You are on page 1of 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN, ĐHQG-HCM MÃ LƯU TRỮ

(do phòng KT-ĐBCL ghi)


ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN CK21221_BAA00007
Học kỳ 1 – Năm học 2021-2022

Tên học phần: Phương pháp luận sáng tạo Mã HP: BAA00007
Thời gian làm bài: 60 phút Ngày thi: 15/01/2022
Ghi chú: Sinh viên [ được phép /  không được phép] sử dụng mọi tài liệu khi làm bài.

Họ tên sinh viên: …............................................................. MSSV: …………… STT: …..


Tạp chí Science hôm 23/09/2021 công bố một nghiên cứu liên hiệp toàn cầu, về bản đồ xác định các
vùng phản ứng đặc hiệu vốn là mục tiêu của kháng thể, nhưng đề kháng trị liệu do các đột biến ở
SARS-COV-2. Các đột biến này cho thấy vai trò của các Protein S (Spike Protein). Nó chịu trách
nhiệm chính gây ra đột biến kháng trị liệu. Sử dụng "kháng thể đơn dòng" (monoclonal antibodies)
cho đến nay là một phương pháp điều trị hiệu quả đối với COVID-19. Nghiên cứu tập hợp được
hơn 350 "kháng thể đơn dòng" có tiềm năng chống lại các Protein S của 56 biến thể ở SARS-COV-
2. Các ứng viên kháng thể này được nghiên cứu phân nhóm theo tác dụng lên các vùng đặc hiệu
trên Protein S. Nhóm chính yếu là nhóm các kháng thể tác dụng lên thụ thể RBD của Protein S,
nhóm tiềm năng phát triển là nhóm tác dụng lên thụ thể NTD, và nhóm tác dụng lên tiểu đơn vị S2
của Protein S. Có 186 kháng thể nhóm chính yếu được sắp xếp thành 7 nhóm cốt lõi để so sánh ưu
thế trị liệu chi tiết dựa trên cấu hình cạnh tranh phản ứng kháng nguyên kháng thể giữa các kháng
thể hoặc giữa kháng thể với enzyme ACE2. Enzyme này vốn là yếu tố bắt tay với SARS-COV-2
gây ra tổn thương đa cơ quan. Nhờ đó, đã xác định được quy cách cấu trúc hình học tương tác có
tính cạnh tranh hiệu quả của các kháng thể đối với enzyme ACE2. Nghiên cứu tập trung trình bày
dữ liệu đánh giá của 41 kháng thể nhóm chính yếu đối với các biến thể SARS-COV-2 đột biến đang
chiếm ưu thế toàn cầu. Qua nghiên cứu, các đột biến ảnh hưởng đến quá trình trung hòa qua trung
gian kháng thể cũng đã được giải thích; các hiểu biết chi tiết cấu trúc, vị trí liên kết giữa kháng thể
với Protein S được xác lập; các dự đoán tác động của đột biến và xác định hiệu quả tổ hợp kháng
thể điều trị được thăm dò để biết chúng có thể điều trị các biến thể của virus tốt như thế nào; các
phân tích mức độ trị liệu của các nhóm kháng thể đối phó đột biến hiệu quả đến đâu. Từ đây, phát
hiện được ba nhóm kháng thể vô hiệu hóa SARS-CoV-2 bất kể đột biến nào xuất hiện, mở ra viễn
cảnh lạc quan trong điều trị COVID-19 cho nhân loại.
(Nguồn https://www.science.org/doi/10.1126/science.abh2315)
Câu 1 (2,5 điểm).
Vào ngày 11 tháng 11 năm 2021 ở Botswana, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lần đầu tiên phát
hiện biến thể Omicron (B.1.1.529). Nghiên cứu trên đóng vai trò gì về sáng tạo, đổi mới đối
với sự xuất hiện của biến thể Omicron?

Câu 2 (2,5 điểm).


Có những nguyên tắc thủ thuật sáng tạo nào xuất hiện trong nghiên cứu?

Câu 3 (2,5 điểm).


Sử dụng các quy luật phát triển hệ thống, hãy đưa ra danh sách các câu hỏi kiểm tra đề nghị
mở rộng khả năng nghiên cứu một cách có định hướng.

Câu 4 (2,5 điểm).


Theo quan điểm của tư duy hệ thống, những kết quả nghiên cứu nào ở trên mới là trọng tâm?
Giải thích?

(Đề thi gồm 1 trang)


Họ tên người ra đề/MSCB: ......................................................... Chữ ký: ................ [Trang 1/1]
Họ tên người duyệt đề: .............................................................. Chữ ký: .................

You might also like