You are on page 1of 6

Bình luận liên quan tới Điều XX(a) GATT 1947

Ban Hội thẩm đưa ra quyết định cuối cùng đó là những biện pháp mà USA đã áp dụng
với Trung Quốc là không nằm trong Điều XX(a) của GATT 1994. Để có được kết luận
trên thì Ban hội thẩm đã lấy ý kiến từ các quốc gia thứ 3, cũng như là những ý kiến của
các cơ quan giải quyết tranh chấp trước đó của WTO để đưa ra được 03 yêu cầu mà USA
phải đáp ứng, chứng minh được nếu muốn viện dẫn Điều XX(a). Tuy nhiên, cuối cùng thì
Mỹ chỉ chứng minh được yêu cầu đầu tiên. Ba yêu cầu đó theo thứ tự là:
(1) Liệu rằng những chính sách, vấn đề mà USA đã đưa ra (vi phạm các tiêu chuẩn của
USA, cụ thể là trong các vấn đề về trộm cắp, tống tiền, gián điệp kinh tế, hack mạng và
chiếm đoạt các bí mật thương mại, các hành vi chống cạnh tranh, cũng như là các quy
định của chính phủ về tài sản (sau đây được gọi là đạo đức công cộng, được viện dẫn bởi
USA) có phải là những mục tiêu của đạo đức công cộng theo Điều XX(a) của GATT
1994. Ban hội thẩm đã trao quyền tự định nghĩa và đặt ra phạm vi của đạo đức công cộng
trong vụ án này và đồng ý với quan điểm của USA rằng những mục tiêu trên được xem là
đạo đức công cộng.

Theo nhóm em, đây là quyết định hợp lý vì như đã đề cập ở trên thế nào là đạo đức công
cộng thì vẫn chưa được định nghĩa cách cụ thể trong bất kỳ văn bản nào hay cũng chưa
có những thỏa thuận, quan điểm của các thành v
iên nào được WTO công nhận, nên việc định nghĩa đạo đức công cộng và phạm vi nên
được trao cho quốc gia viện dẫn Điều XX(a) vì “đạo đức công cộng” theo từ điển thông
thường có thể được hiểu là: “những thói quen trong cuộc sống liên quan đến tính đúng
sai, những giá trị xã hội của một cộng đồng hay quốc gia.” Vậy nên, phải sử dụng chính
những giá trị xã hội, tính đúng sai của chính quốc gia viện dẫn Điều XX để có thể xem
xét cho những vấn đề, mục tiêu mà họ đưa ra có phải là đạo đức công cộng, không thể áp
đặt những giá trị xã hội, hay tính đúng sai của những cộng đồng quốc gia khác lên để
xem xét những vấn đề mà USA đã trình lên, như vậy là không công bằng đối với quốc gia
này. Do vậy, việc Ban hội thẩm đồng ý để USA từ định nghĩa và nêu phạm vi của đạo
đức công cộng trong vụ án này là hợp lý. Điều này cũng được một số quốc gia thứ 3 đồng
ý (Như là Úc, Nhật Bản); Ngoài ra, Ban hội thẩm của vụ án EC - Seal products cũng nêu
quan điểm rằng những biện pháp của USA đưa ra có đang thuộc vào phạm vi Điều XX(a)
GATT 1994 nên được xem xét theo 2 yếu tố:
- Liệu rằng vấn đề liên quan “đạo đức công cộng” đang được bảo vệ có đang tồn tại trong
xã hội hay không.
- Thứ hai, nếu trường hợp có tồn tại vấn đề đạo đức xã hội thì nó có đang được xác định
và áp dụng bảo vệ  trong lãnh thổ của quốc gia ấy hay không (theo tiêu chuẩn của quốc
gia ấy).

Có thể thấy, Ban hội thẩm vụ án EC - Products cho rằng để biết được rằng những vấn đề
mà USA đưa ra có phải là đạo đức công cộng hay không thì cần phải xem xét nếu những
vấn đề đó có tồn tại, được bảo vệ trong xã hội và những vấn đề đó có đang được bảo vệ
tại quốc gia viện dẫn hay không (theo tiêu chuẩn của quốc gia ấy). Trong vụ án này, như
phía USA đã trình bày thì những vấn đề mà USA viện dẫn đều được bảo vệ theo Đạo luật
thương mại, cũng như theo các tiêu chuẩn đúng sai của họ nên việc quốc gia này xác định
đây là mục tiêu đạo đức công cộng cần được bảo vệ là có căn cứ.

Tóm lại, theo nhóm chúng em, quyết định đồng ý với USA rằng những vấn đề mà quốc
gia này viện dẫn là mục tiêu đạo đức công cộng của Ban hội thẩm là hoàn toàn hợp lý
theo những quan điểm, ý kiến, lập luận trên.

(2) Liệu rằng các biện pháp mà Hoa Kỳ thiết lập có bảo vệ mục đích công cộng hay
không 
Nhóm em đồng ý với ban Hội thẩm rằng để xác định những biện pháp của USA có đáp
ứng được điều kiện thứ 2, thì cần phải xem xét liệu rằng những biện pháp ấy có sự liên
quan đến những mục đích công cộng mà quốc gia ấy đã đưa ra hay chưa, hay nói cách
khác là những biện pháp đó giải quyết, bảo vệ những mục tiêu đạo đức công cộng của
USA như thế nào.
Nói cách khác, để kết luận rằn liệu những biện pháp của USA có thật sự được dùng để
bảo vệ những đạo đức công cộng mà Hoa Kỳ đã viện dẫn hay không thì phải cân nhắc
đến việc những biện pháp Hoa Kỳ đã giải quyết, giảm thiểu hóa những hành vi vi phạm
đạo đức công cộng của TQ như thế nào, hoặc Hoa Kỳ có thể chứng minh được tình hình
vi phạm đạo đức công cộng trước và sau khi áp dụng biện pháp áp thuế bổ sung có sự
giảm thiểu.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ lại không thể chứng minh được những điều trên nên Ban hội thẩm đã
kết luận rằng Hoa Kỳ không đáp ứng được yêu cầu (2). Như đã nói ở trên, tụi em đồng ý
với quan điểm này của Ban hội thẩm vì để chứng minh được rằng các biện pháp áp thuế
bổ sung của Mỹ là có liên quan, là được đưa ra để giải quyết, giảm thiểu những vi phạm
đạo đức công cộng của TQ thì ít nhất phía Hoa Kỳ phải đưa ra được bằng chứng, lời giải
thích hợp lý hay bằng chứng cụ thể về việc những biện pháp ấy góp phần giải quyết như
thế những hành vi vi phạm đạo đức công cộng. 
 
(3) Liệu rằng các biện pháp mà Hoa Kỳ thiết lập có “cần thiết” để bảo vệ mục đích
công cộng hay không
Ban Hội thẩm nhận định rằng, để chứng minh những biện pháp của Hoa Kỳ là đáp ứng
yêu cầu (3) thì phải x em xét liệu có còn những biện pháp thay thế nào (không trái với
những nguyên tắc của WTO) có thể sử dụng trong trường hợp này hay không và so sánh
tác dụng, hiệu quả của các biện pháp ấy. Phía TQ không đưa ra gợi ý bất kỳ biện pháp
thay thế nào cho Mỹ trong trường hợp này vì họ cho rằng những biện pháp mà Hoa Kỳ đã
đưa ra đã không chứng minh được sự liên quan đối với những mục tiêu đạo đức công
cộng mà mình đã viện dẫn. Ban hội thẩm sau đó cũng kết luận sơ bộ rằng do phía Hoa Kỳ
đã không đáp ứng được yêu cầu (2) trước đó, nên việc xác định liệu những biện pháp Hoa
Kỳ có thật sự cần thiết trong vụ án này hay không là không cần thiết.
Nhóm em đồng ý với quan điểm Ban hội thẩm khi cho rằng việc xem xét yêu cầu thứ (3)
đối với Hoa Kỳ là không cần thiết nữa. Tuy nhiên, theo nhóm em việc Hoa Kỳ áp dụng
những biện pháp trái với nguyên tắc WTO lên TQ là cần thiết. Vì, Mỹ chỉ thông qua
những biện pháp đó sau gần một thập kỷ cố gắng giải quyết các hành vi, chính sách… vi
phạm của TQ. Hoa Kỳ đã sử dụng những biện pháp như đối thoại, khuyên răn, diễn đàn
đại phương, cơ chế song phương, đưa ra các cáo buộc hình sự đối với những cá nhân, tổ
chức liên kết với Chính phủ TQ và cuối cùng thì không nỗ lực, biện pháp nào chứng
minh được là hiệu quả. Vậy nên, Hoa Kỳ mới áp dụng các biện pháp trái với nguyên tắc
WTO; Mà theo Ban hội thẩm thì việc Hoa Kỳ có đáp ứng được yêu cầu (3) hay không thì
cần phải xem xét liệu rằng còn những biện pháp nào khác hay không, nhưng phía Hoa Kỳ
đã thực hiện những biện pháp khác gần 10 năm nhưng không có tác dụng gì, sau đó họ
mới sử dụng biện pháp áp thuế bổ sung 1 số hàng hóa TQ. Do vậy, nhóm em nghĩ phía bị
đơn đã đáp ứng được yêu cầu (3).

 
Article 12.7 of the DSU:
Theo Mỹ, thì Economic and Trade Agreement giữa Mỹ và Trung Quốc là minh chứng
cho việc thảo luận song phương giữa 2 quốc gia 
Dẫn chiếu theo Điều 12.7 của DSU “ Nếu có sự hoà giải giải quyết vấn đề giữa các bên
tranh chấp, thì bản báo cáo của ban hội thẩm phải được hạn chế ở mức mô tả ngắn gọn về
vụ việc này và báo cáo rằng đã đạt được một giải pháp.” 
Theo đó, Ban hội thâm không nên ban hành bất kỳ đề xuất nào, theo vào đó, báo cáo của
ban hội thẩm nên ở mức mô tả ngắn gọn 

Trung Quốc cho rằng hai bên đã không đưa ra một giải pháp phù hợp với hai bên, và phát
biểu của Ban Hội thẩm của Trung Quốc cho rằng vấn đề trên chưa được giải quyết và vấn
đề trên sẽ thuộc thẩm quyền của Ban hội thẩm. Lý do:
Phase one của Thỏa thuận không liên quan về mặt pháp lý đối với tranh chấp hiện tại, bởi
vì nó không đưa ra bất kì biện pháp nào để giải quyết vấn đề.
Theo đó, Trung Quốc khẳng định rằng họ chưa bao giờ đồng ý với bất kỳ quy trình hoặc
giải pháp nào khác có thể hạn chế việc đưa ra các khuyến nghị của Ban Hội thẩm. Trung
Quốc lập luận rằng các bên đã không giải quyết vấn đề theo ý nghĩa của Điều 12.7 (câu
cuối cùng) của DSU, bởi vì các bên đã không tìm thấy "giải pháp được đồng ý chung"
theo nghĩa của Điều 3.6 của DSU, hoặc thông báo như vậy giải pháp cho DSB.

Theo Ban hội thẩm thì:


Hai bên có quyền đưa vụ việc ra cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO 
Theo Ban hội thẩm, Ban Hội thẩm kết luận rằng các bên đã không đạt được một giải pháp
được đồng thuận bởi cả hai cái mà ngăn Trung Quốc khỏi quyền lợi và quyền được phân
xử đối với những khuyến nghị và phán quyết của Ban Hội thẩm.
ban hội thẩm nhận ra rằng những cuộc thương lượng song phương đang được tiến hành
song song với quá trình giải quyết tranh chấp chứ không phải thay thế hoàn toàn quá trình
giải quyết tranh chấp. Vì thế, chúng không được sử dụng để tước đoạt đi quyền khởi kiện
và quyền được tiếp cận với phán quyết ban hội thẩm
Trong các cuộc đàm phán, Trung Quốc cho rằng các cuộc đàm phán đang diễn ra với Mỹ
sẽ dẫn đến việc đình chỉ công việc của ban hội thẩm, Trung Quốc cũng có thể tận dụng
quyền của mình để yêu cầu đình chỉ quá trình tố tụng theo Điều 12.12 của DSU. Nhưng
Trung Quốc đã không thực hiện các quyền này
Ban hội thẩm nêu các cuộc đàm phán này không phải để thay thế mà là hướng tiếp cận
thêm giải quyết các bất đồng với nhau được thúc đẩy bởi DSU. Việc từ chối quyền của
người khởi kiện đến kết luận của ban hội thẩm là không phù hợp
Việc Trung quốc phản đối với lập luận của Mỹ cho thấy TQ chưa từ bỏ quyền lợi của
mình. Trung Quốc kịch liệt phản đối về một thỏa thuận hài hòa song phương theo quy
định tại Điều 12.7 DSU cho thấy không có một thỏa thuận chung được đồng ý trước ban
hội thẩm
không có sự tồn tại thỏa thuận bằng văn bản về thỏa thuận chung mà chỉ là sự khẳng định
của hoa kỳ về có cuộc đối thoại, đàm phán diễn ra song phương
=> các bên đã không đạt được thỏa thuận chung về giải quyết nên không thể tước đoạt
quyền khởi kiện và quyền nhận được phán quyết trọng tài của trung quốc

Theo nhóm em, nhận xét của ban hội thẩm là hoàn toàn hợp lý:
Thứ nhất, theo Điều 12.7 từ “giải pháp” mà Mỹ đưa ra để giải thích là rộng, bao hàm cả
việc chưa làm vấn đề được giải quyết trọn vẹn. Tuy nhiên, theo nghĩa được quy định
trong hiêp định DSU thì “giải pháp” phải được hiểu là “hành động giải quyết vấn đề”,
vấn đề được giải quyết, tức là vấn đề không còn hiện diện trên thực tiễn nữa. Tuy nhiên,
thỏa thuận mà Mỹ đang đề cập không hề giúp vấn đề được giải quyết trọn vẹn nên không
thể được hiểu một “giải pháp theo quy định tại Điều 12.7
Hơn nữa, việc Mỹ chỉ dựa hoàn toàn vào cuộc đối thoại, đàm phán để cam kết rằng đang
có một giải pháp chung được đề nghị giữa các bên là không hợp lý và không đủ căn cứ để
có thể làm bằng chứng về việc có bản đề nghị giải pháp chung giữa các bên.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 31 VCLT thì việc giải thích Hiệp định phải tuân thủ nguyên
tắc trung thực và thiện chí. Việc Mỹ dựa vào cuộc đối thoại, đàm phán để cho rằng được
tước đoạt đi quyền khởi kiện và quyền nhận được phán quyết của Trọng tài là vi phạm
nguyên tắc thiện chí giải quyết vấn đề và giải thích điều khoản 27.4

Đối với Article 23 DSU: 


Nhận xét về quyết định của Tòa: 
Thiếu sự xem xét đối với Điều 23 của DSU 
Mặc dù vụ kiện giữa Trung Quốc v. Mỹ đã diễn ra, tuy nhiên, điều đã bị bỏ qua là thực
tế rằng xung đột thương mại Mỹ-Trung sẽ không leo thang nếu Trung Quốc chỉ đơn
giản tuân thủ các yêu cầu của Thỏa thuận về Giải quyết Tranh chấp của WTO
(DSU). Điều quan trọng cần làm rõ là theo DSU, nghĩa vụ tránh một cuộc chiến thương
mại được đặt lên vai "nạn nhân" của hành vi vi phạm WTO, chứ không phải là bên có
hành vi vi phạm WTO. Cụ thể, Điều 23 của DSU yêu cầu rằng khi tìm cách khắc phục vi
phạm WTO, các Thành viên WTO phải tuân theo thủ tục của DSU và không được tìm
kiếm sự tự giúp đỡ đơn phương. Nhờ yêu cầu này mà WTO cố gắng duy trì sự kiểm soát
đa phương về thời gian và quy mô của các biện pháp trả đũa, do đó ngăn tranh chấp
thương mại leo thang thành chiến tranh thương mại. 
Rõ ràng, Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ của mình theo Điều 23 của DSU khi đơn
phương áp đặt thuế quan trả đũa; và Mỹ cũng đã vi phạm điều tương tự khi đơn phương
áp đặt thuế quan đối phó. Với mỗi đợt leo thang thuế quan, cả hai nước đều lặp lại cùng
một hành vi không phù hợp với WTO. 
Các mức thuế của Mục 301 của Mỹ được cho là nhằm chống lại ba loại hành vi không
công bằng của Trung Quốc: ép buộc chuyển giao công nghệ, ép mua lại các công nghệ
cao của Mỹ và đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ.
Đáng lẽ ra Các Thành viên WTO phải sử dụng hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO
"như một diễn đàn độc quyền" để giải quyết tranh chấp đó.  Hơn nữa, Trung Quốc đã vi
phạm các nghĩa vụ cụ thể theo Điều 23.2 (a) bằng cách đơn phương xác định rằng Hoa
Kỳ đã vi phạm các quy tắc của WTO và Điều 23.2 (c) bằng cách đình chỉ các nhượng bộ
thuế quan và nghĩa vụ MFN đối với Hoa Kỳ mà không có sự cho phép của DSB.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng việc Trung Quốc vi phạm Điều 23 của DSU có thể được
bào chữa bởi học thuyết vi phạm nghiêm trọng của luật tục quốc tế như được hệ thống
hóa trong Điều 60 của VCLT. 

You might also like