You are on page 1of 4

BÀI TẬP TỰ HỌC SỐ 1

Họ và tên: Lê Trịnh Khánh Vy


MSSV: 46.01.701.161

1. Trình bày mục tiêu GDPT và các cấp học (TH, THCS, THPT) theo Luật Giáo dục.

Theo điều 29 thông tư số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng
thể quy định:
1. Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ,
thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng
tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công
dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề
nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức,
trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học
trung học cơ sở.
3. Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu
học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu
về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình
giáo dục nghề nghiệp.
4. Giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho
học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn
phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát
huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục
đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Trình bày mục tiêu của chương trình GDPT tổng thể và các cấp học. Phân tích
những điểm mới trong kế hoạch giáo dục của cấp TH, THCS, THPT.

Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và


Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể quy định:
“Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học
sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học
vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết
xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời
sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực
vào sự phát triển của đất nước và nhân loại”.“Chương trình giáo dục TH giúp học sinh
hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà
về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá
trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập
và sinh hoạt.
Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm
chất chủ yếu là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; hình thành và
phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi gồm:
1) Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học
và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng
lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
2) Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số
môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng
lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực
thểchất. Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo
dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh.

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được xây dựng trên quan điểm giáo dục
toàn diện và hài hoà đức, trí, thể, mỹ, cho học sinh. Mục tiêu chương trình GDPT xác
định giúp học sinh phát triển khả năng vốn có của bản thân, hình thành tính cách và
thói quen; phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần; trở thành người học tích cực, tự
tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và
các năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động cần
cù, có tri thức và sáng tạo.
Chương trình giáo dục cấp tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban
đầu cho sự hình thành và phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng
lực được nêu trong mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông; định hướng chính vào
giá trị gia đình, dòng tộc, quê hương, những thói quen cần thiết trong học tập và sinh
hoạt; có được những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất để tiếp tục học trung học cơ sở.
Chương trình giáo dục cấp trung học cơ sở nhằm giúp học sinh duy trì và nâng cao các
yêu cầu về phẩm chất, năng lực đã hình thành ở cấp tiểu học; tự điều chỉnh bản thân
theo các chuẩn mực chung của xã hội; hình thành năng lực tự học, hoàn chỉnh tri thức
phổ thông nền tảng để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc bước vào
cuộc sống lao động.
Chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông nhằm giúp học sinh hình thành phẩm
chất và năng lực của người lao động, nhân cách công dân, ý thức quyền và nghĩa vụ
đối với Tổ quốc trên cơ sở duy trì, nâng cao và định hình các phẩm chất, năng lực đã
hình thành ở cấp trung học cơ sở; có khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, có
những hiểu biết và khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích,
điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc bước vào cuộc
sống lao động.
Trên cơ sở đó, chương trình GDPT nhằm hình thành và phát triển cho học sinh những
phẩm chất chủ yếu sau: Sống yêu thương; Sống tự chủ; Sống trách nhiệm.
Chương trình giáo dục phổ thông nhằm hình thành và phát triển cho học sinh những
năng lực chung chủ yếu sau: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;
Năng lực thẩm mỹ; Năng lực thể chất; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực
tính toán; Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông

3. Sơ đồ hóa cơ cấu tổ chức của một trường TH, THCS, THPT cụ thể và nhận xét cơ
cấu tổ chức đó.
Bộ máy lãnh đạo, quản lí trường phổ thông
Hội đồng trường
Tổ chuyên môn
Tổ văn phòng
Các hội đồng khác trong nhà trường
Các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường
Các tổ chức của học sinh
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỒ CHỨC TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG BÌNH DƯƠNG

Nhận xét cơ cấu tổ chức trường THPT Chuyên Hùng Vương:


Theo em, đây là một cơ cấu tổ chức trường học quy củ và chặt chẽ. Từ vị trí cao nhất
cho đến những vị trí nhỏ hơn đều có mối liên hệ chặt chẽ. Với hệ thống tổ chức như
vậy, mọi ban ngành trong trường, các tổ bộ môn có tính chuyên môn hoá cao hơn vì
đều có người phụ trách, quản lý và chịu trách nhiệm riêng. Cơ cấu tổ chức được thiết
kế một cách gọn nhẹ, khoa học nên phù hợp với quy mô hoạt động của nhà trường. Từ
đó tạo nên sự thống nhất trong bộ máy tổ chức của nhà trường và từng bước đưa
trường khằng định vị trí của mình trong lĩnh vực giáo dục.

* Quy định:
- Bài làm tối đa 04 trang A4.
- Kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 13, giãn dòng 1.5.

You might also like