You are on page 1of 17

BSNT.

Trịnh Đình Thanh Giảng viện bộ môn Ngoại –Phẫu thuật thực hành Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

TIẾP CẬN BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNG


MỤC TIÊU
1. Trình bày được tổn thương cơ quan vận động sau chấn thương
2. Khai thác được bệnh sử và khám lâm sàng bệnh nhân chấn thương cơ quan vận
động
3. Đề nghị được các xét nghiệm cận lâm sàng cần làm trong chấn thương cơ quan vận
động
4. Tiếp cận được bệnh nhân chấn thương cơ quan vận động 1 cách có hệ thống

I.ĐẠI CƯƠNG
1. Giới thiệu
Hệ cơ quan vận động ở con người gồm có hai phần: Phần thụ động gồm bộ xương và
hệ liên kết các xương (khớp xương), phần vận động gồm có hệ cơ, hoạt động phụ
thuộc hoàn toàn vào hệ thần kinh. Xương gồm 206 chiếc, dài ngắn khác nhau, hợp lại
tạo thành bộ xương nâng đỡ cơ thể, che chở cho các nội quan khỏi những chấn
thương lý học. Hệ cơ gồm khoảng 600 cơ tạo thành, là những cơ vân (hay cơ xương)
bám vào hai đầu xương giúp cho cơ thể cử động. Nhờ hệ vận động mà cơ thể ta có
hình dạng nhất định, thể hiện được những động tác lao động, biểu lộ được những cảm
xúc của mình. 
Chấn thương cơ quan vận động là nguyên nhân thường gặp làm bệnh nhân đến khám
bệnh, chấn thương có thể là tổn thương nhẹ như đụng dập phần mềm nhưng cũng có
thể là tổn thương nặng như: gãy xương, trật khớp…Nguyên nhân chấn thương thường
gặp như: tai nạn lao động, tai nạn thể thao, tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông.
2. Phân loại tổn thương cơ quan vận động sau chấn thương
2.1 Thương tổn da
BSNT. Trịnh Đình Thanh Giảng viện bộ môn Ngoại –Phẫu thuật thực hành Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

- Nhẹ nhất là tổn thương sây sát da, các vết xước da sâu, có thể làm tổn thương toàn bộ
các lớp da

Hình 1: Tổn thương da trên lâm sàng

2.2 Gãy xương


Gãy xương do chấn thương là tình trạng tổn thương làm mất tính liên tục của xương
do nguyên nhân chấn thương. Mất tính liên tục hoàn toàn gọi là gãy xương hoàn toàn,
mất tính liên tục không hoàn toàn gọi là gãy xương không hoàn toàn.
a. Cơ chế
- Chấn thương trực tiếp: Gãy xương xảy ra tại vị trí lực chấn thương tác động vào.
Xương thường bị gãy ngang hoặc gãy nhiều mảnh
- Chấn thương gián tiếp: Gãy xương xảy ra ở vị trí xa nơi lực chấn thương tác động
dưới dạng: Lực gãy gập góc, lực co kéo, lực xoay, lực đè ép.
b. Phân loại
* Theo tính chất gãy
- Gãy xương hoàn toàn: Là loại gãy khi xương mất liên tục hoàn toàn
BSNT. Trịnh Đình Thanh Giảng viện bộ môn Ngoại –Phẫu thuật thực hành Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

- Gãy xương không hoàn toàn: Xương chỉ bị tổn thương 1 phần không mất tính liên
tục như: Gãy rạn, gãy dưới cốt mạc, gãy cành tươi...
* Theo đặc điểm đường gãy:
Chia thành: Gãy ngang, gãy chéo, gãy xoắn, gãy bong điểm bám
* Theo vị trí gãy
- Gãy đầu xương: Gãy phạm khớp, gãy không phạm khớp
- Gãy thân xương: Gãy 1/3 trên, 1/3 giữa, 1/3 dưới
* Theo di lệch ổ gãy
- Gãy xương không di lệch
- Gãy xương có di lệch:
Di lệch chồng, di lệch sang bên, di lệch gập góc, di lệch xoay, di lệch giãn cách
* Theo đặc điểm tổn thương phần mềm kèm theo
- Gãy xương kín: Là gãy xương không kèm theo vết thương phần mềm làm thông ổ
gãy với môi trường bên ngoài
- Gãy xương hở: Là gãy xương mà ổ gãy thông với môi trường bên ngoài thông qua
vết thương phần mềm
c. XQ
- Chụp XQ tư thế thẳng, nghiêng: Phát hiện vị trí gãy, mức độ di lệch ổ gãy
- Các trường hợp gãy xương phạm khớp nên kết hợp với CT dựng hình ổ gãy để đánh
giá mức độ di lệch
BSNT. Trịnh Đình Thanh Giảng viện bộ môn Ngoại –Phẫu thuật thực hành Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

Hình 2: Tổn thương gãy thân 2 xương cẳng chân sau tai nạn

2.3. Tổn thương cơ


- Thương tổn có thể chỉ đụng dập, rách bán phần cơ hay rách hoàn toàn
- Cơ bị tổn thương gây sưng nề, chảy máu nếu lớp cân chắc bao phủ, cân không dãn ra
có thể gây tăng áp lực khoang chứa cơ
- Phát hiện tổn thương cơ thông qua thăm khám lâm sàng, siêu âm tại chỗ, chụp cộng
hưởng từ phần chi tổn thương

Hình 3: Tổn thương gân cơ sau tai nạn sinh hoạt


BSNT. Trịnh Đình Thanh Giảng viện bộ môn Ngoại –Phẫu thuật thực hành Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

2.4. Tổn thương dây chằng

Dy chằng là các dải sợi mô liên kết có vai trò nối hay hay nhiều xương với nhau, tổn
thương dây chằng có thể đơn giản là đụng dập dây chằng đến đứt hoàn toàn. Tổn
thương dây chằng chia làm 3 độ:

- Độ I: là tình trạng chấn thương nhẹ làm tổn thương dây chằng, nhưng không gây rách
hoặc rách một phần không đáng kể.

- Độ II: tình trạng chấn thương vừa phải, đứt một phần dây chằng khiến khớp có biểu
hiện lỏng lẻo bất thường.

- Độ III: chấn thương nặng với tình trạng đứt toàn bộ dây chằng, mất chức năng của
dây chằng và khiến khớp gần như mất khả năng vận động.

2.5. Thương tổn mạch máu


Thường do xương gãy chọc vào gây tổn thương mạch, tổn thương có thể: đụng dập,
đứt bán phần, đứt hoàn toàn mạch máu (động mạch chi, tĩnh mạch chi)
* Tổn thương
- Vết thương động mạch:
+ Thấy có vết thương phần mềm nằm trên đường đi của mạch máu, tạm thời cầm máu
do sơ cứu (băng ép, khâu vết thương....) Quanh vết thương có khối máu tụ, sờ thấy
khối máu tụ đập theo nhịp tim.
+ Thấy vết thương nằm trên đường đi mạch máu, máu đang chảy nhiều màu đỏ qua
vết thương, điển hình là mở băng máu phun thành tia
- Chấn thương động mạch
+ Triệu chứng của gãy xương như: sưng nề, biến dạng... Nếu là dạng chấn thương gián
tiếp do gãy xương
BSNT. Trịnh Đình Thanh Giảng viện bộ môn Ngoại –Phẫu thuật thực hành Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

+ Dấu hiệu sưng nề, bầm tím, tụ máu của đụng dập phần mềm vùng trên đường đi của
mạch máu nếu là dạng chấn thương trực tiếp
- Vết thương tĩnh mạch không kèm tổn thương động mạch
Vị trí vết thương thường nằm trên đường đi của mạch máu, sau tổn thương máu đen
chảy dàn giụa qua vết thương, dễ cầm bằng băng ép, không có dấu hiệu thiếu máu
ngoại vi
* Phát hiện thông qua khám lâm sàng kết hợp với làm xét nghiệm siêu âm doppler
mạch máu hay chụp dựng hình mạch máu có cản quang
2.6. Thương tổn thần kinh
a. Các tổn thương trực tiếp

* Vết thương hở

- Vết thương đứt hoàn toàn hay một phần.

- Hình dạng tổn thương có thể: vết thương gọn nét, thường do mảnh chai, đôi khi do
vật sắc nhọn ....

- Vết thương do hỏa khí: tổn thương kèm theo cắt đứt dây thần kinh hoàn toàn hay
một phần với những tổn thương năng lượng cao

* Các tổn thương kín

Có thể gây chấn động dây thần kinh và có thể hồi phục tự nhiên. Các tổn thương
gây đứt hoàn toàn của dây thần kinh do chấn thương kín rẩt hiếm.

b. Các tổn thương gián tiếp

Nguyên nhân chủ yếu do kéo dãn

c. Cận lâm sàng:

- Đo điện thần kinh cơ


BSNT. Trịnh Đình Thanh Giảng viện bộ môn Ngoại –Phẫu thuật thực hành Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

- Các xét nghiệm về hình ảnh như CT Scan và đặc biêt MRI giúp đánh giá tổn thương
phần mềm và tổn thương của dây thần kinh; MRI cũng là chẩn đoán hình ảnh quan
trọng đối với tổn thương đám rối cánh tay.

2.7. Thương tổn khớp


- Bao gồm tổn thương: Đụng dập phần mềm, vết thương thấu khớp, trật khớp, tổn
thương dây chằng quanh khớp...
- Trong đó trật khớp là tổn thương thường gặp trên lâm sàng, các dấu hiệu lâm sàng
chẩn đoán chắc chắn trật khớp:
+ Ổ khớp rỗng
+ Biến dạng đặc hiệu, ví dụ: Dấu hiệu vai vuông trong trật khớp vai
+ Dấu hiệu lò xò: khi khám thầy thuốc làm động tác ngược chiều với biến dạng, khi
buông tay ra chi trật khớp sẽ bật về vị trí ban đầu.
- Chẩn đoán phụ thuộc vào việc thăm khám lâm sàng kết hợp XQ, CT dựng hình hay
MRI
II. TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP SAU CHẤN THƯƠNG CƠ QUAN VẬN
ĐỘNG
1. ĐAU
Đau có thể xảy ra tự nhiên hay khi sờ nắn hoặc khi dồn chi, kéo giãn chi.
- Đau tự nhiên
Sau chấn thương bệnh nhân bị đau tại chỗ vùng chi bị tổn thương
+ Nếu đau do chèn ép khoang thì việc bất động và dùng thuốc giảm đau ít có hiệu quả
+ Nếu đau do gãy xương việc bất động và dùng thuốc giảm đau sẽ làm bệnh nhân
giảm triệu chứng
+ Nếu đau do bong gân, tổn thương thì đau có thể kéo dài hơn
- Đau khi sờ nắn tại chỗ
BSNT. Trịnh Đình Thanh Giảng viện bộ môn Ngoại –Phẫu thuật thực hành Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

+ Cách khám: Dùng ngón tay cái ấn từ vùng lành đến vùng tổn thương dọc theo trục
của chi
+ Ý nghĩa: Đau này là triệu chứng không đặc hiệu có thể gặp trong tổn thương do gãy
xương, trật khớp, thương tổn da, thương tổn gân cơ, phần mềm...
- Điểm đau chói khi gõ dồn hoặc kéo giãn chi thể
+ Cách khám: Thầy thuốc dùng 1 tay nắm nhẹ thúc dồn ngược lên theo trục chi tổn
thương hay kéo giãn chi tổn thương bệnh nhân sẽ thấy đau tại vùng tổn thương
+ Ý nghĩa: Loại đau này đặc hiệu trong gãy xương hoặc sai khớp
2. MẤT VẬN ĐỘNG CHI THỂ
- Cách khám: Hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các động tác chủ động theo bác sĩ, nếu
không làm được thì là mất vận động hoàn toàn, nếu làm mà phạm vi hoạt động hạn
chế gọi là hạn chế vận động
- Ý nghĩa:
+ Mất vận động hoàn toàn: Gặp trong gãy xương hoàn toàn, sai khớp, tổn thương thần
kinh vận động
+ Hạn chế vận động: Gặp trong gãy xương không hoàn toàn, bong gân, sang chấn
phần mềm, tổn thương 1 phần gân cơ, dây chằng.
3. SƯNG NỀ
- Nguyên nhân: Gãy xương, đụng dập phần mềm, tổn thương gân cơ, tổn thương mạch
máu...
- Cách khám: Quan sát, đo chu vi 2 bên và so sánh ở các mốc ngang nhau
- Ý nghĩa: Là triệu chứng không đặc hiệu gặp trong tất cả các tổn thương sau chấn
thương chi thể
4. BẦM TÍM
- Nguyên nhân: Gãy xương, tổn thương phần mềm, tụ máu dưới da, tổn thương
mạch...
- Cách khám:
BSNT. Trịnh Đình Thanh Giảng viện bộ môn Ngoại –Phẫu thuật thực hành Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

Quan sát vùng chi tổn thương


- Ý nghĩa: Là triệu chứng không đặc hiệu trong chấn thương chi
5. BIẾN DẠNG CHI THỂ
- Biểu hiện dưới các hình thức: Sưng nề, gập góc, xoay, ngắn hoặc dài
- Cách khám: Quan sát chi tổn thương so sánh với chi bên lành
- Ý nghĩa: Là dấu hiệu đặc trưng trong gãy xương, sai khớp
6. CỬ ĐỘNG BẤT THƯỜNG VÀ TIẾNG LẠO XẠO XƯƠNG
- Cách khám: Thầy thuốc dùng 1 bàn tay, 1 bàn tay nắm ở phía trên tổn thương, 1 bàn
tay nắm phía dưới tổn thương thực hiện động tác di động sang bên nhẹ nhàng, khi thực
hiện động tác này thầy thuốc cảm nhận thấy các đầu xương gãy cọ xát vào nhau
- Ý nghĩa:
+ Là 2 dấu hiệu đặc trưng trong gãy xương tuy nhiên không nên cố gắng tìm kiếm vì
có thể làm tổn thương thêm hoặc làm bệnh nhân sốc chấn thương
+ Nếu cử động bất thường tại vị trí khớp có thể do tổn thương dây chằng giữ khớp
7. DẤU HIỆU LÒ XO
- Cách khám:
Quan sát thấy vùng chi thể bị biến dạng, thầy thuốc dùng tay thay đổi vị trí bạn đầu
của bệnh nhân khi buông tay ra chi lại về vị trí ban đầu
- Ý nghĩa: Là dấu hiệu đặc trưng của trật khớp
II. TIẾP CẬN BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
1. HỎI BỆNH

Khi hỏi bệnh thầy thuốc cần thác đầy đủ các yếu tố sau:

- Thông tin người bệnh: Họ tên, tuổi, giới, địa chỉ liên lạc
- Lý do chính khiến bệnh nhân phải vào viện
- Ngày giờ bị tai nạn
BSNT. Trịnh Đình Thanh Giảng viện bộ môn Ngoại –Phẫu thuật thực hành Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

Thầy thuốc cần khai thác kĩ đặc biệt là với những tổn thương nghi ngờ có gãy
xương hở, tổn thương mạch máu, thần kinh hay các vết thương
- Nguyên nhân, cơ chế chấn thương
+ Nguyên nhân: Do tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông...Ngoài ra
nên xác định chính xác môi trường xảy ra tai nạn để đánh giá mức độ sạch bẩn, độ
mạnh của lực chấn thương
+ Cơ chế chấn thương:
Gồm chấn thương trực tiếp, chấn thương gián tiếp từ đó nắm được: Tư thế người bệnh,
hướng tác động của lực...
- Khai thác triệu chứng chủ quan của bệnh nhân sau chấn thương
+ Khai thác đau của bệnh nhân:

 Tính chất: Dữ dội, âm ỉ


 Vị trí: Đau bắt đầu từ đâu
 Đau có liên quan đến bất động ở gãy không
 Các triệu chứng kèm theo
+ Mất, hạn chế vận động chi thể:
Mất vận động hoàn toàn hay hạn chế vận động
+ Các biến dạng của chi thể
- Các phương pháp xử trí đã làm
+ Cách thức bất động
+ Thuốc đã dùng
- Khai thác về tiền sử
+ Tiền sử gia đình
+ Tiền sử bản thân: Các bệnh lý mắc, tiền sử dị ứng....
2. KHÁM LÂM SÀNG
2.1. Đánh giá tình trạng chung
BSNT. Trịnh Đình Thanh Giảng viện bộ môn Ngoại –Phẫu thuật thực hành Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

- Khám sơ bộ đánh giá và xử trí theo ABCD


- Phát hiện sốc chấn thương và xử trí
2.2. Khám chi thể tổn thương
2.2.1. Cơ năng
- Đau: Sau tai nạn bệnh nhân đau rất nhiều nhưng khi bất động tốt chi gãy, bệnh nhân
giảm đau nhanh.

- Tê bì nhiều vùng chi dưới tổn thương: Trong gãy xương kèm tổn thương mạch máu,
tổn thương thần kinh

- Giảm cơ năng của chi gãy: nếu gãy cành tươi hoặc gãy ít lệch.

- Mất cơ năng hoàn toàn: Nếu chi bị gãy rời.

2.2.2. Thực thể


a. Nhìn
* Sẹo mổ cũ: Vùng nào, kích thước...
* Dáng điệu tư thế của người bệnh:
Nếu bệnh nhân đi lại được, quan sát dáng đi, các bước đi, cử động bình thường phát
hiện bất thường và so sánh bên đối diện
- Bệnh nhân nằm cáng: Bàn chân đổ ngoài hay gặp trong gãy xương chi dưới, đùi khép
xoay ngoài trong trậ khớp háng ra sau...
- Bệnh nhân đi với tay lành đỡ tay đau trong gãy xương, trật khớp, bong gân...
- Bệnh nhân bước đi vạt tép trong tổn thương thần kinh hông khoeo ngoài
- Bệnh nhân không duỗi được các ngón tay, cổ tay trong vết thương đứt gân duỗi, tổn
thương thần kinh quay
* Biến dạng chi
Phát hiện tư thế bất thường: chi gập góc, xoay, ngắn chi...
* Sưng nề, bầm tím:
Xuất hiện ngay sau chấn thương hay xuất hiện muộn
BSNT. Trịnh Đình Thanh Giảng viện bộ môn Ngoại –Phẫu thuật thực hành Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

* Quan sát vết thương:


Vị trí, kích thước, độ nông sâu của vết thương, mức độ ô nhiễm, tình trạng chảy máu
kèm theo
b. Sờ nắn
- Cách làm: Thầy thuốc dùng 1 ngón tay cái sờ tại các vị trí mốc xương, trục chi, vị trí
mạch máu...So sánh đối chiếu bên còn lại, nhằm mục đích:
+ Tìm điểm đau chói
+ Tìm cử động bất thường, tiếng lạo xạo xương
+ Sờ các mốc xương so sánh bên đối diện
+ Sờ mạch chi đánh giá và so sánh bên đối diện
+ Sờ phát hiện sự mất liên tục gân cơ và so sánh bên đối diện
c. Đo
- Đo chiều dài chi: Chiều dài tương đối, chiều dài tuyệt đối
+ Chiều dài tương đối: Chiều dài đo qua một khớp.
+ Chiều dài tuyệt đối: Chiều dài đo không qua một khớp.
- Đo trục của chi
+Trục chi trên: Là một đường nối từ mỏm cùng vai, đi qua giữa nếp khuỷu, đến giữa
nếp gấp cổ tay (giữa ngón 3), khớp khuỷu mở ra ngoài một góc 10 độ.
+ Trục chi dưới: Là một đường nối từ gai chậu trước trên, đi qua giữa khớp gối, đến
giữa nếp gấp cổ chân (kẽ ngón 1 và 2). Khớp gối mở ra ngoài một góc 10 độ.
- Đo chu vi chi
Từ một mốc xương đã chọn, đo lên hoặc xuống một đoạn 10, 15, 20 cm, đánh dấu
nơi này, sau đó dúng thước dây đo vòng chi nơi vừa đánh dấu so sánh bên lành.
d. Khám vận động
- Hướng dẫn người bệnh làm một số nghiệm pháp thông thường, đồng thời hai bên, để
so sánh bên đối diện
+ Chi trên: Nắm xoè bàn tay; gấp duỗi cẳng tay; giơ cánh tay lên trên, sang ngang.
BSNT. Trịnh Đình Thanh Giảng viện bộ môn Ngoại –Phẫu thuật thực hành Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

+ Chi dưới: Co duỗi ngón chân; Gấp duỗi cẳng chân; Nhắc chân lên khỏi giường.
- Vận động thụ động thầy thuốc thực hiện các động tác kiểm tra vận động của các
khớp
- Khám pháp hiện các thương tổn phối hợp tại chi tổn thương
e. Khám mạch máu
* Nhìn:
Đánh giá chung hình thể chi, so sánh 2 chi để thấy rõ hơn các biến đổi bệnh lý:
+ Vết thương chảy máu: Số lượng, màu sắc, tính chất.
+ Màu sắc da: hồng nhạt, nhợt nhạt hay tím tái. Chú ý tình trạng thay đổi màu sắc da
ở các tư thế chi khác nhau.
+ Tình trạng dinh dưỡng da: Chú ý các vùng mô dưới da bị phù nề hoặc bị teo đi. Có
thể có hoại tử, có các nốt phỏng...
* Sờ:
- Đánh giá tình trạng phù nề của chi tổn thương, ấn lõm hay không lõm.
- Nhiệt độ da: nóng hay lạnh hơn so với các vùng khác và so với bên lành.
- Trương lực cơ: bình thường hay nhẽo hơn so với bên lành.
- Cảm giác da: đánh giá xem cảm giác da vùng chi tổn thương là bỉnh thường, giảm
hay mất, ấn vào đau hay không đau. Chú ý xác định giới hạn trên của vùng có thay đổi
cảm giác da đó.
- Bắt mạch: là động tác khám động mạch có giá trị chẩn đoán rất cao, chú ý xác định
các yếu tố: mạch đều hay không đều, nhanh hay chậm, mạnh hay yếu...Các vị trí bắt
mạch chính ở chi là:
+ Động mạch đùi: điểm giữa đường nối gai chậu trước trên và gai mu.
+ Động mạch khoeo: cho bệnh nhân nằm sấp, gối gấp 60-90 0, bắt ở phía trong cạnh
điểm giữa hõm khoeo.
+ Động mạch chày trước: bắt mạch mu chân ở điểm giữa của cổ chân.
+ Động mạch chày sau: bắt động mạch gót ở rãnh sau mắt cá trong.
BSNT. Trịnh Đình Thanh Giảng viện bộ môn Ngoại –Phẫu thuật thực hành Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

+ Động mạch nách: bệnh nhân dạng cánh tay, bắt mạch ở đỉnh hõm nách.
+ Động mạch cánh tay: bắt ở rãnh cơ nhị đầu phía trong.
+ Động mạch quay: bắt ở rãnh động mạch quay cổ tay.
* Nghe:
Dùng ống nghe đặt trên đường đi của động mạch hoặc lên vùng nghi có tổn thương
động mạch để xác định có tiếng thổi hay không, nếu có thì phải xác định đó là tiếng
thổi một thì (thường là thì tâm thu) hay hai thì (thì tâm thu mạnh hơn tâm trương
* Đo:
Có thể dùng thước dây để đo kích thước chi ở các vùng nhất định và so sánh với bên
lành, qua đó đánh giá được một phần mức độ phù nể hoặc biến dạng của chi bên tổn
thương.
f. Khám thần kinh
Khám lâm sàng rất quan trọng để chẩn đoán tổn thương dây thần kinh ngoại biên; cần
khám tỉ mỉ để phát hiện các tổn thương về vận động, các rối loạn cảm giác, rối loạn
vận mạch và dinh dưỡng.

* Các rối loạn vận động

Khám có hệ thống tổng thể từng cơ một; đánh giá chức năng vận động phải tương
ứng với vị trí của tổn thương và chất lượng vận động.

Khi khám mỗi chi phải thử toàn bộ các cơ; tuy nhiên về mặt thực hànhngười ta chọn
những cơ tiêu biểu gọi là cơ chìa khóa. Đối với chi trên:

- Thần kinh trụ: cơ trụ trước, cơ gấp sâu, cơ dang ngón 5, cơ áp ngón cái
- Thần kinh giữa: cơ ngữa dài, cơ gấp sâu, gấp dài ngón cái, cơ gấp nông, cơ dang
ngón cái ngắn.
BSNT. Trịnh Đình Thanh Giảng viện bộ môn Ngoại –Phẫu thuật thực hành Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

- Thần kinh quay: cơ tam đầu, ngữa dài, cơ duỗi chung ngón, cơ duỗi ngón cai dài, cơ
duỗi ngón trỏ.
* Các rối loạn cảm giác

Tìm vùng mất cảm giác; thường mất tất cả các loại cảm giác; tuy nhiên vùng mất cảm
giác thường nhỏ hơn vùng chi phối bình thường của dây thần kinh

* Các rối loạn vận mạch và giao cảm

Các rối loạn vận mạch và giao cảm thường xảy ra ở xa chỗ chấn thương và cường độ
thay đổi theo dây thần kinh. Các rối loạn quan trọng ở dây thần kinh giữa có chứa
nhiều sợi thần kinh giao cảm hơn là dây thần kinh quay, hông khoeo ngoài.

* Các tổn thương phối hợp: Cần khám các tổn thương da, cơ, xương, mạch máu
kèm theo.

3. CÁC XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG THƯỜNG DÙNG

- Chụp XQ:

+ Giúp xác định tổn thương như: gãy xương, trật khớp

+ Định hướng phương pháp điều trị cụ thể

- CT scan:

+ Thường dùng trong các tổn thương phạm khớp, tổn thương phức tạp

- MRI:

Xác định các tổn thương phần mềm, dây chằng, gân cơ...

- Siêu âm doppler mạch máu: Trong các trường hợp nghi ngờ tổn thương mạch
BSNT. Trịnh Đình Thanh Giảng viện bộ môn Ngoại –Phẫu thuật thực hành Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

4. XỬ TRÍ BAN ĐẦU CHẤN THƯƠNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNG

a. Nguyên tắc

- Khám sơ bộ đánh giá và xử trí theo ABCD


- Phát hiện sốc chấn thương và xử trí
- Phòng chống sốc: Giảm đau, cố định, hạn chế mất máu
- Xử trí tại chỗ tổn thương
b. Xử trí
* Các trường hợp nghi ngờ gãy xương xử trí ban đầu như gãy xương bao gồm:
- Hồi sức tích cực:
+ Dùng thuốc giảm đau theo bậc
+ Phòng chống sốc bằng cách bù dịch, máu, các chế phẩm thay thế nếu có
- Bất động ổ gãy: Bằng các loại nẹp có sẵn theo nguyên tắc trên và dưới ổ gãy một
khớp.
* Các trường hợp vết thương phần mềm
- Băng vô khuẩn vết thương phần mềm sau khi sát khuẩn rộng xung quanh
- Bất động tạm thời bằng nẹp với các vết thương lớn
- Theo dõi và đề phòng sốc với vết thương lớn, dập nát nhiều
- Dùng thuốc kháng sinh toàn thân, giảm đau, tiêm phòng uốn ván.
* Các trường hợp kèm theo tổn thương mạch máu
Ngoài việc xử trí như vết thương phần mềm người thầy thuốc còn phải xử trí cầm máu
với các trường hợp mất máu nhiều bằng cách:
- Ấn tạm thời trên đường đi các mạch máu ở phía trên tổn thương đang chảy
- Băng ép vết thương
- Khâu cầm máu vết thương
- Thắt tạm thời các mạch máu đang chảy
- Garo phía trên tổn thương
BSNT. Trịnh Đình Thanh Giảng viện bộ môn Ngoại –Phẫu thuật thực hành Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Triệu chứng học ngoại khoa Nhà xuất bản y học 2000
2. Bài giảng bệnh học ngoại khoa sau đại học Học viện quân Y 1992.
3. Triệu chứng ngoại khoa Học viên quân Y
4. Cấp cứu ngoại khoa tập 2 Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam 2012
5. McRae’s Othopaedic trauma and emergency fracture management 2016

You might also like