You are on page 1of 39

NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

BỘ MÔN NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN


VIỆN KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN
Chương 6: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Mục tiêu
• Giải thích khái niệm, bản chất của tài sản cố định hữu
hình và vô hình
• Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình, vô hình
• Xác định được tài khoản sử dụng để theo dõi và trình tự
kế toán tài sản cố định vô hình, hữu hình
• Giải thích khấu hao tài sản cố định và áp dụng các
phương pháp khấu hao tài sản cố định
• Trình bày thông tin tài sản cố định trên báo cáo tài chính
6.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 TSCĐ là nguồn lực mà doanh nghiệp đang kiểm soát với mục
đích sử dụng để mang lại lợi ích kinh tế trong thời gian dài
hơn một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh
 Đặc điểm
 Có thời gian sử dụng hữu ích trên 1 năm
 Được sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị

 Không có ý định bán lại cho khách hàng


PHÂN LOẠI
 Phân loại theo hình thái biểu hiện
 TSCĐ hữu hình:
 TSCĐ vô hình:
6.2. Kế toán tài sản cố định hữu hình

6.2.1. Khái niệm và phân loại tài sản cố định hữu hình
❑ Khái niệm: Tài sản cố định hữu hình (TSCĐHH): là tài sản
cố định của đơn vị, có hình thái vật chất cụ thể
❑ TSCĐHH thường bao gồm các nhóm tài sản sau:

(1): Đất đai


(2): Nhà cửa, vật kiến trúc
(3): Máy móc, thiết bị
(4): Phương tiện-thiết bị vận tải-truyền dẫn
(5): Thiết bị-dụng cụ quản lý
(7): tài sản cố định hữu hình khác
6.2. Kế toán tài sản cố định hữu hình (tiếp)

6.2.2. Xác định giá gốc của tài sản cố định


Nguyên giá: là toàn bộ các chi phí mà đơn vị đã bỏ ra để
có được tài sản cố định đưa vào trạng thái sẵn sàng sử
dụng.
Một số trường hợp xác định nguyên giá tài sản cố định
phổ biến:
6.2. Kế toán tài sản cố định hữu hình (tiếp)

 TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ):


• Giá mua trên hóa đơn
• (+) các khoản thuế,phí, lệ phí không được hoàn lại
• (+) các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm
đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng:
• chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí lắp đặt, chạy thử
• các chi phí liên quan trực tiếp khác
• (-) Chiết khấu mua hàng, giảm giá được hưởng

• (Thầy/cô nên cho ví dụ minh họa)


6.2.3. Kế toán biến động TSCĐ HH

 Nguyên tắc:

• TSCĐ hữu hình phải được phản ánh đầy đủ, chính xác,
kịp thời cả về số lượng, giá trị và hiện trạng; tình hình
tăng, giảm và việc quản lý, sử dụng tài sản.
• Kế toán TSCĐ phải tôn trọng nguyên tắc ghi nhận theo
nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ.
• GTCL= Nguyên giá – Khấu hao lũy kế
6.2.3.1. TÀI KHOẢN SỬ DỤNG

TK TSCĐ HỮU HÌNH


SD ĐK: Nguyên giá TSCĐ hữu hình
hiện có đầu kỳ
- Nguyên giá của TSCĐ hữu hình - Nguyên giá của TSCĐ hữu hình
tăng do mua sắm, do XDCB hoàn giảm do điều chuyển cho đơn vị khác,
thành bàn giao đưa vào sử dụng, do do nhượng bán, thanh lý hoặc do
được cấp, do được tài trợ, tặng, biếu, những lý do khác (mất...);
viện trợ...;

SD CK: Nguyên giá TSCĐ hữu hình


hiện có cuối kỳ
6.2.3.2. Các nghiệp vụ tăng tài sản
cố định HH
 Mua tài sản cố định đưa vào sử dụng ngay
Phản ánh tăng nguyên giá TSCĐHH kế toán ghi nhận
Nợ TK TSCĐHH: nguyên giá
Nợ TK Thuế GTGT đầu vào (nếu có)
Có TK Tiền mặt, TK tiền gửi ngân hàng
Có TK Phải trả người bán
(Thầy/cô nên cho ví dụ minh họa)
6.2.3.2. Các nghiệp vụ tăng TSCĐ HH

❑ Mua TSCĐ lắp đặt thời gian dài


• Tập hợp các chi phí mua sắm, lắp đặt phát sinh trước khi đưa vào
sử dụng
Nợ TK Mua sắm TSCĐ: a
Nợ TK Thuế GTGT đầu vào
Có TK Tiền, TK phải trả người bán…
• Khi hoàn thành bàn giao, đưa vào sử dụng
Nợ TK TSCĐHH: a
Có TK Mua sắm TSCĐ: a
(Thầy/cô nên cho ví dụ minh họa)
6.2.3.2. Các nghiệp vụ tăng TSCĐ hữu hình

 Tài sản cố định do nhận vốn góp


Nợ TK TSCĐHH
Có TK Vốn góp chủ sở hữu
 Tài sản cố định tăng do nhận biếu tặng, viện trợ

Nợ TK TSCĐHH
Có TK Thu nhập khác
(Thầy/cô nên cho ví dụ minh họa)
6.2.3.3. Các nghiệp vụ giảm TSCĐHH

 Nghiệp vụ phổ biến là nghiệp vụ liên quan tới thanh lý,


nhượng bán tài sản cố định.

 Hoạt động này được xếp vào nhóm các hoạt động khác
vì phát sinh không thường xuyên.
6.2.3.3. Các nghiệp vụ giảm TSCĐHH

 Các bút toán cần ghi nhận


 Tính bổ sung khấu hao đến thời điểm thanh lý, nhượng bán
TSCĐ
Nợ TK Chi phí khấu hao TSCĐ: 100
Có TK Khấu hao lũy kế TSCĐ: 100
❑ Xóa sổ tài sản cố định

Nợ TK Khấu hao lũy kế TSCĐ: 5100


Nợ TK Chi phí khác: giá trị còn lại: 6900
Có TK Tài sản cố định hữu hình: 12.000
(Thầy/cô nên cho ví dụ minh họa)
6.2.3.3. Các nghiệp vụ giảm TSCĐHH

 Phản ánh các khoản thu hồi từ việc thanh lý (nhượng bán)
Nợ TK Tiền mặt, TK tiền gửi ngân hàng
Nợ TK Phải thu khách hàng
Có TK Thu nhập khác
Có TK Thuế GTGT đầu ra
❑ Phản ánh các chi phí liên quan đến thanh lý(nhượng bán), chi phí môi giới,
sửa chữa trước khi bán
Nợ TK Chi phí khác
Nợ TK Thuế GTGT đầu vào
Có TK Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Có TK Phải trả người bán
(Thầy/cô nên cho ví dụ minh họa)
6.2.4. Kế toán khấu hao TSCĐHH

6.2.4.1. Bản chất khấu hao TSCĐ


- Hao mòn tài sản cố định:

- Khấu hao tài sản cố định: là quá trình phân bổ một cách

có hệ thống nguyên giá TSCĐ vào chi phí kinh doanh


trong kỳ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài
sản đó.
- Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá – giá trị khấu hao

lũy kế
6.2.4. Kế toán khấu hao TSCĐHH

3 yếu tố ảnh hưởng đến khấu hao TSCĐ


(1) Nguyên giá TSCĐ:

(2) Tuổi thọ sử dụng hữu ích:

(3) Giá trị thu hồi ước tính: là giá trị ước tính thu được

trong tương lai từ việc sử dụng tài sản, bao gồm cả


giá trị thanh lý của chúng tại thời điểm kết thúc tuổi
thọ sử dụng hữu ích.
Giá trị phải KH = Nguyên giá – giá trị thu hồi ước tính
6.2.4. Kế toán khấu hao TSCĐHH

6.2.4.2. Các phương pháp khấu hao tài sản cố định hữu
hình
Khấu hao tài sản cố định thường được tính toán bằng việc áp
dụng một trong 3 phương pháp sau:
• Phương pháp khấu hao đường thẳng
• Phương pháp khấu hao nhanh
• Phương pháp khấu hao theo sản lượng
6.2.4. Kế toán khấu hao TSCĐHH

 Mỗi phương pháp sẽ cho kết quả khác nhau về mức


khấu hao tài sản cố định dẫn đến chi phí khấu hao sẽ
khác nhau và từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của
doanh nghiệp.

 Do vậy, việc lựa chọn phương pháp khấu hao tài sản cố
định phải tuân thủ nguyên tắc nhất quán
6.2.4. Kế toán khấu hao TSCĐHH

Ví dụ minh họa 6.5: Để minh họa phương pháp tính khấu hao
theo 3 phương pháp trong các phần tiếp theo, ví dụ về số liệu
giả định của Công ty Hoàng Long được đưa ra để tính toán
mức khấu hao mỗi năm cho ô tô vận tải chuyên chở hàng hóa
của công ty

Nguyên giá 520 triệu


Giá trị thu hồi ước tính 20 triệu
Số năm sử dụng ước tính 5 năm
Công suất thiết kế 100.000 km
6.2.4. Kế toán khấu hao TSCĐHH

Phương pháp khấu hao đường thẳng


Giá trị được khấu hao = Nguyên giá - Giá trị thu hồi

𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị đượ𝑐 𝑘ℎấ𝑢 ℎ𝑎𝑜


𝑀ứ𝑐 𝑘ℎấ𝑢 ℎ𝑎𝑜 𝑛ă𝑚 =
𝑆ố 𝑛ă𝑚 𝑠ử 𝑑ụ𝑛𝑔
= Giá trị được khấu hao ∗ tỷ lệ khấu hao năm
6.2.4. Kế toán khấu hao TSCĐHH
 Áp dụng cho Công ty Hoàng Long, các giá trị được tính toán:
 Giá trị được khấu hao = 520 triệu đồng - 25 triệu đồng = 495 triệu đồng
 Mức khấu hao mỗi năm = 495 triệu đồng/ 5 năm = 99 triệu đồng
Bảng 6.1: Bảng tính giá trị khấu hao theo phương pháp đường thẳng
Công ty Hoàng Long (đơn vị: triệu đồng)
Năm Giá trị được X Tỷ lệ khấu hao năm = Mức khấu hao mỗi Giá trị hao mòn Giá trị còn lại
khấu hao năm lũy kế

1 495 20% (100% ÷ 99 99 421*


5)
2 495 20% 99 198 322
3 495 20% 99 297 223
4 495 20% 99 396 124
5 495 20% 99 495 25

*Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị khấu hao lũy kế
6.2.4. Kế toán khấu hao TSCĐHH

 Phương pháp khấu hao nhanh

Mức khấu hao năm = Giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm x
Tỷ lệ khấu hao nhanh
Tỷ lệ khấu hao nhanh(%)=Tỷ lệ KH theo PP đường thẳng
* Hệ số điều chỉnh
6.2.4. Kế toán khấu hao TSCĐHH

VD: Với công ty Hoàng Long


Bảng 6.2: Bảng tính giá trị khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh minh họa tại công ty
Hoàng Long sử dụng tỷ lệ khấu hao nhanh 40% (2x 20% - tỷ lệ khấu hao năm theo phương pháp đường
thẳng) đơn vị: triệu đồng

Năm Giá trị còn lại x Tỷ lệ khấu hao năm = Mức khấu hao mỗi năm Giá trị hao mòn lũy Giá trị còn lại cuối kỳ
đầu kỳ kế

1 520 40% 208 208 312

2 312 40% 124,8 332,8 187,2

3 187,2 40% 74,9 407,7 112,3

4 112,3 40% 44,92 452,62 67,38

5 67,38 40% 42,38 500 25

*Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn lũy kế
* Mức khấu hao năm cuối được điều chỉnh 42,38 (Thay vì 26,95 = 67,38 x 40%) để đảm bảo giá trị
còn lại bằng giá trị thu hồi đã ước tính
6.2.4. Kế toán khấu hao TSCĐHH

 Phương pháp khấu hao theo sản lượng


Căn cứ vào đặc điểm kỹ thuật của tài sản cố định (theo
hồ sơ kinh tế - kỹ thuật), doanh nghiệp xác định tổng số
lượng, khối lượng, sản lượng, số giờ máy hoạt động…
theo công suất thiết kế, gọi chung là sản lượng theo công
suất thiết kế.
6.2.4. Kế toán khấu hao TSCĐHH

 Giá trị được khấu hao = Nguyên giá - Giá trị thu hồi

Mức khấu hao bình Giá trị được khấu hao


quân/1 đơn vị SP/ =
Công suất
Số năm sử dụng

Mức trích khấu hao theo = Sản lượng thực tế (số giờ x Mức khấu hao bình quân/1
kỳ của TSCĐ máy, số lượng sản phẩm…) đơn vị SP/ Công suất
6.2.4. Kế toán khấu hao TSCĐHH

 VD: Minh họa tại công ty Hoàng Long


Bảng 6.3: Bảng tính giá trị khấu hao theo phương pháp khấu hao sản lượng minh
họa tại công ty Hoàng Long (đơn vị: triệu đồng)

Năm Công suất thực X Mức khấu hao bình = Mức khấu hao mỗi Giá trị hao mòn Giá trị còn lại cuối kỳ
tế quân/1km năm lũy kế

1 15.000 0.00495 74,25 74,25 445.75


2 30.000 0.00495 148,5 222,75 297,25
3 20.000 0.00495 99 321,75 198,25
4 25.000 0.00495 123,75 445,5 74,5
5 10.000 0.00495 49,5 495 25
*Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn lũy kế
6.2.4. Kế toán khấu hao TSCĐHH

 Kế toán khấu hao Tài sản cố định hữu hình


 Tài khoản sử dụng
TK KHẤU HAO LŨY KẾ TSCĐ
SD ĐK: Giá trị đã khấu hao lũy kế của
TSCĐ đầu kỳ.
Giá trị khấu hao lũy kế giảm do TSCĐ Giá trị khấu hao lũy kế TSCĐ tăng do trích
giảm khấu hao TSCĐ

SD CK: Giá trị đã khấu hao lũy kế của


TSCĐ cuối kỳ
6.2.4. Kế toán khấu hao TSCĐHH

 Nghiệp vụ cơ bản
Định kỳ kế toán tính mức khấu hao và ghi nhận vào chi phí
trong kỳ bằng bút toán
Nợ TK Chi phí khấu hao TSCĐ
Có TK Khấu hao lũy kế TSCĐ
6.2.5. Kế toán sửa chữa TSCĐHH

-Sửa chữa nhỏ mang tính bảo dưỡng.


Nợ TK Chi phí sửa chữa TSCĐ
Nợ TK Thuế GTGT đầu vào (nếu có)
Có TK Tiền mặt, TGNH, Phải trả người bán
6.2.5. Kế toán sửa chữa TSCĐHH

 Sửa chữa nâng cấp:


• Khi phát sinh chi phí sửa chữa

Nợ TK Sửa chữa TSCĐ


Nợ TK Thuế GTGT đầu vào
Có các TK liên quan
• Khi công việc sửa chữa hoàn thành và TSCĐ bàn giao
đưa vào sử dụng
Nợ TK TSCĐHH
Có TK Sửa chữa TSCĐ
6.3. KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
VÔ HÌNH
 Khái niệm: Là tài sản cố định không có hình thái vật chất cụ thể,
do doanh nghiệp nắm giữ.
6.3.1. Phân loại
Các loại tài sản cố định được phân loại như:
▪ Quyền phát hành,

▪ bản quyền tác giả,

▪ bằng sáng chế,

▪ chương trình phần mềm máy vi tính,

▪ nhãn hiệu,

▪ tên thương mại,

▪ giấy phép, giấy nhượng quyền,…


6.3. KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
VÔ HÌNH
6.3.2. Xác định giá gốc của tài sản cố định vô hình
 Nguyên giá TSCĐ vô hình được xác định tương tự như

TSCĐ hữu hình.


6.3. KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
VÔ HÌNH
 6.3.2. Kế toán biến động tài sản cô định vô hình
(tương tự với kế toán biến động tài sản cố định
hữu hình tại mục trước đề cập
6.3. KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
VÔ HÌNH
6.3.4. Kế toán khấu hao tài sản cố định vô hình

 Phương pháp khấu hao

 Việc khấu hao tài sản cố định vô hình phụ thuộc vào loại tài sản cố định vô hình
trong doanh nghiệp (có thời gian sử dụng vô hạn – thời gian sử dụng hữu hạn).

 Với tài sản cố định vô hình có thời gian sử dụng vô thời hạn thì kế toán không
thực hiện tính mức khấu hao.

 Với tài sản cố định vô hình có thời gian sử dụng hữu hạn thì việc tính và ghi nhận
mức khấu hao vào chi phí giống với quy trình tính và ghi nhận mức khấu hao vào
chi phí của tài sản cố định hữu hình
6.3. KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH

 Đối với tài sản cố định vô hình có thời gian sử dụng xác
định được, bút toán khấu hao tài sản vô hình có thể
được ghi chép theo hai cách:

Nợ TK Chi phí khấu hao TSCĐ

Có TK TSCĐ vô hình
6.4. Trình bày thông tin TSCĐ trên báo
cáo tài chính

• Chỉ tiêu tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô
hình được trình bày trên cả bảng cân đối kế toán và
thuyết minh báo cáo tài chính theo chỉ tiêu nguyên giá
và giá trị hao mòn lũy kế, và hai loại tài sản cố định này
được trình bày tách rời nhau.
6.4. Trình bày thông tin TSCĐ trên báo
cáo tài chính

Công ty Cổ phần sữa Việt Nam


Bảng cân đối kế toán (trích) Đơn vị: VNĐ

Tài sản dài hạn Mã số Thuyết minh 31/12/2018 01/01/2018

1. Tài sản cố định 220 V.9 13.365.353.599.098 10.609.309.098.847

1.1. Tài sản cố định hữu hình 221 13.047.771.431.436 10.290.516.618.864

Nguyên giá 222 22.952.360.450.312 18.917.435.800.484

Giá trị hao mòn lũy kế 223 (9.904.589.018.876) (8.626.919.181.620)

1.2. Tài sản cố định vô hình 227 V.10 317.582.167.662 318.792.479.983

Nguyên giá 228 475.569.436.392 469.549.338.561

Giá trị hao mòn lũy kế 229 (157.987.268.730) (150.756.858.578)


6.4. Trình bày thông tin TSCĐ trên báo
cáo tài chính

Báo cáo tài chính hợp nhất Apple Inc:


Bảng cân đối kế toán (trích) (Đơn vị: triệu USD) (Nguồn: BCTC năm 2017 của Apples)

Tài sản 2017 2016

Giá trị thuần tài sản cố định hữu hình 33.783 $ 27.010 $
(Property, plant and equipment, net)

Thương hiệu (Goodwill) 5.717 $ 5.414 $

Giá trị thuần tài sản cố định vô hình 2.298 $ 3.206 $


(Acquired intangible assets, net)

You might also like