You are on page 1of 8

4.

2 Tính cân bằng nhiệt của căn hộ


Từ tầng 6 đến 22 : Các căn hộ
Từ tầng 6 đến tầng 22 của tòa nhà Bao gồm 20 căn hộ chia thành 4 loại A,B,C,D
Với diện tích sử dụng khác nhau .
Bảng 4.1 Bảng phân loại các loại căn hộ
Loại căn hộ A B C D Penhouse Penhouse
(1-4) 5
Diện tích sử 81 86 96 96 258 619,8
dụng m2
Số lượng 12 2 4 2
mỗi tầng
Tổng số 216 36 72 36
lượng

Ngoài ra mỗi tầng còn có 1 phòng kỹ thuật điện, 1 phòng kỹ thuật nướ, 1 phòng
rác, 1 phòng KT TTLL, 8 thang máy và 3 thang bộ .
Bảng 4.2 Bảng thống kê chi tiết các căn hộ
Phòng Tầng Diện tích Đông Tây Nam Bắc
2
m
A1 6...22 81 A2 D1 HL NT
A2 6...22 81 A3 A1 HL NT
A3 6...22 81 A4 A2 HL NT
A4 6...22 81 C1 A3 HL NT
A5 6...22 81 A6 C2 HL NT
A6 6...22 81 B1 A5 HL NT
A7 6...22 81 B1 B2 NT HL
A8 6...22 81 C3 A7 NT HL
A9 6...22 81 A10 C4 NT HL
A10 6...22 81 A11 A9 NT HL
A11 6...22 81 A12 A10 NT HL
A12 6...22 81 D2 A11 NT HL
B1 6...22 86 CT A6 HL NT
B2 6...22 86 A7 PKT NT HL
C1 6...22 93 NT A4 HL NT
C2 6...22 93 A5 NT HL NT
C3 6...22 93 NT A8 NT HL
C4 6...22 93 A9 NT NT HL
D1 6...22 96 A1 NT HL NT
D2 6...22 96 NT A12 NT HL

4.2.1. Nhiệt toả từ máy móc


Theo [1] nhiệt toả từ máy móc được tính như sau:

Q1=∑ N đc K tt K đt ( 1η −1−K ) , W ( 4.5)


T

Nđc ‒ Công suất đặt của động cơ, W;


Ktt ‒ Hệ số phụ tải, bằng tỉ số giữa công suất làm việc thực tế với công suất đặt của động
cơ, ktt = NLV/Nđc.
kđt ‒ Hệ số đồng thời, kđt = ∑Ni.τi/∑Ni với Ni là công suất của động cơ thứ i làm việc
trong thời gian tương ứng , .
kT ‒ Hệ số tải nhiệt, động cơ làm việc ở chế độ biến điện năng thành cơ năng đều
lấy KT = 1.
η ‒ Hiệu suất làm việc thực tế của động cơ, η = ηđ.khc. Ở đây ηđ là hiệu suất của
động cơ theo catalog, Khc - là hệ số hiệu chỉnh theo phụ tải.
Tuy nhiên tầng này là căn hộ chung cư nên không có thiết bị nào tỏa nhiệt quá lớn
trong không gian điều hòa. Phần nhiệt này ta bỏ qua trong tính toán.

4.2.2 Nhiệt toả từ đèn chiếu sáng


Theo [1] nhiệt toả từ đèn chiếu sáng được xác định như sau:

Q2=N cs=q . F W (4.6)

Ncs - Tổng công suất của tất cả các đèn chiếu sáng, W;

F - diện tích sàn, m2.

Theo tiêu chuẩn chiếu sáng, lấy trên mỗi m2 là q= 12 W/m2.

- Căn hộ A1 :
Phòng A1 có diện tích 81 m2
Q2=q . F=81.12=972W
Áp dụng công thức (4.6) với các thiết bị chiếu sáng, kết quả tính nhiệt tỏa ra do đèn chiếu
sáng được thể hiện trong bảng 4.3.
4.2.3. Nhiệt tỏa từ người
Theo [1] nhiệt toả từ người được xác định như sau:

Q3=n. q ,W (4.7)

q ‒ Nhiệt tỏa từ một người, W/người; n ‒ Số người.

Theo [1] nhiệt toả ra từ một người trưởng thành, với nhiệt độ trong phòng khoảng t =
25oC, ở đây là căn hộ chủ yếu là người nghỉ ngơi nên ta chọn định hướng theo [1],
q=80 W /người . Ở đây, số người ở căn hộ ta lấy trung bình 1 căn hộ bao gồm 4 người .

-Căn hộ A1

Căn hộ A1 có diện tích 81 m2 , số người trong đó là 4 người


Q3=n. q=4.80=320 W

Áp dụng công thức (4.7) kết quả tính nhiệt tỏa từ người được thể hiện trong bảng
4.4.

4.2.4. Nhiệt tỏa từ bán thành phẩm


Khi các bán thành phẩm này có nhiệt độ khác với nhiệt độ điều hoà thì sẽ có một
lượng nhiệt toả ra hoặc thu vào tuỳ theo nhiệt độ bán thành phẩm cao hơn hoặc thấp hơn
nhiệt độ phòng. Nhiệt lượng này cũng có 2 thành phần hiện và ẩn khi có thành phần nước
bay hơi hoặc ngưng tụ. Theo [1] nhiệt toả từ bán thành phẩm được xác định như sau:

Q4 =G 4. C p . ( t 2−t 1) + W 4 . r ,W (4.8)

G4. :khối lượng bánthành phẩm đưa vào , kg /s ;

C p :nhiệt dung riêng khối lượng của bánthành phẩm , kJ /kgK ;

t 2 , t 1 :nhiệt độ vào và ra của bánthành phẩm ;

W 4 :lượng ẩm toả ra( hoặc ngưng tụ) bán thành phẩm ;


r — nhiệt ẩn hoá hơi của nước , r=2442 kJ /kg(ở 25 oC ).

Vì là căn hộ nên không có lượng bán thành phẩm nào Q4 =0.

4.2.5. Nhiệt toả từ thiết bị trao đổi nhiệt


Nếu trong phòng có đặt các thiết bị trao đổi nhiệt, các đường ống dẫn môi chất có
nhiệt độ làm việc khác với nhiệt độ không gian điều hoà thì lượng nhiệt toả ra hoặc thu
vào từ không gian điều hoà cần xác định theo [1] nhiệt toả từ thiết bị trao đổi nhiệt được
xác định như sau:

Q5=α tb . F tb . ( t tb −t T ) ,W (4.9)

hệ số toả nhiệt do đối lưu và bức xạ từ vách thiết bị trao đổi nhiệt, W/ ,

lấy gần đúng bằng 10 W/m2K;

diện tích bề mặt thiết bị trao đổi nhiệt, ;


ttb ‒ tt hiệu nhiệt độ bề mặt thiết bị và nhiệt độ phòng, K;

Do các phòng của ta không đặt các thiết bị trao đổi nhiệt, các đường ống được đặt
trên trần giả và bọc cách nhiệt nên Q5 = 0.

4.2.6. Nhiệt tỏa do bức xạ mặt trời qua cửa kính


Nhiệt toả do bức xạ mặt trời qua cửa kính phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau,
trực xạ hoặc tán xạ bầu trời, sương mù, bụi khói và mây, cường độ bức xạ mặt trời tại địa
phương, thời gian quan sát, vật liệu, diện tích, độ dày kính. Nói chung, xác định được
chính xác nhiệt toả do bức xạ là rất khó khăn. Theo [1] ở đây giới thiệu cách xác định gần
đúng như sau:

Q6=I sđ . F k . τ 1 . τ 2 . τ 3 . τ 4 ,W (4.10)

: Cường độ bức xạ mặt trời lên mặt phẳng đứng, W/m 2. Giá trị tra theo [1], lấy theo số
liệu ở Hà Nội;
F k : Diện tích cửa kính , m 2

τ 1 : Hệ số trong suốt của kính . Đối với kính 1lớp τ 1 =0,81;

τ 2 : Kính 2lớp đặt đứng τ 2=0,7 ;

τ 3 : Hệ số khúc xạ . Đối với cửa kính 2lớp khung kimloại τ 3=0,45 ;

τ 4 : Hệ số tán xạ do che nắng , kính khuéch tán τ 4=0,7.

Ta có :
τ 1 . τ 2 . τ 3 . τ 4=0,81.0,7 .0,45 .0,7=0,18

Bảng 4. Cường độ bức xạ mặt trời ở Hà Nội theo [1]


Nằm ngang Mặt thẳng đứng (W /m2 ¿
(W /m2 ¿ Đông Tây Nam Bắc
I sd 928 569 569 0 122

- Căn hộ A1 :
Căn hộ A1 có diện tích vách kính 15,3 m2 quay về hướng bắc, cường độ bức xạ mặt trời
hướng bắc là I sd =122(W /m2)

Q6=I sđ . F k . τ 1 . τ 2 . τ 3 . τ 4=122.15,3 .0,18=335,988, W

Áp dụng công thức (4.10) kết quả tính nhiệt được thể hiện trong bảng 4.5

4.2.7. Nhiệt tỏa do bức xạ mặt trời qua bao che


Thành phần này toả vào phòng do bức xạ mặt trời làm cho kết cấu bao che nóng lên
hơn mức bình thường, hành phần nhiệt này chủ yếu tính cho mái. Với đặc điểm kiến trúc
của tòa nhà thì việc tính nhiệt cho khu trung tâm thương mại từ tầng 1 đến tầng 5 ta
không tính đến thành phần nhiệt bức xạ qua mái, do mái nằm ở trên các tầng tiếp theo
nên Q7=0.

4.2.8. Nhiệt tỏa do rò lọt không khí qua cửa


Khi có chênh nhiệt độ và áp suất giữa trong nhà và ngoài trời thì xuất hiện một dòng
không khí rò lọt qua cửa mở hoặc qua khe cửa. Đối với các buồng điều hoà không có
quạt thông gió, sự rò lọt này với mức độ nào đó là cần thiết vì nó cung cấp khí cho những
người trong phòng. Đối với các buồng có cung cấp gió tươi thì cần phải hạn chế kiểm
soát nó đến mức thấp nhất để tránh tổn thất nhiệt và lạnh. Theo [1] nhiệt toả do rò lọt
không khí qua cửa được xác định như sau:

Q8=G 8 .( I N −I T ) , W (4.12)

G 8 — L ượ ng k hô ng k hí r ò l ọ t qua c ử a m ở h o ặ c k h e c ử a , kg /s ;

1,2. (1,5 ÷ 2 ) .V
G8= ρ. L8= , kg/ s
3600

Bình thường khó xác định được lượng không khí rò lọt. Tùy trường hợp ta lấy

L8 = ( 1,5 ÷ 2 ).V ,m3/h. Theo kết cấu xây dựng, tường được lắp vách kính kín nên ta chọn
L8 = 1,5.V, m3/h;

1,2.1,5 .V
G8= ρ. L8= , kg/ s
3600

I N , I T — entanpy không khí ngoài nhà và trong nhà, J/kg ;

V ‒ thể tích phòng, m3.

- Căn hộ A1
Căn hộ A1 có diện tích 81 m2 chiều cao 3,2m , thể tích phòng V=81.3,2=259,2m3
1,2.1,5 .V 1,2.1,5 .259,2
G8= ρ. L8= = =0,1296 , kg/ s
3600 3600
Q8=G 8 . ( I N −I T )=0,1296. ( 89,86−61,77 ) =3,652 kW =3640 W

Áp dụng công thức (4-12) ta có kết quả tính nhiệt do rò lọt không khí qua cửa được thể
hiện trong bảng 4.7
2.2.9. Nhiệt thẩm thấu qua vách
Theo [1] nhiệt thẩm thấu qua kết cấu bao che do chênh lệch nhiệt độ bên ngoài và
bên trong nhà được xác định như sau:

Q 9=∑ k i . F i . ∆t i ,W (4.13)

2
k i : Hệ số truyền nhiệt qua kết cấu bao che thứ i ,W /m K ;

2
F i : Diện tích bề mặt kết cấu bao che thứ i , m ;

∆ t i : Hiệu nhiệt độ trong và ngoài nhà của kết cấu bao che thứ i, K ;

Đối với tường và cửa kính bao quanh không có không gian đệm thì

∆ t i=t N −t T =35,9−26=9,9 K

Vách tiếp xúc trực tiếp với không gian có điều hoà chọn ∆ t i=0 K

Có không gian đệm ∆ t i=t N −t T =0,7.(35,9−26)=6,93 K

Theo [1] ta có k t=1,48 cho tường gạch 220mm có trát vữa và k k =2,84 cho kính 2
lớp

- Căn hộ A1

Căn hộ A1 có diện tích tường tiếp xúc với không gian đệm là 25,92 m2, không đệm là
22,92 m2 diện tích vách kính tiếp xúc với không gian không đệm là 15,3 m2

Q9=∑ k i . F i . ∆t i=1,48.25,92 .6,93+1,48.22,92.9,9+2,84.15,3 .9,9=1032,138 W

Áp dụng công thức (4.13) ta được kết quả tính nhiệt thẩm thấu qua kết cấu bao che
được thể hiện trong bảng 4.8.

4.2.12. Nhiệt tổn thất bổ sung do gió và hướng vách


Các cách tính toán trên chưa tính đến ảnh hưởng của gió khi công trình có độ cao
lớn hơn 4 m, vì ở trên cao α N tăng làm cho k tăng và Q9 tăng. Để bổ sung tổn thất do gió,
cứ từ mét thứ 5 lấy tổn thất Q9tăng thêm 1 đến 2% nhưng toàn bộ không quá 15%.
Bổ sung khác cho Q9 là đối với các vách hướng Đông và Tây, trong phần tính nhiệt
Q7 mới chỉ tính cho mái (trần) mà chưa tính cho vách đứng thì cần tính bổ sung nhiệt tổn

thất do bức xạ mặt trời cho vách đứng hướng Đông và Tây. Theo [1] được xác định như
sau:

F D + FT
Qbs =1 % . ( H−4 ) . Q9 +5 % . . Q9 ,W ( 4.16)
F

H ‒ Chiều cao toà nhà (không gian điều hoà), m


2
F D F T ‒ Diện tích bề mặt vách hướng Đông và Tây của không gian điềuhoà , m ;

F ‒ Diện tích tổng vách bao của không gian điều hoà, m2;

Vì một số vách có không gian đệm không tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên
ngoài nên không ảnh hưởng của gió.

You might also like