You are on page 1of 18

CHỦ ĐỀ:

CẢM GIÁC VÀ ỨNG DỤNG CỦA CẢM GIÁC TRONG ĐỜI SỐNG, CÔNG VIỆC

Nhóm 01:
Danh sách thành viên:
1.Đào Ngọc Diệp
2.Đinh Thị Thu Đông
3.Trương Thị Giang
4.Hoàng Thị Thu Hà
5.Nguyễn Khánh Linh
6.Đỗ Thu Thảo
7.Hồ Thu Trà
8.Phạm Thành Trung

BÀI LÀM

I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CẢM GIÁC


a. Định nghĩa cảm giác
Mỗi sự vật, hiện tượng xung quanh ta đều được bộc lộ bởi hàng loạt những cuộc tính bề
ngoài như màu sắc (xanh, đỏ…), kích thước (cao, thấp, vuông, tròn…), trọng lượng
(nặng, nhẹ…), khối lượng (to, nhỏ, nhiều, ít…), tính chất (nóng, lạnh, cay, đắng), những
thuộc tính đó được liên hệ với bộ não con người nhờ cảm giác.
Thí dụ, ta đặt vào lòng bàn tay xòe ra của người bạn một vật bất kỳ với yêu cầu
trước đó người bạn phải nhắm mắt, bàn tay không được nắm lại hay sờ bóp thì chắc
chắn người bạn sẽ không biết đích xác đó là vật gì, mà chỉ có thể biết được vật đó nặng
hay nhẹ, nóng hay lạnh… nghĩa là người bạn mới chỉ phản ánh được từng thuộc tính bề
ngoài đang trực tiếp tác động vào lòng bàn tay. Nói cách khác bộ não của người bạn đó
chỉ mới phản ánh được từng thuộc tính bề ngoài của sự vật đó nhờ cảm giác.
Từ thí dụ cho thấy cảm giác là hình thức đầu tiên mà qua một liên hệ tâm lý của cơ
thể với môi trường được thiết lập. Nói cách khác, cảm giác là một mức độ phản ánh tâm
lý đầu tiên thấp nhất của con người nói chung và của hoạt động nhận thức nói riêng.
Những nghiên cứu về sự phát triển của hoạt động nhận thức xét về mặt tiến hóa sinh vật
(phát sinh chủng loại) cũng như về mặt hình thành cá thể (phát sinh cá thể) đã chỉ rõ cảm
giác là hình thức định hướng đầu tiên của cơ thể trong thế giới xung quanh. Thí dụ,
những con vật cấp thấp, sơ đẳng chỉ phản ánh được những thuộc tính riêng lẻ, có ý
nghĩa sinh học trực tiếp của các sự vật, hiện tượng. Đứa trẻ trong những tuần lễ đầu tiên
của cuộc đời cũng như vậy. Nói cách khác, chúng mới chỉ liên hệ được với môi trường
nhờ cảm giác; chúng mới chỉ có cảm giác.
Vậy cảm giác là gì? Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính
riêng lẻ của sự vật và hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.
b. Đặc điểm của cảm giác
Cảm giác có những đặc điểm cơ bản dưới đây:
– Cảm giác là một quátrình tâm lý, nghĩa là nó có nảy sinh, diễn biến và kết thúc.
Kích thích gây ra cảm giác là chính các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan
chính các trạng thái sinh lý của bản thân ta. Ở đây cần thấy sự khác biệt với khái
niệm “cảm giác” như là sản phẩm của quá trình nhận thức.
– Cảm giác chỉ phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng chứ không
phản ánh được trọn vẹn các thuộc tính của sự vật, hiện tượng.
– Cảm giác phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp, tức là sự vật, hiện
tượng phải trực tiếp tác động vào giác quan của ta thì mới tạo ra được cảm giác.
Các đặc điểm trên của cảm giác chứng tỏ mức độ phản ánh tâm lý thấp và tính
chất hạn chế của cảm giác. Trong thực tế, để tồn tại và phát triển con người còn phải
nhận thức cả những sự vật hiện tượng không trực tiếp tác động vào các giác quan của
mình.
c. Bản chất của cảm giác
Cảm giác tuy là một hiện tượng tâm lý sơ đẳng, có chung ở cả con vật nhưng ở
con người nó cũng như các hiện tượng tâm lý khác đều mang tính chất xã hội khác xa về
chất so với cảm giác của con vật. Bản chất (tính chất) xã hội của cảm giác của con
người được thể hiện ở những điểm sau:
– Đối tượng phản ánh của cảm giác ở người, ngoài sự vật và hiện tượng vốn có
trong tự nhiên, còn có cả những sự vật, hiện tượng do lao động của loài người tạo ra,
tức có bản chất xã hội.
– Cơ chế sinh lý của cảm giác ở người không chỉ giới hạn ở hệ thống tín hiệu thứ
nhất mà còn bao gồm các cơ chế thuộc hệ thống tín hiệu thứ hai, tức cũng có bản chất
xã hội.
– Cảm giác ở người tuy là mức độ định hướng đầu tiên, sơ đẳng nhất, nhưng nó
không phải là mức độ duy nhất và cao nhất như ở một số loài động vật, tức cảm giác
người còn chịu ảnh hưởng của nhiều hiện tượng tâm lý cao cấp khác của con người.
– Cảm giác của người được phát triển mạnh mẽ và phong phú dưới ảnh hưởng của
hoạt động và giáo dục, tức cảm giác của người được tạo ra theo phương thức đặc thù
của xã hội, do đó mang đậm tính xã hội (thí dụ: do hoạt động nghề nghiệp mà có những
người thợ dệt phân biệt được tới 6O màu đen khác nhau, có những người đầu bếp
“nếm” được bằng mũi hoặc có những người “đọc” được bằng tay)

II. Phân loại


Gồm những cảm giác bên ngoài và Những cảm giác bên trong
1.Những cảm giác bên ngoài bao gồm cảm giác nhìn (thị giác):, cảm giác nghe(thính
giác): , cảm giác ngữi (khứu giác), Cảm giác nếm (vị giác), Cảm giác da (mạc giác):
1.1. Cảm giác nhìn (thị giác):
Cảm giác nhìn nảy sinh do tác động của các sóng ánh sáng (sóng điện từ) phát ra từ các
sự vật. Cơ sở giải phẫu – sinh lý của nó là cơ quan phân tích thị giác.
1.2. Cảm giác nghe (thính giác):
Cảm giác nghe do những sóng âm, tức là những dao động của không khí gây nên.
Cơ sở giải phẫu – sinh lý của nó là bộ máy phân tích thính giác.
Cảm giác nghe có ý nghĩa rất lớn trong đời sống con người, đặc biệt trong giao lưu ngôn
ngũ và cảm nhận một số loại hình nghệ thuật (âm nhạc, thơ ca…).
1.3. Cảm giác ngửi (khứu giác):
Cảm giác ngửi do các phân tử của các chất bay hơi tác động lên màng ngoài của khoang
mũi cùng không khí gây nên. Cơ sở giải phẫu – sinh lý của cảm giác ngửi là bộ máy
phân tích khứu giác.
1.4. Cảm giác nếm (vị giác):
Cảm giác nếm được tạo nên do tác động của các thuộc tính hóc học của các chất hòa tan
trong nước lên các cơ quan thụ cảm vị giác ở lưỡi, họng và vòm khẩu
Cảm giác da (mạc giác):
Cảm giác da do những kích thích cơ học và nhiệt độ tác động lên da tạo nên.
Cảm giác da gồm 5 loại: cảm giác đụng chạm, cảm giác nén, cảm giác nóng, cảm giác
lạnh và cảm giác đau.
2. Những cảm giác bên trong được phân thành 4 loại bao gồm cảm giác vận động và sờ
mó, cảm giác thăng bằng ,cảm giác rung, cảm giác cơ thể.

Những điều trên đây về phân loại cảm giác cho thấy quan niệm cũ cho rằng con người chi
có 5 giác quan (ngũ quan) là không đầy đủ.
III. Vai trò của cảm giác có bốn vai trò
1.Cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên của con người (và con vật) trong hiện thực
khách quan
2.Cảm giác là nguồn cung cấp những nguyên vật liệu cho chính các hình thức nhận thức
cao hơn.
V.I.Lênin đã nó cảm giác là nguồn gốc duy nhất của hiểu biết.
3.Cảm giác là điều kiện quan trọng để bảo đảm trạng thái hoạt động (trạng thái hoạt hóa)
của vỏ não
4.Cảm giác là con đường nhận thức hiện thực khách quan đặc biệt quan trọng đối với
những người bị khuyết tật
IV CÁC QUY LUẬT CỦA CẢM GIÁC
1. Quy Luật ngưỡng cảm
a) Nội dung

Tính nhạy cảm của các giác quan là khả năng của các giác quan đảm nhận kích thích trực

tiếp tác động đến các giác quan đó.


Ngưỡng của cảm giác là giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác.

Ngưỡng cảm giác có 2 loại: ngưỡng tuyệt đối và ngưỡng sai biệt.

Ngưỡng tuyệt đối bao gồm ngưỡng phía dưới và ngưỡng phía trên của cảm

giác. Ngưỡng phía dưới của cảm giác là cường độ kích thích tối thiểu đủ để gây được

cảm giác. Ngưỡng phía trên của cảm giác là cường độ kích thích tối đa mà ở đó vẫn

còn gây được cảm giác. Ví dụ: Con người có thể nghe được các tần số âm thanh trong

khoảng từ 20 Hz đến 20.000 Hz.

Âm thanh với tần số cao hơn được gọi là siêu âm, thấp hơn là hạ âm.

Một số loài cá voi giao tiếp với nhau bằng hạ âm mà con người không thể nghe

được.
Còi chó dùng để huấn luyện chó phát ra siêu âm mà chỉ có chó nghe thấy còn con

người thì không.

Giới hạn giữa ngưỡng phía dưới và ngưỡng phía trên là vùng cảm giác được.

Trong vùng cảm giác được có một vùng phản ánh tốt nhất.

Tính nhạy cảm của cảm giác tỷ lệ nghịch với ngưỡng cảm giác phía dưới, tức là

ngưỡng cảm giác phía dưới càng thấp thì tính nhạy cảm của cảm giác càng cao và

ngược lại.

Ngưỡng sai biệt của cảm giác là mức độ chênh lệch tối thiểu về chất lượng
hay cường độ kích thích giữa hai kích thích cùng loại mà giác quan có thể phân biệt
được hai kích thích đó. Ngưỡng sai biệt của một cảm giác là một hằng số. Thi dụ, đối
với cảm giác thị giác là - 1/100, thinh giác là -1/10…
Tính nhạy cảm sai biệt là năng lực của giác quan có thể nhận ra được ngưỡng

sai biệt.

b) Ứng dụng

Quy luật này được áp dụng rất nhiều trong cuộc sống và học tập, đặc biệt ta cần

chú ý tác động vào vùng phản ánh tốt nhất của các giác quan, từ đó con người mới có

được cảm giác và phản ánh các thuộc tính một cách đầy đủ nhất.

 Trong cuộc sống:

Mùa đông ta phải mặc quần áo ấm, bởi nếu không nhiệt độ quá thấp ngoài vùng

cảm giác được sẽ tác động vào da chúng ta, gây nên hiện tượng tê tay tê chân, cảm

nhận các sự vật kém đi khi sờ, nắm. Việc mặc quần áo ấm sẽ giúp tăng nhiệt độ cho cơ

thể, từ đó cơ quan xúc giác mới có thể cảm giác được.

Cũng từ nhu cầu đảm bảo nhiệt độ xung quanh luôn trong vùng phản ánh tốt

nhất của mình mà con người phát minh ra máy điều hòa để mùa hè thì thấy mát hơn

còn mùa đông sẽ thấy ấm hơn.


Trong một số trường hợp, tính nhạy cảm sai biệt cao đối với một cảm giác nào

đó có thể giúp con người phát triển năng khiếu. Ví dụ người có thể phát hiện ra sự

khác biệt giữa cao độ âm thanh các nốt nhạc có năng khiếu về âm nhạc, người có thể

phân biệt các tông màu khác nhau của cùng một gam màu sẽ có năng khiếu về hội họa.

 Trong học tập:

Đối với hoạt động thuyết trình, người diễn thuyết cần nói vừa phải để tác động

vào vùng phản ánh tốt nhất của người nghe. Nếu nói quá nhỏ thì người nghe phải căng
tai ra nghe, nhiều khi không chạm được đến ngưỡng có thể nghe được nên bị bỏ sót

nội dung bài thuyết trình. Nếu nói quá to thì người nghe cũng bị choáng tai, gây nhức

đầu và khó có thể tiếp tục lắng nghe bài thuyết trình. Đây là một kỹ năng mà nhiều

chuyên gia đã khuyến nghị cần phải rèn luyện: “Nếu kiên trì luyện tập thì giọng nói sẽ

có sức lôi cuốn người nghe hơn. Giọng điệu cần rõ ràng, âm lượng vừa phải, nhưng

gia tăng khi đề cập những điểm cần nhấn mạnh để thu hút thêm sự chú ý cũng như lên

xuống giọng khi thể hiện cảm xúc tạo ấn tượng.”1

Trong quá trình học tập và làm việc, ta phải sử dụng đèn bàn và đèn điện xung

quanh đủ sáng vì nếu sử dụng đèn quá tối thì độ nhạy cảm của thị giác sẽ tăng lên, mắt

ta phải căng ra để nhìn chữ viết, lâu dần sẽ mỏi mắt và suy giảm thị lực. Ngược lại đèn

quá chói cũng khiến ta không thể nhìn được chữ. Nếu buộc phải học tập trong điều

1
kiện ánh sáng không đảm bảo thì nên thường xuyên thả lỏng mắt, nhìn ra chỗ khác để

giảm sự điều tiết, từ đó giúp mắt bình thường và linh hoạt trở lại.

2. Quy luật thích ứng cảm giác


a) Nội dung

Để phản ánh được tốt nhất và bảo vệ hệ thần kinh, cảm giác của người có khả
năng thích ứng với kích thích. Thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm
giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích

Cường độ kích thích tăng  Giảm độ nhạy cảm

Cường độ kích thích giảm  Tăng độ nhạy cảm


Ví dụ 1: Từ trong bóng tối bước ra chỗ sáng cần 1 lúc để giảm tính nhạy cảm
mới phân biệt được vật xung quanh

 Cảm giác chói mắt

Ví dụ 2: 2 bàn tay ngâm vào 2 bình nóng lạnh khác nhau

 Cảm giác ở 2 tay khác nhau

- Phân loại:

• Cảm giác thích ứng nhanh: nhìn, đụng chạm

• Cảm giác thích ứng chậm: nghe, cảm giác đau


• Khả năng thích ứng của cảm giác: Được phát triển do hoạt động và rèn luyện

Ví dụ : Công nhân nhà máy luyện kim chịu được nhiệt cao

b) Ứng dụng

- Trong quá trình học tập và làm việc, ta phải sử dụng đèn bàn và đèn điện
xung quanh đủ sáng vì nếu sử dụng đèn quá tối thì độ nhạy cảm của thị giác sẽ tăng lên,
mắt ta phải căng ra để nhìn chữ viết, lâu dần sẽ mỏi mắt và suy giảm thị lực. Ngược lại
đèn quá chói cũng khiến ta không thể nhìn được chữ. Nếu buộc phải học tập trong điều
kiện ánh sáng không đảm bảo thì nên thường xuyên thả lỏng mắt, nhìn ra chỗ khác để
giảm sự điều tiết, từ đó giúp mắt bình thường và linh hoạt trở lại.
- Rèn luyện và học tập để tạo nên những thích ứng cảm giác có lợi
Đối với người mới tập gym không nên tập những động tác mạnh ngay, mà cần tập những
động tác đơn giản vào nhẹ để cảm giác vận động được thích ứng, tăng dần độ tập lên

3. Quy luật tác động lẫn nhau của cảm giác


a) Nội dung

Các cảm giác không tồn tại độc lập, mà luôn luôn tác động qua lại với nhau: sự
kích thích yếu lên một cơ quan phân tích này sẽ làm tăng lên độ nhạy cảm của một cơ
quan phân tích kia, sự kích thích mạnh lên một cơ quan phân tích này sẽ làm giảm độ
nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia.

Ví dụ: một số mùi thơm dễ chịu sẽ làm cho mắt ta nhìn tinh hơn, còn mùi hôi khó
chịu sẽ làm mắt nhìn kém đi.
- Sự tác động lẫn nhau của các cảm giác có thể diễn ra đồng thời hay nối liền trên
những cảm giác cùng loại hay khác loại. Có hai loại tương phản: tương phản nối tiếp
và tương phản đồng thời.
Ví dụ: Thấy tờ giấy trắng trên nền đen trong hơn khi thấy nó trên nền xám. Đó là
tương phản đồng thời.
Sau một kích thích lạnh thì một kích thích ấm sẽ có vẻ nóng hơn. Đó là tương phản nối
tiếp.
b) Ứng dụng

Trong cuộc sống, quy luật này được ứng dụng nhiều trong kinh doanh, thiết kế,

ẩm thực và rất nhiều lĩnh vực khác.

1. Trong kinh doanh các nhà hàng đồ uống, cà phê, việc bố trí không gian yên tĩnh,

nhạc du dương, ánh sáng ấm và màu tường trầm sẽ tạo cảm giác ấm cúng hơn,

kích thích vị giác phát triển và thưởng thức cà phê được ngon hơn. Đây là sự tác

động giữa các giác quan thị giác, thính giác và vị giác.
2. Trong ẩm thực, việc nấu ăn ngon thôi cũng chưa đủ mà còn phải trình bày đẹp, bố

cục hài hòa cân đối sẽ kích thích vị giác và hứng thú muốn ăn hơn.
3. Trong thiết kế nhà cửa, việc sơn màu tường với gam màu nhẹ và không gian

thoáng đãng không đặt nhiều đồ nội thất sẽ khiến cảm giác nhìn được kích thích

vừa đủ, từ đó ta sẽ cảm thấy thoải mái hơn. giác dễ chịu; bát đĩa ăn xong phải rửa

cho thật sạch thì lần sau ăn khi sử dụng sẽ thấy có hứng ăn hơn, kích thích vị giác

hơn.

4. Trong y tế, sơn tường trắng, nền gạch trắng và các dụng cụ, trang phục đều trắng

sẽ tạo cảm giác sạch sẽ, rất cần thiết đối với môi trường công cộng, có sự sinh

hoạt ăn ở của hàng ngàn bệnh nhân mỗi ngày.


Không chỉ có sự tác động qua lại giữa các cảm giác mà sự tương phản giữa các

cảm giác cùng loại cũng được ứng dụng nhiều. Ví dụ: khi nấu chè thì nên để nguội ăn

sẽ ngọt hơn là ăn chè nóng, do cường độ kích thích đã giảm xuống nên ta cảm nhận

được rõ vị ngọt của đường hơn.

Khi ăn trái cây, không nên ăn loại quả có vị ngọt đậm trước khi ăn loại quả có

vị ít ngọt hơn, ví dụ như không nên mít rồi mới ăn dưa hấu. Vì khi đó, sự tương phản

về cường độ kích thích vị giác sẽ làm mất đi cảm giác ngọt ở quả dưa hấu, khiến ta ăn

dưa hấu cảm thấy rất nhạt. Do vậy, ta nên ăn dưa hấu trước khi ăn mít, hoặc sau khi ăn

mít thì uống một ngụm nước để rửa đi vị giác của mình, từ đó mới cảm nhận được hết

vị ngọt của dưa hấu.

 Trong học tập:

Đang học mà buồn ngủ thì ra rửa mặt bằng nước mát sẽ khiến ta tỉnh táo trở lại.

Việc tác động vào cơ quan xúc giác bằng nước lạnh sẽ khiến cho mắt sáng ra không

còn díu lại, da mặt căng trở lại không còn trùng xuống.
Trong môn học ngoại ngữ có bài luyện nghe các đoạn văn và hội thoại. Nếu khi

nghe ta có thể thử nhắm mắt lại thì tai sẽ nghe rõ hơn và tập trung toàn bộ sức chú ý

vào các âm thanh có thể nghe được, từ đó nhận ra được dễ dàng hơn các từ được nói

trong đoạn băng. Lí do là vì cảm giác nhìn đã bị giảm xuống, khi đó thính lực sẽ

không chỉ được tăng lên mà còn giàu tính giám định và thưởng thức. Đây cũng là

nguyên nhân vì sao những người bị mất đi thị lực lại thường có đôi tai thính và nhanh

nhạy.

You might also like