You are on page 1of 34

ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


***

ĐỀ TÀI

PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG BIA SAIGON LAGER CỦA


CÔNG TY CỔ PHẦN BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN

Nhóm 8 TOGETHER

Đặng Thị Mỹ Hạnh (NT) KT.46K25_CT2.1 Học phần: Quản trị chuỗi cung ứng
Trần Thị Thanh Nhi 45K02.5 GVHD: Nguyễn Phúc Nguyên

Trương Nữ Mỹ Diệu 44K02.1


Phạm Thị Hường 44K25.2
Nguyễn Phúc Hưng 44K02.1
Sisomhak Vilaythip 44K02.5

Đà Nẵng, ngày 05 tháng 04 năm 2022


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG.....................................................................1
1.1 Tổng quan........................................................................................................1
1.2 Lịch sử phát triển.............................................................................................1
1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh..........................................................................................2
1.4 Danh mục sản phẩm.........................................................................................3
1.5 Đơn vị thành viên............................................................................................4
1.6 Giới thiệu bia Saigon Lager.............................................................................7
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG...................9
2.1 Định nghĩa chuỗi cung ứng..............................................................................9
2.2 Mục tiêu của chuỗi cung ứng...........................................................................9
2.3 Cấu trúc của chuỗi cung ứng............................................................................9
2.4 Chuỗi cung ứng bia chai Saigon Lager..........................................................11
2.5 Các dòng dịch chuyển trong chuỗi cung ứng.................................................11
2.6 Chiến lược cạnh tranh và chiến lược chuỗi cung ứng....................................12
CHƯƠNG 3 THÀNH PHẦN CỦA CHUỖI CUNG ỨNG................................16
3.1 Cơ sở vật chất................................................................................................16
3.2 Tồn Kho.........................................................................................................17
3.3 Vận tải...........................................................................................................18
3.4 Mua sắm........................................................................................................19
3.5 Định giá.........................................................................................................21
3.6 Thông tin.......................................................................................................22
CHƯƠNG 4 THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI PHÂN PHỐI......................................23
4.1 Vai trò của phân phối trong chuỗi cung ứng..................................................23
4.2 Hệ thống phân phối bia Saigon Lager............................................................24
CHƯƠNG 5 THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI..............................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................31
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Danh mục sản phẩm được cung cấp bởi Sabeco.............................................3
Hình 2.1 Sơ đồ chuỗi cung ứng bia Saigon Lager.......................................................11
Hình 3.1 Hệ thống nhà máy Sabeco............................................................................17
Hình 4.1 Lưu trữ nhà phân phối và giao hàng tận nơi cho khách hàng.......................26
Hình 4.2 Lưu trữ nhà bán lẻ và khách hàng nhận hàng...............................................27

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1.1 Danh sách đơn vị thành viên trực thuộc Sabeco.............................................4
Bảng 1.2 Các loại bia Saigon Lager tiêu thụ nội địa.....................................................7
Bảng 3.1 Danh sách các nhà cung cấp chủ yếu đối với sản phẩm bia Saigon Lager...20
Bảng 4.1 Danh sách 10 công ty thương mại khu vực phân phối bia Saigon Lager......25
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Tổng quan

Trong xu thế hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới hiện nay, chiến lược đúng đắn
có vai trò quyết định trong sự phát triển và lớn mạnh của doanh nghiệp. Với những nỗ
lực phát triển bền bỉ và ổn định, không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản
phẩm thỏa mãn sự mong đợi của người tiêu dùng, hiện tại – Bia Sài Gòn đang chiếm
giữ vị trí dẫn đầu trong ngành Bia VN và 5 lần liên tục vinh dự được công nhận là
Thương hiệu Quốc Gia. Bia Sài Gòn cũng đã tự hào trở thành thành viên thứ 351 tại
Học viện Bia Berlin – một trong những cái nôi của văn hóa bia toàn cầu.

Năm 2020, SABECO đã trải qua 145 năm lịch sử nguồn gốc, 43 năm xây dựng và
phát triển thương hiệu. Từ cột mốc 145 năm, dòng chảy vàng óng của Bia đã và sẽ
luôn được nỗ lực gìn giữ để tiếp nối dài đến tương lai, luôn tồn tại trong cảm xúc của
những người dân Việt tự hào về sản phẩm Việt .

Hương vị độc đáo của Bia Sài Gòn là kết tinh sản vật của vùng đất phương Nam trù
phú và tinh thần hào sảng phóng khoáng của người Sài Gòn, trở thành một phần
không thể thiếu trong cuộc sống vui buồn hàng ngày. Với 2 loại bia chai Larue dung
tích 610 ml và bia chai 33 dung tích 330ml thời kỳ đầu tiếp quản, đến nay, SABECO
đã phát triển 10 dòng sản phẩm là bia chai Saigon Lager 450, bia chai Saigon Export,
bia chai Saigon Special , bia chai Saigon Lager 355, bia chai 333 Premium, bia chai
Lạc Việt, bia lon 333, bia lon Saigon Special, bia lon Saigon Lager, bia lon Lạc Việt
góp mặt đầy đủ trên thương trường.

1.2 Lịch sử phát triển

Bắt đầu từ một xưởng bia nhỏ do ông Victor Larue, một người Pháp lập ra tại Sài Gòn
năm 1875, đến năm 1910, xưởng phát triển thành một nhà máy hoàn chỉnh, sản xuất
bia, nước ngọt và nước đá. Tháng 9 năm 1927, nhà máy được chính thức sáp nhập vào
hệ thống hãng BGI của Pháp.

Ngày 17 tháng 05 năm 1977, Bộ trưởng Bộ Lương thực và Thực phẩm ra quyết định
số 845/LTTP giao Công ty Rượu Miền Nam tiếp nhận và quản lý toàn bộ nhà máy của

1
hãng BGI và được đổi tên thành Nhà máy Bia Sài Gòn vào ngày 01 tháng 06 năm
1977. Năm 1989, Bia lon 33 Export chính thức ra mắt với dung tích 330ml.

Tháng 2 năm 1992, Nhà máy Bia Sài Gòn đã hoàn thành lắp đặt và đưa vào sản xuất
dây chuyền chiết bia mới công suất 30.000 chai/giờ và bắt đầu dùng két nhựa thay thế
két gỗ. Đồng thời, Nhà máy đưa ra thị trường bia chai 450ml thay cho loại chai 500ml
với kiểu dáng đẹp hơn và chịu áp lực tốt hơn.

Tháng 6/1996, bia chai Saigon Export được sản xuất với mục tiêu ban đầu là xuất
khẩu nhưng do nhu cầu trong nước cao, nên sản phẩm này đã được bán trong nước với
dung tích 355ml. Tháng 7/2000, bia chai Saigon Special được sản xuất với chai bia
thuỷ tinh màu xanh lá cây đặc trưng cùng dung tích 330ml, nhằm phục vụ nhóm
khách hàng có thu nhập cao.

Năm 2003, Tổng Công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn (Sabeco) được thành lập, trên
cơ sở Công ty Bia Sài Gòn và tiếp nhận các thành viên mới là Công ty Rượu Bình
Tây, Công ty Nước giải khát Chương Dương, Nhà máy Thuỷ tinh Phú Thọ và Công ty
Thương mại Dịch vụ Bia - Rượu - NGK Sài Gòn và đạt mức tiêu thụ 1 tỷ lít bia/năm
vào năm 2010.

Năm 2016, chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán có mã chứng
khoán: SAB.

Năm 2017, SABECO cho ra mắt sản phẩm bia lon Saigon Gold dung tích 330ml - 5%
độ cồn, đây là sản phẩm cao cấp nhất của SABECO và được sản xuất với phiên bản
giới hạn. Bộ Công Thương thoái vốn thành công 53,59% cổ phần của SABECO cho
Công ty TNHH Việt Nam Beverage và tiếp tục nắm giữ 36% cổ phần.

Tháng 08/2019, SABECO tái ra mắt thương hiệu Bia Saigon bao gồm Bia Saigon
Special, Bia Saigon Lager và Bia Saigon Export. Tháng 12 cùng năm, SABECO tiếp
tục tái ra mắt sản phẩm bia lon 333.

1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh

Tầm nhìn 2025 Phát triển SABECO thành Tập đoàn công nghiệp đồ uống hàng đầu
của Việt Nam, có vị thế trong khu vực và quốc tế.

Sứ mệnh

2
● Góp phần phát triển ngành Đồ uống Việt Nam ngang tầm thế giới.

● Đề cao văn hóa ẩm thực của người Việt Nam.

● Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua việc cung cấp các sản phẩm đồ uống
chất lượng cao, an toàn và bổ dưỡng.

● Mang lại lợi ích thiết thực cho cổ đông, khách hàng, đối tác, người lao động và
xã hội

● Thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu đồ uống theo chuẩn mực an toàn vệ sinh thực
phẩm quốc tế “An toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường”.

● Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước trên cơ sở minh bạch trong
kinh doanh.

● Tham gia tích cực các hoạt động cộng đồng.

● Đảm bảo phát triển theo hướng hội nhập quốc tế

1.4 Danh mục sản phẩm

Hình 1.1 Danh mục sản phẩm được cung cấp bởi Sabeco

Nguồn: Công bố thông tin Sabeco (2019)

3
Tính đến năm 2019, Sabeco đã cung cấp ra thị trường ba loại đồ uống chính đó là bia,
rượu và nước giải khát. Trong đó, mặt hàng bia bao gồm Bia Saigon Gold, Bia Saigon
Special, Bia Saigon Export, Bia Saigon Lager và bia 333. Mặt hàng rượu bao gồm
Nàng Hương Premium Liquor, Nàng Hương Premium Vodka, Nàng Hương Liquor,
Rượu Đế, John Saigon Whishky, Ngọc Lương Tửu, Vina Vodka Standard, Vina
Vodka Pure Grain, Vina Vodka Special, Napoleon Brandy, Linh Chi Hồng Sâm,
Caravelle Red Rhum. Phân khúc nước giải khát bao gồm Sá Xị Chương Dương, Nha
đam Chương Dương, Cam Chương Dương, Soda Chương Dương, Nước uống đóng
chai Chương Dương.

1.5 Đơn vị thành viên

Bảng 1.1 Danh sách đơn vị thành viên trực thuộc Sabeco

STT Tên công ty Ngành nghề kinh doanh

1 Công ty TNHH Một thành viên Kinh doanh bia, rượu, nước giải khát
Thương mại Bia Sài Gòn

2 Công ty TNHH Một thành viên Cơ Chế tạo máy móc dùng cho sản xuất
khí Sa Be Co thực phẩm; lắp đặt và bảo trì hệ
thống máy móc thiết bị

3 Công ty TNHH Một thành viên Bia Sản xuất và kinh doanh bia, mạch
Sài Gòn - Hà Tĩnh nha ủ lên men, nước khoáng, nước
tinh khiết đóng chai

4 Công ty TNHH Một thành viên Bia Bán buôn bia, rượu, nước giải khát
Sài Gòn

5 Công ty TNHH Một thành viên Tập Bán buôn bia, rượu, nước giải khát
đoàn Bia Sài Gòn

6 Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Kinh doanh bia, rượu và nước giải

4
Gòn Bắc Trung Bộ khát; cung cấp dịch vụ vận chuyển
và cho thuê kho bãi

7 Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Kinh doanh bia, rượu và nước giải
Gòn Miền Bắc khát; cung cấp dịch vụ vận chuyển
và cho thuê kho bãi

8 Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Bán buôn bia, đồ uống có cồn; bán
Gòn Trung Tâm buôn đồ uống không cồn, bán buôn
hoá chất khác, cồn; mua bán bao bì;
kinh doanh vận tải hàng hoá bằng ô

9 Công ty cổ phần Rượu Bình Tây Sản xuất và kinh doanh rượu

10 Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Kinh doanh bia, rượu và nước giải
Gòn Miền Trung khát; kinh doanh kho bãi và kinh
doanh dịch vụ vận tải hàng hoá bằng
ô tô

11 Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Kinh doanh bia, rượu và nước giải
Gòn Miền Đông khát; cung cấp dịch vụ vận chuyển
hàng hóa đường bộ và đường thuỷ

12 Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Kinh doanh bia, rượu và nước giải
Gòn Đông Bắc khát; cung cấp dịch vụ kho bãi và
dịch vụ vận chuyển hàng hoá

13 Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Kinh doanh bia, rượu và nước giải
Gòn Nam Trung Bộ khát; cung cấp dịch vụ kho bãi và
dịch vụ vận chuyển

5
14 Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Kinh doanh bia, rượu và nước giải
Gòn Tây Nguyên khát; cung cấp dịch vụ kho bãi và
dịch vụ vận chuyển

15 Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Kinh doanh bia, rượu và nước giải
Gòn Sông Tiền khát; dịch vụ cho thuê kho bãi; cung
cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa
bằng đường bộ

16 Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Kinh doanh bia, rượu và nước giải
Gòn Sông Hậu khát; cung cấp dịch vụ vận chuyển
hàng hóa bằng được bộ và đường
thuỷ

17 Công ty cổ phần Bao bì Bia Sài Gòn Sản xuất và kinh doanh nắp khoén
thiếc và bao bì kim loại, bao bì phục
vụ ngành đồ uống thực phẩm

18 Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Sông Sản xuất và kinh doanh bia và nước
Lam giải khát; xuất nhập khẩu các nguyên
vật liệu liên quan

19 Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Quảng Sản xuất và kinh doanh bia
Ngãi

20 Công ty cổ phần Nước giải khát Sản xuất, kinh doanh nước giải khát,
Chương Dương đồ hộp và phụ liệu

21 Công ty cổ phần Bia, Rượu Sài Gòn - Sản xuất và kinh doanh bia, rượu và
Đồng Xuân nước giải khát có ga

22 Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Nghệ Sản xuất và kinh doanh bia, rượu và

6
Tĩnh nước giải khát

23 Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Lâm Sản xuất bia, rượu và nước giải khát
Đồng

24 Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Sản xuất và kinh doanh bia và nước
Nội giải khát; xuất nhập khẩu các nguyên
vật liệu liên quan

25 Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Miền Sản xuất và kinh doanh bia
Tây

26 Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn Sản xuất và kinh doanh bia, mạch
Sóc Trăng nha ủ lên men, nước khoáng, nước
tinh khiết đóng chai

Nguồn: Công bố thông tin Sabeco (2019)

1.6 Giới thiệu bia Saigon Lager

Tên sản phẩm: BIA SAIGON LAGER

Chủng loại sản phẩm: Bia Lager

Độ cồn: 4.3% thể tích

Thành phần: Nước, Malt đại mạch, ngũ cốc, hoa bia

Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu: Hàm lượng ethanol ở 20oC tính theo thể tích: 4.3 ±
0.5%

Quy cách đóng gói: Sản phẩm được đựng trong chai thủy tinh, đóng nắp bởi nút
khoén bằng thiếc có lớp lót bên trong bằng PVC (lớp lót tiếp xúc trực tiếp với bia)
hoặc chiếc đựng trong lon nhôm hai mảnh, thể tích thực ở 20 oC: Lon 330ml, chai
355ml, chai 450ml.

7
Bảng 1.2 Các loại bia Saigon Lager tiêu thụ nội địa

STT Loại bia Hạn sử dụng

1 Bia chai Saigon Lager 450ml 9 tháng

2 Bia chai Saigon Lager 355ml 1 năm

3 Bia lon Saigon Lager 330ml 1 năm

Nguồn: Bản tự công bố sản phẩm 03/BSG-CBHQ

Thị trường: Phân phối chủ yếu tại 04 thị trường trọng tâm: Bắc Trung Bộ, Miền
Trung, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên,

Thông điệp: “Kết nối tình bằng hữu” Có mặt trên thị trường từ năm 2013, bia lon
Saigon Lager đã và đang nhận được nhiều sự tín nhiệm sử dụng của hàng triệu người
uống bia Việt Nam. Sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tiên tiến hàng đầu
trên thế giới dưới sự điều hành của đội ngũ kỹ thuật giỏi và công nhân lành nghề, bia
lon Saigon Lager đem đến cảm nhận sảng khoái, tươi mát và đậm đà cho người sử
dụng.

Giải thưởng bia Saigon Lager: Huy chương Vàng bia quốc tế IBA 2019

8
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

2.1 Định nghĩa chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay
gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, thể hiện sự dịch chuyển nguyên vật
liệu xuyên suốt quá trình từ nhà cung cấp ban đầu đến khách hàng cuối cùng.

2.2 Mục tiêu của chuỗi cung ứng

Mục tiêu của chuỗi cung ứng là: tối đa hóa giá trị cho khách hàng, tối thiểu hóa giá trị
cho doanh nghiệp. Trong đó, giá trị của một chuỗi là sự khác biệt giữa giá trị của sản
phẩm cuối cùng, cái khách hàng nhận được và chi phí của chuỗi để đáp ứng nhu cầu
của khách hàng

Giá trị của chuỗi cung ứng = giá trị của khách hàng – chi phí của chuỗi cung ứng

2.3 Cấu trúc của chuỗi cung ứng

Cấu trúc của một chuỗi cung ứng phụ thuộc rất lớn vào loại hình và số lượng của các
doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng. Thông thường, chuỗi cung ứng sẽ thuộc
một trong ba cấu trúc phổ biến sau:

(1) Chuỗi cung ứng giản đơn

Với hình thức đơn giản này, chuỗi cung ứng bao gồm các đối tượng tham gia là nhà
cung cấp, doanh nghiệp sản xuất và khách hàng. Trong đó:

● Nhà cung cấp: là doanh nghiệp hoặc cá nhân chịu trách nhiệm cung ứng
nguyên vật liệu đầu vào hoặc các dịch vụ cần thiết để đảm bảo cho quá trình
sản xuất của doanh nghiệp sản xuất được diễn ra trơn tru.

● Doanh nghiệp sản xuất: là tổ chức sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào từ nhà
cung cấp, kết hợp với nguồn nhân lực và công nghệ của bản thân doanh nghiệp
để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cung ứng cho khách hàng.

● Khách hàng: bao gồm tất cả các cá nhân, tổ chức và sử dụng sản phẩm.

9
(2) Chuỗi cung ứng mở rộng: là loại hình cấu trúc chuỗi cung ứng kết hợp các
thành phần của chuỗi cung ứng đơn giản và một số đối tượng tham gia khác

● Nhà phân phối: Đề cập đến các công ty tồn trữ sản phẩm hàng hóa từ doanh
nghiệp sản xuất với số lượng lớn và chịu trách nhiệm phân phối số hàng hóa đó
đến với khách hàng. (Cũng có thể nói nhà phân phối là một nhà bán sỉ bởi nhà
cung cấp bán sản phẩm cho những nhà kinh doanh khác với số lượng lớn hơn
so với khách hàng mua lẻ).

● Nhà bán lẻ: Nhà bán lẻ là một cá nhân hoặc doanh nghiệp mà bạn mua hàng
hóa.. Các loại hình bán lẻ phổ biến như: nhà bán lẻ độc lập, doanh nghiệp bán
lẻ hiện tại, nhượng quyền thương mại, đại lý..

● Nhà cung cấp dịch vụ: Đề cập đến tất cả các nhà cung cấp dịch vụ cho nhà sản
xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng. Các nhà cung cấp dịch vụ phổ
biến nhất trong chuỗi cung ứng là nhà cung cấp dịch vụ nhà kho, nhà cung cấp
dịch vụ vận tải, nhà cung cấp tài chính, nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật, pháp lý,
nhà nghiên cứu thị trường, quảng cáo,..

(3) Chuỗi cung ứng điển hình đề cập đến cấu trúc chuỗi cung ứng mà trong đó
nguyên vật liệu được cung cấp bởi một hoặc nhiều nhà cung cấp, các bộ phận được
sản xuất ở một hoặc nhiều nhà máy, sau đó được chuyển đến công ty sản xuất. Sản
phẩm được phân phối đến nhà bán sỉ, qua nhà bán lẻ đến tay người tiêu dùng. Các mối
quan hệ này được liên kết với nhau thành một mạng lưới. Dòng sản phẩm, dịch vụ và
thông tin lượt chuyển liên tục trong cả chuỗi. Sự xuất hiện của các nhân tố này giúp
cho mỗi đối tượng tham gia vào chuỗi cung ứng tập trung chuyên môn hóa hơn vào
các chức năng cụ thể, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cả mạng lưới.

10
2.4 Chuỗi cung ứng bia chai Saigon Lager

Hình 2.2 Sơ đồ chuỗi cung ứng bia Saigon Lager

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

2.5 Các dòng dịch chuyển trong chuỗi cung ứng

2.5.1. Dòng thông tin

Công ty cung cấp thông tin về sản phẩm cho Trung tâm phân phối và Trung tâm phân
phối cung cấp thông tin kịp thời cho Nhà bán sỉ, Nhà bán lẻ để đưa thông tin sản phẩm
cho Người tiêu dùng. Cụ thể ở sản phẩm bia Saigon Lager của SABECO: tất cả thông
tin được công bố và đưa đến cho khách hàng thông qua nhà bán sỉ và nhà bán lẻ.
Trung tâm phân phối có nhiệm vụ đưa thông tin về sản phẩm cho các nhà bản sỉ và
nhà bán lẻ. Tất cả thông tin về sản phẩm và giá cả đều được công khai và mang tính
xác thực về nguồn gốc, nhãn hiệu. SABECO tạo một dòng thông tin luân chuyển liên
tục trong chuỗi cung ứng.

2.5.2. Dòng sản phẩm

Sản phẩm luôn là yếu tố quan trọng trong chuỗi cung ứng. Do đó sản phẩm luôn được
cung ứng kịp thời, đầy đủ và linh hoạt để chuỗi cung ứng diễn ra một cách tốt nhất.

11
Đối với Sabeco, cụ thể hơn là sản phẩm bia Saigon Lager 450ml: trung tâm phân phối
luôn cung ứng sản phẩm thông qua 2 hình thức:

+ Trung tâm phân phối ⇒ Nhà bán sỉ ⇒ Nhà bán lẻ ⇒ Người tiêu dùng: ở mô hình
này, khi nhà bán lẻ không đủ sản phẩm thì sẽ liên hệ đến nhà bán sỉ, nhà bán sỉ sẽ
liên hệ đến trung tâm phân phối và trung tâm phân phối sẽ cung cấp sản phẩm kịp
thời.

+ Trung tâm phân phối ⇒ Nhà bán lẻ ⇒ Người tiêu dùng: ở mô hình này không có
sự xuất hiện của nhà bán sỉ, do đó chuỗi cung ứng được rút ngắn lại, nếu không đủ
hàng hoá, nhà bán lẻ sẽ liên hệ trực tiếp đến trung tâm phân phối để được chuyển
hàng đến.

Như vậy, sự đa dạng của chuỗi cung ứng của bia Saigon Lager 450ml tạo nên một
vòng luân chuyển linh hoạt.

2.5.3. Dòng tiền

Khi mua hàng, người tiêu dùng sẽ trả tiền cho Nhà bán lẻ. Nhà bán lẻ, nhà bán sỉ và
nhà bán lẻ sẽ trả tiền cho Trung tâm phân phối khi họ nhận được hàng. Dòng tiền khi
này được trao đổi giữa Trung tâm phân phối và các bên mua hàng.

2.6 Chiến lược cạnh tranh và chiến lược chuỗi cung ứng

2.6.1. Ngành bia Việt Nam

Theo thống kê từ Đại học Kirin Beer, Việt Nam là quốc gia có lượng bia sản xuất tăng
cao nhất trên thế giới, đạt 188.64 tỷ lít vào năm 2015, dẫn đầu châu Á trong 7 năm
liên tiếp. Sản lượng tiêu thụ đạt 3.80 tỷ lít vào năm 2015, xếp hạng 11 trên thế giới và
đạt top 3 Châu Á. Thị phần ngành bia hiện tại tập trung vào các ông lớn đầu ngành
trong đó, Sabeco chiếm 40.59%, Heineken 21,44%, Habeco 16.64%, 6.74% Carlsberg
vào năm 2020.

Tính đến hiện tại, có khoảng 400 nhà máy bia phân bố tại 51 tỉnh thành của cả nước,
tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ, Đồng Bằng sông Hồng, Trung bộ và Nam
Trung bộ. Các nhà máy bia tại Việt Nam có công suất trên 100 triệu lít đều có trang
thiết bị hiện đại, tiên tiến, nhập khẩu từ các quốc gia như Đức, Mỹ, Ý… Tuy nhiên,

12
vẫn còn những cơ sở lạc hậu có công suất thấp, không đạt yêu cầu sản xuất và vệ sinh
thực phẩm.

2.6.2. Chiến lược cấp công ty của Sabeco

Sabeco theo đuổi chiến lược đa dạng hóa tập trung trong các hoạt động đầu tư, kinh
doanh của mình. Thị trường bia Lager cũng như một số bia khác tuy đang vững mạnh
nhưng đã gần tới điểm bão hòa, không thể có bước tiến mới bức phá so với các sản
phẩm cạnh tranh lớn, đặc biệt là các sản phẩm ngoại nhập. Trong giai đoạn 2010-
2015, công ty đầu tư vào sản phẩm bia đen, sản phẩm có tiềm năng nhưng chưa ổn
định. Đồng thời, công ty thực hiện cắt giảm, thu hồi vốn đầu tư của các ngành hoạt
động không hiệu quả như bao bì, nguyên vật liệu, bất động sản để tập trung cho mặt
hàng bia vàng vốn đang trong thời kỳ tăng trưởng.

2.6.3. Chiến lược kinh doanh tại thị trường trong nước

Đối với chiến lược kinh doanh, công ty theo đuổi chiến lược dẫn đạo chi phí đối với
dòng sản phẩm bia Lager. Bia Lager thuộc phân khúc bia phổ thông truyền thống,
khác với các dòng bia cao cấp khác như bia Saigon Special, Saigon Gold, bia chai cao
cấp 333 premium. Đối với dòng sản phẩm này công ty luôn nỗ lực cắt giảm, tối thiểu
hóa những chi phí không cần thiết. Cụ thể, công ty nâng công suất nhà máy đạt 1 tỉ lít
vào năm 2010 nhằm sản xuất bia với số lượng lớn, nhằm đạt được lợi thế theo quy
mô. Cùng với đó, công ty cắt giảm những hoạt động kinh doanh không hiệu quả như
bao bì, nguyên vật liệu, bất động sản để chuyển sang mua hàng từ nhà cung cấp bên
ngoài. Doanh nghiệp cũng đã nỗ lực hợp lý hóa kho bãi và vận chuyển, tối ưu hóa kế
hoạch điều vận để mang lại hiệu quả tối đa cho công việc. Đối với dòng bia Lager,
Sabeco có hệ thống sản xuất sản phẩm bao phủ trên toàn quốc cùng với hệ thống phân
phối sâu và rộng trên khắp cả nước đã kết nối 1200 nhà phân phối đồng thời gắn trách
nhiệm của họ với chiến lược phát triển chung của toàn công ty. Với hệ thống phân
phối rộng khắp nên đã kịp thời đáp ứng được nhu cầu kinh doanh và tiêu thụ của thị
trường. Do vậy, dòng sản phẩm bia Saigon Lager có giá cả phải chăng để thu hút
nhiều loại khách hàng khác nhau. Ví dụ, một lon bia Saigon Lager trên thị trường có
giá 10.000 đồng, thấp hơn giá bia bình quân ở Việt Nam (11.250 đồng).

13
2.6.4. Chiến lược chuỗi cung ứng

Chiến lược chuỗi cung ứng của một tổ chức bao gồm tất cả những quyết định chiến
lược, chính sách, kế hoạch và văn hoá liên quan đến việc quản trị chuỗi cung ứng. Đây
là chiến lược của mỗi phòng ban chức năng của công ty. Nó nhấn mạnh đến sự di
chuyển của dòng nguyên vật liệu cần thiết hỗ trợ cho việc hoàn thành những mục tiêu
của chiến lược kinh doanh và chiến lược công ty. Chiến lược chuỗi cung ứng đối với
sản phẩm Saigon Lager là chiến lược tinh gọn, trong đó nguồn lực (con người, tồn
kho, thiết bị, thời gian…) được sử dụng ít nhất. Các quy trình, công việc được tiêu
chuẩn hóa và đồng bộ nhằm loại bỏ tất cả chi phí, nâng cao hiệu suất và thiết lập hiệu
quả dòng dịch chuyển nguyên vật liệu.

Bia Saigon Lager được bán thông qua hình thức bán gián tiếp. Họ có các nhà bán
buôn, bán lẻ và đại lý phủ khắp các khu vực để đảm bảo với khách hàng về sự sẵn có
của Saigon Lager. Sabeco đã tiết giảm chi phí bao bì thông qua việc giảm định lượng
lon và nắp và giảm trọng lượng cơ bản của thùng carton nhưng vẫn đảm bảo được
chất lượng của lon và thùng carton. Bên cạnh đó, việc mua chung nguyên vật liệu
trong hệ thống Sabeco cũng được tiến hành để tạo ra lợi thế trong quá trình đàm phán
nhờ vào số lượng lớn. Trong năm 2019, các nhà máy trong hệ thống Sabeco đã thực
hiện tốt việc quản lý nguyên vật liệu sử dụng trong quy trình sản xuất. Phần lớn
nguyên vật liệu có chỉ tiêu hao phí giảm so với năm 2018 cụ thể: hao phí của Matl
giảm 4.1%, Houblon cao giảm 7.93%, gạo giảm 1.6%, Houblon viên giảm 3.24%, hao
phí vỏ lon rỗng, nắp giảm 0.02%, hao phí nhãn giảm 0.2%, hao phí thùng carton giảm
0.06% (Báo cáo thường niên Sabeco, 2019). Công tác quản lý năng lượng và nước đã
được thực hiện tốt và nhiều giải pháp giúp tiết kiệm năng lượng, nước và giảm phát
thải ra môi trường cũng đã được áp dụng. Việc tiêu thụ điện và hơi nóng trong quá
trình sản xuất bia ở phần lớn các nhà máy trong năm 2019 đều giảm so với năm 2018.
Trong đó, tiêu thụ điện trung bình giảm 12,6% còn tiêu thụ hơi nóng trung bình giảm
8,6%, tiêu thụ nước giảm 7,2% so với năm 2018 (Báo cáo thường niên Sabeco, 2019).

2.6.5. Thiết kế chuỗi cung cấp

Trên cơ sở chiến lược chuỗi cung ứng, nhà hoạch định cần xây dựng chuỗi cung ứng
cho riêng mình. Sabeco đã thực hiện chiến lược chuỗi cung ứng đẩy. Sản phẩm bia

14
được đặc trưng bởi tính không chắc chắn của nhu cầu thấp và kinh tế theo quy mô là
quan trọng. Cụ thể, nhu cầu đối với những sản phẩm này rất ổn định, trong khi cắt
giảm chi phí vận chuyển bằng cách giao hàng theo khối lượng lớn là vấn đề then chốt
trong việc kiểm soát chi phí của chuỗi cung ứng. Sabeco, theo truyền thống, thực hiện
chiến lược bán lẻ theo kiểu đẩy, vì quản lý tồn kho dựa trên dự đoán dài hạn không
làm tăng chi phí tồn kho trong khi chi phí vận chuyển được giảm bằng đòn bẩy của
kinh tế theo quy mô.

15
CHƯƠNG 3 THÀNH PHẦN CỦA CHUỖI CUNG ỨNG

3.1 Cơ sở vật chất

Từ một cơ sở vật chất cũ kỹ của Pháp xây dựng từ năm 1875 được tiếp quản. Đến nay,
Sabeco đã đi qua một chặng đường dài với không ít khó khăn, thử thách nhưng cũng
rất đáng tự hào. Ngày 7-4-2008, Sabeco đã chính thức chuyển sang cơ chế tổng công
ty cổ phần, tập trung phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng đa ngành nghề, trong
đó ngành bia - cồn - rượu - nước giải khát là chủ yếu.

Để củng cố và nâng cao cơ sở vật chất thì Sabeco đã không ngừng tăng tốc đầu tư, nỗ
lực phát huy và hoạch định một chiến lược phát triển dài hạn bền vững. Bên cạnh đó
để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và vươn ra thị trường
xuất khẩu, Sabeco còn đầu tư tăng sản lượng bằng việc xây dựng các nhà máy mới tại
những vùng trọng tâm như: Nhà máy Bia Sài Gòn - Củ Chi, Nhà máy Bia Sài Gòn -
Quảng Ngãi, Nhà máy Bia Sài Gòn- Đắk Lắk, Nhà máy Bia Sài Gòn- Hà Nội..., cũng
như đầu tư xây dựng Nhà máy Bao bì Sabeco – Sông Lam với trang thiết bị hiện đại
vào bậc nhất thế giới, bảo đảm cung cấp đủ sản lượng tiêu thụ với chất lượng tốt nhất
và các sản phẩm bao bì phục vụ việc sản xuất bia.

Từ năm 2017, các nhà máy được trang bị thêm thiết bị kiểm tra chai xì, kiểm tra code,
kiểm tra nhãn và thiết bị stripping CO2 giúp đảm bảo chất lượng bia tươi mới đến tay
người tiêu dùng. Hệ thống lọc màng (loại không sử dụng bột trợ lọc) giúp giảm phát
thải chất thải rắn ra môi trường, bảo vệ sức khỏe của người vận hành và giảm mức độ
tiêu hao vật tư (điện, nước, hóa chất và môi chất) cũng được đầu tư. Tổng Công ty ban
hành và áp dụng quy trình sản xuất khép kín và tự động hóa cao, được quản lý bởi đội
ngũ kỹ thuật gồm các kỹ sư về công nghệ - thiết bị và các Brew Masters giàu kinh
nghiệm nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm (Báo cáo thường niên Sabeco, 2017).

Theo Bản tự công bố sản phẩm số 03/BSG – CBHQ năm 2019, hiện nay bia Saigon
Lager đã và đang được sản xuất tại 26 nhà máy, trải dài từ Bắc tới Nam. Trong đó, có
4 nhà máy chỉ sản xuất bia chai (Công ty Cổ phần bia Sài gòn - miền Tây, Công ty Cổ
phần bia Sài gòn - Bạc Liêu, Chi nhánh Công ty Cổ phần bia Sài gòn – Miền Trung tại
Phú Yên, Chi nhánh Công ty Cổ phần bia Sài gòn – Miền Trung tại Quy Nhơn) và 4

16
nhà máy chỉ sản xuất bia lon (Công ty Cổ phần bia Sài gòn – Ninh Thuận, Công ty
TNHH MTV Bia Sài Gòn – Hà Tĩnh, Công ty Cổ phần bia Sài gòn – Phú Thọ) số còn
lại sản xuất cả hai loại bia chai và bia lon.

Hình 3.3 Hệ thống nhà máy Sabeco

Nguồn: Báo cáo thường niên Sabeco (2019)

3.2 Tồn Kho

Sabeco có một hệ thống mạng lưới tổng cộng 26 nhà máy trên khắp Việt Nam trong
đó có 60 nhà kho được hỗ trợ các đội xe tải rất chuyên nghiệp. Công tác theo dõi,
kiểm kê tình hình sử dụng nguyên vật liệu được tiến hành thường xuyên giữa nhân
viên theo dõi vật tư và thủ kho. Hàng năm định kỳ hết ngày 30/6 và 31/12 tổng kiểm
kê các kho, công việc này được thực hiện bằng các hình thức: cân, đong, đo, đếm khác
nhau tùy theo đặc điểm của loại nguyên vật liệu.

17
Hoa bia thường được nhập khẩu vào mùa xuân, Sabeco nhập lượng lớn hoa bia trên
thế giới về 26 nhà máy sản xuất và dự trữ đủ sản lượng dùng cuối năm, họ sẽ tích lũy
sản phẩm và phân phối tới 10 công ty thương mại thuộc sở hữu của họ và phân phối.
Tùy vào mức nhu cầu vùng mà phân phối nhiều hay ít.

Đối với tồn kho bia Saigon Lager thành phẩm, Sabeco tiến hành các cuộc họp hàng
tuần về bán hàng, về vận hành cũng như lên kế hoạch để đảm bảo sự cân đối giữa nhu
cầu sản xuất và vận chuyển cũng như quản lý được hàng tồn kho và còn chứng minh
được sự tươi mới của bia. Các công ty thương mại phân bổ số lượng tồn kho dựa vào
sự thay đổi nhu cầu không chắc chắn của khách hàng và số lượng đặt hàng theo quy
mô lớn, các nhà đại lý, bán lẻ khi thiếu hàng hoặc cần thêm hàng do nhu cầu tăng cao
thì bên kho sẽ bổ sung trực tiếp đến cho họ một cách nhanh chóng.

Đối với ngành ăn uống giải khát, thời gian quay vòng càng nhanh, sản phẩm đến với
khách hàng càng tươi, mới vì vậy Sabeco áp dụng chiến lược sản xuất ở đâu tiêu thụ
ngay ở đó để hạn chế việc tồn đọng hàng trong kho sẽ giảm đi được chi phí tồn kho.

Cuối năm 2019, Sabeco đã triển khai dự án hệ thống quản lý kho mới nhằm mục đích
nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng dịch vụ kho, kiểm soát hàng tồn kho và hạn
sử dụng của thành phẩm, giảm thiểu các sai sót trong quá trình vận hành, tiết kiệm chi
phí hoạt động cũng như phối hợp tốt hơn với các đối tác.

3.3 Vận tải

Đầu tư vào một hệ thống quản lý vận tải sẽ cung cấp cho các tuyến đường được tối ưu
hóa và do đó, thời gian vận chuyển sẽ xuống thấp hơn, tuyến đường ngắn hơn, giao
hàng rẻ hơn, hiệu quả hơn. Đầu tư vào hệ thống quản lý kho, để có thể xem sản phẩm
ở đâu, sản phẩm nào đến trước và sản phẩm đó ở đâu để tiết kiệm thời gian và đảm
bảo độ tươi ngon làm cho việc vận chuyển sẽ hiệu quả, minh bạch hơn và nhanh hơn.
Bên cạnh quy trình và hiệu quả, SABECO xem xét sự đổi mới sản phẩm, có thể là
công nghệ. Mục tiêu đối với hoạt động vận tải bao gồm (1) hợp lý hóa kho bãi và vận
chuyển, (2) tối ưu hóa kế hoạch điều vận, và (3) cải thiện dịch vụ vận chuyển.

Để đạt được những mục tiêu này, Sabeco đã thực hiện đấu thầu cạnh tranh cho các
công ty vận tải trong nước và ngoài nước nhằm giúp Tổng Công ty đạt được các dịch

18
vụ vận tải chuyên nghiệp với chi phí thấp hơn. Sử dụng tháp điều khiển với hệ thống
“Track & Trace” cũng được xây dựng nhằm kiểm soát lộ trình di chuyển của xe tải,
qua đó cải thiện quy trình vận tải. Ngoài ra, tập đoàn còn sử dụng tàu hỏa, tàu thủy và
máy bay để vận chuyển. Chủ yếu là đường biển vì vận chuyển khối lượng lớn và chi
phí bằng đường biển sẽ rẻ hơn.

Vd: Từ Đức về Việt Nam nhập khẩu malt, hoa bia (27 tới 50 ngày tùy tỉnh thành)

Từ Mỹ về Việt Nam nhập khẩu hoa bia (20 – 25 ngày tùy tỉnh thành)

Từ Úc về Việt Nam nhập khẩu hoa bia (17 tới 26 ngày tùy tỉnh thành)

3.4 Mua sắm

3.4.1. Nguyên liệu

Hoa bia: Được trồng tại các vùng khí hậu ôn đới và sinh trưởng chủ yếu là một số
quốc gia châu mỹ, châu âu, cụ thể châu âu được trồng nhiều nhất ở Đức, châu mỹ
được trồng nhiều nhất ở washington của mỹ, ngoài ra, Úc là nơi sản xuất hoa bia khá
lớn.

Malt (đại mạch hai hàng): Đại mạch là cây nông nghiệp thuộc nhóm ngũ cốc, được
trồng nhằm cung cấp tinh bột cho người, động vật và các hoạt động sản xuất khác. Đại
mạch được gieo trồng chủ yếu ở vùng ôn đới vào hai vụ mùa là vụ xuân và vụ đông.
Dựa vào sự phân bố hạt trên cuống khi nhìn từ trên xuống, đại mạch được phân loại
thành đại mạch hai hàng và loại sáu hàng. Đại mạch hai hàng thường được gieo vào
mùa xuân có hạt to tròn đồng đều, vỏ mỏng và sọc mãnh, có hàm lượng chất tan nhiều
hơn, nên thường được lựa chọn để sản xuất bia. Được trồng chủ yếu các nước châu âu
(Đức, Bỉ, Pháp) vì khí hậu ôn đới vào 2 mùa vụ xuân và vụ đông. Sabeco lấy vào vụ
xuân vì Đại mạch hai hàng thường được gieo vào mùa xuân có hạt to tròn đồng đều,
vỏ mỏng và sọc mãnh, có hàm lượng chất tan nhiều hơn, nên thường được lựa chọn để
sản xuất bia.

Sabeco thu mua Malt Houblon cao, Viên Acid Lactic, Bột trợ lọc, Caramel, các hóa
chất P3 thông qua việc nhập khẩu trung gian bởi Công ty TNHH TM-VT Thái Tân,
Công ty TM-SX Tân Úc Việt.

19
3.4.2. Nguyên vật liệu (thùng carton, chai thủy tinh, vỏ lon, nắp, nhãn
chai)

Tổng công ty Công nghiệp in bao bì Liksin, Công ty in Trần Phú, Công ty TNHH bao
bì Vina Úc, Công ty cổ phần SX&TM Minh Phúc là những đơn vị trực tiếp cung cấp
nhãn nắp chai và vỏ chai Saigon Lager 450. Bên cạnh đó, Sabeco liên doanh với Công
ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bao bì San Miguel Yamamura Phú Thọ (35%) là công ty
sản xuất nút kim loại, nút khoén. Công ty TNHH Hercules Việt Nam, Công ty TNHH
Hanaka còn là những đơn vị cung cấp nắp chai cho bia Saigon Lager 450. Ngoài ra,
Sabeco liên doanh với Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thủy tinh Malaya - Việt Nam
(30%) là công ty sản xuất chai thủy tinh. Đơn vị Công ty TNHH ITV TM Bia Sài Gòn
còn cung cấp vỏ chai Saigon Lager 450. Có thể thấy về phần bao bì Sabeco đều kiểm
soát, sở hữu, điều này làm cho chi phí chai, lon, bao bì đều được tối ưu và đặc biệt
không phụ thuộc vào các công ty bên ngoài.

3.4.3. Công nghệ sản xuất bia

Các nhà máy Bia sản xuất Saigon Lager đều được đầu tư công nghệ, máy móc hiện
đại, mang tính đồng bộ cao, và được nhập khẩu từ các thương hiệu sản xuất thiết bị
chuyên dùng cho ngành bia hàng đầu thế giới tại Châu Âu như Krones AG, KHS… và
được tích hợp hệ thống quản lý sản xuất tự động hóa cao nhằm giúp giảm tiêu hao
năng lượng.

Bảng 3.3 Danh sách các nhà cung cấp chủ yếu đối với sản phẩm bia Saigon Lager

STT Nhà cung cấp Tên nguyên liệu

1 Công ty TNHH TM-VT Thái Tân Malt Houblon cao, Viên Acid
Lactic, Bột trợ lọc, Caramel, các
2 Công ty TM-SX Tân Úc Việt hóa chất P3

3 Tổng công ty Công nghiệp in bao bì Nhãn SG 450 & 335 & Lager 355
Liksin

4 Công ty in Trần Phú

20
5 Công ty TNHH bao bì Vina Úc

6 Công ty cổ phần SX&TM Minh Phúc

7 Công ty TNHH Hercules Việt Nam Nắp SG 450 & 335 & Lager 355

8 Công ty TNHH BB Sanmiguel Phú


Thọ

9 Công ty TNHH Hanaka

10 Công ty TNHH MTV TM Bia Sài Gòn Vỏ chai SG 450, SG 355

11 Krones AG, KHS Máy móc, thiết bị

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.5 Định giá

Hiện nay, trên thị trường bia có rất nhiều thương hiệu cạnh tranh với SABECO như
Heineken, Habeco, Carlsberg… Chính vì vậy, để có thể cạnh tranh được với đối thủ,
cũng như giữ vững thị phần số một của mình, Sabeco đã áp dụng chiến lược định giá
sản phẩm thâm nhập thị trường (Penetration Pricing Strategy). Với mục tiêu là lôi kéo
khách hàng dùng thử sản phẩm mới và củng cố thêm thị phần với hy vọng giữ chân
khách hàng ở lại khi giá bán tăng trở lại mức bình thường, sản phẩm được đặt ở mức
tương đương đối thủ. Để quyết định giá, Sabeco đã sử dụng khung ước tính dựa trên
chi phí cho Saigon Lager. Ban đầu họ tạo ra sản phẩm, quyết định chi phí, sau đó định
giá dựa trên chi phí, cuối cùng là thuyết phục khách hàng về giá trị của Saigon Lager.
Đối tượng mục tiêu của Saigon Lager thuộc tầng lớp trung lưu và bình dân, vì vậy các
sản phẩm được ấn định mức giá trung bình và thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Hiện nay, các sản phẩm của SABECO có giá thành từ 11.000đ/chai 450ml đến
200.000đ/kết 20 chai 450ml. Đây là mức giá phù hợp với đa số thu nhập của người
dân Việt Nam.

21
Sabeco cũng sử dụng chiến lược Phân biệt giá, vì họ có các mức giá khác nhau khi
bán qua các kênh khác nhau. Do có nhiều cấp phân phối nên sản phẩm đến tay khách
hàng có giá cao hơn. Saigon Lager được bán thông qua hình thức bán gián tiếp. Họ có
các nhà bán buôn, bán lẻ và đại lý phủ khắp các khu vực để đảm bảo với khách hàng
về sự sẵn có của Saigon Lager.

3.6 Thông tin

Đối với doanh nghiệp lớn và chuyên về sản phẩm bia rượu – nước giải khát như
Sabeco thì trong hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiều bài toán đặt ra cho nhà quản
lý rất đặc thù của các doanh nghiệp cùng lĩnh vực, và nếu không có phương án quản lý
tối ưu, thì hoạt động của doanh nghiệp sẽ khó có thể đạt hiệu quả như mong muốn.

Để giải quyết những khó khăn và hỗ trợ cho công tác quản lý và tài chính kế toán,
quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh, từ năm 2013, Sabeco đã áp dụng BRAVO là
đối tác cung cấp giải pháp phần mềm. Tính đến nay, hệ thống phần mềm BRAVO 7
đã được triển khai tại Tổng công ty và các đơn vị thành viên của Sabeco trên toàn
quốc như: Nhà máy Bia Trung tâm, Nhà máy Bia Sài Gòn – Củ Chi, Công ty TNHH
MTV TMDV Bia rượu – NGK Sài Gòn, Công ty CP Rượu Bình Tây, Công ty CP Bia
Sài Gòn – Quảng Ngãi, Công ty CP Bia rượu Sài Gòn – Đồng Xuân… Việc áp dụng
phần mềm được sử dụng tại nhiều bộ phận phòng ban như: kế toán, bộ phận kho, vật
tư… tại các đơn vị trực thuộc Sabeco trải đều từ "Nam ra Bắc". Phần mềm BRAVO
đã giúp Sabeco giải quyết một số vấn đề liên quan đến xử lý vỏ chai, vỏ két, trao đổi
dữ liệu giữa các đơn vị thành viên, giữa nhà cung cấp và hệ thống phân phối, hỗ trợ
công tác theo dõi và lập báo cáo, tra cứu thông tin, giao dịch mua bán giao nhận…

Trong nỗ lực khôi phục chuỗi cung ứng sau đại dịch Covid-19, Sabeco đã tiến hành
ứng dụng công nghệ và chuyển đổi kỹ thuật số trong hệ thống vận hành của mình.
Chương trình số hóa Sabeco 4.0 được triển khai từ năm 2020, nhằm tiêu chuẩn hóa và
tập trung hóa quy trình bán hàng, bao gồm hệ thống hậu cần, theo dõi vận tải và quản
lý kho hàng. Cụ thể, Sabeco đã và đang thiết lập một hệ thống giải pháp hỗ trợ kinh
doanh toàn diện giúp đạt được các chỉ tiêu theo chiến lược phát triển kinh doanh;
chuẩn hóa các quy trình bán hàng theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế; áp dụng hệ
thống giải pháp bán hàng đồng bộ; tập trung và tăng cường khả năng giám sát và kiểm

22
soát các hoạt động dựa trên dữ liệu; đồng thời, đào tạo nguồn nhân lực có khả năng
vận hành các hệ thống mới (Sabeco, 2020).

CHƯƠNG 4 THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI PHÂN PHỐI

4.1 Vai trò của phân phối trong chuỗi cung ứng

Phân phối là các bước để dịch chuyển và lưu trữ sản phẩm từ giai đoạn nhà cung cấp
đến giai đoạn khách hàng trong chuỗi cung ứng. Phân phối trực tiếp tác động đến chi
phí và sự trải nghiệm khách hàng và vì thế ảnh hưởng đến lợi nhuận. Lựa chọn mạng
lưới phân phối có thể đạt được mục tiêu chuỗi cung ứng từ chi phí thấp đến đáp ứng
cao. Phân phối cũng là một trong các yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của một
doanh nghiệp so với đối thủ cùng ngành. Các tập đoàn lớn như Wal-Mart hay Dell đã
thu được rất nhiều lợi nhuận so với đối thủ khi quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả.
Ngoài ra, quản lý chuỗi phân phối hiệu quả còn mang lại những lợi ích như:

- Giảm chi phí cho chuỗi cung ứng từ 25-50%

- Giảm lượng hàng tồn kho từ 25-60%

- Tăng độ chính xác trong công tác dự báo sản xuất từ 25-80%

- Cải thiện vòng cung ứng đơn hàng 30-50%

- Tăng lợi nhuận sau thuế khoảng 20%

Các nhân tố dịch vụ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi cấu trúc mạng lưới:

- Thời gian đáp ứng

- Sự đa dạng của sản phẩm

- Tính sẵn sàng của sản phẩm

- Kinh nghiệm (sự trải nghiệm) của khách hàng

- Tính hiện hữu của đơn hàng

- Khả năng trả hàng

Chi phí chuỗi cung ứng chịu ảnh hưởng bởi cấu trúc mạng lưới:

- Tồn kho

23
- Vận tải

- Cơ sở vật chất và quản lý

- Thông tin

Có 6 phương án thiết kế mạng lưới phân phối

- Lưu trữ nhà sản xuất và vận chuyển trực tiếp

- Lưu trữ nhà sản xuất với vận chuyển trực tiếp và kết hợp vận chuyển

- Lưu trữ nhà phân phối và vận chuyển của công ty vận tải

- Lưu trữ nhà bán sỉ/ phân phối và giao hàng tận nơi cho khách

- Lưu trữ nhà sản xuất hoặc nhà bán sỉ và khách hàng nhận hàng

- Lưu trữ nhà bán lẻ và khách hàng nhận hàng

4.2 Hệ thống phân phối bia Saigon Lager

Sabeco có một hệ thống phân phối được phủ rộng trên 40 tỉnh thành, trong và cả nước,
hệ thống cung cấp sản phẩm đa dạng như siêu thị, đại lý, các kênh bán sỉ và lẻ, trong
đó bán lẻ là thích hợp và số lượng đông nhất.

Sau khi bia Saigon Lager được hoàn thiện tại nhà máy, các kết/thùng bia sẽ được dịch
chuyển đến kho bãi và vận chuyển trực tiếp đến các trung tâm phân phối bằng đơn vị
vận chuyển thuộc công ty vận tải, giao nhận bia SG- Sabetranjsc. Sau đó, bia sẽ được
vận chuyển đến các điểm bán sỉ, bán lẻ khác và phân phối đến tay người tiêu dùng
cuối cùng. Và với lượng sản xuất bia 2 tỷ lít hằng năm, Sabeco cần khoảng 40.000
chuyến xe để vận chuyển sản phẩm.

Hiện nay, Saigon Lager được phân phối bởi một công ty thương mại mẹ và 10 công ty
thương mại khu vực. Có tất cả 33 chi nhánh phân bổ tập trung gần khu vực của công
ty cùng với hơn 145.000 kênh tiêu thụ sản phẩm bia Sài Gòn, trong đó có Saigon
Lager (Báo cáo thường niên Sabeco, 2019). Các công ty thương mại sẽ vận chuyển
sản phẩm đến các chi nhánh của mình rồi sẽ phân bổ trực tiếp đến các đại lý, người
bán lẻ xung quanh khu vực đó để đến tay người tiêu dùng.

• 1 Công ty Thương mại mẹ

24
• 10 Công ty Thương mại khu vực

• Hơn 145.000 kênh tiêu thụ

• Phân phối 63 tỉnh thành Việt Nam

Bảng 4.4 Danh sách 10 công ty thương mại khu vực phân phối bia Saigon Lager

STT Tên công ty Địa điểm

1 Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Miền Bắc Hà Nội

2 Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Bắc Trung bộ Nghệ An

3 Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Trung Tâm TP. Hồ Chí Minh

4 Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Miền Trung Đà Nẵng

5 Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Tây Nguyên Đắk Lắk

6 Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Nam Trung bộ Khánh Hoà

7 Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Miền Đông Bình Dương

8 Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Sông Tiền Vĩnh Long

9 Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Sông Hậu Cần Thơ

10 Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Đông Bắc Quảng Ninh

Nguồn: Báo cáo thường niên Sabeco (2019)

Sabeco đã áp dụng lựa chọn phương án thiết kế mạng lưới phân phối cho Bia Saigon
Lager là bao gồm lưu trữ nhà bán sỉ/phân phối và giao hàng tận nơi cho khách và kết
hợp lưu trữ nhà bán lẻ và khách hàng nhận hàng.

25
Hình 4.4 Lưu trữ nhà phân phối và giao hàng tận nơi cho khách hàng

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Sản phẩm bia Lager sau khi được sản xuất sẽ được đóng gói theo thùng (24 lon) hoặc
kết (20 chai). Các thùng/két bia này sẽ được nhà sản xuất vận chuyển đến các nhà
phân phối (đại lý cấp 1) là 10 công ty thương mại trực thuộc bia Sài Gòn và lưu kho
tại đây. Các nhà phân phối cấp 1 sau đó sẽ vận chuyển đến đại lý cấp 2 rồi được vận
chuyển tiếp đến các kênh bán lẻ. Trong trường hợp khách hàng tiêu dùng mua với số
lượng lớn hoặc mua theo két/ thùng, các nhà bán lẻ sẽ vận chuyển trực tiếp đến cho
từng khách hàng. Mô hình này phù hợp với các sản phẩm cần giao hàng nhanh và
được đóng gói bởi các nhà phân phối/nhà bán lẻ, lưu trữ và giao hàng đến người dùng
cuối tại địa điểm được chỉ định. Thông thường, kho hàng của các đại lí, nhà bán lẻ
được đặt gần khách hàng và có thể tăng số lượng khi cần thiết. Mô hình này có thời
gian hoàn thiện đơn hàng nhanh hơn, nhưng độ đa dạng sản phẩm thường thấp hơn
khi so sánh với mô hình giao hàng trọn gói. Trải nghiệm của khách hàng thường rất
tốt, đặc biệt đối với các sản phẩm kích thước cồng kềnh. So với tất cả các mô hình nêu
trên, khả năng thu hồi sản phẩm của mô hình giao hàng tận nơi là tốt nhất vì các đơn
vị bán lẻ có thể thu hồi sản phẩm từ khách hàng ngay sau khi giao hàng.

26
Hình 4.5 Lưu trữ nhà bán lẻ và khách hàng nhận hàng

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Trong mô hình này, các nhà bán lẻ lưu trữ bia tại không gian riêng của mình; khách
đến thẳng nhà bán lẻ để mua hoặc lấy hàng đã đặt. Chi phí giao hàng thấp hơn nhiều
so với các mô hình khác vì chi phí vận chuyển thấp có thể được áp dụng cho các nhà
bán lẻ. Thông thường, sẽ có hai hình thức tiêu thụ sản phẩm là tiêu thụ ngay tại chỗ và
hình thức mua mang về. Đối với hình thức tiêu thụ tại chỗ, thông thường điểm bán lẻ
là những địa điểm ăn uống giải trí (quán bar, lounge, khách sạn, CLB thể thao…) và
địa điểm ăn uống dùng bữa (quán nhậu, nhà hàng, tiệc…). Ngoài ra, bia Saigon Lager
còn được phân phối trên các hệ thống bán lẻ như đại siêu thị, siêu thị mini, tiệm tạp
hóa. Người tiêu dùng sẽ đến tại các điểm bán lẻ này và trải nghiệm các dịch vụ bán lẻ
tại đây, đồng thời tiêu dùng sản phẩm hoặc mua mang về.

27
CHƯƠNG 5 THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI

Công ty có 26 nhà máy chuyên sản xuất bia là công ty con thuộc công ty Sabeco trải
dài khắp cả nước, được chia thành 4 khu vực chính: khu vực phía Nam, khu vực phía
Bắc, khu vực Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ. Trong đó, có 4 nhà máy chỉ sản xuất bia
chai (Công ty Cổ phần bia Sài gòn - miền Tây, Công ty Cổ phần bia Sài gòn - Bạc
Liêu, Chi nhánh Công ty Cổ phần bia Sài gòn – Miền Trung tại Phú Yên, Chi nhánh
Công ty Cổ phần bia Sài gòn – Miền Trung tại Quy Nhơn) và 4 nhà máy chỉ sản xuất
bia lon (Công ty Cổ phần bia Sài gòn – Ninh Thuận, Công ty TNHH MTV Bia Sài
Gòn – Hà Tĩnh, Công ty Cổ phần bia Sài gòn – Phú Thọ) số còn lại sản xuất cả hai
loại bia chai và bia lon. Tổng công suất của 26 nhà máy tính đến 2019 đạt 2 tỷ lít/năm

(1) Khu vực nhà máy phía Bắc

● Công ty Cổ phần Bia, Rượu Sài Gòn - Đồng Xuân (Nhà máy bia Sài Gòn - Mê
Linh - Chi nhánh Công ty Cổ phần Bia, Rượu Sài Gòn - Đồng Xuân) 40 triệu
lít bia/năm

● Công ty Cổ phần Bia, Rượu Sài Gòn- Hà Nội 90 triệu lít bia/năm

● Công ty Cổ phần Bia, Rượu Sài Gòn - Phú Thọ 50 triệu lít bia/năm

● Công ty TNHH MTV Bia, Rượu Sài Gòn - Phủ Lý 50 triệu lít/năm (2010)

● Công ty Cổ phần Tập đoàn Hương Sen

Khu vực đồng bằng sông Hồng là khu vực có tỷ lệ tiêu thụ bia đứng thứ hai cả nước,
chủ yếu tập trung ở Thủ Đô Hà Nội. Các nhà máy được đặt tại Hà Nội, Phú Thọ, Hà
Nam, Hà Tĩnh là những khu vực gần vị trí trung tâm tiêu thụ, được kết nối bằng hệ
thống giao thông thuận lợi, sản xuất bia để cung cấp cho thị trường tiêu thụ tại các
tỉnh phía Bắc, Tây Bắc.

(2) Khu vực nhà máy vùng Bắc Trung Bộ đặt tại khu vực này chủ yếu phục vụ
cho thị trường các tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị…

- Công ty Cổ phần Bia, Rượu Sài Gòn - Nghệ Tĩnh 50 triệu lít bia/năm (2009)

- Công ty Cổ phần Bia, Rượu Sài Gòn - Sông Lam

- Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh 15 triệu lít/năm (2009)

28
(3) Nhà máy khu vực Tây nguyên – Duyên hải Nam Trung bộ

- Công ty Cổ phần Bia, Rượu Sài Gòn - Miền Trung tại Phú Yên 28 triệu lít/năm
(2019)

- Công ty Cổ phần Bia, Rượu Sài Gòn - Miền Trung tại Quy Nhơn 50 triệu lít
bia/năm (2019)

- Công ty Cổ phần Bia, Rượu Sài Gòn - Quảng Ngãi 100 triệu lít/năm (2020)

- Công ty Cổ phần Bia, Rượu Sài Gòn - Miền Trung tại Đắc Lắc 100 triệu
lít/năm

- Công ty Cổ phần Bia, Rượu Sài Gòn - Lâm Đồng 100 triệu lít bia/năm (kỳ
vọng)

Khu vực Tây nguyên – Duyên hải Nam Trung bộ là khu vực có mức độ tiêu thụ bia
nhiều nhất trên cả nước. Chính vì vậy, các nhà máy đặt tại khu vực này phải có công
suất lớn để đáp ứng nhu cầu cho thị trường này. Các nhà máy bia được đặt chủ yếu tại
các tỉnh ven biển, có hệ thống giao thông thuận lợi.

(4) Khu vực nhà máy phía Nam

- Chi nhánh Tổng Công ty cổ phần Bia -Rượu - Nước giải khát Sài Gòn - Nhà
máy bia Sài Gòn - Nguyễn Chí Thanh

- Chi nhánh Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn - Nhà
máy bia Sài Gòn - Củ Chi

- Chi nhánh Công ty Cổ phần Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tây - Nhà máy bia Sài
Gòn - Hoàng Quỳnh

- Chi nhánh Công ty Cổ phần Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tây - Nhà máy bia Sài
Gòn - Bình Dương

- Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Vĩnh Long

- Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Miền Tây

- Công ty cổ phần Bia - Nước giải khát Sài Gòn - Tây Đô

- Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn - Sóc Trăng

29
- Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Bạc Liêu

- Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Kiên Giang

- Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Ninh Thuận

Năm 2019, công suất tối đa nhà máy bia Sài Gòn - Củ Chi là 269 triệu lít, nhà máy Sài
Gòn - Sóc Trăng là 100 triệu lít/năm trên mỗi nhà máy. Ba nhà máy đóng góp gần
30% sản lượng bia sản xuất của Sabeco. Các nhà máy sản xuất bia Saigon Lager được
đặt tại các khu vực có mật độ dân cư cao, không chỉ khu vực thành thị mà còn khu vực
nông thôn, các vùng có mức sống thấp hơn ở Phía Nam. Vì Saigon Lager là mặt hàng
bia nằm ở phân khúc bình dân, là mặt hàng cồng kềnh có giá trị thấp nên nó phải được
phân phối càng gần với khách hàng để hàng luôn có sẵn khi khách hàng có nhu cầu
đồng thời giảm được chi phí vận tải giữa các khu vực. Số lượng nhà máy ở khu vực
HCM nhiều hơn so với các tỉnh khác nhằm để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ bia tại khu
vực này. Bên cạnh đó, đây là khu vực có cơ sở hạ tầng giao thông, cảng biển và dịch
vụ logistic phát triển, vô cùng thuận tiện cho việc sản xuất bia với công suất lớn một
cách hiệu quả và tối ưu nhất.

30
TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Báo cáo thường niên Sabeco (2018, 2019)


(2) Đinh Thủy (2020), SABECO triển khai Dự án chuyển đổi số “SABECO 4.0”
(3) SABECO chấp nhận thử thách và thay đổi để phát triển (2019)
(4) Lưu B.N &. Nguyễn T.T (2018) TIÊU DÙNG RƯỢU BIA Ở VIỆT NAM, Trường
đại học kinh tế quốc dân, Viện dân số và các vấn đề xã hội
(5) Website Tổng công ty Cổ phần Bia Rượu Nước Giải khát Sài Gòn (SABECO)

31

You might also like