You are on page 1of 29

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

KHOA CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔN KIỂM TOÁN


NĂNG LƯỢNG

Tên đề tài: XÂY DỰNG MỘT BẢN BÁO CÁO KIỂM TOÁN NĂNG
LƯỢNG CHO MỘT KHÁCH SẠN

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN VĂN LÂM

MSV: 19819120004

LỚP: D14DIENLANH.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: GIẢNG VIÊN MAI SỸ THANH

Hà Nội, ngày 9 tháng 12 năm 2021.

MỤC LỤC

A, LỜI MỞ ĐẦU
B, NỘI DUNG
Chương 1: Tóm tắt
1.1, Tiềm năng tiết kiệm năng lượng
1.2, khả năng triển khai thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng
1.3, kế hoạch thực hiện

Chương 2: Giới thiệu


1.1, Giới thiệu đơn vị được kiểm toán và đơn vị kiểm toán
2.2, Phạm vi kiểm toán năng lượng
2.3, Phương pháp đo và thiết bị đo

Chương 3: Hoạt động của đơn vị


3.1, Lịch sử phát triển và hiện trạng
3.2, Chế độ vận hành và hoạt động

Chương 4: Mô tả các hoạt động kinh doanh


4.1, Các phòng nghỉ
4.2, Các tiềm năng tiết kiệm năng lượng

Chương 5: Nhu cầu và khả năng cung cấp năng lượng


5.1, Cung cấp và tiêu thụ điện
5.2, cung cấp và tiêu thụ nhiên liệu

Chương 6: Rằng buộc về tài chính-kỹ thuật


6.1, Các vấn đề về kỹ thuật – công nghệ, môi trường
6.1.1, Các vấn đề về kỹ thuật, hệ thống tiêu thụ năng lượng
6.1.2, Các rằng buộc tài chính cơ bản
6.1.3, Năng lượng và các tiêu chuẩn
6.2, Các giải pháp và đánh giá về kinh tế
6.2.1, Các giải pháp TKNL được đánh giá theo các tiêu chí
6.2.2, Chiến lược của công ty về sử dụng năng lượng
6.2.3, Các căn cứ để nhóm KTNL đề xuất xây dựng chiến lược sử dụng NL

Chương 7: Các giải pháp tiết kiệm năng lượng


7.1, Giải pháp 1: Quản lý vận hành các bồn gia nhiệt khu A
7.1.1, Hiện trạng
7.1.2, Đề xuất giải pháp
7.1.3, Chi phí - lợi ích
7.2, Giải pháp 2: Tối ưu hóa hệ thống nước cấp
7.2.1, hiện trạng
7.2.2, Đề xuất giải pháp
7.2.3, Lợi ích - Chi phí
7.3, Giải pháp 3: Xây dựng hệ thống quảng lý năng lượng
7.3.1, Hiện trạng
7.3.2, Đề xuất
7.3.3, Lợi ích – Chi phí

C, KẾT LUẬN

D, TÀI LIỆU THAM KHẢO

A, LỜI MỞ ĐẦU
Với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã và đang thay đổi và thu
được những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội quan trọng và hết sức đáng mừng,
được cả cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Trong hoàn cảnh hiện nay vai
trò của kiểm toán là không thể phủ nhận và là nhu cầu tất yếu khách quan trong
nền kinh tế thị trường. Hoạt động của các công ti kiểm toán rất phát triển ở các
nước có nền kinh tế phát triển. Ở Việt Nam, kiểm toán độc lập ra đời từ năm 1991
và cho đến nay đã có những bước phát triển nhanh chóng bằng việc hình thành một
hệ thống các công ty kiểm toán với đầy đủ hình thức sở hữu (nhà nước , TNHH,
100% vốn nước ngoài, liên doanh...)
Kiểm toán báo cáo năng lượng có ý nghĩa rất quan trọng không những đối
với nhà nước mà còn đối với cả bản thân chủ doanh nghiệp. Một nền kinh tế phát
triển lành mạnh và an toàn đòi hỏi phải được cung cấp các dịch vụ kiểm toán có
chất lượng cao
Hiện nay các công ty kiểm toán đã tăng mạnh số lượng lên khoảng 165 công
ty. Đặc biệt là có sự có mặt của các công ty kiểm toán nước ngoài làm cho yếu tố
cạnh tranh trở nên gay gắt buộc công ty kiểm toán trong nước không ngừng nâng
cao uy tính cũng như chất lượng hoạt động.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kiểm toán năng lượng của một số khách
sạn tại Việt Nam, các vấn đề về tiết kiệm năng lượng và đưa ra hướng phát triển
trong tương lai.
B, NỘI DUNG

CHƯƠNG I: TÓM TẮT


1.1, Tiềm năng tiết kiệm năng lượng
Các cơ hội tiết kiệm năng lượng đã phát hiện và được tóm tắt, sắp xếp theo thứ tự
ưu tiên theo bảng dưới đây:

Bảng 1: Tóm tắt tiết kiệm năng lượng và ước tính chi phí đầu tư

Tiết kiệm năng lượng Đầu Tiết Thời


tư dự kiệm chi gian
TT Các giải pháp Điện năng kiến phí hoàn
Nhiên liệu
(MWh/ 10^3 (10^3đ vốn
(T/năm)
năm) VND /năm) (năm)
Quản lí vận
1 hành các bồn
gia nhiệt
Tối ưu hóa hệ
2 thống nước
cấp
Quản lý năng
3
lượng
Tổng

1.2, khả năng triển khai thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng

Các giải pháp nhận dạng trong báo cáo có vốn đầu tư khá thấp, lợi ích của
các giải pháp mang lại là khá thiết thực đối với khách sạn:

 Giải pháp quản lý vận hành các bồn gia nhiệt mang lại lợi ích đáng kể nhưng
khách sạn không tốn chi phí đầu tư, khách sạn nên xem xét thực hiện ngay
giải pháp này
 Tương tựu đối với giải pháp tối ưu hóa hệ thông nước cấp, tuy lợi ích của
giải pháp mang lại là không cao nhưng đây là giải pháp dễ thực hiện
 Đối với giải pháp xây dưng hệ thống quản lý năng lượng, khách sạn nên
thực hiện hoàn chỉnh để đạt được chứng nhận ISO 50001 (hệ thống quản lý
năng lượng)

1.3, Đề xuất kế hoạch thực hiện

Dưới đây là đề xuất mức độ ưu tiên thực hiện các giải pháp như sau:

Bảng 2: Đề xuất mức độ ưu tiên thực hiện các giải pháp

Phương án Mức độ ưu tiên


Quản lý vận hành các bồn gia nhiệt 1
Tối ưu hóa hệ thống nước cấp 2
Xây dựng hệ thống quản lý năng lượng 3

Việc xây dựng hệ thống quản lý năng lượng ngoài việc giúp khách sạn quản
lý tiêu thụ năng lượng ngày một tốt hơn và có tính hệ thống hơn, mà còn giúp đáp
ứng yêu cầu luật định, vì đây là một yêu cầu bắt buộc đối với các đơn vị sử dụng
năng lượng trọng điểm, điều này đã được quy định trong luật số 50/2010/QH12 về
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, và nghị định 21/2011NĐ-CP của Chính
Phủ

Để đánh giá được hiệu quả của các giải pháp đề xuất, khách sạn nên tiến
hành đánh giá hiện trạng sử dụng năng lượng trước và sau khi cải tạo các hệ thống,

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU


2.1, Giới thiệu đơn vị được kiểm toán và đơn vị kiểm toán
- Tên đơn vị: Khách Sạn A
- Địa chỉ:
- Số điện thoại:
- Fax
- Người tiếp xúc:
- Chức vụ: Đại diện khách sạn
- Mobie:
- Email:
- Năm thành lập:
- Doanh thu:
- Số nhân viên:
- Số phòng:
- Tổng công suất của máy biến áp (kVA): Cấp điện áp: (kV)
- Tổng công suất của các máy phát điện dự phòng: (kVA)
- Diện tích sử dụng của tòa nhà (m ¿ :
2
(m )
2

- Hướng chính của tòa nhà :


- Thời gian thực hiện kiểm toán năng lượng: khảo sát chi tiết và đo đạc cụ thể
từ ngày 10 đến ngày 19/12/2021
- Thành phần của nhóm kiểm toán năng lượng:

Bảng 3: Bảng danh sách những người tham gia kiểm toán năng lượng

TT Họ và Tên Đơn Vị
1 Nguyễn Văn Lâm Đại học Điện Lực
2 Nguyễn Văn B Khách sạn A

2.2, Phạm vi kiểm toán năng lượng

Kiểm toán năng lượng chi tiết cho khách sạn A:

- Đánh giá hiện trạng tiêu thụ năng lượng của đơn vị
- Nhận dạng các giải pháp tiết kiệm năng lượng
- Phân tích lợi ích, chi phí và xây dựng phương án thực hiện các giải pháp

Tất các các hoạt động khảo sát, đo đạc được thực hiện trong khuôn viên và các khu
vực, các thiết bị tiêu thụ năng lượng

2.3, Phương pháp đo và thiết bị đo

Bảng 4, danh mục các thiết bị sử dụng trong kiểm toán năng lượng
TT Tên thiết bị Mã hiệu Số lượng Nước sản xuất

1
2

4
...

Phương pháp thực hiện là đo trực tiếp tại hiện trường khi các thiết bị đang hoạt
động bình thường.
Thời gian khảo sát, đo đạc, và thu thập số liệu liên tục trong 3 ngày vận hành của
đơn vị

CHƯƠNG III: HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ


3.1, Lịch sử phát triển và hiện trạng

Tháng 1 năm 2010 Tổng công ty Du Lịch Sài Gòn tiếp nhận thương xá A và
đổi tên thành khách Sạn B, sau nhiều đợt chỉnh trang mở rộng khách sạn lấy tên A
với biểu tượng vương miện, tới năm 2015 khách sạn A được Tổng cục Du lịch Việt
Nam công nhận là khách sạn 4 sao
Sau khi hoàn tất việc nâng cấp và sửa chữa, đến tháng 1/2017 Tổng cục Du
lịch chính thức công nhận khách sạn A đạt tiêu chuẩn 5 sao với cơ ngơi gồm 300
phòng khách, 5 nhà hàng, 1 sân vườn, 1 câu lạc bộ trò chơi điện tử có thưởng, 1
spa cao cấp, hệ thống 11 phòng hội nghị, tiệc với các trang thiết bị hiện đại.
Thế mạnh của khách sạn A là vẫn duy trì được tính truyền thống. Trong đó
ngoài việc cung cấp phòng khách với phòng cách mang đậm nét văn hóa Việt
Nam, ẩm thực cũng để lại cho du khách những ấn tượng rất khó quên.

Bảng sau thể hiện công suất phòng của khách sạn năm 2018:

Bảng 5, Công suất phòng của khách sạn trong năm 2018:
Tháng Công suất phòng
1/2018
2/2018
3/2018
4/2018
5/2018
6/2018
7/2018
8/2018
9/2018
10/2018
11/2018
12/2018
Trung bình

3.2, Chế độ vận hành và hoạt động

Tổng hợp thời gian hoạt động của các khu vực sử dụng năng lượng được trình bày
ở bảng dưới đây

Bảng 6, Số giờ vận hành trong năm của các khu vực tiêu thụ năng lượng

Thời gian vận hành


TT Khu vực
(giờ/năm)
1 Hệ thống VRV
2 Khu vực nước nóng
3 Khu vực giặt ủi
4 Nhà hàng, bar

CHƯƠNG IV: MÔ TẢ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


4.1, Các phòng nghỉ
Các phòng của khách sạn được trang trí hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.
Tổng số phòng hiện nay của khách sạn A là 200 phòng, Các phòng được chia làm
8 loại:
 Deluxe
 Junior Suite
 Rex Suite
 Premium
 Governor suite
 Excutive Suite
 Imperial Suite
 Presidential Suite

Tất cả các phòng được trang bị đầy đủ với điều hòa không khí, máy sấy tóc, máy
pha trà/cà phê, quầy barmini, ADSL, Wifi, điện thoại IDD, Truyền hình vệ tinh,
Báo cháy, két điện tử...

4.2, Các tiềm năng tiết kiệm năng lượng


Từ nhiều năm nay, Ban giám đốc khách sạn luôn quan tâm đến vấn đề tiết kiệm
năng lượng và môi trường. Hiện nay hệ thống quản lý của khách sạn đạt nhiều tiêu
chuẩn môi trường ISO 14000. Nhiều hệ thống tiêu thụ năng lượng quan trọng đã
được đầu tư, cải tạo, thay thế bằng những hệ thống hiệu suất cao và ít tiêu thụ năng
lượng như:

 Hệ thống nước nóng được thay thế bằng nước nóng mặt trời
 Hệ thống chiếu sáng chuyển sang sử dụng các loại đèn compax và đèn LED
 Sử dụng các loại TV LCD tiết kiệm điện
Tuy nhiên bên cạnh đó nhóm khảo sát vẫn nhận thấy một số tiềm năng tiết kiệm
năng lượng như:

 Hệ thống nước nóng mặt trời hiện nay không đủ đáp ứng nhu cầu của khách
lưu trú mà tiêu thụ thêm một lượng điện đáng kể dùng để gia nhiệt
 Hệ thống cấp nước sử dụng nguồn nước thủy cục tại trung tâm thành phố có
cột áp khá cao, nước được cấp vào hầm chứa ở tầng hầm số 2, rồi bơm vào
bồn chứa tại tầng hầm số 1, từ đây nước được bơm cấp đến các tải tiêu thụ
với nguyên lý

CHƯƠNG 5: NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG CUNG CẤP NĂNG LƯỢNG


5.1, Cung cấp và tiêu thụ điện

Nhu cầu năng lượng hiện tại được cung cấp bởi nguồn điện lưới từ EVN,
thông qua 2 trạm biến áp 1.500 kVA ở cấp điện áp 15/0,4kV. Ngoài ra, Khách sạn
A cũng lắp đặt 2 máy phát dự phòng có công suất là 2.750 kVA. Hệ số công suất
được duy trì ở mức trên 0,85 bởi hệ thống tụ bù.
Hiện nay, khách sạn có lắp đồng hồ điện cho các phụ tải chính để theo dõi
điện năng tiêu thụ của các hệ thống. Việc này giúp cho đơn vị có thể quản lý tốt
điện năng tiêu thụ cho từng khu vực. Qua các số liệu này, ban lãnh đạo có thể giao
chỉ tiêu tiêu thụ năng lượng cho các bộ phận quản lý. Giá điện được áp dụng theo
biểu giá từ tháng 7/2012 được trình bày trong bảng sau:

Bảng 7, Cấu trúc biểu giá điện cho thương mại ở cấp 15kV

Biểu giá điện (VND/kWh)


Thời điểm Giờ sử dụng
Từ thứ 2 đến thứ Chủ nhật
7
Giờ cao điểm -từ 9h30-11h30
(5 giờ) -từ 17h00-20h00
-từ 4h00-9h30
Giờ trung bình
-từ 11h30-17h00
(13 giờ)
-từ 20h00-22h00

Giờ thấp điểm -từ 22h00-4h00

Thông qua biểu giá điện này thấy rằng biểu giá điện ở giờ cao điểm gấp x lần giờ
bình thường, và gấp y lần so với giờ thấp điểm. Biểu giá điện theo giờ khác nhau
chênh lệch nhiều, vì vậy nên hạn chế tối đa hoạt động năng lượng của hệ thống
trong giờ cao điểm. Thêm vào đó, việc chuyển tải trong giờ bình thường sang giờ
thấp điểm cần được xem xét.

Tình hình tiêu thụ điện và chi phí tiền điện từng tháng của đơn vị (năm 2018) được
trình bày ở bảng dưới.

Bảng 8, tiêu thụ điện hàng tháng và chi phí tiền điện theo hóa đơn của đơn vị

Tiền điện 3 giá


Điện theo giờ (kWh)
(10^6đ/kwh) Tổng
Tổng
2018 Bình (10^6
Bình Cao Thấp (kWh) Cao Thấp
thườn VND)
thường điểm điểm điểm điểm
g
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Cả năm
Tỉ lệ %

Tổng điện năng tiêu thụ của khách sạn trong năm 2018 là x kWh, tương đương với
chi phí vào khoảng y tỉ đồng.
Trong đó, điện năng tiêu thụ trong giờ bình thường là x kWh (x%), giờ cao điểm là
y kWh (y%) và giờ thấp điểm là z kWh (z%).

5.2, cung cấp và tiêu thụ nhiên liệu

Bảng 9, tiêu thụ nhiên liệu theo từng tháng năm 2018

Dầu DO Gas
Tháng Chi phí Chi phí
Tiêu thụ (lit) Tiêu thụ (kg)
(10^6đ) (10^6đ)
1

9
10

11

12

Tổng

Theo số liệu thống kê, tổng tiêu thụ dầu DO (vận hành máy phát điện) của khách
sạn trong năm 2018 là x lít dầu, tương đương với chi phí vào khoảng y triệu đồng.
Tổng tiêu thụ Gas (đốt lò hơi phục vụ giặt ủi và nấu ăn) của khách sạn trong năm
2018 là x kg, tương đương với chi phí vào khoảng y tỉ đồng.

Bảng 10, Tiêu thụ nước từng tháng trong năm 2018

Lượng nước sử Chi phí (Triệu


Tháng Đơn vị tính
dụng đồng)
1 m^3
2 m^3
3 m^3
4 m^3
5 m^3
6 m^3
7 m^3
8 m^3
9 m^3
10 m^3
11 m^3
12 m^3
Tổng m^3

Nước được sử dụng chủ yếu trong sinh hoạt. Trong năng 2018, tổng lượng nước sử
dụng của khách sạn là x m^3 với chi phí khoảng y tỉ đồng
CHƯƠNG 6: RẰNG BUỘC VỀ TÀI CHÍNH-KỸ THUẬT
6.1, Các vấn đề về kỹ thuật – công nghệ, môi trường
6.1.1, Các vấn đề về kỹ thuật, hệ thống tiêu thụ năng lượng
a, Hệ thống điều hòa không khí phòng khách

Khu A:
Các phòng khách khu A được điều hòa bằng hệ thống lạnh trung tâm Hitachi (đặt
tại tầng máy của khách sạn). Theo số liệu thống kê, hệ thống lạnh trung tâm
Hitachi gồm 21 cụm máy. Công suất điện của mỗi cụm là x kW (gồm 4 máy nén
và 3 quạt giải nhiệt). Môi chất lạnh sử dụng là R407C. Hệ thống lạnh Hitachi được
điều khiển bằng màn hình trung tâm đặt tại phòng kỹ thuật.

Ngoài khu phòng khách, hệ thống lạnh trung tâm Hitachi còn điều hòa cho khu
sảnh tầng trệt, khu nhà hàng tầng 1 và các nhà tập tầng 5.

Dưới đây là một số hình ảnh của hệ thống lạnh Hitachi khu A:

Khu Đông:
Các phòng khách khu Đông được điều hòa bằng các máy lạnh 2 cục của hãng
Daikin.Theo thống kê, số lượng các máy lạnh của khu phòng khách khu Đông là
95 bộ, công suất điện của mỗi bộ là 2 Hp.

Dưới đây là một số hình ảnh của các máy lạnh khu Đông:
Ngoài ra, khách sạn còn có các cụm máy lạnh để điều hòa cho các phòng họp, nhà
hàng, Shop khu Đông và CLB Dynasty, khối văn phòng.

Dưới đây là một số hình ảnh cụm máy lạnh của CLB Dynasty và Shop khu Đông:

Bản sau thống kê các máy lạnh trong khách sạn

Bảng 11, Bảng thống kê các máy lạnh trong khách sạn

Công
Năm Số Suất
Tên Thiết bị MODEL ĐVT
lắp đặt lượng (kW)

Máy lạnh kho bếp, văn


Daikin, Nhật Cái
phòng bếp
Máy lạnh khối văn phòng Daikin, Nhật Cái

Máy lạnh phòng họp Daikin, Nhật Cái


Hệ VRV khu A Hitachi Hệ

...

Về vỏ bao che tòa nhà khách sạn (tường, cửa), thì hiện nay các cửa sổ của các
phòng khách đều sử dụng loại kính 2 lớp nên hạn chế được nhiệt nóng ban ngày
(bức xạ nhiệt Mặt trời) xâm nhập vào không gian bên trong. Điều này cũng giúp
tiết kiệm điện cho hệ thống điều hòa không khí.

b, Hệ thống nước nóng

Khu A:
Hệ thống nước nóng khu A gồm 1 hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời 9.000
lít/ngày và 4 bình gia nhiệt Martech (thể tích mỗi bình là 2.000 lít, công suất điện
mỗi bình là 81 kW). Nhiệt độ nước nóng đang được cài đặt là 47 độ C.

Bên cạnh đó, hệ thống nước nóng còn có 2 bơm tạo áp suất (công suất x kW) và 2
bơm cấp nước (công suất y kW, có sử dụng biến tần điều khiển) để phân phối nước
nóng tuần hoàn đến các hộ sử dụng.

Khu Đông:

Hệ thống nước nóng khu Đông gồm 1 hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời
8.000 lít/ngày và 1 bình gia nhiệt Wilo (x kW) và 1 Heat Pump (y hp).

Dưới đây là một số hình ảnh của hệ thống nước nóng khu Đông:

c, Hệ thống chiếu sáng.


Hiện nay, khách sạn đã sử dụng phần lớn là đèn Compact để chiếu sáng phòng
khách và hành lang. Bên cạnh đó, khách sạn còn sử dụng một số loại đèn khác như
đèn huỳnh quang T8, T5, đèn sợi đốt, đèn cao áp và đèn LED.
Bảng sau thống kê các loại đèn chiếu sáng trong khách sạn:

Bảng 12, Bảng thống kê các loại đèn chiếu sáng

Loại đèn Đơn vị Công Suất

Đèn đốt tim Bóng

Đèn huỳnh quang T8 Bộ

Đèn huỳnh quang T5 Bộ

Đèn compac Bóng

Đèn LED Hệ

Đèn cao áp (cenon) Bộ

Đèn halogen Bộ

d, Hệ thống nước cấp

Bể chứa nước cấp của khách sạn được đặt tại tầng hầm B2. Thể tích của bể chứa
nước cấp là x m^3 . Tiếp theo, nước sẽ được bơm qua 2 hệ thống lọc cát và lọc ion
rồi vào 2 bồn chứa ở tầng B1 (thể tích mỗi bồn chứa là y m^3 ). Từ đây, nước sẽ
được đưa đến các nơi sử dụng thông qua 3 bơm nước cấp (có điều khiển bằng biến
tần).
Bảng sau thống kê các bơm của hệ thống nước cấp:

Bảng 13, Bảng thống kê các bơm nước cấp

Loại bơm Số lượng Công suất Vị trí lắp đặt


Bơm lọc
Bơm cấp

e, Nhà giặt

Khu nhà giặt của khách sạn đặt tại tầng hầm B1. Theo số liệu thống kê, tổng điện
năng tiêu thụ của nhà giặt trong năm 2018 là x kWh. Ngoài ra, khu nhà giặt còn sử
dụng một lò hơi đốt Gas (công suất y kg/h, đặt phía ngoài khách sạn) để cung cấp
hơi cho nhu cầu giặt ủi.
Bảng sau thống kê các thiết bị chính của khu giặt ủi:

Bảng 14, thống kê các thiết bị chính của khu giặt ủi

Thiết bị Mã hiệu Đơn vị SL Công Suất

Nồi hơi EH-750HG Miura, Đài Loan Cái 1 Gas

Bình góp hơi Miura, Đài Loan Cái 1 Gas

Máy nén khí - Cái 1 2.25 kW

Máy giặt (57kg) GIRBAU Cái 1 7.3 kW

Máy giặt (32kg) GIRBAU Cái 1 2,7 kW

...

 Các thiết bị chính trong khu vực này là máy giặt (57 kg, 32 kg và 22 kg), máy
giặt khô, máy sấy

6.1.2, Các rằng buộc tài chính cơ bản


− Các loại giá và các chi phí tính với năm cơ bản là năm 2019.
− Các loại giá và chi phí dựa trên tỉ giá 1 USD = 23 VND

6.1.3, Năng lượng và các tiêu chuẩn


Bảng 15, Các rằng buộc về năng lượng và các tiêu chuẩn

Nhiệt trị/ đơn vị Phát thải CO2


Loại nhiên liêụ và tiêu Đơn vị
MJ/đơn
chuẩn kWh Kg/GJ Kg/MWh
vị
Nhiên liệu lỏng
+ Dầu DO (
Lít
ρ=0,86 kg /dm )
3

+ Dầu FO (
kg
ρ=0,94 kg /dm )
3

Nhiên liệu khí hóa


Kg
lỏng
Điện năng MWh

Bảng 16, Các hệ số giảm phát thải quy đổi

STT Loại nhiên liệu Hệ số giảm phát thải quy đổi

1 Điện lưới 0,5408 kg CO2/kWh

2 Than cục 2,55 tấn CO2/tấn than

3 Dầu DO 2,86 tấn CO2/1000 lít

5 Dầu FO 3,2 tấn CO2/1000 lít

6 Khí thiên nhiên 1,83 Tấn CO2/1000 m^3

Bảng 17, Các hệ số quy đổi năng lượng sang TOE

STT Loại nhiên liệu Đơn vị TOE/đơn vị


1 Điện kWh 0,0001543

2 Than cốc Tấn 0,7-0,75

3 Than cám loại 1,2 Tấn 0,7

4 Than cám loại 3,4 Tấn 0,6

5 Than cám loại 5,6 Tấn 0,5

6 LPG Tấn 1,09

7 Khí tự nhiên Tr m3 900

8 NL phản lực Tấn 1,05


Tấn 1,02
9 Dầu DO
1000 lít 0,88
10 Dầu FO Tấn 0,99

6.2, Các giải pháp và đánh giá về kinh tế


6.2.1, Các giải pháp TKNL được đánh giá theo các tiêu chí
 Tiết kiệm điện năng theo đơn vị kWh
 Tiết kiệm năng lượng theo đơn vị tự nhiên (tấn, lít, m3 )
 Tiết kiệm chi phí năng lượng hàng năm (triệu đồng/năm)
 Chi phí đầu tư để thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng (triệu đồng)
 Thời gian hoàn vốn giản đơn (năm)

6.2.2, Chiến lược của công ty về sử dụng năng lượng


− Hạn chế:
 Khách sạn đang tiến hành nâng cấp, mở rộng nên việc quản lý năng lượng
đang gặp nhiều khó khăn.
 Lượng gas tiêu thụ hiện nay cũng chiếm một phần đáng kể trong chi phí
năng lượng (khoảng 20%) cho 2 mục đích nấu nướng và giặt ủi, tuy nhiên số
liệu gas tiêu thụ hiện nay chỉ được ghi nhận số lượng sử dụng hàng tháng.
− Chiến lược sử dụng năng lượng hiện hành của công ty:
 Sử dụng hợp lý năng lượng điện phục vụ cho kinh doanh.
 Sử dụng hợp lý nước phục vụ cho kinh doanh.
 Quản lý rác thải nhằm ngăn ngừa và hạn chế ô nhiễm.
 Đạt tiêu chuẩn QCVN 14:2008 đối với nước thải sinh hoạt.

− Chiến lược dài hạn:


 Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo thay thế cho các nguồn năng lượng
hóa thạch.
 Sử dụng các thiết bị hiệu quả năng lượng.
 Thay mới những thiết bị máy lạnh Non CFC khi có nhu cầu.

6.2.3, Các căn cứ để nhóm KTNL đề xuất xây dựng chiến lược sử dụng NL
 Giá các loại nhiên liệu và xu thế thay đổi giá nhiên liệu trong tương lai.
 Các nhiên liệu sẵn có ở Việt Nam và tiềm năng khai thác.
 Chi phí vận chuyển nhiên liệu.
 Mức giới hạn cho phép về nồng độ ô nhiễm trong khói thải hiện tại và tương
lai. Chiến lược giảm ô nhiễm môi trường của Việt Nam.
 Xu hướng phát triển công nghệ đốt nhiên liệu dầu, than và xử lý chất thải.

CHƯƠNG 7: CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG


7.1, Giải pháp 1: Quản lý vận hành các bồn gia nhiệt khu A
a, Hiện trạng

Bảng 18: Điện năng tiêu thụ của bồn gia nhiệt

Thời điểm ĐNTT Tỉ lệ (%)

Bình thường

Cao điểm
Thấp điểm
Tổng

b, Đề xuất giải pháp

Chuyển đổi phụ tải từ giờ cao điểm qua giờ thấp điểm:
+ Vào giờ thấp điểm: Vận hành các bồn gia nhiệt để làm nóng nước và trữ lại bồn
gia nhiệt
+ Vào giờ cao điểm: Không vận hành các bồn gia nhiệt khi đó nước nóng trữ tại
các bồn và từ hệ thống năng lượng mặt trời sẽ được sử dụng. Khi đó nước nóng từ
các bồn trữ sẽ được bơm qua hệ thống vận hành
 Như vậy, Khách sạn sẽ tận dụng được sự chênh lệch giá điện giữa giờ cao
điểm và giờ thấp điểm

c, Chi phí - lợi ích

Bảng sau tính toán chi phí và lợi ích của giải pháp chuyển đổi phụ tải của các bồn
gia nhiệt

Bảng 19: Chi phí và lợi ích giải pháp chuyển đổi phụ tải

Chi tiết Số lượng Đơn vị

Điện năng tiêu thụ giờ cao điểm 142 kWh

Giá điện giờ cao điểm 3.338 VND

Giá điện giờ thấp điểm 1.225 VND

Chênh lệch giá điện 2.163 VND

Số ngày hoạt động 365 Ngày

Chi phí tiết kiệm 112,1 Triệu đồng

Chi phí đầu tư dự kiến 50 Triệu đồng

Thời gian hoàn vốn 5 Tháng

Như vậy, khi thực hiện giải pháp này khách sạn tiết kiệm được hàng năm là 112,1
triệu đồng. Khi thực hiện giải pháp này, khách sạn cần cải tạo lại hệ thống nước
nóng. Chi phí đầu tư ước tính vào khoảng 50 triệu cho các đường ống, bộ định thời
gian, relay nhiệt, bơm nước.

7.2, Giải pháp 2: Tối ưu hóa hệ thống nước cấp


a, hiện trạng
Khách sạn đang sử dụng 2 bơm lọc để bơm nước qua 2 bộ lọc rồi vào bồn chứa ở
tầng B1, từ đây nước được các bơm cấp cho toàn bộ khu A
Các bơm lọc hoạt động theo van phao, mỗi chu kỳ bơm thường kéo dài trong
khoảng từ 5 phút đến 7 phút. Tổng điện năng tiêu thụ trong một ngày của 2 bơm
lọc vào khoảng 12 kWh.
Ngoài ra, một số thiết bị sử dụng nước tại các bộ phận chưa có biện pháp giảm
thiểu lưu lượng sử dụng như: Bồn toilet chủ yếu sử dụng bồn 1 nấc với mức tiêu
thụ nước hiện tại khoảng 9 -12 lít/lần nhấn

b, Đề xuất giải pháp


 Theo khảo sát, đối với các khu vực ở trung tâm thành phố như khách sạn A,
nước thủy cục có thể cấp trực tiếp vào các bồn ở tầng B1 của khách sạn. Vì
vậy, chúng tôi có một số đề xuất sau nhằm tiết kiệm điện năng tiêu thụ cho
hệ thống nước cấp: Di chuyển 2 bộ lọc cát và lọc ion từ tầng B2 lên tầng B1
(cần khảo sát nếu áp lực nước cấp đủ lớn để qua được 2 bộ lọc thì không cần
thực hiện bước này).
 Nước thủy cục sẽ được cấp đồng thời vào bể chứa ờ tầng B2 và 2 bồn ở tầng
B1. Khi đó, nước sẽ được cấp trực tiếp đến các phòng từ tầng B1, nước ở bể
chứa ở tầm B2 sẽ được dùng dự phòng trong trường hợp thiếu nước và cung
cấp hằng ngày cho khu động, do đó sẽ không xảy ra tình trạng nước “tù” cho
bể chứa B2.
 Như vậy, khách sạn sẽ không phải sử dụng các bơm lọc để bơm nước từ tầng
B2 lên B1
c, Lợi ích - Chi phí

Bảng 20: Chi phí và lợi ích giải pháp cải tạo nước cấp

Chi tiết Số lượng Đơn vị

Điện năng tiêu thụ trong ngày 12 kWh

Số ngày giảm tải hoạt động/năm 365 Ngày


Điện năng tiết kiệm trong năm 4.380 kWh

Giá điện trung bình 2.120 VND/kWh

Chi phí tiết kiệm 9,3 Triệu đồng

Chi phí đầu tư 5 Triệu đồng

Thời gian thu hồi vốn 6 Tháng

Như vậy, khi thực hiện giải pháp này khách sạn tiết kiệm được hàng năm là 3.744
kWh, tương đương với 7,9 triệu đồng. Để thực hiện giải pháp này, khách sạn cần
đầu tư khoảng 5 triệu đồng. Thời gian hoàn vốn của giải pháp là 8 tháng.

7.3, Giải pháp 3: Xây dựng hệ thống quảng lý năng lượng


a, Hiện trạng
Hiện nay, khách sạn đã có người phụ trách và chịu trách nhiệm về quản lý môi
trường, trong đó bao gồm cả năng lượng cho toàn khách sạn.

Mặc dù chưa có chính sách năng lượng riêng nhưng hàng năm khách sạn đều có
đặt ra mục tiêu và chỉ tiêu tiết kiệm năng lượng cụ thể và đo đếm được.

Để đảm bảo các mục tiêu và chỉ tiêu được thực hiện, khách sạn đã xây dựng kế
hoạch hành động, theo dõi và đo lường theo từng thời điểm, phương pháp và trách
nhiệm thực hiện rõ ràng.

Về thu thập và phân tích dữ liệu, hiện nay khách sạn đã lắp đặt đồng hồ phụ cho
các tải tiêu thụ chính và có các báo cáo hàng tháng về tình hình sử dụng điện. Các
phòng ban có trách nhiệm ghi nhận chỉ số điện vào sổ theo quy định đã ban hành
theo định kì hàng ngày hoặc hàng tháng. Tất cả các thông tin này được chuyển đến
điều phối viên môi trường để tập hợp, lưu trữ và phân tích.

Khách sạn đã thiết lập định mức sử dụng điện cho các khu vực bếp, nhà hàng,
phòng khách, nhà giặt, khối văn phòng và toàn khách sạn.

Hoạt động giám sát và theo dõi được thực hiện thường xuyên và có báo cáo kèm
theo. Khách sạn cũng rất chú trọng các hoạt động truyền thông và đào tạo, những
tập quán tốt về quản lý và sử dụng năng lượng cho các bộ phận đã được soạn thảo
và văn bản hóa thành thủ tục quản lý năng lượng. Các bảng kêu gọi nhân viên và
khách cùng tham gia vào các hoạt động tiết kiệm năng lượng cũng được áp dụng
một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác đào tạo về định mức sử dụng điện của
từng bộ phận cũng như các tập quán tốt về quản lý điện đều được lên kế hoạch và
đào tạo định kì hàng năm. Khách sạn đã có những nỗ lực nhất định trong đầu tư
các giải pháp tiết kiệm năng lượng như sử dụng nước nóng mặt trời kết hợp bơm
nhiệt, sử dụng đèn tiết kiệm năng lượng

b, Đề xuất
Nhìn chung, dù chưa xây dựng hệ thống quản lý năng lượng riêng biệt nhưng công
tác quản lý năng lượng của khách sạn đã được thực hiện bài bản, hợp lý và đem lại
hiệu quả cụ thể. Tuy nhiên, để công tác quản lý năng lượng đạt hiệu quả hơn,
khách sạn cần cải thiện các điểm sau:
 Về việc phân tích dữ liệu, bên cạnh các báo cáo phân tích hàng tháng, bộ
phận kỹ thuật cần được trang bị thêm các bảng tính để phân tích và vẽ đồ thị
suất tiêu thụ điện hàng ngày của các tải hoặc khu vực tiêu thụ năng lượng
chính như phòng khách, máy lạnh, nước nóng như hình bên dưới để theo dõi
việc sử dụng năng lượng của các hộ này hiệu quả hơn.
 Hiện nay các chỉ số tiêu thụ điện chỉ mới được ghi nhận hàng tháng, do số
lượng công tơ điện tương đối nhiều, việc ghi chép hằng ngày sẽ tốn nhiều
công suất. Do đó đề xuất khách sạn nên lắp đặt một số công tơ điện tử, các
công tơ được được kết nối về máy tính trung tâm và được tự động download
dữ liệu định kỳ (hoặc có thể sử dụng các công tơ có bộ nhớ trong và tự lưu
lại số liệu). Như vậy việc ghi chép số liệu sẽ tốt hơn và tầng suất lấy mẫu sẽ
lớn hơn (hằng ngày, hàng giờ hoặc thập chí hàng phút…).
 Hiện nay, định mức sử dụng điện cho khu vực phòng khách được xác định
dựa trên số ngày phòng và tỷ lệ giữa chi phí và doanh thu. Tuy nhiên, bên
cạnh các yếu tố đó, việc sử dụng năng lượng cho khu vực phòng khách của
khách sạn còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như nhiệt độ môi trường,
tần suất bảo trì máy lạnh… Công tác quản lý năng lượng của khách sạn sẽ
chặt chẽ hơn nếu khách sạn theo dõi và quản lý được thêm các yếu tố ảnh
hưởng này.
 Lượng gas tiêu thụ hiện nay cũng chiếm một phần đáng kể trong chi phí
năng lượng (khoảng 20%) cho 2 mục đích nấu nướng và giặt ủi, tuy nhiên số
liệu gas tiêu thụ hiện nay chỉ được ghi nhận số lượng sử dụng hàng tháng.
Khách sạn cần quản lý lượng gas sử dụng cho từng mục đích riêng và theo
dõi các thông số kg gas/kg đồ giặt cho khu vực giặt ủi và kg gas/khách khu
vực nhà hàng chung để tiến đến xây dựng định mức cho việc sử dụng gas.
 Mặt khác theo yêu cầu của luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì
đối với các doanh nghiệp trọng điểm (khách sạn thuộc danh sách các doanh
nghiệp trọng điểm) bắt buộc phải xây dựng hệ thống quản lý năng lượng.
Việc xây dựng hệ thống quản lý năng lượng sẽ giúp Khách sạn quản lý tiêu
tụ năng lượng trong đơn vị của mình một cách hệ thống bài bản và không
ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Ngoài ra việc xây dựng được
hệ thống quản lý năng lượng sẽ giúp doanh nghiệp tăng thêm hình ảnh của
mình.

c, Lợi ích – Chi phí


Nếu khách sạn thực hiện tốt việc quản lý năng lượng dựa trên các đề xuất trên tiềm
năng tiết kiệm là cực kì nhiều về cả điện năng tiêu thụ và chi phí hàng năm.
C, KẾT LUẬN

Kiểm toán năng lượng tại nước ta đang được hoàn thiện dần, đã có nhiều
công ty tại Việt Nam cạnh tranh được với những công ty lớn như Big Four chứng
tỏ sự hoàn thiện về trình độ nhân cách đạo đức làm việc ngày càng cao, kiểm toán
có chất lượng cao vấn đề cốt lõi là tạo lập, nâng cao lòng tin của khách hàng
Và trong quá trình tìm hiểu, tìm tòi về đề tài này, em đã trình bày nhưng
hiểu biết của mình dựa vào tài liệu và các kiến thức đã được học và cũng đã thu
nhắt được nhiều kiến thức cho riêng mình. Em cũng xin cảm ơn thầy Mai Sỹ
Thanh đã hướng dẫn chúng em làm đề tài này hoàn thành đề tài này và với đề tài
này đã giúp nhóm em học hỏi được nhiều kiến thức mà bản thân còn thiếu. Trong
quá trình làm đề tài vẫn còn nhiều sai sót, mong thầy cô thông cảm và góp ý thêm
cho nhóm để nhóm hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
D, TÀI LIỆU THAM KHẢO

Thông tư số 25 Quy định về việc lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng
năng lượng tiết kiệm năng lượng hiệu quả; thực hiện kiểm toán năng lượng

Phụ lục III Các bước thực hiện kiểm toán năng lượng và mẫu báo cáo kiểm toán
năng lượng

You might also like