You are on page 1of 2

!

Trang chủ " Dành cho cộng đồng " Y học thường
Hotline: 0967.811.616
thức " Cập nhật điều trị migraine trong thực hành lâm
sàng của Hiệp hội Ðau đầu Hoa Kỳ

Tìm kiếm ... #

Cập nhật điều trị migraine trong


thực hành lâm sàng của Hiệp hội
Ðau đầu Hoa Kỳ
T5, 10/02/2022

MỞ ÐẦU

Migraine là một bệnh lý thần kinh mạn tính đặc


trưng bởi các cơn đau đầu một bên có tính chất
mạch đập, tăng lên khi hoạt động thể chất và
thường đi kèm với triệu chứng sợ ánh sáng, sợ
tiếng động, buồn nôn, nôn và thường xuyên có
triệu chứng dị cảm vùng da đầu. Khoảng 1/3
bệnh nhân migraine có triệu chứng thoáng báo
và khoảng 3/4 bệnh nhân có pha bệnh đi trước
khởi phát đau đầu. Migraine khá phổ biến và
tạo nên gánh nặng bệnh tật đáng kể. Tỷ lệ hiện
mắc hàng năm là 18% phụ nữ và 6% nam giới,
hay gặp nhất ở độ tuổi 25 – 55.

Bảng 1. Tiêu chuẩn chẩn đoán migraine và


migraine mạn tính theo phiên bản thứ 3 của
bảng phân loại quốc tế về đau đầu (ICHD-3)

Migraine

(A). Ít nhất 5 cơn đau đầu có đủ tiêu chuẩn B-D

(B) Các cơn đau đầu kéo dài 4-72 giờ (khi
không được điều trị hoặc điều trị thất bại)

(C) Ðau đầu kèm theo ít nhất hai trong các triệu
chứng sau

1. Ðau đầu 1 bên

2. Có tính chất mạch đập

3. Cường độ đau từ trung bình đến nặng

4. Ðau đầu tăng lên bởi các hoạt động thể chất
hàng ngày (ví dụ như đi bộ hoặc bước lên cầu
thang) hoặc không thể làm các việc này do đau
đầu

D. Ðau đầu có kèm theo ít nhất một trong các


triệu chứng sau:

1. Buồn nôn và/hoặc nôn

2. Sợ ánh sáng và sợ tiếng động

E. Ðau đầu không giải thích được bởi các chẩn


đoán khác

Migraine mạn tính

A. Ðau đầu giống migraine hoặc đau đầu giống


đau đầu căng thẳng kéo dài ≥15 ngày/tháng
trong hơn 3 tháng thỏa mãn tiêu chuẩn B và C

B. Xảy ra ở bệnh nhân có ít nhất 5 cơn đau đầu


thỏa mãn tiêu chuẩn B-D với migraine không
thoáng báo và/hoặc tiêu chuẩn B và C với
migraine có thoáng báo

C. Ðau đầu xảy ra ≥ 8 ngày/tháng kéo dài hơn 3


tháng, thỏa mãn bất kỳ tiêu chuẩn nào sau đây:

1. Tiêu chuẩn C và D với migraine không thoáng


báo

2. Tiêu chuẩn B và C với migraine có thoáng


báo

3. Ðược bệnh nhân nghĩ rằng đó là migraine lúc


khởi phát và triệu chứng thuyên giảm bởi
triptan hoặc dẫn chất của ergot

(D) Không được giải thích tốt hơn bởi các chẩn
đoán khác

Kể từ bản tuyên bố đồng thuận cuối cùng về


các phương pháp điều trị Migraine của Hội đau
đầu Hoa Kỳ (American Headache Society –
AHS), không có bằng chứng nào được đưa ra
để thay đổi các nguyên tắc điều trị cắt cơn
Migraine cấp cũng như điều trị dự phòng đã
được công bố.

Ở bản tuyên bố của AHS mới nhất được công


bố vào tháng 5/2021, được đăng trên tạp chí
Headache này, các phương pháp điều trị cơn
đau nửa đầu cấp mới gồm hai thuốc chẹn thụ
thể của peptit liên quan đến gen calcitonin
(Calcitonin gene-realted peptide – CGRP) trọng
lượng phân tử nhỏ là rimegepant và
ubrogepant, thuốc chủ vận thụ thể serotonin 5-
HT 1F( lasmiditan), thuốc chống viêm không
steroid (Celecoxib dạng dung dịch đường
uống), và một thiết bị điều biến thần kinh (điều
biến thần kinh bằng điện học từ xa – Remote
Electrical Neuromodulation – REN). Các
phương pháp điều trị dự phòng Migraine mới
gồm kháng thể đơn dòng kháng phối tử CGRP
(eptinezumab). Một số phương thức có thể phù
hợp cho cả điều trị cơn đau cấp và/hoặc điều trị
dự phòng gồm: điều biến thần kinh (kích thích
dây thần kinh sinh ba bằng điện học, kích thích
dây thần kinh phế vị không xâm nhập, kích
thích từ trường xuyên sọ đơn xung) và các liệu
pháp sinh học-hành vi (biobehavioral) gồm liệu
pháp hành vi nhận thức, phản hồi sinh học các
liệu pháp thư giãn, các liệu pháp dựa trên sự
quan tâm, liệu pháp chấp nhận và hài lòng;
thiết bị điều biến thần kinh (điều biến thần kinh
bằng điện từ xa – REN) có thể chỉ phù hợp để
điều trị cắt cơn migraine cấp.

ÐIỀU TRỊ CƠN ÐAU CẤP

Mục tiêu

– Nhanh chóng cắt cơn đau và các triệu chứng


đi kèm, nhất là các triệu chứng gây khó chịu
nhất cho bệnh nhân, không để tái phát.

– Phục hồi chức năng sinh hoạt lao động bình


thường.

– Giảm thiểu tối đa việc lặp lại liều cắt cơn hoặc
thậm chí không cần dùng thuốc để cắt cơn.

– Bệnh nhân có thể tự phục vụ bản thân và


giảm việc sử dụng các dịch vụ y tế (ví dụ như
đến khoa khám cấp cứu, chẩn đoán hình ảnh,
các trung tâm lâm sàng và cấp cứu có tiêm
truyền).

– Giảm thiểu hoặc không để xảy ra các phản


ứng phụ.

– Chi phí hợp lý.

Sử dụng thuốc điều trị dựa trên bằng chứng

– Với cơn đau mức độ nhẹ đến trung bình: sử


dụng các thuốc không đặc hiệu điều trị
migraine, gồm: các thuốc chống viêm không
steroid (NSAIDs), thuốc giảm đau non-opioid,
acetaminophen, hoặc kết hợp thuốc giảm đau
có chứa caffein – như aspirin kết hợp với
acetaminophen và caffein.

– Với cơn đau mức độ trung bình đến nặng,


hoặc các cơn đau mức độ nhẹ đến trung bình
nhưng đáp ứng kém với các liệu pháp điều trị
không đặc hiệu: các thuốc đặc hiệu cho chứng
đau nửa đầu như triptans, thuốc đối vận thụ thể
CGRP phân tử nhỏ (gepants) hoặc thuốc chủ
vận thụ thể serotonin 5-HT 1F chọn lọc (ditans).

Các thuốc này được trình bày cụ thể trong


bảng 2.

Bảng 2. Ðiều trị cơn đau migraine cấp với


hiệu quả dựa trên bằng chứng

Hiệu quả đã được Có thể hiệu quả


chứng minh

Thuốc đặc hiệu


cho migraine

Các Triptan Ergotamine

Các dẫn xuất của Các dạng khác của


Ergotamine dihydroergotamine

Các Gepant

Lasmiditan

Không đặc hiệu

NSAIDs: aspirin, NSAIDs: flurbiprofen,


celecoxib dung dịch ketoprofen, Ketorolac
dạng uống, tiêm tĩnh mạch và tiêm
diclofenac, bắp
ibuprofen, naproxen

Thuốc giảm đau kết Magnesium tiêm tĩnh


hợp: mạch (với migraine có
acetaminophen + aura)
aspirin + caffeine

Hợp chất có chứa


Isometheptene

Thuốc chống nôn:


chlorpromazine,
droperidol,
metoclopramide,
prochlorperazin,
promethazine

Các bệnh nhân đáp ứng không đầy đủ với một


thuốc trong nhóm triptan (khoảng 30%) có thể
chuyển sang dùng một thuốc khác cũng trong
nhóm triptan. Các bệnh nhân không đáp ứng
hoặc không dung nạp hoặc chống chỉ định với
một Triptan có thể chuyển sang dùng một
triptan khác hoặc các phương pháp điều trị
khác: các gepant, các ditan hoặc thiết bị điều
biến thần kinh.

Bất kể phương pháp điều trị nào được chỉ định,


bệnh nhân nên điều trị cắt cơn ngay khi có dấu
hiệu đau đầu tiên để cải thiện khả năng cắt hẳn
cơn đau và giảm thiểu sự ảnh hưởng của cơn
đau đến sinh hoạt, lao động của bệnh nhân.

Các bệnh nhân có cơn đau đầu kèm theo buồn


nôn, nôn nhiều nên được chỉ định các thuốc
không qua đường uống. Các thuốc này bao
gồm sumatriptan 3, 4, hoặc 6mg tiêm dưới da
và các thuốc dạng dung dịch, dạng bột dùng
đường mũi, hoặc ketorolac dùng đường mũi
hoặc tiêm bắp. Các thuốc thay thế gồm DHE
tiêm tĩnh mạch và một thuốc chống nôn nên
được xem xét ở những bệnh nhân đau đầu
kháng trị. Ngoài ra, các thuốc chống nôn, như
prochlorperazine và promethazine dạng thuốc
đạn đặt hậu môn (cho cả đau đầu và buồn nôn)
có thể hữu dụng. Các phương pháp khác có thể
dùng gồm các thiết bị điều biến thần kinh (như
eTNS, nVNS, REN, và sTMS).

ÐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG

Mục tiêu điều trị

– Ðể giảm tần suất cơn đau, mức độ nặng, thời


gian cơn và sự ảnh hưởng đến lao động, sinh
hoạt.

– Cải thiện mức độ đáp ứng với điều trị cơn đau
cấp và tránh tăng liều thuốc cắt cơn đau cấp.

– Cải thiện chức năng và giảm tỷ lệ bị ảnh


hưởng đến khả năng lao động, sinh hoạt.

– Giảm sự phụ thuộc vào điều trị cắt cơn cấp


dung nạp kém, không hiệu quả hoặc không cần
thiết.

– Giảm chi phí toàn bộ trong điều trị migraine.

– Khuyến khích người bệnh quản lý tình trạng


bệnh của mình, giúp tạo ra cảm giác tự kiểm
soát bệnh.

– Cải thiện chất lượng cuộc sống liên quan đến


sức khỏe.

– Giảm các triệu chứng căng thẳng và tâm thần


liên quan đến đau đầu.

Chỉ định

Bệnh nhân migraine được xem xét điều trị dự


phòng trong các trường hợp:

– Các cơn đau đầu ảnh hưởng đáng kể đến


hoạt động hàng ngày của bệnh nhân dù đã
được điều trị cơn đau cấp.

– Tần suất đau dày (Bảng 3)

– Chống chỉ định với thuốc điều trị cơn đau


cấp, thất bại hoặc lạm dụng các thuốc điều trị
cơn đau cấp, lạm dụng thuốc được định nghĩa
là:

+ Trong một tháng có ≥ 10 ngày sử dụng các


dẫn chất của ergot, các triptan, opioid, các
thuốc giảm đau kết hợp và kết hợp các thuốc
từ các loại khác nhau mà nếu tính riêng từng
loại thuốc thì không lạm dụng thuốc.

+ Mỗi tháng có ≥ 15 ngày sử dụng thuốc giảm


đau không phải opioid, acetaminophen, và các
thuốc giảm đau chống viêm.

– Gặp tác dụng không mong muốn với các


thuốc điều trị cơn cấp.

– Bệnh nhân mong muốn cần điều trị dự phòng.

Bảng 3. Tiêu chuẩn xác định bệnh nhân cần


điều trị dự phòng

Ðiều trị dự Số ngày đau Mức độ tàn


phòng nên đầu/tháng tật được yêu
là cầu a

Ðề nghị ≥6 Không

≥4 Một số

≥3 Nặng nề

Ðược xem 4 hoặc 5 Không


xét
3 Một số

2 Nặng nề

a: có thể được đánh giá bằng thang điểm đánh giá tàn
tật do Migraine (the Migraine Disability Assessment
Scale, Nhật ký ảnh hưởng đến chức năng thể chất do
migraine, hoặc test ảnh hưởng của đau đầu.

Thầy thuốc cũng nên xem xét chỉ định điều trị
dự phòng khi điều trị các thể đau đầu migraine
ít phổ biến đã được xác định, bao gồm migraine
liệt nửa người, migraine có triệu chứng thoáng
báo thân não, migraine có triệu chứng thoáng
báo kéo dài (>60 phút), và những bệnh nhân
đã từng có nhồi máu não do migraine trước đó,
thậm chí có tần suất cơn đau đầu thưa.

Hầu hết bệnh nhân được chỉ định điều trị dự


phòng dựa trên tần suất cơn đau và mức độ tàn
tật. Các hướng dẫn đồng thuận xác định các
nhóm bệnh nhân điều trị dự phòng nên chia
thành “được đề nghị” hoặc “được xem xét” dựa
vào các thông số ở bảng 3.

Một yếu tố quan trọng khác của việc xác định


đối tượng cần điều trị dự phòng là xem lại tiền
sử dùng thuốc điều trị cắt cơn cấp và đáp ứng
điều trị. Các bệnh nhân migraine đáp ứng kém
với điều trị cắt cơn có nguy cơ lạm dụng thuốc
và do đó dễ chuyển thành đau đầu do lạm
dụng thuốc (bảng 4) và migraine mạn tính. Lạm
dụng thuốc để điều trị cơn cấp có thể làm giảm
hiệu quả của một số phương pháp điều trị dự
phòng. Một số thuốc điều trị dự phòng được
xác định dựa trên bằng chứng có hiệu quả trên
bệnh nhân migraine lạm dụng thuốc điều trị
cơn cấp (Topiramat, Onabotulinumtoxin A,
CGRP mAbs).

Bảng 4. Tiêu chuẩn ICHD-3 về đau đầu do


lạm dụng thuốc

(A) Ðau đầu xảy ra ≥ 15 ngày/tháng ở bệnh


nhân có bệnh lý đau đầu từ trước.

(B) Lạm dụng thuốc đều đặn > 3 tháng một


hoặc nhiều hơn 1 loại thuốc để điều trị cắt cơn
đau cấp và/hoặc điều trị triệu chứng đau đầu,
trong đó lạm dụng thuốc được định nghĩa là

1. ≥ 10 ngày/tháng sử dụng các dẫn chất của


ergot, các triptan, opioid, kết hợp các thuốc
giảm đaua và kết hợp các loại thuốc khác nhau
mà mỗi thuốc không bị quá liều.

2. ≥ 15 ngày/tháng sử dụng các thuốc giảm đau


không phải opiod, acetaminophen và các
NSAID.

(C) Không được giải thích tốt hơn bởi các chẩn
đoán khác.

Viết tắt:

ICHD-3: Bảng phân loại đau đầu quốc tế, phiên


bản thứ 3
a Cácloại thuốc của hai loại trở lên, mỗi loại có tác
dụng giảm đau riêng (ví dụ acetaminophen + codeine)
hoặc hoạt động như một chất bổ trợ (ví dụ caffeine).

Sử dụng các phương pháp điều trị dự phòng


dựa trên bằng chứng

Sử dụng các phương pháp điều trị dự phòng


dựa trên bằng chứng là cần thiết để dự phòng
thành công migraine. Bảng 5 cho thấy các
phương pháp điều trị dự phòng bằng thuốc có
hiệu quả hoặc có thể có hiệu quả dựa vào mức
độ bằng chứng về hiệu quả và hệ thống phân
loại bằng chứng của Học viện Thần kinh Hoa
Kỳ.

Bảng 5. Các thuốc có bằng chứng hiệu quả


trên dự phòng migraine

Hiệu quả đã được xác định Có thể có hi

Đường Ngoài đường Đường


uống uống uống

Candesartan Eptinezumab Amitriptyline

Divalproex Erenumab Atenolol


sodium

Frovatriptan Fremanezumab Lisinopril

Propranolol Galcanezumab Memantine

Timolol Onabotulinumtoxin Nadolol


Ad

Topiramat Venlafaxine

Valproate
sodium

Viết tắt: CGRP, peptide liên quan gen


calcitonin; mAb, kháng thể đơn dòng.

aQuyết định kê đơn điều trị dự phòng ở phụ nữ có thai


hoặc phụ nữ chuẩn bị mang thai nên dựa trên nhu cầu
của cá nhân mỗi bệnh nhân và các dữ liệu an toàn có
sẵn.

bHaihoặc nhiều hơn thử nghiệm Class 1 dựa trên


phân loại theo bằng chứng của viện hàn lâm thần kinh
Hoa kỳ.

c Một thử nghiệm class I hoặc hai thử nghiệm Class II


dựa trên phân loại theo bằng chứng của viện hàn lâm
thần kinh Hoa kỳ.

d Điều trị dự phòng migraine mạn tính.

Một thử nghiệm Class IV dựa trên phân loại theo bằng
chứng của viện hàn lâm thần kinh Hoa kỳ.

f Điềutrị dự phòng ngắn hạn migraine liên quan đến


chu kỳ kinh nguyệt, được đánh giá và loại bỏ bởi FDA
cho chỉ định này.

Dựa trên những bằng chứng đáng tin cậy ủng


hộ hiệu quả và tính an toàn, hiện tại có 4 CGRP
mAbs được chấp thuận sử dụng tại Mỹ:
eptinezumab, erenumab, fremanezumab và
galcanezumab. Eptinezumab, fremanezumab,
và galcanezumab có đích là CGRP ligand, và
erenumab có đích là CGRP receptor.
Erenumab, fremanezumab, và galcanezumab
được chỉ định ở dạng tiêm dưới da, và
eptinezumab là thuốc điều trị dự phòng
migraine đầu tiên được chỉ định dưới dạng tiêm
tĩnh mạch. Các tiêu chuẩn khởi đầu điều trị
bằng các liệu pháp điều trị đặc hiệu migraine
dựa trên bằng chứng sau đây sẽ giúp các thầy
thuốc cân bằng được giữa chi phí-hiệu quả khi
tiếp cận điều trị.

Mặc dù các bằng chứng có thể thu hẹp các lựa


chọn điều trị, nó không thay thế được đánh giá
lâm sàng; các kế hoạch điều trị dự phòng phải
được thiết kế để đáp ứng được nhu cầu của cá
nhân mỗi bệnh nhân migraine. Ví dụ, ở các
bệnh nhân có bệnh sử hàng tháng có ít nhất 8
ngày bị đau đầu, nếu nguy cơ y học từ một thử
nghiệm hai hoặc nhiều hơn biện pháp điều trị
dự phòng lớn hơn các lợi ích có thể thu được,
bác sỹ lâm sàng nên quyết định ưu tiên kê đơn
cho bệnh nhân phương pháp điều trị có vẻ là
cần thiết về mặt y tế hơn là các kế hoạch điều
trị đã được định sẵn.

Ðáp ứng nhu cầu cá nhân hóa có thể bao gồm


kết hợp các phương pháp điều trị cũ hơn và mới
hơn cũng như các cách tiếp cận phức tạp hoặc
không truyền thống.

Liều khởi đầu

Các phương pháp điều trị dạng uống nên được


khởi đầu ở liều thấp và điều chỉnh từ từ cho đến
khi đạt mục tiêu điều trị, đạt tới liều tối đa hoặc
liều đích, hoặc các vấn đề về dung nạp xuất
hiện. Khi chỉ có đáp ứng 1 phần và chưa tối ưu
hoặc các tác dụng không mong muốn làm hạn
chế liều, việc kết hợp các thuốc dự phòng từ
các loại thuốc khác nhau có thể hữu ích.

Với 5 liệu pháp điều trị dự phòng không qua


đường uống có sẵn để kê đơn ở Mỹ, không có
lợi ích được biết nào của việc tăng dần liều.
Liều tối ưu của onabotulinumtoxin A (155 đơn
vị) được chỉ định là liều khởi đầu, trong khi
hướng dẫn điều trị dựa theo đau của liên minh
châu Âu cho phép liều cao hơn. Eptinezumab
được chỉ định điều trị với liều 100 và 300mg ở
chỉ định điều trị hàng quý. Erenumab có sẵn ở
hai loại liều 70 và 140mg, cả hai đều có thể
dùng là liều khởi đầu. Fremanezumab được
phân phối ở hai dạng liều (225 và 675mg) để
hỗ trợ điều trị theo chế độ điều trị liều hàng
tháng và hàng quý. Galcanezumab được cung
cấp ở liều 120mg dùng hàng tháng sử dụng
theo sau liều tải ban đầu là 240mg.

Liều điều trị

Với điều trị dạng uống, liều đích đầu tiên nên
được thiết lập (ví dụ topiramat 100mg) và các
bệnh nhân được khuyên là dừng việc điều
chỉnh thuốc nếu đã đạt liều tối đa, khi hiệu quả
đã tối ưu, hoặc khi các tác dụng phụ chuyển
sang không dung nạp.

Với điều trị dạng tiêm (onabotulinumtoxin A


hoặc bất kỳ CGRP mAbs), các bệnh nhân
thường đáp ứng điều trị nhanh sau tiêm, nhưng
thời khoảng giữa các lần điều trị dự phòng với
CGRP mAb (nghĩa là khoảng thời gian chuyển
tiếp giữa hai đợt điều trị) chưa được xác định.
Bởi vì đáp ứng điều trị trong migraine có tính cá
thể cao, nên quyết định dừng các liệu pháp
điều trị đã được xác lập nên dựa vào việc đánh
giá thời điểm có đáp ứng điều trị và mức độ
đáp ứng điều trị với CGRP ở thời điểm 4, 8 và
12 tuần sau khi bắt đầu điều trị với cả hai liệu
pháp điều trị.

Thời gian duy trì

Với điều trị đường uống, các kế hoạch dự


phòng nên theo ít nhất 8 tuần ở liều điều trị
đích trước khi xác định phương pháp này hiệu
quả kém. Nếu không đáp ứng với điều trị sau
khi điều trị ít nhất 8 tuần ở liều đích hoặc liều
hiệu quả thường thấy, thì chuyển sang phương
pháp điều trị dự phòng đã được khuyến cáo
khác. Bệnh nhân đáp ứng một phần nên được
tư vấn rằng hiệu quả tích lũy có thể xảy ra trong
6-12 tháng dùng thuốc liên tục.

Bảng 6. Tiêu chuẩn bắt đầu điều trị bằng


kháng thể đơn dòng với peptide liên quan
đến gen calcitonin hoặc thụ thể của nó

Ðược dùng khi đáp ứng A, B và hoặc C, D, E:

(A) Ðược kê đơn bởi bác sỹ có chứng chỉ hành


nghề

(B) Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên

(C) Chẩn đoán Migraine có hoặc không kèm


theo aura theo ICHD-3 (4-7 MMDs) và cả hai
tiêu chuẩn sau:

a. Không có khả năng dung nạp (do tác dụng


phụ) hoặc đáp ứng không đầy đủ với một đợt
điều trị 8 tuần ở liều xác định có khả năng hiệu
quả của hai hoặc nhiều hơn các thuốc sau:

1. Topiramat

2. Divalproex sodium/valproate sodium

3. Chẹn beta: metoprolol, propranolol, timolol,


atenolol, nadolol.

4. Chống trầm cảm ba vòng: amitriptyline,


nortriptyline.

5. Ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine:


venlafaxine duloxetine.

6. Các điều trị level A hoặc B khác (được xác


định có hiệu quả hoặc có thể có hiệu quả) theo
hệ thống sắp xếp phân loại bằng chứng của
Viện hàn lâm Thần kinh Hoa kỳ.

b. Mức độ tàn tật ở mức trung bình trở lên


(MIDAS≥11 hoặc HIT-6 > 50).

(D) Chẩn đoán Migraine có hoặc không kèm


theo auraa theo ICHD-3 (8-14 MMDs) và không
có khả năng dung nạp (do tác dụng phụ) hoặc
đáp ứng không đầy đủ với đợt điều trị 8 tuần
bằng 2 hoặc nhiều hơn các thuốc sau:

1. Topiramate

2. Divalproex sodium/valproate sodium

3. Chẹn Beta: metoprolol, propranolol, timolol,


atenolol, nadolol.

4. Chống trầm cảm ba vòng: amitriptyline,


nortriptyline

5. Ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine

6. Các điều trị level A hoặc B khác (được xác


định có hiệu quả hoặc có thể có hiệu quả) theo
hệ thống sắp xếp phân loại bằng chứng của
Viện hàn lâm Thần kinh Hoa kỳ.

(E) Chẩn đoán migraine mạn tínha theo ICHD-3


và kèm theo a hoặc b:

a. Không có khả năng dung nạp (do tác dụng


phụ) hoặc đáp ứng không đầy đủ với một đợt
điều trị 8 tuần ở liều xác định có khả năng hiệu
quả của hai hoặc nhiều hơn các thuốc sau:

1. Topiramat

2. Divalproex sodium/valproate sodium

3. Chẹn beta: metoprolol, propranolol, timolol,


atenolol, nadolol.

4. Chống trầm cảm ba vòng: amitriptyline,


nortriptyline.

5. Ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine:


venlafaxine duloxetine.

6. Các điều trị level A hoặc B khác (được xác


định có hiệu quả hoặc có thể có hiệu quả) theo
hệ thống sắp xếp phân loại bằng chứng của
Viện hàn lâm Thần kinh Hoa kỳ.

b. Không có khả năng dung nạp hoặc đáp ứng


không đầy đủ với ít nhất hai mũi tiêm hàng quý
(6 tháng) onabotulinumtoxinA.

Thiết lập mong đợi thực tế

Khi bệnh nhân được tư vấn kế hoạch dự phòng


migraine, họ có thể mong đợi các cơn đau đầu
sẽ biến mất sớm sau khi bắt đầu điều trị. Do
vậy, vấn đề quan trọng là bệnh nhân cần hiểu
định nghĩa thành công trong điều trị dự phòng
migraine gồm bất kỳ chỉ tiêu nào sau đây:

– Giảm 50% tần suất cơn đau đầu hoặc cơn


migraine.

– Giảm đáng kể thời gian cơn đau theo ước


lượng của bệnh nhân.

– Giảm đáng kể cường độ cơn đau theo ước


lượng của bệnh nhân.

– Giảm sự tàn tật do migraine và cải thiện chức


năng trong các lĩnh vực quan trọng của cuộc
sống.

– Cải thiện chất lượng cuộc sống liên quan đến


sức khỏe và giảm căng thẳng tâm lý do
migraine.

Ở một số bệnh nhân, giảm hơn 50% số ngày


đau đầu hàng tháng đã có hiệu quả, trong khi ở
các bệnh nhân khác, đặc biệt ở những bệnh
nhân đau đầu mạn tính hàng ngày hoặc đau
đầu trường diễn, một sự giảm đáng kể cường
độ đau nói chung có thể cải thiện chức năng và
chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe
cũng như giảm mức độ tàn tật do đau đầu.
Bệnh nhân cũng nên hiểu các tác dụng không
mong muốn thường gặp nhất và tần suất, mức
độ nghiêm trọng, cũng như các tác dụng phụ
nguy hiểm tuy là hiếm gặp. Thành công của liệu
pháp điều trị dự phòng phụ thuộc vào mong
đợi thực tế của bệnh nhân đối với các phương
pháp điều trị họ tiếp nhận.

Tối ưu hóa việc lựa chọn thuốc

Lựa chọn tối ưu thuốc nào để điều trị dự phòng


là phụ thuộc vào từng ca bệnh và quyết định sử
dụng thuốc đặc hiệu và các phương pháp
không dùng thuốc phải tính toán theo phạm vi
các yếu tố (Bảng 9)

Các tình trạng bệnh lý đi kèm rất quan trọng,


việc lựa chọn thuốc có thể bao gồm việc lựa
chọn phương pháp điều trị được biết đến là có
hiệu quả với tình trạng bệnh lý hoặc tránh dùng
các thuốc có thể làm tăng nặng các bệnh lý đi
kèm hoặc có tương tác với các thuốc bệnh
nhân đang uống để điều trị bệnh lý khác. Tránh
kê một thuốc đơn lẻ cho nhiều tình trạng bệnh
lý nếu có nguy cơ không đạt hiệu quả điều trị
cho từng bệnh, vì điều trị tối ưu có thể cần phối
hợp các loại thuốc riêng rẽ.

Bảng 7. Các yếu tố để lựa chọn phương pháp


điều trị dự phòng tối ưu

Bằng chứng hiệu Kinh nghiệm của thầy


quả thuốc

Tính dung nạp Bệnh nhân yêu thích hơn

Thể đau đầu (cơn Các tình trạng bệnh lý đi


hay mạn tính) kèm

Các thuốc đang Các yếu tố sinh lý (ví dụ


dùng nhịp tim, huyết áp)

Thể trạng bệnh Phụ nữ mang thai hoặc


nhân có ý định sinh con

Sự dễ dung nạp Ðáp ứng với các liệu


thuốc pháp điều trị trước đó

Chống chỉ định/dị Chi phí/Tình trạng bảo


ứng hiểm

KẾT LUẬN

Nguyên tắc của điều trị cơn đau cấp bao gồm
sử dụng các phương pháp điều trị dựa trên
bằng chứng, chọn các thuốc không phải đường
uống cho các bệnh nhân buồn nôn hoặc nôn
nhiều, tính đến sự dung nạp thuốc và tính an
toàn, xem xét khả năng tự kiểm soát, và tránh
lạm dụng thuốc. Nhiều thuốc dựa trên bằng
chứng có sẵn cho điều trị cơn đau đầu cấp
migraine, bao gồm các triptan, các dẫn chất
ergotamine, NSAIDs, các thuốc giảm đau
không phải opioid và các thuốc giảm đau kết
hợp, cũng như các gepant và ditant mới. Nhiều
phương pháp điều trị không dùng thuốc như
các thiết bị điều biến thần kinh và các tiếp cận
hành vi sinh học, được chứng minh có hiệu quả
và có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với
thuốc để điều trị đau đầu migraine cấp.

Nguyên tắc của điều trị dự phòng bao gồm sử


dụng các biện pháp điều trị dựa trên bằng
chứng, tăng dần liều điều trị cho đến khi đạt
được hiệu quả trên lâm sàng, lên kế hoạch mỗi
đợt điều trị tối thiểu 2-3 tháng, và tránh lạm
dụng thuốc điều trị cơn đau cấp. Quyết định
bắt đầu điều trị dự phòng nên dựa trên tần suất
cơn đau đầu, số ngày trung bình bị đau đầu
migraine hoặc đau đầu mức độ trung
bình/nặng, và mức độ mất khả năng sinh hoạt
do đau đầu. Bệnh nhân thường xuyên có các
cơn đau migraine nặng làm mất khả năng sinh
hoạt, cũng như các bệnh nhân không có khả
năng dung nạp hoặc không đáp ứng với thuốc
điều trị cơn cấp, nên được xem xét điều trị dự
phòng. Lựa chọn phương pháp điều trị dự
phòng nên dựa trên bệnh sử cá nhân về đáp
ứng với điều trị cấp và dự phòng trước đó, cũng
như bằng chứng về tính hiệu quả, kinh nghiệm
của các chuyên gia, tính dung nạp thuốc, sự
phù hợp của bệnh nhân về loại thuốc nào hơn,
thể đau đầu, các bệnh lý đi kèm, các thuốc
đang sử dụng kèm và tình trạng thai sản.

Tài liệu được dịch từ:

Ailani J., Burch R.C., Robbins M.S. et al


(2021), “The American Headache Society
Consensus Statement: Update on integrating
new migraine treatments into clinical practice“,
Headache: The Journal of Head and Face Pain,
61(7), pp. 1021-1039.

Nhóm biên dịch: Trần Thị Ngọc Trường,


Dương Tạ Hải Ninh, Nhữ Đình Sơn, – Khoa
Thần kinh – Bệnh viện Quân y 103

Mời Bạn để lại bình luận . . .

Họ tên

Email

BÌNH LUẬN

Ðội ngũ bác sĩ

Trang thiết bị

Cơ sở vật chất

Kỹ thuật mũi nhọn

Xét nghiệm theo yêu cầu và khám chuyên gia

COVID-19

TIN TỨC SỰ KIỆN

Bệnh viện Quân y 103 tổ chức Hội


nghị khoa học “Những tiến bộ trong
chẩn đoán và điều trị”
$ 15/12/2020

Khánh thành tòa nhà trung tâm Bệnh


viện Quân y 103 – Học viện Quân y
$ 03/12/2020

Hội nghị Quân dân Y chuyên ngành


Hô hấp năm 2020
$ 14/12/2020

Hội nghị khoa học Can thiệp Tim


mạch
$ 03/12/2020

Khoa Ðột quỵ – Bệnh viện Quân y 103


tổ chức Hội thảo Khoa học
$ 03/12/2020

Y học thường thức

Cập nhật chẩn đoán và


điều trị viêm mũi xoang
cấp tính
Ðịnh lượng nồng độ
08/07/2022
tacrolimus trong máu
bệnh nhân ghép thận tại
Khoa Sinh hóa…
13/06/2022

Giảm muối để giảm bệnh,


8 điều nên và 8 điều Hướng dẫn cha mẹ cách
không nên xử trí khi trẻ co giật do sốt
17/05/2022 cao tại…
24/03/2022

Chăm sóc trẻ tiêu chảy tại


nhà
26/02/2022

TRANG CHỦ ÐĂNG KÝ KHÁM THEO YÊU CẦU

TRANG THIẾT BỊ CƠ SỞ VẬT CHẤT

KỸ THUẬT MŨI NHỌN ÐỘI NGŨ BÁC SĨ

COVID-19

TRANG THÔNG TIN ÐIỆN TỬ BỆNH VIỆN QUÂN Y 103

Phiên bản 2.0 - ngày 01/01/2021

Trưởng ban chỉ đạo: Thiếu tướng GS.TS Trần Viết Tiến - Giám
đốc Bệnh viện Quân y 103

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Ðường dây nóng : 0967 811 616

Ðăng ký khám theo yêu cầu: 0983.889.103 – 0931.727.434

% Số 261 đường Phùng Hưng, Phường Phúc La, Hà Ðông,


Hà Nội

& hospital103@benhvien103.vn

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Today's Visits:5.885
Total Visits:3.019.225

Bệnh viện Quân y 103


8.173 lượt thích

'
Thích Trang Chia sẻ

You might also like