
thế không có nghĩa là trình bày một đoạn văn theo cách đơn điệu, khô cứng,
cứng nhắc. Người viết, ngoài việc nắm vững ngữ pháp diễn đạt, còn rất cần
đến sự tài tình và linh hoạt trong việc sử dụng từ ngữ, trong việc hành văn,
trong việc dẫn dắt vấn đề của đoạn văn. Những điều này chỉ có thể dần hình
thành thông qua quá trình rèn luyện nghiêm túc của người học.
5.3. RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TRONG HỌC TẬP
Hoạt động học tập dựa trên nền tảng là hoạt động nhận thức. Như thế,
kết quả học tập phụ thuộc trước hết vào khả năng nhận thức. Tuy nhiên, khả
năng nhận thức ở mọi người không giống nhau. Do đó, kết quả học tập của
các sinh viên thường khác nhau bởi năng lực nhận thức, năng lực học tập của
13

họ khác nhau. Năng lực này không tự nhiên mà có. Thực chất, năng lực học
tập là một quá trình rèn luyện. Nội dung rèn luyện năng lực trong học tập:
- Rèn luyện tư duy
- Rèn luyện kỹ năng
- Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề
5.3.1. Rèn luyện tư duy
* Rèn luyện tư duy phê phán (critical thinhking):
- Định nghĩa tư duy phê phán:
Tư duy phê phán là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và
đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác nhau đối với vấn đề đã
đặt ra nhằm nhận thức sâu sắc và làm sáng tỏ vấn đề. Lập luận phê phán phải
rõ ràng, lôgíc, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm.
- Mục đích của rèn luyện tư duy phê phán:
Do ảnh hưởng từ những hạn chế của lối học tầm chương, trích cú theo
quan niệm Nho học đã tồn tại dài lâu trong thời kỳ phong kiến, nên nền giáo
dục Việt Nam nói chung thể hiện nhược điểm là không coi trọng việc phát
triển năng lực của người học, còn các kỳ thi thì lại chủ yếu đánh giá khả năng
của thí sinh trong việc ghi nhớ, thuộc bài, viết lại theo mẫu.
Cách dạy phổ biến ở bậc đại học hiện nay chủ yếu là thuyết trình và
giảng giải minh họa. Có thể nói, quá trình giáo dục đại học truyền thống
thường có xu hướng lấy người dạy là trung tâm, chứ không phải người học.
Trong môi trường giáo dục như thế, khuynh hướng tư duy con người thường
rơi vào lối đề cao mọi ý kiến tập thể (tập thể trên hết) và tư duy theo lối nước
đôi, tức là không rõ ràng giữa đúng và sai, không có chính kiến. Nói cách
khác, phương pháp giáo dục kiểu cũ làm cho khả năng tư duy của người học
hạn chế. Trường học, trong vai trò này, đã biến những cá nhân thành những
con người mẫu mực, chính thống. Giáo dục trong nhà trường sẽ cung cấp cho
14

xã hội những nam nữ công dân đều có chung một cách tư duy, cách làm việc
sao cho thật lý tưởng như những cái bánh được đúc cùng một lò.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, một nền giáo dục tốt là một nền giáo dục
cung cấp những điều kiện phát huy tốt nhất khả năng tư duy của người học.
Và một người giáo viên tốt là người có thể làm chủ những phương pháp và
quá trình tư duy, phải là người luôn để ngỏ những kết luận và đòi hỏi phải
được kiểm chứng và xem xét cẩn thận. Hơn hết, giáo viên giỏi phải là người
đam mê việc tìm tòi chân lý, nỗ lực hình thành trong người học những
phương pháp khoa học và biến những phương pháp ấy những thành thói quen
tư duy tích cực, trong đó có tư duy phê phán.
Tư duy phê phán là cách kiểm tra và thẩm định tính chân thực của bất
cứ niềm tin cố hữu nào, vì nó có thể tìm ra sự phù hợp giữa niềm tin với hiện
thực hay không. Khả năng tư duy phê phán vốn tự thân là một sản phẩm của
hoạt động giáo dục và đạo tạo, nó là thói quen và năng lực trí tuệ. Nó còn là
điều kiện tối ưu cho sự hoàn thiện bản thân mà bất cứ ai cũng có thể tiếp nhận
được. Hơn nữa, tư duy phê phán là sự đảm bảo giúp ta tránh những ảo tưởng,
những lối mòn tư duy, những điều mê tín và những rào cản của bản thân
chúng ta và những tình huống giới hạn có thể hoạch định trước.
Do đó, rèn luyện tư duy phê phán là làm cho người học chủ động trong
việc lĩnh hội tri thức. Điều này có nghĩa, người học phải có khả năng nhận
được, hiểu được những mặt đúng đắn, và phê phán những lệch lạc trong một
quan điểm, một lý thuyết đã có. Quá trình này đồng thời cũng giúp người học
kiểm nghiệm những suy nghĩ của mình, để phát hiện những quan điểm mới.
Hãy coi học tập như một quá trình phiêu lưu khám phá những điều mới với
một tư duy mở (open-minded) và một thái độ mở (open-hearted).
* Rèn luyện tư duy sáng tạo (creative thinking):
- Định nghĩa tư duy sáng tạo: là tư duy tìm ra các giải pháp cho vấn đề
đặt ra, nhưng tư duy sáng tạo hướng đến mục đích không chỉ tìm ra giải pháp
15

mới, mà là tìm giải pháp tốt nhất. Nói một cách đơn giản, tư duy sáng tạo là
nhìn thấy những gì mọi người cùng nhìn thấy nhưng nghĩ ra những điều mà
mọi người không nghĩ ra được.
- Mối liên hệ giữa tư duy phê phán và tư duy sáng tạo: Người học muốn
sáng tạo thì phải đánh giá những cái đã có để thấy chỗ mạnh chỗ yếu. Từ đó,
người học nảy sinh giả thuyết, hoặc giải pháp mới hơn, hoặc giải pháp tốt
hơn. Trên thực tế, hai khả năng tư duy (tư duy phê phán và tư duy sáng tạo)
không tách biệt với nhau, mà thống nhất trong quá trình tư duy của con người.
Sự rèn luyện khả năng tư duy ở mỗi người thường luôn là sự rèn luyện đồng
thời hai khả năng này.
- Mục đích của tư duy sáng tạo: Tư duy sáng tạo luôn là một nhu cầu
quan trọng của mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Đặc biệt, trong học tập, tư
duy sáng tạo là điều kiện cần thiết để người học biến kiến thức được lĩnh hội
từ nhà trường thành kiến thức mới của bản thân, từ đó phát huy những mặt
mạnh của bản thân để tìm ra giải pháp cho mọi vấn đề trong học tập cũng như
trong công việc sau này.
- Điều kiện để sinh viên tư duy sáng tạo: Có nhiều yếu tố ảnh hưởng
đến tư duy sáng tạo. Nhưng ở đây chỉ đề cập đến những yếu tố tâm lý. Tức là,
người học cần được tạo điều kiện về mặt tâm lý để có thể tư duy sáng tạo.
Nhà tâm lý học Carl Rogers2 cho rằng, con người cần hai điều kiện để phát
huy khả năng sáng tạo: yên tâm về tâm lý và tự do về tâm lý3.
+ Sinh viên phải được yên tâm về tâm lý. Tức là, sinh viên được ủng hộ
vô điều kiện về các ý tưởng sáng tạo, được khuyến khích để phát huy các sáng

2
Carl Ransom Rogers (1902 - 1987) là nhà tâm lý học người Mỹ và là một trong số những người đặt nền
móng cho phương pháp tiếp cận nhân văn trong tâm lý học. Rogers được xem là một trong số các cha đẻ của
hoạt động nghiên cứu tâm lý trị liệu và được vinh danh cho nghiên cứu tiên phong của ông với Giải thưởng
cho Những cống hiến Khoa học Xuất sắc từ Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA) vào năm 1956.
3
Xem Nguyễn Cảnh Toàn, Lê Hải Yến, Xã hội học tập, học tập suốt đời và các kỹ năng tự học, Nxb. Dân trí,
2012, tr. 209.
16

tạo. Trong quá trình học tập, cần tránh cách dạy một chiều và cách học thụ
động. Vì sự sáng tạo không bao giờ xuất hiện trong những lối dạy và học như
thế.
+ Sinh viên phải được tự do về mặt tâm lý. Tức là, sinh viên phải được
tự do trình bày các suy nghĩ, ý tưởng của mình, rồi được tự do thực hiện các ý
tưởng ấy. Những đánh giá thiếu khách quan từ bên ngoài đôi khi trở thành rào
cản nặng nề đối với khả năng tư duy của sinh viên. Vì thế, có lẽ nên đề xuất
những quy định cụ thể để bảo vệ quyền lợi của người học.
Tạo cho sinh viên sự yên tâm và sự tự do về tâm lý cũng chính là chắp
thêm cánh cho khả năng tư duy sáng tạo của họ. Tất nhiên, hai điều kiện này
không phải do sinh viên tạo ra mà do người dạy và các cấp quản lý học tập
tạo ra. Nhưng sinh viên cần phải hiểu rõ hai điều kiện này để một mặt tự bản
thân tạo ra hai điều kiện này ở mức độ nhất định, mặt khác biết cách đề đạt
với giảng viên, với các cơ quan quản lý tạo điều kiện cho hoạt động sáng tạo
của bản thân.
- Nguyên tắc cho tư duy sáng tạo: Không có khuôn mẫu chung cho sự
sáng tạo. Bởi lẽ, nếu có khuôn mẫu trong tư duy thì khi đó tư duy đã không
còn mang tính sáng tạo nữa. Nói nguyên tắc cho tư duy sáng tạo tức là đặc
tính thiết yếu của tư duy sáng tạo: đặc tính không sợ sai lầm. Chỉ một tư duy
thực sự can đảm, dám chấp chận thách thức, dám đương đầu với thất bại thì
mới có thể thực sự sáng tạo và khám phá trong hoạt động nhận thức và hoạt
động thực tiễn.

You might also like