You are on page 1of 23

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.

net/publication/355699259

THÚC ĐẨY LIÊN KẾT CHUỖI CUNG ỨNG DU LỊCH TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19:
TRƯỜNG HỢP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Conference Paper · August 2021

CITATIONS READS

0 356

2 authors:

Dung D.H. Nguyen Doan Le Diem Hang


Hue University Hue University
6 PUBLICATIONS   1 CITATION    2 PUBLICATIONS   0 CITATIONS   

SEE PROFILE SEE PROFILE

Some of the authors of this publication are also working on these related projects:

COMMUNITY PARTICIPATION IN DEVELOPING COMMUNITY-BASED TOURISM IN THUA THIEN HUE PROVINCE, VIETNAM View project

GREEN MARKETING RESEARCH TRENDS: THEORETICAL AND PRACTICAL APPROACHES View project

All content following this page was uploaded by Dung D.H. Nguyen on 13 July 2022.

The user has requested enhancement of the downloaded file.


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRƯỜNG CAO ĐẲNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NHA TRANG DU LỊCH NHA TRANG
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA


HƯỚNG ĐI MỚI CHO DU LỊCH


VIỆT NAM HẬU COVID-19

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


2021
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
HƯỚNG ĐI MỚI CHO DU LỊCH VIỆT NAM HẬU COVID-19

MỤC LỤC

CHỦ ĐỀ 1: GIẢI PHÁP HẬU COVID-19 13

1. Lê Phúc Loan - Nguyễn Thị Mỹ Thanh 15


Đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 đến ngành du lịch của các quốc
gia, khu vực cụ thể và các công cụ ứng phó

2. Nguyễn Đức Tân - Lê An Khang 31


Du lịch Việt Nam sau đại dịch Covid-19: Cơ hội và thách thức

3. Lê Đức Tâm 45
Tác động của dịch Covid-19 đến du lịch Việt Nam và giải pháp chuyển đổi
số cho doanh nghiệp du lịch

4. Lê Bá Quỳnh Châu 60
Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp cho các doanh nghiệp lữ hành tại
Nha Trang hậu Covid-19

5. Nguyễn Thị Hồng Hà 70


Xu hướng du lịch có trách nhiệm hậu Covid-19

6. Chu Khánh Linh - Nguyễn Thị Thạch Ngọc 84


Giải pháp liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương nhằm ứng phó
và thích nghi với đại dịch Covid-19

7. Lê Đình Tiến 97
Giải pháp phục hồi tăng trưởng điểm đến du lịch Việt Nam sau Covid-19

8. Hoàng Thị Thu Phương 114


Giải pháp đặt ra đối với ngành du lịch Việt Nam thời kỳ hậu Covid-19

9. Phạm Thị Minh Nguyệt 126


Những giải pháp khôi phục thị trường du lịch Khánh Hòa sau Covid-19

10. Trần Minh Luyện - Nguyễn Hồ Phong 132


Đề xuất mô hình liên kết để nâng cao khả năng thích ứng cho lĩnh vực
du lịch vùng Đông Nam Bộ trước bối cảnh dịch bệnh Covid-19 lan rộng

11. Đặng Hoàng Xuân Huy - Lê Hồng Nhung - Nguyễn Thị Ý Vy 147
Xây dựng chiến luợc Marketing du lịch Khánh Hòa hậu dịch Covid-19

5
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
HƯỚNG ĐI MỚI CHO DU LỊCH VIỆT NAM HẬU COVID-19

12. Tạ Thị Vân Chi 173


Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng tại
Nha Trang hậu Covid-19

13. Ngô Thị Như Thùy 191


Kinh tế ban đêm: Giải pháp phát triển du lịch tại thành phố Nha Trang,
tỉnh Khánh Hòa hậu Covid-19

14. Đậu Minh Đức 203


Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đến hoạt động kinh doanh lưu trú tại
Khánh Hòa

15. Lê Thị Quỳnh Giao 216


Giải pháp phục hồi tăng trưởng lượng du khách của ngành du lịch tỉnh
Khánh Hòa hậu Covid-19

16. Trương Thị Quốc Ánh 227


Nghiên cứu nhu cầu du lịch của người dân thành phố Nha Trang
thời kỳ hậu Covid-19

17. Võ Hữu Hòa - Bùi Kim Luận 238


Tái cấu trúc sản phẩm du lịch chiến lược tại Đà Nẵng sau đại dịch
Covid-19 thông qua đẩy mạnh phát triển du lịch MICE

18. Nguyễn Đoàn Hạnh Dung - Đoàn Lê Diễm Hằng 250


Thúc đẩy liên kết chuỗi cung ứng du lịch trong đại dịch Covid-19:
Trường hợp tỉnh Thừa Thiên Huế

19. Nguyễn Thị Thanh Ngân - Cao Thế Anh - Hoàng Ngọc Huy 270
Tác động của đại dịch Covid-19 đến ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng:
Tiếp cận phát triển du lịch bền vững

20. Trần Thị Hạnh Nguyên - Trần Ngọc Phương 285


Tác động của đại dịch Covid-19 đến nguồn nhân lực du lịch ở tỉnh
Khánh Hòa

21. Đào Anh Thư 297


Truyền thông khủng hoảng Covid-19: Thông điệp từ các tập đoàn
quản lý khách sạn Quốc tế

6
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
HƯỚNG ĐI MỚI CHO DU LỊCH VIỆT NAM HẬU COVID-19

Ơ 18.
THÚC ĐẨY LIÊN KẾT CHUỖI CUNG ỨNG DU LỊCH TRONG
ĐẠI DỊCH COVID-19: TRƯỜNG HỢP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Nguyễn Đoàn Hạnh Dung, Đoàn Lê Diễm Hằng

Tóm tắt
Trước sự ngưng trệ của hầu hết các yếu tố hoạt động kinh tế do đại dịch Covid-19
gây ra, chuỗi cung ứng du lịch (TSC) cũng bị gián đoạn nặng nề. Liên kết ngang theo
không gian lãnh thổ và liên kết dọc theo chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch nếu không được
điều chỉnh một cách khoa học sẽ dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh về giá
cả, khó kiểm soát chất lượng dịch vụ, giảm sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch… Để tìm
hiểu tác động của đại dịch đến các quan hệ trong chuỗi cung ứng du lịch tỉnh Thừa Thiên
Huế, nhóm tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu 2 đại diện chính quyền địa phương các
cấp và 5 nhà quản lý doanh nghiệp du lịch tại đây. Cùng với tương quan bài học kinh
nghiệm rút ra từ Thái Lan, tham luận đề xuất 4 nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy sự hợp
tác chặt chẽ và liên kết đồng bộ giữa các bên liên quan, tạo sự gắn bó giữa các phân khúc
dịch vụ để chia sẻ khó khăn và chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng.
Từ khóa: Covid-19, chuỗi cung ứng du lịch, liên kết, Thừa Thiên Huế.

1. MỞ ĐẦU
Với một vai trò to lớn trong nền kinh tế toàn cầu, du lịch đóng góp cho 30% kim
ngạch của xuất khẩu dịch vụ của thế giới (tương đương 1,5 nghìn tỷ USD) và 45% tổng
xuất khẩu dịch vụ của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam (UNWTO, 2020).
Tuy nhiên, du lịch cũng được xem là một ngành rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương trước
bất kỳ tình huống rủi ro nào do các yếu tố bên ngoài gây ra, cho dù đó là thiên tai, khủng
hoảng kinh tế, xung đột quốc tế, khủng bố hay bùng phát dịch bệnh (UNWTO, 2020;
Thais và cộng sự, 2020). Đối mặt với tình trạng khẩn cấp chưa từng có về sức khỏe, xã
hội và kinh tế toàn cầu do đại dịch Covid-19 gây ra, du lịch là một trong những ngành bị
ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo báo cáo cuối năm của Tổng cục Thống kê (2020), khách

250
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
HƯỚNG ĐI MỚI CHO DU LỊCH VIỆT NAM HẬU COVID-19

quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt khoảng 3,7 triệu lượt khách (giảm 79,5% so với 2019) do
việc đóng cửa biên giới để ngăn chặn đại dịch; khách nội địa cũng chỉ đạt 56 triệu lượt
(giảm 34,1% so với 2019); tổng nguồn thu từ du lịch đạt 312 nghìn tỷ đồng, giảm 58,7%
- mức giảm tương đương 19 tỷ USD. Mức thiệt hại này chưa tính đến việc phá sản hay
nỗ lực sống sót của các thành phần trong chuỗi cung ứng du lịch như: các công ty lữ hành,
các khu nghỉ dưỡng, khách sạn, các hệ thống nhà hàng, khu vui chơi giải trí... Quan trọng
hơn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2020) cho biết, đến nay có khoảng 95% doanh
nghiệp lữ hành quốc tế đã ngưng hoạt động, công suất sử dụng phòng của nhiều khách
sạn ở các thành phố lớn, các khu du lịch chỉ đạt từ 10 - 15%; khoảng 40 - 60% lao động
mất việc làm hoặc cắt giảm ngày công; nhiều lĩnh vực, ngành nghề gián tiếp liên quan
đến hoạt động du lịch cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Để đối phó với khủng hoảng Covid-19, các doanh nghiệp du lịch hiện nay đang
phải liên tục ứng biến với các chiến lược khác nhau như: cơ cấu lại doanh nghiệp, giảm
quy mô, giảm chi phí, thay đổi phương thức cung cấp dịch vụ, áp dụng công nghệ mới…
Mặc dù những chiến lược này được xem là những hành động tích cực giúp cải thiện khả
năng thích ứng và tồn tại của doanh nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng, nhưng việc cắt
giảm chi phí dẫn đến cắt giảm nhân công, giảm sút về mặt chất lượng dịch vụ; đồng thời
ảnh hưởng đến lợi ích của các mắt xích khác trong ngành, gây ra sự căng thẳng giữa các
bên liên quan. Đặc tính phụ thuộc cao vào chuỗi cung ứng của ngành khiến bất kỳ cú sốc
nào từ một tác nhân cũng sẽ nhanh chóng lan sang những tác nhân khác, tạo các tác động
phân tầng lên chuỗi cung ứng (Zhang và cộng sự, 2009; Thais và cộng sự, 2020).
Trước tình hình cấp bách hiện nay, việc nghiên cứu quản lý và thúc đẩy các mối
liên kết trong chuỗi cung ứng du lịch được xem là một khía cạnh then chốt cho sự phục
hồi của ngành bằng cách giảm thiểu tác động tiêu cực về mặt kinh tế của Covid-19 (Jiang,
Ritchie và cộng sự, 2019; UNWTO, 2020). Tại Diễn đàn Du lịch nội địa toàn quốc 2021
được tổ chức tại Ninh Bình ngày 15/4/2021, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Nguyễn Văn Hùng cũng nhấn mạnh: Liên kết là yếu tố quyết định để ngành du lịch cả
nước đạt được mục tiêu phục hồi. Trong khi đó, liên kết phát triển vốn là khâu yếu và
được bàn nhiều nhất trong những năm gần đây của ngành du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch, 2020). Trong khuôn khổ tham luận này, nhóm tác giả lựa chọn trường hợp
nghiên cứu tại tỉnh Thừa Thiên Huế để tập trung phân tích tác động của đại dịch đến các
mắc xích và mối quan hệ trong chuỗi cung ứng du lịch của điểm đến. Bên cạnh đó, các
bài học kinh nghiệm từ Thái Lan và một số nghiên cứu tiền nhiệm cũng sẽ được đúc rút
để đề xuất những nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ và liên kết đồng bộ
giữa các bên liên quan để ứng phó với các vấn đề trong và sau khủng hoảng đại dịch.

251
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
HƯỚNG ĐI MỚI CHO DU LỊCH VIỆT NAM HẬU COVID-19

2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Tổng quan về quản lý chuỗi cung ứng du lịch
Bản chất xuyên suốt, phụ thuộc lẫn nhau và tính không thể di chuyển của các sản
phẩm du lịch buộc các doanh nghiệp phải thiết lập mối quan hệ với nhiều bên liên quan
trong ngành, cụ thể như các nhà cung cấp, kênh phân phối, đối thủ cạnh tranh, Chính phủ
và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch khác. Mạng lưới này được Zhang và cộng sự
(2009, tr.346) định nghĩa là chuỗi cung ứng du lịch (Tourism Supply Chain - TSC): “là
một mạng lưới các tổ chức du lịch tham gia vào các hoạt động khác nhau từ cung cấp
các thành phần khác nhau của sản phẩm/dịch vụ du lịch như chuyến bay và chỗ ở để
phân phối và tiếp thị tổng hợp sản phẩm du lịch tại một điểm đến du lịch cụ thể và liên
quan đến nhiều bên ở cả khu vực tư nhân và Nhà nước”. Như vậy, chuỗi cung ứng du lịch
không chỉ bao gồm các dịch vụ chính là vận chuyển, tham quan, lưu trú, ăn uống, giải trí
mà còn bao gồm các sản phẩm và dịch vụ phụ trợ như: các làng nghề truyền thống, các
cơ sở sản xuất sản phẩm liên quan (thực phẩm, sản phẩm thủ công…), cơ sở hạ tầng - kỹ
thuật, các sự kiện và lễ hội ở các điểm đến hay cả các phim trường sản xuất phim ảnh…
được khai thác phục vụ cho phát triển du lịch.

Nhà cung ứng đầu vào


Đồ ăn uống, Cơ sở hạ tầng, Thiết bị, Nước & Năng lượng

Vận tải khách du lịch,


Sắp xếp
hàng hóa
chuyến đi
Du lịch
- Qua công Nhà cung ứng dịch vụ du lịch
ty Lữ hành Lưu trú Điểm tham quan Ăn uống Hàng hóa
(QT, NĐ)
- Qua đại Phân Phân Phân Phân
lý du lịch phối DV phối DV phối DV phối DV

Du Du
Vận tải (các loại phương tiện khác nhau)
khách khách

Hình 1: Mô hình chuỗi cung ứng du lịch


Nguồn: Biên dịch từ Dự án ESRT (2013)

252
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
HƯỚNG ĐI MỚI CHO DU LỊCH VIỆT NAM HẬU COVID-19

TSC ngày càng được mở rộng và phát triển theo thời gian. Trên cơ sở những đặc
tính của sản phẩm du lịch cùng với nhận định rằng tính ưu việt và khả năng cạnh tranh
của một điểm đến du lịch lệ thuộc rất nhiều vào các đối tượng trong TSC. Vì vậy, việc
xem xét các mục tiêu của các tổ chức khác nhau, quản lý và điều phối mối quan hệ thượng
nguồn và hạ nguồn hiệu quả trong chuỗi cung ứng là vấn đề then chốt để đạt được và duy
trì khả năng cạnh tranh cho toàn bộ chuỗi cung ứng và các đại lý riêng lẻ của nó (Tapper,
2003; Font và cộng sự, 2008; Thais và cộng sự, 2021).
Theo Tapper (2003), quản lý TSC có thể hiểu là sự liên kết các quá trình hoạt động
kinh doanh du lịch từ các nhà cung cấp ban đầu (vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham
quan,…) đến người sử dụng cuối cùng (khách du lịch) nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ
và thông tin cho khách du lịch, đồng thời giúp tối ưu hóa lợi ích cho các bên liên quan
(Nhà nước, nhà cung ứng, doanh nghiệp du lịch, khách du lịch và người dân địa phương
tại điểm đến du lịch). Quản lý TSC còn được Zhang và cộng sự (2009) cho là phát triển
hiệu quả tất cả các hoạt động của chuỗi để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và hoàn
thành các mục tiêu kinh doanh của các mắc xích khác nhau trong TSC.
2.1.2. Các mối quan hệ hợp tác trong chuỗi cung ứng du lịch
Trong các công trình nghiên cứu của Chathoth (2003), Togar và Sridharan (2008),
Thais và cộng sự (2021), khi bàn về sự hợp tác trong chuỗi cung ứng thì họ đều cho rằng
về cơ bản có ba kiểu quan hệ hợp tác:
1) Hợp tác theo chiều dọc (Vertical Collaboration): xảy ra khi tồn tại hai hoặc nhiều
hơn các tổ chức, chẳng hạn như nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà chuyên chở và nhà bán
lẻ chia sẻ trách nhiệm, nguồn lực và thông tin nhằm phục vụ cho các tổ chức có liên quan
tương tự như người tiêu dùng cuối cùng. Liên kết dọc bắt đầu từ trung ương đến địa
phương và cộng đồng dân cư tại điểm đến du lịch để cung cấp dịch vụ phục vụ khách du
lịch, cũng như chỉ đạo điều hành phát triển du lịch theo chiến lược và định hướng chung.
Tổng cục Du lịch thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan trung ương có chức
năng tham mưu giúp Bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý Nhà nước về du lịch
trong phạm vi cả nước. Ở các địa phương, chức năng này thuộc các Sở Du lịch hoặc Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tương đương.
Trong TSC, các doanh nghiệp lữ hành đóng vai trò là cầu nối giữa cung và cầu
trong hầu hết các hoạt động du lịch, là các đơn vị đi đầu trong việc thu hút hàng triệu
khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và thúc đẩy tăng trưởng du lịch nội địa. Khi xây dựng
các tour du lịch, các hãng lữ hành đã phải liên kết chặt chẽ với các cơ sở lưu trú du lịch,
các hãng vận chuyển du lịch (kể cả hàng không) và các doanh nghiệp dịch vụ khác trên
cơ sở hợp đồng kinh doanh để tạo thành một tour du lịch trọn gói cung ứng cho khách
hàng. Khi một tour du lịch được thực hiện thì trong đó đã có sự tham gia của nhiều doanh

253
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
HƯỚNG ĐI MỚI CHO DU LỊCH VIỆT NAM HẬU COVID-19

nghiệp với các ngành nghề khác nhau: các khách sạn chủ động tập trung vào việc đa dạng
hóa sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa
dạng của khách du lịch; các hãng hàng không cũng đóng vai trò then chốt đối với việc lập
kế hoạch và phát triển du lịch ở từng địa phương...
2) Hợp tác theo chiều ngang (Horizontal Collaboration): xảy ra khi có hai hoặc
nhiều hơn các tổ chức không liên quan cùng cạnh tranh và hợp tác với nhau nhằm chia sẻ
các thông tin hoặc nguồn lực. Cụ thể là, sự liên kết giữa các nhà cung ứng cùng loại tạo
thành một liên minh chiến lược trong ngành du lịch (Chathoth, 2003) hay sự liên kết giữa
các địa phương trong một khu vực vùng miền để phát triển (Font và cộng sự, 2008).
Điển hình tại Việt Nam như việc xây dựng các chương trình “Con đường Di sản
miền Trung”, “Con đường xanh Tây Nguyên”, “Hành trình Di sản”... hay các sự kiện du
lịch được tổ chức tại một địa phương đã được các địa phương khác hưởng ứng và tham
gia tích cực nên đã tạo ra chuỗi sự kiện đều khắp cả nước, thể hiện rõ tính liên vùng. Hoạt
động kinh doanh du lịch nhờ thế có điều kiện thuận lợi để phát triển, góp phần nâng cao
khả năng cạnh tranh, hội nhập của du lịch mỗi địa phương và cả nước.
3) Hợp tác đa chiều (Lateral Collaboration): nhằm mục đích có được sự linh hoạt
nhiều hơn thông qua việc cạnh tranh và chia sẻ năng lực trong cả đặc trưng của hợp tác
chiều dọc và hợp tác chiều ngang. Các mối quan hệ trong TSC có thể có nhiều hình thức
như: chiều dài nhánh, liên minh chiến lược, tích hợp theo chiều dọc, hợp tác và cạnh tranh
theo chiều ngang…; tuy nhiên, dù sử dụng hình thức gì thì các mối quan hệ cần dựa trên
sự phối hợp và triết lý đôi bên cùng có lợi để có thể cải thiện hiệu quả hoạt động của mỗi
bên (Handfield và Nichols, 1999; trích dẫn trong Thais và cộng sự, 2020). Ngoài ra, khi
môi trường không chắc chắn, các thỏa thuận dựa trên sự tin tưởng có liên quan tích cực
đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, vì những thỏa thuận này linh hoạt hơn và có
thể được sửa đổi dễ dàng (Chathoth, 2003).
Theo tiến trình phát triển, trong những năm qua sự liên kết giữa các bên tham gia
trong TSC đã được hình thành trên cơ sở hướng tới đạt được các lợi ích chung và phát
triển theo hướng hiệu quả, bền vững, tăng khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, việc quản lý
hiệu quả các hoạt động của TSC và đạt được các mục tiêu kinh doanh riêng lẻ đòi hỏi
phải có sự phối hợp và hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức thông qua TSC (Zhang, 2009).
2.1.3. Kinh nghiệm thúc đẩy liên kết chuỗi cung ứng du lịch từ Thái Lan và bài học
vận dụng cho tỉnh Thừa Thiên Huế
Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp như hiện nay,
Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) đã nhận định rằng du lịch nội địa sẽ là một công cụ
quan trọng cho ngành du lịch. Vì vậy, Thái Lan đã và đang thực hiện một số hành động
để thúc đẩy du lịch trong nước như: cấp chứng nhận của Cơ quan Quản lý An toàn và Sức

254
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
HƯỚNG ĐI MỚI CHO DU LỊCH VIỆT NAM HẬU COVID-19

khỏe cho du khách không nhiễm bệnh, các chương trình khuyến mãi cho các điểm đến cụ
thể chẳng hạn như Koh Samui, khuyến mãi mua sắm O2O… (PATA, 2021)
Để thúc đẩy du lịch nội địa và đảm bảo hoạt động kinh doanh du lịch, Chính phủ
Thái Lan ra mắt gói kích cầu “We travel together”. Cụ thể, Chính phủ sẽ trợ cấp 5 triệu
đêm lưu trú tại khách sạn bằng 40% giá phòng bình thường, hỗ trợ 40% tiền vé nếu khách
đi bằng máy bay và một số dịch vụ khác. Chiến dịch này đã nhanh chóng tỏ ra hiệu quả
khi thu hút 3,6 triệu người đặt phòng. Hầu hết những người nộp đơn đủ điều kiện thích
đặt khách sạn ven biển cho một đêm, và các điểm du lịch đường dài phổ biến ở phía Nam
thì khách du lịch chủ yếu đặt chỗ ở ít nhất hai đêm (Wangsri và Angskul, 2020). Các
khách sạn, hãng hàng không và các điểm đến từ nhỏ lẻ cho đến nổi tiếng đều đồng loạt
cung cấp nhiều lựa chọn tốt cho du khách nội địa với các chính sách giảm giá hấp dẫn.
Văn phòng Tổng cục Du lịch Thái Lan hỗ trợ các nhà điều hành tàu du lịch Ko Samui,
bến phà Seatran và phà cao tốc Lomprayah bằng các gói trợ giá để triển khai chương trình
giảm giá du lịch theo nhóm vào các ngày trong tuần cho những người đi du lịch bằng
thuyền đến Ko Samui, Ko Tao và Ko Phangan (TATnews, 2020). Không chỉ hỗ trợ về
giá cho các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn và lữ hành, sự vào cuộc của Chính phủ
Thái Lan còn tỏ ra nhanh chóng và hiệu quả với các chính sách cụ thể như: giảm thuế để
khuyến khích du lịch trong nước; tổ chức các sự kiện công vụ (MICE) của các cơ quan
Chính phủ trải đều qua các vùng khác nhau (Travel Weekly Asia, 2020); gia tăng ngày
nghỉ cuối tuần trong một số dịp, giúp công suất phòng khách sạn ở Phuket cũng được tăng
lên 35% với hầu hết khách lưu trú trong 2 đêm (Thephuketnews, 2020).
Bên cạnh đó, một nghiên cứu từ Hiệp hội Lữ hành châu Á – Thái Bình Dương
(PATA) cũng cho thấy rằng chính phủ Thái Lan cần tiếp tục có những chính sách để hỗ
trợ cho những đối tượng sống phụ thuộc vào ngành du lịch như: người bán thức ăn đường
phố, người bán đồ lưu niệm, lái xe, hướng dẫn viên du lịch tự do… trong chuỗi cung ứng
du lịch ở Thái Lan. Họ là những người trực tiếp cung cấp những trải nghiệm du lịch ngay
tại địa phương tạo nên những chuyến du lịch đáng nhớ cho khách và họ cũng là những
người dễ bị tổn thương nhất khi làn sóng Covid-19 ập đến. Do đó, Chính phủ phải đảm
bảo nhu cầu thiết yếu của họ trong giai đoạn hiện tại, nhưng cũng phải giữ chân những
người lao động chủ chốt và nâng cao năng lực để mở cửa lại du lịch một cách an toàn.
Một trong những chiến lược được các DMC ở Thái Lan chia sẻ là hỗ trợ những người lao
động có năng lực để tạo ra các doanh nghiệp siêu nhỏ cung cấp việc làm và mang lại một
phần lợi nhuận cho những người thuê nhà. Các doanh nghiệp siêu nhỏ này cũng có tiềm
năng tạo ra các sản phẩm du lịch mới với tư cách là các nhà cung cấp địa phương. Chuỗi
cung ứng vòng tròn như thế đã phần nào tạo ra khả năng phục hồi một cách ít phụ thuộc
hơn (PATA, 2021).

255
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
HƯỚNG ĐI MỚI CHO DU LỊCH VIỆT NAM HẬU COVID-19

Là một quốc gia Đông Nam Á có nhiều đặc điểm tương đồng với Việt Nam về cả
văn hóa và cấu trúc ngành du lịch, những chiến lược thúc đẩy liên kết chuỗi cung ứng du
lịch trên đây của Thái Lan trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoàn toàn có thể học hỏi để
áp dụng tại Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Cụ thể, một số kinh
nghiệm thực tiễn từ ngành du lịch Thái Lan được nhóm tác giả đúc rút làm cơ sở đề xuất
giải pháp cho vấn đề nghiên cứu bao gồm:
Thứ nhất, nghiên cứu đưa ra các gói kích cầu du lịch phù hợp như: hỗ trợ giá phòng,
vé tham quan, vé vận chuyển hay một số dịch vụ khác cho du khách. Trong đó, nên lưu
ý các chính sách khuyến khích đi du lịch theo nhóm và đi vào các ngày trong tuần. Hơn
nữa, Chính phủ có thể cân nhắc gia tăng ngày nghỉ cuối tuần trong một số dịp lễ, Tết để
kích cầu du lịch của người dân.
Thứ hai, có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp duy trì chất lượng dịch vụ, chuẩn
bị sẵn sàng cho giai đoạn mở cửa đón khách quốc tế trở lại khi dịch bệnh đã được kiểm
soát. Một số giải pháp có thể cân nhắc gồm: giảm thuế để hỗ trợ hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp, đảm bảo giữ vững nguồn nhân lực có chất lượng...
Thứ ba, hướng tới tổ chức các sự kiện công vụ (MICE) trải đều qua các vùng miền
khác nhau, làm nổi bật những điểm nổi trội, riêng có của từng địa phương để giới thiệu
đến với người dân cả nước.
Thứ tư, xây dựng các chương trình khuyến mãi cho từng điểm đến cụ thể như các
gói khuyến mãi dành cho du lịch biển, du lịch mua sắm, du lịch ẩm thực… từ đó, thiết
lập các chương trình tour đặc trưng theo vùng miền để thu hút du khách.
Thứ năm, quan tâm hỗ trợ cho những đối tượng sống phụ thuộc vào ngành du lịch
như: người bán thức ăn đường phố, người bán đồ lưu niệm, lái xe, hướng dẫn viên du lịch
tự do… trong chuỗi cung ứng du lịch.
Cuối cùng, các giải pháp trên chỉ thực sự hiệu quả khi được phối hợp chặt chẽ cùng
những biện pháp phòng chống dịch bệnh để đảm bảo an toàn cho khách du lịch, người
dân địa phương và các doanh nghiệp du lịch - dịch vụ trong những diễn biến phức tạp của
đại dịch Covid-19 hiện nay.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ mối liên kết giữa các bên liên quan của TSC trong bối cảnh chịu tác động
từ đại dịch Covid-19, nhóm tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính, trong đó,
tập trung vào phương pháp nghiên cứu tình huống (Case study) với trường hợp cụ thể là
tỉnh Thừa Thiên Huế. Dữ liệu thứ cấp và sơ cấp về vấn đề nghiên cứu lần lượt được thu
thập qua nghiên cứu tài liệu và phỏng vấn sâu đại diện các cấp quản lý địa phương và các
doanh nghiệp du lịch - dịch vụ trên địa bàn tỉnh, cụ thể là:

256
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
HƯỚNG ĐI MỚI CHO DU LỊCH VIỆT NAM HẬU COVID-19

1) Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nhóm tác giả tiến hành tìm kiếm và tổng hợp
từ các tạp chí khoa học và kỷ yếu hội thảo có uy tín để có được số liệu thống kê của các
sở, ban, ngành liên quan; từ đó, có được dữ liệu phục vụ phân tích về tác động của đại
dịch Covid-19 đến du lịch. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng giúp nghiên cứu tiếp cận
được các chiến lược ứng phó với đại dịch Covid-19 qua thúc đẩy các mối liên kết trong
TSC của Thái Lan, làm cơ sở tham khảo cho những giải pháp được đề xuất.
2) Phương pháp phỏng vấn sâu: Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn sâu bằng bảng
câu hỏi bán cấu trúc nhằm tìm hiểu về các mối quan hệ hợp tác theo chiều ngang và chiều
dọc trong TSC tỉnh Thừa Thiên Huế khi chịu tác động của đại dịch Covid-19, cùng các
giải pháp ứng phó hiện nay. Đối tượng được phỏng vấn bao gồm: 2 đại diện chính quyền
địa phương các cấp, 2 nhà quản lý khách sạn và 2 nhà quản lý công ty lữ hành, 1 quản lý
điểm tham quan du lịch. Nhóm tác giả đã chọn mẫu theo phương pháp ném bóng tuyết
(snowball sampling) để tiến hành thực hiện các cuộc phỏng vấn trong khoảng 30 phút/
đáp viên, với cách thức linh động giữa gặp mặt trực tiếp tại văn phòng làm việc hoặc
phỏng vấn qua điện thoại.
Các ý kiến được thu thập qua phương pháp phỏng vấn sâu được tổng hợp bằng
phương pháp phân tích nội dung (content analysis method), tức là các phỏng vấn được
mã hóa và phân nhóm thành các nhóm chủ đề hoặc các từ khóa, sau đó được sử dụng trích
dẫn phù hợp để làm rõ các nội dung phân tích của nghiên cứu.
2.3. Kết quả nghiên cứu
2.3.1. Tổng quan về du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế trước và trong Covid-19
Trong giai đoạn 2016 - 2019, với nguồn tài nguyên du lịch và vị trí địa lý thuận lợi
cùng sự nỗ lực của các cấp chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và người dân cả tỉnh,
ngành du lịch Thừa Thiên Huế đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đạt được những
kết quả tích cực. Theo thống kê của Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế (Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch, 2020) thì tốc độ tăng trưởng bình quân về lượt khách đến giai đoạn này
đạt khoảng 12%/năm, trong đó cơ cấu khách du lịch quốc tế chiếm tỷ trọng từ 40 - 45%,
số lượt khách đến Thừa Thiên Huế từ 81.500 lượt vào năm 1990 đã đạt hơn 4,8 triệu lượt
vào năm 2019. Tổng thu du lịch tăng bình quân khoảng 14%/năm, từ 154 tỷ năm 1990 đã
tăng lên 4.900 tỷ vào năm 2019. Du lịch đã kích thích và thúc đẩy sự phát triển của các
hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là xuất khẩu tại chỗ.
Các loại hình lưu trú du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế hiện chiếm đa số là nhà
khách và nhà nghỉ du lịch - dẫn đầu với tỷ lệ 44,9%, tiếp đến là khách sạn chiếm 33%,
và loại hình homestay chiếm 20,1%. Số lượng buồng ở các khách sạn và resort chiếm
đa số: 8.531 phòng trên tổng số 11.508 buồng; ở các nhà nghỉ, hộ kinh doanh chỉ có
2.977 buồng.

257
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
HƯỚNG ĐI MỚI CHO DU LỊCH VIỆT NAM HẬU COVID-19

Tuy nhiên, đầu năm 2020, với sự bùng phát của đại dịch Covid-19, ngành du lịch
Thừa Thiên Huế đã bị ảnh hưởng rất nặng nề, nhiều nhiệm vụ, hoạt động của ngành bị
ngưng trệ, các chỉ tiêu tăng trưởng năm 2020 ước giảm hơn 50% so với cùng kỳ 2019.
Doanh thu từ các doanh nghiệp du lịch giảm mạnh, không đủ chi phí để vận hành bộ máy
hoạt động kinh doanh; vì vậy, hầu hết các công ty buộc phải thực hiện các chính sách cắt
giảm nhân sự, điều chỉnh mức lương đối với nhân viên hoặc cho nghỉ không hưởng lương
đến hết dịch Covid-19.
Để có cơ sở đánh giá chính xác tác động của dịch bệnh Covid-19 gây ra đối với
ngành du lịch trong thời gian qua, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đã có tiến hành khảo
sát bằng hình thức phát phiếu trực tiếp để khảo sát thực tế 785 doanh nghiệp du lịch - dịch
vụ (lưu trú, lữ hành, dịch vụ vận chuyển du lịch, dịch vụ và điểm đến du lịch đạt chuẩn)
trên địa bàn. Kết quả điều tra này đã phản ánh một số vấn đề của các mắt xích trong chuỗi
cung ứng du lịch như sau:
1) Đối với các cơ sở lưu trú: Số liệu được cung cấp từ các cơ sở lưu trú cho thấy,
tổng lượt khách 4 tháng đầu năm 2020 đạt 406.492 lượt (chưa tính số lưu trú trong dân,
đi thăm thân bằng thị thực du lịch…). Tình hình giảm sút khách lưu trú dẫn đến doanh
thu của các đơn vị kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch giảm sút, có đơn vị gần như không
có doanh thu.
Về lực lượng lao động, khảo sát 472 cơ sở lưu trú cho thấy có 89% tổng số lao động
bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (6.228 người, bao gồm cả ban giám đốc, trưởng các bộ
phận và nhân viên). Trong đó, nhân viên chịu ảnh hưởng nhiều nhất, 5.376 người (chiếm
86% số lao động bị ảnh hưởng), tiếp đến là trưởng các bộ phận với 538 người. Đáng chú
ý, để giảm thiểu thiệt hại do đại dịch Covid-19 gây ra, đa số các cơ sở lưu trú đều tiến
hành các chính sách về nhân sự. Cụ thể, có 2.469 lao động bị giảm lương, giảm công làm;
669 lao động nghỉ không lương có hỗ trợ; cho thôi việc 936 người (chiếm 16%); nghỉ
không lương không hỗ trợ là 1.298 người (12,6%). Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng
đến đời sống của người lao động trong các cơ sở lưu trú.
2) Đối với các đơn vị kinh doanh lữ hành: Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19,
tổng lượt khách quốc tế 4 tháng đầu năm 2020 mà các đơn vị kinh doanh lữ hành trên địa
bàn trực tiếp khai thác giảm 56,4% và lượng khách nội địa 4 tháng đầu 2020 giảm đến
93,2% so với cùng kỳ. Sự sụt giảm lượng khách kéo theo doanh thu giảm 66,54% so với
cùng kỳ.
Bên cạnh đó, qua khảo sát 48 đơn vị, có 647 lao động bị ảnh hưởng (gồm ban giám
đốc, trưởng các bộ phận, nhân viên và hướng dẫn viên cơ hữu). Trong đó, nhân viên là
đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất (chiếm 63,6% số lao động bị ảnh hưởng). Ở các đơn
vị lữ hành, tình trạng cho thôi việc chỉ chiếm 4% tổng số lao động bị ảnh hưởng, và 23,6%

258
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
HƯỚNG ĐI MỚI CHO DU LỊCH VIỆT NAM HẬU COVID-19

số lao động nghỉ việc được hỗ trợ. Tuy nhiên, số lao động nghỉ việc không được hỗ trợ
chiếm đến 41%. Đây cũng là một điều đáng lo ngại khi người lao động không có thu nhập
trong thời gian dịch bệnh diễn ra.
3) Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đạt chuẩn: Kết quả khảo sát 43 cơ
sở dịch vụ đại diện, bao gồm 15 đơn vị vận chuyển du lịch, 17 nhà hàng và dịch vụ ăn
uống, 7 đơn vị kinh doanh đặc sản và quà tặng, 3 đơn vị dịch vụ nghệ thuật, vui chơi giải
trí, 1 dịch vụ chăm sóc sức khỏe và 1 điểm du lịch cho tổng số lao động tại các đơn vị
này là 1.003 người, trong đó có 879 lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Như
vậy, số lao động bị ảnh hưởng chiếm đến 87,6%.
Nhìn chung, thiệt hại về doanh thu trực tiếp trong các đơn vị kinh doanh du lịch
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế khoảng 700 tỷ đồng trong năm 2020. Hiện đã có gần
8.000 người lao động cơ hữu bị ảnh hưởng trực tiếp; tuy nhiên, nếu tính cả lực lượng lao
động ở một số đơn vị chưa lấy được thông tin, hướng dẫn viên, lao động theo thời vụ,
hợp đồng ngắn hạn… thì con số này khoảng trên 13.000 người. Đây là một thiệt hại rất
lớn đối với ngành du lịch của tỉnh.
2.3.2. Phân tích tình hình liên kết chuỗi cung ứng du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế trong
bối cảnh đại dịch Covid-19
1) Về các mối quan hệ hợp tác theo liên kết dọc: Trước những diễn biến phức tạp
và tác động sâu rộng của đại dịch Covid-19 đến ngành du lịch thì tầm quan trọng của
những chính sách công từ Chính phủ đã được chứng minh. Cả 5/5 đáp viên là các nhà
quản lý doanh nghiệp du lịch - dịch vụ được phỏng vấn đều nhấn mạnh rằng sự can thiệp
của Chính phủ là rất quan trọng đối với ngành để khắc phục tình trạng gián đoạn kinh tế.
Tổng hợp ý kiến của họ về các lĩnh vực cần sự hợp tác và hỗ trợ từ Nhà nước đó là: tài
chính (5/5 đáp viên đề cập), thuế (4/5), nguồn nhân lực (4/5) để bảo đảm tính thanh khoản
trong bối cảnh dịch bệnh; cùng với đó là các chính sách về kích thích nhu cầu du lịch trở
lại (5/5) để phục hồi trong trạng thái bình thường mới. Chia sẻ từ một đáp viên quản lý
khách sạn nhấn mạnh:
“Ngành du lịch đang đối mặt với một thách thức rất lớn đến từ sự không chắc chắn.
Không ai biết liệu có bùng phát dịch bệnh trở lại hay không, khi nào sẽ có vaccine hoặc
điều này sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch như thế nào. Trong khi đó, chúng tôi vẫn phải
đối mặt với rất nhiều chi phí liên quan đến tiền thuê đất, thuế, nhân viên, bảo trì cơ sở vật
chất hay tổn thất khi mở khách sạn với ít khách lưu trú... Để có thể đối phó với tình trạng
này và tiếp tục sống còn thì năng lực tài chính là điều thiết yếu, và dĩ nhiên, doanh nghiệp
chúng tôi rất cần những chính sách hỗ trợ từ Nhà nước.”
Qua phỏng vấn 2 cán bộ đại diện chính quyền địa phương các cấp, nhóm tác giả đã
ghi nhận được nhiều nỗ lực từ UBND tỉnh Thừa Thiên Huế để triển khai các giải pháp

259
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
HƯỚNG ĐI MỚI CHO DU LỊCH VIỆT NAM HẬU COVID-19

phục hồi và phát triển du lịch trong trạng thái bình thường mới. Cụ thể, các giải pháp này
gồm 6 nhóm chính là: Đảm bảo an toàn trong khai thác, kinh doanh; Tập trung nâng cao
chất lượng dịch vụ và giới thiệu những sản phẩm mới; Triển khai các gói kích cầu của
Nhà nước và doanh nghiệp dịch vụ du lịch; Kết nối lữ hành, kêu gọi các hãng hàng không
tăng chuyến bay về Huế; Tổ chức Festival nghề, các lễ hội, sự kiện 4 mùa; Tập trung
chuyển đổi số trong ngành Du lịch.
Tuy nhiên, một đáp viên cũng phản ánh:
“Trong thực tế thì việc vay tiền để trả lương cho lao động nghỉ chờ việc hầu như
không thực hiện được. Việc gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất chỉ trong thời gian
5 tháng của năm 2020, khi hết thời gian gia hạn, doanh nghiệp vẫn phải đóng đủ theo
thời gian quy định. Việc giảm giá điện đối với cơ sở kinh doanh lưu trú chỉ áp dụng hai
đợt, mỗi đợt 3 tháng trong năm 2020. Về bảo hiểm xã hội, quy định cho giãn nộp với
doanh nghiệp bị giảm hơn 50% lao động là khó áp dụng với các doanh nghiệp du lịch.”
Như vậy, mặc dù Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp,
song, cần điều chỉnh phù hợp hơn tình hình thực tế để giúp doanh nghiệp du lịch khắc
phục một phần thiệt hại do đại dịch Covid-19 gây ra và tiếp tục duy trì hoạt động.
Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang tiếp tục triển khai các gói kích cầu của
Nhà nước và của các doanh nghiệp du lịch dịch vụ. Trong đó, giảm 50% phí tham quan
cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành khi đưa khách đến tham quan, tìm hiểu tại các
khu di sản văn hóa Huế thuộc quần thể di tích Cố đô Huế trong thời gian từ ngày
01/3/2021 đến ngày 31/8/2021. Liên minh các khách sạn 3 - 5 sao cũng được thành lập
để đồng loạt giảm 50% giá phòng lưu trú đến hết ngày 31/12/2021. Cùng với đó, các
doanh nghiệp lữ hành cũng chủ động tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn để kích thích
nhu cầu của du khách đến Huế như: Trải nghiệm Tâm và Thân cùng với Huế (Công ty
Du lịch Việt Nam Chi nhánh Huế); Về với Huế từ Hải Vân Quan (Huế Tourist); Sống
tích cực, khám phá các giới hạn bản thân với Huế (K’store Event Huế); Lưu dấu Kinh đô
vàng son (Công ty Vietravel Chi nhánh Huế).
Tuy nhiên, một số vấn đề tiếp theo đang tồn tại trong liên kết dọc của ngành du lịch
ở Thừa Thiên Huế được ghi nhận là: nhiều nhà cung ứng còn phụ thuộc gần như hoàn
toàn vào các công ty lữ hành để phân phối các dịch vụ của mình, và trong thời kỳ dịch
bệnh, các công ty lữ hành có khả năng không thực hiện theo đúng hợp đồng đã cam kết
hay đơn phương chấm dứt hợp đồng; một số nhà cung ứng khác thì chọn cách gia tăng
các dịch vụ bổ sung để bán kèm dịch vụ lõi và dịch vụ chức năng vốn có, vì vậy đã vô
tình làm các nhà cung ứng khác mất đi cơ hội phục vụ du khách. Cả 2 tình trạng này đều
dẫn đến thiệt hại về nguồn thu và làm cho mối quan hệ giữa các bên trở nên căng thẳng
hơn. Do đó, các doanh nghiệp du lịch cần có ý thức xây dựng mối quan hệ tốt với các

260
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
HƯỚNG ĐI MỚI CHO DU LỊCH VIỆT NAM HẬU COVID-19

mắc xích khác trong chuỗi theo nguyên tắc cả hai bên đều có lợi để đảm bảo sự hợp tác
lâu dài vì lợi ích chung.
2) Về các mối quan hệ hợp tác theo liên kết ngang: Nhắc đến liên kết ngang là nhắc
đến mối quan hệ cạnh tranh và hợp tác giữa các nhà cung ứng cùng loại hay giữa các địa
phương trong TSC (Zhang, 2009). Khi được phỏng vấn, có đến 4/5 đáp viên là nhà quản
lý doanh nghiệp du lịch đồng ý rằng: sự hợp tác với các đối thủ cạnh tranh (cùng ngành
nghề kinh doanh) là cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh để tạo sức hấp dẫn chung của cả
điểm đến và đảm bảo an toàn sức khỏe cho du khách và nhân sự phục vụ.
Tổng hợp lý giải của các đáp viên cho điều này như sau: nếu cạnh tranh lẫn nhau
về giá thì những doanh nghiệp có năng lực tài chính vững vàng hơn thậm chí có thể đẩy
đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường, nhưng vì giảm giá sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng
sản phẩm và dịch vụ nên những cuộc chiến như thế này sẽ trì hoãn sự phục hồi của ngành
ít nhất hai hoặc ba năm. Vì vậy, đa phần các doanh nghiệp được phỏng vấn nhận thức
được rằng họ cần tập trung vào sự khác biệt hóa sản phẩm và dịch vụ của mình thay vì
chỉ cạnh tranh về giá thì sẽ rất khó để phục hồi.
Trong thời gian qua, bên cạnh các chính sách kích cầu du lịch nội địa nêu trên, Hiệp
hội Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế còn kêu gọi các doanh nghiệp du lịch thực hiện chính
sách giá phân biệt dành cho người dân địa phương ở Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng
Nam nhằm kích thích người dân đi du lịch tại chỗ (staycation); từ đó, góp phần giúp cho
các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có thêm nguồn thu để duy trì hoạt động trong bối
cảnh dịch bệnh. Trong quá trình triển khai, có nhiều doanh nghiệp hưởng ứng rất nhiệt
tình với các chính sách phối hợp nhịp nhàng cùng các thành viên khác trong Hiệp hội Du
lịch. Điển hình là các khách sạn 3 - 5 sao đã phối hợp luân phiên thời gian giảm giá để
tạo điều kiện công bằng cho việc hấp dẫn du khách; triển khai các chương trình khuyến
mại, khuyến mãi hấp dẫn cho người dân địa phương bằng nhiều hình thức khác nhau như:
voucher sử dụng dịch vụ miễn phí hoặc tặng kèm, gói ưu đãi cho khách gia đình hoặc
khách lưu trú theo nhóm… Tuy nhiên, một đáp viên đại diện cho chính quyền địa phương
cho biết rằng: con số những doanh nghiệp tích cực này chỉ chiếm khoảng 20%, còn lại
vẫn tỏ ra khá thờ ơ với những chiến lược ứng phó chung, tạo nên nhiều mâu thuẫn giữa
các mắc xích trong cùng ngành nghề kinh doanh. Vì vậy, Hiệp hội Du lịch tỉnh cần tiếp
tục phát huy hơn nữa vai trò điều phối của mình bằng các giải pháp tăng cường sự đồng
thuận và lan tỏa sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh vào
các chiến lược phát triển du lịch chung.
Bàn về liên kết ngang theo không gian lãnh thổ thì một đáp viên cho rằng: Doanh
nghiệp ở Huế chủ yếu nhỏ và siêu nhỏ, nếu hành động một mình sẽ thật khó để có những
giải pháp tối ưu; vì vậy, liên kết, hợp tác vẫn là giải pháp luôn chứng minh được tính hiệu

261
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
HƯỚNG ĐI MỚI CHO DU LỊCH VIỆT NAM HẬU COVID-19

quả và bền vững. Thời gian qua, với sự chủ động của ngành, nhiều sự kiện, hội nghị kết
nối đã được diễn ra và đạt được không ít hiệu quả trong liên kết. Điển hình là việc thiết
kế và triển khai chuyến “charter” bằng tàu hỏa (thuê nguyên chuyến) đến Huế du lịch với
chủ đề “Tham quan di sản miền Trung” do Câu lạc bộ Lữ hành UNESCO Hà Nội lần đầu
tiên tổ chức đến Huế sau một thời gian chuẩn bị, hợp tác đồng bộ giữa nhiều bên liên
quan trong TSC liên vùng. Cùng với đó, Hiệp hội Du lịch Việt Nam còn tổ chức chuyến
famtrip với chủ đề “Miền Trung đón bạn” tại ba tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và
Quảng Trị nhằm kết nối, giao lưu, từ đó xây dựng một sản phẩm hoàn chỉnh; phát triển
hệ thống du lịch cộng đồng bền vững; đưa ra giải pháp phục hồi, hướng đến phát triển du
lịch hậu Covid-19.
2.4. Khuyến nghị các giải pháp/ chính sách
2.4.1. Thúc đẩy liên kết dọc giữa chính quyền và các doanh nghiệp du lịch
Để đối mặt với cuộc khủng hoảng Covid-19, hành động của Chính phủ và chính
quyền các cấp là điều quan trọng nhất đối với hoạt động kinh doanh của tất cả các ngành
nghề nói chung cũng như ngành du lịch nói riêng. Qua kết quả phân tích nêu trên, nghiên
cứu đề xuất một số khuyến nghị như sau:
- Một là, hỗ trợ cho các doanh nghiệp du lịch và các đối tượng liên quan. Phần
lớn các doanh nghiệp du lịch có quy mô vừa và nhỏ, nguồn vốn lưu động không lớn, khả
năng tích lũy để đối phó với các khủng hoảng là khá yếu. Do đó, các chính sách về tài
khóa, tiền tệ vào lúc này có tính quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Một số đề xuất
từ các đáp viên liên quan đến điều này bao gồm: Phối hợp với các doanh nghiệp du lịch
có nhu cầu cơ cấu thời hạn trả nợ để đề xuất ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh hoặc các
chi nhánh tổ chức tín dụng tỉnh xem xét giãn thời gian hoặc giảm lãi suất ngân hàng (6/7
đáp viên đề cập); Miễn hoặc giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021 cho các
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh (7/7); Giảm 50% tiền thuê đất
năm 2021 cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch (6/7); Gia hạn thời gian nộp bảo hiểm
xã hội cho các doanh nghiệp du lịch (6/7); Giảm giá nước cho các cơ sở kinh doanh dịch
vụ du lịch ngang bằng với giá nước của các cơ sở sản xuất (5/7). Đặc biệt, theo kinh
nghiệm của Thái Lan, Chính phủ và chính quyền các cấp cần có những chính sách hỗ trợ
đối với những đối tượng sống phụ thuộc vào ngành du lịch như: người bán thức ăn đường
phố, người bán đồ lưu niệm, lái xe, hướng dẫn viên du lịch tự do… bởi họ cũng là một
phần quan trọng của chuỗi cung ứng du lịch.
- Hai là, tạo niềm tin để mọi người đi du lịch an toàn. Chính phủ cần thiết lập các
biện pháp sức khỏe tại sân bay, đảm bảo sự thuận tiện trong việc đi lại, để người dân cảm
thấy được đảm bảo an toàn tối đa trong quá trình du lịch. Bên cạnh đó, một đáp viên cũng
đóng góp ý kiến:

262
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
HƯỚNG ĐI MỚI CHO DU LỊCH VIỆT NAM HẬU COVID-19

“Rất cần thiết tạo ra các tiêu chuẩn về việc cung cấp dịch vụ an toàn trong mùa dịch
và cấp chứng nhận cho những cơ sở kinh doanh đạt đủ các tiêu chuẩn này. Đây sẽ là một
cách rất hữu ích để không làm mất đi tính hợp tác và cạnh tranh để cùng phát triển. Vì để
đạt từng tiêu chuẩn đòi hỏi phải hợp tác và chia sẻ các nguồn lực cùng nhau và từ đó sẽ
tạo nên một hình ảnh tích cực cho điểm đến du lịch và đồng bộ cho toàn ngành.”
- Ba là, tiếp tục thực hiện các chiến dịch kích cầu du lịch. Khi đại dịch bắt đầu
được kiểm soát, các doanh nghiệp du lịch cần nhất là các biện pháp kích thích nhu cầu
hiệu quả từ phía Chính phủ và chính quyền các cấp. Đến nay, Việt Nam đã đạt được
những thành tựu đáng ghi nhận trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 với mục tiêu
kép “vừa bảo đảm an toàn phòng, chống dịch vừa phục hồi kinh tế”. Các chiến lược giảm
giá tại các điểm đến, hỗ trợ giảm giá vé máy bay, khách sạn… cũng đang có kết quả tốt
trong kích cầu du lịch của người dân, vì vậy, cần được tiếp tục triển khai. Từ bài học kinh
nghiệm của Thái Lan thì Chính phủ và chính quyền các cấp cần lưu ý các chính sách
khuyến khích đi du lịch theo nhóm, đi vào các ngày trong tuần hoặc gia tăng ngày nghỉ
cuối tuần trong một số dịp lễ, Tết để kích cầu du lịch của người dân.
- Bốn là, phát triển một kế hoạch cho phép kích hoạt lại hoạt động du lịch quốc tế
dần dần thông qua các thỏa thuận với các quốc gia phòng chống dịch tốt trong khu vực.
Một khi đại dịch được kiểm soát, tất cả các quốc gia phải thống nhất với nhau về các biện
pháp y tế, các chính sách visa, hải quan… để đảm bảo cạnh tranh công bằng và tạo điều
kiện thuận lợi để đón khách du lịch quốc tế. Hộ chiếu Vaccine cũng là một trong những
phương án cần được chú trọng xem xét khi bắt đầu mở cửa đón khách quốc tế, nhằm giúp
hoạt động du lịch mau chóng được phục hồi và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch bắt
đầu quay về với nhịp sống bình thường trở lại.
- Năm là, xây dựng kế hoạch và chiến lược quảng bá đến các thị trường trọng
điểm quốc tế trong tương lai gần. Hầu hết những đáp viên được phỏng vấn đều đồng ý
rằng, dù hiện tại vẫn ở giai đoạn diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 nhưng những
kế hoạch và chiến lược tiếp theo để thu hút khách quốc tế trở lại sau đại dịch vẫn rất cần
thiết. Cụ thể, Chính phủ và các địa phương cần chú trọng đến nghiên cứu thị trường ít
chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 để khởi động lại ngành du lịch hậu dịch bệnh, đa
dạng hóa thị trường khách quốc tế; tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc ứng dụng các giải
pháp du lịch thông minh nhằm tối ưu hóa hiệu quả quản lý lưu trú, xúc tiến, quảng bá và
mở rộng thị trường. Chính quyền nên huy động nguồn lực tổ chức đón các đoàn famtrip,
presstrip, blogger, người nổi tiếng đến du lịch, quay clip quảng bá, khẳng định thông điệp
Huế nói riêng và Việt Nam nói chung thực sự đã trở lại là điểm đến an toàn, thân thiện,
hấp dẫn hàng đầu trong khu vực với nhiều sản phẩm, dịch vụ du lịch phong phú, hấp dẫn.

263
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
HƯỚNG ĐI MỚI CHO DU LỊCH VIỆT NAM HẬU COVID-19

2.4.2. Thúc đẩy liên kết dọc giữa các nhà cung ứng dịch vụ du lịch
Trong chuỗi cung ứng du lịch, các công ty lữ hành là đầu mối liên kết tất cả các
hoạt động kinh doanh du lịch tạo ra một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh ở điểm đến. Để tăng
cường mối liên kết giữa các đơn vị trong chuỗi cung ứng, nghiên cứu đề xuất một số
khuyến nghị:
- Một là, cần xây dựng mối quan hệ tốt giữa các doanh nghiệp trên cơ sở đảm bảo
quyền lợi cho tất cả các doanh nghiệp tham gia vào. Sự tin tưởng, cam kết, phối hợp,
chất lượng giao tiếp, trao đổi thông tin, sự tham gia, sử dụng các kỹ thuật giải quyết mang
tính xây dựng và sự phụ thuộc tương đối là những yếu tố chính trong mối quan hệ giữa
các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
- Hai là, các doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện theo đúng cam kết như trong
hơp đồng, tránh trường hợp sử dụng tình hình đại dịch Covid-19 khó khăn để chèn ép các
doanh nghiệp hợp tác. Ngoài ra, đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi thói quen đi du lịch
của con người. Khách du lịch đang chuyển dần việc lựa chọn các chuyến đi theo lịch trình
định sẵn sàng các chuyến đi tự do và mang lại trải nghiệm cá nhân nhiều hơn. Du khách
ngày nay cũng không muốn đến những điểm đông đúc, thay vào đó họ muốn tìm kiếm
những điểm đến ít người, đáp ứng được những sở thích của từng cá nhân riêng lẻ. Do đó,
các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, đặc biệt là các cơ sở lưu trú cũng có thể ứng dụng
công nghệ để trực tiếp bán phòng cho khách du lịch, chủ động trong việc tìm kiếm và
phục vụ khách.
- Ba là, đảm bảo nguồn nhân lực du lịch. Đối với các doanh nghiệp khách sạn,
nhân viên là nguồn lực quan trọng nhất. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải có chiến lược để
giữ những người giỏi, những nhân viên chuyên nghiệp, lành nghề để chuẩn bị cho trạng
thái bình thường mới trong thời gian sắp tới. Khách du lịch bởi vì đại dịch Covid-19 mà
đã kìm nén nhu cầu đi du lịch quá lâu thì kỳ vọng của họ về chất lượng dịch vụ chắc chắn
sẽ cao hơn rất nhiều so với trước đây. Để giữ vững được nguồn nhân lực, Chính phủ có
thể trợ cấp để các doanh nghiệp lên chiến lược giữ chân nhân viên giỏi. Ngay cả khi các
khách sạn đóng cửa, các nhân viên vẫn có thể được đào tạo trực tuyến về các phương thức
đảm bảo an toàn hoặc về các chiến lược và hoạt động mới trong thời gian sắp tới.

2.4.3. Thúc đẩy liên kết ngang theo cấu trúc ngành
Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái vì đại dịch Covid-19, phần lớn các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch đều có nhiều sự điều chỉnh giá cả để thu hút khách du lịch
nhằm đảm bảo bù đắp được chi phí, nỗ lực trong giai đoạn khủng hoảng Covid-19. Tuy
nhiên, việc giảm giá không có cơ sở đã hình thành nên mối nguy hại đối với uy tín và
chất lượng dịch vụ du lịch. Thậm chí, nhiều công ty giảm giá đến kịch sàn để đẩy đối thủ

264
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
HƯỚNG ĐI MỚI CHO DU LỊCH VIỆT NAM HẬU COVID-19

cạnh tranh ra khỏi thị trường, tuy nhiên, điều này lại trì hoãn sự phục hồi của ngành. Do
đó, các doanh nghiệp nên nhận thức được cơ cấu chi phí của mình, không bán dưới giá
thành và tập trung vào sự khác biệt hóa dịch vụ. Các doanh nghiệp cần phải bàn bạc và
thảo luận giá trị và lợi ích chung trên cơ sở cân bằng giữa hợp tác và cạnh tranh, cũng
như hành động của tập thể và cá nhân. Hay nói cách khác, các doanh nghiệp cần bàn về
một quy tắc ứng xử để đạt được sự cân bằng này nảy sinh, tránh đi các cuộc chiến về giá.
Ngoài ra, các doanh nghiệp du lịch cũng cần hợp tác bằng cách tập trung vào an toàn và
chất lượng dịch vụ như là nền tảng của thương hiệu và hiệu suất kinh doanh.

2.4.4. Thúc đẩy liên kết ngang theo lãnh thổ


Hợp tác, liên kết phát triển giữa các tỉnh/ thành phố, các khu vực, vung, miền nhằm
mục đích tăng cường năng lực của các thành phố để phục vụ khách du lịch trong giai đoạn
đại dịch Covid-19. Liên kết điểm đến theo các vùng du lịch đã góp phần quan trọng đa
dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo thêm điểm đến và dịch vụ mới cho các tour tuyến nội địa.
Các địa phương cần tiếp tục triển khai quảng bá những liên kết vùng đã được hình thành
như liên kết giữa Thành phố Hồ Chí Minh với 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, liên
kết hợp tác phục hồi du lịch Quảng Nam - Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng… hay gần đây
nhất là chương trình kích cầu du lịch nội địa vùng Tây Bắc diễn ra vào ngày 12/06/2020,
giúp nâng cao lượng khách du lịch đến tham quan theo vùng (Tổng cục Du lịch, 2020).
Song song với liên kết ngang theo lãnh thổ, mỗi địa phương cần nêu bật những điểm
riêng có của mình bằng cách hướng tới khai thác từng loại hình du lịch đặc thù phù hợp.
Điển hình tỉnh Thừa Thiên Huế có thể khai thác thế mạnh về du lịch di sản, du lịch biển,
du lịch sinh thái, du lịch chăm sóc sức khỏe… Bên cạnh đó, có thể áp dụng bài học kinh
nghiệm từ Thái Lan về tổ chức các sự kiện, hội nghị hội thảo (MICE) theo các chủ đề phù
hợp với từng địa phương, góp phần quảng bá hình ảnh của địa phương đến với người dân
cả nước.
3. KẾT LUẬN
Sự tổn thất và khó khăn chồng chất của doanh nghiệp du lịch nói riêng và toàn
ngành du lịch nói chung do đại dịch Covid-19 gây ra là rất sâu rộng. Đối phó với khủng
hoảng cần có sự liên kết đồng bộ giữa các bên liên quan trong hoạt động du lịch để tạo
nên sự gắn bó giữa các phân khúc dịch vụ nhằm chia sẻ khó khăn và giữ được chất lượng
dịch vụ. Vì vậy, quản lý và thúc đẩy các mối liên kết trong chuỗi cung ứng du lịch được
xem là một khía cạnh then chốt cho sự phục hồi của ngành.
Qua tổng quan cơ sở lý thuyết về quản lý chuỗi cung ứng du lịch, tham luận này đã
lựa chọn một trường hợp nghiên cứu cụ thể là tỉnh Thừa Thiên Huế để tập trung phân tích
các tác động của đại dịch đến các mắt xích và mối quan hệ trong chuỗi cung ứng du lịch
của điểm đến, cùng cách thức ứng phó của các bên trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Kết

265
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
HƯỚNG ĐI MỚI CHO DU LỊCH VIỆT NAM HẬU COVID-19

quả cho thấy từ các mối liên kết đa chiều giữa các nhà cung ứng, liên kết dọc giữa Chính
phủ và doanh nghiệp đến liên kết ngang theo vùng lãnh thổ của TSC tỉnh Thừa Thiên Huế
vẫn còn hiện hữu các hạn chế nhất định, dẫn đến nhiều mâu thuẫn giữa các mắt xích và
chưa đồng bộ trong triển khai các chiến lược phục hồi, phát triển du lịch ở trạng thái bình
thường mới.
Để khắc phục những vấn đề tồn tại trên, nhóm tác giả đã kế thừa từ bài học kinh
nghiệm của Thái Lan và các nghiên cứu tiền nhiệm, cũng như tổng hợp các ý kiến thu
thập từ phỏng vấn sâu. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đề xuất bốn nhóm giải pháp để thúc
đẩy các mối quan hệ hợp tác trong chuỗi cung ứng du lịch để ứng biến hiệu quả hơn trước
tình hình dịch bệnh và chuẩn bị cho trạng thái phục hồi sau đại dịch, gồm: liên kết dọc
giữa Chính phủ và các doanh nghiệp du lịch, liên kết dọc giữa các nhà cung ứng dịch vụ
du lịch, liên kết ngang theo cấu trúc ngành, liên kết ngang theo lãnh thổ. Các giải pháp
được đề xuất cũng hoàn toàn phù hợp với lời kêu gọi của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch Việt Nam rằng: “Tất cả doanh nghiệp hãy là những “vectơ” cùng chiều, khi cùng
gắn kết với nhau sẽ tạo thành lực rất lớn, bệ phóng vững chắc, cùng nhau tìm đến đích
cuối là phục hồi và phát triển du lịch Việt Nam”.

Tài liệu tham khảo


Tiếng Việt
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2020), Kỷ yếu Hội thảo "Đào tạo nhân lực du lịch thích
ứng với trạng thái bình thường mới sau đại dịch Covid-19".
ESRT (2013), Chuỗi cung ứng du lịch có trách nhiệm, Chương trình Phát triển năng lực du
lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội do Liên minh châu Âu tài trợ.
Tổng cục Du lịch (2020), < HYPERLINK "https://vietnamtourism.gov.vn/"
https://vietnamtourism.gov.vn/ >
Tổng cục Thống kê (2020), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2020.
Tiếng Anh
Chathoth, PO (2003), ‘Strategic alliances: A hospitality industry perspective’,
International Journal of Hospitality Management, vol. 22, no. 4, pp. 419-434.
Font, XT (2008), ‘Sustainable supply chain management in tourism’, Business Strategy
and the Environment, vol. 17, no. 4, pp.260-271.
Jiang, Y, Ritchie, BW and Benckendorff, P (2019), ‘Bibliometric visualisation: an
application in tourism crisis and disaster management research’, Current Issues in Tourism, vol.
22, no. 16, pp. 1925-1957.
Mertens, DR (2020), ‘COVID-19 and the Mobilisation of Public Development Banks in
The EU’, India Policy Forum, vol. 252, pp. 1-9.

266
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
HƯỚNG ĐI MỚI CHO DU LỊCH VIỆT NAM HẬU COVID-19

PATA (2021), COVID-19 Impacts on the Thai Tourism Supply Chain, truy cập ngày 5
tháng 4 năm 2021, <https://www.pata.org/blog/thai-tourism-supply-chain
Tapper, R (2003), Tourism Supply Chains-Report of a Desk Research Project for The
Travel Foundation, Environment Business and Development Group.
TATnews (2020), Catch the weekday group discount on ferry travel to Ko Samui, Ko Tao,
and Ko Phangan, truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2021, <https://www.tatnews.org/2020/12/catch-
the-weekday-group-discount-on-ferry-travel-to-ko-samui-ko-tao-and-ko-phangan/>
Thais, GTL (2020), ‘Managing relationships in the Tourism Supply Chain to overcome
epidemic outbreaks: The case of COVID-19 and the hospitality industry in Spain’, International
Journal of Hospitality Management, vol. 96, pp. 1-11.
Thaiwebsites (2020), Tourism Statistics Thailand 2000-2020, truy cập ngày 18 tháng 3 năm
2021, <https://www.thaiwebsites.com/tourism.asp>
Thephuketnews (2020), Long weekend generates B300mn for Phuket, says TAT, truy cập
ngày 18 tháng 3 năm 2021, <https://thethaiger.com/hot-news/tourism/phuket-sees-300-million-
baht-boost-over-long-holiday-weekend>
Togar, MS & Sridharan, R (2008), 'Design for supply chain collaboration', Business
Process Management Journal, vol. 14, no. 3, pp. 401-418.
Travel Weekly Asia (2020), Road to recovery: Why Thailand tourism is proceeding with
caution, truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2021, <https://www.travelweekly-asia.com/Destination-
Travel/Road-to-recovery-Why-Thailand-tourism-is-proceeding-with-caution>
UNWTO (2020), Covid-19 tourism recovery technical assistance package.
Wangsri, S. and Angskul, T. (2020), 3.6 million rooms booked under the “We Travel
Together” campaign. National News Bureau & Public Relations.
Zhang, XS (2009), ‘Tourism supply chain management: a new research agenda’, Tourism
Management, vol. 30, no. 3, pp. 345-358.

Thông tin chung về nhóm tác giả


1. Họ và tên: Nguyễn Đoàn Hạnh Dung
Học hàm/ học vị: Thạc sĩ
Đơn vị công tác: Trường Du lịch - Đại học Huế
Điện thoại: 0935897077;
Email: hanhdung1990@gmail.com.

267
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

HƯỚNG ĐI MỚI CHO DU LỊCH VIỆT NAM HẬU COVID-19


*******

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


Địa chỉ: 207 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Website: https://nxb.neu.edu.vn - Email: nxb@neu.edu.vn
Điện thoại/Fax: (024) 36280280/Máy lẻ: 5722

Chịu trách nhiệm xuất bản: TS. Nguyễn Anh Tú


Giám đốc Nhà xuất bản
Chịu trách nhiệm nội dung: GS.TS. Nguyễn Thành Độ
Tổng biên tập
Biên tập: Bùi Thị Hạnh
Chế bản: Lê Trần Phúc, Nguyễn Thanh Quảng
Thiết kế bìa: Vương Nguyễn
Sửa bản in và đọc sách mẫu: Bùi Thị Hạnh

In 100 bản, khổ 19 x 27 cm tại Công ty TNHH Fennex


Địa chỉ: thôn Chu Xá, xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội.
Mã số ĐKXB: 2212-2021/CXBIPH/1-233/ĐHKTQD
Mã số ISBN: 978-604-330-047-5
Số quyết định xuất bản: 246 /QĐ-NXBĐHKTQD ngày 25 tháng 06 năm 2021
In xong và nộp lưu chiểu Quý III năm 2021.

View publication stats

You might also like