You are on page 1of 3

Bài tập chương 1

1 Đồ thị I – d được xây dựng bởi ai:

2 Khi nhiệt độ tăng và tốc độ gió giảm thì nhiệt hiện sẽ như thế nào?

3. Độ ồn cho phép trong phòng làm việc là?

4. Theo TCVN - 1992, nồng độ CO2 có trong không khí có thể gây nguy hiểm cho con người là?

5. Nhiệt hiện thể hiện khả năng trao đổi nhiệt giữa cơ thể với môi trường thông qua hình thức tỏa ẩm. Đúng hay sai?

6. Nhiệt hiện phụ thuộc chủ yếu vào độ chênh nhiệt độ giữa cơ thể với môi trường xung quanh. Đúng hay sai, tại sao ?

7. Hiện tượng ra mồ hôi phụ thuộc vào những yếu tố vi khí hậu nào?

8. Nhiệt độ môi trường là 38oC, trong khi thân nhiệt con người là 37 oC. Vậy con người có thải nhiệt ra môi trường được hay không, giải thích?

9.Nhiệt ẩn là nhiệt năng cơ thể thải ra ngoài môi trường cùng với hơi nước dưới dạng tỏa ẩm. Đúng hay sai? Tại sao

9. Hình thức trao đổi nhiệt ẩn có thể xảy ra trong mọi phạm vi nhiệt độ và nhiệt độ môi trường càng cao thì tỏa ẩm càng lớn. Đúng hay sai, tại
sao?

C2

1 Loại thông gió nào thường được sử dụng cho nhà kho?

2. Loại thông gió nào thường được sử dụng cho thông gió cho cầu thang thoát hiểm?

3. Loại thông gió nào sau thường được sử dụng để thông gió cho toilet?

4. Trong lĩnh vực y tế cần kiểm soát mức độ sạch của không khí cấp cho phòng. Vậy loại thông gió nào được ưu tiên sử dụng cho y tế?

5. Tính lưu lượng khí tươi cần cấp cho toilet biết diện tích toilet là 9 m 2, bội số tuần hoàn là 10. Biết độ cao trần là 2.8 m

6. Tính diện tích cổ của miệng gió cấp khí tươi cho tối ưu nhất biết diện tích không gian cần cấp là 9 m 2, bội số tuần hoàn là 10. Biết cao trần là
2.8 m
7. Cho lưu lượng khí tươi cần thiết để trung hòa lượng CO 2 trong phòng là 25 l/s, lưu lượng cần thiết để trung hòa lượng nhiệt thừa là 30 l/s, lưu
lượng cần thiết để trung hòa khí độc trong phòng là 35 l/s. Hỏi lưu lượng khí tươi cần thiết để cung cấp cho phòng là:

8. Thông gió cho tầng hầm nhà xe 150 m 2 cao trần là 3.3 m, hệ số tuần hoàn là 10. Biết hệ thống thông gió là kết hợp, tính lưu lượng khí tươi cần
cung cấp, và thải ra cho tầng hầm.

9. (làm câu 10, chương 3)

C3

1. Khi tính nhiệt tổn thất qua nền, lượng nhiệt đó được tính như thế nào?

2. Khi nhiệt tổn thất do rò lọt không khí, lượng gió rò lọt với loại cửa nào sẽ rò lọt nhiều nhất?

3. Khi tính nhiệt tỏa từ thiết bị chiếu sáng, nhưng thiết bị chiếu sáng không nằm trong phòng thì lượng nhiệt tỏa của thiết bị đó được tính như
thế nào?

4. Khi tính nhiệt tỏa từ sản phẩm cháy, nhiệt tỏa được tính bằng?

5. Nhiệt bức xạ mặt trời vào phòng gồm những loại nào?

6. Nhiệt thừa là gì, được tính bằng tổng của 2 dạng nhiệt gì?

7. Trong các loại: Phòng máy tính-Phòng kỹ thuật thang máy-Phòng học, loại phòng nào ta cần tính đến nhiệt lượng tỏa ra của động cơ? Tại sao?

8. Lượng ẩm do 1 người tỏa ra trong phòng trong một đơn vị thời gian phụ thuộc vào cái gì?

9. Nhiệt thừa có phải là là năng suất lạnh cần thiết lắp đặt cho phòng không? Tại sao?

10. Nhiệt truyền qua kết cấu bao che gồm những loại nào?

C4

1. Hệ thống thổi thường gồm các bộ phận nào?

2. Hệ thống hút thường gồm các bộ phận nào?


3. Các hệ thống hút và thổi cần phải đảm bảo điều kiện gì về vận tốc và sức cản khí động?

4 Các miệng thổi và miệng hút cần phải có các tiêu chí về vận tốc không khí trong vùng làm việc?

5. Góc mở rộng của dòng α của miệng thổi ngang tốt nhất nằm trong khoảng?

6. Khi gió đi ra khỏi miệng thổi bị đổi chiều bởi 1 góc 90 o thì không khí sẽ bị nhiễu loạn, để tránh việc đó có thể làm thế nào?

7. Đối với phân xưởng sản xuất có bố trí các máy mài trải rộng khắp phân xưởng, biện pháp thích hợp nhất khi bố trí các miệng hút là như thế
nào ?

8. Đối với phân xưởng sản xuất có các bể chứa dung dịch dùng để mạ và bể tôi, biện pháp bố trí miệng hút thích hợp là như thế nào?

9. Đối với thư viện có các vị trí của người dùng rải khắp mặt bằng, biện pháp bố trí miệng hút thích hợp là như thế nào?

10. Đối với các đường ống dẫn không khí, về mặt lý thuyết các đường ống cùng chu vi thì loại đường ống có hình nào có sức cản ma sát bé nhất?

11. Đối với các đường ống dẫn không khí, về mặt thực tế loại đường ống có hình dạng nào dễ bố trí nhất? Tại sao?

12. Biện pháp cấp gió từ phía trên, kết hợp hút dưới có đặc điểm gì về khí động

13 Các thiết bị nào (miệng thổi) có thể để điều chỉnh lưu lượng gió vào phòng?

14. Khi phải bố trí bộ phận thu ở cạnh bộ phận thải thì phải bố trí thế nào?

15 Bố trí các miệng thu và thải cần chú ý những điểm nào?

You might also like