You are on page 1of 15

Hình vị và từ ngữ pháp tiếng Hàn

Hình vị được định nghĩa là đơn vị ngôn ngữ có nghĩa nhỏ nhất trong thành phần từ, được thể hiện trong
lời nói dưới dạng những hình tố cụ thể.

1. Hình vị (형태소):
 
Hình vị được định nghĩa là đơn vị ngôn ngữ có nghĩa nhỏ nhất trong thành phần từ, được thể hiện trong lời nói dưới
dạng những hình tố cụ thể. Trong tiếng Việt, từ có thể bao gồm một hình vị như: vở, cửa, gạo..., hai hoặc ba hình vị
như: công nhân, chiến lợi phẩm, bác sĩ... Hình vị có thể bao gồm trong nó một âm tiết như: bố, cháu... hoặc vài ba âm
tiết như ở các trường hợp từ vay mượn tiếng nước ngoài: ra-đi-ô, tú-lơ-khơ...
 
Trong tiếng Hàn, hình vị được định nghĩa cũng tương tự như vậy: ““ 형태소는 의미를 가지는 언어 단위 중에서는 가장
작은 언어 단위이다”, có nghĩa là hình vị là đơn vị ngôn ngữ có ý nghĩa nhỏ nhất trong các đơn vị ngôn ngữ. Tuy nhiên,
hình vị trong các ngôn ngữ khác nhau có thể không giống nhau. Do đặc điểm của loại hình chắp dính, nên hình vị
trong tiếng Hàn có nhiều điểm khác với hình vị tiếng Việt. Đa số các hình vị trong tiếng Việt có tính độc lập cao, có thể
trở thành những từ độc lập nhưng hình vị tiếng Hàn lại được phân chia rõ ràng ra thành các hình vị tự do và hình vị
hạn chế. Đây là cách phân loại hình vị theo tiêu chuẩn có hay không tính độc lập (khả năng hoạt động độc lập) thường
áp dụng trong các  từ vựng tiếng Hàn hằng ngày trong câu.
 
Hình vị hạn chế là những hình vị không có khả năng tồn tại độc lập, bắt buộc phải kết hợp phụ thuộc với các hình vị
khác khi tham gia hoạt động ngôn ngữ:  “의존형태소는 반드시 어떤 다른 형태소와 결합하여야만 문장에 쓰일수 있고
단어 행세도 할 수 있는 것이다”. Hình vị hạn chế có số lượng lớn trong tiếng Hàn, bao gồm cả những hình vị có ý
nghĩa từ vựng cụ thể (như: 높- :cao; 크- : lớn; 읽- : đọc), chúng hình thành nên một hệ thống, đối lập lại với các hình vị
tự do là những hình vị có khả năng trở thành từ, hoạt động độc lập trong câu “단독으로 단어가 될 수 있는 형태소” (ví
dụ như: 사 람 : người; 책 :sách...)
 

Học ngữ pháp cơ bản tiếng Hàn


 
Căn cứ theo tiêu chuẩn ý nghĩa, hình vị tiếng Hàn cũng được phân chia thành hai loại: 
 
1) các hình vị từ vựng(lexical morphemes), là những hình vị biểu thị ý nghĩa từ vựng như: 사람: người; 하늘: bầu trời;
먹- : ăn; 푸르: xanh. 
 
2) các hình vị ngữ pháp (grammatical morphemes) như: -았/었-(thời quá khứ); - 아/어서(ý nghĩa liên kết câu nguyên
nhân kết quả)... Tất cả các hình vị biểu thị

>> Xem thêm: Học tiếng Hàn ai nói khó?


 
Ý nghĩa ngữ pháp trong tiếng Hàn đều là các hình vị hạn chế, không có khả năng hoạt động độc lập. Đặc điểm này
dẫn đến một khác biệt giữa tiếng Hàn và tiếng Việt là, nếu như trong tiếng Việt ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện ra
bằng các từ độc lập (hư từ), thì trong tiếng Hàn ý nghĩa ngữ pháp được biểu hiện nhờ vào các hình vị phụ thuộc chắp
dính vào sau các hình vị khác.
 
Ngược lại với các hình vị ngữ pháp, hình vị từ vựng trong tiếng Hàn, như trên đã đề cập, bao gồm cả các hình vị tự do
và hình vị hạn chế, điều mà hầu như không thể thấy được trong tiếng Việt. Sở dĩ có như vậy là do, các hình vị biểu thị
ý nghĩa từ vựng cho động từ và tính từ trong tiếng Hàn tất cả đều là hình vị hạn chế. Hay nói cách khác chúng chỉ
được coi là động từ hay tính từ khi đằng sau các bộ phận biểu thị ý nghĩa từ vựng này đã có những đuôi từ ngữ pháp
được chắp dính vào.
 

2. Căn tố và phụ tố phái sinh (어근과 파생접사)


 
a) Căn tố ( 어 근 ):

Phần mang ý nghĩa sự vật, ý nghĩa từ vựng và là bộ phận trung tâm của từ, không bị thay đổi trong quá trình biến đổi
hình thái cấu tạo của từ, không chứa bất kỳ phụ tố nào đây cũng là một trong những sự kết hợp trong câu tiếng
Hàn. Có thể nói vắn tắt là phần còn lại của từ sau khi đã gạt bỏ tất cả các yếu tố cấu tạo từ (như phụ tố cấu tạo từ
파생접사 ) và biến đổi dạng thức từ (như đuôi từ ngữ pháp 어미). Ví dụ: 깨끗-, 조용-, 급- , 손,고기 trong 깨끗하다
(sạch), 조용하다(yên lặng), 급하다(gấp, vội), 맨손(chỉ tay không), 날고기(thịt sống)... là các căn tố. Khác với căn tố
tiếng Việt, có thể độc lập trở thành đơn vị từ, ở tiếng Hàn, căn tố là bộ phận trung tâm của từ, xung quanh nó có sự
chắp dính thêm vào các phụ tố cấu tạo từ đem lại ý nghĩa mới cho từ, hay chuyển đổi từ về mặt từ loại.
 

Chăm chỉ học tiếng Hàn


 
Nói cách khác, điểm khác nhau giữa tiếng Việt và tiếng Hàn là: trong tiếng Việt căn tố hoạt động độc lập như từ được
viết tách rời ra, trước và sau có dấu ngừng nghỉ, còn trong tiếng Hàn khái niệm căn tố là để đối lại với phụ tố (phái
sinh), với một trong những phương pháp cấu tạo nên từ mới của tiếng Hàn là chắp dính trực tiếp các phụ tố (phái
sinh) vào căn tố.
 
Có những trường hợp cho thấy căn tố của danh từ có thể hoạt động độc lập như từ giống như trong tiếng Việt, chẳng
hạn như 손 (tay) là căn tố trong 맨손 (tay không), 고추 (ớt) là căn tố trong 풋고추 (ớt xanh), đồng thời khi ở bên ngoài
cấu trúc từ ghép này, chúng cho thấy khả năng hoạt động độc lập như những từ căn tố “tay, ớt” trong tiếng Việt. Điều
này có thể giải thích như sau: 
 
Thứ nhất, dù là căn tố “tay, ớt” có thể hoạt động độc lập như từ giống như trong tiếng Việt, nhưng chúng lại có điểm
khác là khi xuất hiện trong câu hay cú thường xuất hiện chắp dính kèm theo chúng là những hình vị ngữ pháp biểu thị
“cách” (biểu thị thành phần câu của từ). 
 
Thứ hai, khái niệm căn tố trong tiếng Hàn là dùng để chỉ một đơn vị thành phần trong lĩnh vực cấu tạo từ (ở đây là đơn
vị có ý nghĩa từ vựng thực, làm trung tâm), nên khái niệm này chỉ xuất hiện trong cấu trúc từ ghép, đối lập lại với khái
niệm phụ tố cấu tạo từ. Do đó, sẽ không dùng đến khái niệm căn tố trong những trường hợp mà căn tố có hình thái
trùng với từ, không có phụ tố. 
 
Thứ ba, bên cạnh những căn tố của danh từ như trường hợp “tay, ớt” nêu trên, tất cả các căn tố của động từ, tính từ
chiếm số lượng lớn trong từ vựng tiếng Hàn không có khả năng hoạt động độc lập, chúng chỉ có ý nghĩa thực nhưng
là các hình vị hạn chế, như trường hợp 깨끗-, 조용- trong 깨끗하다(sạch), 조용하다(yên lặng). Những căn tố này chỉ
trở thành từ hoạt động độc lập khi chúng đã hoàn chỉnh và được chắp dính với những đuôi từ ngữ pháp.
 
b) Phụ tố phái sinh (파생접사):
 
Phụ tố trong tiếng Hàn được định nghĩa là : “접사는 단어의 중심부, 즉어근이나 어간에 붙여 의미를 더하거나 자격을
바꾸는 주변부의 기능을
하는 형식형태소이다” dịch theo tiếng Việt thành: “phụ tố trong tiếng Hàn là hình vị hư (empty morpheme) làm thành
phần phụ gắn vào xung quanh thành phần chính của từ như căn tố hay thân từ để bổ sung thêm ý nghĩa từ vựng hay
thay đổi tính chất (ngữ pháp) cho từ”.
 
Theo đó, phụ tố đại thể được chia thành hai loại là: phụ tố cấu tạo từ (hay còn gọi là phụ tố phái sinh, derivational
affix) kết hợp vào căn tố (hay từ) để tạo nên một từ mới và phụ tố ngữ pháp (hay còn gọi là phụ tố biến đổi dạng thức,
inflectional affix) đảm nhận việc biến đổi các dạng thức ngữ pháp cho từ.
 
Căn cứ theo vị trí được sắp xếp trong từ, so với bộ phận trung tâm của từ (căn tố, thân từ), phụ tố cũng được phân ra
thành các tiền tố (prefix) và hậu tố (suffix). Trong tiếng Hàn không có trung tố (infix). Đồng thời, các phụ tố phái sinh
cấu tạo từ, có cả tiền tố và hậu tố (tức là có cả phụ tố phái sinh được chắp dính ở phía trước lẫn phụ tố phái sinh chắp
dính vào phía sau của căn tố) nhưng các phụ tố biến đổi dạng thức thì chỉ có hậu tố (tức là phụ tố biến đổi dạng thức
duy nhất chỉ phân bố sau thân từ), do đó còn được gọi là đuôi từ (thành phần sau của từ).
 
Rèn luyện học tiếng Hàn
 
Tiêu chuẩn để có thể nhận biết một hình vị là phụ tố phái sinh hay căn tố gồm có các yếu tố như sau:
 
1) Có khả năng cấu tạo từ, đem lại ý nghĩa mới cho từ, căn tố. Ví dụ: [ 먹-](ăn) + [-이] (phụ tố danh từ hoá động từ, tính
từ) = [먹이](cái ăn). Tuy nhiên ý nghĩa của phụ tố khác với căn tố, không phải là ý nghĩa thực, rõ ràng mà là ý nghĩa
hư, không cụ thể. ý nghĩa này, khi kết hợp với phụ tố có thể bổ sung thêm hay giới hạn cho ý nghĩa của phụ tố về mặt
từ vựng. Ví dụ:
 
-개: chỉ dụng cụ, đồ dùng đơn giản: 덮개(cái nắp đậy), 지우개(cái tẩy, cái giẻ lau), 따개(cái mở nắp)...
 
-맨: đơn thuần chỉ là mỗi cái đó: 맨손(chỉ tay không), 맨발(chân không)...
 
2) Có tính phụ thuộc: Về mặt hình thái, phụ tố không có khả năng hoạt động độc lập. Chỉ đi theo, chắp dính vào bộ
phận trung tâm của từ (căn tố, từ) để bổ sung thêm ý nghĩa cho căn tố (từ), hoặc chuyển đổi thuộc tính ngữ pháp hay
chuyển đổi về mặt chức năng cú pháp của căn tố (từ) đó. Ví dụ:
 
-개 trong 지우개(cái tẩy, cái khăn lau), 덮개(cái nắp, vung)
 
-기 trong 크기(bề rộng, độ lớn), 밝기 (độ sáng)
 
-히 trong 먹히다 (bị ăn, được ăn)
 
-이 trong 먹이다 (cho ăn)
 
là các phụ tố có tính chất của hình vị hạn chế (phụ thuộc), không thể tồn riêng biệt một mình.
 
3) Về mặt chức năng, phụ tố có khả năng tạo ra những biến hoá chuyển đổi về phạm trù cú pháp cho từ. Ví dụ: như
chuyển đổi động từ thành danh từ:
 
먹- :ăn + -이→ 먹이: cái ăn; danh từ thành tính từ: 바보: đứa ngốc, đồ ngốc + -스럽 → 바보스럽다: ngốc nghếch...;
chuyển từ từ dạng chủ động sang bị động: 잡다: bắt + -히→ 잡히다: bị bắt.
 
4) Phụ tố có tính chất hạn chế trong phân bố (xuất hiện ở các cấu trúc từ). Chẳng hạn phụ tố danh từ hoá động từ - 이
hay –음, -기 ở ví dụ dưới đây cho thấy rằng không phải đối với tất cả các căn tố động từ là nó có thể kết hợp được.
NGỮ PHÁP &PHÂN BIỆT NGỮ PHÁP
Càng nghiên cứu về mảng ngữ pháp trong tiếng Hàn, càng nhận ra rằng những gì càng khó, càng phức tạp lại càng
chứa đựng những điều bất ngờ thú vị và những kiến thức bổ ích khi chúng ta khám phá và nhìn vấn đề đó ở một khía
cạnh chi tiết, cụ thể và mạch lạc hơn. Liên kết câu trong tiếng Hàn cũng vậy, thoạt nghe thì nó giống như một mạng lưới
chằng chịt các biểu hiện chồng chéo lên nhau nhưng khi đi sâu, tìm hiểu kỹ về nó thì lại nhận ra rằng nó không quá rối
rắm, phức tạp như mình vẫn nghĩ. Hy vọng rằng bài nghiên cứu này có thể giúp các bạn tháo gỡ được một phần khó
khăn trong việc học tập và nghiên cứu tiếng Hàn Quốc.

Vĩ tố kết thúc câu trong tiếng Hàn


Phó từ liên kết
Vĩ tố liên kết 
Trong tiếng Hàn có 2 cách để nối câu. 
• Thứ nhất,  sử dụng Phó từ liên kết sau khi kết thúc mệnh đề câu phía trước và cách biệt nhau thành 2 câu đơn lẻ
bằng dấu chấm câu "."

••• Một số phó từ liên kết trong tiếng Hàn như :

그리고 : Và
그렇지만 : Nhưng
그래서 : Vì thế

보기: 바람이 불어요. 그리고 추워요.


바람 : gió,  불다 : Động từ " Thổi ", 춥다 : lạnh.
Gió thôi. Và trời lạnh.
( 춥다 khi kết hợp với nguyên âm thì ㅂ biến thành 우 sau đó mới kết hợp 아 / 어요.)

김치가 매워요. 그렇지만 맛있어요.


김치 : Kim chi,  맵다 : Cay,  맛있다 : ngon.
Kim chi cay.  Nhưng ngon.

눈이 와요. 그래서 길이 많이 막혀다.


눈 : tuyết,  길이 막히다 : đường tắc.
Tuyết rơi. Vì thế tắc đường.

• Thứ 2, sử dụng Vĩ tố liên kết ngay sau gốc V ( động từ ) của mệnh đề trước và liên kết liền 2 vế thành 1 câu hoàn
chỉnh.

••• Một số vĩ tố liên kết như :

고 : V + 고 : Và
지만 :  V + 지만 : Nhưng
V + 어 / 아서 : Vì... Nên,  nên...

보기: 바람이 불고 추워요.


Gió thổi và trời lạnh.

김치가 매지만 맛있어요.


Kim chi cay nhưng ngon.

눈이 와서 길이 많이 막혀요.
Tuyết rơi nên đường tắc.

Với 2 cách nối câu như trên,  chúng ta chỉ cần sử dụng đơn giản phó từ liên kết đặt giữa 2 câu như ví dụ trên.
Còn vĩ tố liên kết chúng ta cần bỏ đuôi của V ( động từ ) và gắn vĩ tố liên kết vào sau V đó.

1.
N 이/가 + 이다/있다/없다
N 이/가 + từ để hỏi +이다/있다/없다

N 을/를 + 하다
어제 저녁에 먹은 음식은 불고기였습니다.
Món ăn (mà chúng ta) ăn tối hôm qua là món Bulgogi.

지난번에 만든 장갑을 친구에게 선물했습니다.


Lần trước tôi đã tặng bạn đôi găng tay mà tôi tự làm .

지금 보는 책이 뭐예요?
Hiện tại cuốn sách bạn đang xem là gì thế?

좋아하는 가수가 있어요?
Bạn có ca sĩ nào mà yêu thích không?

자주 보는 TV 프로그램이 뭐예요?
Chương trình Tivi thường xem là gì?

친구들과 자주 가는 곳이 어디예요?
Chỗ mà thường đi đến với bạn là ở đâu vậy?

여기가 바로 우리가 사는 집이에요. (살다)
Đây chính là ngôi nhà chúng tôi đang sống.

2. Định ngữ
[Định ngữ trong tiếng Hàn] A-(으)ㄴ Định ngữ dùng với tính từ, V-(으)ㄴ/-는
/-(으)ㄹ Định ngữ dùng với động từ thì quá khứ/hiện tại/tương lai
 by HQLT  on 9/10/2017 09:30:00 AM  0 Comment
Định ngữ là gì?
Định ngữ là cái bổ nghĩa cho danh từ đi kèm. Định ngữ có thể là 1 từ, 1 cụm từ, hoặc một mệnh đề.
Ví dụ:
- Cô gái xinh đẹp đang học bài. ('Xinh đẹp' là định ngữ bổ nghĩa cho 'cô gái')
- Cô gái có mái tóc màu vàng là bạn tôi. ('Có mái tóc màu vàng' là định ngữ bổ nghĩa cho 'cô gái')
- Tôi sẽ không bao giờ quên cái ngày tôi gặp em ('Tôi gặp em' là định ngữ bổ nghĩa cho 'ngày')

Trong tiếng Hàn, ngữ pháp bị ngược so với tiếng Việt nên ban đầu sẽ có chút xíu lộn xộn khi tiếp cận. Nhưng chỉ cần
nắm chắc công thức và bản chất, các bạn sẽ thấy nó rất dễ dàng.
Định ngữ là thứ cực kỳ quan trọng. Không nắm được định ngữ là khỏi học tiếng Hàn. Các bạn chú ý nhé.

1/ -(으)ㄴ Định ngữ dùng với tính từ: 


Tính từ/ 이(다) + -(으)ㄴ+ N
Gắn vào sau thân tính từ, bổ nghĩa cho danh từ đi theo ngay sau đó, được dùng để biểu thị trạng thái của người hay sự
vật.
Nếu thân của tính từ kết thúc bằng phụ âm thì dùng –은
작다 + 집 -> 작은 집 (ngôi nhà nhỏ)

Kết thúc bằng nguyên âm thì dùng ㄴ


크다 +  집 -> 큰 집 (ngôi nhà to)

Nếu tính từ là dạng chứa ‘있다/없다’ thì thêm -는


맛있다  + 음식 -> 맛있는 음식 (món ăn ngon)
재미없다  + 영화 -> 재미없는 영화 (bộ phim thú vị)

Còn kết thúc bằng ㄹ thì lược bỏ đi ㄹ và gắn ㄴ vào.


길 치마 -> 긴 치마 (chiếc váy dài)

Với tính từ thì ở bất cứ thì quá khứ, hiện tại hay tương lại đều có dạng thức chung là thêm -(으)ㄴ, trong khi đó
với động từ thì mỗi thì quá khứ, hiện tại, tương lại sẽ có vĩ tố định từ (định ngữ) khác nhau

2/ Định ngữ dùng với động từ:


Phụ thuộc vào các thì khác nhau mà có hình thức khác nhau.
Động từ + -(으)ㄴ/ -는/ -(으)ㄹ + N: Định ngữ thì quá khứ/ hiện tại/ tương lai.

2.1 -는 Định ngữ ở thì hiện tại


Gắn vào sau thân động từ, bổ nghĩa cho danh từ theo ngay sau đó, được dùng để biểu thị sự kiện hay
hành động đó xảy ra ở thời điểm hiện tại.

- Động từ kết thúc bằng nguyên âm hay phụ âm đều dùng với – 는.
- Động từ kết thúc bằng ㄹ thì lược bỏ đi ㄹ và gắn – 는. vào.

지금 보는 책이 뭐예요?
Hiện tại cuốn sách bạn đang xem là gì thế?

좋아하는 가수가 있어요?
Bạn có ca sĩ nào mà yêu thích không?

자주 보는 TV 프로그램이 뭐예요?
Chương trình Tivi thường xem là gì?

친구들과 자주 가는 곳이 어디예요?
Chỗ mà thường đi đến với bạn là ở đâu vậy?

여기가 바로 우리가 사는 집이에요. (살다)
Đây chính là ngôi nhà chúng tôi đang sống.
2.2 Định ngữ ở thì quá khứ -(으)ㄴ
Gắn vào sau động từ, bổ nghĩa cho danh từ, biểu thị hành vi hay sự kiện đã xảy ra trong quá khứ/ hoặc là
hành vi đó đã được hoàn thành nhưng trạng thái đó vẫn đang được duy trì.
- Nếu thân của động từ kết thúc bằng phụ âm thì dùng -은
- Nếu thân của động từ kết thúc bằng nguyên âm thì dùng ㄴ
- Nếu thân của động từ kết thúc bằng ㄹ thì lược bỏ đi ㄹ và gắn ㄴ vào.

영국에서 온 마이클입니다.
Tôi là Micheal đến từ nước Anh.

어제 저녁에 먹은 음식은 불고기였습니다.
Món ăn (mà chúng ta) ăn tối hôm qua là món Bulgogi.

지난번에 만든 장갑을 친구에게 선물했습니다.


Lần trước tôi đã tặng bạn đôi găng tay mà tôi tự làm .

2.3 Định ngữ ở thì tương lai -(으)ㄹ


Gắn vào sau động từ, biểu hiện sự dự đoán hoặc là một việc trong tương lai chưa xảy ra.
- Nếu thân của động từ kết thúc bằng phụ âm thì dùng -을- Nếu thân của động từ kết thúc bằng nguyên âm thì
dùng -ㄹ- Nếu thân của động từ kết thúc bằng ㄹ thì lược bỏ đi ㄹ và gắn ㄹ vào (xem như là không thay đổi).

여기가 바로 우리가 살 집이에요. (살다)
Đây chính là ngôi nhà chúng tôi sẽ sống.

내일은 할 일이 많아요.
Ngày mai có nhiều việc để làm lắm = Việc mà phải làm ngày mai, nhiều lắm.

점심에 먹을 음식을 만들었어요.
Tôi đã làm thức ăn (cái mà )sẽ ăn vào bữa trưa

[Ngữ pháp tiếng Hàn Sơ cấp] Hình thức định


ngữ hoá – 관형형
1. Tính từ làm định ngữ
Là tính từ đi kèm với danh từ và thường đứng trước danh từ, bổ nghĩa cho danh từ đúng sau
nó nhằm làm nổi bật hoặc nêu rõ đặc điểm, tính chất, đặt tính… cho danh từ được bổ nghĩa.
Thường sử dụng ở thì hiện tại.

Dùng khi tính từ có đuôi kết thúc là nguyên âm


–ㄴ
Dùng khi tính từ có đuôi kết thúc là phụ âm

운 Dùng khi tính từ có đuôi kết thúc là phụ âm ㅂ
Cấu trúc:

빠르다 = 빠른 기차 (tàu nhanh)


예쁘다 = 예쁜 아가씨 (cô gái đẹp)
작다 = 작은 방 (căn phòng nhỏ)
덥다 = 더운 여름 (một mùa hè nóng nực)
Lưu ý:
+ Với những tính từ có cấu trúc “있다, 없다” như 재미있다, 맛있다, 맛없다 thì khi
những tính từ này làm định ngữ bổ nghĩa cho danh từ không phải dùng “(으)ㄴ” mà dùng
“는”.
– 맛있다 = 맛있는 음식 (món ăn ngon)
– 재미없다 = 재미없는 영화 (bộ phim không hay)
+ Với những tính từ kết thúc bằng phụ âm “ㅂ” thì khi làm định ngữ dùng “운” mà không
dùng “은”.
– 춥다 = 추운 날씨 (thời tiết lạnh)
– 넓다 = 넓은 바다 (biển rộng)
+ Với những tính từ có đuôi kết thúc bằng phụ âm “ㅎ” như 파랗다, 노랗다…, khi làm
định ngữ thì “ㅎ” được coi là âm câm nên sẽ dùng cấu trúc chuyển đổi giống như tính từ có
đuôi kết thúc là nguyên âm, ở đây phụ “ㅎ” bị lược bỏ và thêm vào đó là phụ âm “ㄴ”.
– 빨갛다 = 빨간 옷 (áo đỏ)
– 노랗다 = 노란 머리 (tóc vàng)
Ví dụ:

– 그녀는 슬픈 노래를 하고 있어요: Cô ấy đang hát bài hát buồn

– 가난한 사람을 무시하지마세요: Đừng coi thường những người nghèo

– 그가 재미 있는 친구이예요: Anh ta là người bạn thú vị

– 추운 날씨에 조심하세요: Hãy cẩn thận với thời tiết nóng


– 저는 매운 음식을 좋아 합니다: Tôi thích các món ăn cay

– 노란 옷을 입고 다니다: Mặc áo vàng ra đường

2. Động từ làm định ngữ


Là động từ đi kèm với danh từ và thường đứng trước danh từ, bổ nghĩa cho danh từ đúng
sau nó nhằm chỉ rõ hành động, tác động đến danh từ được bổ nghĩa.

Tùy theo việc động từ làm bổ ngữ kết hợp với (으)ㄴ, hay –는, hay (으)ㄹ mà ý nghĩa bổ
ngữ về thời thế cũng khác nhau.
Dùng bổ nghĩa cho danh từ liên quan đến hành động đã xảy ra
trong quá khứ
-(으)ㄴ
Dùng bổ nghĩa cho danh từ liên quan đến hành động đang diễn ra
ở thì hiện tạia
–는
Dùng bổ nghĩa cho danh từ liên quan đến hành động sẽ xảy ra
trong tương lai
(으)ㄹ
Cấu trúc:

만나다 = 만난 친구 (người bạn (mà trước đây) đã gặp)


만나다 = 만나는 친구 (người bạn (mà hiện nay) đang gặp)
만나다 = 만날 친구 (người bạn (mà trong tương lai) sẽ gặp)
Lưu ý:
+ Khi nói về một sự việc mà đã trải qua, một thói quen, cũng có thể dùng “-던” để diễn tả.
입다 = 입던 옷 (áo đã mặc)
듣다 = 듣던 음악 (bản nhạc đã nghe)
+ Khi hồi tưởng, nói về môt sự việc mà đã trải qua, có ý quá khứ hoàn thành thì chia động
từ ở thì quá khứ “–았/었/였” và dùng “던”.
만났다 = 만났던 친구 (người bạn đã gặp trước đây)
공부했다 = 공부했던 (đã từng học)
+ Có khi danh từ dùng bổ nghĩa cho danh từ thì dùng “인”

친구 = 친구인 가수 (người bạn ca sĩ)


고향 = 교향인 제주도 (đảo Cheju quê hương)
Ví dụ:

– 비가 오는 날에 외출을 하지 않는다: Ngày mưa thì không đi ra ngoài


– 베트남에 여행올 사람들이 늘고 있다: Khách du lịch đến Việt Nam ngày càng đông
– 잃은 무건을 다시 찾았어요: Tôi đã tìm được đồ vật bị mất trước đây
– 입을 것도 없도 먹을 것도 없다: Chẳng có cái để mặc, cũng chẳng có cái để ăn
– 헤어졌던 친구가 어제 만났어요: Gặp lại người bạn đã chia tay hôm qua
– 가던 곳이 어디 입니까?: Chỗ anh vừa đi là ở đâu?

3.[Ngữ pháp] -기, -는 것, -음 : Danh từ hóa, tạo danh từ/cụm danh từ từ


các động từ, tính từ
Ở trong câu kết thúc câu luôn là V vậy nên trước V kết thúc câu từ ngữ nó không thể là V được mà phải là N
hoặc cụm N.(Danh từ hoặc cụm danh từ)
VD : 쇼핑가는 것은 좋아해요
쇼핑하는 것을 좋아해요
쇼핑을 가는 것은 어떻습니까? 
쇼핑하러 자주 가는 곳이 어디예요?
쇼핑 가는 게 좋아 ?

Khi bạn muốn tạo ra một danh từ hay cụm danh từ từ một động từ, có ba cách để thực hiện đó là sử dụng -기, -
는 것, -음.

-기 được dùng cho các hành động chưa hoàn thành (chưa kết thúc) hoặc các câu thành ngữ; nó thường được sử
dụng với các tính từ cảm xúc hoặc một vài động từ chỉ hành động. Bên dưới là một số động từ, tính từ thường
dùng với -기.
좋다(tốt) :  이곳은 보석을 보관하기에 좋습니다.
Nơi này là tốt cho việc bảo quản châu báu.

싫다(ghét):     혼자 있기 싫어요.


Tôi không thích việc phải ở một mình.

쉽다(dễ dàng):  집 찾기가 쉬웠어요.


Việc tìm nhà khá dễ dàng.

어렵다(khó): 집 찾기가 어려웠어요.
Việc tìm nhà là khó khăn.

힘들다(difficult): 집 찾기가 힘들었어요.
Việc tìm nhà khá là vất vả.

즐기다(thích thú) 줄타기를 즐기는 사람들


Những người mà thích thú việc đi trên dây.

좋아하다(thích): 식물 기르기를 좋아해요.
Tôi thích việc chăm sóc cây cối.

싫어하다(ghét): 청소하기를 싫어합니다.
Tôi ghét việc dọn dẹp.

두려워하다(sợ, sợ hãi) 학교 가기를 두려워합니다.


Anh ấy sợ việc đi đến trường.

바라다(hy vọng) 모두 무사하기를 바랍니다.


Tôi hy vọng mọi người sự bình an.

희망하다(hy vọng, mong đợi) 다시 뵙기를 희망합니다.


Tôi mong việc chúng ta sẽ gặp lại nhau.

기원하다(cầu mong, chúc) 사업이 잘 되시기를 기원합니다.


Tôi chúc công ty sẽ làm ăn phát đạt.

시작하다(start) 눈이 아프기 시작했습니다.
Mắt tôi đã bắt đầu đau.

약속하다(promise) 오늘 숙제를 같이 하기로 약속했어요.


Hôm nay chúng ta đã hứa (việc)sẽ làm bài tập về nhà cùng nhau.

Như bạn có thể thấy, nó thường được dùng với các tính từ và các động từ mà hầu hết liên quan đến 'cảm xúc'và
'chưa hoàn thành/kết thúc'. Nó cũng được dùng cho các thành ngữ, cho ví dụ,
– 식은 죽 먹기. Piece of cake! Một việc dễ dàng ! (như ăn cháo nguội)
– 하늘의 별 따기. Impossible! Một việc không thể làm được, đạt được! (khó như hái ngôi sao trên trời.)

-(으)ㅁ được dùng cho các hành động đã hoàn thành (kết thúc) hoặc hành động mà đã xảy ra, vì vậy bạn có thể
thêm thì quá khứ vào trước -음. Đây là các động từ và tính từ thường dùng với -음.

분명하다(rõ ràng/sáng sủa/clear) 뭔가를 숨기고 있음이 분명하다.


Rõ ràng là anh ấy đang giấu giếm điều gì đó.

틀림없다(chính xác/rõ ràng/chắc chắn/must be true) 그 사람도 한몫 했음에 틀림없다.


Người đó chắc chắn cũng đã tham gia vào.

드러나다(nổi lên/lộ ra/phơi bày ra/be exposed) 민수의 이야기가 거짓임이 드러났다.


Câu chuyện của Minsu đã lộ ra sự giả dối.

알려지다(lộ ra/come out) 민수의 이야기가 거짓임이 알려졌다.


Câu chuyện của Minsu đã lộ ra sự giả dối.

밝혀지다(được làm rõ/được sáng tỏ/be found) 민수의 이야기가 거짓임이 밝혀졌다.


Câu chuyện của Minsu đã lộ ra sự giả dối.

깨닫다(nhận ra/hiểu ra/realize) 이미 늦었음을 깨달았다.


Tôi đã nhận ra nó là quá trễ.

알다(biết/know) 범죄를 저질렀음을 알고 있었다.


Tôi đã biết anh ấy phạm tội.

주장하다(đòi,yêu cầu/xác nhận,khẳng định/claim,assert) 환경보호의 중요함을 주장했다.


Anh ấy khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.

알리다(cho biết,thông báo/tell) 비가 가을이 왔음을 알려주고 있다.


Trận mưa đang nói cho chúng ta biết mùa thu đã đến.
Như bạn có thể thấy, nó thường được dùng với các tính từ hay động từ mà hầu hết mang ý nghĩa ‘ý kiến, cách
nhìn, đánh giá, sự hiểu biết, những thực tế, báo cáo, tuyên bố hay những hành động đã hoàn thành/
judgement, knowledge, fact, report or finished action’. Chúng ta cũng sử dụng 음 để rút ngắn câu cuối của các
văn bản, tài liệu, cho ví dụ,

– 사실과 다르지 않음을 증명합니다. Tôi chứng nhận rằng đó là sự thật.


– 사람을 찾음. Missing! (Việc tìm kiếm một người)

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-는 것(-는 거) thì linh hoạt và mềm dẻo hơn -기 hay -음. Bạn có thể dùng -는 것 thay cho -기 hoặc -음 ngoại trừ
một vài ngữ pháp cố định như -기에 좋다, -기를 바라다/희망하다/기원하다, -기 시작하다, -기로 (약속)하다, -
기만 하다, -기도 하다 ...

– 집에 혼자 있는 것이 싫어요. = 집에 혼자 있기 싫어요.

– 집 찾는 것이 쉬웠어요. = 집 찾기가 쉬웠어요.

– 청소하는 것을 싫어해요. = 청소하기를 싫어해요.

– 뭔가 숨기고 있는 것이 분명해요. = 뭔가 숨기고 있음이 분명해요.

– 범죄를 저지른 것을 알고 있었다. = 범죄를 저질렀음을 알고 있었다.

4.[Ngữ pháp] Tính từ+ 게(1) Diễn tả phương thức, mức độ của hành động
diễn ra ở vế sau
A+게(một cách)
1. Bổ nghĩa cho động từ đứng đằng sau. Diễn tả phương thức, mức độ của hành động diễn ra ở vế sau. Tính
từ khi kết hợp với đuôi này thường được sử dụng như một phó từ làm trạng ngữ cho động từ mà nó bổ nghĩa.

날씨가 추우니까 옷을 따뜻하게 입으세요.


Vì thời tiết lạnh nên hãy mặc áo một cách ấm áp vào.

머리를 좀 짧게 잘라 주세요.


Hãy cắt ngắn giùm tôi!

저는 오늘 아침에 늦게 일어나서 회사에 늦었어요.


Hôm nay vì ngủ dậy trễ nên tôi đã đến công ty trễ.

친구가 화장을 예쁘게 했어요.


Bạn tôi đã trang điểm rất đẹp.

이 치마는 어때요?
Cậu thấy cái váy này thế nào?
색이 좀 어두운 것 같아요. 좀 더 밝게 입는 게 좋겠어요.
Hình như màu hơi tối. Cậu nên mặc sáng hơn một chút.
그럼 이 하얀색 원피스는 어때요?
Vậy cái váy trắng này thì thế nào?
좋아요. 그리고 처음 만났을 때 밝게 웃으세요.
Được đấy. Và khi gặp lần đầu cậu hãy cười thật tươi nhé!

2. Với các tính từ '많다, 빠르다, 멀다' thì dùng dạng trạng từ là '많이, 빨리, 멀리'.
오늘 정말 많이 먹었어요.
늦었으니까 빨리 갑시다.
여기에서 멀리 가지 마세요.

V + 게 "để, để cho"
Cả -게 và -도록 cách dùng giống nhau,tương tự
nhau về ý nghĩa, tuy nhiên cũng có sự khác nhau .
1. Cấu trúc này sử dụng để diễn tả kết quả được mong đợi, mục tiêu, tiêu chuẩn của hành động theo sau (chỉ ra
mục đích hay tiêu chuẩn, lý do cho hành vi xuất hiện ở sau). Do đó nó có ý nghĩa là hành động ở mệnh đề sau là
cần thiết để thực hiện, đạt được hành động hay trạng thái ở mệnh đề trước.
가: 선생님, 뒤에서는 잘 안 들려요.
Thưa thầy, ở phía dưới không nghe rõ tiếng của thầy ạ
나: 그럼, 뒷사람들도 잘 들을 수 있게 마이크를 사용할게요.
Thế thì thầy sẽ dùng micro để các em ở dưới cũng có thể nghe rõ.

내일 입을 수 있게 오늘 세탁소에서 양복을 찾아다 주세요.


Hôm nay làm ơn lấy giùm bộ âu phục ở hiệu giặt đồ để ngày mai tôi có thể mặc.
약속을 잊어버리지 않게 친구에게 전화를 해야겠어요.
Tôi phải gọi điện để anh ấy không quên cuộc hẹn.

Có thể sử dụng -게끔 là hình thức nhấn mạnh hơn của -게.
 중요한 내용을 잊어버리지 않게 수첩에 메모를 하세요.
= 중요한 내용을 잊어버리지 않게끔 수첩에 메모를 하세요.
Hãy ghi chép vào cuốn sổ tay để không bị quên các nội dung quan trọng.

Có thể sử dụng -게 ở cuối câu.


• 옷을 따뜻하게 입으세요. 감기에 걸리지 않게요.
Mặc quần áo ấm vào, để không bị cảm lạnh.
좀 조용히 해. 다른 사람들이 공부하게.
Trật tự chút nào. Để người khác còn học.

2. Có biểu hiện tương tự là '도록' xem thêm ở đây.


실수하지 않게 신중하게 판단하세요. 
실수하지 않도록 신중하게 판단하세요.
Hãy phán đoán một cách thận trọng để không mắc sai sót.

Cả -게 và -도록 tương tự nhau về ý nghĩa, tuy nhiên cũng có sự khác nhau như sau:

You might also like