You are on page 1of 13

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: LOGIC HỌC

ĐỀ TÀI: QUY
NẠP VÀ CÁC LỖI LOGIC TRONG
SUY LUẬN QUY NẠP TRONG LĨNH VỰC
KHOA HỌC

Giảng viên hướng dẫn : ĐÀO THỊ HỮU

Sinh viên thực hiện : NGÂN NGUYÊN NGỌC


Lớp : K23LKTC
Mã sinh viên : 23A4060182

Hà nội, ngày 02 tháng 07 năm 2021


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu................................................................... 1
2. Đối tượng phạm vi nghiên cứu.................................................................... 1
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................ 2
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ........................................................................ 2
PHẦN I: PHẦN LÝ LUẬN VỀ QUY NẠP VÀ SUY LUẬN QUY NẠP
TRONG KHOA HỌC ......................................................................................... 3
1. Suy luận ......................................................................................................... 3
2. Suy luận quy nạp .......................................................................................... 3
2.1. Cơ sở khách quan ................................................................................... 3
2.2. Cấu tạo của suy luận quy nạp ................................................................ 3
3. Phân loại quy nạp ......................................................................................... 4
3.1. Suy luận quy nạp hoàn toàn ................................................................... 4
3.2. Suy luận quy nạp không hoàn toàn ....................................................... 5
4. Các phương pháp suy luận quy nạp........................................................... 6
4.1. Phương pháp giống nhau ....................................................................... 6
4.2. Phương pháp khác biệt duy nhất ........................................................... 7
4.3 Phương pháp biến đổi kèm theo.............................................................. 7
PHẦN II: PHẦN LIÊN HỆ THỰC TẾ VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN .............. 8
1. Liên hệ thực tế .............................................................................................. 8
2. Liên hệ bản thân ........................................................................................... 9
3. Cách khắc phục lỗi logic trong suy luận quy nạp ..................................... 9
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 11
Tài liệu kham khảo: ....................................................................................... 11
1

MỞ ĐẦU

Trong cuộc sống hằng ngày, mọi hoạt động của con người từ đơn giản đến
phức tạp đều phải thông qua tư duy. Cùng với sự phát triển của khoa học và xã
hội, nhận thức của con người cũng ngày càng phát triển.

Nói đến tư duy, có sáu hình thức cơ bản của tư duy: khái niệm, phán đoán,
suy luận, chứng minh, bác bỏ, ngụy biện. Trong đó, suy luận chính là một trong
những hình thức quan trọng của tư duy. Khái niệm, phán đoán được coi là hình
thức biểu thị tư tưởng thì suy luận được xem là một loại hình thức sản sinh ra tư
tưởng mới từ các tư tưởng đã có, rút ra các tri thức mới từ tri thức đã biết. Suy
luận có vai trò vô cùng to lớn trong nhận thức và trong đời sống. Nghiên cứu suy
luận là vấn đề trọng tâm của logic học. Suy luận có hai hình thức chính là suy luận
quy nạp và suy luận diễn dịch. Trong đó vai trò của suy luận quy nạp thể hiện
trong khi xây dựng khái niệm mới, chọn lọc các tiên đề trước khi chứng minh một
định lí. Trên thực tế, chúng ta chỉ mới chú trọng đến suy diễn, chứng minh, suy
luận chứng minh, mà chưa chú ý đến quy nạp hoặc sử dụng quy nạp một cách vô
thức, sai cách. Vậy nên em quyết định chọn đề tài “Quy nạp và các lỗi logic trong
suy luận quy nạp trong lĩnh vực khoa học”.

1. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu

Bài tiểu luận phân tích, nghiên cứu, góp phần làm rõ phương pháp suy luận
quy nạp, các lỗi thường gặp trong suy luận quy nạp và một số các biện pháp khắc
phục các lối trong suy luận quy nạp trong lĩnh vực khoa học.

2. Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Định nghĩa và các thành phần cấu trúc của suy luận quy nạp

Các loại suy luận quy nạp và các phương pháp suy luận quy nạp

Suy luận quy nạp được vận dụng như nào trong đời sống
2

3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: quan điểm của logic học hình thức về hình thức và quy luật
của tư duy

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp luận biện chứng duy vật và các
phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, thống nhất lịch sử - logic, đối chiếu,
quy nạp, hình thức hóa,…

4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần giới thiệu đến người đọc quan tâm đến
các vấn đề của logic học và vai trò của tri thức logic, cụ thể là suy luận quy nạp.

Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn giúp người đọc hiểu thế nào là suy luận quy nạp
và cách sử dụng suy luận quy nạp sao cho đúng.
3

PHẦN I: PHẦN LÝ LUẬN VỀ QUY NẠP VÀ SUY LUẬN QUY NẠP


TRONG KHOA HỌC

1. Suy luận

Suy luận là hình thức logic của tư duy, trong đó các phán đoán liên kết với
nhau để rút ra một phán đoán mới

2. Suy luận quy nạp

Suy luận quy nạp là suy luận trong đó kết luận là tri thức chung hơn, có tính
khái quát hơn được rút ra từ sự liên kết những tri thức ít chung hơn, có tính cụ thể
hơn.

2.1. Cơ sở khách quan

Cơ sở khách quan của suy luận quy nạp là sự chuyển hóa biện chứng giữa
cái riêng và cái chung. Trong tự nhiên và xã hội, cái chung không tồn tại biệt lập,
bên ngoài cái riêng. Cái riêng tồn tại trong mối quan hệ với cái chung. Cái chung
tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà thể hiện ra. Có nghĩa cái chung chỉ
bộc lộ ra trong các sự vật cụ thể. Do đó, để rút ra cái chung, có tính quy luật, con
người cần phải nghiên cứu các sự vật cụ thể, tức là phải nghiên cứu cái riêng.
Chính vì vậy mà quá trình nhận thức diễn ra trong suy luận quy nạp đi từ cái cụ
thể qua cái riêng rồi đi tới cái chung. Vì vậy, mức độ khái quát trong các tiền đề
thấp hơn mức độ khái quát trong kết luận

2.2. Cấu tạo của suy luận quy nạp

Cấu tạo của suy luận quy nạp gồm 3 phần:

2.2.1. Tiền đề

Tiền đề là những phán đoán đơn nhất, đồng chất (khác với diễn dịch là những
phán đoán toàn thể hoặc bộ phận)

2.2.2. Quy tắc logic


4

Suy luận quy nạp không có quy tắc chung để xác định giá trị của phán đoán
kết luận là do: có những phán đoán còn chưa được đề cập tới nên không thể xác
định mối liên hệ tất yếu của nó với những phán đoán đã có.

2.2.3. Kết luận

Phải là phán đoán toàn thể (ở diễn dịch kết luận là phán đoán bộ phận)

Phán đoán ở kết luận phải luôn đồng chất với phán đoán ở tiền đề (ở diễn
dịch không như vậy)

Kết luận trong suy luận quy nạp có thể khái quát cả những đối tượng không
đề cập đến ở tiền đề.

Kết luận có thể là chân thực hoặc mang tính xác suất.

3. Phân loại quy nạp

3.1. Suy luận quy nạp hoàn toàn

Suy luận quy nạp hoàn toàn là suy luận quy nạp trong đó kết luận về mọi dấu
hiệu chung cho lớp đối tượng nào đó được rút ra dựa trên cơ sở khảo sát tất cả các
đối tượng của lớp ấy.

Suy luận quy nạp hoàn toàn có công thức sau:

S1 - P
S2 – P
S3 – P

Sn – P
S1 , S2, S3,… Sn tạo thành toàn bộ lớp S

Do đó: Tất cả S – P

Suy luận quy nạp hoàn toàn thường đưa lại những tri thức mới đáng tin cậy.
Bởi vì, chính việc khảo sát tất cả các đối tượng thuộc một lớp đối tượng nào đó
cho phép rút ra những kết luận chắc chắn đó. Tuy nhiên để rút ra được kết luận
đúng đắn và đáng tin cậy, đòi hỏi phải khảo sát rất cụ thể, công phu, tỉ mỉ với một
5

thời gian dài đủ để bao quái hết các đối tượng, không bỏ sót đối tượng nào. Vậy
nên, suy luận quy nạp hoàn toàn chỉ được sử dụng đối với các lớp đối tượng có ít
sự vật hiện tượng.

3.2. Suy luận quy nạp không hoàn toàn

Suy luận quy nạp không hoàn toàn là loại suy luận quy nạp, trong đó kết
luận về một dấu hiệu chung cho lớp đối tượng nào đó được rút ra dựa trên cơ sở
chỉ khảo sát một số đối tượng của lớp ấy.

Công thức suy luận quy nạp không hoàn toàn:

S1 – P
S2 – P
S3 – P
Sn – P
S1, S2, S3,… Sn tạo thành một bộ phận lớp S
Do đó: Tất cả S – P

Suy luận quy nạp không hoàn toàn là chỉ tiến hành nghiên cứu một dấu hiệu
nào đó ở một số đối tượng trong một lớp, rồi rút ra kết luận chung về dấu hiệu đó
cho cả lớp đối tượng đó.

3.2.1. Suy luận quy nạp phổ thông

Suy luận quy nạp phổ thông là hình thức quy nạp mà kết luận rút ra từ sự
khái quát những hiện tượng lặp đi lặp lại để tìm ra thuộc tính chung dù chưa giải
thích được (và không gặp trường hợp ngược lại). Đặc trưng cơ bản của quy nạp
phổ thông là việc rút ra một dấu hiệu nào đó dựa trên cơ sở liệt kê giản đơn, không
đầy đủ và tình cờ phát hiện ra dấu hiệu ấy lặp lại ở một số đối tượng. Do đó, giá
trị chân thực của kết luận có tính xác suất. Kết luận có thể được bổ sung hoàn
chỉnh thêm trong quá trình quan sát các đối tượng, hoặc sẽ bị bác bỏ nếu trong
quá trình nghiên cứu đó phát hiện ra các mâu thuẫn so với kết luận. Để rút ra kết
luận chuẩn xác, đảm bảo được độ tin cậy chắc chắn cần phải nghiên cứu một số
lượng lớn các đối tượng đa dạng và phải dựa vào dấu hiệu bản chất chung của các
6

sự vật. Cần tránh sự khái quát vội vàng, nghiên cứu tùy tiện, chỉ dựa vào những
đặc điểm ngẫu nhiên, bề ngoài riêng biệt của các sự vật.

3.2.2. Suy luận quy nạp khoa học

Quy nạp khoa học là hình thức quy nạp mà kết luận rút ra thông qua sự khái
quát những hiện tượng lặp lại để tìm ra thuộc tính chung mà con người đã giải
thích được nguyên nhân của nó.

Quy nạp khoa học nảy sinh trong quá trình sống và hoạt động của con người
từ nhu cầu khái quát để thu nhận những tri thức về các tính chất chung của các
đối tượng và các mối liên hệ giữa chúng. Quy nạp khoa học mang lại hiểu biết
mới mẻ so với tiền đề, là công cụ pháp minh quan trọng trong khoa học thực
nghiệm tuy kết luận có bấp bênh, độ tin cậy của kết luận quy nạp khoa học không
phục thuộc vào nhiều số lượng trường hợp khảo sát mà chủ yếu phụ thuộc vào
dấu hiệu khảo sát thể hiện những mối liên hệ bản chất, tất yếu nào giữa các phần
tử đối tượng, giữa các sự kiện, hiện tượng giữa các điều kiện, tình huống được
khảo sát.

4. Các phương pháp suy luận quy nạp

4.1. Phương pháp giống nhau

Phương pháp giống nhau là phương pháp so sánh, đối chiếu các sự kiện, hiện
tượng khác nhau để tìm ra điểm giống nhau giữa chúng từ đó khái quát thuộc tính
chung.

Công thức:

ABC có a
ADE có a
AFG có a
=> Có thể A là nguyên nhân của a
7

4.2. Phương pháp khác biệt duy nhất

Phương pháp khác biệt duy nhất là phương pháp so sánh, đối chiếu các sự
kiện, hiện tượng giống nhau để tìm điểm khác nhau.

Công thức:

ABC có a
BC không có a
=> A có thể là nguyên nhân của a ( vì sự vắng mặt của A kéo theo sự mất đi
của a
4.3 Phương pháp biến đổi kèm theo
Phương pháp biến đổi kèm theo là phương pháp thay đổi bối cảnh để xem
xét sự thay đổi của những hiện tượng đi kem với nó.

Công thức:

A1BC có a1
A2BC có a2
A3BC có a3
=> A là nguyên nhân của a
8

PHẦN II: PHẦN LIÊN HỆ THỰC TẾ VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN

1. Liên hệ thực tế

Ví dụ 1: Trong lịch sử khoa học thế giới từng có nhận định:

Mặt Trăng quay quanh Trái Đất

Mặt Trời quay quanh Trái Đất

Sao Kim quay quanh Trái Đất

Sao Thủy quay quanh Trái Đất

Các ngôi sao cố định quay quanh Trái Đất

Vì Mặt Trăng, Mặt Trời, Sao Kim, Sao Thủy,… và các ngôi sao cố định đều
quay quanh Trái Đất nên Trái Đất là trung tâm của vũ trụ.

Học thuyết Địa Tâm bắt đầu xuất hiện trong triết học và thiên văn học Hy
Lạp từ rất sớm. Có thể tìm thấy những dấu vết mô hình này trong triết học tiền
Socrat. Học thuyết cho rằng Trái Đất hình cầu, đứng yên và nằm ở trung tâm vũ
trụ, các ngôi sao và các hành tinh được gắn trên các mặt cầu quay quanh Trái Đất,
với thứ tự (từ trong ra ngoài): Mặt Trăng, Mặt trời, Sao Kim, Sao Thuỷ, Sao
Hoả, Sao Mộc, Sao Thổ và các ngôi sao cố định.

Lỗi logic trong suy luận quy nạp: Thuyết Địa Tâm ra đời từ sớm nên không
có các công cụ khoa học hiện đại nên chỉ là phù hợp với quan sát thông thường.
Dưới góc độ nhìn từ Trái Đất ta sẽ thấy Mặt Trăng, Mặt Trời và các hành tinh
khác quay quanh Trái Đất dựa trên quan sát các “quy luật” đó các nhà triết học và
thiên văn học đã nhận định Trái Đất là trung tâm của vũ trụ. Các nhà triết học và
thiên văn học đã mắc phải lỗi logic “khái quát vội vàng” chỉ trên cơ sở một số
hiện tượng nhiều khi là ngẫu nhiên, không rõ bản chất đã vội vàng khái quát đưa
ra kết luận chung có tính quy chụp.
9

Ví dụ 2:

Kế tiếp mùa xuân là mùa hè

Vậy nên mùa hè là kết quả của mùa xuân.

Lỗi logic ở ví dụ trên là nhầm lẫn quan hệ “nhân - quả” với quan hệ “trước - sau”
về thời gian. Quan hệ nhân - quả: nguyên nhân sinh ra kết quả, nguyên nhân luôn
có trước kết quả. Nhưng không phải cứ cái có trước là nguyên nhân của cái có
sau.

2. Liên hệ bản thân

Trong học tập: Suy luận quy nạp được sử dụng phổ biến trong các môn khoa
học ( các khái niệm, quy tắc, tính chất). Ngoài ra suy luận quy nạp còn giúp cho
sinh viên tổng kết các kiến thức đã được học có được năng lực suy luận chặt chẽ
rút ra được những kết luận từ những cái cụ thể hay cái riêng, quy nạp còn là
phương pháp giúp sinh viên viết tiểu luận và nghiên cứu khoa học.

Trong cuộc sống: Suy luận quy nạp được vận dụng vào trong cuộc sống một
cách phong phú và đa dạng ví dụ như: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày
tháng mười chưa cười đã tối”, “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng,
bay vừa thì râm”, “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa”, “Ráng mỡ gà, có nhà thì
giữ”,… các câu ca dao trên cho thấy suy luận quy nạp đã được ông cha ta vận
dụng từ xưa đến nay.

3. Cách khắc phục lỗi logic trong suy luận quy nạp

Muốn sử dụng suy luận quy nạp mà kết luận rút ra đúng đắn, chân thực đòi
hỏi phải tuân theo ba điều kiện sau:

Thứ nhất, các sự vật cụ thể để thực hiện sự khái quát nhằm đưa đến cái chung
phải là các sự vật cùng loại. Bởi vì, chỉ có các sự vật cùng loại mới chứa đựng
những cái giống nhau, giúp cho nhận thức tìm ra cái chung trong sự khác biệt.
10

Thứ hai, việc khái quát phải dự trên những dấu hiệu bản chất của sự vật. Bởi
vì, chỉ có cái bản chất mới là cái làm nên quy luật chung của sự tồn tại và phát
triển của các sự vật, hiện tượng.

Thứ ba, phải khảo sát một số lượng lớn các đối tượng đủ để rút ra kết luận
chung cho lớp đối tượng nghiên cứu.

Vì vậy, trong quá trình sử dụng suy luận quy nạp cần phải luôn luôn quán
triệt ba điều kiện cơ bản ấy. Có như vậy mới có được những tri thức mới, đúng
đắn và đáng tin cậy.
11

KẾT LUẬN

Trong bài tiểu luận “Quy nạp và các lỗi logic trong suy luận quy nạp trong
lĩnh vực khoa học” đã nghiên cứu suy luận quy nạp là gì, các lỗi logic thường gặp
trong suy luận quy nạp, cách sử dụng suy luận quy nạp sao cho đúng, tác dụng
như thế nào trong học tập và trong cuộc sống. Suy luận quy nạp chúng ta thường
hay sử dụng mà.

Tài liệu kham khảo:


Tài liệu tiếng việt:

“Giáo trình logic học đại cương” ts. Nguyễn Như Hải

“Slide bài giảng logic học” ts. Đào Thị Hữu

Tài liệu trực tuyến:

“Thuyết Địa Tâm” Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

https://vi.wikipedia.org/wiki/Thuy%E1%BA%BFt_%C4%91%E1%BB%8Ba
_t%C3%A2m

You might also like