You are on page 1of 2

Quy luật ngưỡng cảm giác là gì?

1. Khái niệm:

- Ngưỡng cảm giác là cường độ tối thiểu của các kích thích để
tạo ra được cảm giác. Quy luật ngưỡng cảm giác còn được gọi là
quy luật về tính nhạy cảm bởi vì chỉ với một cường độ kích thích
nhỏ đã tạo nên cảm giác.

-Ví dụ về quy luật ngưỡng cảm giác: Có những người nhạy cảm
với âm thanh (hay được gọi là tai thính) có thể nghe được các âm
thanh rất nhỏ trong không khí, trong khi đó những người xung
quanh lại không nghe thấy. Như vậy, độ nhạy cảm càng cao thì
ngưỡng cảm giác càng thấp.

2. Phân loại quy luật ngưỡng cảm giác:

Có hai ngưỡng cảm giác khác nhau là ngưỡng cảm giác cao nhất
và ngưỡng cảm giác thấp nhất.

– Ngưỡng cảm giác phía trên là cường độ tối đa mà ở đó còn tạo


nên được cảm giác.

– Ngưỡng cảm giác phía dưới là cường độ tối thiểu cần có để tạo
ra được một cảm giác.

- Ví dụ: Tai người bình thường có thể nghe được âm thanh ở tần
số 16 – 20.000Hz. Vậy 16Hz là ngưỡng cảm giác tối thiểu,
20.000Hz là ngưỡng cảm giác tối đa.

- Khoảng cường độ kích thích nằm giữa ngưỡng tối đa và tối


thiểu được chính là vùng cảm giác được. Ngoài ngưỡng cảm
giác trên và ngưỡng cảm giác dưới thì còn có ngưỡng sai biệt là
mức độ khác biệt tối thiểu về tính chất hoặc cường độ của hai
chất kích thích để chúng ta có thể phân biệt được sự khác nhau
giữa hai chất.

- Ví dụ: A và B đang nói chuyện với nhau, những người thân của
họ có thể phân biệt đâu là giọng của A và đâu là của B.

- Ngưỡng cảm giác có thể được rèn luyện hay thông qua tiếp xúc
với hiện tượng đó nhiều lần và ngưỡng sai biệt là một hằng số cụ
thể như sau:
+ Cảm giác thị giác: 1/100.
+ Cảm giác thính giác:1/10.
+ Cảm giác sức ép trọng lượng, vị ngọt 1/30.

- Mỗi cơ quan cảm giác khác nhau đều tồn tại ngưỡng riêng của
mình, ở những cá thể khác nhau thì ngưỡng cảm giác cũng
không giống nhau. Ngưỡng cảm giác này chịu ảnh hưởng tác
động của các điều kiện kèm theo hoạt động giáo dục và rèn
luyện.

- Ngày nay, nhiều nhà khoa học còn đưa ra các thuyết phát hiện
tín hiệu. Thuyết này nói rằng ngưỡng cảm giác không chỉ phụ
thuộc vào cường độ của kích thích và khả năng đáp lại của các
cơ quan cảm giác mà còn phụ thuộc vào một số tác nhân tâm lý
và thực trạng ở hiện tại.

- Những tác nhân tâm lí ở đây có thể kể đến như kỳ vọng, kinh
nghiệm và động của của con người trong trường hợp cảm giác
đơn cử này. Chẳng hạn khi bạn đang ở trạng thái sẵn sàng đón
nhận thông tin thì tính nhạy cảm sẽ cao hơn hẳn so với lúc thông
thường.

You might also like