You are on page 1of 7

SỞ GD&ĐT TỈNH LÀO CAI

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÀO


CAI
Học sinh lớp: 12 TOÁN
Họ và tên: Đinh Huyền Trang
Năm học: 2022-2023

CHUYÊN ĐỀ ĐỊA

TRƯỜNG THPT CHUYÊN KIỂM TRA GIỮA KÌ I


TỔ: SỬ ĐỊA GDCD MÔN ĐỊA LÝ 11 (HS ĐỘI TUYỂN)

NĂM HỌC 2022 - 2023

Báo cáo chuyên đề

CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA HÌNH VIỆT NAM

Câu 1: Trình bày được các đặc điểm chung của địa hình, các khu vực địa
hình nước ta.

a, Địa hình nước ta có 3 đặc điểm chính:

- Thứ nhất, đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt
Nam.
+ Địa hình Việt Nam nhiều kiểu loại, trong đó đồi núi chiếm
¾ diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:
+ Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85%
+ Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%
+ Đồng bằng chiếm ¼ diện tích
- Thứ hai, địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành
nhiều bậc kế tiếp nhau.
+ Lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc từ sau giai đoạn Cổ kiến
tạo
+ Đến Tân kiến tạo và vận động tạo núi Himalaya làm cho địa hình
nước ta dâng lên và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau, đồi núi, đồng bằng,
thềm lục địa.
+ Hướng nghiêng của địa hình là hướng Tây Bắc – Đông Nam.
+ Địa hình nước ta có 2 hướng chủ yếu là Tây Bắc – Đông Nam và
vòng cung.
- Thứ ba, địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác
động mạnh mẽ của con người.
+ Địa hình bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn.
+ Tạo nên địa hình Cacxtơ nhiệt đới độc đáo
+ Tạo nên các dạng địa hình nhân tạo: đô thị, hầm mỏ, hồ chứa nước,
đê, đập…

(Dạng địa hình cacxtơ ở Quảng Bình)

(Lược đồ địa hình Việt Nam)

b, Địa hình nước ta được chia làm các khu vực: Đồi núi, đồng bằng, bờ biển
và thềm lục địa

– Khu vực đồi núi: Khu vực đồi núi chia thành 4 vùng:
● Vùng núi Đông Bắc:
+ Là một vùng đồi núi thấp nằm ở tả ngạn sông Hồng.
+ Hướng vòng cung
+ Chủ yếu là đồi núi thấp
+ Gồm bốn cánh núi cung chụm lại ở Tam Đảo, mở rộng về phía Bắc và
phía Đông
+ Thung lũng: Sông Cầu, sông Thương, Lục Nam
● Vùng núi Tây Bắc:
+ Là những dải núi cao, những sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song,
kéo dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.
+ Khu vực còn có những đồng bằng nhỏ trù phú nằm ở giữa vùng núi cao
như: Mường Thanh, Nghĩa Lộ.
● Vùng Trường Sơn Bắc
+ Dài khoảng 600km
+ Là vùng núi thấp, 2 sườn không đối xứng
+ Sườn Đông hẹp và dốc, có nhiều núi nằm ngang chia cắt đồng bằng
● Vùng Trường Sơn Nam
+ Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ.
+ Đất đỏ bazan dày, xếp thành từng tầng trên các độ cao 400m, 800m,
1000m
- Ngoài ra còn có địa hình bán bình nguyên và vùng đồi trung du: Nằm
chuyển tiếp giữa đồi núi và đồng bằng.
+ Bán bình nguyên (Đông Nam Bộ): Bậc thềm phù sa cổ và bề mặt phủ ba
dan
+ Đồi trung du (rìa phía Bắc, phía tây Đồng Bằng sông Hồng thu hẹp rìa
đồng bằng ven biển miền Trung, phần lớn là thềm phù sa cổ bị chia cắt
bởi tác động của dòng chảy.
- Khu vực đồng bằng
● Đồng bằng châu thổ hạ lưu sông lớn.
+ Có 2 đồng bằng lớn: Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông
Hồng. Đây là hai vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước.
+) Đồng bằng sông Hồng: 15.000km2
+) Đồng bằng sông Cửu Long: 40.000km2
+ Các đồng bằng Duyên hải Trung Bộ. Diện tích khoảng 15.000km2. Chia
thành nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp kém phì nhiêu.
– Địa hình bờ biển và thềm lục địa
+ Bờ biển nước ta dài 3260 km
+ Có 2 dạng chính:
+) Bờ biển bồi tụ đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long nhiều
bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển …
+) Bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo.
Câu 2: Phân tích được thuận lợi và khó khăn của các khu vực địa hình đối
với phát triển kinh tế.

- Đối với phát triển kinh tế, các khu vực địa hình đã mang lại những
thuận lợi sau:
+ Sự đặc trưng về vị trí địa lý khu vực (có nhiều quốc gia có các cửa
ngõ thông ra biển, nằm trên đường ngã tư giao thông trọng điểm, nằm trong
vùng kinh tế năng động nhất – Châu Á Thái Bình Dương)-khu vực đang phát
triển với nền kinh tế trẻ, năng động, lại nằm ở vị trí thuận lợi và giao lưu giữa
các nước nên đã giúp Đông Nam Á có điều kiện hợp tác phát triển kinh tế với
các nước trong và ngoài khu vực trên thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và
toàn cầu hóa nền kinh tế. Vận chuyển hàng hóa đường hàng không và đường
biển cũng ngày càng phát triển khi nước ta nằm ở vị trí đắc địa này. Mặt khác,
cũng tạo điều kiện để phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp, các hoạt
động dịch vụ, du lịch.
+ Địa hình gồm phần đất liền và hải đảo, được phân ra làm các dạng
địa hình đa dạng và phong phú, tạo điều kiện để người dân canh tác, phát triển
kinh tế một cách đa dạng dựa theo đặc điểm của từng ngành kinh tế và từng khu
vực địa hình. Mặt khác, dựa trên đặc điểm của vùng đất liền và thềm lục địa,
nên nơi đây cũng chứa nhiều tài nguyên khoáng sản quan trọng như quặng thiếc,
kẽm, đồng, than đá, khí đốt, dầu mỏ, … thuận lợi phát triển các ngành công
nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cùng địa hình với hệ thống sông
ngòi, kênh rạch chằng chịt tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nền nông
nghiệp lúa nước. Việt Nam và Thái Lan hiện đang là hai quốc gia có trữ lượng
và chất lượng sản xuất gạo lớn và tốt nhất trên thế giới, hiện đang xuất siêu trên
toàn cầu.
- Đối với phát triển kinh tế, các khu vực địa hình đã mang lại những
khó khăn sau:
- Sự “đắc địa” của vị trí địa lý làm cho nền kinh tế khu vực luôn bị
cạnh tranh, luôn bị nhòm ngó bởi các thế lực thù địch ngoài khu vực. Do nước
ta nằm ở khu vực nhạy cảm, từ trước đến nay luôn hứng chịu các cuộc xâm
lược, đô hộ 1000 năm. Cho đến nay các vấn đề chính trị, biển Đông đã và đang
diễn ra gay gắt. Điều này buộc nước ta phải luôn chú trọng trong công cuộc bảo
vệ đất nước (chủ quyền vùng đất, vùng biển, vùng trời) và chống giặc ngoại
xâm (xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời Tổ quốc,…).
Vì vậy, các nước trong khu vực phải có một sự nhạy bén nhất định với chính trị
trong và ngoài nước. Thực hiện các chính sách ngoại giao mềm dẻo, tránh xung
đột trực tiếp ảnh hưởng với chính trị, ngoại giao và kinh tế, … của quốc gia.
- Phần hải đảo ở khu vực thường xuyên bị xảy ra động đất, núi lửa
do nằm trong khu vực không ổn định của vỏ Trái Đất.
- Do tính chất nhiệt đới của gió mùa, khu vực cũng chịu ảnh hưởng
sâu sắc của các cơn bão nhiệt đới hình thành từ các áp thấp trên biển, vị trí nhạy
cảm này cũng khiến cho nước ta phải hứng chịu nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, lũ
quét, sạt lở…) khiến cho người dân phải luôn trong tình trạng phòng tránh thiên
tai, ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế và đời sống, khó khăn trong việc ổn định
đời sống.

Câu 3 : Liên hệ với Lào Cai (Các dạng địa hình, thuận lợi và khó khăn của
địa hình đối với phát triển kinh tế).

- Các dạng địa hình ở Lào Cai:


+ Vị trí địa lý: Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa
vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo
đường sắt và 345 km theo đường bộ. Diện tích tự nhiên: 6.383,88 km2 (chiếm
2,44% diện tích cả nước, là tỉnh có diện tích lớn thứ 19/64 tỉnh, thành phố cả
nước).
+ Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía
Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc với 203 km
đường biên giới.
+ Địa hình: Địa hình Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức
độ chia cắt mạnh. Hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi
cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm về phía Đông và phía Tây tạo ra các
vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phía tây dãy
Hoàng Liên Sơn. Ngoài ra còn rất nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa dạng, chia cắt
tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau.

- Thuận lợi về địa hình đối với phát triển kinh tế:
+ Dải đất dọc theo sông Hồng và sông Chảy gồm thành phố Lào Cai -
Cam Đường - Bảo Thắng - Bảo Yên và phần phía đông huyện Văn Bàn thuộc
các đai độ cao thấp có địa hình ít hiểm trở hơn với nhiều vùng đất đồi thoải,
thung lũng, là địa bàn thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp hoặc xây dựng,
phát triển cơ sở hạ tầng. Tỉnh Lào Cai nằm ở vị trí trung tâm của khu vực trung
du, miền núi phía Bắc; đồng thời nằm trên hai hành lang kinh tế lớn (Lào Cai -
Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Lào Cai - Hà Nội - Lạng Sơn). Với địa
hình thuận lợi, Lào Cai trở thành tỉnh biên giới có vị trí quan trọng về kinh tế,
quân sự, đối ngoại; là "cửa ngõ xung yếu" và "phên dậu của Tổ quốc". . Cửa
khẩu quốc tế Lào Cai là cửa khẩu duy nhất ở phía Bắc Việt Nam nằm trong lòng
một thành phố trực thuộc tỉnh, có đầy đủ hệ thống dịch vụ của đô thị loại III
cũng như các dịch vụ thương mại vận tải, kho bãi, logistics, giám định hàng hóa,
cảng ICD… Từ năm 2001 đến nay, hội chợ thương mại biên giới được luân
phiên hàng năm giữa Lào Cai (Việt Nam) và Hà Khẩu (Vân Nam – Trung
Quốc), thu hút đông đảo doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự
+ Lào Cai là nơi có "sông đầu nguồn, núi tuyệt đỉnh"; có mật độ dân
cư thấp (diện tích tự nhiên đứng thứ 19/63 và dân số đứng thứ 54/63 cả nước);
cùng đầy đủ các loại hình giao thông kết nối nội tỉnh, liên tỉnh và quốc tế
(đường cao tốc, đường sắt, đường thủy, cảng hàng không Sapa sẽ được khởi
công xây dựng trong thời gian tới).
+ Lào Cai có diện tích đất lâm nghiệp chiếm 65% diện tích tự nhiên,
nguồn nguyên liệu lâm sản dồi dào, phong phú với gần 100.000 ha rừng trồng
sản xuất, tạo ra từ 300.000 đến 600.000 m3 gỗ/năm và nhiều lâm sản đặc hữu
khác; kết hợp với điều kiện giao thương thuận lợi cả đường sắt và đường cao tốc
nối với Thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng. Đây là những điều kiện
thuận lợi thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại, xuất khẩu lâm sản.
+ Lào Cai là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, có trên 35 loại khoáng
sản khác nhau, với 150 điểm mỏ có giá trị, trong đó có nhiều loại chất lượng
cao, trữ lượng lớn, điển hình: Apatit (2,1- 2,5 tỷ tấn), sắt (137 triệu tấn), đồng,
vàng gốc, graphit, đất hiếm, fenspat, nguyên liệu gốm, sứ thủy tinh… Sản xuất
công nghiệp Lào Cai có bước phát triển vững chắc, quy mô lớn, tốc độ tăng
trưởng cao thuộc các tỉnh trong nhóm đầu của cả nước, là lĩnh vực quan trọng
trong phát triển kinh tế của tỉnh.
+ Lào Cai có địa hình khá phong phú, phân tầng độ cao thấp rõ rệt,
khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm hai vùng: Vùng cao, nhiệt độ trung bình từ
15 độ C – 20 độ C, với đặc điểm khí hậu á nhiệt đới, mát mẻ về mùa hè, lạnh giá
về mùa đông rất phù hợp với các loại cây trồng ôn đới như táo, lê, đào, mận, hoa
hồng, hoa ly, địa lan, cây dược liệu, rau trái vụ, nuôi cá nước lạnh như cá hồi, cá
tầm, các sản phẩm của vùng này đều mang tính đặc sản mà các tỉnh vùng thấp
không có được, đây chính là một tiềm năng, thế mạnh riêng của tỉnh Lào Cai;
đặc biệt là phát triển vùng nguyên liệu chế biến chè, thuốc lá... Đồng thời phát
triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản nước ấm (cá chiên, cá lăng chấm, tôm
càng xanh…)
+ Lào Cai có địa thế đẹp nên thuận lợi phát triển các địa danh du lịch
nổi tiếng, đã có thương hiệu (như Sapa, đỉnh Phan Xi Păng, Bắc Hà, …); có nền
văn hóa đa dạng, có bản sắc riêng với 25 dân tộc dân tộc anh em cùng sinh sống
với những nét văn hóa đặc trưng từ chữ viết, trang phục, kiểu dáng nhà ở, văn
hóa ẩm thực, tâm linh… ; có kho tàng văn hóa vật thể. Từ những lợi thế về địa
lý, tài nguyên du lịch đã giúp cho Lào Cai phát triển nhiều loại hình du lịch như:
Du lịch Văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch tham quan, du
lịch thể thao, du lịch nghiên cứu khoa học, thu hút đông đảo khách du lịch, phát
huy dịch vụ du lịch tăng trưởng kinh tế.

=> Tỉnh Lào Cai với lợi thế địa hình đã đem đến nhiều điều kiện thuận lợi và
hội tụ đầy đủ tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế để trở thành một thành phố
phát triển kinh tế mạnh mẽ trong cả nước.

- Khó khăn về địa hình đối với phát triển kinh tế:
+ Kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu phát
triển, bao gồm hệ thống giao thông huyết mạch từ Hà Nội đến Lào Cai, các
tuyến quốc lộ, cơ sở hạ tầng thiết yếu ở nông thôn…
+ Địa hình, khí hậu phức tạp. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng lớn đến đời
sống, sản xuất của nhân dân. Tình trạng thoái hóa đất đai ở những vùng đất dốc,
vùng có độ che phủ thấp, tính đa dạng sinh học có nguy cơ ngày càng suy giảm.
Ô nhiễm môi trường công nghiệp chưa được xử lý triệt để. Tại tả Thàng là xã
ĐBKK của huyện Mường Khương. Tính đến hết năm 2019, toàn xã còn hơn
60% hộ nghèo và cận nghèo. Nguyên do vì địa hình của xã chủ yếu đồi núi dốc,
dân cư không tập trung, thiên tai thường xuyên xảy ra; trong tổng số hơn
3.143ha diện tích đất tự nhiên toàn xã, chỉ có 30ha đất trồng lúa, 370ha trồng
ngô….

You might also like