You are on page 1of 34

Xét về bản chất, pháp luật là:

Chọn một câu trả lời:


a. Sự thể hiện ý chí của giai cấp thống trị hay lực lượng cầm quyền và ý chí chung của toàn

xã hội.
b. Sự thể hiện ý chí của các đảng phải chính trị trong xã hội.
c. Sự thể hiện ý chí chung của một cộng đồng dân cư.
d. Sự thể hiện ý chí của giai cấp thống trị hay lực lượng cầm quyền.

Phản hồi

Đáp án đúng là: Sự thể hiện ý chí của giai cấp thống trị hay lực lượng cầm quyền và ý chí chung
của toàn xã hội.

Vì: Pháp luật do giai cấp nắm giữ quyền lực nhà nước – giai cấp thống trị ban hành nhằm quản
lý xã hội nên pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp đó. Mặt khác, pháp luật cũng thể hiện ý chí
chung của toàn xã hội và nhằm bảo vệ lợi ích chung của tất cả các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.

Tham khảo:Giáo trình, Bài 2, mục III. Bản chất của pháp luật.

Câu hỏi 2

Câu trả lời đúng


Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00

Đánh dấu để làm sau

Mô tả câu hỏi

Loại quy phạm xã hội nào có sức mạnh cưỡng chế nhà nước?

Chọn một câu trả lời:


a. Quy phạm chính trị.
b. Quy phạm đạo đức.
c. Quy phạm tôn giáo.

d. Quy phạm pháp luật.


Phản hồi

Đáp án đúng là: Quy phạm pháp luật.

Vì: Trong số các loại quy phạm xã hội thì chỉ pháp luật mới được hình thành bằng con đường
nhà nước, tức là do nhà nước ban hành và cũng chỉ có pháp luật mới được nhà nước bảo đảm
thực hiện

Tham khảo: Giáo trình Bài 2, mục I.2

Câu hỏi 3

Câu trả lời đúng


Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00

Đánh dấu để làm sau

Mô tả câu hỏi

Căn cứ phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác?

Chọn một câu trả lời:


a. Hình thức của pháp luật
b. Bản chất của pháp luật

c. Đặc trưng cơ bản của pháp luật.


d. Vai trò của pháp luật

Phản hồi

Đáp án đúng là: Đặc trưng cơ bản của pháp luật.

Vì: Đặc trưng (thuộc tính) của pháp luật là những dấu hiệu riêng có của pháp luật để phân biệt
pháp luật với các quy phạm xã hội khác.

Tham khảo: Giáo trình Bài 2, mục I.2

Câu hỏi 4

Câu trả lời đúng


Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00
Bỏ đánh dấu

Mô tả câu hỏi

Nội dung không thuộc đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật là:

Chọn một câu trả lời:


a. Văn bản do các cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền ban hành pháp luật ban
hành theo một trình tự thủ tục nhất định.
b. Được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống.

c. Văn bản chỉ chứa đựng những quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành mới.
d. Văn bản có chứa đựng các quy phạm được nhà nước bảo đảm thực hiện.

Phản hồi

Đáp án đúng là: Văn bản chỉ chứa đựng những quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành mới.

Vì: Theo lý luận chung về Nhà nước và pháp luật.

Tham khảo:Giáo trình, Bài 2, mục V.3. Văn bản quy phạm pháp luật

Câu hỏi 5

Câu trả lời đúng


Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00

Đánh dấu để làm sau

Mô tả câu hỏi

Nhận định đúng vể vị trí của cơ quan Hội đồng nhân dân:

Chọn một câu trả lời:


a. Là cơ quan xét xử ở địa phương.
b. Là cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương.
c. Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
d. Là cơ quan công tố ở địa phương.

Phản hồi

Đáp án đúng là: Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

Vì: Theo Hiến pháp 2013 và Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015.

Tham khảo: Giáo trình, Bài 1, mục IV. Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Câu hỏi 1

Câu trả lời đúng


Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00

Đánh dấu để làm sau

Mô tả câu hỏi

Chủ thể của quan hệ pháp luật trong pháp luật Việt Nam là cá nhân:

Chọn một câu trả lời:


a. Chỉ có công dân Việt Nam.
b. Gồm công dân Việt Nam, người nước ngoài và người không quốc tịch cư trú ở Việt Nam.

c. Chỉ gồm công dân Việt Nam và người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam.
d. Chỉ gồm công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam.

Phản hồi

Đáp án đúng là: Gồm công dân Việt Nam, người nước ngoài và người không quốc tịch cư trú ở
Việt Nam.

Vì: Không chỉ có công dân Việt Nam, người nước ngoài và người không quốc tịch cư trú ở Việt
Nam cũng có thể tham gia vào các quan hệ xã hội được pháp luật Việt Nam điều chỉnh.

Tham khảo: Giáo trình, Bài 3, mục II.2.1. Chủ thể của quan hệ pháp luật
Câu hỏi 2

Câu trả lời đúng


Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00

Đánh dấu để làm sau

Mô tả câu hỏi

Chế tài là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên:

Chọn một câu trả lời:


a. Biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối với những chủ thể có thành tích

trong hoạt động nhất định hoặc chủ thể vi phạm pháp luật.
b. Quy tắc xử sự hay cách xử sự cho chủ thể khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh nhất định.
c. Chủ thể và điều kiện cần thực hiện theo quy phạm pháp luật.
d. Phạm vi quan hệ xã hội nào sẽ được điều chỉnh bởi quy phạm đó.

Phản hồi

Đáp án đúng là: Biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối với những chủ thể có
thành tích trong hoạt động nhất định hoặc chủ thể vi phạm pháp luật.

Vì: Chế tài là bộ phận cần để đảm bảo cho quy phạm pháp luật được thực hiện nghiêm minh, bộ
phận này chứa đựng những biện pháp tác động tích cực hoặc tiêu cực đến chủ thể, buộc/ khuyến
khích chủ thể thực hiện đúng phần quy định.

Tham khảo: Giáo trình, Bài 3, mục I.2. Cơ cấu của quy phạm pháp luật

Câu hỏi 3

Câu trả lời đúng


Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00

Đánh dấu để làm sau


Mô tả câu hỏi

Điểm giống nhau giữa hành vi pháp lý và sự biến pháp lý:

Chọn một câu trả lời:


a. Không có ý nghĩa pháp lý.
b. Không có dấu hiệu ý chí.

c. Có ý nghĩa pháp lý.


d. Có dấu hiệu ý chí.

Phản hồi

Đáp án đúng là: Có ý nghĩa pháp lý.

Vì: Cả hành vi pháp lý và sự biến pháp lý đều được pháp luật gắn với việc làm phát sinh, thay
đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật, vì vậy đều có ý nghĩa pháp lý.

Tham khảo: Giáo trình Bài 3, mục I.3

Câu hỏi 4

Câu trả lời đúng


Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00

Đánh dấu để làm sau

Mô tả câu hỏi

Điều 59 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: “Người phạm tội có thể được miễn hình phạt nếu
thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 của Bộ luật này mà đáng được khoan
hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự.”. Quy phạm pháp luật này
được trình bày theo cách nào?

Chọn một câu trả lời:


a. Các bộ phận của một quy phạm pháp luật được trình bày trong các điều khoản khác nhau

của cùng một văn bản quy phạm pháp luật.


b. Các bộ phận chứa đựng nội dung của một quy phạm pháp được trình bày trong các điều
khoản khác nhau của các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.
c. Các bộ phận của một quy phạm được trình bày trong cùng một điều, khoản của một văn
bản quy phạm pháp luật
d. Trong một điều của một văn bản quy phạm pháp luật được trình bày một hoặc nhiều quy
phạm pháp luật.

Phản hồi

Đáp án đúng là: Các bộ phận của một quy phạm pháp luật được trình bày trong các điều khoản
khác nhau của cùng một văn bản quy phạm pháp luật.

Vì: Quy phạm pháp luật có chứa nội dung được trình bày trong một điều khoản khác của cùng
một văn bản quy phạm pháp luật là Bộ luật Hình sự năm 2015.

Tham khảo: Giáo trình Bài 3, mục I.3

Câu hỏi 5

Câu trả lời đúng


Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00

Đánh dấu để làm sau

Mô tả câu hỏi

Chủ thể của quan hệ pháp luật là tổ chức:

Chọn một câu trả lời:


a. Phải là cơ quan nhà nước.
b. Chỉ có các tổ chức kinh tế.

c. Gồm các tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp.
d. Chỉ có các đảng, tổ chức xã hội

Phản hồi

Đáp án đúng là: Gồm các tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp.

Vì: Nhà nước, cơ quan, tổ chức nhà nước; các tổ chức phi nhà nước được thành lập và hoạt động
hợp pháp đều có thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật.
Tham khảo: Giáo trình, Bài 3, mục II.2.1. Chủ thể của quan hệ pháp luật

Câu hỏi 6

Câu trả lời đúng


Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00

Đánh dấu để làm sau

Mô tả câu hỏi

Cơ cấu của quy phạm bảo vệ:

Chọn một câu trả lời:


a. Phạm vi và hệ thuộc
b. Giả định, quy định và chế tài

c. Giả định và chế tài


d. Giả định, quy định và biện pháp bảo đảm thực hiện pháp luật

Phản hồi

Đáp án đúng là: giả định và chế tài

Vì: Quy phạm bảo vệ là loại quy phạm không trực tiếp điều chỉnh các quan hệ xã hội mà có
nhiệm vụ bảo vệ các quan hệ đó khỏi hành vi vi phạm pháp luật. Vì thế, cơ cấu của loại quy
phạm này chỉ gồm hai bộ phận là giả định và chế tài

Tham khảo: Giáo trình Bài 3, mục I.2

Câu hỏi 7

Câu trả lời đúng


Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00

Đánh dấu để làm sau

Mô tả câu hỏi
Giả định là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên:

Chọn một câu trả lời:


a. Quy tắc xử sự hay cách xử sự cho chủ thể khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh nhất định.
b. Biện pháp cưỡng chế mà Nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp
luật.
c. Các điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong cuộc sống mà chủ thể pháp luật phải xử sự

theo quy định của pháp luật.


d. Biện pháp tác động mà Nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối với những chủ thể có thành tích
trong hoạt động nhất định hoặc khi vi phạm pháp luật.

Phản hồi

Đáp án đúng là: Các điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong cuộc sống mà chủ thể pháp luật
phải xử sự theo quy định của pháp luật.

Vì: Giả định là bộ phận của quy phạm pháp luật chỉ ra điều kiện (hoàn cảnh, chủ thể) cần sự tác
động của quy phạm pháp luật.

Tham khảo: Giáo trình, Bài 3, mục I.2. Cơ cấu của quy phạm pháp luật

Câu hỏi 8

Câu trả lời đúng


Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00

Đánh dấu để làm sau

Mô tả câu hỏi

Sự kiện pháp lý là:

Chọn một câu trả lời:


a. Hành vi thực tế được thực hiện bởi cá nhân, tổ chức có khả năng nhận thức đầy đủ.
b. Sự kiện, sự việc thực tế xảy ra trong cuộc sống được pháp luật gắn với việc làm phát sinh,

thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.


c. Sự kiện, sự việc thực tế xảy ra trong cuộc sống.
d. Sự kiện có thể xảy ra trong thực tế, không phụ thuộc vào ý chí của con người.

Phản hồi

Đáp án đúng là: Sự kiện, sự việc thực tế xảy ra trong cuộc sống được pháp luật gắn với việc làm
phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.

Vì: Theo khái niệm về sự kiện pháp lý trong lý luận chung về pháp luật.

Tham khảo: Giáo trình, Bài 3, mục II.3. Căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp
luật

Câu hỏi 9

Câu trả lời đúng


Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00

Đánh dấu để làm sau

Mô tả câu hỏi

Quy định là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên:

Chọn một câu trả lời:


a. Quy tắc, cách thức xử sự mà chủ thể pháp luật phải thực hiện khi ở vào điều kiện, hoàn

cảnh nhất định.


b. Biện pháp cưỡng chế mà nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp
luật.
c. Các điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong cuộc sống mà con người sẽ gặp phải và cần
phải xử sự theo quy định của pháp luật.
d. Biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối với những chủ thể có thành tích
trong hoạt động nhất định hoặc chủ thể vi phạm pháp luật.

Phản hồi

Đáp án đúng là: Quy tắc, cách thức xử sự mà chủ thể pháp luật phải thực hiện khi ở vào điều
kiện, hoàn cảnh nhất định.
Vì: Quy phạm pháp luật phải chỉ ra hành vi được/ không được/phải thực hiện như thế nào – nội
dung này được nêu trong phần quy định.

Tham khảo: Giáo trình, Bài 3, mục I.2. Cơ cấu của quy phạm pháp luật

Câu hỏi 10

Câu trả lời đúng


Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00

Đánh dấu để làm sau

Mô tả câu hỏi

Chủ thể của quan hệ pháp luật:

Chọn một câu trả lời:


a. Chỉ gồm các cá nhân nhất định.

b. Là tổ chức hoặc cá nhân có đủ những điều kiện do pháp luật quy định.
c. Là tổ chức hoặc cá nhân bất kỳ trong xã hội.
d. Chỉ gồm các cơ quan nhà nước.

Phản hồi

Đáp án đúng là: Là tổ chức hoặc cá nhân có đủ những điều kiện do pháp luật quy định.

Vì: Chủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân hoặc tổ chức, nhưng phải là cá nhân và tổ chức có
đủ điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật thì mới có thể trở thành chủ thể của quan hệ
pháp luật

Tham khảo: Giáo trình, Bài 3, mục II.2.1. Chủ thể của quan hệ pháp luật

Câu hỏi 1

Câu trả lời đúng


Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00
Đánh dấu để làm sau

Mô tả câu hỏi

Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là:

Chọn một câu trả lời:


a. Các dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật.
b. Các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
c. Các tổ chức và cá nhân vi phạm pháp luật.

d. Trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm pháp luật.

Phản hồi

Đáp án đúng là: Trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm pháp luật.

Vì: Các dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật thuộc mặt
khách quan của vi phạm pháp luật.

Các tổ chức và cá nhân vi phạm pháp luật là chủ thể vi phạm pháp luật.

Các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là khách thể của vi phạm pháp luật.

Tham khảo: Giáo trình chương 5 mục I.2.2

Câu hỏi 2

Câu trả lời đúng


Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00

Đánh dấu để làm sau

Mô tả câu hỏi

Mục đích vi phạm pháp luật là:


Chọn một câu trả lời:
a. Nhận thức của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình và hậu quả của hành vi đó
gây ra cho xã hội.
b. Kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi trái pháp luật.

c. Nhu cầu thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật.
d. Trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật.

Phản hồi

Đáp án đúng là: Kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi trái
pháp luật.

Vì: Trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật là mặt chủ quan
của vi phạm pháp luật.

Thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình và hậu quả của hành vi đó
gây ra cho xã hội là khái niệm “lỗi”.

Động lực tâm lý bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật là khái niệm “động
cơ vi phạm pháp luật”.

Tham khảo: Giáo trình chương 5 mục I.2.2

Câu hỏi 3

Câu trả lời đúng


Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00

Đánh dấu để làm sau

Mô tả câu hỏi

Năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể là:

Chọn một câu trả lời:


a. Khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận là có quyền và nghĩa vụ pháp lý.
b. Khả năng mà pháp luật quy định cho chủ thể phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

c. Khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận là có thể trở thành chủ thể của quan hệ
pháp luật.
d. Khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận là bằng hành vi của chính mình có thể xác
lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình.

Phản hồi

Đáp án đúng là: Khả năng mà pháp luật quy định cho chủ thể phải chịu trách nhiệm về hành vi
của mình.

Vì: Các phương án còn lại đề cập đến nội dung năng lực chủ thể.

Tham khảo: Giáo trình chương 5 mục I.1

Câu hỏi 4

Câu trả lời đúng


Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00

Đánh dấu để làm sau

Mô tả câu hỏi

Cấu thành của vi phạm pháp luật không bao gồm:

Chọn một câu trả lời:

a. Quy phạm pháp luật làm cơ sở cho việc xử lý vi phạm.


b. Chủ thể và khách thể của vi phạm pháp luật.
c. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật.
d. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật.

Phản hồi

Đáp án đúng là: Quy phạm pháp luật làm cơ sở cho việc xử lý vi phạm.
Vì: Một vi phạm pháp luật cụ thể bao gồm các yếu tố cấu thành: mặt khách quan của vi phạm
pháp luật, mặt chủ quan của vi phạm pháp luật, chủ thể và khách thể của vi phạm pháp luật

Tham khảo: Giáo trình chương 5 mục I.2

Câu hỏi 5

Câu trả lời đúng


Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00

Đánh dấu để làm sau

Mô tả câu hỏi

Yếu tố không thuộc dấu hiệu của vi vi phạm pháp luật:

Chọn một câu trả lời:


a. Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý.
b. Tính có lỗi của hành vi.
c. Là hành vi xác định của con người.

d. Tính có tổ chức trong quá trình thực hiện hành vi.

Phản hồi

Đáp án đúng là: Tính có tổ chức trong quá trình thực hiện hành vi.

Vì: Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu sau: là hành vi xác định của con người, là hành vi trái
pháp luật, chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý, có lỗi của chủ thể

Tham khảo: Giáo trình Bài 4, Chương 5, mục I.1

Câu hỏi 6

Câu trả lời đúng


Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00

Đánh dấu để làm sau


Mô tả câu hỏi

Căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật:

Chọn một câu trả lời:


a. Là hành vi vi phạm pháp luật và mức độ nghiêm trọng của hậu quả của hành vi.
b. Là các quy định của pháp luật về vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật.
c. Là cấu thành vi phạm pháp luật của chủ thể vi phạm.

d. Bao gồm căn cứ pháp lý và căn cứ thực tế.

Phản hồi

Đáp án đúng là: Bao gồm căn cứ pháp lý và căn cứ thực tế.

Vì: Phải có căn cứ pháp lý để đảm bảo tính chặt chẽ, rõ ràng, nghiêm minh của việc truy cứu
trách nhiệm pháp lý.

Căn cứ thực tế là cơ sở đảm bảo tính công bằng, xác đáng của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý.

Các phương án khác nêu không đầy đủ về căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý.

Tham khảo: Giáo trình chương 5, mục II.2.2

Câu hỏi 7

Câu trả lời đúng


Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00

Đánh dấu để làm sau

Mô tả câu hỏi

Cá nhân không có thẩm quyền không thực hiện hình thức nào?

Chọn một câu trả lời:


a. Tuân thủ pháp luật.
b. Sử dụng pháp luật.

c. Áp dụng pháp luật.


d. Thi hành pháp luật.

Phản hồi

Đáp án đúng là: Áp dụng pháp luật.

Vì: Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó nhà nước thông qua các cơ quan
nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền thực hiện.

Tham khảo: Giáo trình Bài 4, Chương 4, mục I.2

Câu hỏi 8

Câu trả lời đúng


Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00

Đánh dấu để làm sau

Mô tả câu hỏi

Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là:

Chọn một câu trả lời:


a. Các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

b. Các dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật.
c. Các tổ chức và cá nhân vi phạm pháp luật.
d. Trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm pháp luật.

Phản hồi

Đáp án đúng là: Các dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật.

Vì: Trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm pháp luật thuộc mặt chủ quan của vi phạm
pháp luật.

Các tổ chức và cá nhân vi phạm pháp luật là chủ thể vi phạm pháp luật.

Các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là khách thể của vi phạm pháp luật.

Tham khảo: Giáo trình chương 5 mục I.2.2


Câu hỏi 9

Câu trả lời đúng


Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00

Đánh dấu để làm sau

Mô tả câu hỏi

Quan hệ pháp luật nào sau đây thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành luật hành chính?

Chọn một câu trả lời:


a. Tòa hành chính thụ lý vụ án hành chính.

b. Phối hợp công tác giữa cơ quan Quản lý thị trường và cơ quan Quản lý giá.
c. Ủy ban nhân dân huyện mua văn phòng phẩm của công ty A.
d. Doanh nghiệp tư nhân tuyển dụng nhân viên vào làm việc.

Phản hồi

Đáp án đúng là: Phối hợp công tác giữa cơ quan Quản lý thị trường và cơ quan Quản lý giá.

Vì: " Phối hợp công tác giữa cơ quan Quản lý thị trường và cơ quan Quản lý giá." là quan hệ
quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động quản lý
hành. Vì vậy, đây là đối tượng điều chỉnh của ngành luật hành chính.

"Ủy ban nhân dân huyện mua văn phòng phẩm của công ty A" là quan hệ dân sự.

" Doanh nghiệp tư nhân tuyển dụng nhân viên vào làm việc" là quan hệ lao động.

" Tòa hành chính thụ lý vụ án hành chính" là quan hệ tố tụng hành chính.

Tham khảo: Giáo trình chương 6. Mục II

Câu hỏi 10

Câu trả lời đúng


Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00
Đánh dấu để làm sau

Mô tả câu hỏi

Công dân thực hiện nghĩa vụ một cách chủ động, tích cực là hình thức thực hiện pháp luật nào?

Chọn một câu trả lời:

a. Thi hành pháp luật.


b. Áp dụng pháp luật.
c. Tuân thủ pháp luật.
d. Sử dụng pháp luật.

Phản hồi

Đáp án đúng là: Thi hành pháp luật.

Vì: Thi hành (chấp hành) pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể pháp
luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng các hành động tích cực.

Tham khảo: Giáo trình Bài 4, Chương 4, mục I.2

Câu hỏi 1

Câu trả lời đúng


Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00

Đánh dấu để làm sau

Mô tả câu hỏi

Căn cứ nào phân biệt nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội khác?

Chọn một câu trả lời:


a. Kiểu nhà nước.
b. Đặc điểm của nhà nước.
c. Hình thức nhà nước.
d. Nguồn gốc nhà nước.

Phản hồi

Đáp án đúng là: Đặc điểm của nhà nước.

Vì: Trong xã hội có giai cấp, ngoài nhà nước còn có nhiều tổ chức khác như các đảng phái chính
trị, công đoàn, đoàn thanh niên... Nhà nước khác với các tổ chức trên ở những đặc trưng riêng
của nó

Tham khảo: Giáo trình Bài 1, mục I.1

Câu hỏi 2

Câu trả lời đúng


Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00

Đánh dấu để làm sau

Mô tả câu hỏi

Cơ quan quyền lực nhà nước trong bộ máy Nhà nước Việt Nam hiện nay gồm:

Chọn một câu trả lời:


a. Tất cả các cơ quan nhà nước.
b. Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
c. Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.

d. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

Phản hồi

Đúng. Đáp án đúng là: Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

Vì: Theo Điều 69, 113 Hiến pháp 2013.


Tham khảo: Giáo trình, Bài 1, mục IV.2. Phân loại các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Việt
Nam hiện nay.

Câu hỏi 3

Câu trả lời đúng


Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00

Đánh dấu để làm sau

Mô tả câu hỏi

Nhà nước quản lý dân cư theo:

Chọn một câu trả lời:


a. Nghề nghiệp, vị trí xã hội
b. Huyết thống

c. Đơn vị hành chính lãnh thổ


d. Nơi sinh

Phản hồi

Đáp án đúng là: Đơn vị hành chính lãnh thổ

Vì: Để thuận tiện cho việc quản lý, nhà nước thường dựa vào khu vực lãnh thổ để xác định địa
giới hành chính, thành lập các đơn vị hành chính lãnh thổ như tỉnh, huyện, xã… và quản lý dân
cư theo các đơn vị đó.

Tham khảo: Giáo trình, Bài 1, mục I. 2. Đặc trưng của nhà nước

Câu hỏi 4

Câu trả lời đúng


Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00

Đánh dấu để làm sau


Mô tả câu hỏi

Ở Việt Nam hiện nay:

Chọn một câu trả lời:


a. Các tổ chức chính trị - xã hội cũng có bộ máy gồm hệ thống các cơ quan để chuyên thực
thi quyền lực và quản lý xã hội.
b. Tất cả các tổ chức, đoàn thể trong xã hội đều có bộ máy tổ chức riêng để tham gia thực thi
quyền lực và quản lý xã hội.
c. Đảng cộng sản cũng có một bộ máy gồm hệ thống các cơ quan để chuyên thực thi quyền
lực và quản lý xã hội.
d. Chỉ Nhà nước mới có một bộ máy gồm hệ thống các cơ quan để chuyên thực thi quyền lực

và quản lý xã hội.

Phản hồi

Đáp án đúng là: Chỉ Nhà nước mới có một bộ máy gồm hệ thống các cơ quan để chuyên thực thi
quyền lực và quản lý xã hội.

Vì: Trong hệ thống chính trị, Nhà nước có vị trí trung tâm, thực hiện vai trò quản lý xã hội thông
qua hệ thống các cơ quan từ Trung ương đến địa phương. Chỉ nhà nước mới có bộ máy chuyên
thực thi quyền lực và quản lý xã hội, thể hiện ở việc các cơ quan này có quyền ban hành các
quyết định có tính bắt buộc đối với xã hội.

Tham khảo: Giáo trình, Bài 1, mục V. Nhà nước trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay.

Câu hỏi 5

Câu trả lời đúng


Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00

Đánh dấu để làm sau

Mô tả câu hỏi

Trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay, Nhà nước giữ vị trí trung tâm và có vai trò đặc biệt
quan trọng bởi vì:

Chọn một câu trả lời:


a. Nhà nước là tổ chức có cơ sở xã hội và phạm vi tác động rộng lớn nhất.
b. Nhà nước là tổ chức có sức mạnh lớn nhất trong hệ thống chính trị bảo đảm cho việc thực
hiện quyền lực nhân dân.
c. Nhà nước có một hệ thống cơ quan đại diện từ trung ương tới địa phương bao gồm Quốc
hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

d. Tất cả các phương án đều đúng

Phản hồi

Đáp án đúng là: Tất cả các phương án đều đúng

Vì: Xét về vai trò thì Nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng mang tính quyết định trong hệ
thống chính trị vì chỉ Nhà nước mới có cơ sở kinh tế, xã hội rộng lớn nhất; Nhà nước đại diện
cho quyền lực của xã hội; có sức mạnh cưỡng chế và có bộ máy gồm các cơ quan thực hiện
quyền lực Nhà nước từ trung ương đến địa phương.

Tham khảo: Giáo trình, Bài 1, mục V. Nhà nước trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay.

Câu hỏi 6

Câu trả lời đúng


Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00

Đánh dấu để làm sau

Mô tả câu hỏi

Nhận định đúng vể vị trí của cơ quan Ủy ban nhân dân:

Chọn một câu trả lời:


a. Là cơ quan lập pháp ở địa phương.
b. Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

c. Là cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương.


d. Là cơ quan tư pháp ở địa phương.

Phản hồi

Đáp án đúng là: Là cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương.


Vì: Theo Hiến pháp 2013 và Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015.

Tham khảo: Giáo trình, Bài 1, mục IV. Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Câu hỏi 7

Câu trả lời đúng


Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00

Đánh dấu để làm sau

Mô tả câu hỏi

Nhận định đúng về Viện kiểm sát nhân dân các cấp:

Chọn một câu trả lời:


a. Là cơ quan quản lý nhà nước.
b. Là cơ quan xét xử của nước ta.
c. Là cơ quan quyền lực nhà nước.

d. Là cơ quan công tố của nước ta.

Phản hồi

Đáp án đúng là: Là cơ quan công tố của nước ta.

Vì:Theo Hiến pháp 2013 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014

Tham khảo: Giáo trình, Bài 1, mục IV. Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Câu hỏi 8

Câu trả lời đúng


Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00

Đánh dấu để làm sau

Mô tả câu hỏi
Pháp luật là:

Chọn một câu trả lời:


a. Hệ thống các quy tắc xử sự do xã hội cùng ban hành và thực hiện.
b. Hệ thống các quy định do Chính phủ ban hành.

c. Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện.
d. Các quy định bắt buộc phải thực hiện trong một cộng đồng dân cư nhất định.

Phản hồi

Đáp án đúng là: Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện.

Vì: Theo quan điểm về Nhà nước và pháp luật của Chủ nghĩa Mác – Lênin.

Tham khảo:Giáo trình, Bài 2, mục I.1.Định nghĩa pháp luật

Câu hỏi 9

Câu trả lời đúng


Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00

Đánh dấu để làm sau

Mô tả câu hỏi

Ở các nhà nước hiện đại, hệ thống pháp luật ra đời do:

Chọn một câu trả lời:

a. Cơ quan chuyên trách ban hành


b. Các quy tắc, tập quán có sẵn trong xã hội
c. Các đảng phái chính trị ban hành
d. Các tổ chức, đoàn thể xã hội ban hành

Phản hồi

Đáp án đúng là: Cơ quan chuyên trách ban hành


Vì: Thời kỳ các nhà nước sơ khai, pháp luật ra đời chủ yếu từ các quy tắc, tập quán có sẵn trong
xã hội, được Nhà nước thừa nhận và nâng lên thành các quy phạm pháp luật có giá trị bắt buộc
cao hơn. Ở các nhà nước hiện đại, hệ thống pháp luật do những cơ quan chuyên trách ban hành
(Quốc hội, Nghị viện)

Tham khảo: Giáo trình Bài 2, mục I.2

Câu hỏi 10

Câu trả lời đúng


Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00

Đánh dấu để làm sau

Mô tả câu hỏi

Các hình thức cơ bản của pháp luật gồm:

Chọn một câu trả lời:


a. Tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật.
b. Tập quán pháp và văn bản quy phạm pháp luật.
c. Tập quán pháp và tiền lệ pháp.

d. Tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật.

Phản hồi

Đáp án đúng là: Tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật.

Vì: Theo lý luận chung về Nhà nước và pháp luật.

Tham khảo:Giáo trình, Bài 2, mục V. Hình thức của pháp luật.

Câu hỏi 1

Câu trả lời đúng


Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00
Đánh dấu để làm sau

Mô tả câu hỏi

Chủ thể của quan hệ pháp luật trong pháp luật Việt Nam là cá nhân:

Chọn một câu trả lời:


a. Gồm công dân Việt Nam, người nước ngoài và người không quốc tịch cư trú ở Việt Nam.

b. Chỉ gồm công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam.
c. Chỉ gồm công dân Việt Nam và người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam.
d. Chỉ có công dân Việt Nam.

Phản hồi

Đáp án đúng là: Gồm công dân Việt Nam, người nước ngoài và người không quốc tịch cư trú ở
Việt Nam.

Vì: Không chỉ có công dân Việt Nam, người nước ngoài và người không quốc tịch cư trú ở Việt
Nam cũng có thể tham gia vào các quan hệ xã hội được pháp luật Việt Nam điều chỉnh.

Tham khảo: Giáo trình, Bài 3, mục II.2.1. Chủ thể của quan hệ pháp luật

Câu hỏi 2

Câu trả lời đúng


Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00

Đánh dấu để làm sau

Mô tả câu hỏi

Nội dung của quan hệ pháp luật:

Chọn một câu trả lời:


a. Bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ do nhà nước quy

định hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện.


b. Chỉ bao gồm quyền của các chủ thể tham gia quan hệ do nhà nước quy định hoặc thừa
nhận và bảo đảm thực hiện.
c. Bao gồm các quyền và nghĩa vụ chủ thể do các chủ thể tự do thỏa thuận trong khi xác lập
quan hệ pháp luật.
d. Chỉ bao gồm nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ do nhà nước quy định.

Phản hồi

Đáp án đúng là: Bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ do nhà
nước quy định hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện.

Vì: Theo lý luận chung về pháp luật.

Tham khảo: Giáo trình, Bài 3, mục II.2.2. Nội dung của quan hệ pháp luật

Câu hỏi 3

Câu trả lời đúng


Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00

Đánh dấu để làm sau

Mô tả câu hỏi

Nội dung không thuộc đặc điểm của quan hệ pháp luật:

Chọn một câu trả lời:


a. Tính ý chí
b. Nội dung bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý
c. Tính giai cấp

d. Tính văn hóa

Phản hồi

Đáp án đúng là: Tính văn hóa


Vì: Quan hệ pháp luật có các đặc điểm gồm: Tính ý chí, tính giai cấp và nội dung bao gồm quyền
và nghĩa vụ pháp lý.

Tham khảo: Giáo trình Bài 3, mục II.1

Câu hỏi 4

Câu trả lời đúng


Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00

Đánh dấu để làm sau

Mô tả câu hỏi

Cơ cấu của quy phạm điều chỉnh gồm:

Chọn một câu trả lời:


a. Giả định, quy định và chế tài

b. Giả định, quy định và biện pháp tác động của nhà nước
c. Phạm vi và hệ thuộc
d. Giả định và chế tài

Phản hồi

Đáp án đúng là: giả định, quy định và biện pháp tác động của nhà nước

Vì: Quy phạm pháp luật điều chỉnh là loại quy phạm pháp luật nêu ra quy tắc xử sự để hướng
dẫn xử sự cho mọi người khi tham gia những quan hệ xã hội nhất định.

Cơ cấu của loại quy phạm pháp luật này có thể có ba bộ phận cấu thành là giả định, quy định và
biện pháp tác động của nhà nước (hoặc các biện pháp bảo đảm thực hiện pháp luật).

Tham khảo: Giáo trình Bài 3, mục I.2

Câu hỏi 5

Câu trả lời đúng


Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00
Đánh dấu để làm sau

Mô tả câu hỏi

Nội dung không thuộc điều kiện để một tổ chức được công nhận là pháp nhân:

Chọn một câu trả lời:

a. Hoạt động theo những lĩnh vực, ngành nghề do nhà nước chỉ định.
b. Được thành lập một cách hợp pháp và có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
c. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.
d. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật nhất định một cách độc lập.

Phản hồi

Đáp án đúng là: Hoạt động theo những lĩnh vực, ngành nghề do nhà nước chỉ định.

Vì: Theo quy định về pháp nhân tại Điều 7, Bộ luật dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là
pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: Được thành lập theo quy định của pháp luật; Có cơ
cấu tổ chức theo quy định; Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm
bằng tài sản của mình; Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Tham khảo: Giáo trình, Bài 3, mục II.2.1. Chủ thể của quan hệ pháp luật

Câu hỏi 6

Câu trả lời đúng


Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00

Đánh dấu để làm sau

Mô tả câu hỏi

Hình thức áp dụng pháp luật có đặc điểm riêng là:

Chọn một câu trả lời:


a. Là hoạt động có tính quyền lực nhà nước.
b. Trao quyền thỏa thuận, lựa chọn cho các bên tham gia quan hệ pháp luật.
c. Thực hiện bằng cách không hành động.
d. Thực hiện pháp luật một cách thụ động.

Phản hồi

Đáp án đúng là: Là hoạt động có tính quyền lực nhà nước.

Vì: Theo lý luận chung về pháp luật, áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ chức, quyền lực
nhà nước, do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến
hành.

Tham khảo: Giáo trình, Bài 4, Chương 4, mục I.2. Các hình thức thực hiện pháp luật.

Câu hỏi 7

Câu trả lời đúng


Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00

Đánh dấu để làm sau

Mô tả câu hỏi

Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là:

Chọn một câu trả lời:

a. Các dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật.
b. Các tổ chức và cá nhân vi phạm pháp luật.
c. Các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
d. Trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm pháp luật.

Phản hồi

Đáp án đúng là: Các dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật.

Vì: Trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm pháp luật thuộc mặt chủ quan của vi phạm
pháp luật.
Các tổ chức và cá nhân vi phạm pháp luật là chủ thể vi phạm pháp luật.

Các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là khách thể của vi phạm pháp luật.

Tham khảo: Giáo trình chương 5 mục I.2.2

Câu hỏi 8

Câu trả lời đúng


Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00

Đánh dấu để làm sau

Mô tả câu hỏi

Yếu tố không thuộc dấu hiệu của vi vi phạm pháp luật:

Chọn một câu trả lời:

a. Tính có tổ chức trong quá trình thực hiện hành vi.


b. Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý.
c. Là hành vi xác định của con người.
d. Tính có lỗi của hành vi.

Phản hồi

Đáp án đúng là: Tính có tổ chức trong quá trình thực hiện hành vi.

Vì: Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu sau: là hành vi xác định của con người, là hành vi trái
pháp luật, chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý, có lỗi của chủ thể

Tham khảo: Giáo trình Bài 4, Chương 5, mục I.1

Câu hỏi 9

Câu trả lời đúng


Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00
Đánh dấu để làm sau

Mô tả câu hỏi

Tuân theo pháp luật là:

Chọn một câu trả lời:


a. Hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể kiềm chế không thực hiện những hành

vi mà pháp luật cấm.


b. Hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể thực hiện quyền chủ thể của mình.
c. Hình thức nhà nước thông qua các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền tổ chức
cho các chủ thể thực hiện các quy định của pháp luật.
d. Hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể thực hiện nghĩa vụ pháp lý mình.

Phản hồi

Đáp án đúng là: Hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể kiềm chế không thực hiện
những hành vi mà pháp luật cấm.

Vì: Theo lý luận chung về pháp luật

Tham khảo: Giáo trình, Bài 4, Chương 4, mục I.2. Các hình thức thực hiện pháp luật.

Câu hỏi 10

Câu trả lời đúng


Điểm 1,00 ngoài khoảng 1,00

Đánh dấu để làm sau

Mô tả câu hỏi

Chủ thể của vi phạm pháp luật là:

Chọn một câu trả lời:


a. Mọi cá nhân, tổ chức xâm hại đến quan hệ xã hội.
b. Các cơ quan nhà nước có chức năng quản lý xã hội.
c. Công dân mang quốc tịch nước sở tại xâm hại đến quan hệ xã hội được pháp luật nước đó
bảo vệ.
d. Cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý đã thực hiện hành vi trái pháp luật và có

lỗi, xâm hại đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Phản hồi

Đáp án đúng là: Cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý đã thực hiện hành vi trái pháp
luật và có lỗi, xâm hại đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Vì: Cá nhân, tổ chức đều có thể là chủ thể vi phạm pháp luật, nhưng pháp luật chỉ xem xét những
cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện hành vi trái pháp luật và có lỗi, xâm
hại đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Tham khảo: Giáo trình chương 5 mục I.2.2

You might also like