You are on page 1of 2

Chủ đề 4: KHÍ QUYỂN

BÀI 12: SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP. MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH

NỘI DUNG CƠ BẢN:


I. Sự phân bố khí áp:
1. Phân bố các đai khí áp trên Trái Đất:
- Khí áp trên Trái Đất phân bố thành các đai áp cao và áp thấp xen kẽ, đối xứng qua đai áp thấp
xích đạo
- Không khí di chuyển từ nơi có khí áp cao tới nơi có khí áp thấp tạo nên gió.
2. Nguyên nhân thay đổi của khí áp:
- Độ cao : Khí áp giảm khi lên cao vì càng cao, không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ.
- Nhiệt độ : Nhiệt độ tăng, không khí nở ra, tỉ trọng giảm đi, khí áp giảm; nhiệt độ giảm, không
khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng.
- Độ ẩm : Khí áp giảm khi không khí chứa nhiều hơi nước (độ ẩm không khí tăng).
II. Một số loại gió chính:

ST Thời gian
Loại gió Phạm vi Hướng Tính chất
T hoạt động
Từ 300 đến 600 ở hai - Bán cầu Bắc: Tây Nam Độ ẩm cao,
1 Gió Tây Quanh năm
bán cầu - Bán cầu Nam: Tây Bắc mưa nhiều
Gió Mậu Từ 300 đến 00 ở hai - Bán cầu Bắc: Đông Bắc Nhìn chung
2 Quanh năm
dịch bán cầu - Bán cầu Nam: Đông Nam khô
Ở một số nơi đới Một mùa
3 Gió mùa nóng, vĩ độ trung bình Ngược nhau hai mùa Theo mùa ẩm, một mùa
(Bờ đông lục địa). khô
Trong một
Gió biển, Các vùng ven biển, hồ
4 Ngày gió biển, đêm gió đất ngày đêm, rõ Ôn hòa
gió đất lớn
nhất mùa hạ
Vùng phía sau dãy
5 Gió phơn núi cao có gió thổi Từng đợt Khô nóng
vượt qua.
* Nguyên nhân:
- Sự chênh lệch khí áp giữa các đai áp cao và áp thấp là nguyên nhân hình thành các loại gió thổi
thường xuyên trên Trái Đất như gió Tây ôn đới, gió mậu dịch (Tín phong).
- Nguyên nhân hình thành gió mùa: Chủ yếu do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa
và đại dương, hình thành các vùng khí áp cao và thấp theo mùa ở lục địa và đại dương. Từ các
khu áp cao (theo mùa) có gió thổi đi và các khu áp thấp (theo mùa) hút gió từ các khu áp cao
thổi đến đã hình thành nên gió mùa.
- Gió địa phương:
 Gió biển và gió đất: Nguyên nhân sâu xa là do sự hấp thụ nhiệt khác nhau giữa biển và
đất liền, hình thành sự thay đổi luân phiên khí áp ngoài biển và trong đất liền, giữa ngày
và đêm.
 Gió phơn: Khi gió mát và ẩm thổi tới một dãy núi bị chặn lại, không khí bị đẩy lên cao và
giảm nhiệt độ, hơi nước ngưng tụ, hình thành mây và mưa rơi bên sườn đón gió; khi vượt
qua sườn bên kia của dãy núi không khí trở nên khô và nóng.

You might also like