You are on page 1of 4

TRƯỜNG THCS TRIỆU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I –

THƯỢNG NĂM HỌC 2021 - 2022


Môn kiểm tra: LỊCH SỬ 9
ĐỀ DỰ PHÒNG
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (4 điểm): Mỗi ý đúng 0,5 điểm


Em hãy chọn đáp án đúng nhất rồi ghi vào bài làm của mình
Câu 1: Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta
(2/1945) là:
A. Kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa
quân phiệt Nhật Bản.
B. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
C. Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận
D. Giải quyết các hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm.
Câu 2: Trật tự hai cực Ianta được hình thành trên cơ sở thỏa thuận của những cường quốc nào?
A. Liên Xô, Anh, Pháp.                           B. Liên Xô, Mĩ, Anh
C. Liên Xô, Anh, Trung Quốc                 D. Anh, Pháp, Mĩ
Câu 3: Theo quyết định của Hội nghị Ianta vùng Đông Đức, Đông Âu, miền Bắc Triều Tiên thuộc
phạm vi ảnh hưởng của:
A. Mĩ B. Liên Xô C. Anh D. Pháp
Câu 4: Đề giữ gìn hòa bình, an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh, Hội nghị Ianta đã quyết
định vấn đề gì?
A. Thực hiện chế độ quân quản ở các nước bại trận.
B. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
C. Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận
D. Giải quyết các hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm.
Câu 5: Theo quyết định của Hội nghị Ianta, Việt Nam thuộc phạm vi ảnh hưởng của quốc gia nào?
A. Mĩ B. Pháp C. Liên Xô D. Anh
Câu 6: Tổ chức liên minh châu Âu (EU) là:
A. Tổ chức liên minh kinh tế - văn hóa lớn nhất hành tinh.
B. Tổ chức liên minh kinh tế - văn hóa – chính trị lớn nhất hành tinh.
C. Tổ chức liên minh kinh tế - chính trị lớn thế giới.
D. Tổ chức liên minh chính trị - văn hóa lớn nhất thế giới.
Câu 7: Các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm mục đích gì?
A. Chống lại Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam.
B. Chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.
C. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
D. Chống lại các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc.
Câu 8: Nước nào là nước khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần II?
A. Mĩ B. Anh C. Việt Nam D. Pháp
PHẦN II – TỰ LUẬN (6 điểm):
Câu 1 (3 điểm):
Từ những năm 1950 của thế kỉ XX, một xu hướng ngày càng nổi bật ở khu vực Tây Âu
là: “Sự liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực”. Em hãy trình bày quá trình liên kết các
nước Tây Âu sau Chiến tranh Thế giới II? Vì sao các nước Tây Âu các nước Tây Âu có xu
hướng liên kết với nhau?
Câu 2. (3 điểm) Sau ”chiến tranh lạnh”, tình hình thế giới có những chuyển biến và theo các
xu hướng phát triển nào của thế giới hiện nay? Thời cơ và thách thức gì đối với Việt Nam
khi tham gia hội nhập quốc tế?
---------- HẾT ---------

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM


KIỂM TRA CUỐI KÌ I - MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 - NĂM HỌC 2021-2022
(Đề dự phòng)
A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Mỗi câu khoanh tròn đúng đạt 0,5 điểm/ câu
Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án C B B B B C D A

B. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (3 điểm) Từ những năm 1950 của thế kỉ XX, một xu hướng ngày càng nổi bật ở khu
vực Tây Âu là: “Sự liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực”. Em hãy trình bày quá
trình liên kết các nước Tây Âu sau Chiến tranh Thế giới II? Vì sao các nước Tây Âu các
nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?
Điểm Đáp án Thang
điểm
* Quá trình liên kết các nước Tây Âu sau Chiến tranh Thế giới II: 2,0
- 4- 1951 Cộng đồng than thép châu Âu được thành lập, gồm 6 0,5
1 điểm nước: Pháp, Đức, I- ta- li- a, Bỉ, Hà Lan, Luc- xăm- bua
- 3- 1957 Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu và Cộng
đồng kinh tế châu Âu được thành lập
0,5
(EEC) gồm 6 nước trên.
- 7- 1967 ba cộng đồng trên sát nhập với nhau thành Cộng đồng
châu Âu (EC) sau đó đổi tên thành Liên Minh châu Âu (EU)
- 1- 1- 1999 EU đã phát hành đồng tiền chung- đồng ơrô (EURO) 0,5
Là một liên minh kinh tế- chính trị lớn nhất thế giới có tổ chức
chặt chẽ nhất 25 nước thành viên. 0,5
Các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau là vì: Muốn thực hiện
từng bước về nhất thể hóa về kinh tế như: xóa bỏ hàng rào thuế
quan, tự do lưu thông giữa các nước trong khối về vốn, hàng hóa,
công nhân; làm cho cả khối dần dần trở thành một đơn vị kinh tế 1,0
duy nhất, rồi tiến đến nhất thể hóa về chính trị, thành lập một nhà
nước duy nhất siêu dân tộc.

Câu 2. (3 điểm) Sau ”chiến tranh lạnh”, tình hình thế giới có những chuyển biến và theo các
xu hướng phát triển nào của thế giới hiện nay?
Điểm Đáp án Thang
điểm
* Các xu hướng của thế giới trong thời đại ngày nay là: 2,0
- Xu hướng hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế. 0,5
- Một trật tự thế giới mới đang hình thành và ngày càng theo
0,5
chiều hướng đa cực, đa trung tâm.
2 điểm - Dưới tác động của cách mạng khoa học - công nghệ, hầu hết các
nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng 0,5
điểm.
- Nhưng ở nhiều khu vực (như châu Phi, Trung Á,...) lại xảy ra
0,5
các cuộc xung đột, nội chiếnn... với những hậu quả nghiêm trọng.
*Thời cơ và thách thức gì đối với Việt Nam khi tham gia hội nhập quốc tế
Điểm Đáp án Thang
điểm
* Thời cơ: 0,5

-Thế giới ổn định, có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và
1 điểm phát triển đất nước.

-Tăng cường hợp tác và tham gia liên minh kinh tế khu vực.

-Tiếp thu các khoa học  - kĩ thuật thế giới và khai thác các nguồn
đầu tư của nước ngoài.

Về thách thức: 0,5


-Nước ta đang có nền kinh tế kém phát triển, trình độ dân trí
thấp...

-Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới...

You might also like