You are on page 1of 17

I, Phân bón:

1. Khái niệm:

Phân bón là "thức ăn" do con người bổ sung cho cây trồng. Phân bón chứa nhiều chất
dinh dưỡng cần thiết cho cây: nhóm nguyên tố đa lượng gồm đạm (N), lân (P), kali (K) và
các nhóm nguyên tố vi lượng.

Dựa vào nguồn gốc, phân bón được chia thành 3 nhóm chính: phân hữu cơ, phân hoá
học (phân vô cơ) và phân vi sinh.

Các loại phân bón thường cung cấp, theo các thành phần tỷ lệ khác nhau:

+ 3 chất dinh dưỡng cơ bản: N, P, K.

+ 3 chất dinh dưỡng hàng hai: Ca, S, Mg.

+ Vi chất dinh dưỡng hay vi lượng khoáng: Bo, Cl, Mn, Fe, Zn, Cu, Mo, Se.

2. Phân bón vô cơ

Thường được tổng hợp bằng quá trình Haber - Bosch, tạo ra amoniac như sản phẩm
cuối cùng. Amoniac này được dùng như một nguyên liệu cho các phân bón nitơ khác(amoni
nitrat, ure). Các sản phẩm cô đặc được hoà tan bằng nước để hình thành loại phân bón lỏng
cô đặc (UAN). Amoniac có thể kết hợp với đá phosphate và phân bón kali trong quá trình
Odda để sản xuất phân bón hợp chất.

2.1. Phân đạm là các loại phân bón vô cơ cung cấp chất đạm cho cây. Chất đạm là
chất dinh dưỡng rất cần thiết và quan trọng đối với cây, là nguyên tố tham gia vào thành phần
chính của clorophin, protein, các amino acid, các enzym và vitamin trong cây. Bón đạm thúc
đẩy quá trình tăng trưởng của cây, tăng năng suất cây trồng. Các loại phân đạm thường dùng:

Phân urê (NH2)2CO

Urê là loại phân có tỷ lệ nitơ cao nhất (44 - 48% N nguyên chất), chiếm 59% tổng số các loại
phân đạm được sản xuất trên thế giới. Phân urê có khả năng thích nghi rộng, thích hợp để bón
trên đất chua phèn. Có 2 loại phân urê:

+ Loại tinh thể màu trắng, hạt tròn, dễ tan trong nước, nhược điểm là hút ẩm mạnh.

+ Loại dạng viên, nhỏ như trứng cá, có chất chống ẩm nên dễ bảo quản, dễ vận chuyển, được
dùng nhiều trong sản xuất nông nghiệp.

Phân amoni nitrat NH4NO3

Phân amoni nitrat là loại phân bón quý (chứa NH4+ và NO3-), chứa 33 - 35% N nguyên chất,
chiếm 11% tổng số phân đạm được sản xuất trên thế giới. Đây là loại phân sinh lý chua, tồn
tại dưới dạng tinh thể muối kết tinh, màu vàng xám, dễ chảy nước, dễ tan trong nước, dễ vón
cục, khó bảo quản và khó sử dụng, có khả năng thích nghi rộng, thích hợp để bón cho nhiều
loại cây trồng cạn (thuốc lá, bông, mía, ngô…)
Phân amoni sunphat (NH4)2SO4

Đạm Sunphat chứa 20 - 21% N nguyên chất, 24 - 25% S, chiếm 8% tổng lượng phân hoá học
sản xuất trên thế giới. Phân này có dạng tinh thể, mịn, màu trắng ngà hoặc xám xanh, mùi
nước tiểu, vị mặn và hơi chua, dễ tan trong nước, không vón cục, dễ bảo quản, dễ sử dụng.

Phân này có khả năng thích nghi rộng (trừ đất phèn, chua), tốt cho cây trồng trên đất đồi, đất
bạc màu, chuyên để bón cho các loài cây cần nhiều S và ít N (đỗ đen, lạc) và các loại cây vừa
cần nhiều S, vừa cần nhiều N (ngô).

Phân amoni chloride NH4Cl

Đạm chloride là loại phân sinh lý chua chứa 24 - 25% N nguyên chất, có dạng tinh thể mịn,
màu trắng hoặc vàng ngà, dễ tan trong nước, ít hút ẩm, không bị vón cục, tơi rời, dễ sử dụng.
Ở vùng khô hạn, đất nhiễm mặn, chứa nhiều Cl, không nên bón phân đạm chloride, dễ làm
cây bị ngộ độc.

Phân Calci cyanamite CaCN2

Cianamite calci chứa 20 - 21% N nguyên chất, 20 - 28% vôi, 9 - 12% than, có dạng bột
không có tinh thể, màu xám tro, xám đen hoặc màu trắng, đốt không có mùi khai, dễ hút ẩm,
dễ bốc bụi. Phân này có phản ứng kiềm, khử được chua, dùng rất tốt ở các loại đất chua.

Phân amoni phosphat (NH4PO4)

Phôtphat đạm là loại phân vừa có đạm (10 - 18%), vừa có lân (44 - 50%), có dạng viên, màu
xám tro hoặc trắng, dễ chảy nước, tan rất chậm trong nước. Có 2 loại phân amoni phosphat:

+ DAP(18-46-0) là loại phân trung tính, có thể sử dụng trên các loại đất khác nhau

+ MAP(10-50-0) là loại chua sinh lý (pH = 4 - 4.5), không thích hợp với các loại đất chua.

2.2. Phân lân

Lân có vai trò quan trọng trong đời sống cây trồng. Lân có trong thành phần của hạt
nhân tế bào, các enzim, các protein và quá trình tổng hợp các amino acid. Lân kích thích sự
phát triển của rễ cây, thúc đẩy cây ra hoa kết quả. Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây
trước các yếu tố không thuận lợi: rét, hạn, độ chua của đất, sâu bệnh hại… Ở một số loại đất
trên nước ta, lân trở thành yếu tố hạn chế năng suất cây trồng (đất trồng lúa ở các tỉnh phía
Nam). Thiếu lân không những làm cho năng suất cây trồng giảm mà còn hạn chế hiệu quả
của phân đạm. Hiệu suất của phân lân khá cao, đặc biệt là ở vùng đất phèn mới khai hoang.
Bón quá nhiều phân lân có thể làm cho cây bị thiếu một số nguyên tố vi lượng.

Phôtphat nội địa

Là loại bột mịn, màu nâu thẫm, đôi khi là nâu nhạt, ít hút ẩm, ít bị biến chất, dễ bảo quản. Tỉ
lệ lân nguyên chất trong phân thay đổi từ 15% đến 25%. Trong phân phosphat nội địa, phần
lớn các hợp chất lân nằm ở dạng khó tiêu đối với cây trồng nên chỉ hiệu quả ở các chân đất
chua. Phân có tỷ lệ vôi cao, có khả năng khử chua.
Phân apatit

Phân apatit là loại bột mịn, màu nâu đất hoặc xám nâu, ít hút ẩm, ít biến chất. Tỉ lệ lân
nguyên chất trong phân thay đổi nhiều, gồm 3 loại: apatit giàu (>38% lân), phân apatit trung
bình (17 - 38% lân); phân Apatit nghèo (<17% lân). Loại apatit giàu được sử dụng để chế
biến thành các loại phân lân khác, loại trung bình và loại nghèo được đem nghiền thành bột
để bón cho cây. Phần lớn lân trong phân apatit ở dưới dạng cây khó sử dụng. Apatit có tỷ lệ
vôi cao nên có khả năng khử chua cho đất.

Supe lân

Là loại bột mịn màu trắng, vàng xám hoặc xám thiếc, chứa 16 - 20% lân nguyên chất, một
lượng lớn thạch cao và lượng khá lớn axit nên có phản ứng chua. Phân dễ hoà tan trong nước,
ít bị rửa trôi, ít hút ẩm, sử dụng để bón ở các loại đất trung tính, đất kiềm, đất chua (nên bón
vôi khử chua trước). Nếu đất chua nhiều dùng 15 - 20% apatit để trung hoà, đất chua ít dùng
10 - 15%. Nếu dùng tro bếp thì dùng 10 - 15%, vôi thì 5 - 10%.

Tecmô phôtphat (phân lân nung chảy, lân Văn Điển)

Phân có dạng bột, màu xanh nhạt, có óng ánh, không tan trong nước nhưng tan được trong
axit yếu, ít hút ẩm, tơi rời, tỷ lệ lân nguyên chất là 15 - 20%. Trong phân còn có 30% Ca, 12 -
13% Mg, có khi có cả K.

Tecmô phôtphat có phản ứng kiềm, phát huy tốt ở vùng đất chua. Phân chứa nhiều vôi, có các
nguyên tố vi lượng và một ít K, hiệu quả ở vùng đất cát nghèo, đất bạc màu.

Phân lân kết tủa

Phân có dạng bột trắng, nhẹ, xốp, ít hút ẩm, dễ bảo quản, tỷ lệ lân nguyên chất tương đối cao
(27 - 31%). Ngoài ra, thành phần của phân còn có một ít Ca.

2.3. Phân kali

Nhóm phân bón cung cấp chất dinh dưỡng K cho cây. K có vai trò chủ yếu trong chuyển hoá
năng lượng trong đồng hoá các chất dinh dưỡng của cây. K làm tăng khả năng chống chịu của
cây đối, khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét. K làm tăng phẩm chất nông sản và năng suất.

Trừ đất phù sa sông Hồng có hàm lượng K tương đối khá, phần lớn các loại đất ở nước ta đều
nghèo K (<1%). Ở các loại đất xám, đất cát, đất bạc màu, đất nhẹ ở miền Trung, K có ý nghĩa
rất lớn trong tăng năng suất cây trồng. K cũng cho kết quả tốt trên đất xám Đông Nam Bộ.

Các loại cây có phản ứng tích cực với phân K là chè, mía, thuốc lá, dừa, chuối, khoai, sắn,
bông, đay,...

Phân kali chloride KCl


KCl là loại phân chua sinh lý, dạng bột, màu hồng, được kết tinh thành hạt nhỏ, khi để khô có
độ rời tốt, dễ bón. Hàm lượng K nguyên chất trong phân là 50 - 60%. Ngoài ra, còn có một ít
muối ăn NaCl. Phân KCl được sản xuất với khối lượng lớn trên thế giới, chiếm 93% tổng
lượng phân kali, rất thích hợp để bón cho cây dừa, không nên bón vào đất mặn và một số loài
cây hương liệu, chè, cà phê, thuốc lá…

Phân kali sunphat K2SO4

Kali sunphat là loại phân chua sinh lý, có dạng tinh thể nhỏ, mịn, màu trắng, dễ tan trong
nước, ít hút ẩm. Hàm lượng K nguyên chất trong kali sunphat là 45 - 50%. Ngoài ra, còn
chứa 18% S. Phân này thích hợp với nhiều loại cây trồng (cây có dầu, rau cải, thuốc lá, chè,
cà phê). Sử dụng kali sunphat nhiều trên các loại đất chua làm tăng độ chua của đất.

3. Phân hữu cơ

Phân hữu cơ là là những loại phân bón chứa các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng
dưới dạng những hợp chất hữu cơ, được hình thành từ phân, chất thải gia súc, gia cầm, tàn dư
thân, lá cây, phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, than bùn hoặc các chất hữu cơ từ chất thải
sinh hoạt, nhà bếp, nhà máy sản xuất thủy, hải sản,… Khi bón vào đất, phân hữu cơ giúp cải
tạo đất, tăng độ phì nhiêu cho đất bằng việc cung cấp, bổ sung các chất mùn, chất hữu cơ, các
loại vi sinh vật cho đất đai và cây trồng.

3.1.Phân hữu cơ truyền thống

Nguồn gốc: phân gia cầm, gia súc, phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, chế biến
nông - lâm - thủy sản, rác thải, phân xanh… được chế biến bằng các kỹ thuật ủ truyền thống.
Những loại phân bón hữu cơ truyền thống thường có hiệu lực chậm, thời gian xử lý dài và
hàm lượng dinh dưỡng thấp.

Phân chuồng

Nguồn gốc: phân, nước tiểu động vật (phân gia cầm, gia súc, phân bắc), được chế biến bằng
các kỹ thuật, phương pháp ủ phân truyền thống.

Ưu điểm: Phân chuồng cung cấp cho cây trồng các chất dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung
và vi lượng, cung cấp chất mùn giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu và ổn định kết cấu đất, tạo
điều kiện cho bộ rễ phát triển, hạn chế xói mòn, hạn hán.

Nhược điểm:

Hàm lượng các dưỡng chất thấp cần bón với khối lượng lớn, chi phí vận chuyên cao, tốn
nhiều nhân công.

Nếu không chế biến kỹ hoặc sử dụng phân chuồng tươi sẽ mang nhiều mầm bệnh cho cây
trồng như các bào tử nấm bệnh, vi khuẩn, virut, hạt giống cỏ dại, nhộng kén côn trùng… hoặc
trứng giun sản, vi khuẩn thổ tả,.…gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

Phân xanh
Phân xanh được gọi chung cho các cây hay lá cây tươi được chế biến bằng cách ủ hoặc vùi
xuống trong đất để bón cho cây trồng và đất.

Ưu điểm: Phân xanh có tác dụng bảo vệ, cải tạo đất đai, hạn chế xói mòn.

Nhược điểm: Phân xanh khi vùi xuống đất, xảy ra quá trình phân hủy chất hữu cơ, thường
phát sinh các chất độc hại với cây trồng như CH4, H2S,… gây ra hiện tượng ngộ độc chất
hữu cơ. Phân xanh có tác dụng chậm và chỉ có công dụng để bón lót.

Phân rác

Là những loại phân chế biến bằng biện pháp ủ truyền thống từ rơm rạ, thân cây, lá cây từ sản
xuất nông nghiệp,….

Ưu điểm: tăng độ tơi xốp, ổn định kết cấu đất, hạn chế xói mòn và chống hạn cho cây trồng.

Nhược điểm: hàm lượng dinh dưỡng thấp, cách chế biến phức tạp và mất thời gian dài. Có
thể mang những mầm bệnh hoặc hạt cỏ dại sẵn có trong nguồn nguyên liệu (tàn dư cây trồng
lấy để ủ làm phân rác)

Than bùn

Than bùn không bón trực tiếp mà phải qua chế biến mới sử dụng được cho cây trồng.

Ưu điểm: tốt trong việc bón cải tạo, tăng độ phì nhiêu cũng như hữu cơ cho đất.

Nhược điểm: hàm lượng dinh dưỡng thấp, quá trình chế biến phức tạp nên phải bón với khối
lượng lớn vừa tốn công, vừa tốn chi phí.

3.2.Phân hữu cơ chế biến theo quy trình công nghiệp ( xem xét , vì đều là phân
hữu cơ )

Là những loại phân bón hữu cơ được chế biến từ các chất hữu cơ có nguồn gốc khác
nhau theo quy trình công nghiệp với công nghệ tiên tiến để sản xuất ra khối lượng lớn loại
phân bón có chất lượng tốt hơn các loại phân bón hữu cơ truyền thống.

Phân bón hữu cơ khoáng


Là sản phẩm phân bón phân hữu cơ và được phối trộn thêm các nguyên tố khoáng vô cơ (8-
18%) gồm N, P, K,15% thành phần là các chất hữu cơ
Ưu điểm: hàm lượng các chất dinh dưỡng khoáng cao.
Nhược điểm: bón lâu ngày không tốt cho đất và hệ vi sinh vật đất.
Phân bón vi sinh

Là phân chứa từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật hữu ích gồm nhiều nhóm: vi sinh vật phân
giải hữu cơ, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật ký sinh, vi sinh vật đối kháng, vi sinh vật
phân hủy xenlulo,…..
Ưu điểm: bổ sung, thúc đẩy sự phát triển của hệ vi sinh vật đất, phân giải các chất cây trồng
khó hấp thu thành dạng dễ hấp thu cho cây trồng, tổng hợp một số chất dinh dưỡng cho cây
trồng, khống chế mầm bệnh trong đất, nâng cao hiệu quả sử dụng hấp thu phân bón.

Nhược điểm:

Không cung cấp hoặc chỉ cung cấp một lượng vừa phải các chất dinh dưỡng cho cây trồng,
không đủ khả năng cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cho cây trồng.

Có hạn sử dụng và mỗi loại đều phụ thuộc nhiều vào các nhóm cây trồng.

Vi sinh vật phải có chất hữu cơ làm nguồn thức ăn để phát triển nên cần bón bổ sung thêm
phân bón hữu cơ để làm thức ăn cho VSV, tốn thêm chi phí để bón phân hữu cơ.

Phân bón hữu cơ sinh học

Là sản phẩm phân bón chế biến từ các loại nguyên liệu hữu cơ được pha trộn và xử lý bằng
cách lên men một hoặc nhiều loại vi sinh vật có lợi để tăng và cân bằng hàm lượng các chất
dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Có trên 22% thành phần là các chất hữu cơ.

Ưu điểm:

Có thể dùng bón được tất cả các giai đoạn của cây trồng: bón lót, bón thúc, bón nuôi quả,…

Cung cấp đầy đủ, cân đối các dinh dưỡng khoáng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng, phát
triển khỏe mạnh, tăng năng suất và chất lượng nông sản.

Bổ sung một lượng lớn chất mùn, acid Humic, Humin,…. giúp cải tạo các đặc tính hóa học -
sinh học - vật lý của đất, hạn chế rửa trôi các chất dinh dưỡng và xói mòn đất, phân giải các
độc tố trong đất.

Bổ sung, thúc đẩy hệ vi sinh vật đất phát triển giúp khống chế các mầm bệnh trong đất, cung
cấp các chất kháng sinh tự nhiên giúp tăng sức đề kháng tự nhiên, sức chống chịu của cây
trồng với sâu bệnh và những bất lợi từ thời tiết.

Tăng hiệu lực hấp thu các chất dinh dưỡng từ đất bằng việc cung cấp các vi sinh vật phân giải
những chất cây trồng khó hấp thu thành dễ hấp thu, thân thiện với môi trường, an toàn với
người và sinh vật có ích.

Nhược điểm: giá thành cao.

Phân bón hữu cơ vi sinh

Là sản phẩm phân bón chế biến theo quy trình công nghiệp từ nhiều nguồn nguyên liệu hữu
cơ khác nhau, được xử lý lên men với từ một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có lợi, chứa các
bào tử sống. Có thành phần hàm lượng các chất hữu cơ trên 15%.
Ưu điểm: Cung cấp đủ các yếu tố dinh dưỡng khoáng đa, trung, vi lượng cho cây trồng, cải
tạo độ phì nhiêu, tơi xốp của đất. Cung cấp một lượng vi sinh vật phân giải các chất khó hấp
thu thành chất dễ hấp thu, vi sinh vật đối kháng, ký sinh,…cho đất giúp ức chế, kìm hãm sự
phát triển các mầm bệnh trong đất, nâng cao sức đề kháng của cây trồng, không gây ô nhiễm
môi trường, không độc hại với con người và sinh vật có ích.

Nhược điểm: hàm lượng thành phần các chất hữu cơ ít hơn phân bón hữu cơ sinh học.

II, Thuốc trừ sâu

1. Khái niệm:

Theo tổ chức nông lương FAO, thuốc trừ sâu là bất kỳ chất hoặc hỗn hợp các chất nào
nhằm mục đích ngăn ngừa, tiêu diệt hoặc kiểm soát bất kỳ dịch hại nào, bao gồm các vật
trung gian truyền bệnh cho người hoặc động vật, các loài thực vật hoặc động vật không mong
muốn, gây hại trong hoặc can thiệp vào quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển
hoặc tiếp thị thực phẩm, hàng hóa nông nghiệp, gỗ và sản phẩm gỗ hoặc thức ăn gia súc, hoặc
các chất có thể được sử dụng cho động vật để kiểm soát côn trùng, loài nhện hoặc các loài
gây hại khác trong hoặc trên cơ thể chúng.

Khi phun thuốc trừ sâu để bảo vệ thực vật thì thì thuốc trừ sâu cũng tồn lưu trong môi
trường (do tính chất dễ bay hơi, dễ tan trong nước và tính bền của chúng đối với quá trình
biến đổi sinh học). Chúng trực tiếp rơi vào đất, bay vào không khí, đi vào các nguồn nước
qua quá trình rửa trôi.

2. Phân loại: Theo quan điểm hoá học, có 3 loại thuốc trừ sâu

2.1. Các hợp chất cơ halogen (DDT, 666):

Tính độc cao, phổ tác động rộng, thẩm thấu sâu, có thể gây độc tế bào thần kinh ngoại
biên thông qua phản ứng liên kết với màng sợi trục và hình thành phức chất với màng sợi
trục, ức chế hoạt động của men ATPaza.

Tương đối bền vững, tồn tại trong môi trường một thời gian khá dài gây ô nhiễm, ảnh
hưởng xấu đến cân bằng sinh học.

2.2. Các hợp chất cơ photpho: tính độc cao nhưng bị phân hủy nhanh trong môi
trường tạo ra các sản phẩm không độc.

Parathion: màu vàng, mùi tỏi, dạng nhũ tương.

Methyl parathion: màu nâu thẫm (dạng nhũ tương) hoặc màu đỏ (dạng bột), mùi thối.

Dipterec: dạng tinh thể, màu trắng.

DDVP (dichloro diphenyl vinyl phosphat): màu vàng nhạt

2.3. Các cacbamat (carbaryl):


Là chất dẫn xuất từ acid carbamic NH2COOH, dễ bị phân huỷ trong môi trường kiềm
và acid, ít tan trong nước nhưng dễ tan trong dung môi hữu cơ, không tồn tại lâu trong môi
trường, hiệu lực diệt sâu nhanh.

Phổ tác dụng hẹp hơn thuốc trừ sâu cơ halogen, chuyên tính đối với nhóm côn trùng
chích hút, tác động nhanh, tính độc cao tác động đến hệ thần kinh, tích luỹ nhanh, một số có
tính xông hơi.

Carbaryl (Sevin)
Nguyên chất tinh thể màu trắng, mùi nhẹ, độ hòa tan trong nước ở 20·C là dưới 0,1%
nhưng dễ hòa tan trong nhiều dung môi hữu cơ, bền vững dưới tác động của tia tử ngoại,
nhiệt độ và oxi không khí, phân hủy trong môi trường kiềm.
Tính độc: an toàn đối với cây ở liều lượng khuyến cáo, không có đặc tính tích lũy
trong cơ thể động vật. Sevin có độ độc cao đối với ong, ít độc đối với cá nhưng tiêu diệt
những phiêu sinh vật sống trong nước mà cá ăn được, gián tiếp gây hại đến cá.
MIPCIN (Bayron, PHC)
Thuốc có dạng lỏng, màu vàng, mùi hôi, không tan trong nước, ít tan trong dung môi
hữu cơ (trừ aceton, methanol, ethyl, acetate), dễ bị phân hủy bởi kiềm, ít bền ở điều kiện
đồng ruộng nên chỉ có hiệu lực trong vài ngày.
Tính độc: độc đối với cá.
Bassa (Osbac, BMPC)
Thuốc ở dạng lỏng, mùi hôi, màu vàng hoặc đỏ lợt, không tan trong nước, tan trong
aceton và chloroform, dễ bị phân hủy trong môi trường kiềm.
Tính độc: ít độc đối với cá.
Furadan (Carbofuran)
Thuốc ở dạng hạt có màu tím hay trắng xám, mùi nồng nhẹ, ít tan trong nước, tan
nhiều trong các dung môi hữu cơ, dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao và trong môi trường kiềm.

Tính độc: thuốc thuộc nhóm độc I, cấm sử dụng, rất độc đối với người và động vật
máu nóng nhưng an toàn đối với cây trồng.
Tên ảnh: Cảnh báo toàn cầu về mức độ rủi ro của thuốc trừ sâu đối với toàn bộ diện tích đất
trên trái đất.

Để đánh giá rủi ro (RS - Risk score) thuốc trừ sâu trong mỗi khu vực, mức độ tích lũy trong
môi trường (PEC - Predicted environmental concentration) của mỗi AI tại môi trường đất,
nước bề mặt, nước ngầm và khí quyển được xem xét bằng mô hình không gian với yếu tố
đầu vào là dữ liệu môi trường trên hệ quy chiếu địa lý và các đặc tính hóa lý của AI. Theo
đó, các tỷ lệ áp dụng AI theo từng vùng và đối tượng cây trồng được thu thập từ cơ sở dữ
liệu Pest-chemgrids V1.

*AI : Trí tuệ nhân tạo

Kết quả cho thấy, 74,8% diện tích đất nông nghiệp toàn cầu (tương ứng 28,8 triệu km2) có
nguy cơ ô nhiễm thuốc trừ sâu với giá trị RS>0. Đáng chú ý, 31,4% (tương đương 12,1 triệu
km2) nằm trong nhóm có nguy cơ cao với RS>3.
Phân tích theo khu vực cho thấy, 61,7% diện tích đất nông nghiệp ở châu Âu (tương đương
với khoảng 2,3 triệu km2) có nguy cơ ô nhiễm thuốc trừ sâu cao. Trong đó, ba quốc gia
thuộc diện cảnh báo này nằm ở khu vực Đông Âu và Nam Âu là Liên bang Nga (0,91 triệu
km2), Ukraine (0,35 triệu km2) và Tây Ban Nha (0,19 triệu km2).
Châu Á là khu vực có diện tích đất nông nghiệp thuộc nhóm nguy cơ cao nhiều nhất (4,9
triệu km2), chủ yếu tại Trung Quốc (2,9 triệu km2).
Đất nông nghiệp ở châu Đại Dương có nguy cơ ô nhiễm thuốc trừ sâu thấp nhất khi chỉ có
0,27 triệu km2 diện tích đất có chỉ số RS báo động.
Trước đó, một nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, hơn 40% diện tích đất trên trái đất chịu ảnh
hưởng từ thuốc trừ sâu, trong đó ít nhất 18% diện tích đất trên thế giới (tập trung chủ yếu tại
khu vực châu Á, châu Mỹ và Nam Âu) thuộc nhóm nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ
sâu. Những số liệu cập nhật mới này cũng chỉ rõ sự gia tăng nhanh chóng các tác động của
thuốc trừ sâu đến những khu vực được cho là chịu rủi ro ở mức trung bình (hoặc rất thấp)
như Đông Âu và châu Phi.
Ô nhiễm bởi hỗn hợp thuốc trừ sâu là một vấn đề toàn cầu vì các AI có thể gây ra tác động
cộng dồn đến toàn bộ các loài sinh vật thông qua những ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp.
Theo đó, 63,7% diện tích đất nông nghiệp có nguy cơ bị ô nhiễm bởi ít nhất một AI, thậm chí
khoảng 20,9% diện tích đất nông nghiệp trên thế giới chịu tác động từ hơn 10 nhóm AI khác
nhau có trong thuốc trừ sâu. Đáng chú ý, phần lớn diện tích đất nông nghiệp ở châu Âu
(93,7%), Bắc Mỹ (73,4%) và Nam Mỹ (69,4%) đều được báo cáo bị ô nhiễm bởi ít nhất một
loại AI. Trung Quốc là quốc gia có nguy cơ bị ô nhiễm bởi hơn 20 loại AI khác nhau đối với
8,4% diện tích đất nông nghiệp (tương đương 0,34 triệu km2)

Link trích dẫn:


http://vjst.vn/Images/Tapchi/2021/12A/57-12A-

1. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm phân bón, thuốc trừ sâu


Theo thống kê của cơ quan chức năng, trung bình mỗi năm nông dân trong
toàn tỉnh sử dụng khoảng 75 tấn thuốc BVTV. Trong đó, khoảng 30 tấn thuốc
trừ sâu (chiếm 40%), 25 tấn thuốc trừ bệnh (chiếm 34%), 10 tấn thuốc trừ cỏ
(chiếm 13%), còn lại 10 tấn là thuốc trừ các đối tượng khác (chiếm 13%). Mỗi
vụ sản xuất, nông dân thường phun từ 4 - 6 lần thuốc BVTV (thuốc trừ cỏ,
phun lá, phòng, trừ sâu bệnh...); sử dụng 0,6kg thuốc BVTV/ha/năm. Đó là
đối với tình trạng cây trồng bình thường còn nếu sâu bệnh phát triển nhiều thì
số lần phun thuốc BVTV của nông dân càng tăng lên.

Việc lạm dụng thuốc BVTV nhất là thuốc trừ cỏ sẽ làm cho đất chua, giữ
phân bón kém dẫn đến cây trồng khó hấp thu dinh dưỡng khiến năng suất
không đạt tối đa; tiêu diệt sinh vật có ích, tạo đà cho sinh vật có hại phát triển
nên cây trồng dễ nhiễm sâu bệnh, sinh trưởng kém. Nguyên nhân của tình
trạng còn bộ phận nông dân lạm dụng thuốc BVTV quá mức cần thiết là do bà
con chưa quan tâm đến mặt trái của các loại thuốc này dẫn đến sử dụng tùy
tiện, cho rằng càng phun liều lượng nặng so với hướng dẫn thì hiệu quả phòng
trừ càng cao...

2. Ảnh hưởng của phân bón, thuốc trừ sâu


Thuốc trừ sâu được sinh ra để kiểm soát số lượng sâu bệnh (thường là khiến
sâu bệnh giảm đi) và không gây ảnh hưởng đến môi trường hay bất kì thứ nào
khác.
Thuốc trừ sâu đi vào môi trường thông qua sử dụng hoặc thông qua tai nạn liên
quan đến thuốc trừ sâu.
Dư lượng thuốc trừ sâu có thể được tìm thấy trong đất, nước thậm chí cả không
khí.

*Ảnh hưởng trực tiếp đến con người: ( cân nhắc không đưa vào vì k chỉ rõ
được ảnh hưởng là gì )
- Những người có nguy cơ bị ảnh hưởng gồm: công nhân sản xuất, điều chế,
người phun thuốc,... Đặc biệt là trong quá trình sản xuất thuốc trừ sâu, phân
bón những người làm trong lĩnh vực này tiếp xúc với thuốc trừ sâu, phân bón
rất nhiều khiến họ bị ảnh hưởng nhiều nhất.
- Ảnh hưởng thông qua thực phẩm: dư lượng thuốc trừ sâu trong các thực
phẩm thường vượt ngưỡng cho phép, quy định.
*Ảnh hưởng đến môi trường:
Thuốc trừ sâu, phân bón có thể gây ô nhiễm đất, nước, không khí,...
a) Ảnh hưởng đến nguồn nước:
- Thuốc trừ sâu, phân bón thường là các chất dễ tan trong nước nên khi sử dụng
với liều lượng không phù hợp sẽ gây ra tồn dư thuốc trừ sâu, phân bón dẫn đến
việc gây ra ô nhiễm, đặc biệt là nguồn nước.
- Nguồn nước cũng bị ô nhiễm bởi dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón còn trong
đất sau một thời gian dài sử dụng và không có biện pháp khắc phục dẫn đến
những chất này ngấm dần vào đất và dần dần ngấm vào nguồn nước ngầm.
- Nước thải từ hoạt động sản xuất phân bón gây ô nhiễm nguồn nước. VD: vào
khoảng đầu thập niên 80 của thế ký trước, khi nhà máy phân đạm Hà Bắc được
xây dựng và đi vào hoạt động, do quá trình xử lý môi trường chưa đảm bảo,
nước thải của nhà máy đã thải ra nguồn nước của khu vực lân cận gây chết hàng
hoạt các loại động, thực vật…
- Mưa, hiện tượng rửa trôi gây ra ô nhiễm nước mặt
b) Ảnh hưởng đến đất:
- Lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu dẫn đến đất bị giảm chất lượng, chua, gây
chết các loài vi sinh tự nhiên trong đất khiến đất mất dần độ tơi xốp, màu mỡ,...
dẫn đến việc đất đai bị cằn cỗi, cây trồng khó phát triển.
- Bản thân phân bón chứa một số chất độc hại như: Asen (As), Chì (Pb), Thuỷ
ngân (Hg) và Cadimi (Cd); cùng với đó là vi sinh vật gây hại như: E. Coli,
Salmonella, Coliform là những loại gây nên các bệnh đường ruột nguy hiểm.
- Thuốc trừ sâu có xu hướng bị hấp phụ khi lượng đất sét cao cũng như lượng
chất hữu cơ trong đất cao, đây là điều kiện thuận lợi để thuốc trừ sâu bị hấp
phụ.
c) Ảnh hưởng đến không khí:
- Trong quá trình sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu không tránh khỏi việc sử
dụng dung môi, việc khuấy trộn các chất với nhau,... dẫn đến việc phát thải các
khí không mong muốn ra môi trường xung quanh
- VOC (Volatile Organic Compound) là các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi
(thường là các dung môi hữu cơ) được sử dụng để hòa tan các chất có trong
thuốc trừ sâu, các chất này khi bay hơi ra không khí ảnh hưởng rất lớn đến
không khí, đặc biệt là sức khỏe con người.
- Hiện tượng trôi dạt thuốc trừ sâu gây ô nhiễm không khí: Rất nhiều thuốc trừ
sâu được phát hiện trong không khí trên toàn thế giới.
+ Nhiều thuốc trừ sâu gốc este sau khi xịt để loại trừ sâu bệnh, những thuốc trừ
sâu này bay hơi và gây hại đến các thực vật khác ở xung quanh.
+ Áp lực phun lớn cũng gây ra hiện tượng trôi dạt thuốc trừ sâu
+ Kích thước giọt phun nhỏ cũng gây ra hiện tượng trôi dạt

Bài viết
1 Bài
viết 2
Bài viết
3 Bài
viết 4
Video
I. Một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm do phân bón gây ra

1. Cần sử dụng phân bón một cách có hiệu quả

Người nông dân cần sử dụng các loại phân bón hoặc các chất có tác dụng làm
tăng hiệu suất bón cây. Trên thực tế hiện nay, có khá nhiều loại phân bón có khả
năng làm điều đó, giảm chi phí cũng như giảm lượng dư chất hoá học ngoài môi
trường. Tiêu biểu có thể kể tới là NEB 26, Wehg, Agrotain… chúng có khả năng giảm
lượng đạm sử dụng từ ¼ tới một nửa so với bình thường mà cây trồng vẫn cho
năng suất và hiệu quả cao, chất lượng tốt. Khả năng đó của chúng bắt nguồn từ cơ
chế làm giảm khả năng hoạt động của men phân giải Ureaza (một loại men làm mất
đạm ở cây trồng)

Ngoài ra, chúng ta cũng nên bổ sung cho cây những loại phân bón lá giúp tăng
đề kháng tự sinh ở cây, tăng khả năng phục hồi, từ đó có thể chống chọi được với
thời tiết cũng như sâu bệnh mà không giảm năng suất cây trồng. Trên thị trường
hiện có khoảng 2.000 loại phân bón lá ở các dạng lỏng, viên, bột, tiêu biểu như các
loại phân bón có chứa K-humate… có chứa các yếu tố vi lượng, đa lượng cho cây.
Việc sử dụng phân bón lá là một biện pháp hiệu quả nhằm tăng khả năng hấp thụ
các chất dinh dưỡng ở cây trồng nếu được sử dụng đúng lúc và đúng liều theo
khuyến cáo của nhà sản xuất. Nếu sử dụng đúng cách sẽ góp phần giảm chi phí sản
xuất và lượng phân bón hóa học sử dụng, và có thể tiết kiệm được 20 – 30% lượng
nước tiêu tốn, đồng thời tăng năng suất, chất lượng sản phẩm

Sử dụng các loại phân có chứa silic cũng là một cách tốt để tăng hiệu quả quang
hợp cho cây, cũng như khiến cây trở nên cứng cáp, cân đối dinh dưỡng nâng cao
khả năng hấp thụ các đa lượng NPK.

Chúng ta cũng nên tích cực sử dụng đan xen giữa phân bón hữu cơ và phân bón
vô cơ. Phân bón có nguồn gốc hữu cơ không chỉ bổ sung nguồn dinh dưỡng mà còn
có vai trò giúp duy trì độ phì của đất, cải thiện tính chất vật lý, sinh học của đất, làm
cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, tăng cường hoạt động của các vi sinh vật.
Không những thế, việc tận dụng các thành phần của phân hữu cơ như rơm rạ hay
tàn dư thực vật được bỏ lại sau thu hoạch… còn giúp tận dụng tối đa nguồn liệu sẵn
có, và giảm việc đốt rơm rạ gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến tầng ozon.

Song song với việc sử dụng các loại phân bón thân thiện, tối ưu cho cây chúng ta
cũng nên tích cực triển khai chương trình “ba giảm, ba tăng”. “ba giảm” là giảm
lượng phân đạm, giảm thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng hạt giống gieo. Còn “ba
tăng” là tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm và tăng hiệu quả kinh tế. Đi kèm
với đó là tuân thủ theo nguyên tắc “năm đúng”: đúng loại, đúng lúc, đúng đối
tượng, đúng thời vụ, đúng cách.

Sử dụng kỹ thuật canh tác lúa theo mô hình “3 giảm, 3 tăng” mang lại lợi ích về
nhiều mặt, giảm 40% chi phí giống; cây sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu, bệnh nên
giảm được trên 2 triệu đồng/ha cho chi phí thuốc bảo vệ thực vật và phân bón.
Chất lượng nông sản tốt, năng suất tăng, vì vậy góp phần tăng lợi nhuận từ 2,6-3,6
triệu đồng/ha.

2. Đào tạo và tuyên truyền kiến thức cho người dân, nghiên cứu cải tiến

Thực tế chỉ ra rằng, việc sử dụng lạm dụng phân bón bắt nguồn từ sự thiếu hiểu
biết của đại bộ phận người dân. Để đảm bảo được mọi kiến thức kĩ thuật đến được
với toàn dân cần có các khoá đào tạo, huấn luyện cho nông dân, các cấp cán bộ và
cán bộ khuyến nông. Cần phải làm sao cho dân hiểu và có thể áp dụng vào thực tế
đời sống. Ví dụ như: bón phân theo bảng so màu lá lúa (LCC) để sát với nhu cầu
dinh dưỡng của cây lúa, thực hiện quản lý dinh dưỡng tổng hợp (INM), bón phân
phù hợp từng vùng sinh thái và thời vụ… Điều đó đòi hỏi các viện, trường, các công
ty sản suất phân bón thực hiện các khoá trình diễn thực tế, hướng dẫn người dân
các biện pháp tăng hiệu quả bón cũng như phổ biến chương trình “ba giảm, ba
tăng” đến với tất cả mọi người

Không những thế, cần đẩy mạnh nghiên cứu tạo ra các công cụ mới làm tăng
hiệu quả bón, các cách bón mới giảm thời gian bón cũng như chống hiện tượng rửa
trôi và bay hơi phân bón. Nghiên cứu ra các chế phẩm sinh học nhằm giảm thiểu sự
ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp.

Các nhà đài, đài truyền hình, đài tiếng nói, hay các cán bộ ở thôn xã cần tích cực
tuyên truyền, phổ biến các kiến thức kĩ thuật chăm sóc cây, kĩ thuật bón phân hiệu
quả cho người dân trên cả nước và tại các địa phương theo từng địa hình cụ thể.
Một số các chương trình tiêu biểu như “bạn của nhà nông” trên VTV2, chương trình
giải đáp thắc mắc của nông dân trên VTC14… đem lại một cái nhìn mới cho nhà
nông cũng như giúp nông dân nắm được các cách làm mới và hiệu quả.

Tích cực áp dụng công nghệ trong quản lý và phát triển. kiểm tra giám sảt chất
lượng phân bón, đặc biệt là các loại có chứa chất độc gây nguy hiểm đối với môi
trường. Tích cực thanh tra, kiểm tra các cơ sở bán và phân phối phân bón, nhắc
nhở người bán về việc phổ biến cách bón phân cho người mua theo nguyên tắc
tuân thủ theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và các cơ quan có liên quan.

3. Đưa ra các hình thức xử lý, các quy chế và chính sách.

Cần sớm ban hành bộ luật liên quan đến việc sử dụng phân bón và các hình thức
sử phạt đối với hành vi vô ý hay cố tình xả thải quá mức lượng dư chất hoá học có
trong phân bón ra môi trường. Có các hình phạt và chế tài đủ mạnh để răn đe các
hành động không tuân thủ theo nguyên tắc bảo vệ môi trường. Cần có những hình
thức xử phạt nặng hơn đối với các cơ sở buôn bán phân bón kém chất lượng, các
nơi sản xuất phân bón có hàm lượng chất vượt quá ngưỡng cho phép, sử dụng các
chất không được cấp phép trong phân bón vô cơ…
II. Một số giải pháp giảm thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm
môi trường

1. Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)

Bên cạnh việc sử dụng thuốc BVTV thì việc áp dụng các biện pháp canh tác cơ
bản như vệ sinh đồng ruộng, bón phân cân đối, luân canh, xen canh cây trồng, sử
dụng giống kháng và tuân thủ lịch thời vụ cũng có thể làm sâu bệnh ít xuất hiện,
giảm việc phun thuốc giai đoạn đầu vụ. Việc giảm sử dụng thuốc BVTV giai đoạn
đầu vụ làm cho sinh vật có lợi và thiên địch duy trì trên đồng ruộng, làm tăng đa
dạng sinh học, giúp khống chế sinh vật hại trong một ngưỡng cho phép. Chương
trình IPM được chứng minh là có hiệu quả trong thực tế quản lý dịch bệnh

2. Áp dụng phương pháp đấu tranh sinh học

Bằng cách sử dụng thiên địch (bọ xít hoa gai vai nhọn Eocanthecona
furcellata), ong ký sinh... từ đó giúp giảm lượng thuốc trừ sâu nông dân sử
dụng, giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

3. Áp dụng Công nghệ sinh thái 

Ven bờ ruộng trồng các loại hoa có phấn hoa (sao nhái, đậu bắp, xuyến
chi, ..) nhằm thu hút các loài thiên địch, góp phần làm tăng đa dạng sinh học
trên ruộng, giúp khống chế sâu hại.

4. Quy hoạch thu gom, tập kết bao bì, vỏ chai thuốc BVTV đã qua sử dụng

Việc thu gom lại các bao bì thuốc bảo vệ thực vật là một biện pháp vô cùng
quan trọng trong công cuộc bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm thuốc bảo vệ thực
vật. Hành động nhỏ đó giúp chúng ta bảo vệ rất nhiều thứ như nguồn nước,
chất lượng đất, môi trường sinh sống của động vật....

5. K iểm tra , hướng dẫn việc sử dụng thuốc BVTV

Thường xuyên kiểm tra, thanh tra và đo đạc các số liệu thực tế nơi nông dân
canh tác nhằm đảm bảo an toàn về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau. Từ
đó, chi cục bảo vệ thực vật sẽ đưa ra các giải pháp và hình thức xử lý kịp thời
Ngoài việc kiểm tra sử dụng thuốc BVTV ngoài đồng, còn hướng dẫn người
dân kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng
thuốc, Đúng lúc, Đúng nồng độ và liều lượng, Đúng cách; đảm bảo thời gian
cách ly trước khi thu hoạch. Trang bị bảo hộ và an toàn lao động khi phun thuốc.
Cách thức xử lý bao bì thuốc BVTV sau khi đã sử dụng

Tài liệu tham khảo:

Agroviet-1/6/2009: Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón tới môi trường_TS.
Trương Hợp Tác. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

Báo cáo của Viện Thổ nhưỡng Nông hoá về kết quả điều tra phân bón lá 2004 –
2007.

Cần giảm sử dụng phân bón vô cơ _ Khánh Trung

Giải pháp gì? Khi phân bón vô cơ tăng._Truc Huynh

You might also like