You are on page 1of 3

Các loại hình kho bãi

Trong ngành Logistics, kho bãi được hiểu là nơi lưu trưc, bảo quản hàng hoá dùng
trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Các đơn vị doanh nghiệp sẽ
lấy hàng từ kho để cung cấp cho đối tác trong thời gian nhanh chóng và chi phí tối
ưu nhất. 

 Kho kiểm soát khí hậu (Climate-controlled Warehouse)


 Kho tư nhân (Private Warehouse)
 Kho chung công cộng (Public Warehouse)
 Kho tự động (Automated Warehouse)
 Kho ngoại quan (Bonded Warehouse)
 Kho CFS (Container Freight Station)
 Kho bảo thuế (Tax Suspension Warehouse)

Kỹ thuật Cross-docking
Cross Docking là một kĩ thuật logistics nhằm loại bỏ chức năng lưu trữ và thu gom
đơn hàng của một kho hàng, mà vẫn cho phép thực hiện các chức năng tiếp nhận
và gửi hàng.

Lưu trữ và thu gom đơn hàng là hai chức năng tốn kém nhất trong 4 chức năng
chính của hoạt động kho hàng (cùng với chức năng tiếp nhận hàng và gửi hàng) do
đi kèm chi phí bảo quản, lưu trữ hàng hóa và chi phí lao động.

Với kỹ thuật Cross Docking, hàng sau khi được tiếp nhận sẽ không phải qua bước
lưu trữ trung gian, mà sẽ từ các trailer đến được chuyển sang các trailer đi đến nơi
cần gửi, và những lô hàng chỉ mất một ngày hoặc thậm chí dưới 1 giờ tại Cross
Dock trước khi được chuyển đi.

Cross Dock là một cơ sở điều phối có vai trò phân loại và tập hợp hàng hóa của
nhiều trailer đầu vào khác nhau sang những trailer đầu ra khác di chuyển đến nơi
tiêu thụ (cửa hàng bán lẻ, nhà máy sản xuất hoặc thậm chí một Cross Dock khác).

Có thể hình dung rằng, đối với cách vận chuyển có lưu trữ hàng tại kho, các lô hàng
được nhà cung cấp chuyên chở đến nhà kho và chờ được thông qua để tiếp tục đi
đến nơi tiêu thụ, hoặc các kho trung chuyển khác.

Đối với Cross Docking, hàng hóa sẽ theo trailer xuất phát từ nơi sản xuất đến trung
tâm điều phối. Tại đây, nhân viên sẽ phân loại hàng dựa theo đơn hàng của từng
nơi nhận hàng (thông thường một nơi nhận hàng yêu cầu nhiều loại hàng từ nhiều
nhà sản xuất khác nhau), sau đó hàng đã được xử lý và gom nhóm lại sẽ theo
trailer khác đến nơi tiêu thụ.
Lợi ích của Cross Docking đối với logistics
Kỹ thuật này mang đến nhiều lợi ích trên nhiều khía cạnh như:

Chi phí cho việc bảo quản, lưu trữ hàng hóa tại các kho hàng có thể được cắt giảm.

Giúp loại bỏ những công đoạn lưu trữ hàng trung gian và giảm thiểu chi phí
logistics.

Thúc đẩy hàng hóa lưu thông nhanh chóng và duy trì được chất lượng sản phẩm
đối với những mặt hàng có thời hạn sử dụng ngắn.

Đối với doanh nghiệp vận tải chuyên chở hàng nhỏ hoặc nhà bán lẻ, phần lớn các lô
hàng họ nhận được từ nhà cung cấp đều thông qua dịch vụ vận tải không đầy xe
(LTL – Less Than truckLoad) do hàng được vận chuyển có quy mô nhỏ lẻ và không
thể lấp đầy hoàn toàn tải trọng của trailer.

Điều này khiến chi phí vận tải đầu vào tăng đáng kể do tăng số lượng phương tiện
vận chuyển, giá xăng dầu, chi phí bảo dưỡng… Cross Docking sẽ tối ưu hóa việc
phân bổ ngân sách của doanh nghiệp trong hoạt động logistics, tận dụng các
phương tiện vận tải và tránh tình trạng lãng phí thời gian và tải trọng của xe trong
quá trình vận chuyển.

Những mặt hàng có thể được áp dụng Cross Docking


 Hàng dễ hỏng cần được giao tức thì.
 Những mặt hàng cao cấp không cần được giám sát chất lượng trong suốt
quá trình chuyển hàng.
 Những sản phẩm được gắn thẻ (mã vạch, RFID) hoặc sẵn sàng mang ra bán
cho khách hàng.
 Những mặt hàng khuyến mãi hoặc đang được tung ra thị trường.
 Các sản phẩm bán lẻ chủ lực bình ổn về nhu cầu hoặc biến động thấp.
 Những đơn đặt hàng được chọn trước, đóng gói hoàn chỉnh từ một nhà máy
sản xuất hoặc kho hàng.

Các loại Cross Docking


 Cross Docking sản xuất (Manufacturing Cross Docking): tiếp nhận hàng hóa
đầu vào dùng cho sản xuất và chuyển đến nơi sản xuất tiếp theo.
 Cross Docking phân phối (Distributor Cross Docking): tổng hợp nhiều mặt
hàng khác nhau vào một lần chuyển hàng đến nơi tiêu thụ.
 Cross Docking vận tải (Transportation Cross Docking): kết hợp nhiều thùng
tải hàng nhỏ từ đầu vào thành một thùng hàng đầu ra duy nhất nhằm cái
thiện hiệu quả kinh tế.
 Cross Docking bán lẻ (Retail Cross Docking): phân loại và nhóm nhiều mặt
hàng từ nhiều nhà cung cấp khác nhau vào nhiều trailer đầu ra đi đến từng
nơi tiêu thụ tương ứng.
 Cross Docking thời cơ (Opportunistic Cross Docking): hàng hóa được vận
chuyển từ nơi sản xuất đến cơ sở điều phối, sau đó quá cảnh sang phương
tiện vận tải khác để hoàn tất chuyến hàng, thường được dùng để giải quyết
kịp thời những đơn đặt hàng của nơi tiêu thụ.
Tùy vào mục đích vận chuyển hàng và hiệu quả mong muốn đạt được trong lĩnh
vực logistics nói chung, doanh nghiệp có thể triển khai loại hình Cross Docking phù
hợp, góp phần cải thiện thời gian cho việc giao hàng, đảm bảo an toàn cho hàng
hóa được chuyển và giảm thiểu tối đa chi phí logistics.

Hy vọng với những kiến thức về Cross Docking là gì sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái
niệm cũng như áp dụng vào mô hình doanh nghiệp của mình.

You might also like