You are on page 1of 3

QUY LUẬT NGƯỠNG CẢM GIÁC

(Quy luật về tính nhạy cảm)


I. Khái niệm
Muốn có cảm giác thì phải có sự kích thích vào giác quan. Song không phải mọi
kích thích nào cũng gây ra cảm giác: kích thích quá yếu (hạt bụi) hay quá mạnh
(tia tử ngoại) đều không gây ra cảm giác. Giới hạn của cường độ mà ở đó kích
thích gây ra cảm giác thì gọi là ngưỡng cảm giác.
VD: Có những người nhạy cảm với âm thanh (hay được gọi là tai thính) có thể
nghe được các âm thanh rất nhỏ trong không khí, trong khi đó những người xung
quanh lại không nghe thấy.
II. Phân loại:

Có hai loại ngưỡng - Ngưỡng cảm giác phía dưới

-Ngưỡng cảm giác phía trên


1. Ngưỡng cảm giác phía dưới: Là cường độ kích thích tối thiểu đủ để gây
ra cảm giác.Khả năng cảm nhận được kích thích này gọi là độ nhạy cảm
của cảm giác
2. Ngưỡng cảm giác phía trên: Là cường độ kích thích tối đa mà ở đó còn
gây ra cảm giác.
VD: Tai người bình thường có thể nghe được âm thanh ở tần số 16-
20.000Hz. Vậy 16Hz là ngưỡng cảm giác phía dưới, 20.000Hz là
ngưỡng cảm giác phía trên.
 Chú ý:
 Trong phạm vi giữa ngưỡng dưới và ngưỡng trên là vùng cảm
giác được trong đó có một vùng phản ánh tốt nhất.
VD: Vùng phản ánh tốt nhất của cảm giác về ánh sáng là những
sóng ánh sáng có bước sóng 565nm, của âm thanh là 1000Hec
 Ngưỡng sai biệt: Là mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc
tính chất của hai kích thích đủ để cho ta phân biệt hai kích thích
đó. Khả năng cảm nhận được sự khác biệt của hai kích thích được
gọi là độ nhạy cảm của sai biệt.
VD: Một vật nặng 1kg, phải thêm ít nhất vào 34gam nữa thì mới
gây ra cảm giác về sự biến đổi trọng lượng của nó.
 Ngưỡng cảm giác có thể rèn luyện; Ngưỡng sai biệt là một hằng
số (Cảm giác thị giác là 1/100, thính giác là 1/10)
 Ngưỡng cảm giác phía dưới và ngưỡng sai biệt tỉ lệ nghịch với độ
nhạy cảm của cảm giác và độ nhạy cảm sai biệt. Những ngưỡng
này khác nhau ở mỗi loại cảm giác và ở mỗi người cũng khác
nhau.
III. Vai trò
Nhờ có ngưỡng cảm giác mà ta có thể lắng nghe âm thanh, có thể nhìn thấy
mọi vật đang chuyển động và cảm nhận được thế giới quanh ta luôn thay đổi.
IV. Kết luận sư phạm
- Giáo viên cần có sự quan tâm, chu đáo, chân thành,... để tạo cảm
giác tin tưởng cho học sinh.
- Giáo viên cần định hướng, phát hiện năng lực của học sinh để có kế
hoạch dạy phù hợp.
- Giáo viên cần hỗ trợ học sinh tự nhận thức được năng lực, thế mạnh
của bản thân để giúp học sinh phát triển mình.
- Lời nói của thầy cô giáo phải nằm trong ngưỡng nghe của trẻ.
- Chữ viết của giáo viên, nội dung tài liệu dạy học phải nằm trong
ngưỡng nhìn của trẻ.
- Ánh sáng phòng học phải đủ phục vụ cho ngưỡng nhìn của trẻ.

You might also like