You are on page 1of 6

Bài tập 13 - 10

Câu 16.1(M1) Công thức nào để tính nhiệt lượng Q bằng đơn vị Calo:

A. Q=4,18 I2Rt.

B. Q=I2Rt.

C. Q=0,24 I2Rt.

D. Q=2,4 I2Rt.
Câu 16.2(M1) Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của nhiệt lượng?

A. J; cal.
B. kJ; kcal.
C. Ws; Wh.
D. Cả A, C đều đúng.
Câu 16.3(M1) Một dây dẫn có điện trở 20Ω đặt ở hiệu điện thế 60V trong
thời gian 30 phút thì nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn là bao nhiêu?

A. 324000J.
B. 3240kJ.
C. 777600J.
D. 777,6kcal.

Câu 16.4(M1) Hai đầu một điện trở R đặt một hiệu điện thế 220V trong thời
gian 305 giây.Biết nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn là 335200J. Tính điện trở R
của dây dẫn.
A. ≈40Ω.
B. ≈54Ω.
C. ≈34Ω.
D. ≈44Ω .

Câu 16.5(M2) Hai điện trở R1=24Ω, R2=8Ω mắc nối tiếp vào hai điểm có hiệu
điện thế không đổi 12V trong thời gian 1 phút. Tính nhiệt lượng tỏa ra của
mạch điện.

A. 250J.
B. 260J.
C. 270J.
D. 280J.
Câu 16.6(M2) Hai điện trở R1=24Ω, R2=8Ω mắc song song vào hai điểm có
hiệu điện thế không đổi 12V trong thời gian 1 phút. Tính nhiệt lượng tỏa ra
của mạch điện.

A. 14,4kJ.
B. 1400J.
C. 1420J.
D. 1440J.
Câu 16.7(M2) Trong mạch điện mắc nối tiếp gồm một dây bằng đồng và một bóng đèn điện, ta thấy
nóng sáng còn dây đồng hầu như không nóng lên. Câu giải thích nào sau đây không hợp lý?

A. Dây đồng có điện trở nhỏ, tỏa nhiệt ít nên ít nóng.


B. Dây tóc đèn có điện trở rất lớn nên tỏa nhiệt nhiều, nóng sáng.

C. Dòng điện qua đèn lớn hơn dòng điện qua dây đồng nên bóng đèn nóng sáng.
D. Cả A và B đều đúng.

Câu 16.8(M3) Nếu đồng thời tăng điện trở dây dẫn, cường độ dòng điện và
thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn lên 2 lần thì nhiệt lượng tỏa ra trên
dây dẫn sẽ tăng lên:

A. 4 lần.
B. 8 lần.
C. 12 lần.
D. 16 lần.
Câu 16.9(M3) Một dây dẫn có điện trở 20Ω đặt ở hiệu điện thế 60V. Nhiệt lượng
do dây dẫn tỏa ra trong 30 phút theo đơn vị Calo là: Q=0,24 I2Rt

A. 7776000 calo.
B. 7776 calo.
C. 777600 calo.
D. 77760 calo.

Câu 16.10(M4) Một dây dẫn hình trụ, đồng chất, tiết diện đều, dài l, điện trở suất ρ. Cường
độ dòng điện chạy qua dây có giá trị I và khoảng thời gian t không đổi, nhiệt lượng tỏa ra
trên dây là Q=I2Rt. Nếu ta tăng đường kính của dây lên hai lần thì nhiệt lượng tỏa ra trên
dây sẽ:

R nghịch S và R thuận Q - > Q nghịch S - > S tăng ~ Q giảm

A. Tăng hai lần.


B. Giảm hai lần.
C. Tăng bốn lần.
D. Giảm bốn lần.

Câu 18.1(M1) Chọn phép biến đổi đúng:

A. 1J = 0,24cal.
B. 1cal=0,24J.
C. 1J=4,18cal.
D. 1cal=4,6J.
Câu 18.2(M1) Từ định luật Jun-Lenxo ta kết luận:

A. Trong một đoạn mạch, trong cùng một thời gian, nếu tăng cường độ
dòng điện lên hai lần thì nhiệt lượng tỏa ra tăng hai lần.
B. Trong một đoạn mạch, trong cùng một thời gian, nếu tăng cường độ
dòng điện lên hai lần thì nhiệt lượng tỏa ra tăng bốn lần.
C. Trong một đoạn mạch, trong cùng một thời gian, nếu tăng cường độ
dòng điện lên hai lần thì nhiệt lượng tỏa ra giảm bốn lần.
D. Trong một đoạn mạch, trong cùng một thời gian, nếu tăng cường độ
dòng điện lên hai lần thì nhiệt lượng tỏa ra giảm hai lần.

Câu 18.3(M1) Nếu đồng thời tăng điện trở dây dẫn, cường độ dòng điện và
thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn 2 lần thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây
dẫn sẽ tăng lên:

A. 4 lần.

B. 8 lần.

C. 12 lần.

D. 16 lần.

Câu 18.4(M1) Đặt vào hai đầu một điện trở R=12Ω một hiệu điện thế U.
Nhiệt lượng tỏa ra trên dây điện trở R trong 40 phút là 7200J. Giá trị của U
là:

A. 6V.

B. 3V.

C. 12V.

D. 9V.

Câu 18.5(M2) Đặt vào hai đầu một điện trở R một hiệu điện thế U=12V.
Nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở trong 1 phút 40 giây là 600J. Điện trở R có
giá trị là:

A. 12Ω.

B. 6Ω.

C. 18Ω.

D. 24Ω.

Câu 18.6(M2) Đặt vào hai đầu một điện trở R=12Ω một hiệu điện thế U=4V.
Nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở trong khoảng thời gian t là 12kJ. Giá trị của
t là:

A. 2h.

B. 2h1800s.

C. 3h.

D. 3h30s.

Câu 18.7(M2) Trong cùng khoảng thời gian khi ta mắc hai điện trở R 1 và R2
nối tiếp nhau rồi cho dòng điện I chạy qua. Hệ thức nêu lên mối liên hệ
giữa nhiệt lượng và điện trở của mỗi dụng cụ nào sau đây là đúng:

A. Q1/Q2=R1/R2

B. Q2/Q1=R1/R2

C. Q1/Q2=R2/R1

D. Q1.Q2=R1.R2

Câu 18.8(M3) Để tăng nhiệt độ của 2 lít nước từ 20 0C đến 1000C, cần dòng
điện I0 đi qua điện trở trong vòng 20 phút. Để tăng nhiệt độ của 4 lít nước từ
200C đến 1000C với cùng một điện trở cần dòng điện I=2I0 trong vòng:

A. 20 phút.
B. 40 phút.
C. 10 phút.
D. 60 phút.

Câu 18.9(M3) Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu điện trở R đặt trong nhiệt lượng kế, làm tăng
nhiệt độ của nước thêm một lượng ∆T trong thời gian t. Nếu dùng điện trở R/2 và trong cùng
điều kiện như thế thì thời gian là t’. Chọn câu đúng:

A. t’=t vì R giảm thì I tăng, công suất nhiệt không đổi.


B. t’>t vì điện trở giảm, công suất nhiệt giảm, cần thời gian đun lớn hơn.
C. t’<t vì I tăng, công suất nhiệt tăng, thời gian đun giảm đi.
D. t’<t vì R giảm một nửa, cường độ dòng điện tăng gấp đôi, vì vậy công suất nhiệt tăng 2 lần,
thời gian đun giảm đi.

Câu 18.10(M4) Có 3 điện trở được mắc vào ba mạng điện khác nhau dùng để đun sôi 3 bình nước g
tích nước như nhau và nhiệt độ ban đầu như nhau:

- Điện trở R1=100Ω được mắc vào mạng điện 220V.

- Điện trở R2=5Ω được mắc vào biến thế 24V.

- Điện trở R3=6Ω được mắc vào nguồn điện 12V.


Lập luận nào sau đây đúng:

A. Bình có điện trở R1mau sôi hơn vì dùng hiệu điện thế lớn nhất.

B. Bình có điện trở R3 lâu sôi nhất vì dùng hiệu điện thế nhỏ nhất.

C. Bình có điện trở R2 lâu sôi nhất vì dùng điện trở nhỏ nhất.

D. Bình có điện trở R1 mau sôi hơn vì có công suất lớn nhất.

You might also like