You are on page 1of 9

dVIETNAM AUSTRALIA INTERNATIONAL SCHOOL

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II


MÔN LỊCH SỬ 8
NĂM HỌC: 2021 - 2022
---***---
I. TỔNG QUAN
1. Nội dung – hình thức
- Hướng dẫn ôn tập sẽ được gửi đến học sinh trước 1 tuần diễn ra kiểm
tra.
- Nội dung ôn tập: bài 24, 25, 26
- Hình thức đề kiểm tra: 100% trắc nghiệm – với 40 câu trắc nghiệm.
- Kiểm tra trực tiếp tại lớp học.
2. Quy định khi kiểm tra
- Học sinh không được sử dụng tài liệu, nếu vi phạm sẽ bị -50% điểm số
đạt được.
- Học sinh vắng có phép sẽ được kiểm tra lại.
- Học sinh vắng không phép sẽ không được kiểm tra lại và sẽ bị 0 điểm
cho kiểm tra giữa kì.
- Vào trễ 5 phút sẽ không được tham gia kiểm tra.
II. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
Hướng dẫn ôn tập gồm 45 câu hỏi trắc nghiệm thuộc nội dung từ Bài 24
đến Bài 26. Học sinh tự giải dựa trên kiến thức đã học và có thể nhờ
GVBM hỗ trợ những câu hỏi mà học sinh gặp khó khăn.
Câu 1: Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta lần đầu tiên ở đâu?
A. Hội An B. Nha Trang C. Đà Nẵng D. Huế
Câu 2: Thực dân Pháp dựa vào cớ nào để nổ súng xâm lược nước ta?
A. Bảo vệ đạo Phật B. Bảo vệ đạo Thiên chúa
C. Nhà Nguyễn đóng cửa biển D. Nhà Nguyễn bắn chìm tàu Pháp
Câu 3: Thực dân Pháp đã liên minh với quân đội nước nào để tấn công cửa biển Đà
Nẵng?
A. Anh B. Mĩ C. Hà Lan D. Tây Ban Nha
Câu 4: Âm mưu của thực dân Pháp khi đánh vào Đà Nẵng là gì?
A. Đánh nhanh thắng nhanh
B. Đánh chắc thắng chắc
C. Đánh chậm thắng nhanh
D. Đánh chậm thắng chắc
Câu 5: Sau khi Pháp không đánh vào được Đà Nẵng, thực dân Pháp đã chuyển mục
tiêu của mình đến đâu?
A. Huế B. Gia Định C. Hà Nội D. Biên Hòa
Câu 6: Sau khi đánh xong đại đồn Chí Hòa, thực dân Pháp liên tục chiếm ba tỉnh
Nam Kì nào sau đây?
A. Gia Định, Định Tường, Biên Hòa
B. Gia Định, Vĩnh Long, Đồng Nai
C. Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long.
D. Gia Định, Vĩnh Long, Biên Hòa.
Câu 7: Vị đô đốc nào đã trấn giữ cửa biển Đà Nẵng ngăn chặn sự xâm lược của
Pháp?
A. Nguyễn Tri Phương
B. Hoàng Diệu
C. Trương Định
D. Nguyễn Trung Trực
Câu 8: Ai là người đã đốt tàu Ét- pê- răng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông?
A. Nguyễn Tri Phương
B. Hoàng Diệu
C. Trương Định
D. Nguyễn Trung Trực
Câu 9: Ai là người được nhân dân ta tôn làm “Bình Tây đại nguyên soái”?
A. Nguyễn Tri Phương
B. Hoàng Diệu
C. Trương Định
D. Nguyễn Trung Trực
Câu 10: Sau khi chiếm xong ba tỉnh miền Đông, thực dân Pháp đã tiếp tục chiếm
ba tỉnh miền Tây nam kì nào?
A. Vĩnh Long, Hà Tiên, Cà Mau
B. Vĩnh Long, Hà Tiên, Trà Vinh
C. Vĩnh Long, Hà Tiên, An Giang
D. Vĩnh Long, An Giang, Trà Vinh.
Câu 11: Khi bị giặc bắt đem ra chém, Nguyễn Trung Trực đã khảng khái nói: “Bao
giờ người Tây.................................thì mới hết người Nam đánh Tây”, chọn phần
thích hợp điền vào chỗ trống?
A. Nhổ hết cây nước Nam
B. Nhổ hết cỏ nước Nam
C. Phá hết nhà nước Nam
D. Nhổ hết rừng nước Nam
Câu 12: Ai là người thực hiện trấn thủ thành Gia Định khi thực dân Pháp tiến đánh
thành Gia Định?
A. Nguyễn Tri Phương
B. Hoàng Diệu
C. Trương Định
D. Nguyễn Trung Trực
Câu 13: Sau khi kí hiệp ước Nhâm Tuất với Pháp, triều đình Huế tập trung lực
lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở đâu?
A. Nam Kì và Trung Kì
B. Trung Kì và Bắc Kì
C. Nam Kì và Bắc Kì
D. Trung Kì và Tây Nam Kì
Câu 14: Thái độ của nhà Nguyễn đối với phong trào chống Pháp của nhân dân Nam
Kì được thể hiện như thế nào sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì?
A. Ra sức ngăn trở
B. Ra sức ngăn cản
C. Ra sức ủng hộ
D. Ra sức đàn áp
Câu 15: Nội dung chính của bản hiệp ước Nhâm Tuất đã thừa nhận quyền cai quản
của người Pháp trên những khu vực lãnh thổ nào của nước ta?
A. Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long và đảo Côn Lôn
B. Gia Định, Định Tường, Biên Hòa và đảo Phú Quốc
C. Gia Định, Định Tường, Biên Hòa và đảo Côn Lôn
D. Gia Định, Định Tường, Biên Hòa và đảo Phú Quốc.
Câu 16: Thực dân Pháp lấy cớ gì để thực hiện đánh Bắc Kì lần thứ nhất?
A. Đưa tàu ra Hạ Long đánh cướp biển giúp nhà Nguyễn
B. Cần nguồn tài nguyên để phục vụ xâm lược
C. Lấy cớ giải quyết vụ Đuy- puy
D. Lấy cớ giải quyết giáo sĩ truyền giáo.
Câu 17: Tổng đốc thành Hà Nội khi Pháp đánh Hà Nội lần thứ nhất là
ai?
A. Nguyễn Tri Phương
B. Hoàng Diệu
C. Trương Định
D. Nguyễn Trung Trực
Câu 18: Chỉ huy quân Pháp thực hiện đánh Bắc kì lần thứ nhất là ai?
A. Đuy-Puy
B. Ri-vi-e
C. Gác-ni-e
D. Hác-măng
Câu 19: Chỉ huy trận Cầu Giấy lần thứ nhất là những ai?
A. Lưu Vĩnh Phúc và Nguyễn Tri Phương.
B. Hoàng Tá Viêm và Nguyễn Tri Phương.
C. Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc.
D. Hoàng Tá Viêm và Hoàng Diệu
Câu 20: Sau trận Cầu Giấy lần thứ nhất, triều đình nhà Nguyễn đã kí với thực dân
Pháp bản hiệp ước nào?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)
B. Hiệp ước Giáp Tuất (1874)
C. Hiệp ước Hác-măng (1883)
D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)
Câu 21: Thực dân Pháp lấy cớ gì để thực hiện đánh Bắc kì lần thứ hai?
A. Đưa tàu ra Hạ Long đánh cướp biển giúp nhà Nguyễn
B. Nhà Nguyễn vi phạm hiệp ước Giáp Tuất
C. Lấy cớ giải quyết vụ Đuy- puy
D. Nhà Nguyễn vi phạm hiệp ước Giáp Tuất vì giao thiệp với nhà Thanh.
Câu 22: Tổng đốc trấn thủ thành Hà Nội khi thực dân Pháp đánh Bắc kì
lần thứ hai là ai?
A. Nguyễn Tri Phương
B. Hoàng Diệu
C. Trương Định
D. Nguyễn Trung Trực
Câu 23: Chỉ huy quân Pháp tấn công Bắc kì lần thứ hai là ai?
A. Đuy-Puy
B. Ri-vi-e
C. Gác-ni-e
D. Hác-măng
Câu 24: Chỉ huy trận Cầu Giấy lần thứ hai là những ai?
A. Lưu Vĩnh Phúc và Nguyễn Tri Phương.
B. Hoàng Tá Viêm và Nguyễn Tri Phương.
C. Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc.
D. Hoàng Tá Viêm và Hoàng Diệu
Câu 25: Sau khi thực dân Pháp đánh Bắc kì lần thứ hai, đã có sự kiện đặc biệt gì
diễn ra tiếp theo?
A. Vua Tự Đức mất, Pháp đánh vào cửa biển Thuận An (Huế)
B. Vua Tự Đức mất, Pháp tạm ngừng chiến sự ở Bắc Kì
C. Vua Tự Đức mất, Pháp tiếp tục đánh chiếm các tỉnh Bắc Kì
D. Vua Tự Đức mất, Pháp rút quân và tạm giảng hòa với triều đình nhà Nguyễn.
Câu 26: Nguyên nhân thực dân Pháp đánh Bắc kì lần thứ nhất là gì?
A. Cần nguyền tài nguyên cho phát triển thuộc địa.
B. Muốn mở rộng chiến tranh ra cả nước, biến nước ta thành thuộc địa của Pháp.
C. Muốn giúp nhà Nguyễn quản lý khu vực Bắc kì.
D. Muốn cắt đứt quan hệ của nhà Nguyễn với nhà Thanh ở Trung Quốc.
Câu 27: Bản hiệp ước nào của triều đình nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp đã chính
thức công nhận quyền bảo hộ của Pháp trên nước ta?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất
B. Hiệp ước Giáp Tuất
C. Hiệp ước Hác-măng
D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt
Câu 28: Bản hiệp ước nào đã chấm dứt sự độc lập của triều đình phong kiến nhà
Nguyễn mà thay vào đó là quốc gia thuộc địa nữa phong kiến?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất
B. Hiệp ước Giáp Tuất
C. Hiệp ước Hác-măng
D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt
Câu 29: Triều đình nhà Nguyễn đã có thái độ như thế nào đối với việc Pháp hai lần
mang quân ra đánh Bắc Kì?
A. Bất lực trước hai lần tấn công của thực dân Pháp.
B. Mang quân đội ra Bắc Kì chống đỡ
C. Âm thầm giúp đỡ nghĩa quân
D. Đầu hàng thực dân Pháp để bảo vệ quyền lợi của nhà nước phong kiến.
Câu 30: Trước khi đánh Bắc kì lần thứ nhất, thực dân Pháp đã tiến hành xây dựng
bộ máy cai trị tại ba tỉnh miền Đông Nam Kì nằm mục đích gì?
A. Biến nơi này thành bàn đạp để xâm lược Campuchia
B. Biến nơi này thành bàn đạp để chiếm nốt ba tỉnh Tây Nam Kì
C. Biến nơi này thành bàn đạp để xâm lược Campuchia và chiếm nốt ba tỉnh Tây
Nam Kì.
D. Biến nơi này thành bàn đạp để xâm lược Campuchia và đánh chiếm các tình Bắc
Kì.
Câu 31: Nhân vật đứng đầu phái chủ chiến trong kinh thành Huế có ý
định đánh thực dân Pháp là ai?
A. Hàm Nghi
B. Nguyễn Thiện Thuật
C. Tôn Thất Thuyết
D. Phan Đình Phùng
Câu 32: Tôn Thất Thuyết đã nhân danh vị vua nào ra Chiếu Cần Vương
kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước?
A. Minh Mạng
B. Tự Đức
C. Hàm Nghi
D. Hiệp Hòa
Câu 33: Lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Ba Đình là những nhân vật nào?
A. Phạm Bành và Nguyễn Thiện Thuật
B. Phạm Bành và Đinh Công Tráng
C. Phạm Bành và Phan Đình Phùng
D. Phạm Bành và Cao Thắng.
Câu 34: Lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy là nhân vật nào?
A. Đinh Công Tráng
B. Đinh Công Tráng
C. Phan Đình Phùng
D. Nguyễn Thiện Thuật
Câu 35: Lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là những nhân vật
nào?
A. Phạm Bành và Đinh Công Tráng
B. Đinh Gia Quế và Nguyễn Thiện Thuật
C. Phan Đình Phùng và Cao Thắng
D. Phan Đình Phùng và Nguyễn Thiện Thuật
Câu 36: Chiến thuật quân sự mà cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy sử dụng là
chiến thuật gì?
A. Chiến thuật đánh du kích
B. Chiến thuật đánh trực diện
C. Chiến thuật đánh tập kích
D. Chiến thuật đánh phòng thủ.
Câu 37: Địa bàn của cuộc khởi nghĩa Ba Đình thuộc địa bàn tỉnh nào?
A. Nghệ An B. Thanh Hóa C. Hà Tĩnh D. Quảng Bình
Câu 38: Địa bàn của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy thuộc địa bàn tỉnh nào?
A. Nghệ An B. Thanh Hóa C. Hà Tĩnh D. Hưng Yên
Câu 39: Địa bàn của cuộc khởi nghĩa Hương Khê thuộc địa bàn tỉnh
nào?
A. Nghệ An B. Thanh Hóa C. Hà Tĩnh D. Quảng Bình
Câu 40: Cuộc khởi nghĩa nào là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của
phong trào Cần Vương?
A. Khởi nghĩa Ba Đình B. Khởi nghĩa Bãi Sậy
C. Khởi nghĩa Hương Khê D. Khởi nghĩa Yên Thế
Câu 41: Cuộc khởi nghĩa nào là cuộc khởi nghĩa có thời gian kéo dài
nhất của phong trào Cần Vương?
A. Khởi nghĩa Ba Đình B. Khởi nghĩa Bãi Sậy
C. Khởi nghĩa Hương Khê D. Khởi nghĩa Yên Thế
Câu 42: Vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
nhất của phong trào Cần Vương?
A. Là cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất, được tổ chức thành 15 quân thứ, có
lãnh đạo là quan trong triều.
B. Là cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất, được tổ chức thành 15 quân thứ, có
nhiều căn cứ ở khắp nơi.
C. Là cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất, được tổ chức thành 15 quân thứ, có
nhiều căn cứ ở khắp nơi, có lãnh đạo là quan trong triều.
D. Là cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất, được tổ chức thành 15 quân thứ, có
nhiều căn cứ ở khắp nơi, chế tạo được súng trường theo mẫu của người
Pháp.
Câu 43: Trong giai đoạn thứ nhất của phong trào Cần Vương từ 1885-
1888, phong trào diễn ra sôi động nhất là ở các khu vực nào?
A. Bắc Kì và Trung Kì
B. Trung Kì và Nam Kì
C. Bắc Kì và Nam Kì
D. Chỉ ở khu vực Bắc Kì.
Câu 44: Nguyên nhân thất bại chủ yếu của các cuộc khởi nghĩa trong
phong trào Cần Vương là gì?
A. Không có một sự lãnh đạo thống nhất
B. Đấu tranh riêng lẽ và dễ bị thực dân Pháp đàn áp mạnh mẽ
C. Các phong trào đấu tranh theo hình thức phong kiến và dễ dàng bị
thực dân Pháp đàn áp bằng quân đội hiện đại hơn.
D. Vũ khí đấu tranh của các cuộc khởi nghĩa trong phong trào còn lạc
hậu, thiếu tính chiến đấu cao.
Câu 45: Kết thúc thất bại của cuộc khởi nghĩa nào đánh dấu cho sự kết
thúc của phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX?
A. Khởi nghĩa Ba Đình
B. Khởi nghĩa Bãi Sậy
C. Khởi nghĩa Hương Khê
D. Khởi nghĩa Yên Thế

HẾT

You might also like