You are on page 1of 18

ÔN TẬP MÔN NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ

-----------------
Câu 1: Trình bày bản chất, đặc điểm và vai trò của Quản lý kinh tế.
1. Khái niệm: QLKT là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý trong quá trình tiến hành các
hoạt động kinh tế nhằm đạt mục tiêu KT-XH đề ra.
* Nội hàm khái niệm:
- QLKT là sự tác động liên tục có tổ chức, hướng đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý.
Chủ thể
QLKT
Mục tiêu

Đối tượng
QLKT

- 1 hệ thống quản lý phải bao gồm ít nhất 02 phân hệ: Chủ thể quản lý và đối tượng quản lý;
- QLKT là 1 quá trình phức tạp gồm rất nhiều loại công việc; do đó phải tiến hành phân công lao động trong
quá trình quản lý để hình thành nên các chức năng quản lý;
- Mục tiêu của quản lý là sử dụng tối ưu các nguồn lực để phục vụ lợi ích của con người và đạt được hiệu quả
KT-XH cao nhất.
2. Mục tiêu và động lực của QLKT:
a) Mục tiêu: Mục tiêu của QLKT là mục tiêu do chủ thể quản lý đề ra trên cơ sở nhận thức và vận dụng các
quy luật khách quan vào điều kiện cụ thể nhất định;
- Các loại mục tiêu: có 04 loại:
+ Mục tiêu kinh tế - kỷ thuật; mục tiêu chính trị xã hội.
+ Mục tiêu tổng quát; mục tiêu cụ thể.
+ Mục tiêu định tính; mục tiêu định lượng.
+ Mục tiêu trước mắt; mục tiêu lâu dài.
b) Động lực của QLKT: Là những kích thích của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý nhằm làm cho đối
tượng quản lý nhanh chóng đạt tới mục tiêu.
- Các loại động lực: có 02 loại:
+ Động lực kinh tế (vật chất);
+ Động lực tinh thần.
* Mối quan hệ giữa mục tiêu và động lực: có quan hệ biện chứng trong QLKT
- Mục tiêu đúng sẽ biến thành động lực, mục tiêu sai sẽ triệt tiêu động lực;
- Động lực mạnh mẽ sẽ nhanh chóng đưa hệ thống đến mục tiêu và ngược lại.
3. Vai trò của QLKT:
- Là nhân tố quyết định sự thành bại của 1 hệ thống kinh tế;
- Làm cho các hoạt động trong hệ thống ăn khớp, nhịp nhàng, đều đặn;
- Là nguồn lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế;
- Thực hiện chức năng định hướng và điều tiết nền kinh tế theo mục tiêu đã xác định;
- Tạo điều kiện để phát triển năng lực cá nhân và tinh thần tập thể để đạt mục tiêu chung, kết quả chung lớn hơn
kết quả của từng cá nhân cộng lại;
- QLKT là hệ thống đưa đường lối chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống.
4. Đặc điểm của QLKT:
- QLKT vừa là khoa học vừa là nghệ thuật;
- QLKT là hoạt động dựa vào quyền uy của chủ thể quản lý; đặc điểm này đòi hỏi những người tham gia công
tác QLKT phải có 04 quyền cơ bản sau:
+ Quyền lực về tổ chức hành chính;
+ Quyền lực về kinh tế; Quyền lực cứng
+ Quyền lực về đạo đức;
+ Quyền lực về trí tuệ; Quyền lực mềm

ÔN TẬP NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ - QLKT K30_ĐT

vominhhung1982@gmail.com
0917.167.761
- QLKT vừa có tính chủ quan vừa có tính khách quan (là hoạt động chủ quan của chủ thể quản lý nhưng dựa
trên cơ sở khách quan);
- QLKT có tính 02 mặt:
+ Mặt tổ chức - kỷ thuật;
+ Mặt kinh tế - xã hội: Quản lý bao giờ cũng hướng vào mục tiêu mang lại lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu; do đó
nó khác nhau ở mọi loại hình DN; ở các chế độ XH khác nhau.
Câu 2: Trình bày các chức năng chung của QLKT. Phân biệt chức năng Quản lý Nhà nước về kinh tế với
chức năng SXKD.
a) Trình bày các chức năng chung của QLKT.
* Kh/niệm chức năng QLKT: Là tập hợp các hoạt động QLKT mang tính tất yếu của chủ thể quản lý, nảy
sinh từ sự phân công chuyên môn hoá các hoạt động QLKT nhằm đạt tới mục tiêu.
1/. Chức năng dự báo:
* Khái niệm: Là đoán trước các quá trình, hiện tượng kinh tế có thể xãy ra trong thời gian tới, làm cơ sở cho
việc hoạch định chiến lược, kế hoạch và quyết định các giải pháp về phát triển kinh tế.
* Nội dung:
- Dự báo các hiện tương kinh tế xảy ra trong tương lai;
- Là cơ sở xây dựng kế hoạch, chiến lược và quyết định các giải pháp phát triển kinh tế.
* Vai trò:
- Phát hiện các xu hướng vận động của nền kinh tế, sự tác động của môi trường bên ngoài.
- Nắm bắt những cơ hội thuận lợi và có giải pháp ứng phó với những bất lợi có thể xảy ra.
- Dự báo giờ củng dựa trên cơ sở khoa học, vì thế nó là căn cứ để xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH ở tầm
vĩ mô và kế hoạch SXKD ở tầm vi mô.
* Yêu cầu:
- Kết hợp các yếu tố khoa học, kinh nghiệm và sự mẫn cảm nghề nghiệp;
- Luôn cập nhật những thông tin có liên quan đến hoạt động kinh tế;
- Các thông tin dự báo phản ánh đầy đủ cả mặt chất lẫn mặt lượng, cả trước mắt và lâu dài, tạo nên những căn
cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và SXKD.
2. Chức năng kế hoạch:
* Khái niệm: Là 1 chức năng quản lý bao gồm xác định mục tiêu, đồng thời xây dựng chương trình hành động
và các bước đi cụ thể nhằm đạt tới mục tiêu.
* Nội dung:
- Xác định mục tiêu, lựa chọn các phương án và tổ chức các phương tiện để thực hiện mục tiêu.
- Các mục tiêu, phương án và phương tiện được xây dựng cho các thời kỳ dài ngắn khác nhau (gọi là kế hoạch
ngắn hạn, dài hạn và trung hạn).
- Phân tích thực trạng và lựa chọn các phương án;
- Tổ chức các phương tiện để đạt tới mục tiêu đã được xác định trước;
* Yêu cầu:
- Coi trọng công tác tiền kế hoạch;
- Có khả năng thích ứng với sự biến đổi của nhu cầu thị trường;
- Phân định rõ ràng chức năng kế hoạch ở tầm vĩ mô và vi mô.
- Hệ thống mục tiêu phải được xây dựng có căn cứ khoa học và sát thực tế. Mục tiêu kinh tế gắn với mục tiêu
XH;
- Góp phần tạo dựng và duy trì các giá trị tinh thần và truyền thống của từng DN, từng ngành kinh tế;
- Phải kết hợp giữa ổn định và đổi mới về nội dung kế hoạch.
3/. Chức năng tổ chức:
* Khái niệm: Là chức năng quản lý nhằm thiết lập bộ máy quản lý Nhà nước, trong đó gồm nhiều bộ phận
được chuyên môn hóa có mối liên hệ với nhau nhằm thực hiện mục tiêu quản lý đồng thời bố trí con người vào
từng vị trí quản lý sao cho phù hợp.
* Nội dung:
- Thiết lập bộ máy quản lý để liên kết các cá nhân, các bộ phận với nhau;
- Lựa chọn bố trí con người vào từng vị trí quản lý phù hợp với yêu cầu công việc;
- Thực hiện các nghiệp vụ quản lý đối với người lao động như: đánh giá, đào tạo. động viên, khen thưởng, đề
bạt, sa thải,...
ÔN TẬP NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ - QLKT K30_ĐT

vominhhung1982@gmail.com
0917.167.761
* Vai trò:
- Công tác tổ chức hình thành nên lực lượng lao động rất quan trọng (con người) để thực hiện tất cả các chức
năng quản lý;
- Liên kết tất cả các cá nhân, bộ phận trong đơn vị thành guồng máy thống nhất cùng hoạt động vì mục tiêu
chung.
* Yêu cầu:
- Phải căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ và chức năng để thiết lập cơ cấu bộ máy quản lý;
- Phải kết hợp cả 02 yếu tố ổn định và linh hoạt (đảm bảo tính linh hoạt);
- Phải lựa chọn, bố trí cán bộ sao cho khoa học;
- Vừa tiếp thu kinh nghiệm tiên tiến của thế giới lại vừa xuất phát từ điều kiện thực tiễn để hoàn thiện bộ máy
quản lý.
4/. Chức năng điều kiển:
* Khái niệm: Điều khiển là cách thức, nghệ thuật tác động của chủ thể quản lý lên tập thể lao động; là hoạt
động chỉ huy, phối hợp liên kết các bộ phận, cá nhân trong đơn vị để thực hiện mục tiêu kế hoạch.
* Nội dung:
- Phối hợp các cá nhân, bộ phận làm cho các hoạt động ăn khớp nhịp nhàng với nhau;
- Phân công bố trí con người vào các vị trí sao cho phát huy “tính trồi” theo lý thuyết hệ thống;
- Kết hợp và sử dụng các yếu tố đầu vào sao cho hiệu quả;
- Hướng dẫn các cấp quản lý và các cá nhân thực hiện quyết định quản lý;
- Tạo động lực để khuyến khích đối tượng quản lý thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
* Vai trò:
- Điều kiển chính là quá trình tổ chức và thực hiện các chức năng quản lý và các quyết định quản lý;
- Không có điều khiển thì không thể có sản phẩm cuối cùng của mọi hoạt động quản lý;
* Yêu cầu:
- Nhà quản lý phải có uy tín;
- Phân cấp quản lý đúng đắn;
- Truyền đạt chính xác quyết định quản lý đến người thực hiện;
- Kết hợp các phương pháp quản lý;
- Tác phong quản lý linh hoạt, nhạy bén.
5/. Chức năng kiểm tra và điều chỉnh:
* Khái niệm: Kiểm tra là theo dõi, xem xét các công việc có được diễn ra theo kế hoạch đã định hay không,
đồng thời chỉ ra những ưu điểm để phát huy và nhược điểm để khắc phục.
* Nội dung:
- Kiểm tra việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước;
- Kiểm tra việc thực hiện nội quy của đơn vị;
- Kiểm tra tiến độ thực hiện công việc;
- Kiểm tra hiệu quả sử dụng các nguồn lực;
- Kiểm tra việc thực hiện chế độ đối với người lao động;
- Kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đối tác.
* Vai trò:
- Làm cho các hoạt động diễn ra nhịp nhàng, đều đặn, đúng hướng;
- Giúp chủ thể quản lý đánh giá đúng đắn kết quả quản lý và có phương hướng hoàn thiện để đạt kết quả cao
hơn;
 “...kiểm tra là hoạt động kiểm soát quá khứ, uốn nắn hiện tại và chỉ dẫn cho tương lai...”
* Yêu cầu:
- Đảm bảo tính toàn diện (mọi khâu, mọi cấp và mọi hoạt động);
- Đảm bảo tính chính xác, khách quan;
- Tôn trọng đối tượng kiểm tra;
- Đảm bảo tính hiệu quả;
- Kiểm tra phải gắn với điều chỉnh.
6/. Chức năng hoạch toán:
* Khái niệm: Là chức năng quản lý nhằm cung cấp thông tin cần thiết về những vấn đề kinh tế cơ bản (hệ
thống đầu vào, quá trình hoạt động, kết quả đầu ra,...) giúp chủ thể quản lý đưa ra quyết định đúng đắn.
ÔN TẬP NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ - QLKT K30_ĐT

vominhhung1982@gmail.com
0917.167.761
* Nguyên tắc chung: Lấy thu bù chi và có lãi
* Nội dung:
- Tính toán nhu cầu XH đối với sản phẩm, dịch vụ;
- Xác định năng lực sản xuất của đơn vị;
- Cân nhắc, lựa chọn: SX cái gì? SX cho ai? và SX như thế nào? (tối đa hóa lợi ích);
- Tính toán các yếu tố đầu vào;
- Tính toán các yếu tố đầu ra;
- Tính toán hiệu quả kinh tế.
* Vai trò:
- Là chức năng quan trọng không thể thiếu của QLKT, nhờ nó mà chủ thể quản lý có thể lựa chọn phương án
hoạt động đúng đắn;
- Thực chất quá trình quản lý là quá trình thông tin, do đó nếu thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác sẽ
dẫn đến quyết định sai, do đó muốn đạt mục tiêu hiệu quả kinh tế, nhất thiết phải sử dụng công cụ hạch toán
kinh tế.
* Yêu cầu:
- Phải hạch toán chính xác các yếu tố định lượng và định tính;
- Phải sử dụng thước đo (chỉ tiêu tính toán) phù hợp;
- Hạch toán xuyên suốt các khâu quá trình quản lý và phải bao quát toàn bộ hệ thống kinh tế quốc dân.
b) Phân biệt chức năng Quản lý Nhà nước về kinh tế với chức năng SXKD

Câu 3: Trình bày cơ sở, nội dung và các yêu cầu của từng nguyên tắc QLKT.
1- Khái niệm về nguyên tác QLKT: Nguyên tắc QLKT là các quy tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành vi mà
các chủ thể quản lý phải tuân thủ trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh tế.
* Nội hàm khái niệm:
- Nguyên tắc QLKT là những quy định bắt buộc đối với chủ thể quản lý;
- Nguyên tắc QLKT vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan (do người quản lý đặt ra nhưng phải
dựa trên những cơ sở khách quan nhất định);
- Việc đề ra nguyên tắc đúng hay sai phụ thuộc khả năng nhận thức và vận dụng quy luật quản lý của chính chủ
thể quản lý;
- Nguyên tắc phải được vận dụng linh hoạt và không ngừng hoàn thiện.
2. Cơ sở hình thành nguyên tắc QLKT:
- Cơ sở lý luận:
+ Các luận thuyết khoa học;
+ Hệ tư tưởng; (VN: Mac-Lennin và tư tưởng Hồ Chí Minh)
+ Hệ thống các quy luật (cơ sở lý luận trực tiếp hình thành nên nguyên tắc QLKT)
- Cơ sở thực tiễn:
+ Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước;
+ Mục tiêu của QLKT trong từng thời kỳ;
+ Điều kiện văn hóa;
+ Kinh nghiệm của nhân loại trong quản lý Nhà nước về kinh tế và quản trị kinh doanh.
3. Cơ sở, nội dung và các yêu cầu của từng nguyên tắc QLKT:
Trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, hoạt động QLKT có các nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc 1: Thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế.
- Nguyên tắc 3: Tập trung dân chủ.
- Nguyên tắc 4: Kết hợp hài hòa các lợi ích kinh tế:
- Nguyên tắc 6: Tiết kiệm và hiệu quả kinh tế cao.
a) Nguyên tắc: Thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế.
* Vị trí: Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất của QLKT ở nước ta. Nó phản ánh
MQH biện chứng giữa cở sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, giữa KT và CT, nó thể hiện quy luật về sự liên
hệ giữa CT và KT. Vì:
- KT là tổng thể những quan hệ của con người trong quá trình SX, trao đổi, phân phối và tiêu dùng của cải vật
chất trong những giai đoạn phát triển nhất định của XH loài người.

ÔN TẬP NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ - QLKT K30_ĐT

vominhhung1982@gmail.com
0917.167.761
- KT là cơ sở làm nảy sinh CT, là 1 trong những động lực của hoạt động CT. KT quyết định CT, quan hệ giữa
các giai cấp, các dân tộc và nhà nước. Đó là những quan hệ nhất định trong XH thể hiện những hoạt động có ý
thức của con người, phản ánh những mối quan hệ K/quan.
- CT định hướng hoạt động thực tiễn.
- Nguồn gốc sâu xa của CT là do lợi ích KT của con người quyết định. Song CT không phụ thuộc vào KT 1
cách thụ động, trái lại nó còn tác động trở lại các quá trình KT K/quan, tác động của chủ thể CT với chủ thể
KT, tác động của cơ cấu tổ chức, phương thức tổ chức quản lý con người đối với đơn vị KT.
- N/tắc này nó biểu hiện sự L/đạo của đảng đối với toàn bộ nền KTTT định hướng XHCN vì mục tiêu “Dân
giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh”.
* Cơ sở:
- XF từ MQH biện chứng giữa KT và CT; kinh tế quyết định chính trị, đồng thời là cơ sở nảy sinh chính trị,
quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc và nhà nước. Chính trị định hướng hoạt động thực tiễn. Nguồn gốc sâu
xa của chính trị là do lợi ích KT của con người quyết định. Vì vậy, nó tác động trở lại quá trình KT khách quan.
- XF từ tính tất yếu và vai trò quyết định của sự lãnh đạo của ĐCSVN.
* Nội dung:
- Phải có quan điểm chính trị đúng đắn đối với các vấn đề KT. Trên cơ sở thực tiễn, vận dụng sáng tạo các quy
luật KT để đề ra đường lối giai cấp đúng đắn và nghệ thuật lãnh đạo cho phù hợp. Bảo đảm mục tiêu, phương
pháp hoạt động KT phải XF từ nhiệm vụ chính trị và phục vụ cho nhiệm vụ đó, tránh quan điểm đơn thuần
trong QLKT.
- Nội dung, hình thức lãnh đạo chính trị của Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể khác phải linh hoạt, phù hợp
với yêu cầu, nhiệm vụ KT trong thời kỳ đổi mới.
- Nhà nước, các bộ, ngành, chính quyền nhà nước ở địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về KT,
khi thực hiện N/tắc này không được đơn thuần, chống tuyệt đối hóa vai trò CT, chống phủ nhận vai trò của CT.
Vì vậy phải luôn giữ vững sự ổn định về CT để phát triển KT.
* Yêu cầu (biểu hiện)
- Xem phát triển kinh tế là nhiệm vụ cơ bản mà 1 hệ thống chính trị phải hướng tới;
- Các hoạt động kinh tế dựa trên quản điểm kinh tế, chính trị, XH toàn diện;
- Phải đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng.
b) Nguyên tắc: Tập trung dân chủ.
- Tập trung dân chủ là 2 mặt của 1 thể thống nhất. Khía cạnh tập trung trong nguyên tắc tập trung dân chủ thể
hiện sự thống nhất quản lý từ 1 trung tâm. Đây là nơi hội tụ trí tuệ, ý chí, nguyện vọng và cơ sở vật chất của 1
quốc gia nhằm đạt hiệu quả tổng thể cao nhất; tránh sự phân tán, rối loạn và triệt tiêu sức mạnh chung. Khía
cạnh dân chủ thể hiện sự tôn trọng quyền chủ động sáng tạo của tập thể và cá nhân người lao động trong các
hoạt động của đời sống XH.
* Ý nghĩa:
- Đây là nguyên tắc cơ bản quy định những mối quan hệ về tổ chức trong hệ thống quản lý kinh tế. Thực hiện
nguyên tắc này là một tất yếu khách quan trong quản lý KTTT định hướng XHCN, nhằm phát huy cao độ các
thành phần KT… đáp ứng mục tiêu KT – XH của XHCN.
* Nội dung:
- Gồm 2 mặt TT và DC giữa chúng có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, bổ sung cho nhau:
- Tập trung: Nhà nước tạo ra khuôn khổ pháp lý thống nhất bảo đảm hoạt động cho các chủ thể trong nền
kinh tế, qua đó điều tiết hoạt động của các chủ thể.
- Dân chủ: Tạo điều kiện cho các chủ thể phát huy tối đa khả năng của mình để đạt hiệu quả kinh tế cao
nhất.
c) Nguyên tác Tiết kiệm và hiệu quả.
- Tiết kiệm và hiệu quả là hai mặt của một vấn đề, đó là làm sao để với một cơ sở vật chất và kỹ thuật, nguồn
tài nguyên, lực lượng lao động xó hội hiện có và sẽ có trong giai đoạn phát triển kinh tế nào đố, có thể sản xuất
ra được một khối lượng của cải vật chất và tinh thần nhiều nhất, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của xó hội.
- Trong nền kinh tế sản xuất nhỏ, tiết kiệm thường chỉ tiết kiệm tiêu dùng cá nhân, hoặc người ta chỉ lo tiết
kiệm trong việc sản xuất từng đơn vị sản phẩm, không tính đến và cũng không thể đáp ứng nhu cầu to lớn của
toàn xó hội về tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng, không thể bảo đảm hiệu quả kinh tế cho nền sản xuất xó
hội.
Dưới chế độ xó hội chủ nghĩa tiết kiệm bao gồm tiết kiệm cả trong sản xuất và tiờu dựng.
ÔN TẬP NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ - QLKT K30_ĐT

vominhhung1982@gmail.com
0917.167.761
Tiết kiệm là qui luật của nền sản xuất xó hội, dựa trờn cơ sở phải sử dụng có hiệu quả nhất mọi tiềm năng và cơ
hội.
Qui luật tiết kiệm gắn liền với qui luật phải tận dụng cỏc thành quả của khoa học và cụng nghệ.
Khả năng tiết kiệm có nhiều, trong đó gồm các việc sau:
* Có đường lối, chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn phù hợp với đũi hỏi của cỏc qui luật khỏch quan.
* Giảm chi phí vật tư.
Việc tiết kiệm vật tư được thực hiện bằng cách:
+ Áp dụng kỹ thuật mới và qui trỡnh cụng nghệ tiờn tiến.
+ Cải tiến kết cấu sản phẩm, giảm trọng lượng
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm
+ Sử dụng vật tư nhiều lần, giảm tổn thất về phế liệu, tận dụng phế liệu
+ Sử dụng vật liệu thay thế và phế phẩm
* Tiết kiệm lao động sống
* Tiết kiệm trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Cần cú biện pháp bảo vệ thiên nhiên và sử dụng có hiệu quả
cao nhất các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tránh tình trạng rừng bị chặt phá bừa bãi, hầm mỏ bị khai thác ẩu,
đất đai bị sử dụng không hợp lý trở thành đất bạc màu…

Câu 4: Trình bày nội dung, đặc điểm của từng phương pháp QLKT và giải thích tại sao trong thực tiễn
quản lý, nhà quản lý phải vận dụng tổng hợp các phương pháp thì mới nâng cao được hiệu quả quản lý?
* Khái niệm, vai trò của PP QLKT:
+ Kh/niệm: Là cách thức tác động có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được các
mục tiêu QLKT đã xác định;
+ Vai trò:
- Vận dụng PP đúng đắn là điều kiện để đạt được hiệu quả hoạt động kinh tế cao nhất (trong điều kiện các
nguồn lực khác là cố định);
- Khuyến khích người lao động tham gia nhiệt tình, sáng tạo vào hoạt động SXKD làm cho “Dân giàu, nưo71c
mạnh”;
- PP QLKT là yếu tố động, có thể thay đổi theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, do đó tạo điều kiện cho CB quản lý
rèn luyện tác phong năng động, linh hoạt;
- PP QLKT làm cho các hoạt động quản lý phù hợp với quy luật và nguyên tắc QLKT.
- Việc vận dụng PP QLKT là thước đo tài năng, phẩm chất nhà quản lý.
1. Nội dung đặc điểm của các phương pháp QLGT:
a) Phương pháp hành chính:
* Kh/niệm: PP HC trong QLKT là sự tác động của chủ thể quản lý kinh tế lên đối tượng QLKT bằng những
mệnh lệnh hành chính đơn phương bắt buộc đối tượng quản lý phải chấp hành nghiêm chỉnh; PP HC thực chất
là sự cai trị bằng quyền lực của tổ chức theo thẩm quyền, nó phản ánh mối quan hệ giữa cấp dưới và cấp trên,
giữa quyền uy và phục tùng;
* Đặc điểm:
- Chứa đựng quan hệ không bình đẵng giữa các bên tham gia quan hệ quản lý nhưng các bên đều bình đẵng
trước pháp luật;
- Chủ thể quản lý đưa ra quyết định đơn phương mà không cần sự chấp thuận của đối tượng quản lý;
- Đối tượng quản lý có quyền đưa ra yêu cầu, đề nghị nhưng chủ thể quản lý có quyền giải quyết hoặc bác bỏ.
* Nội dung:
- Tác động về mặt tổ chức: bằng cách thể chế hoá tổ chức và tiêu chuẩn hoá các chỉ tiêu;
- Tác động về mặt điều khiển: ra các Quyết định, Nghị định, Thông tư, VB hướng dẫn,… nhằm điều hoà phối
hợp các hoạt động quản lý.
* Vai trò:
- Thiết lập trật tự kỷ cương trong hệ thống;
- Làm cho các quyết định quản lý được thực thi nhanh chóng;
- Là PP rất quan trọng trong các tình huống khẩn cấp và trong các tổ chức mới được thành lập.
b) Phương pháp kinh tế:

ÔN TẬP NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ - QLKT K30_ĐT

vominhhung1982@gmail.com
0917.167.761
* Kh/niệm: Là cách thức tác động gián tiếp của CTQL đến ĐTQL bằng cách sử dụng các hình thức quan hệ
kinh tế và các công cụ kinh tế để tác động đến lợi ích của người lao động đồng thời thông qua lợi ích để hướng
dẫn thúc đẩy ĐTQL thực hiện các nhiệm vụ nhằm đạt mục tiêu đã xác định;
* Các hình thức quan hệ kinh tế và công cụ kinh tế:
- Trong SX: hợp tác lao động, khoán, đấu thầu, hợp đồng,…
- Trong phân phối: sử dụng các công cụ kinh tế (tiền lương, thưởng, bảo hiểm, thuế, lãi suất,…)
- Trong trao đổi, tiêu dùng: giá cả, cạnh tranh, môi giới, đấu giá,…
* Đặc điểm:
- Thực hiện thông qua các hình thức kinh tế và các công cụ kinh tế (gián tiếp);
- PPKT gắn liền với quan hệ hàng hoá – tiền tệ với nguyên tắc hạch toán kinh tế;
- Tạo môi trường để người lao động và tập thể tự lựa chọn phương thức lao động sao cho có hiệu quả nhất;
* Nội dung:
- Tạo ra sự quan tâm của cá nhân và tập thể đến lợi ích kinh tế thông qua kế hoạch, chiến lược, chính sách,…
- Quy cách hoá, tiêu chuẩn hoá các chỉ tiêu: định mức kinh tế, kỷ thuật, chế độ lương, thưởng, chính sách thuế,
chính sách ưu đãi,…
* Vai trò:
- Tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy và điều chỉnh hành vi con người trong hoạt động kinh tế;
- Phát huy mạnh mẽ tính chủ động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế.
2. tại sao trong thực tiễn quản lý, nhà quản lý phải vận dụng tổng hợp các phương pháp thì mới nâng cao
được hiệu quả quản lý:
- 3 PP QLKT cơ bản trên vừa có tính độc lập tương đối vừa có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Bởi vậy, quá trình
QLKT - bao gồm QLKT vĩ mô và QLKT vi mô – là quá trình vận dụng tổng hợp các phương pháp. Trong quá
trình QLKT, phương pháp QL có vai trò hết sức quan trọng. Bởi vì, quá trình QLKT là QT tác động của chủ
thể QL vào đối tượng QL bắng các công cụ, phương pháp nhằm đạt tới mục tiêu XĐ. Nó là cầu nối giữa chủ
thể và đối tượng quản lý. Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình QLKT người ta sử dụng đồng bộ các
phương pháp QLKT sao cho phù hợp với đối tượng quản lý và sự phát triển của KT. Mặt khác thông qua việc
sử dụng các phương pháp quản lý sẽ giúp cho CB quản lý kinh tế các cấp rèn luyện tác phong năng động linh
hoạt trong việc lựa chọn các PP phù hợp, bởi vì để đạt mục tiêu quản lý có thể bằng các cách thức khác nhau.
Việc đánh giá CB quản lý cũng lấy đó làm một trong những căn cứ quan trọng.
- Bên cạnh đó viÖc sö dông c¸c ph¬ng ph¸p qu¶n lý kinh tÕ võa lµ khoa häc, võa lµ nghÖ thuËt. TÝnh khoa
häc ®ßi hái ph¶i n¾m v÷ng ®èi tîng víi nh÷ng ®Æc ®iÓm vèn cã cña nã ®Ó t¸c ®éng trªn c¬ së nhËn thøc vµ
vËn dông c¸c quy luËt kh¸ch quan, phï hîp víi ®èi tîng. TÝnh nghÖ thuËt biÓu hiÖn ë chç biÕt lùa chän vµ
kÕt hîp c¸c ph¬ng ph¸p trong thùc tiÔn ®Ó sö dông tèt tiÒm n¨ng vµ c¬ héi cña ®Êt níc, ®¹t môc tiªu qu¶n lý
®Ò ra. Qu¶n lý kinh tÕ cã hiÖu qu¶ nhÊt khi biÕt lùa chän ®óng ®¾n vµ kÕt hîp linh ho¹t c¸c ph¬ng ph¸p
qu¶n lý. §ã chÝnh lµ tµi nghÖ thuËt qu¶n lý, cña Nhµ níc nãi riªng, cña c¸c viªn chøc qu¶n lý nãi chung.

Câu 5: Trình bày yêu cầu và nội dung của cơ chế quản lý kinh tế trong điều kiện KT T 2. Tại sao nói cơ
chế quản lý kinh tế trong điều kiện KT T2 thực chất chính là cơ chế T2 được chủ thể quản lý sử dụng có
ý thức vào mục đích quản lý?
1. Khái niệm và vài trò của cơ chế QLKT:
* Khái niệm: Cơ chế QLKT là tổng thể các quy định, cách thức và phương tiện do chủ thể QLKT đề ra nhằm
tác động vào đối tượng quản lý để đạt được mục tiêu quản lý.
* Nội hàm khái niệm:
- Cơ chế QLKT vừa có tính chủ quan vừa có tính khách quan vì do chủ thể quản lý đề ra nhưng phải dựa trên
những cơ sở khách quan nhất định;
* Nội dung của cơ chế QLKT: cơ chế QLKT có nội hàm rất rộng, là hệ thống gồm nhiều phân hệ:
+ Phân hệ định hướng: quy hoạch, kế hoạch, chương trình, chiến lược, dự án,...
+ Phân hệ ràng buộc: pháp luật, quy chế, chính sách;
+ Phân hệ kích thích: công cụ, đòn bẩy kinh tế, chế độ phân phối;
+ Phân hệ kiểm soát: báo cáo, kiểm tra, thanh tra, giám sát.
* Vai trò:
- Xác định môi trường và hành lang pháp lý cho hoạt động kinh tế;
- Định hướng, điều tiết, kích thích và kiểm soát sự phát triển;
ÔN TẬP NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ - QLKT K30_ĐT

vominhhung1982@gmail.com
0917.167.761
- Thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, đúng quy luật;
- Phản ánh đúng đắn năng lực phẩm chất của cán bộ quản lý
Việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động
QLKT.
2. Yêu cầu đối với việc thiết lập cơ chế QLKT:
* Khái niệm cơ chế T2 và nền kinh tế T2
- Thị trường: là nơi diễn ra việc mua bán, trao đổi hàng hóa;
- Cơ chế T2 : là cơ chế tự động vận hành và điều tiết nền kinh tế thông qua sự tác động của các quy luật kinh tế
(cơ chế “bàn tay vô hình”)
- Nền KT T2 : là nền KT vận hành theo cơ chế T2 , ở đó việc SX cái gì? SX cho ai? SX như thế nào đều được
quyết định thông qua T2
* Đặc điểm:
- Quyền tự do SXKD của các DN thuộc mọi thành phần kinh tế được tôn trọng;
- Các yếu tố SX và sản phẩm đều trở thành hàng hóa và được tự do lưu thông trên T2 ;
- Hệ thống T2 là yếu tố trực tiếp điều tiết các hoạt động kinh tế và phân bổ các nguồn lực kinh tế của XH;
- Nhà nước quản lý nền KT chủ yếu bằng pháp luật, chính sách và các lực lượng kinh tế của Nhà nước.
* Ưu điểm và hạn chế của T2 :
+ Ưu điểm:
- Kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế;
- Thõa mãn tốt hơn nhu cầu phong phú, đa dạng của XH;
- Kích thích việc đổi mới kỷ thuật, hợp lý hóa SX, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm để đạt hiệu
quả kinh tế cao;
- Mềm dẽo, thích nghi nhanh chóng với các biến động của T2 .
+ Hạn chế:
- Lạm dụng tài nguyên XH gây ô nhiễm môi trường;
- Phân phối thu nhập không công bằng, dẫn đến tình trạng bất công XH gia tăng;
- Làm suy thoái đạo đức XH;
- Khó tránh khỏi những thăng trầm, khủng hoảng,...
 Để phát huy ưu điểm và khắc phục hạn chế cần có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước.
* Tại sao nói cơ chế quản lý kinh tế trong điều kiện KT T 2 thực chất chính là cơ chế T2 được chủ thể
quản lý sử dụng có ý thức vào mục đích quản lý?
** Cơ chế QLKT trong nền KT T 2 đặt ra yêu cầu phải mang lại cho cơ chế T 2 1 cơ sở pháp lý để hoạt động
thông qua hệ thống pháp luật kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ chế T 2 hoạt động thông qua sự định hướng
bằng kế hoạch; phải giải quyết những vấn đề kinh tế do cơ chế T 2 đặt ra thông qua sự điều tiết, điều chỉnh,
khuyến khích bằng các chính sách kinh tế, kiểm soát các hoạt động kinh tế theo cơ chế T 2 bằng chế độ hạch
toán kinh tế. Như vậy cơ chế QLKT trong điều kiện KT T 2 chính là cơ chế T2 được chủ thể quản lý sử dụng có
ý thức vào mục đích quản lý.
* * Cơ chế QLKT theo nghĩa hẹp là sự tương tác giữa các phương thức, biện pháp quản lý kinh tế khi chúng
đồng thời tác động lên đối tượng quản lý; theo nghĩa rộng cơ chế QLKT củng có thể được hiểu đồng nghĩa với
phương thức quản lý và qua đó Nhà nước tác động vào nền kinh tế; → Nhận thức tốt về cơ chế quản lý kinh tế
có ý nghĩa to lớn đối với công tác quản lý, khi nhận thức rõ cơ chế kinh tế thì giúp cho các nhà quản lý xác định
được phương hướng tác động vào nền kinh tế. Việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế luôn được
coi là nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động QLKT.
Câu 6: Đặc điểm, vai trò và phương thức điều chỉnh hành vi kinh tế của công cụ pháp luật?
1. Vai trò của công cụ pháp luật trong QLKT được thể hiện ở những khía cạnh sau:
- Thứ nhất bằng việc xác lập cho T 2 1 cơ sở pháp lý để hoạt động, pháp luật trực tiếp bảo vệ và hỗ trợ sự điều
tiết của cơ chế T2 nhằm hướng tới mục tiêu của QLKT. Mặt khác, nhờ sự bảo vệ và hỗ trợ của pháp luật mà ý
thức tôn trọng, tuân thủ các quan hệ kinh tế khách quan của các bên tham gia sẽ điều chỉnh những hành vi kinh
tế của họ.
- Thứ hai: Với tư cách là sự tổ chức có tính Nhà nước của các quan hệ kinh tế khách quan dưới hình thức quyền
và nghĩa vụ cơ bản, pháp luật xác lập được 1 trật tự và môi trường KD lành mạnh. Mục tiêu mà QLKT hướng
tới là duy trì trật tự cho các hoạt động kinh tế củng như hoạt động của bộ máy QLKT. Pháp luật kinh tế không
chỉ là “hành lang” duy trì trật tự mà còn tạo ra chính trật tự ấy.
ÔN TẬP NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ - QLKT K30_ĐT

vominhhung1982@gmail.com
0917.167.761
- Thứ ba: Thông qua việc ghi nhận quyền và nghĩa vụ cũng như việc đảm bảo việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
ấy mà lợi ích chính đáng, quyền sở hữu của các chủ thể tham gia vào các quá trình kinh tế được thực hiện.
2. Đặc điểm, phương thức điều chỉnh hành vi kinh tế của công cụ pháp luật:
- Quản lý bằng pháp luật là quản lý bằng sức mạnh của những quyền uy khách quan kết hợp sức mạnh quyền
uy của Nhà nước;
- Pháp luật về kinh tế chính là những quan hệ, những lợi ích kinh tế khách quan được XH thừa nhận và bảo vệ
dưới dạng ý chí của Nhà nước; Nó được cụ thể hoá thành những chuẩn mực về quyền và nghĩa vụ để điều chỉnh
hành vi của người lao động
- Quản lý bằng pháp luật chứa đựng tính phổ quát và công bằng.
- Đối tượng điều chỉnh của pháp luật kinh tế là những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý SX và
trao đổi sản phẩm của con người;
- Tác động quản lý của pháp luật nói chung và của pháp luật kinh tế nói riêng là sự tác động điều chỉnh gián
tiếp dưới hình thức đưa ra các giả định về điều kiện để quy định quyền và nghĩa vụ cho các hoạt động kinh tế,
để đặt các chủ thể kinh tế vào sự tự lựa chọn, tự quyết định hành động trong khuôn khổ những điều kiện và
phạm vi đã được xác định.
Câu 7: Vì sao trong nền KT T 2 Nhà nước lại phải can thiệp vào giá cả, lãi suất? Sự can thiệp đó thể hiện
trong thực tế như thế nào?
1. Chính sách giá cả và sự can thiệp của Nhà nước:
- Đặc trưng cơ bản nhất của KT T 2 là cơ chế T2 điều tiết các hoạt động kinh tế thông qua giá cả. Giá cả là nhân
tố trực tiếp hướng dẫn các đơn vị lựa chọn lĩnh vực và phương án kinh doanh có hiệu quả; Giá cả là thước đo
để tính toán đo lường các chi phí và hiệu quả SXKD, đo lường của cải của XH và thu nhập thực tế của mọi tầng
lớp dân cư; Giá cả là tỷ lệ trao đổi bằng tiền giữa các hàng hoá. Can thiệp vào giá cả, sử dụng giá cả như là 1
công cụ để hướng dẫn, thúc đẩy các hoạt động kinh tế là việc làm cần thiết và có tính phổ biến. Sự can thiệp
của Nhà nước vào giá cả thông qua các biện pháp chủ yếu sau đây:
+ Thứ nhất: Biện pháp định giá trực tiếp (chính sách vật giá cứng).
- Là biện pháp Nhà nước trực tiếp quy định mức giá cho từng loại hàng hoá, các DN buộc phải tuân theo.
- Cơ sở để xác định mức giá quy định là giá cả hàng hoá ở điều kiện bình thường. Nhà nước không thể quy
định mức giá quá cao hay quá thấp so với T2
- Thường áp dụng đối với các mặt hàng mang tính chất độc quyền như: điện, than, nước sinh hoạt, hàng không,
thép, giao thông công cộng…) Ngoài ra còn áp dụng trong những trường hợp và hoàn cảnh đặc biệt, hay ở
những giai đoạn mà sự phát triển KT-XH chưa ổn định.
+ Thứ hai: Biện pháp hướng dẫn giá cả;
- Nhà nước can thiệp gián tiếp vào giá cả bằng cách chỉ ra những giới hạn cần thiết về giá làm cơ sở tham khảo
cho các quyết định KD (Giá chỉ đạo, giá bảo hộ thấp nhất và giá hạn định cao nhất, giá tiêu biểu, hay chỉ số về
giá)
- Việc xác định những giới hạn cần thiết về giá dựa vào mức giá bình quân của hàng hoá trong 1 khoảng thời
gian nhất định thông qua công tác thống kê giá.
+ Thứ ba: Biện pháp khống chế giá cả bằng chính sách điều chỉnh tiền tệ;
- Đảm bảo tương quan hàng hoá-tiền tệ trong lưu thông bằng cách căn cứ vào chỉ số giá cả để nới lỏng hay thắt
chặt tiền tệ thông qua việc điều chỉnh quỹ dự trữ bắt buộc của các Ngân hàng thương mại thông qua nghiệp vụ
T2 mở;
- Căn cứ vào sự thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), cán cân thương mại và lãi suất cho vay để điều
chỉnh lượng tiền trong lưu thông.
+ Thứ tư: Biện pháp hoàn thiện cơ chế giá;
- Cạnh tranh lành mạnh là 1 đảm bảo rất cơ bản để có giá cả tương đối đúng đắn;
- Chống lại các độc quyền lũng đoạn, phá giá, các hành vi gian dối trong cạnh tranh.
 KL: Chủ thể quản lý khi sử dụng công cụ giá cả không những phải hiểu rõ bản chất của giá cả và cơ chế vận
động của nó mà còn phải nắm được nội dung khách quan của giá cả củng như nguyên tắc sử dụng giá trong
thực tiễn.
2. Chính sách lãi suất và sự can thiệp của Nhà nước:
- Lãi suất là là phần thưởng cho người tiết kiệm tiền; lãi suất là giá cả của tiền tệ; lãi suất là 1 phần của lợi
nhuận dùng để cho người cho vay lãi suất là giá cả của việc sử dụng tiền;

ÔN TẬP NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ - QLKT K30_ĐT

vominhhung1982@gmail.com
0917.167.761
Lãi suất, 1 mặt phụ thuộc hiệu quả các hoạt động kinh tế; mặt khác phản ánh nhu cầu về tiền của các hoạt
động KD và phụ thuộc vào tương quan hàng-tiền trong lưu thông. Thông qua lãi suất, chủ thể quản lý kích
thích hoặc hạn chế đầu tư vào các hoạt động SXKD.
- Chủ thể sử dụng lãi suất chủ yếu là Ngân hàng thương mại và Ngân hàng Nhà nước
- Nguyên tắc sử dụng:
+ Ngân hàng thường mại: Với chức năng KD tiền tệ, lãi suất được sử dụng theo nguyên tắc 0<ZTR<ZCV<P’
Trong đó: ZTR : lãi suất tiền gửi tiết kiệm;
ZCV : Lãi suất cho vay của Ngân hàng thương mại;
P’ : Tỷ suất lợi nhuận bình quân, tức hiệu quả KD của nền kinh tế.
+ Ngân hàng Nhà nước: Với chức năng cơ bản là thực thi chính sách tiền tệ nhằm đảm bảo sức mua của đồng
tiền; ổn định môi trường KD và là người cho vay cuối cùng.
- Ngoài hiệu quả KD chung của nền KT, lãi suất cho vay của Ngân hàng Nhà nước còn căn cứ vào nhu cầu của
tiền tệ của nền KT và chỉ số giá cả hàng hoá. Lãi suất cho vay không nhất thiết lớn hơn lãi suất tiền gửi tiết
kiệm.
- Tóm lại lãi suất là 1 công cụ quản lý kinh tế, qua đó Nhà nước thực hiện quyền điều tiết, điều chỉnh nhịp độ
phát triển của nền KT; khuyến khích cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại, đồng thời kích thích tiết kiệm
và đầu tư của các thành phần kinh tế.
* Nhà nước vận dụng công cụ lãi suất:
+ Khi nền kinh tế suy thoái, thất nghiệp nhiều, mở rộng chính sách tiền tệ, thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng,
làm cho cung tiền tăng, giảm lãi suất. Khi lãi suất giảm, cung tiền tăng, đầu tư sẽ tăng lên, thì sản lượng cũng sẽ
tăng theo, đồng thời tỷ lệ thất nghiệp giảm. Ví dụ: Thông qua nghiệp vụ thị trường mở - mua trái phiếu, giảm tỷ
lệ dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất chiếc khấu.
+ Khi nền kinh tế phát triển quá nóng (đầu tư tăng, tổng cầu tăng, giá cả tăng, lạm phát tăng) Nhà nước dùng
giải pháp chính sách tài chính hạn chế (thắt chặt): giảm chi tiêu, tăng thuế, giảm lượng cung tiền và tăng lãi
suất. Khi lượng cung tiền giảm và lãi suất tăng sẽ làm hạn chế đầu tư, và dẫn đến sản lượng giảm theo.
Câu 8: Căn cứ vào đâu khoa học QLKT phân thành các loại hình cơ cấu tổ chức QLKT khác nhau?
Phân tích ưu, nhược điểm của từng loại hình cơ cấu tổ chức QLKT và hướng vận dụng?
* Kh/n cơ cấu QLKT: Cơ cấu tổ chức QLKT là 1 hệ thống bao gồm các bộ phận quản lý trong nền kinh tế với
chức năng, quyền hạn và trách nhiệm khác nhau nhưng có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, được bố trí theo
từng khâu và từng cấp quản lý tạo thành 1 chỉnh thể nhằm thực hiện mục tiêu QLKT đã xác định.
* Cơ sở hình thành cơ cấu tổ chức QLKT là sự phân công và hợp tác lao động trong nền kinh tế. Cơ cấu QLKT
chịu sự chi phối của cơ cấu kinh tế (mỗi cơ cấu kinh tế phải tổ chức 1 bộ máy QLKT thích ứng với với nó và
phục vụ nó) Cơ cấu tổ chức QLKT phụ thuộc vào cơ chế QLKT, với mục đích là để vận hành nền kinh tế
theo yêu cầu của quy luật khách quan.
* Các loại hình cơ cấu tổ chức quản lý chủ yếu:
- Cơ cấu tổ chức quản lý là 1 hệ thống bao gồm nhiều mối quan hệ:
+ Quan hệ quản lý trực tuyến (trực tiếp trên 1 tuyến).
+ Quan hệ quản lý theo chức năng.
+ Quan hệ quản lý thông qua tham mưu, cố vấn.
+ Quan hệ phân phối thuộc trong quản lý.
+ Quan hệ hợp tác trong quản lý.
Theo đó, sẽ có nhiều loại hình cơ cấu tổ chức quản lý khác nhau.
1. Cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến:
+ Người quản lý cấp dưới chỉ nhận quyết định và chịu trách nhiệm trước 1 người quản lý cấp trên trực tiếp.
- Mối liên hệ giữa các nhân viên trong bộ máy quản lý được thực hiện theo quan hệ dọc, trực tiếp từ người quản
lý cao nhất đến người quản lý thấp nhất. Người thừa hành chỉ nhận mệnh lệnh từ 1 người quản lý cấp trên trực
tiếp.
- Người quản lý cấp trên phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả hoạt động của người dưới quyền, họ phải
có kiến thức toàn diện trên tất cả các mặt có liên quan đến hoạt động kinh tế.
+ Cơ cấu tổ chức trực tuyến gắn liền với sự tập trung quyền lực vào người quản lý cao nhất, thông tin quản lý
vì thế được chuyển tải trên 1 kênh duy nhất, làm hạn chế sai lệch thông tin.
+ Tuy nhiên, do tập trung quyền lực vào tay 1 người nên dễ dẫn đến tình trạng quan liêu và không sử dụng
được đội ngũ chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau.
ÔN TẬP NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ - QLKT K30_ĐT

vominhhung1982@gmail.com
0917.167.761
 Cơ cấu này chỉ áp dụng đối với các đơn vị kinh tế có quy mô nhỏ, các quyết định quản lý có nội dung đơn
giản, số lược thông tin cần chuyển tải không lớn. (sơ đồ 1)
2. Cơ cấu tổ chức quản lý theo chức năng:
- Là 1 loại hình cơ cấu trong đó từng chức năng quản lý do 1 cơ quan đảm nhận;
- Các nhân viên là người có chuyên môn, thành thạo nghiệp vụ tài chính, kỷ thuật và công nghệ,…  có tác
dụng làm tăng hiệu lực quản lý vì nó thu hút được các chuyên gia chất lượng cao.
- Do đơn vị cấp dưới phải nhận chỉ thị từ nhiều cơ quan quản lý cấn trên nên dễ dẫn đến tình trạng rối loạn
thông tin trong bộ máy quản lý ( cấp dưới phục tùng nhiều đầu mối chỉ đạo khác nhau nên việc phối hợp thực
hiện các quyết định quản lý rất khó khăn thậm chí không loại trừ trường hợp có sự mâu thuẫn, trái ngược nhau,
gây trở ngại cho người thực hiện);
 Loại hình cơ cấu này thường được sử dụng khi cần tới sự chuyên môn hoá cao trong quản lý và sự phối hợp
trong toàn bộ bộ máy quản lý và chỉ có ý nghĩa điều chỉnh (sơ đồ 2)
3. Cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến – tham mưu:
- Loại hình cơ cấu này chủ yếu dựa trên nguyên tắc quản lý trực tuyến, có sự tham mưu của người quản lý;
- Bộ phận tham mưu được tổ chức thành các phòng, ban, tổ hoặc cá nhân (không được quyền ra quyết định);
- Cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến – tham mưu có khả năng thực hiện tốt chế độ 1 thủ trưởng; chất lượng các
quyết định cao hơn do có bộ phận tham mưu chuẩn bị theo chuyên môn nghiệp vụ;
- Nếu lựa chọn người tham mưu không phù hợp hoặc sử dụng ý kiến của tham mưu không hợp lý sẽ ảnh hưởng
đến hiệu quả cuối cùng, làm giảm uy tín của người quản lý (sơ đồ 3)
4. Cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến – chức năng:
- Đặc điểm: trong mỗi cấp quản lý đều có các cơ quan chức năng; Mỗi cơ quan chức năng chịu trách nhiệm
nghiên cứu 1 lĩnh vực chuyên môn nhất định; được phép ra quyết định cho cấp dưới trong phạm vi hạn chế
người quản lý uỷ quyền.
- Ưu điểm: bảo đảm sự thống nhất quản lý theo cấp. Các quyết định quản lý quan trọng được thực hiện trên
tuyến quyền lực trực tuyến. Các cơ quan chức năng được phân công, uỷ quyền trong phạm vi chuyên môn của
mình để đưa ra các quyết định kịp thời và chính xác;
- Hạn chế: Dễ dẫn đến tình trạng lạm quyền; Sự đan xen giữa quan hệ trực tuyến và chức năng trong bộ máy
quản lý có thể làm rối loạn thông tin và khó quy kết trách nhiệm khi có sự cố xảy ra; Do có nhiều chức năng
nên làm cho bộ máy quản lý cồng kềnh, có nhiều đầu mối, buộc người quản lý phải thường xuyên điều hoà,
phối hợp hoạt động giữa các bộ phận để khắc phục tình trạng không ăn khớp.
- Loại hình cơ cấu này được sử dụng tương đối phổ biến trong việc thiết lập bộ máy quản lý kinh tế (sơ đồ 4)

Câu 9: Có mấy cách phân loại DN? Theo những cách phân loại đó thì hiện nay ở VN có những loại hình
DN nào? Ý nghĩa của việc phân loại DN?
* Kh/niệm DN (Theo Luật DN): DN là 1 tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định
được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động KD.
1/- Phân loại DN, các loại hình DN ở VN hiện nay:
1.1/. Theo thành phần kinh tế, có:
- DN Nhà nước;
- DN tập thể (HTX);
- DN tư nhân;
- DN có vốn đầu tư nước ngoài;
- DN thuộc sở hữu hỗn hợp.
1.2/. Theo ngành kinh tế:
- DN Công nghiệp;
- DN Nông nghiệp;
- DN thương mại;
- DN cung ứng dịch vụ;…
1.3/. Theo tư cách pháp lý chủ thể KD:
- DN là pháp nhân (tổ chức KD);
- DN là thể nhân (cá nhân KD).
1.4/. Theo trách nhiệm tài chính:

ÔN TẬP NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ - QLKT K30_ĐT

vominhhung1982@gmail.com
0917.167.761
- DN TNHH (Chủ sở hữu cty hoặc thành viên của cty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của cty trong phạm vi vốn điều lệ hoặc vốn góp vào cty);
- DN TNVH (Chủ DN chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của cty).
1.5/. Theo quy mô DN:
- DN lớn;
- DN nhỏ và vừa: có 3 loại:
+ DN vừa;
+ DN nhỏ;
+ DN siêu nhỏ.
. Ý nghĩa của việc phân loại doanh nghiệp
* Phân loại DN là rất cần thiết, bởi vì đó là cơ sở để xác định các hình thức tổ chức quản lý ở tầm vĩ mô lẫn nội
bộ DN; Ngoài ra phân loại DN còn có ý nghĩa:
1.Phân loại doanh nghiệp để phân công quản lý doanh nghiệp
- Mục tiêu: đảm bảo cho hoạt động QLNN đối với DN mang tính khoa học, chuẩn xác mà không ảnh hưởng
đến hiệu quả sxkd của DN
- Yêu cầu:các DN trong nền kinh tế quốc dân cần được phân thành từng nhóm có đặc điểm tương đồng
- Kết quả quản lý: quản lý một cách hiệu quả tránh được sự trùng lặp, chồng chéo,bỏ sót quản lý
2. Phân loại doanh nghiệp để Nhà nước xây dựng các cơ chế quản lý riêng biệt
- Mục đích: đạt được mục tiêu đặt ra trong quản lý
- Yêu cầu: Nhà nước thiết lập phạm vi, nội dung, phương thức, biện pháp quản lý cụ thể đối với từng nhóm DN
- Kết quả: Hạn chế các tác hại, các mặt trái của một số loại hình nào đó, ngoài các ưu điểm mà chúng đã phát
huy
3.Phân loại doanh nghiệp để các nhà đầu tư lựa chọn mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp
- Mục đích: định hướng cho sự ra đời của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
- Yêu cầu: các nhà đầu tư hệ thống hoá được các loại hình doanh nghiệp, nắm bắt, nghiên cứu đặc điểm của
từng loại hình
- Kết quả: nhà đầu tư lựa chọn cho mình một loại hình doanh nghiệp phù hợp với những điều kiện hiện có để
đăng ký kinh doanh trước pháp luật và hoạt động trên thị trường để đem lại hiệu quả tối ưu.

Câu 10: Trình bày nội dung quản lý Nhà nước về kinh tế đối với các loại hình DN? Hướng đổi mới quản
lý của Nhà nước đối với các DN ở Việt Nam hiện nay?
1/- Nội dung quản lý Nhà nước về kinh tế đối với các loại hình DN: (Luật DN-Có hiệu lực từ ngày
01/07/2006)
1.1/ Ban hành phổ biến và hướng dẫn thực hiện các VB pháp luật về DN và các VB có liên quan;
1.2/ Tổ chức đăng ký KD, hướng dẫn đăng ký KD đảm bảo thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch định
hướng phát triể KT-XH;
1.3/ Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao đạo đức KD cho người quản lý DN; phẩm
chất chính trị, đạo đức, nghiệp vụ cho CB quản lý Nhà nước đối với DN; đào tạo và xây dựng đội ngũ công
nhân lành nghề;
1.4/ Thực hiện chính sách ưu đãi đối với DN theo định hướng và mục tiêu của chiến lược, quy hoạch và kế
hoạch phát triển KT-XH;
1.5/ Kiểm tra, thanh tra hoạt động của DN, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của DN, của cá nhân và tổ chức
có liên quan theo quy định của pháp luật.
2/- Quản lý Nhà nước đối với từng loại hình DN:
2.1/ DN Nhà nước:
a) Kh/niệm:
- Theo Luật DN Nhà nước (1995): “DN Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ
chức quản lý hoạt động KD hay hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu KT-XH do Nhà nước giao”
- Theo Luật DN năm 2000 (sửa đổi năm 2006): “DN Nhà nước là DN mà Nhà nước sở hữu 51% vốn trở lên”.
b) sự tồn tại tất yếu của DN NN ở VN:
- Giữ vai trò chủ đạo để thực hiện định hướng XHCN đối với sự phát triển;
- Đi đầu trong 1 số lĩnh vực công nghệ cao;
- Đầu tư vào những lĩnh vực SX sản phẩm trọng yếu và lịch vực cung ứng sản phẩm công cộng;
ÔN TẬP NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ - QLKT K30_ĐT

vominhhung1982@gmail.com
0917.167.761
c) Giải pháp đổi mới:
- Tiếp tục sắp xếp và cơ cấu lại (tái cơ cấu) hệ thống DN NN;
- Đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá DN NN (đến năm 2015 về cơ bản phải cổ phần hoá xong các DN NN)
- Đổi mới cơ chế quản lý của Nhà nước đối với hệ thống DN NN;
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng CB quản lý và thí điểm thuê giám đốc điều hành.
2.2/ DN Tập thể (HTX)
a) Kh/niệm (Theo Luật HTX năm 1996; sửa đổi năm 2006): HTX là tổ chức kinh tế tự chủ cho những người
lao động có nhu cầu, lợi ích chung tự nguyện góp vốn.
b) Vai trò:
- Hỗ trợ cho sự phát triển từng cá nhân làm cho sức SX tăng lên;
- Tạo điều kiện để người lao động tham gia vào quá trình phân công lao động và hưởng lợi ích từ thành quả
chung;
- Là nơi hình thành ý thức cộng đồng, tinh thần tự giác và kỷ luật lao động;
 “”Nói tóm lại, HTX rất có lợi nên dân các nước làm nhiều lắm”-HCM – Đường Cách Mệnh
c) Hướng đổi mới:
- Đổi mới hình thức tổ chức: chuyển sang mô hình DN tập thể, HTX, tổ hợp tác, nhóm hợp tác kiểu mới;
- Đổi mới phương thức điều hành theo phương châm tự chủ và dân chủ;
- Áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ đối với HTX:
+ Miễn giảm thuế;
+ Hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực;
+ Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng KT-XH;
+ Hỗ trợ cung cấp thông tin và xúc tiến thương mại,…
2.3/ Các loại hình DN tư nhân thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật DN:
a) Kh/niệm: Đó là các DN dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu SX là chủ yếu, gồm:
+ Cty TNHH;
+ Cty Cổ phần;
+ Cty hợp danh;
+ Cty tư nhân;
b) Hướng đổi mới:
- Hoàn chỉnh các loại Luật liên quan: Luật đất đai; Luật thuế; Luật phá sản DN,…
- Bổ sung hoàn thiện các chính sách nhằm tạo môi trường bình đẵng và hỗ trợ DN tư nhân phát triển như: chính
sách tín dụng, dạy nghề,…
- Không lạm dụng thanh tra, kiểm tra. CQ NN chỉ tiến hành thanh tra khi có dấu hiệu vi phạm và chịu trách
nhiệm trước pháp luật về kết luận của mình;
2.4/ DN có vốn đầu tư nước ngoài:
a) Kh/niệm: là DN có sự tham gia góp vốn và quản lý của bên đầu tư nước ngoài với tỷ lệ vốn góp không thấp
hơn 30% vốn pháp định của DN. Theo Luật đầu tư nước ngoài tại VN và các quy định hiện hành, DN có vốn
đầu tư nước ngoài ở VN gồm 02 loại:
+ DN liên doanh;
+ DN 100% vốn nước ngoài.
b) Vai trò:
- Bổ sung nguồn vốn ngoại tệ, tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động góp phần làm tăng thu
ngân sách Nhà nước;
- Xuất hiện các mô hình tổ chức SX và tổ chức quản lý mới (KCX, KCN,…)
- Tay nghề người lao động – năng lực quản lý điều hành được nâng cao;
- Tiềm năng kinh tế được khai thác và sử dụng cho phát triển KT-XH có hiệu quả.
c) Hướng đổi mới:
- Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách để khuyến khích phát triển các DN có vốn đầu tư nước
ngoài, đồng thời tăng cường sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Cụ thể là:
+ Có chiến lược và chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài thích ứng với sự biến động của nền kinh tế khu
vực và thế giới;
+ Bổ sung, sửa đổi các quy định pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý thông thoáng, hấp dẫn đối với các nhà
đầu tư nước ngoài;
ÔN TẬP NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ - QLKT K30_ĐT

vominhhung1982@gmail.com
0917.167.761
+ Khắc phục tình trạng quản lý chồng chéo, nhiều tầng nấc và nhiều thủ tục hành chính gây phiền hà cho nhà
đầu tư nước ngoài;
+ Sửa đổi thuế suất, nhất là thuế nhập khẩu, thuế TAV và thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.
+ Tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài; xem xét lại cơ cấu ngành nghề đầu
tư; duy trì tốt mối quan hệ giữa phát huy nội lực, mở cửa hội nhập và giữ vững định hướng XHCN trong lĩnh
vực đầu tư.
Câu 11: Vì sao nói quá trình QLKT thực chất là quá trình thông tin? Để đảm bảo thông tin cho quá
trình QLKT, chủ thể quản lý phải thực hiện những khâu cơ bản nào?
Trả lời:
* K/n:
- Nghĩa rộng: Thông tin là những tín hiệu đặc quyền từ nơi phát tin đến nơi nhận tin, giúp cho đối tượng nhận
tin tăng thêm sự hiểu biết về sự vật hay hiện tượng nào đó.
- Nghĩa hẹp: (theo quan điểm QLKT) Thông tin kinh tế là những tin tức mới, được thu nhận, được hiểu và được
đánh giá là có ích cho quá trình ra quyết định QLKT.
* Phân loại thông tin KT: có 4 cách phân loại.
- Theo mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể quản lý thông tin, thì có 2 loại quản lý thông tin đó là: thông tin
ngược và thông tin xuôi.
- Theo nguồn gốc thông tin: có thông tin ban đầu và thông tin phát sinh.
- Theo thời gian phản ánh của thông tin: có thông tin về lịch sử phát triển, thông tin về thực trạng của hệ thống,
thông tin dự báo.
- Theo mức độ ổn định của thông tin: có thông tin quy ước (ổn định) và thông tin thực tế (biến đổi).
* Vận dụng các nguyên lý thông tin trong QLKT: có 5 nguyên lý.
- Nguyên lý về tính hệ thống
- Nguyên lý duy trì trật tự và lôgic
- Nguyên lý về sự hỗn loạn.
- Nguyên lý về mối liên hệ ngược
- Nguyên lý về độ đa dạng cần thiết.
* Vai trò: Thông tin vừa là đầu vào, vừa là đầu ra vừa là nguyên liệu vừa là phương tiện của QLKT. Nếu thiếu
hoặc không có thông tin quá trình quản lý sẻ gặp nhiều khó khăn và thậm chí không thể hiện được. do đó có thể
khẳng định quá trình quản lý thực chất là quá trình thông tin.
* Yêu cầu: thông tin quản lý phải đảm bảo.
- Tính chính xác
- Tính đầy đủ hệ thống.
- Tính kịp thời.
- Tính kinh tế (tối ưu).
- Tính bảo mật.
* Hệ thống đảm bảo thông tin cho hoạt động QLKT:
- Hệ thống đảm bảo thông tin trong QLKT là tổng hợp các phương pháp và phương tiện thu thập, xữ lú, lưu trữ
và cung cấp thông tin giúp cho nhà quản lý đu6a ra các quyết định quản lý có chất lượng cao.
- Các khâu của hệ thống đảm bảo thông tin trong QLKT: gồm 5 khâu
+ Xác định nhu cầu thông tin.
+ Xây dựng và tổ chức nguồn tin.
+ Thụ thập thông tin.
+ Phân tích và xử lý thông tin
+ Lưu trữ thông tin.
* Quyết định QLKT: là sản phẩm của lao động quản lý nhằm giải quyết 1 vấn đề náo đó, là các chỉ thị, mệnh
lệnh cùa chủ thể quản lý nhằm tổ chức định hướng và kích thích điố tượng quản lý thực hiện mục tiêu quản lý.
* Phân loại quyết định QLKT:
- ựa vào tính chất người ta phân quyết định QLKD thành 02 loại: QĐ mang tính chất chiến lược và QĐ mang
tính tác nghiệp.
- Xét theo cấp quản lý thì quyết định QLKT có 02 loại: QĐ QL vĩ mô là những quyết định liên quan trực tiếp
đến những quan hệ tổng thể và quyết định quản lý vi mô.
* Yêu cầu:
ÔN TẬP NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ - QLKT K30_ĐT

vominhhung1982@gmail.com
0917.167.761
- Quyết định quản lý phải có căn cứ khoa học.
- QĐ QL phải đảm bảo tính thống nhất và toàn diện.
- QĐ QL phải đúng thẩm quyền.
- QĐ QL phải kịp thời, ngắn gọn và chính xác.
- QĐ QL phải đảm bảo tính kinh tế và tính giáo dục.
* Quá trình ra quyết định và tổ chức thực hiện:
- Phát hiện ra vấn đề cần giải quyết.
- Chọn tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả.
- Chuẩn bị ra quyết định (thu thập và xử lý thông tin).
- Chính thức ra quyết định quản lý (có người ra quyết định hoặc tập thể ra quyết định)
Các bước tổ chức thực hiện quyết định:
+ Truyền đạt quyết định đến đối tượng thực hiện.
+ Lập kế hoạch thực hiện quyết định.
+ Bố trí các nguồn lực để thực hiện quyết định.
+ Kiểm tra đánh giá tình hình quyết định.
+ Điều chỉnh quyết định.
+ Tổng kết việc thực hiện quyết định.
Câu 12: Nhửng đặc điểm chung của lao động QLKT? Phân tích các yêu cầu đối với cán bộ QLKT nói
chung?
Trả lời:
* K/n:
- Cán bộ QLKT là những người được bố trí (bổ nhiệm, đề bạc) vào những chức danh nhất định, đảm nhận
những chức năng khác nhau trong bộ máy QLKT.
- Lao động của cán bộ QLKT không nằm ngoài mà nằm trong quá trình sản xuất vật chất. Nó góp phần tao ra
giá trị mang lại lợi nhuận cho chủ thể kinh tế.
* Vai trò:
- Cán bộ QLKT là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của DN cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân,
cụ thể là:
+ Thực hiện các chức năng quản lý nhờ đó khai thác và sử dụng mọi nguồn lực một cách hợp lý.
+ Tạo ra và sử dụng các động lực để kích thích người lao động làm việc tích cực và sáng tạo.
+ Góp phần xây dựng và hoàn thiện các đường lối chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.
* Yêu cầu đối với CB QLKT:
- Có phẩm chất chính trị vững vàng:
+ Nắm vững đường lối phát triển của Đảng.
+ Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênnin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Đặc lợi ích của tập thể, của giai cấp lên trên lợi ích cá nhân.
- Về phẩm chất đạo đức và ý thức pháp luật:
+ Am hiểu luật pháp và có ý thức tuân thủ pháp luật.
+ Tôn trọng những giá trị đạo đức truyền thống trung, hiếu, tiết, nghĩa.
+ Rèn luyện phẩm chất của người cán bộ cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô tư.
+ Gương mẫu học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Về năng lực chuyên môn:
+ Am hiểu về lĩnh vực chuyên môn do minh phụ trách.
+ Có kiến thức về kinh tế thị trường và về khoa học quản lý.
+ Hiểu biết về tình hình thực tiễn của đất nước và thế giới.
- Về năng lực tổ chức quản lý:
+ Am hiểu tâm lý con người và nghệ thuật dùng người.
+ Có tư duy đổi mới
+ Năng động và quyết đoán.
+ Bình tỉnh, giữa tự chủ bản thân.
+ Có khiếu hài hước.
* Đặc điểm cán bộ của lao động QLKT:
Có 4 đặc điểm
ÔN TẬP NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ - QLKT K30_ĐT

vominhhung1982@gmail.com
0917.167.761
- Lao động là loại có tính chất thông tin, sản phẩm của lao động quản lý là các thiết bị quản lý.
- Vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật.
- Là 1 dạng lao động sx vật chất.
- là 1 loại lao động trí tuệ, phúc tạp và sáng tạo.
* Tổ chức quá trình lao động của CBQLKT:
- Hoạch định công trình công tác.
- Tổ chức bộ máy và bố trí cán bộ sao cho khoa học
- Điều hòa phối hợp các hoạch định QLKT.
- Kiểm tra, giám sát kết quả lao động quản lý.

* Phân biệt chức năng QLNN về kinh tế và QL SXKD (câu 1)


Tiêu chí Quản lý Nhà nước về kinh tế Quản lý SXKD
- CQ Nhà nước các cấp (Quốc hội, - Bộ máy quản lý DN
+ Chủ thể quản lý Chính phủ, HĐND, UBND các
cấp,...)
- Toàn bộ ngành, lĩnh vực nền KT - Các yếu tố SXKD của DN (SX cái
+ Phạm vi
quốc dân. gì? SX cho ai? và SX như thế nào?)
- Tạo môi trường thuận lợi cho - Mục tiêu chính là vì lợi nhuận.
SXKD, điều tiết các mối quan hệ
+ Mục tiêu
trong kinh tế phát triển ổn định theo
định hướng và có trật tự.
- Nhà nước sử dụng các công cụ điều - Sử dụng các công cụ hợp đồng đã
tiết vĩ mô như các chính sách pháp được đề ra.
luật về thuế, những văn bản mang
tính bắt buộc;

- Lãnh đạo quản lý về mặt KT trên - Bị lãnh đạo, bị quản lý, là đối tượng
toàn bộ đất nước; bị quản lý;
- Xử lý thông tin để quản lý; - Xử lý các yếu tố vật chất để quản lý
kinh doanh;
- Hiệu năng chung, hiệu quả trên toàn - Lỗ, lãi cụ thể, hiệu quả chỉ mang
+ Phương pháp tác động
bộ nền KTQD; tính đem lại lợi nhuận cho DN;
- Bộ máy làm việc QLKT của Nhà - Bộ máy làm việc QLKD tự cấp, tự
nước dựa vào ngân sách; phát, tự tích lũy và phải nộp thuế;
- Tìm tòi các giải pháp, phương án - Tự tìm khả năng kinh doanh của
thúc đẩy SX và dịch vụ phát triển DN để làm ra của cải hoặc làm dịch
trên toàn bộ nền KTQD; vụ thõa mãn nhu cầu XH để thu lợi
cho DN
- Điều chỉnh các quan hệ lãnh đạo, - Điều chỉnh các quan hệ trong KD
quản lý bằng luật hành chính thông bằng luật dân sự, luật lao động thông
qua các văn bản. qua các hợp đồng giữa 2 bên.

Sơ đồ 1 (câu 8)
ÔN TẬP NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ - QLKT K30_ĐT

vominhhung1982@gmail.com
0917.167.761
NGƯỜI QUẢN LÝ CẤP A

Người quản lý Người quản lý


cấp B1 cấp B2

Người quản lý Người quản lý Người quản lý Người quản lý


cấp C1 cấp C2 cấp C3 cấp C4

Sơ đồ 2 (câu 8)

Người quản lý A

Khâu chức năng A 1 Khâu chức năng A 2

Người quản lý B 1 Người quản lý B 2 Người quản lý B 3

Sơ đồ 3 (câu 8)

Tham mưu A Người quản lý cấp A

Tham mưu B 1 Người quản lý Người quản lý Tham mưu B 2


cấp B 1 cấp B 2

ÔN TẬP NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ - QLKT K30_ĐT

vominhhung1982@gmail.com
0917.167.761
Sơ đồ 4 (câu 8)

Quản lý cấp A

Chức năng A 1 Chức năng A 2

Quản lý cấp B

Chức năng B 1 Chức năng B 2

Quản lý cấp C

ÔN TẬP NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ - QLKT K30_ĐT

vominhhung1982@gmail.com
0917.167.761

You might also like