You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KỸ THUẬT HÓA HỌC




CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY TISSUE

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Phan Huy Hoàng


Họ và trên sinh viên: Nhóm 1
1. Chu Quang Khải - 20190881
2. Trần Thị Mai Hương - 20190860
3. Nguyễn Quốc Khánh - 20190892
Mã lớp: 134804

HÀ NỘI – 08/2022
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1…………………………………………………………..10

Hình 2.2…………………………………………………………..11

Hình 2.3…………………………………………………………..12

Hình 2.4…………………………………………………………..12

Hình 2.5…………………………………………………………..13

Hình 2.6…………………………………………………………..14

Hình 2.7…………………………………………………………..15

Hình 2.8…………………………………………………………..16

2
Mục lục
DANH MỤC HÌNH ẢNH …………………………………………………………………………...2
Mở đầu ……………………………………………………………………………………………….4
I. Tổng quan ngành giấy
…………………………………………………………………………….5
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngành công nghiệp giấy nói chung
……………………..5
1.2. Tình hình sản xuất giấy và Quy hoạch phát triển của ngành giấy ở Việt Nam………...….6
1.3. Lịch sử phát triển giấy tissue ………………………………………………………………..7
II. Công nghệ sản xuất giấy Tissue …………………………………………………………………8
2.1. Đặc điểm của giấy tissue …………………………………………………………………….8
2.2. Nguyên liệu sản xuất…………………………………………………………………………9
2.3. Dây chuyền công nghệ sản xuất …………………………………………………………….9
2.3.1 Công đoạn chuẩn bị bột ………………………………………………………………...9
2.3.2 Công đoạn xeo giấy tissue
……………………………………………………………...11
2.3.3 Công đoạn gia công sản phẩm ………………………………………………………...15
III. Đánh giá, thực trạng của ngành giấy VN …………………………………………………….16
3.1. Thực trạng của ngành giấy VN nói chung ………………………………………………..16
3.2. Thực trạng của giấy Tissue hiện nay……………………………………………………....17
3.2.1 Tình hình chung ……………………………………………………………………….17
3.2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm …………………………………………………………17
3.2.3. Nhu cầu sử dụng ……………………………………………………………………...18
Kết luận…………………………………………………………………………………………….19
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………………………20

3
Mở đầu
Do Sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông kỹ thuật số đã dẫn đến sụt giảm nhu
cầu sử dụng giấy in báo, nhưng giấy tissue vẫn phát triển. Đó là do các công ty lớn
trong ngành không ngần ngại đầu tư. Một trong những lý do khiến ngành sản xuất
giấy tissue vẫn ngày càng phát triển hiện nay là do nhu cầu sử dụng loại giấy này là
rất lớn. Vì vây, các doanh nghiệp ngành sản xuất giấy tissue Việt Nam, ngoài việc
duy trì sản xuất, còn mở rộng và tăng tốc đầu tư cho loại giấy này. Cầu còn cao
20%/năm là mức tang trưởng hằng năm của ngành giấy tissue Việt Nam. Tuy nhiên
mức này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Thực tế thị
trường giấy tissue hiện nay có sự tham gia của nhiều công ty trong và ngoài nước với
đa dạng chủng loại sản phẩm.
Chính vì những đòi hỏi cấp bách trong thực tế về mặt định hướng phát triển và
công nghệ sản xuất giấy tissue, nhóm chúng em chọn đề tài: “ Công nghệ sản xuất
giấy Tissue ở Việt Nam”
Chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Phan Huy Hoàng đã
hướng dẫn tận tình nhóm chúng em. Nhóm em đã rất cố gắng hoàn thành thật tốt đề
tài này nhưng có lẽ do vốn kiến thức còn hạn hẹp cũng như các yếu tố khách quan mà
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm em rất mong nhận được sự đóng góp từ
thầy.
Chúng em chân thành cảm ơn!

I. Tổng quan ngành giấy


4
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngành công nghiệp giấy nói chung
Lịch sử chính thức của ngành giấy được bắt nguồn từ Trung Quốc. Cụ thể vào những
năm 105 sau công nguyên, một người đàn ông Trung Quốc tên là Sài Luân đã nghĩ ra
cách làm giấy tờ từ giẻ rách, lưới đánh cá cũ. Ông cho nghiền nát giẻ rách, lưới đánh
cá và tráng thành tờ mỏng. Các nhà khảo cổ học đã tìm ra những loại giấy cổ nhất,
xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ nhất sau công nguyên. Đó là nhưng tấm vải sáng
màu, dai mịn, có thể viết mực nước lên và cuộn lại gọn nhẹ. 
Giấy bắt đầu phổ biến trên thế giới từ khoảng thế kỷ thứ 7 sau công nguyên.
Từ khoảng thế kỷ thứ 7 thì giấy viết không chỉ phổ biến ở trung quốc mà còn xuất
hiện rất nhiều ở Nhật Bản. Người Nhật không chỉ dùng giấy để viết mà còn để trang
trí tường, vẽ trah, gấp hoa. Nghê thuật origami – gấp hình từ giấy rất nổi tiếng trong
văn hóa của người Nhật cũng ra đời từ thời gian này.
Đặc biệt vào cuối thế kỷ thứ 7, trong một cuộc giao tranh ở Samarcande, người Trung
Quốc bị thua và bí quyết làm giấy của người Trung Quốc cũng bị lộ. Kỹ thuật làm
giấy nhanh chóng lan truyền sang các nước Ả rập, Tây Ban Nha. Từ đây kỹ thuật sản
xuất giấy lan truyền khắp thế giới và ngày càng có nhiều cải tiến nâng cao chất lượng
và sản lượng giấy.
Tại Paris, nước Pháp, một người làm công cho một hãng giấy đã chê tạo ra một máy
sản xuất giấy hàng loạt. Loại máy này cần sử dụng đến bột của những loại gỗ có thớ
dài. Dần dần bột được nghiền từ gỗ thớ dài được sử dụng để sản xuất giấy ngày càng
phổ biến. Đặc biệt đến khi ngành in ra đời là lúc ngành giấy phát triển vượt bậc. Lần
lượt các nhà máy giấy được ra đời trên thế giới.

 Khoảng Năm 1250: Nhà máy giấy tại Ý ra đời


 Khoảng Năm 1348 Có nhà máy giấy tại Pháp và nhiều nơi khác

Đặc biệt năm 1445, khi người Đức phát minh ra máy in với công nghệ in hàng loạt đã
tạo động lực cho ngành giấy phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ.
Người Pháp phát minh ra máy sản xuất giấy hàng loạt
Mốc son chói lọi trong lịch sử ngành giấy chính là vào năm 1799, một chàng trai trẻ
làm việc trong một nhà máy giấy của pháp có tên Louis-Nicolas Robert (1761 –
1828), đã phát minh ra máy sản xuất giấy hàng loạt. Từ đấy giấy được sản xuất nhanh
hơn và giá thành cũng rẻ hơn.
Dựa trên nguyên lý công nghệ máy làm giấy của Louis-Nicolas Robert hàng loạt máy
làm giấy đã được sản xuất tại Anh, Pháp vào những năm 1850. Và các máy sản xuất
giấy hiện đại ngày nay cũng vẫn đang sử dụng nguyên lý công nghệ này.
Cùng vào khoảng cuối thế kỷ 19, việc sử dụng giấy và bao bì carton bắt đầu phát triển
mạnh. Năm 1850, đã xuất hiện nhiều máy xeo giấy carton nhiều lớp. Và ngày nay với
5
công nghệ hiện đại nhất, Giấy Bao Bì toàn cầu tự hào đem đến các sản phẩm chất
lượng, đáp ứng đa dạng nhu cầu của quý khách hàng.
1.2. Tình hình sản xuất giấy và Quy hoạch phát triển của ngành giấy ở Việt Nam Mặc
dù không phải là một trong những ngành công nghiệp trọng yếu, nắm giữ vị trí then
chốt của nền kinh tế, song các sản phẩm đại diện của ngành giấy như: Bột giấy, giấy
in, viết, tissue… lại là những sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống của mỗi người dân.
Những năm gần đây ngành công nghiệp giấy tại Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ
thông qua việc các doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến, tuân thủ nghiêm ngặt
các yêu cầu về sản phẩm thân thiện với môi trường. Ngành đã tạo việc làm cho hàng
vạn lao động, đồng hành phụ trợ cho nhiều ngành sản xuất và cộng hưởng để phát
triển các ngành kinh tế khác. Đối với xã hội, ngành giấy hiện đang cung cấp nhiều sản
phẩm với mục đích đa dạng: Hoạt động văn hoá xã hội, hoạt động giáo dục hay hoạt
động sản xuất, nghiên cứu và cung cấp nhiều sản phẩm cho người dùng
Số liệu thống kê cho thấy, trong những năm gần đây, ngành Giấy Việt Nam có tốc
độ phát triển trung bình khoảng 10-12%/năm, riêng giấy bao bì khoảng 15-17%/năm,
trong lĩnh vực này đã có những dự án đầu tư công suất lớn đang hoạt động (400-500
nghìn tấn/năm); một số doanh nghiệp đang dự kiến đầu tư dự án có công suất trên 1
triệu tấn giấy bao bì/năm. Với nhu cầu gia tăng mạnh và vai trò đa dạng đối với kinh
tế, sản xuất của ngành giấy đóng góp khoảng 1,5% giá trị GDP, kim ngạch xuất khẩu
đạt trên 1 tỷ USD.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA), năm 2019
tiêu dùng bao bì giấy trong nước ước tính đạt 4,2 triệu tấn, xuất khẩu đạt 0,8 triệu tấn.
Trong 3 năm gần đây, xuất khẩu giấy của Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng ấn
tượng trên 200%/năm. 7 tháng đầu năm 2020, tổng sản lượng giấy sản xuất ước tính
đạt hơn 2,79 triệu tấn, tăng 12,2% (trong đó: Giấy bao bì chiếm tỷ trọng lớn 97,8%,
sản lượng đạt 2,73 triệu tấn, tăng 13,5%; Giấy tissue, sản lượng đạt 165 nghìn tấn,
tăng 33,3%; Giấy in - viết, sản lượng đạt 169 nghìn tấn, giảm 11,4%).
Do ảnh hưởng của dịch Covid -19 và các biện pháp dãn cách xã hội, các hoạt động
kinh tế - xã hội bị đứt gãy, ảnh hưởng đến sức tiêu thụ của nền kinh tế nói chung,
ngành Giấy nói riêng. Tổng khối lượng tiêu dùng trong 7 tháng đầu năm 2020 đạt hơn
2,99 triệu tấn và giảm 2,45% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó: Giấy bao bì tiêu
dùng đạt 2,34 triệu tấn, giảm 2,1%; Giấy in báo tiêu dùng đạt 21,24 nghìn tấn, giảm
26,7; Giấy in, viết, tiêu dùng đạt 368,4 nghìn tấn, giảm 8,5%; Tổng lượng giấy tiêu
dùng giảm trong những tháng đầu năm 2020 vừa qua phần lớn là do tác động tiêu cực
từ đại dịch Covid-19.
Tổng khối lượng giấy xuất khẩu trong 7 tháng năm 2020 đạt 933,2 nghìn tấn, tăng
100,6%, so với cùng kỳ năm 2019. Giấy bao bì, giấy tissue xuất khẩu tăng trưởng

6
mạnh, trong khi đó giấy in, viết, giấy vàng mã giảm. Trong đó, giấy bao bì, xuất khẩu
đạt 859 nghìn tấn, tăng 46,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Hiện Việt Nam xuất khẩu giấy bao bì đến 33 quốc gia và 5 châu lục, trong đó châu
Á chiếm tỷ trọng lớn nhất 98,9%, kế đến là châu Phi 0,5%, châu Úc là 0,4%, châu Mỹ
và châu Âu chiếm tỷ lệ 0,2%.
Tổng khối lượng giấy nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm 2020 đạt hơn 1,11 triệu tấn,
giảm 1,5% so với cùng kỳ 2019. Giấy tissue, giấy khác (đặc biệt) và giấy in, viết tăng,
trong khi đó giấy in báo, giấy bao bì giảm và giấy in tráng phủ giảm so với cùng kỳ
năm 2019.
Có thể thấy, ngành công nghiệp giấy nước ta hiện được đánh giá là ngành có nhiều cơ
hội và còn nhiều dư địa để phát triển. Các kết quả khảo sát cho thấy, hiện tiêu thụ giấy
bình quân của Việt Nam rất thấp, mới đạt 50,7kg/người/năm so với mức tiêu thụ bình
quân của thế giới là 70kg/người/năm, Thái Lan 76 kg/ người/   năm, Mỹ và EU 200 -
250 kg/ người/năm… do vậy, nhu cầu tiêu thụ giấy các loại của Việt Nam còn khá lớn.
Thị trường giấy Việt Nam còn nhiều khoảng trống, đặc biệt là phân khúc sản phẩm
giấy bao bì cao cấp (tráng phủ), hiện Việt Nam chưa sản xuất được mà phải nhập khẩu
hoàn toàn.
Bên cạnh đó, việc tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt như: Hiệp định
thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ
xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) dự kiến sẽ mang lại cơ hội xuất khẩu lớn cho ngành
giấy và bao bì của Việt Nam. Ngoài ra, xu thế dịch chuyển dòng vốn đầu tư nước
ngoài (FDI) đã và đang diễn ra do ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và
đặc biệt là sự ảnh hưởng từ dịch Covid-19, Việt Nam là một trong những quốc gia
được hưởng lợi từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc và một số quốc gia
khác. Việc phát triển mới và đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất hàng hóa tại Việt Nam
sẽ thúc đẩy tăng trưởng về tiêu dùng cho ngành Giấy, đặc biệt là giấy bao bì để đóng
hộp cho hàng hoá xuất khẩu trong những tháng cuối năm 2020.
Việc thúc đẩy đầu tư công và giải ngân vốn cũng như các chính sách kích thích tiêu
dùng nội địa của Chính phủ sẽ kéo theo tăng trưởng tiêu dùng giấy bao bì, giấy in, viết
và giấy tissue. Đây cũng là một lợi thế lớn đối với sự phát triển của ngành công nghiệp
giấy thời gian tới.
Ngoài ra, Việt Nam là quốc gia có nguồn dăm gỗ - làm nguyên liệu cho sản xuất bột
giấy khá dồi dào; chi phí nhân công, mặt bằng còn thấp… cũng sẽ tạo thêm những lợi
thế tích cực để ngành công nghiệp Giấy có được sự phát triển mạnh mẽ và bền vững
trong tương lai.[2]
1.3. Lịch sử phát triển giấy tissue
Giấy Tissue ngày càng trở nên quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
Lịch sử hình thành giấy Tissue có cách đây hàng trăm năm.

7
Giấy Tissue lần đầu xuất hiện vào thế kỷ XIV dưới dạng khổ lớn 60x90cm. Đến cuối
thế kỷ XIX người Mỹ bắt đầu chuyển sang dùng giấy báo chí, giấy viết bỏ đi hay giấy
báo là tiền thân của giấy tissue.
Giấy Tissue (giấy vệ sinh) như chúng ta thấy hiện nay được Joseph Gayetty sản xuất
lần đầu vào năm 1857 và bán rộng rãi tại Mỹ như một sản phẩm y tế - ông tẩm chúng
với nước lô hội. Năm 1879, công ty giấy Scott của anh em Edward và Clarence Scott
bắt đầu bán giấy vệ sinh dạng cuộn ( không đục lỗ ). Đến tận năm 1885 giấy cuộn đục
lỗ mới có mặt trên thị trường nhờ Công ty Giấy gói Đục lỗ Albany ( Albany
Perforated Wrapping Paper Company ). Giấy vệ sinh thời kỳ đầu thường chứa nhiều
vụn sạn nhỏ (gỗ, bụi,…). Năm 1935 công ty Nothern Tissue mới quảng cáo về giấy
vệ sinh không có vụn. Cuối cùng đến năm 1942 giấy vệ sinh 2 lớp cũng được sản xuất
tại nhà máy giấy St. Andrew, Vương Quốc Anh. Sau đó giấy vệ sinh còn trải qua
hàng loạt cải tiến nhỏ khác: mẫu mã, mùi hương, thậm trí cả hình vẽ trang trí. Như
vậy, cho đến nay giấy Tissue đã được cải tiến rất nhiều lần về cả hình thức, chất
lượng và cả hình thức sản xuất.

II. Công nghệ sản xuất giấy Tissue


2.1. Đặc điểm của giấy tissue
Giấy Tissue: là loại giấy đã được làm nhăn, gồm một hoặc nhiều lớp giấy có định
lượng thấp. Giấy Tissue và giấy Tissue dạng cuộn lớn dùng cho gia công khăn giấy,
giấy vệ sinh sẽ được gọi tắt là giấy tissue
Khăn giấy: là sản phẩm được làm từ giấy tissue với các kích thước khác nhau được
sử dụng với mục đích làm sạch và thấm hút. Khăn giấy có thể được dập nổi có màu
trắng hoặc màu khác hoặc có thể được in hoa văn.
Giấy vệ sinh: là sản phẩm được làm từ giấy tissue ở dạng cuộn hoặc dạng tờ. Có thể
có màu trắng hoặc màu khác hoặc in hoa văn. Giấy vệ sinh có tính thấm hút sử dụng
cho mục đích vệ sinh.
Các thông số về chỉ tiêu hóa học và chỉ tiêu vi sinh
PH nước chiết: 6,5-7,5
Hàm lượng formaldehyt (mg/dm2): <= 1
Hàm lượng chì (mg/dm2): <= 0.003
Hàm lượng cadimi (mg/dm2): <= 0.002

8
Hàm lượng thủy ngân (mg/dm2): <= 0.002
Tổng số vi khuẩn hiếu khí nấm mốc (CFU/g): <= 103/102
2.2. Nguyên liệu sản xuất
Để có thể lựa chọn được nguyên liệu cho sản xuất giấy tissue cần căn cứ vào những
quy định cho giấy đó dựa trên đặc điểm, mục đích sử dụng. Ở Việt Nam trong sản
xuất giấy cần tuân theo những quy chuẩn nhất định, đối với giấy tíssue cụ thể là khăn
giấy và giấy vệ sinh cần tuân theo quy chuẩn QCVN 09:2005/BCT
Lựa chọn nguyên liệu sản xuất sao cho phải đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn về chỉ
tiêu hóa học và chỉ tiêu vì sinh, các cơ sở sản xuất phải tuân theo những quy chuẩn
này nếu không sản phẩm sẽ không được lưu hành trên thị trường.
Nguyên liệu sản xuất giấy tissue bao gồm bột giấy, các hóa chất và các chất phụ gia
(nếu có).
Bột giấy: bột giấy được sử dụng trong khăn ăn và giấy vệ sinh bao gồm bột giấy
nguyên thủy, bột giấy tái chế, hỗn hợp bột giấy nguyên thủy và bột giấy tái chế.
Không sử dụng các loại bột giấy để sản xuất khăn ăn và giấy vệ sinh từ loại giấy có
nguồn gốc sau: giấy và các tông đã qua sử dụng chứa dầu mỡ, hóa chất, thực phẩm,
đã bị cháy một phần và rác thải y tế.
Phụ gia: sử dụng phụ gia để cải thiện khả năng chạy máy hoặc tính chất giấy. Phụ gia
thông dụng nhất là hóa chất tăng bền ướt, phẩm màu, thuốc nhuộm.
Hóa chất: hóa chất phải kể đến như là những dung dịch kiềm sunfat, sunphit để nấu
bột giấy hay là những hoá chất dùng trong quá trình khử mực như là dung dịch nước
Clo, dung dịch nước javen..v.v….
2.3. Dây chuyền công nghệ sản xuất
Trong công nghiệp sản xuất giấy tissue có 3 công đoạn chính bao gồm công đoạn
chuẩn bị bột giấy, công đoạn xeo giấy và công đoạn gia công sản phẩm để tạo ra các
sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người dùng như là khăn ăn, giấy nhà bếp, giấy vệ
sinh…v.v..
2.3.1 Công đoạn chuẩn bị bột
2.3.1.1 Mục đích
Mục đích chung của các quá trình chuẩn bị bột là cần phải lựa chọn được nguyên liệu,
tùy theo từng loại giấy tissue phục vụ cho mục đích gia công khác nhau mà người ta
có thể lựa nguyên liệu là bột giấy nguyên thủy, bột giấy tái chế hoặc là bột hỗn hợp,
tuy nhiên các loại bột giấy này đã được tẩy trắng, tùy theo yêu cầu là có thể sử dụng
100% bột giấy nguyên thủy hoặc 100% bột giấy tái chế hoặc kết hợp của 2 loại bột,
9
các loại bột giấy được gia công đưa về dưới dạng tấm bột khô và cần được trải qua
quá trình chuẩn bị bột để phù hợp với quá trình sản xuất giấy
Quá trình chuẩn bị bột bao gồm quá trình xử lý nguyên liệu bằng cách đánh tơi,
nghiền thủy lực tức là sử dụng nước và để tạo chuyển động xoáy tác động thủy lực cơ
học lên trên nguyên liệu làm hỗn hợp có dạng huyền phù, phù hợp cho quá trình xeo
giấy. Bột giấy sau khi đánh tơi trải qua quá trình làm sạch bao gồm quá trình lọc cát
(Quá trình làm sạch ly tâm) và quá trình sàng , cuối cùng bột giấy được nghiền đây là
một công đoạn đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất bột giấy
2.3.1.2 Sơ đồ quá trình chuẩn bị bột

Hình 2.1. Sơ đồ chuẩn bị bột

10
Việc phối trộn tỉ lệ các loại nguyên liệu tùy thuộc vào sản phẩm, mục đích của
nhà sản xuất. Ví dụ giấy yêu cầu chất lượng cao, độ bền cao, hướng tới thị trường cao
cấp thì người ta thường sử dụng 100% giấy nguyên, trường hợp sản xuất giấy có chất
lượng thấp, giá thành rẻ có thể phối trộn cùng với bột giấy tái chế.
Nguyên liệu ban đầu trải qua quá trình đánh tơi thủy lực hay nghiền thủy lực để
chuyển thành dạng huyền phù, sau khi đánh tơi hỗn hợp được chứa vào các bể tương
ứng nhằm mục đích trưởng nở, pha loãng trước khi được bơm sang hệ thống nghiền
thô. Sau khi nghiền 3 dòng nguyên liệu được nhập vào một bể hỗn hợp. Tại đây thực
hiện quá trình trộn đều các nguyên liệu cùng với với dòng bột không hợp cách từ thiết
bị sàng hay bộ phận xeo. Đây còn là nơi phối trộn các loại phụ gia hoặc là các hóa
chất ( trường hợp giấy tíssue thường không sử dụng phụ gia). Sau khi đã được trộn
đều hỗn hợp được đưa sang hệ thống nghiền tinh, tiếp theo hỗn bợp được đưa sang hệ
thống pha loãng để đạt được nồng độ của lọc cát dưới 1% tại đây xảy ra quá trình
phân tách làm sạch bột giấy dựa theo tỷ trọng của tạp chất so với bột giấy, do chuyển
động chảy xoáy trong quá trình lọc cát xảy ra hiện tượng bọt sinh ra vì vậy hỗn hợp
cần được đưa đến công đoạn phá bọt. Cuối cùng hỗn hợp được đưa sang công đoạn
sàng tinh phần nào lọt qua sàng sẽ được đưa tới hòm phun bột, những những phần bột
lớn, vón cục được gọi là bột không hợp cách sẽ được quay trở lại hòm phun bột.,
2.3.2 Công đoạn xeo giấy tissue

Hình 2.2. Sơ đồ quá trình xeo giấy


2.3.2.1.Hệ thống tạo tờ giấy
Bột giấy sau khi được làm trắng và làm đặc sẽ được đem đi xeo. Tùy từng loại
giấy và công nghệ sản xuất mà người ta có phương pháp xeo giấy khác nhau. Có thể

11
xeo giấy bằng tay ( ví dụ như giấy dó) hoặc xeo bằng máy như giấy vệ sinh, giấy vàng
mã và giấy ăn. Một máy xeo thường có dạng:

Hình 2.3. Sơ đồ xeo giấy

Bột giấy sẽ được phun đều trên phên băng tải, sau đó được đem sấy, vừa sấy vừa ép
cho có độ mỏng theo yêu cầu. Tiếp đó đưa qua hệ thống hút chân không để làm khô
giấy. Giấy sau sấy sẽ được cuộn thành cuộn lớn. tùy thuộc chất lượng của giấy theo
yêu cầu mà giấy được xeo khác nhau ( một mặt hay cả hai mặt ). Sau khi qua hệ thống
hút chân không lượng nước thải còn lại trong bột sẽ được đem đi xử lý.

Hình 2.4. Máy xeo lưới liềm

12
2.3.2.2 Bộ phận ép

Hình 2.5. Lô ép chân không

Ép có nghĩa là tờ giấy được nén bằng cơ học để đạt trên bão hoà. ở phần này
nước cũng tách được càng nhiều ra khỏi tờ giấy càng tốt. Sau công đoạn hình thành,
tờ giấy còn khoảng 80% nước (độ khô = 20 %). ở công đoạn ép độ khô sẽ tăng lên từ
20 40 % . Nhiệm vụ chính của bộ phận ép là tách nước ra khỏi tờ giấy, tăng độ bền và
độ nhẵn của tờ giấy đồng thời bộ phận ép còn có nhiệm vụ dẫn tờ giấy đến bộ phận
sấy. Bộ phận ép có số lượng cặp ép và cấu trúc khác nhau. Một cặp ép bao gồm giá đỡ
và 2 hoặc 3 lô. Lô dưới thường được lắp trên một ổ đỡ cố định và lô dẫn động. Sự ép
xảy ra ở khoảng giữa lô trong khe ép và tờ giấy được chăn dẫn qua khe ép. Tờ giấy
ướt được chuyển trực tiếp từ lưới tới trục ép chân không được lọc chặn của tổ ép 1.
Chức năng quan trọng của lưới ép là chống tạo vết trên tờ giấy.Từ tổ ép 1 tờ giấy
được chuyển tới bộ phận ép lưới ở tổ 2.Tổ 2 gồm một lưới nhựa giữa chăn ép và một
trục ép phía dưới nhằm giảm áp suất thuỷ tĩnh trong tuyến ép.Từ chăn 2 tờ giấy được
chuyển tới tổ ép nhẵn 3 qua một khoảng cách kéo hở. Tổ ép này không có chăn nên
không có nhiệm vụ tách nước mà chỉ có làm cho tổ giấy nhẵn và phẳng hơn.

13
2.3.2.3 Bộ phận sấy

Hình 2.6. Lô sấy yankee

Khi tờ giấy ra khỏi bộ phận ép, có độ khô khoảng 40 % và nhiệt độ từ 25 30 C.


Trong bộ phận sấy, lượng nước còn lại sẽ được tách ra bằng cách bốc hơi. Sấy là cách
vận chuyển nhiệt và nước, trong đó nhiệt độ được chuyển qua vùng bay hơi và hơi
nước bốc lên đi qua bề mặt của tờ giấy vào luồng khí thông gió. Các biện pháp sấy
được sử dụng là : - Sấy trực tiếp: tờ giấy tiếp xúc với lô sấy máy
- Sâý đối lưu: nhiệt độ được cung cấp bởi không khí trong một Chụp xung
quanh lò sấy.
- Sấy tự do: sấy trong khoảng không có sức căng hoặc giữa các lô sấy. ở giai
đoạn này, tờ giấy được sấy khô tới 94%. Sau đó, tờ giấy đi qua bộ phận ép gia
nhựa(ép keo). ở đây, nước cùng hoá chất được tờ giấy hấp thụ và lượng nước này
được làm bay hơi ở bộ phận sấy thứ 2 (bộ phận sấy nhựa).
Bộ phận sấy bao gồm 34 lô sấy (24 lô ở bộ phận sấy chính và 10 lô ở bộ phận
sấy nhựa). Giấy đã sấy khô được làm nguội trên 2 lô làm lạnh.Tất cả các lô đều có
đường kính là 1500 mm, chiều dài của giấy có thay đổi trong quá trình sấy. Sau các lô
ép tờ giấy được căng ra. Trong suốt quá trình nó được gia nhiệt ở cả 2 quá trình sấy
chính và sấy nhựa (ép keo). Điều đó thường gây ra sự cố của tờ giấy. Để khắc phục
những sự cố và những biến đổi của tờ giấy, các lô được bố trí thành các nhóm dẫn
động khác nhau. Trong đó, tất cả các lô trong một nhóm có cùng tốc độ. Sự chênh
lệch tốc độ giữa các nhóm dẫn động sẽ được hiệu chỉnh theo độ kéo căng và sự cố cuả
tờ giấy.
14
Lô và nhóm trong quá trình sấy

2.3.3 Công đoạn gia công sản phẩm

Hình 2.7. Sơ đồ công đoạn cuộn và cắt lại


Đây là công đoạn người ta muốn ghép nhiều lớp giấy tissue lại, giai đoạn này cần phải
sử dụng các máy trải cuộn, máy này có tác dụng trải các cuộn ra. Sau khi ra khỏi máy
xeo giấy chúng được cuộn thành một cuộn lớn. Tùy theo số lượng lớp giấy mong
muốn thì người ta lấy số cuộn tương ứng đưa vào máy trải để nhả ra rồi ghép chúng
lại với nhau bằng cách đi qua máy ép quang gồm một cặp lô kim loại sau đó được đi
qua máy cắt để cắt theo kích thước của khổ giấy rồi sau đó lại được cuộn lại bằng
máy cuộn. Sản phẩm là giấy tissue nhiều lớp và có kích thước khổ nhỏ, Cuối cùng
chúng được đưa đi đến các nhà máy gia công để tạo ra các sản phẩm ví dụ giấy tissue
khăn ăn, giấy nhà bếp hay giấy toilet..v.v…

15
Hình 2.8. Máy ép quang

III. Đánh giá, thực trạng của ngành giấy VN


3.1. Thực trạng của ngành giấy VN nói chung
Tiềm năng là rất lớn song ngành công nghiệp giấy trong nước đang phải đối mặt
với nhiều khó khăn và thách thức. Trong đó, các yêu cầu về cải tiến công nghệ sản
xuất hiện đại, tiết kiệm năng lượng, nguồn nước, giảm sử dụng hóa chất, đáp ứng các
quy định về môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của công nghiệp
giấy đang đòi hỏi các doanh nghiệp cần nhiều nỗ lực nhằm cải tiến trong sản xuất và
thu hút đầu tư hơn nữa.
Bên cạnh đó, hiện nay quy hoạch ngành giấy của nước ta đã hết hiệu lực, chưa có
chiến lược phát triển ngành. Các văn bản liên quan chưa rõ ràng cụ thể, cơ sở cho các
nhà đầu tư còn thiếu nên các dự án đầu tư trong ngành giấy Việt Nam còn có sự lệch
lạc và mất cân đối trong cơ cấu sản phẩm và quy mô công suất của toàn ngành. Các
chính sách quản lý trong nước đối với ngành công nghiệp giấy hiện còn nhiều điểm
chưa khuyến khích phát triển ngành, sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường nội địa
và xuất khẩu, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao…

16
Ngoài ra, việc đầu tư vào ngành công nghiệp giấy Việt Nam còn manh mún, không
tập trung, quy mô nhỏ, công nghệ thiết bị cũ; chủ đầu tư là các doanh nghiệp nhỏ và
vừa (chiếm khoảng 90% số lượng và 60% năng lực sản xuất), năng lực tài chính còn
hạn chế; liên kết doanh nghiệp trong ngành yếu, không hình thành được các doanh
nghiệp sản xuất quy mô lớn.
Hiện nay, nguồn cung giấy phế liệu trong nước (giấy thu hồi - giấy tái chế) không
đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất nội địa, hầu hết các doanh nghiệp phải nhập khẩu số
lượng lớn phục vụ cho sản xuất. Theo ước tính sơ bộ, tỷ lệ thu gom giấy tại Việt Nam
chỉ đạt dưới ngưỡng trung bình thế giới, khoảng dưới 40% trước khi đưa vào phân
loại và xử lý. Trong khi đó, công tác quản lý giấy thu hồi nhập khẩu lại gặp phải
không ít thách thức… gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều
doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất giấy bao bì).
3.2. Thực trạng của giấy Tissue hiện nay
3.2.1 Tình hình chung
Dân số đông kết hợp với sự phát triển mạnh mẽ của nề kinh tế và nhu cầu tiêu thụ
cao cho chúng ta thấy được một triển vọng của ngành kỹ thuật giấy tissue ở Việt
Nam. Nhìn chung, Việt Nam là một nước nghèo thu nhập bình quân trên đầu người
khoảng 2,500USD/người/năm, nhưng nước ta đang trên đà phát triển nhanh và nền
kinh tế sắp có sự thay đổi mạnh mẽ. Với 92,7 triệu dân, Việt Nam có dân số đứng thứ
14 trên thế giới và tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm là 6-8% trong suốt 5 năm
qua. Với nền kinh tế đang phát triển, sự tiêu dùng giấy tissue trên đầu người ngày
càng tăng, nhu cầu các loại giấy tissue cao cấp cũng vượt xa mức cung cấp. Trong số
những nhân tố tác động tích cực đến sự phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam
nói chung như là diện tích rừng tăng, kinh tế phát triển tốt… Nó thúc đẩy sản xuất
nhiều hơn và nâng cao tiêu chuẩn sống, tác động đến đại bộ phận giới trẻ. Sự tăng nhu
cầu về tiêu dùng trong giấy tissue là điều mong đợi. Nhưng tài chính là một thách
thức, chúng ta cần nguồn vốn của nước ngoài vào việc mở rộng đầu tư và phát triển
quy mô sản xuất.
3.2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm
Sự tiêu thụ giấy tissue trung bình ở Việt Nam hiện nay thấp hơn 1kg/người. Hiệp
hội giấy và bột giấy Việt Nam (VPPA) nhận định tổng tiêu dùng giấy tissue tại Việt
Nam được ước tính khoảng 0.276 triệu tấn năm 2021. Trong khi đó mức tiêu dùng
giấy tissue ở Trung Quốc là 6.9kg/người…Nhu cầu cho sản phẩm giấy tissue ở Việt
Nam là rất cao, tiêu dùng tăng trưởng khoảng 6.2%/ năm.
Vận chuyển là một thách thức. Để liên kết tất cả các đại lý bán lẻ lại, thì phân phối
lại là một thách thức khác cho thị trường giấy tissue. Việt Nam là một đất nước rất
17
dài, như vậy sẽ có một khoảng cách lớn cho việc phân phối sản phẩm trên cả nước.
Thêm vào đó sự phân bố dân cư không đồng đều dẫn đến sự tiêu thụ các sản phẩm
của giấy tissue cũng không đồng đều cụ thể như: Thành phố có mức tiêu thụ các sản
phẩm giấy tissue cao hơn so với nông thôn.
3.2.3. Nhu cầu sử dụng
Nhu cầu sử dụng các sản phẩm của giấy Tissue có sự phận hóa rõ rệt từ bắc vô nam,
từ nông thôn đến thành thị… Theo thống kê cho thấy thành phố Hồ Chí Minh có mức
tiêu thụ giấy tissue cao hơn so với Hà Nội. Hơn nữa, người tiêu dùng thường quan
tâm đến giá cả rồi mới quan tâm đến chất lượng của sản phẩm. Chẳng hạn, với giấy
vệ sinh yếu tố giá được 60% người tham gia khảo sát quan tâm, trong khi giấy bỏ
túi/khăn ướt con số này là 47% và giấy/khăn ăn là 46%. Chất lượng sản phẩm với các
tiêu chí sản phẩm có độ mịn, mềm mại, không gây kích ứng da, có độ dai tốt và thấm
hút tốt là yếu tố thứ 2 được người dùng quan tâm. Ngoài ra, thói quen sử dụng sản
phẩm cũng là một yếu tố tạo nên sự tăng giảm trong tiêu dùng sản phẩm và trung
thành với sản phẩm.

18
Kết luận
Qua bài tiểu luận, chúng em đã có cơ hội được tìm hiểu về quy trình sản xuất giấy
tissue đặc biệt là cấu tạo và nguyên lý làm việc lô sấy Yankee. Chúng em hiểu rõ hơn
về vai trò và nguyên lý hoạt động của các bộ phận chính trong lô sấy, bề mặt lô sấy.
Ngoài ra chúng em còn hiểu biết thêm về lịch sử và tình hình phát triển của ngành
công nghiệp giấy trên thế giới nói chung là của Việt Nam nói riêng. Trong quá trình
tìm hiểu và làm bài, chúng em còn có những thiếu sót mong thầy cũng như các bạn
đọc có thể sửa chữa và khắc phục cho chúng em.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

19
Tài liệu tham khảo
[1] giaybaobitoancau.com, Lịch sử ngành giấy thế giới, 2018.
[2] Thu Hòa, Công nghiệp Giấy Việt Nam – Triển vọng và Thách thức,
consosukien.vn, 2020.

20

You might also like