You are on page 1of 4

ĐAU THẦN KINH TỌA

Khuyến cáo của NICE 2019[1]


Không khuyến cáo hình ảnh học thường quy ở bệnh nhân đau thắt lưng có hoặc không có đau thần kinh
tọa.
Không khuyến cáo siêu âm trị liệu, kích thích điện dưới da (PENS), kích thích điện xuyên da (TENS),
dòng giao thoa trong điều trị đau thắt lưng có hoặc không có đau thần kinh tọa.
Không khuyến cáo châm cứu, kéo cột sống.
Không khuyến cáo gabapentinoid, các thuốc chống động kinh khác, corticosteroid uống hoặc
benzodiazepine vì không có bằng chứng có lợi và có bằng chứng gây hại.
Không dùng opioid trong quản lý đau thần kinh tọa mạn (≥3 tháng)
Không khuyến cáo paracetamol đơn độc trong quản lý đau thắt lưng
Không khuyến cáo SSRI, SNRI hoặc TCA trong quản lý đau thắt lưng

Kết hợp thuốc


Các kết hợp thuốc được nghiên cứu đánh giá hiệu quả trên đau thắt lưng có hoặc không có đau thần kinh
tọa cho thấy trong số các kết hợp chỉ có kết hợp buprenorphine + pregabalin có hiệu quả giảm đau cao
hơn buprenorphine đơn độc với mức khác biệt đáng kể. Các kết hợp còn lại không có hiệu quả giảm đau
hoặc khác biệt là nhỏ. Do đó, vẫn chưa đủ bằng chứng khuyến cáo kết hợp thuốc trong điều trị giảm đau
trong đau thần kinh tọa [6].
1. Tapentadol (300mg/day) + pregabalin (150mg/day)
2. Ibuprofen (400mg) + tizanidine (4mg)
3. Nicoboxil (1.08%) + Nonivamide (0.17%) cream
4. Naproxen (250mg) (every 6 hours) + cyclobenzaprine (10mg) (every 8 hours)
5. Diclofenac (25mg) + vitamin B1 (thiamine nitrate 50mg), B6 (pyridoxine hydrochloride 50mg)
B12 (cyanocobalamin 0.25mg)
6. Naproxen (500mg) + diazepam (5mg)
7. Nicoboxil (2.5%) + nonivamide (0.4%)
8. Paracetamol (1g) + diclofenac (50mg) + (sham spinal manipulation)
9. Tramadol hydrochloride (75mg) + paracetamol (650mg)
10. Oxycodone (5mg) + paracetamol (325mg)
11. Hydrocodone bitartrate (15mg) + paracetamol (500mg) extended release (Vicodin CR)
12. Thiocolchicoside (8mg) + ketoprofen (100mg)
13. Hydrocodone + paracetamol extended release (ABT-712)
14. Aceclofenac (100mg) + tizanidine (2mg)
15. Transdermal buprenorphine (35μg/hour) + pregabalin (300mg/day)
16. Naproxen (250mg) + theramine (amino acid formulation (AAF)
17. Ibuprofen (400mg) + theramine (355mg)

Hình ảnh học


Hình ảnh học thường quy không cần thiết trên bệnh nhân đau thắt lưng không đặc hiệu có hoặc không có
đau thần kinh tọa.
Xem xét hình ảnh học khi triệu chứng tiến triển trên 12 tuần, hoặc có thiếu xót thần kinh tiến triển hoặc
đau nặng lên. Bệnh nhân có triệu chứng kéo dài hoặc tái phát sau điều trị cũng cần lặp lại MRI.
Các dấu hiệu cảnh báo đề nghị chụp MRI [5]:
- Thiếu xót thần kinh nặng hoặc tiến triển
- Nghi ngờ hội chứng chum đuôi ngựa với dấu hiệu ứ nước tiểu và/hoặc giảm trương lực cơ thắt
hậu môn
- Nghi ngờ ung thư hoặc nhiễm trùng
- Tiền sử chấn thương
- Đau thần kinh tọa cấp, nặng sau tiêm màng cứng ở bệnh nhân phẫu thuật
- Đau thần kinh tọa trên 12 tuần từ lúc khởi phát mặc dù đã điều trị bảo tồn
MRI không giúp ích trong việc xem xét bệnh nhân nên điều trị bảo tồn hay phẫu thuật sớm. Kích thước
của khối thoát vị đĩa đệm không liên quan đến kết cục của bệnh nhân [3].
Các nghiệm pháp khám TK tọa
Độ nhạy và độ đặc hiệu của các nghiệm pháp đơn độc [7]:
Nghiệm pháp nâng chân thẳng có độ chính xác thấp trong việc xác định TVĐĐ khi đối chiếu với kết quả
MRI. Ngoài ra, mức độ phân định của nghiệm pháp còn giảm khi tuổi tăng lên, do đó kết quả ít có giá trị
trên người già [2].
Nghiệm pháp Bragard cải tiến (gập lưng bàn chân khi Lasegue âm tính ở 70 độ) có độ nhạy 69.3%, độ
đặc hiệu 67.42%. Nghiệm pháp giúp ích khi Lasegue âm tính, nhất trong trường hợp đau TK tọa cấp [4].
Điện cơ
EMG nhạy trong chẩn đoán bệnh lý rễ
EMG không ghi nhận bất thường nếu chèn ép dưới 3-4 tuần
EMG âm tính không giúp loại trừ triệu chứng tê và giảm cảm giác, nhưng giúp loại trừ các than phiền về
yếu cơ và thiếu xót vận động
EMG còn bất thường 1 năm sau khi đã phẫu thuật giải chèn ép

1. Bernstein, Ian A., et al. (2017), "Low back pain and sciatica: summary of NICE guidance ", Bmj.
356.
2. Capra, Francesco, et al. (2011), "Validity of the straight-leg raise test for patients with sciatic pain
with or without lumbar pain using magnetic resonance imaging results as a reference standard",
Journal of manipulative and physiological therapeutics. 34(4), pp. 231-238.
3. el Barzouhi, Abdelilah, et al. (2016), "Prognostic value of magnetic resonance imaging findings
in patients with sciatica", Journal of Neurosurgery: Spine. 24(6), pp. 978-985.
4. Homayouni, Kaynoosh, Jafari, Seyedeh Halimeh, and Yari, Hossein (2018), "Sensitivity and
specificity of modified bragard test in patients with lumbosacral radiculopathy using
electrodiagnosis as a reference standard", Journal of chiropractic medicine. 17(1), pp. 36-43.
5. Jensen, Rikke K., et al. (2019), "Diagnosis and treatment of sciatica", bmj. 367.
6. Mathieson, Stephanie, et al. (2019), "Combination drug therapy for the management of low back
pain and sciatica: Systematic review and meta-analysis", The Journal of Pain. 20(1), pp. 1-15.
7. Van Der Windt, Daniëlle A. W. M., et al. (2010), "Physical examination for lumbar radiculopathy
due to disc herniation in patients with low‐back pain ", Cochrane database of systematic
reviews(2).

You might also like