You are on page 1of 22

CHƯƠNG 1

CÁC VẤN ĐỀ CHUNG CỦA THỐNG KÊ

A - Câu hỏi đúng sai


1. Thống kê học là một môn khoa học nghiên cứu mặt lượng của các hiện tượng kinh tế; xã hội; tự
nhiên.
2. Thống kê học là một môn khoa học, nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ mật thiết với mặt
chất của các hiện tượng kinh tế; xã hội; tự nhiên…trên phạm vi số lớn; trong điều kiện thời gian và
không gian cụ thể.
3. Tổng thể thống kê bao gồm một một số đơn vị (hoặc phần tử, hiện tượng) cá biệt cấu thành nên
hiện tượng mà ta cần quan sát, phân tích về mặt lượng của chúng.
4. Tổng thể thống kê bao gồm tất cả những đơn vị (hoặc phần tử, hiện tượng) cá biệt cấu thành nên
hiện tượng mà ta cần quan sát, phân tích về mặt lượng của chúng.
5. Tổng thể bộc lộ là tổng thể đồng chất.
6. Tổng thể tiềm ẩn là tổng thể không đồng chất.
7. Mỗi đặc điểm của đơn vị tổng thể được nghiên cứu gọi là một tiêu thức thống kê.
8. Tiêu thức thuộc tính là tiêu thức biểu hiện trực tiếp được bằng con số.
9. Tiêu thức thuộc tính là tiêu thức không biểu hiện trực tiếp được bằng con số.
10. Tiêu thức số lượng là những tiêu thức biểu hiện trực tiếp được bằng con số .
11. Tiêu thức thay phiên có thể là tiêu thức số lượng.
12. Chỉ tiêu thống kê là một tiêu thức thống kê gắn với một con số cụ thể.
13. Chỉ tiêu thống kê là một tiêu thức thống kê gắn với một con số cụ thể, với thời gian và địa điểm
cụ thể.
14. Thang đo định danh là các con số không có quan hệ hơn, kém; không thực hiện được các phép
tính thống kê.
15. Thang đo thứ bậc về bản chất cũng là thang đo định danh nhưng các biểu hiện tiêu thức có quan
hệ thứ bậc hơn kém.
16. Thang đo khoảng là thang đó thứ bậc nhưng có chỉ rõ khoảng cách giữa các bậc.
17. Thang đo tỷ lệ là thang đo khoảng với một điểm O tuyệt đối (điểm gốc) để có thể so sánh được
tỷ lệ giữa các trị số đo.
18. Phân tích và dự đoán thống kê là 1 khâu công việc của quá trình điều tra thống kê.
19.Điều tra thường xuyên là việc tiến hành thu thập, ghi chép các tài liệu ban đầu của hiện tượng
nghiên cứu một cách liên tục, có hệ thống, thường xuyên về sự vận động của hiện tượng đó.
20. Người ta cần áp dụng điều tra thường xuyên để thu thập thông tin đối với những hiện tượng có
quá trình phát triển không liên tục.
21. Ưu điểm của điều tra toàn bộ là việc tổng hợp thông tin ít tốn kém và không phức tạp.
22. Nhược điểm của điều tra không toàn bộ thường đòi hỏi chi phí tốn kém
1
23. Hạn chế của điều tra không toàn bộ đó là thường phát sinh sai số do kích thước mẫu; do phương
pháp chọn mẫu…
24. Ưu điểm của điều tra không toàn bộ là tiết kiệm chi phí, thời gian thu thập thông tin nhanh.
25. Kết quả của điều tra chọn mẫu không thể dùng để suy rộng cho tổng thể chung như số trung
bình; tỷ trọng (cơ cấu); phương sai…
26. Kết quả của điều tra trọng điểm được dùng để suy rộng cho tổng thể chung như số trung bình; tỷ
trọng (cơ cấu); phương sai…
27. Điều tra trực tiếp thường thu được thông tin có độ chính xác kém hơn điều tra gián tiếp vì trong
điều tra gián tiếp người cung cấp thông tin có thời gian để tự nghiên cứu kỹ thông tin cần cung cấp.
28. Điều tra gián tiếp thường đỡ tốn kém hơn so với điều tra trực tiếp nhưng độ chính xác không
cao bằng.
29. Phương án điều tra thống kê là một bản đề cương chi tiết được xây dựng trong bước chuẩn bị
cho toàn bộ quá trình của một cuộc điều tra thống kê.
30. Thời hạn điều tra là khoảng thời gian quy định để hoàn thành việc thu thập thông tin ban đầu về
hiện tượng nghiên cứu.
31. Thời kỳ điều tra là khoảng thời gian được tính từ cuộc điều tra trước đến lần điều tra sau.
32. Sai số trong điều tra thống kê là chênh lệch giữa giá trị thực của hiện tượng nghiên cứu so với
giá trị lý thuyết về hiện tượng đó.
33. Sai số trong điều tra thống kê là chênh lệch giữa giá trị thực của hiện tượng nghiên cứu so với
trị số của nó do điều tra thống kê thu thập được.
34. Sai số trong điều tra thống kê chỉ xảy ra khi phái viên điều tra làm không tốt nhiệm vụ của
mình.
35. Sai số chọn mẫu xảy ra trong tất cả các cuộc điều tra thống kê.
B – BÀI TẬP
Bài 1: Hãy nêu một số tiêu thức cơ bản nhằm:
- Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ cantin của Trường
- Đánh giá tình hình đi làm thêm của sinh viên
- Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Bài 2: Nhằm nghiên cứu thực trạng và nhu cầu đọc sách của sinh viên Việt Nam, từ đó có những
định hướng cho hoạt động KD, 1 NXB đã tiến hành điều tra SV VN để thu thập thông tin. Hãy:
- Xác định đối tượng, nội dung nghiên cứu
- Xác định các dữ liệu cần thu thập
- Thiết kế phiếu điều tra để phục vụ cho nghiên cứu, trong đó sử dụng đầy đủ các loại
thang đo đã học.

Bài 3: Có số liệu về sinh viên 1 lớp gồm 30 người. Hãy chọn mẫu ngẫu nhiên gồm 5 người theo các
phương pháp chọn mẫu sau:
- Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản
- Chọn mẫu máy móc (chọn hệ thống)
- Chọn mẫu phân loại (phân tổ) theo giới tính
2
STT Tên Giới tính STT Tên Giới tính STT Tên Giới tính
1 An Nam 11 Hà Nữ 21 Oanh Nữ
2 Ánh Nữ 12 Hùng Nam 22 Phong Nam
3 Bách Nam 13 Hương Nữ 23 Quân Nam
4 Bích Nữ 14 Khôi Nam 24 Thủy Nữ
5 Chi Nữ 15 Lan Nữ 25 Tuấn Nam
6 Cường Nam 16 Linh Nữ 26 Trí Nam
7 Diệu Nữ 17 Mai Nữ 27 Tú Nữ
8 Dung Nữ 18 My Nữ 28 Vân Nữ
9 Duy Nam 19 Ngọc Nữ 29 Vũ Nam
10 Giang Nữ 20 Nghĩa Nam 30 Yến Nữ

CHƯƠNG 2
TỔNG HỢP THỐNG KÊ
A – Câu hỏi đúng sai
1. Tổng hợp thống kê là khâu mở đầu của quá trình nghiên cứu thống kê.
2. Tổng hợp thống kê là tiến hành tập trung, chỉnh lý, hệ thống hóa một cách khoa học các tài liệu
ban đầu thu thập được trong điều tra thống kê.
3. Phương pháp cơ bản để tổng hợp thống kê là phương pháp sắp xếp thông tin theo một trật tự nào
đó.
4. Phân tổ thống kê là một phương pháp tổng hợp thống kê cơ bản.
5. Khi phân tổ theo tiêu thức thuộc tính, nhất thiết mỗi biểu hiện hình thành một tổ.
6. Khi phân tổ theo tiêu thức số lượng phải phân tổ có khoảng cách tổ.
7. Phân tổ theo tiêu thức số lượng có thể phân tổ có khoảng cách tổ hoặc không có khoảng cách tổ.
8. Trong một dãy số phân phối, nếu một tổ có tần số lớn nhất thì cũng có tần suất lớn nhất
9. Trong một dãy số phân phối, nếu một tổ có tần số lớn nhất thì cũng có mật độ phân phối lớn nhất.
10. Về mặt hình thức cấu tạo của bảng thống kê bao gồm: hàng ngang, cột dọc, số liệu.
B - Bài tập
Bài 1
Có số liệu về thời gian từ khi đặt hàng đến khi giao hàng của các đơn hàng của một đơn vị sản xuất
như sau (Đơn vị tính:ngày):

4 12 8 14 11 6 7 13 13 11
20 5 19 10 15 24 7 28 6 20
12 15 7 9 5 22 17 8 12 10
a/ Phân tổ các đơn hàng trên theo tiêu thức thời gian từ khi đặt hàng đến khi giao hàng với khoảng
cách tổ bằng nhau và số tổ là 4.

3
b/ Xác định tỷ trọng của mỗi tổ chiếm trong tổng thể và nhận xét về khả năng đáp ứng các đơn đặt
hàng của doanh nghiệp.
c/ Doanh nghiệp muốn đảm bảo một nửa số chuyến giao hàng được thực hiện trong 10 ngày. Vậy
doanh nghiệp có đạt được mục tiêu này không?
Bài 2
Có số liệu thu thập được về trị giá của toàn bộ các hợp đồng xuất khẩu của công ty X đã thực hiện
trong năm 2019 như sau: (đơn vị tính: nghìn USD)

56 23 15 14 78 59 89 12
25 32 26 66 58 45 33 36
56 57 39 46 45 48 92 29
38 71 65 63 50 37 58 38
24 28 48 38 55 44 26 88
a/ Hãy phân tổ các hợp đồng xuất khẩu đã thực hiện của công ty trong năm 2019 theo tiêu thức trị
giá hợp đồng với khoảng cách tổ bằng nhau và bằng 5 tổ.
b/ Xác định tỷ lệ số hợp đồng có giá trị từ 60 (nghìn USD) trở lên.
c/ Trình bày số liệu đã được phân tổ bằng đồ thị.

Bài 3: Có số liệu sau


Thứ tự Giới tính Điểm môn Điểm Thứ tự Giới tính Điểm Điểm
SV X môn Y SV môn X môn Y
1 Nam 7.2 9 16 Nam 7.6 8.1

2 Nữ 9.1 8.6 17 Nữ 8.7 8.3


3 Nam 8.5 8.7 18 Nữ 7.6 7.8

4 Nam 4.7 5.4 19 Nam 7.3 8

5 Nữ 6.9 6 20 Nam 7.5 7.8

6 Nữ 7.8 7.5 21 Nữ 8.2 7.5

7 Nữ 5.4 5 22 Nam 6.6 7.8

8 Nữ 5 4.8 23 Nữ 7.8 7.1

9 Nữ 9.5 9.1 24 Nữ 7.8 5.5

10 Nữ 8.8 8.6 25 Nữ 8.5 8.1

11 Nam 7.6 8.2 26 Nam 7 8.6

12 Nữ 5.6 5.7 27 Nữ 8.1 8

13 Nữ 8.7 8.4 28 Nam 7 7.5

4
Thứ tự Giới tính Điểm môn Điểm Thứ tự Giới tính Điểm Điểm
SV X môn Y SV môn X môn Y
14 Nam 7.9 8.5 29 Nam 6.5 6.8

15 Nữ 7.5 7 30 Nữ 8.2 7.8

a/ Tổng hợp số liệu trên vào bảng thống kê và đưa ra một số nhận xét chủ yếu.
b/ Sử dụng đồ thị mạng nhện để so sánh điểm của nam và nữ đối với từng môn học.
Bài 4:
Có số liệu về doanh số bán và tốc độ tăng trưởng doanh số bán của 1 DN tại 5 thị trường năm 2019
như sau:
Thị trường Doanh số bán Tốc độ tăng trưởng so
(triệu đồng) với năm trước (%)
A 2500 10
B 2140 8
C 8580 3
D 3320 5
E 4850 6
Hãy biểu diễn trên 1 đồ thị (sử dụng kết hợp biểu đồ hình cột và đồ thị đường gấp khúc)

CHƯƠNG 3
CÁC THAM SỐ THỐNG KÊ
A - Câu hỏi đúng sai
1. Số bình quân là một trong các tham số phản ánh mức độ đại biểu của hiện tượng nghiên
cứu.
2. Không thể dùng số bình quân để so sánh 2 hiện tượng khác loại.
3. Số bình quân cộng không phải là tham số đo mức độ đại biểu tốt nhất.
4. Số bình quân cần được tính trong tổng thể đồng chất.
5. Trung vị rất nhạy cảm với những lượng biến đột xuất trong dãy số
6. Trung vị là một trong những lượng biến của dãy số phân phối
7. Ưu điểm của trung vị là san bằng mọi chênh lệch giữa các lượng biến
8. Nếu thu nhập bình quân một năm của lao động trong doanh nghiệp nhà nước là 35 triệu
đồng/người và của lao động doanh nghiệp ngoài nhà nước là 45 triệu đồng/người thì thu nhập bình
quân 1 năm của lao động chung cả 2 loại hình là 40 triệu đồng/người.
9. Mốt kém nhạy bén với sự biến thiên của tiêu thức.
10. Mốt có thể tính được ở cả dãy số thuộc tính và dãy số lượng biến.
11. Trung vị chỉ tính được đối với dãy số lượng biến.
12. Trong một dãy số lượng biến, nếu mốt < trung vị < Số bình quân thì số đơn vị có lượng biến
nhỏ hơn số bình quân chiếm đa số trong tổng thể.
13. Độ biến thiên của tiêu thức càng lớn phản ánh trình độ đại biểu của số bình quân càng cao. .
5
14. Độ lệch tiêu chuẩn là chỉ tiêu đo độ biến thiên tốt nhất.
15. Hệ số biến thiên cho phép đo độ biến thiên giữa 2 hiện tượng khác loại.
B - Bài tập
Bài 1
Có số liệu về doanh số bán của các cửa hàng thuộc công ty X như sau:

Doanh số bán (triệu đồng)


Cửa hàng Thực hiện năm 2018 Năm 2019
Kế hoạch Thực hiện
A 5300 6000 6350
B 6215 7000 7200
C 8650 10000 11200
Cộng 20165 23000 24750
a/ Tính số tương đối nhiệm vụ kế hoạch về doanh số bán của từng cửa hàng và chung cả 3 cửa hàng
b/ Tính số tương đối hoàn thành kế hoạch về doanh số bán năm 2019 của từng cửa hàng và chung
cả 3 cửa hàng.
c/ Tính số tương đối động thái về doanh số bán năm 2019 so với 2018 của từng cửa hàng và chung
cả 3 cửa hàng.
Bài 2:
Có số liệu của 1 doanh nghiệp qua 2 năm như sau:
Năm 2018 Năm 2019
1.Giá trị sản xuất kế hoạch (tỷ đồng) 30 35
2.Giá trị sản xuất thực tế. 32 42
3.Số lao động bình quân (người) 400 420
a/ Tính số tương đối thực hiện kế hoạch về giá trị sản xuất.
b/Tính năng suất lao động của doanh nghiệp năm 2018 và 2019. Đây là loại số tương đối gì?
c/ Tính các số tương đối động thái của các chỉ tiêu.
Bài 3
Có dãy số liệu về giá trị xuất khẩu của 10 doanh nghiệp năm 2019 như sau:
Đ/v tính: triệu USD
45 50 72 50 48 51 50 54 80 52
Xác định:
a/ Giá trị xuất khẩu bình quân một doanh nghiệp
b/ Mốt, trung vị về giá trị xuất khẩu.

6
c/ Khoảng biến thiên, độ lệch tiêu chuẩn về giá trị xuất khẩu.
d/ Hệ số biến thiên về giá trị xuất khẩu
Bài 4
Một nhà sản xuất pin thử nghiệm sản phẩm của mình bằng cách dùng thử 20 chiếc pin liên tục cho
đến khi pin không sử dụng được nữa. Các pin đó có số giờ sử dụng như sau:
160 156 230 215 200 175 186 170 1954 216
203 177 166 122 154 162 278 192 197 188
Yêu cầu:
a/ Tính trung bình cộng, trung vị của thời gian sử dụng các pin đó. Loại nào là thước đo mức độ đại
biểu về thời gian sử dụng của pin tốt hơn, tại sao?
b/ Nếu nhà sản xuất muốn quảng cáo cho pin của mình, anh ta nên dùng số trung bình cộng hay
trung vị?
Bài 5
Có số liệu về bậc thợ của công nhân trong một xí nghiệp như sau:
Bậc thợ 1 2 3 4 5 6 7
Số công nhân 22 36 32 30 15 10 5
Xác định bậc thợ bình quân của công nhân trong xí nghiệp.
Bài 6
Một nhóm 3 công nhân tiến hành sản xuất một loại sản phẩm và trong thời gian như nhau. Người
thứ nhất làm ra một sản phẩm hết 15 phút, người thứ hai làm ra một sản phẩm hết 18 phút và người
thứ ba làm ra một sản phẩm hết 22 phút. Hãy tính thời gian hao phí bình quân để sản xuất một sản
phẩm của công nhân nhóm đó.
Bài 7
Một cửa hàng lương thực bán ra ba loại gạo và trong kỳ đã thu được số tiền bán mỗi loại gạo là như
nhau. Ba loại gạo này có giá lần lượt là 12000đ/kg; 15000 đ/kg và 20000 đ/kg. Tính giá bình quân
một kg gạo mà cửa hàng này bán ra
Bài 8
Trong một đợt tuyển dụng, phòng nhân sự đã đánh giá và cho điểm năng khiếu của các ứng
viên theo thang điểm 100, kết quả thu được như sau:
86 70 44 82 76 25 100 86 74 86
65 80 52 62 74 71 84 90 72 85
77 84 82 89 75 95 60 72 32 50
88 72 21 86 35 84 78 76 85 44
58 68 69 98 35
a/ Phân tổ các ứng viên theo các tổ: Xuất sắc (90-100 điểm) ; Giỏi (80-90điểm); Khá (70-80 điểm)
;Trung bình (50-70 điểm); Yếu (30-50 điểm); Kém (0-30 điểm).

7
b/ Xác định số bình quân cộng, Mode, trung vị và độ lệch tiêu chuẩn về điểm năng khiếu của các
ứng viên. Nhận xét
c/ Giả sử nhu cầu tuyển dụng là 10 người, dựa vào dãy số đã phân tổ, ước tính điểm sàn tuyển dụng.
Bài 9
Có số liệu về số công nhân, năng suất lao động của công nhân và giá thành bình quân một
loại sản phẩm tạo các xí nghiệp thuộc công ty Y tháng 6/2020 như sau:
Xí nghiệp Số công nhân Năng suất lao động bình quân Gía thành bình quân một
một công nhân (sản phẩm) sản phẩm (1000 đồng)
A 160 295 35
B 185 300 34
C 200 314 33,5
D 220 330 32
E 235 340 30
a/ Xác định năng suất lao động bình quân một công nhân chung cho cả 5 xí nghiệp.
b/ Xác định giá thành bình quân một sản phẩm chung cho cả 5 xí nghiệp.
Bài 10
Có số liệu về tuổi của sinh viên một lớp tại chức như sau:
Tuổi Số sinh viên
Dưới 25 30
25 – 30 35
30 - 35 22
35 - 40 8
Từ 40 trở lên 5
a/ Xác định tuổi bình quân của sinh viên trong lớp học
b/ Xác định mốt, trung vị, độ lệch tiêu chuẩn về tuổi của sinh viên trong lớp học.
c/ Đánh giá tính chất phân phối của dãy số.
Bài 11
Có số liệu về năng suất lao động của một tổ công nhân như sau:
Năng suất lao động Số công nhân
(chiếc/ngày)
20 – 22 10
22 – 24 40
24 – 26 80
26 – 28 50
28 - 30 20
a/ Xác định năng suất lao động bình quân của một công nhân
b/ Xác định mốt, trung vị về năng suất lao động.
c/ Nhận xét về tính chất phân phối của dãy số
e/ Xác định độ lệch tiêu chuẩn về năng suất lao động của công nhân.

8
Bài 12
Có số liệu về thu nhập của 200 công nhân trong một doanh nghiệp tháng 8/2020 như sau:
Thu nhập Số công nhân
( nghìn đồng)
<1500 10
1500 – 2500 40
2500 – 3500 55
3500 – 4000 40
4000 – 4500 30
4500 – 5000 20
Từ 5000 trở lên 5
Xác định:
a/ Thu nhập bình quân của một công nhân.
b/ Mốt, trung vị về thu nhập. Nêu ý nghĩa.
Bài 13: Có số liệu về tuổi và thu nhập của 10 người như sau:
STT Tuổi Thu nhập STT Tuổi Thu nhập
(triệu đồng) (triệu đồng)
1 22 2,2 6 32 3,0
2 25 2,5 7 32 4,0
3 26 3,0 8 34 5,5
4 26 5,0 9 36 7,0
5 30 3,5 10 40 6,0
Có ý kiến cho rằng, tuổi của 10 người này đồng đều hơn thu nhập của họ. Ý kiến đó đúng hay sai,
giải thích vì sao?
Bài 14
Một doanh nghiệp muốn bán sản phẩm mới (SPA) sang một số thị trường khác. Qua nghiên
cứu, doanh nghiệp thấy rằng, việc bán sản phẩm này chỉ có thể có lãi nếu sản phẩm đó được bán ở
khu vực có ít nhất 500 000 hộ gia đình và chi tiêu dành cho mua SPA mỗi hộ ít nhất là 350
USD/năm.
Dựa vào số liệu sau, hãy xác định xem doanh nghiệp này nên lựa chọn thị trường nào,
không nên lựa chọn thị trường nào, thị trường nào cần phải xem xét thêm. Giải thích tại sao.
Thị Số hộ gia Chi tiêu mua SPA hàng năm (USD)
trường đình
Trung bình Trung vị Mốt Độ lệch tiêu
cộng chuẩn
A 2 500 000 450 87 75 75
B 1 750 000 385 109 97 52
C 950 000 367 360 358 18
D 980 000 365 340 310 20
E 1 350 000 353 352 348 10
9
Bài 15: Có số liệu về chiều cao học sinh một khối lớp tại một trường học như sau:
Chiều cao (cm) Số học sinh
< 140 8
140 - 150 66
150 – 160 170
160 – 170 160
170 – 175 60
175 – 180 26
Từ 180 trở lên 10
a/ Tính chiều cao bình quân của học sinh khối lớp đó
b/ Tính mốt, trung vị, độ lệch tiêu chuẩn về chiều cao
c/ Tính tỷ lệ học sinh có chiều cao từ 165 cm trở lên với giả thiết phân phối trong từng tổ là
phân phối đều
Bài 16:
a/ Một doanh nghiệp có 1500 nhân viên, số năm kinh nghiệm trung bình là 10 năm, độ lệch chuẩn
là 1 năm. Vậy doanh nghiệp đó có ít nhất bao nhiêu nhân viên có kinh nghiệm từ 8 đến 12 năm.
b/Thu nhập bình quân của nhân viên 1 doanh nghiệp là 15 triệu đ/tháng với độ lệch tiêu chuẩn là 2
triệu đồng. Hãy xác định khoảng thu nhập mà ít nhất 96% nhân viên của doanh nghiệp đó đạt được.

CHƯƠNG 4
ĐIỀU TRA CHỌN MẪU
A - Câu hỏi đúng sai
1. Sai số trong điều tra thống kê là sai số chọn mẫu (sai số có tính chất đại diện).
2. Khi cỡ mẫu tăng thì sai số chọn mẫu tăng.
3. Khi cỡ mẫu tăng (điều kiện kinh phí và nhân lực giữ nguyên) thì sai số phi chọn mẫu sẽ
giảm.
4. Khi cỡ mẫu tăng (điều kiện kinh phí và nhân lực giữ nguyên) thì sai số phi chọn mẫu sẽ
không thay đổi.
5. Một trong những ưu điểm của điều tra chọn mẫu là tiến hành nhanh gọn, tiết kiệm kinh phí
và nhân lực.
6. Khi phương sai của chỉ tiêu nghiên cứu tăng lên, độ đồng đều về chỉ tiêu nghiên cứu tăng
lên.
7. Khi phương sai tổng thể tăng lên với điều kiện các yếu tố khác không đổi thì cỡ mẫu điều tra
tăng lên.
8. Xây dựng phương án điều tra là công việc chủ yếu của giai đoạn chuẩn bị điều tra trong điều
tra thống kê.
9. Tính toán suy rộng kết quả điều tra là công việc của điều tra toàn bộ.

B - Bài tập
10
Bài 1.
Trong một doanh nghiệp “A” có 1000 công nhân, chọn ngẫu nhiên 100 công nhân theo cách
chọn không lặp lại để điều tra năng suất lao động của công nhân trong doanh nghiệp. Kết quả số
liệu về năng suất lao động trong năm của 100 công nhân được chọn mẫu đã tính được như sau:
- Năng suất lao động bình quân của một công nhân: x = 31 triệu đồng/người
- Phương sai mẫu của năng suất lao động: s2 = 26.06
Yêu cầu:
a/ Tính sai số chọn mẫu theo chỉ tiêu năng suất lao động của công nhân
b/ Tính (ước lượng) năng suất lao động bình quân cả năm của doanh nghiệp với xác suất bằng
0,9545;
c/ Tính xác suất khi suy rộng năng suất lao động của công nhân doanh nghiệp khi phạm vi sai số
chọn mẫu không vượt quá 0,72 triệu đồng/người
d/ Dựa theo phương sai đã tính được hãy xác định cỡ mẫu cần thiết để kết quả điều tra năng suất lao
động của công nhân doanh nghiệp có quy mô 1000 công nhân đảm bảo xác suất tin cậy là 0,9545 và
phạm vi sai số chọn mẫu về năng suất lao động không vượt quá 1.2 triệu đồng/người.
Bài 2
Trong một địa bàn dân cư có 2000 hộ gia đình, chọn ngẫu nhiên 200 hộ theo cách chọn
không lặp lại để điều tra xác định tỷ lệ số hộ có ti vi. Trong số 200 hộ điều tra có 140 hộ có tivi còn
60 hộ chưa có tivi.
Yêu cầu:
a/ Tính sai số chọn mẫu về điều tra tỷ lệ hộ gia đình có tivi
b/ Tính (ước lượng) tỷ lệ số hộ có tivi trên toàn địa bàn dân cư với xác suất bằng 0,9545.
c/ Tính xác suất khi suy rộng tỷ lệ có tivi của địa dân cư khi phạm vi sai số chọn mẫu không vượt
quá 0,0924.
d/ Dựa theo phương sai đã tính được hãy xác định cỡ mẫu để điều tra tính tỷ lệ hộ có tivi trong địa
bàn gồm 2000 hộ dân cư với xác suất tin cậy là 0,9545 và bảo đảm phạm vi sai số chọn mẫu không
vượt quá 0,05.
Bài 3
Một doanh nghiệp “B” có 1000 công nhân, chọn mẫu ngẫu nhiên 100 công nhân theo cách
chọn không lặp lại để điều tra thu nhập năm của công nhân. Kết quả số liệu về thu nhập bình quân
của 100 công nhân là: x = 16 triệu đồng/người và phương sai về thu nhập s2 = 12,12
a/ Tính sai số chọn mẫu về thu nhập
b/ Tính (ước lượng) thu nhập bình quân của công nhân doanh nghiệp với xác suất bằng 0,9545
c/ Tính xác suất suy rộng thu nhập của công nhân khi phạm vi sai số chọn mẫu không vượt quá
0,9906 triệu đồng/người
d/ Dựa theo phương sai đã tính hãy xác định cỡ mẫu cất thiết để kết quả điều tra thu nhập của công
nhân doanh nghiệp có quy mô 1000 công đảm bảo xác suất tin cậy là 0,9545 và phạm vi sai số chọn
mẫu về thu nhập của công nhân doanh nghiệp không vượt quá 0,55 triệu đồng/người.

11
Bài 4.
Trong huyện "Y" có 20000 hộ gia đình, chọn mẫu ngẫu nhiên lấy 1000 hộ. Theo cách chọn
không lặp lại để điều tra thu nhập và chi tiêu để xác định tỷ lệ nghèo. Kết quả điều tra cho thấy
trong số 1000 hộ điều tra có 70 hộ có mức thu nhập bình quân 1 nhân khẩu đạt dưới chuẩn nghèo
quốc gia.
a/ Tính sai số chọn mẫu về tỷ lệ nghèo theo mẫu điều tra
b/ Tính (ước lượng) tỷ lệ nghèo chung của cụm dân cư với xác suất bằng 0,9545
c/ Tính xác suất khi suy rộng tỷ lệ nghèo chung của cụm dân cư với phạm vi sai số chọn mẫu không
vượt quá 0,0198
d/ Dựa theo phương sai đã tính được, hãy xác định cỡ mẫu cần thiết cho điều tra thu chi của hộ để
tính tỷ lệ hộ nghèo trong phạm vi toàn huyện với quy mô có 20000 hộ gia đình với xác suất là
0,9545 và đảm bảo phạm vi sai số chọn mẫu không vượt quá 0,012.
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH HỒI QUI VÀ TƯƠNG QUAN
A - Câu hỏi đúng sai
1. Liên hệ tương quan là mối liên hệ hoàn toàn chặt chẽ giữa các tiêu thức nghiên cứu.
2. Trong liên hệ hàm số, sự thay đổi của tiêu thức nguyên nhân hoàn toàn quyết định sự thay
đổi của tiêu thức kết quả.
3. Tham số a trong phương trình hồi qui tuyến tính yx = a+bx phản ánh ảnh hưởng của các
nguyên nhân khác ngoài x ảnh hưởng tới tiêu thức kết quả y.
4. Tham số b trong phương trình hồi qui tuyến tính yx = a + bx nếu mang trị số dương chứng tỏ
mối liên hệ giữa tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả là mối liên hệ thuận.
5. Tham số b trong phương trình hồi qui tuyến tính yx = a + bx nói lên ảnh hưởng của tiêu thức
nguyên nhân đối với tiêu thức kết quả. Cụ thể khi tiêu thức nguyên nhân tăng 1 đơn vị thì tiêu thức
kết quả là b đơn vị.
6. Tham số a trong phương trình hồi qui tuyến tính yx = a + bx nếu có giá trị bằng 0 chứng tỏ
tiêu thức x và tiêu thức y không có mối liên hệ tương quan.
7. Tỷ số tương quan bằng -0,95 chứng tỏ mối liên hệ giữa tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức
kết quả là liên hệ nghịch và tương đối chặt chẽ.
8. Phương trình hồi qui là phương trình của đường hồi qui thực tế
9. Đường hồi qui lý thuyết là đường tuyến tính.
10. Đường hồi qui thực tế biểu diễn mối liên hệ thực tế giữa tiêu thức nguyên và tiêu thức kết
quả.
11. Hệ số tương quan giữa 2 tiêu thức chỉ cho phép đánh giá cường độ của mối liên hệ giữa 2
tiêu thức đó.
12. Tỷ số tương quan luôn mang giá trị dương.
13. Tỷ số tương quan bằng 0 chứng tỏ giữa tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả không có
mối liên hệ tương quan.
12
14. Tham số tương quan chuẩn hóa luôn mang trị số dương.
15. Hệ số tương quan bội bằng -1 chứng tỏ mối liên hệ giữa tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức
kết quả là mối liên hệ nghịch và hoàn toàn chặt chẽ.
B - Bài tập
Bài 1
Có số liệu về chi phí lưu thông (CPLT) và giá trị xuất khẩu (GTXK) của một số hợp đồng ở 1 công
ty như sau:
STT CPLT GTXK STT CPLT GTXK
(1000 USD) ( 1000 USD) (1000 USD) ( 1000 USD)
1 21 220 6 60 700
2 27 320 7 68 750
3 38 400 8 72 900
4 48 520 9 75 1000
5 57 700 10 85 1110
a/ Xác định phương trình hồi qui biểu diễn mối quan hệ giữa CPLT và GTXK. Nêu ý nghĩa các
tham số trong phương trình. Đánh giá trình độ chặt chẽ của mối liên hệ.
b/ Sử dụng excel, chạy mô hình và nêu ý nghĩa các con số trong bảng output

Bài 2
Có tài liệu về giá trị sản xuất (GTSX) trong 1 kỳ sản xuất và lượng nhiên liệu tiêu hao tương ứng
của 8 doanh nghiệp cùng một ngành sản xuất như sau:
STT GTSX Nhiên liệu tiêu hao STT GTSX Nhiên liệu tiêu hao
(tỷ đồng) tương ứng (tấn) (tỷ đồng) tương ứng (tấn)
1 10 25 5 16 36
2 11 26 6 18 40
3 13 31 7 21 42
4 14 35 8 24 45
a/ Xây dựng phương trình hồi quy biểu diễn mối liên hệ giữa 2 tiêu thức trên. Giải thích ý nghĩa của
các tham số trong phương trình .
b/ Đánh giá trình độ chặt chẽ của liên hệ.
Bài 3
Có số liệu về mức thu nhập và chi tiêu bình quân một tháng của 5 hộ gia đình như sau:
Đơn vị tính : triệu đồng
Thu nhập 5 8 12 15 20
Chi tiêu 4 5 8 8 10
a/ Xây dựng phương trình hồi qui tuyến tính phản ánh mối quan hệ giữa 2 tiêu thức trên. Nêu ý
nghĩa các tham số trong phương trình.
b/ Đánh giá trình độ chặt chẽ của mối liên hệ.

13
Bài 4
Có số liệu về sản lượng và giá thành bình quân một loại sản phẩm tại 5 doanh nghiệp như sau:
Sản lượng (nghìn tấn) 1 5 10 15 20
Giá thành bq (tr đồng/tấn) 20 17 14 12 11

a/ Xác định phương trình hypecbol biểu diễn mối liên hệ giữa sản lượng và giá thành bình quân.
b/ Tính tỷ số tương quan phản ánh trình độ chặt chẽ của mối liên hệ.
Bài 5
Có số liệu về tuổi nghề và năng suất lao động của 10 công nhân như sau:
Tuổi nghề 1 5 10 15 20 25 28 30 35 40
(năm)
NSLĐ 10 17 22 26 30 32 31 34 38 40
(c/ngày)
a/ Xác định phương trình parabol bậc 2 phản ánh mối liên hệ tương quan giữa tuổi nghề và năng
suất lao động.
b/ Tính tỷ số tương quan phản ánh trình độ chặt chẽ của mối liên hệ.
Bài 6
Có số liệu về số dân cư trong khu vực, chi phí quảng cáo của một loại sản phẩm (SPA) và số lượng
sản phẩm bán được của SPA tại 5 khu vực như sau:
STT Số dân cư trong khu Chi phí quảng cáo Số lượng SPA bán
vực (nghìn người) (triệu đồng) được (1000 sp)
1 520 500 200
2 575 520 225
3 600 510 250
4 650 600 320
5 700 550 380
Yêu cầu:
a/ Xây dựng phương trình hồi qui tuyến tính biểu hiện mối liên hệ giữa số lượng sản phẩm bán
được trong khu vực với số dân cư trong khu vực và chi phí quảng cáo.
b/ Tính hệ số tương quan bội.
c/ Đánh giá xem trong 2 tiêu thức số dân cư trong khu vực và chi phí quảng cáo, tiêu thức nào ảnh
hưởng nhiều hơn tới sự thay đổi của số lượng SPA bán được.

14
CHƯƠNG 6
PHÂN TÍCH DÃY SỐ THỜI GIAN
A - Câu hỏi đúng sai
1. Các mức độ của một chỉ tiêu trong dãy số thời gian có thể khác nhau về phương pháp tính.
2. Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn hoặc tốc độ phát triển liên hoàn nếu lớn hơn 100% thì mức độ của
hiện tượng ở kỳ nghiên cứu tăng so với kỳ ngay trước nó.
3. Tích các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tốc độ phát triển định gốc.
4. Mục đích của các phương pháp biểu hiện xu hướng phát triển của hiện tượng là để loại bỏ tác
động của các yếu tố ngẫu nhiên.
5. Số công nhân của công ty vào ngày 1/11/2019 là 600 công nhân. Do yêu cầu công việc, ngày
1/12 công ty nhận thêm 30 người nữa. Tổng số công nhân trong 2 tháng của công ty là 630 công
nhân.
6. Các mức độ trong dãy số thời kỳ có quan hệ tổng.

7. Dãy số về giá trị TSLĐ/TSCĐ/vốn của doanh nghiệp là dãy số thời kỳ.

8. Tốc độ phát triển bình quân là bình quân nhân của các tốc độ phát triển liên hoàn.
9. Lượng tăng (giảm) bình quân là bình quân cộng của các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn.
10. Tốc độ tăng (giảm) bình quân là bình quân của các tốc độ tăng (giảm) liên hoàn.
B - Bài tập
Bài 1. Có tài liệu về tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp như sau:
Quý
I II III IV
Các chỉ tiêu

- Doanh thu thực tế (triệu đồng) 3162 3360 3380 4000


- Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch về doanh thu 102 105 104 104
- Số lao động ngày đầu quý 300 304 304 308
Hãy xác định:
a. Doanh thu kế hoạch từng quý
b. Doanh thu thực tế bình quân từng quí trong:
- 6 tháng đầu năm
- 6 tháng cuối năm
- Cả năm
c. Doanh thu thực tế bình quân từng tháng trong:
- Từng quý
- Cả năm
d. Số lao động bình quân
- Từng quý
- 6 tháng đầu năm
15
- 9 tháng đầu năm
- Cả năm
e. Năng suất lao động bình quân trong:
- Từng quý
- 6 tháng đầu năm
- 9 tháng đầu năm
f. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch bình quân trong:
- 6 tháng đầu năm
- 6 tháng cuối năm
- 9 tháng đầu năm
- Cả năm
Bài 2
Có số liệu về tốc độ phát triển giá trị xuất khẩu của 1 doanh nghiệp qua các năm như sau:
Năm Năm 2017 so Năm 2018 so Năm 2019 so Năm 2020 so
với năm 2016 với năm 2017 với năm 2018 với năm 2019
Tốc độ phát triển của giá 1,08 1,05 1,1 1,12
trị xuất khẩu (lần)
a/ Xác định tốc độ phát triển bình quân của giá trị xuất khẩu giai đoạn 2017 – 2020
b/ Dự đoán giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp năm 2022 dựa vào tốc độ phát triển bình quân nếu
biết giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp năm 2020 là 30 triệu USD.
Bài 3
Có số liệu về tốc độ tăng giá trị xuất khẩu của 1 doanh nghiệp qua các năm như sau:
Năm 2017 2018 2019 2020
Tốc độ tăng liên hoàn(%) +5 +8 +7 +6
a/ Xác định tốc độ phát triển bình quân của giá trị sản lượng giai đoạn 2017 – 2020
b/ Dự đoán giá trị sản lượng của doanh nghiệp năm 2022 dựa vào tốc độ phát triển bình quân nếu
biết giá trị sản lượng của doanh nghiệp năm 2019 là 120 tỷ đồng.
Bài 4: Có tài liệu về số lao động của 1 DN năm 2020 như sau
Ngày 1/1, số LĐ là 198 người
Ngày 12/1 doanh nghiệp tuyển thêm 22 người
Ngày 20/1 tuyển thêm 15 người
Ngày 1/2 doanh nghiệp cho thôi việc 10 người
Ngày 10/2 doanh nghiệp tuyển thêm 25 người
Ngày 24/2 cho 6 người thôi việc
Ngày 1/3 cho thôi việc thêm 5 người. Và từ đó đến hết tháng 3 không có gì thay đổi.
Biết thêm, trong năm này tháng 1 và tháng 3 có 31 ngày, tháng 2 có 29 ngày.
a/ Xác định số lao động bình quân từng tháng và bình quân cả quí I của doanh nghiệp.
b/ Biết thêm trong tháng 1 giá trị sản xuất của DN là 5123 triệu đ, tháng 3 giá trị sản xuất là 6214
triệu đ. Hãy so sánh NSLĐ tháng 3 so với tháng 1 của doanh nghiệp.
16
Bài 5 :. Có bảng số liệu về giá trị xuất khẩu một doanh nghiệp qua các năm như sau :
Năm Giá trị XK Lượng tăng (giảm) Tốc độ phát Tốc độ tăng Giá trị tuyệt
(triệu USD) tuyệt đối liên hoàn triển liên (giảm) liên đối của 1%
(triệu USD) hoàn (%) hoàn (%) tăng (giảm)
(triệu USD)
2017 +5 +10
2018 120
2019
2020 80 0,72
a/ Điền các số liệu còn thiếu vào các ô trong bảng.
b/ Tính lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân, tốc độ tăng (giảm) bình quân về GTXK giai đoạn
2017 - 2020
b/ Dự đoán giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp năm 2021 dựa vào các phương pháp đã học

Bài 6 : Có tài liệu theo dõi về tình hình xuất khẩu của một doanh nghiệp qua các năm như sau:
Năm 2017 2018 2019 2020
GTXK (triệu USD)
Lượng tăng/giảm tuyệt đối liên hoàn (triệu USD) 9,0
Tốc độ phát triển liên hoàn (%) 125 130
Tốc độ tăng/giảm liên hoàn (%) 20
Giá trị tuyệt đối của 1% tăng giảm (triệu USD) 0,2
Sau khi hoàn thành bảng số liệu, hãy dự báo GTXK năm 2022 của doanh nghiệp

Bài 7: Có dãy số liệu sau:


Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
GTSX (tỷ đ) 20 24 26 23 27 30 35 42
Dự đoán giá trị sản xuất năm 2022, 2023 dựa vào các phương pháp đã học

CHƯƠNG 7
CHỈ SỐ KINH TẾ
A. Câu hỏi đúng sai
1. Phương pháp chỉ số chỉ để nghiên cứu biến động của hiện tượng qua thời gian.
2. Nếu chỉ số phát triển của một chỉ tiêu lớn hơn 1 hay 100% có nghĩa là chỉ tiêu đó phát triển
tốt.
3.Chỉ số hoàn thành kế hoạch càng lớn hơn 100% càng tốt.
4.Chỉ số nêu lên biến động của các mặt hàng tiêu dùng là chỉ số tổ
5.Tích của chỉ số nhiệm vụ kế hoạch và chỉ số hoàn thành kế hoạch bằng chỉ số phát triển.
B - Bài tập
Bài 1
Có tài liệu về tình hình xuất khẩu của một doanh nghiệp như sau:

17
Mặt Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu
hàng
p0 q0 p1 q1
($/T) (T) ($/T) (T)
A 250 2000 275 2100
B 400 4000 388 4800
a/ Xác định các chỉ số phát triển.
b/ Phân tích biến động giá trị xuất khẩu của từng mặt hàng và chung cả 2 mặt hàng do ảnh hưởng
của các nhân tố.
Bài 2
Có tài liệu về tình hình xuất khẩu của một doanh nghiệp như sau:
Mặt Kỳ gốc(0) Kỳ nghiên cứu (1)
hàng
Giá trị XK q0 (T) % tăng p iq (%)
(1000USD)
A 400 2000 10 105
B 1600 4000 -5 120
a/ Tính giá xuất và lượng xuất của từng mặt hàng của doanh nghiệp.
b/ Xác định các chỉ số.
c/ Phân tích biến động của giá trị xuất khẩu.
Bài 3: Có tài liệu về tình hình xuất khẩu của một doanh nghiệp như sau:

Mặt Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu


hàng
Kế hoạch Thực hiện
p0 (USD/T) q0(T) pKH (USD/T) qKH (T) ip (%) iq(%)
X 200 2500 210 3000 110 120
Y 300 5000 295 4000 105 130
a/ Xác định giá xuất, lượng xuất và giá trị xuất khẩu của từng mặt hàng và của doanh nghiệp ở kỳ
nghiên cứu.
b/ Xác định các chỉ số kế hoạch về giá, lượng và giá trị xuất khẩu.
Bài 4: Có tài liệu về tình hình xuất khẩu của một doanh nghiệp như sau:

Mặt hàng Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu


P (USD/T) z (USD/T) q (T) P (USD/T) z (USD/T) q (T)
A 214,3 171,4 7000,0 223,6 156,5 8050,0
B 315,0 230,0 2000,0 387,7 203,5 2600,0
a/ Xác định các chỉ số giá thành, lượng và chi phí xuất khẩu.
b/ Phân tích biến động của chi phí xuất khẩu.
c/ Phân tích biến động của giá trị xuất khẩu cho biết thêm tỷ giá giữa USD và VND ở kỳ nghiên
cứu và kỳ gốc lần lượt là 20000 và 22000.

18
Bài 5: Có tài liệu về giá bán và khối lượng tiêu thụ của 3 sản phẩm tại 2 thị trường A và B như sau:
SP Thị trường A Thị trường B
Giá bán KL tiêu thụ Giá bán KL tiêu thụ
(1000đ/kg) (tạ) (1000đ/kg) (tạ)
X 15 200 16 300
Y 12 350 11 400
Z 14 400 13 500
a/ Xác định các chỉ số cá thể không gian về giá bán, lượng tiêu thụ và giá trị tiêu thụ của thị trường A so
với thị trường B.
b/ Xác định các chỉ số chung không gian về giá bán, lượng tiêu thụ và giá trị tiêu thụ của thị trường A so
với thị trường B.
Bài 6
a/ Lượng hàng bán ra của một công ty thương mại tăng 45%, doanh thu bán ra tăng 35%. Hỏi giá cả
các loại hàng đó tăng giảm bao nhiêu phần trăm?
b/ Số lượng sản phẩm các loại do doanh nghiệp làm ra tăng 25%, tổng chi phí sản xuất tăng 35%.
Hỏi giá thành chung các loại sản phẩm đó tăng giảm bao nhiêu phần trăm?
c/ Giá xuất của doanh nghiệp tăng 5%, lượng xuất giảm 6%. Vậy giá trị xuất khẩu của doanh
nghiệp thay đổi như thế nào?
Bài 7:
Có bảng số liệu sau
Mặt hàng Giá trị hàng hóa tiêu thụ kỳ Chỉ số cá thể phát triển về
nghiên cứu (triệu đ) giá bán lẻ (%)
A 674,1 96,3
B 589,2 98,2
C 381,6 95,4
D 279,3 93,1
a/ Xđ chỉ số chung phát triển về giá bán lẻ và số tiền phải trả thêm hoặc tiết kiệm của người mua do
giá bán lẻ thay đổi.
b/ Xđ chỉ số chung phát triển khối lượng hàng hóa tiêu thụ nếu biết tổng giá trị hàng hóa tiêu thụ kỳ
gốc là 1800 triệu đồng.

Bài 8:
Có bảng số liệu sau
Mặt hàng Giá trị hàng hóa tiêu thụ kỳ gốc Chỉ số cá thể phát triển về
(triệu đ) lượng bán (%)
A 700 106
B 805 108
C 495 115
Xác định:
a/ Chỉ số chung phát triển về lượng hàng hóa tiêu thụ?
b/ Chỉ số chung phát triển về giá cả biết thêm rằng tổng giá trị hàng hóa tiêu thụ kỳ nghiên cứu
bằng 102,5% so với kỳ gốc.

19
Bài 9: Có bảng số liệu sau
Mặt hàng Giá trị hàng hóa bán lẻ kỳ % tăng (giảm) giá bán lẻ
nghiên cứu (tỷ đ) kỳ n/c so với kỳ gốc
A 108,0 +8
B 93,1 -2
C 72,0 -10
D 39,9 -5
a/ Xđ chỉ số chung giá bán lẻ và số tiền mà dân cư phải trả thêm hoặc tiết kiệm được do giá bán lẻ
thay đổi.
b/ Xđ chỉ số chung khối lượng tiêu thụ hàng hóa nếu biết tổng giá trị hàng hóa bán lẻ kỳ nghiên cứu
so với kỳ gốc tăng 5%.
Bài 10:
a/ Trong một doanh nghiệp, kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc, số công nhân giảm 5%, năng suất lao
động tăng 10%. Tính chỉ số phát triển về sản lượng.
b/ Trong một doanh nghiệp, kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc, chi phí sản xuất tăng 20%, giá thành sản
phẩm tăng 8%, số công nhân tăng 5%. Vậy năng suất lao động đã thay đổi như thế nào?
c/ Giá bán MHA kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng 15%. Vậy với cùng 1 số tiền bỏ ra như nhau,
khối lượng hàng mua được ở kỳ nghiên cứu đã thay đổi như thế nào?

CHƯƠNG 8
THỐNG KÊ HIỆU QUẢ KINH TẾ
A - Câu hỏi đúng sai: Các câu sau đây đúng hay sai:
1. Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu thời kỳ.
2. Hiệu quả kinh tế là tỷ lệ giữa kết quả có hướng đích so với chi phí.
3. Hiệu quả kinh tế là tỷ lệ giữa kết quả có hướng đích so với nguồn lực.
4. Kết quả càng tăng thì rõ ràng hiệu quả càng tăng.
5. Khi kết quả tăng mạnh hơn chi phí thì hiệu quả của chi phí tăng.

B - Bài tập
Bài 1
Có tài liệu về tình hình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp như sau:

Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu

1. GO (triệu đ) 13000 16000


2. IC (triệu đ) 5050 7040
3. Giá trị TSCĐ có bình quân trong năm (triệu
34500 34500
đ)
4. Số lao động trung bình trong năm (người) 120 140
5. Tỷ lệ KHTSCĐ trong năm (%) 10 11

20
6.Thu nhập bình quân của 1 lao động trong năm
11 15
(tr. đ./người)
a. Tính mức khấu hao TSCĐ, V, GO, VA, NVA, M.
b. Xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.

Bài 2.
Có tài liệu về tình hình xuất khẩu của một doanh nghiệp như sau:
Mặt hàng Kỳ gốc (0) Kỳ nghiên cứu (1)
P ($/T) Z($/T) q (T) P($/T) Z($/T) q($/T)
A 180 160 5000 189 160 5500
B 250 210 2000 240 205 2000
Cho biết thêm: Số lao động được “phân bổ” như sau: (đơn vị: người)
Mặt hàng Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu
A 30 43
B 25 22
Doanh nghiệp 55 65
Hãy xác định
a/ Lượng tăng tuyệt đối, tương đối của lợi nhuận xuất khẩu mặt hàng A do biến động của:
- Giá xuất khẩu
- Lượng xuất khẩu
- Giá thành xuất khẩu
b/ Lượng tăng tuyệt đối, tương đối của tổng lợi nhuận xuất khẩu của cả 2 mặt hàng do biến động
của:
- Giá xuất khẩu
- Lượng xuất khẩu
- Giá thành xuất khẩu
c/ Đánh giá hiệu quả xuất khẩu từng mặt hàng và hiệu quả xuất khẩu chung của cả 2 mặt hàng.

Bài 3: Có số liệu sau :


Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu
1. Vốn SXKD bình quân (tỷ đ) 100 120
2. Lợi nhuận (tỷ đ) 50 60
3. Số lao động bình quân (1000 người) 2 2.2
4. Doanh thu (tỷ đ) 200 220
Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD của đơn vị.

Bài 4: Có số liệu của 1 doanh nghiệp như sau:


Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu
MH Giá XK Lượng XK Giá thành % tăng iq Giá thành
(USD/tấn) (1000 tấn) XK(USD/tấn) (giảm) giá (%) XK
21
XK (USD/tấn)
A 200 4 100 + 20 95 110
B 220 1 200 -5 120 180
a. Phân tích sự biến động của lợi nhuận MHA, MHB do ảnh hưởng của các tố cấu thành.
b. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của MHA, MHB và chung cả 2 MH.

22

You might also like