You are on page 1of 28

THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ

PHẦN: HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

DỰ ÁN:

XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VÀ CÔNG


NGHỆ HÀ NỘI

ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG:

KHU GD ĐT KHU CÔNG NGHỆ CAO HÒA LẠC, HUYỆN THẠCH THẤT, HÀ NỘI

Năm 2019
CƠ QUAN PHÊ DUYỆT:

CHỦ ĐẦU TƯ: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

Ngày…….tháng…….năm 2019

ĐƠN VỊ THIẾT KẾ PCCC CÔNG TY TNHH ARTELIA VIỆT NAM
(PHẦN CƠ ĐIỆN)
Ngày…….tháng…….năm 2019

1
MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................................................2
PHẦN I: TỔNG QUAN DỰ ÁN......................................................................................................4
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN............................................................................................4
II. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ CHUNG..........................................................................................7
III. CÁC TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN ÁP DỤNG....................................................................7
IV. YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI HỆ THỐNG PCCC CHO CÔNG TRÌNH.............................8
1. Yêu cầu về phòng cháy.........................................................................................................8
2. Yêu cầu về chữa cháy............................................................................................................8
PHẦN II. HỆ THỐNG BÁO CHÁY.............................................................................................10
I. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÁO CHÁY.................................................................10
1. Trung tâm báo cháy:............................................................................................................10
2. Các đầu báo cháy tự động:..................................................................................................11
2.1. Đầu báo cháy khói địa chỉ:..........................................................................................11
- Diện tích bảo vệ lớn hơn 50m2 đến 100m2;......................................................................11
2.2. Đầu báo cháy nhiệt cố định kết hợp gia tăng địa chỉ, cố định địa chỉ.........................11
3. Nút ấn khẩn cấp:..................................................................................................................11
4. Còi đèn báo cháy kết hợp:...................................................................................................12
5. Các loại module :.................................................................................................................12
5.1. Các module giám sát địa chỉ........................................................................................12
5.2. Module điều khiển đầu vào/đầu ra địa chỉ...................................................................12
5.3. Module điều khiển chuông đèn....................................................................................12
6. Hệ thống liên kết:................................................................................................................13
7. Nguồn điện dự phòng..........................................................................................................13
8. Điều khiển liên động và pham vi công việc........................................................................13
a. Điều khiển thang máy:....................................................................................................13
b. Quạt điều áp buồng thang bộ, quạt hút khói...................................................................14
PHẦN III. HỆ THỐNG CHỮA CHÁY BẰNG NƯỚC VÀ PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY
BAN ĐẦU........................................................................................................................................15
I. HỆ THỐNG CHỮA CHÁY BẰNG NƯỚC............................................................................15
1. Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler:...............................................................................15
2. Phương pháp bố trí và thiết kế hệ thống chữa cháy họng nước vách tường.......................16
3. Tính toán lượng nước dự trữ:..............................................................................................16
4. Cấu trúc hệ thống và nguyên lý hoạt động của hệ thống chữa cháy bằng nước:................17
b. Mạng lưới đường ống chữa cháy:..................................................................................18
5. Tính toán thuỷ lực hệ thống chữa cháy Sprinkler kết hợp họng nước vách tường và chữa
cháy ngoài nhà.........................................................................................................................18
a. Lựa chọn điểm tính toán.................................................................................................18
b. Tính toán thủy lực tại tầng 25.........................................................................................19
c. Tính toán thủy lực tại tầng hầm 3...................................................................................21
d. Tính toán hệ thống chữa cháy màng ngăn :....................................................................24
e, Lựa chọn máy bơm chữa cháy:.......................................................................................24
II. HỆ THỐNG BÌNH CHỮA CHÁY.........................................................................................25
1. Căn cứ thiết kế:....................................................................................................................26

2
2. Những yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống chữa cháy khí FM200.......................................26
3. Nguyên lý làm việc:............................................................................................................26
4. Bộ phận điều khiển- Tủ điều khiển xả khí:.........................................................................27
5. Còi Đèn báo xả khí, còi đèn báo cháy kết hợp....................................................................27
6. Nút ấn xả khí bằng tay:........................................................................................................28
7. Nút ấn tạm dừng xả khí:......................................................................................................28
8. Nguồn điện dự phòng:.........................................................................................................28
9. Hệ thống liên kết:................................................................................................................28
10. Hệ thống các bình chứa khí và mạng đường ống cung cấp FM-200:...............................28
11. Tính toán chi tiết và lựa chọn:...........................................................................................29
PHẦN IV. HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG SỰ CỐ VÀ THOÁT HIỂM........................................32
PHẦN V. KẾT LUẬN....................................................................................................................32

3
PHẦN I: TỔNG QUAN DỰ ÁN
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN
- Tên Dự án: XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HÀ
NỘI
- Địa điểm: Lô đất DH1 Khu Gi áo dục và Đào tạo – Khu CNC Hòa Lạc , Huyện Thạch
Thất, TP. Hà Nội
- Chủ đầu tư: Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Ban quản lý Dự án
Xây dựng Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
- Quy mô dự án: Dự án bao gồm các công trình với chiều cao và bậc chịu lửa của công
trình như sau:’

Mã Công Chiều cao công Bậc chịu


STT Tên Công trình
trình trình lửa
1 A00 Hành chính và Câu lạc bộ Đại học 62.66 I

2 A04 Trung tâm Học liệu 24.99 II

3 B00 Hạ tầng chung Phòng thí nghiệm 9.16 II


Khoa Công nghệ sinh học Nông
4 B03 26.16 II
nghiệp, Dược học và Y học
Khoa Khoa học Vật liệu Tiên tiến
5 B04 và Công nghệ Nano và Khoa Khoa 21.66 II
học Nền tảng và Ứng dụng
Khoa Nước, Môi trường và Hải
6 B05 26.16 II
dương học
Khoa Năng lượng và Trung tâm
7 B06 26.16 II
Tái tạo Sản phẩm
Khoa Hàng không Vũ trụ và Khoa
8 B07 21.66 II
Hàng không
Khoa Công nghệ Thông tin và
9 B08 26.16 II
Truyền thông
10 B09 Trung tâm Hỗ trợ Nghiên cứu 21.66 II
Hạng mục sử dụng chung dành cho
11 B10 22.66 I
Sinh Viên Đại học
12 C01 Khu rèn luyện thể chất có mái che 9.16 II
Khu Ký túc xá (Bao gồm các tòa
13 C20   III
nhà từ C21 đến C28)
4
Mã Công Chiều cao công Bậc chịu
STT Tên Công trình
trình trình lửa
13.1 C21  Ký túc xá 20.16 III

13.2 C22  Ký túc xá 20.16 III

13.3 C23  Ký túc xá 20.16 III

13.4 C24  Ký túc xá 20.16 III

13.5 C25  Ký túc xá 20.16 III

13.6 C26  Ký túc xá 23.16 III

13.7 C27  Ký túc xá 23.16 III

13.8 C28  Ký túc xá 23.16 III


Khu Ký túc xá (Bao gồm các tòa
14 C30   II- III
nhà từ C31 đến C35)
14.1 C31  Ký túc xá 18.00 III

14.2 C32  Ký túc xá 21.00 III

14.3 C33  Ký túc xá 24.00 II

14.4 C34  Ký túc xá 24.00 III

14.5 C35  Ký túc xá 18.00 III

15 D00 Công trình Hạ tầng kỹ thuật 9.16 III

16 D03 An ninh và An toàn 9.16 III

17 B12 Dịch vụ sử dụng chung 4.16 III

18 X03 Phòng Kiểm soát lối vào 4.66 III

20 X04 Hành lang và Cầu 9.16 III

Đây là Dự án với nhiều công trình với diện tích rộng, tập trung đông người. Vì vậy trong
trường hợp có cháy xảy ra việc sơ tán người và tác chiến chữa cháy của lực lượng chữa
cháy chuyên nghiệp có những khó khăn nhất định trong tình kinh tế nước ta hiện nay.
Do mức độ quan trọng trên nên việc đầu tư trang thiết bị PCCC tại chỗ cho công trình
là một mục tiêu rất quan trọng và thiết thực.
5
Căn cứ các tiêu chuẩn, Quy chuẩn PCCC hiện hành (QCVN06:2010/BXD, TCVN
3890: 2009…). Căn cứ vào tính chất và mục đích công năng sử dụng công trình, hệ
thống PCCC được thiết kế cho công trình bao gồm các hạng mục sau:
- Hệ thống báo cháy tự động .
- Hệ thống chữa cháy Sprinkler.
- Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường.
- Hệ thống chữa cháy ngoài nhà.
- Hệ thống chữa cháy bằng khí
- Phương tiện chữa cháy ban đầu.
- Hệ thống đèn chỉ dẫn thoát nạn và đèn chiếu sáng sự cố.

6
II. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ CHUNG
- Luật phòng cháy và chữa cháy được Quốc hội thông qua ngày 29/06/2001, có hiệu lực
từ ngày 04/10/2001
- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, ngày 31/07/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật PCCC
- Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định
chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP

III. CÁC TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN ÁP DỤNG


- TCVN 2622:1995: Phòng chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế
- TCVN 3254:1989: An toàn cháy - Yêu cầu chung.
- TCVN 3890:2009 : Phương tiện phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình – Trang
bị, bố trí, bảo dưỡng, kiểm tra.
- TCVN 3991:1985: Tiêu chuẩn phòng cháy trong thiết kế xây dựng - thuật ngữ và định
nghĩa.
- TCVN 4513 - 88: Cấp nước bên trong - tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 4778:1989: Phân loại cháy.
- TCVN 4879:1989: Phòng cháy - dấu hiệu an toàn.
- TCVN 5040:1990: Thiết bị phòng cháy và chữa cháy - Ký hiệu hình vẽ trên sơ đồ
phòng cháy - yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN 5303:1990: An toàn cháy - thuật ngữ và định nghĩa
- TCVN 5738: 2001: Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN 7568-14:2015 Hệ thống báo cháy – Phần 14: Thiết kế, lắp đặt, vận hành và bảo
dưỡng các hệ thống báo cháy trong nhà và xung quanh tòa nhà
- TCVN 5760:1993: Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng.
- TCVN 6102 - 1996 ISO 7202:1987 Phòng cháy, chữa cháy-chất chữa cháy- bột.
- TCVN 6160:1996: Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng - Yêu cầu thiết kế.
- TCVN 6379 - 1998: Thiết bị chữa cháy- Trụ nước chữa cháy- yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN 7336 - 2003: Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống Sprinkler tự động – Yêu cầu
thiết kế và lắp đặt.

7
- QCVN 06:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công
trình.
- Ngoài ra các thiết bị hệ thống phòng cháy chữa cháy và công tác lắp đặt chúng vào
công trình còn phải tuân thủ các yêu cầu trong những tiêu chuẩn trích dẫn dưới đây:
- TCVN 4086 : 1985 An toàn điện trong xây dựng - Yêu cầu chung.
- TCVN 4756 : 1989 Qui phạm nối đất và nối không các thiết bị điện.
- TCVN 5308: 1991 Qui phạm an toàn kỹ thuật trong xây dựng.

IV. YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI HỆ THỐNG PCCC CHO CÔNG TRÌNH
Căn cứ vào tính chất sử dụng, nguy hiểm cháy nổ của công trình hệ thống PCCC
cho Công trình phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Yêu cầu về phòng cháy
- Phải áp dụng các giải pháp phòng cháy đảm bảo hạn chế tối đa khả năng xảy ra hoả
hoạn. Trong trường hợp xảy ra hoả hoạn thì phải phát hiện đám cháy nhanh để cứu
chữa kịp thời không để đám cháy lan ra các khu vực khác sinh ra cháy lớn khó cứu
chữa gây ra hậu quả nghiêm trọng.
- Biện pháp phòng cháy phải đảm bảo sao cho khi có cháy thì người và tài sản trong toà
nhà dễ dàng sơ tán sang các khu vực an toàn một cách nhanh chóng nhất.
- Trong bất cứ điều kiện nào khi xảy ra cháy ở những vị trí dễ xảy ra cháy như các khu
vực kỹ thuật, khu dịch vụ, phòng làm việc, sảnh giao dịch... trong công trình phải phát
hiện được ngay ở nơi phát sinh cháy để tổ chức cứu chữa kịp thời.
2. Yêu cầu về chữa cháy
Trang thiết bị chữa cháy của công trình phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Trang thiết bị chữa cháy phải sẵn sàng ở chế độ thường trực, khi xảy ra cháy phải được
dập tắt ngay.
- Thiết bị chữa cháy phải là loại phù hợp và chữa cháy có hiệu quả đối với các đám cháy
có thể xảy ra trong công trình.
- Thiết bị chữa cháy trang bị cho công trình phải là loại dễ sử dụng, phù hợp với công
trình và điều kiện nước ta.
- Thiết bị chữa cháy phải là loại chữa cháy không làm hư hỏng các dụng cụ, thiết bị khác
tại các khu vực chữa cháy thiệt hại thứ cấp.
- Trang thiết bị hệ thống PCCC được trang bị phải đảm bảo hoạt động lâu dài, hiện đại.

8
- Trang thiết bị phải đạt được các tiêu chuẩn của Mỹ, Châu Âu cũng như các tiêu chuẩn
của Việt nam.

9
PHẦN II. HỆ THỐNG BÁO CHÁY
I. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÁO CHÁY
Hệ thống báo cháy tự động được lắp đặt tại tất cả các khu vực có nguy cơ cháy của
công trình bằng hệ thống báo cháy địa chỉ. Với hệ thống báo cháy địa chỉ ngoài chức năng
báo cháy thông thường hệ thống còn có khả năng kết nối, tích hợp và điều khiển các hệ
thống kỹ thuật bằng các giao thức chuyên dụng và phần mềm điều khiển. Các thiết bị ngoại
vi phải được lựa chọn hợp lý sao cho phù hợp với thiết kế từng toà nhà.

Căn cứ đặc điểm của mục tiêu bảo vệ, tính chất quan trọng của công trình và tiêu
chuẩn TCVN 5738-2001 "Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu thiết kế", chúng tôi thiết kế
hệ thống báo cháy : 02 tủ trung tâm báo cháy 08 Loop và 01 tủ trung tâm báo cháy 06
Loop cho công trình, tủ trung tâm báo cháy được đặt tại phòng thường trực tầng 1. Hệ
thống báo cháy tự động nhằm phát hiện sự cháy nhanh chóng, chính xác, để thông báo kịp
thời khi đám cháy mới phát sinh.
Trung tâm báo cháy đảm bảo quản lý tất cả các đầu báo cháy tại vị trí có nguy hiểm
cháy, tùy vào tính chất từng phòng, khu vực mà lắp đặt đầu báo cháy khói hay nhiệt.
Hệ thống báo cháy bao gồm:
1. Trung tâm báo cháy.

2. Các loại đầu báo cháy tự động.

3. Nút ấn khẩn cấp.


4. Còi, đèn báo cháy.

5. Các loại module.

6. Hệ thống liên kết.


1. Trung tâm báo cháy:
Tủ trung tâm báo cháy 250 địa chỉ/loop cho phép mở rộng lên đến 10 loop đặt tại
phòng thường trực 24/24h tại tầng 1, lắp đặt trên tường ở độ cao phù hợp để điều khiển sử
dụng. Trung tâm báo cháy là nơi nhận và xử lý tín hiệu, điều khiển hệ thống báo cháy và
điều khiển liên động với các hệ thống chữa cháy, hệ thống kỹ thuật khác của công trình.
Khoảng cách lắp đặt bố trí giữa các tủ trung tâm báo cháy không nhỏ hơn 100mm.

10
2. Các đầu báo cháy tự động:
2.1. Đầu báo cháy khói địa chỉ:
Các đầu báo cháy khói được trang bị cho các khu vực công cộng, sảnh, hành lang,
các phòng kỹ thuật. Các đầu báo được bố trí lắp đặt trên trần bê tông hoặc trần giả với
khoảng cách theo tiêu chuẩn nhằm phát hiện sớm khi có khói trong không gian tác động
đến đầu báo và xử lý báo về trung tâm về vị trí xảy ra sự cố.
Các đầu báo cháy đều có đèn chỉ thị khi tác động và tín hiệu báo về tình trạng nguồn
cấp. Trường hợp đầu báo cháy tự động không có đèn chỉ thị khi tác động thì đế đầu báo
cháy tự động phải có đèn báo thay thế.
*Đặc tính kỹ thuật:
- Thời gian tác động không lớn hơn 30 giây;
- Ngưỡng tác động:
+ Độ che mờ do khói (ngưỡng tác động của đầu báo cháy khói được tính bằng độ che
mờ khói trên một khoảng cách cho trước);
+ Từ 5%/m đến 20%/m đối với đầu báo cháy khói thông thường;
- Độ ẩm không khí tại nơi đặt đầu báo cháy không lớn hơn 98%;
- Nhiệt độ làm việc từ -10oC đến 50oC;
- Diện tích bảo vệ lớn hơn 50m2 đến 100m2;
2.2. Đầu báo cháy nhiệt cố định kết hợp gia tăng địa chỉ, cố định địa chỉ
Đầu báo cháy nhiệt gia tăng được trang bị cho khu vực tầng hầm, các phòng ở. Quy
cách lắp đặt giống đầu báo khói nhằm phát hiện chính xác vị trí, không gian phòng có nhiệt
độ gia tăng đến ngưỡng tác động của đầu báo và đầu bào xử lý tín hiệu báo về trung tâm
báo cháy. Các đầu báo cháy có đèn chỉ thị khi tác động hoặc đế đầu báo có đèn báo thay
thế.
* Đặc tính kỹ thuật:
+ Thời gian tác động không lớn hơn 120 giây;
+ Ngưỡng tác động từ 40oC đến 170oC, Sự gia tăng nhiệt độ trên 5oC/phút.
+ Độ ẩm không khí tại nơi đặt đầu báo cháy không lớn hơn 98%;
+ Nhiệt độ làm việc từ -10oC đến 170oC;
+ Diện tích bảo vệ từ 15m2 đến 50m2;
+ Ngưỡng tác động của đầu báo cháy nhiệt cố định phải lớn hơn nhiệt độ tối đa cho
phép trong phòng là 200C.
3. Nút ấn khẩn cấp:
Nút ấn báo cháy địa chỉ được trang bị tại các vị trí không gian chung, hành lang, cầu
thang, vị trí dễ quan sát. Khi con người phát hiện có sự cố mà chưa đủ thông số để hệ thống
đầu báo hoạt động thì có thể ấn cưỡng bức gửi tín hiệu để trung tâm báo cháy ra tín hiệu
báo động và điều khiển các thiết bị ngoại vi.

11
4. Còi đèn báo cháy kết hợp:
Chuông báo động và đèn báo là loại không địa chỉ có thể nối trực tiếp vào mạch báo
động NAC của tủ điều khiển hoặc kết nối thông qua các module điều khiển. Mạch chuông
và đèn có thể chọn hiển thị hoặc không hiển thị dùng các công tắc chọn trên module.
Điện áp 24VDC
Mức âm thanh tối thiểu 85DB
nhiều loại âm thanh, chọn lựa được.
5. Các loại module :
5.1. Các module giám sát địa chỉ
Các module giám sát có chức năng chuyển đổi địa chỉ sang hoạt động điện và ngược
lại để giám sát hệ thống chữa cháy, các van kèm công tắc giám sát.....
Hiển thị được trang thái đầu vào bằng LED.
Có thể hiển thị được trạng thái hở mạch, ngắn mạch cho ngõ vào(bắt buộc phải có
trở đầu cuối để đánh giá tín hiệu)
Lọc được tín hiệu nhiễu bằng cách xử lý thông minh tín hiệu ngõ vào.
Khả năng tự nhận địa chỉ mềm mà không cần các công tắc cài đặt.
Cho phép dùng ở khu vực bẩn và ẩm ướt khi lắp kèm vỏ bên ngoài cho module.

5.2. Module điều khiển đầu vào/đầu ra địa chỉ


Module điều khiển đầu ra/đầu vào địa chỉ có chức năng điều khiển các thiết bị ngoại
vi trong công trình như hệ thống hút khói, tăng áp, thang máy.... qua các tiếp điểm khô.
Hiển thị được trang thái đầu vào bằng LED.
Có thể hiển thị được trạng thái hở mạch, ngắn mạch cho ngõ vào(bắt buộc phải có
trở đầu cuối để đánh giá tín hiệu)
Lọc được tín hiệu nhiễu bằng cách xử lý thông minh tín hiệu ngõ vào.
Ngõ ra có thể thiết lập hiển thị trạng thái on/off.
Ngõ ra có thể thiết lập tín hiệu điều khiển 24VDC, tối đa 2A
Khả năng tự nhận địa chỉ mềm mà không cần các công tắc cài đặt.
Cấp nguồn bên ngoài: 24VDC.
Cho phép dùng ở khu vực bẩn và ẩm ướt khi lắp kèm vỏ bên ngoài cho module.
5.3. Module điều khiển chuông đèn
Module điều khiển chuông đèn có chức năng chuyên dụng điều khiển chuông đèn
khi nhận được lệnh điều khiển từ trung tâm báo cháy.
Hiển thị được trang thái đầu vào bằng LED.

12
Có thể hiển thị được trạng thái hở mạch, ngắn mạch cho ngõ vào(bắt buộc phải có
trở đầu cuối để đánh giá tín hiệu)
Lọc được tín hiệu nhiễu bằng cách xử lý thông minh tín hiệu ngõ vào.
Ngõ ra có thể thiết lập hiển thị trạng thái on/off.
Ngõ ra có thể thiết lập tín hiệu điều khiển 24VDC, tối đa 2A
Khả năng tự nhận địa chỉ mềm mà không cần các công tắc cài đặt.
Cấp nguồn bên ngoài: 24VDC.
Cho phép dùng ở khu vực bẩn và ẩm ướt khi lắp kèm vỏ bên ngoài cho module.
6. Hệ thống liên kết:

Hệ thống bao gồm: Các linh kiện, dây tín hiệu, cáp tín hiệu, hộp nối dây cùng các
bộ phận khác tạo thành tuyến liên kết thống nhất các thiết bị của hệ thống báo cháy.

- Dây tín hiệu 2 x 1,5 mm2 là loại chống cháy, chống nhiễu và được luồn trong ống
ghen PVC – D20 chôn chìm trong tường hoặc đi trên trần nhà.

- Dây cấp nguồn 2 x 1,5 mm2 chống cháy luồn trong ống ghen PVC – D20 chôn
chìm trong tường hoặc đi trên trần nhà.

- Cáp tín hiệu kết nối giữa các tủ trung tâm báo cháy 2 x 2,5mm2 chống cháy, chống
nhiễu và được luông trong ống ghen PVC – D25 chôn chìm trong tường hoặc đi trên trần
nhà.

- Dây tín hiệu và dây cấp nguồn trục đứng được đi theo máng cáp.
7. Nguồn điện dự phòng
Nguồn cấp chính cho hệ thống được lấy từ lưới điện 220V-AC của Công trình và
cấp cho tủ trung tâm qua bộ ổn áp, các thiết bị khác của hệ thống làm việc với điện áp 24V-
DC được cấp bởi tủ trung tâm. Để đảm bảo hệ thống báo cháy làm việc liên tục khi mất
điện hoặc có cháy, chúng tôi dùng nguồn ắc quy dự phòng có dung lượng đảm bảo cho hệ
thống làm việc thường trực 24/24h ngay cả khi bị mất điện lưới.

8. Điều khiển liên động và pham vi công việc.

a. Điều khiển thang máy:


Khi có cháy xảy ra Module điều khiển thiết bị ngoại vi xuất tín hiệu điều khiển
khẩn cấp chuyển thang máy xuống tầng 1. Tín hiệu điều khiển thang máy từ hệ thống báo
cháy phải được xem là tín hiệu ưu tiên, chiếm quyền điều khiển của hệ thống điều khiển
thang máy. Module điều khiển phải được lắp cho mỗi tủ điều khiển động cơ thang máy.
13
Tín hiệu được cung cấp, tổng quát phải là loại tiếp điểm thường đóng, không có điện
thế, nó sẽ phải mở trong trường hợp báo cháy. Nhà thầu phải liên hệ với những tổ chức khác
có liên quan để biết chính xác những yêu cầu để hoàn thành đầy đủ chức năng này.
Mỗi một module điều khiển cách ly khỏi tủ điều khiển trong khoảng thời gian hệ
thống được bảo trì hoặc thử nghiệm.
Chức năng”dừng”thiết bị điều hòa không khí phải là độc lập trừ khi có trình bày
khác của đơn vị thiết kế thang máy và phải chỉ ra được việc kết nối trên là không cần thiết.
Khi lắp đặt phải nhà thầu PCCC cung cấp tất cả Module điều khiển ống luồn dây,
máng cáp và đi dây điện cần thiết đến phòng kỹ thuật thang máy tương ứng và nối dây tín
hiệu vào một hộp đấu dây gân bên bo mạch điều khiển thang máy. Việc kết nối với tủ điều
khiển thang máy sẽ đo nhà thầu thang máy thực hiện với sự hỗ trợ của đơn vị cung cấp và
lắp đặt thiết bị báo cháy.
b. Quạt điều áp buồng thang bộ, quạt hút khói
Trong trường hợp báo cháy quạt tăng áp buồng thang và quạt hút khói phải được
khởi động tự động.
Chức năng điều khiển phải được thực hiện qua những Module điều khiển từ hệ
thống báo cháy.
Mỗi một module điều khiển có thể cách ly khỏi tủ điều khiển trong khoảng thời gian
hệ thống được bảo trì hoặc thử nghiệm.
Khi lắp đặt phải nhà thầu PCCC cung cấp tất cả Module điều khiển ống luồn dây,
máng cáp và đi dây điện cần thiết đến vị trí của quạt tăng áp và quạt hút khói tương ứng và
nối dây tín hiệu vào một hộp đấu dây gần bên bo mạch điều khiển hệ thống điều hòa, van
chặn lửa. Việc kết nối với tủ điều khiển quạt tăng áp và sẽ đo sẽ đo nhà thầu cung cấp lắp
đặt hệ thống trên thực hiện với sự hỗ trợ của nhà thầu PCCC.

14
PHẦN III. HỆ THỐNG CHỮA CHÁY
Sau khi nghiên cứu đặc điểm kiến trúc, qui mô, tính chất sử dụng và mức độ nguy
hiểm của công trình, giải pháp thiết kế hệ thống chữa cháy thiết kế bao gồm:
Hệ thống chữa cháy gồm:
+ Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler
+ Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường.
+ Hệ thống chữa cháy bằng bọt.
+ Hệ thống chữa cháy bằng khí CO2.
Các phương tiện chữa cháy ban đầu:
Phương tiện chữa cháy ban đầu sử dụng các bình chữa cháy xách tay ABC loại 6kg
bột, bình khí CO2 loại 5kg cho các khu vực dịch vụ, phòng ở và bình ABC – 35kg xe đẩy
cho khu vực để xe.
I. Mô tả Hệ thống chữa cháy
1. Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler

Khả năng chữa cháy tự động bằng các đầu phun tự động Sprinkler. Chức năng tự
động chữa cháy khi nhiệt độ tại khu vực bảo vệ đặt đến ngưỡng làm việc của đầu phun.
Hệ thống chữa cháy sử dụng các đầu Sprinkler hướng lên hoặc hướng xuống tùy
thuộc vào từng tòa nhà và từng khu vực. Khoảng cách giữa các đầu phun là 2,8- 4 m,
khoảng cách đến tường 1 – 2 m (Bản vẽ thiết kế)
Các khu vực có nhiệt độ môi trường t < 40 0C bố trí đầu phun có nhiệt độ làm việc
680C.
Các khu vực có nhiệt độ môi trường t < 61 0C bố trí đầu phun có nhiệt độ làm việc
930C. (khu vực bếp nấu).
Hệ thống chữa cháy tự động sprinkler được bố trí tại các tòa nhà sau:
- Hành chính và Câu lạc bộ Đại học.
- Trung tâm Học liệu
- Khoa Công nghệ sinh học Nông nghiệp, Dược học và Y học.
- Khoa Nước, Môi trường và Hải dương học
- Khoa Năng lượng và Trung tâm Tái tạo Sản phẩm
- Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông
- Hạng mục sử dụng chung dành cho Sinh Viên Đại học
- Khu rèn luyện thể chất có mái che
- Khu Ký túc xá (Bao gồm các tòa nhà từ C21 đến C28)
15
- Khu Ký túc xá (Bao gồm các tòa nhà từ C31 đến C35)
- An ninh và An toàn
2. Hệ thống chữa cháy vách tường
Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường đây là hệ thống chữa cháy cơ bản bắt
buộc phải có cho các công trình hiện nay bằng các cuộn vòi, lăng phun kết hợp với họng
chữa cháy cố định và khả năng chữa cháy có hiệu quả cao. Tuy nhiên, chức năng chữa
cháy chỉ được thực hiện khi có con người.

Hệ thống chữa cháy vách tường được bố trí tại các tòa nhà sau:
- Hành chính và Câu lạc bộ Đại học
- Trung tâm Học liệu
- Khoa Công nghệ sinh học Nông nghiệp, Dược học và Y học
- Khoa Khoa học Vật liệu Tiên tiến và Công nghệ Nano và Khoa Khoa học
Nền tảng và Ứng dụng
- Khoa Nước, Môi trường và Hải dương học
- Khoa Năng lượng và Trung tâm Tái tạo Sản phẩm
- Khoa Hàng không Vũ trụ và Khoa Hàng không
- Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông
- Trung tâm Hỗ trợ Nghiên cứu
- Hạng mục sử dụng chung dành cho Sinh Viên Đại học
- Khu rèn luyện thể chất có mái che
- Khu Ký túc xá (Bao gồm các tòa nhà từ C21 đến C28)
- Khu Ký túc xá (Bao gồm các tòa nhà từ C31 đến C35)
- Công trình Hạ tầng kỹ thuật
- An ninh và An toàn
Bán kính mỗi họng đảm bảo tại bất kỳ điểm nào trong toà nhà cũng phải có hai họng
phun tới ngoại trừ khu ký túc xá (C21 – C28).
Họng nước chữa cháy được bố trí bên trong nhà cạnh lối ra vào, cầu thang, hành
lang, nơi dễ nhìn thấy, dễ sử dụng. Các họng được thiết kế đảm bảo bất kỳ điểm nào của
công trình cũng được vòi vươn tới, tâm họng nước được bố trí ở độ cao 1,25m so với mặt
sàn.
Tại tầng hầm (gara,…), mỗi họng nước được trang bị một cuộn vòi vải tráng cao su
đường kính D65mm dài 30m và một lăng phun, các khớp nối, lưu lượng phun 5L/s và áp
lực các họng đảm bảo chiều cao cột nước đặc >=6m.

16
Tại các tầng nổi, mỗi họng nước được trang bị một cuộn vòi vải tráng cao su đường
kính D50mm dài 20m và một lăng phun, các khớp nối, lưu lượng phun 2,5 L/s và áp lực
các họng đảm bảo chiều cao cột nước đặc >=6m.
Căn cứ vào kiến trúc thực tế của công trình ta bố trí đảm bảo các đám cháy ở bất kỳ
khu vực nào trong công trình đều được phun nước dập tắt, bán kính hoạt động đến 26m.
3. Hệ thống chữa cháy bằng bọt
Bọt Foam chữa cháy là một loại bọt chuyên dụng trong hệ thống PCCC với
các mảng bọt có khối lượng lớn, có tính bền, chứa đầy không khí, nhẹ hơn xăng, dầu, nước.
Bọt Foam chữa cháy được tạo ra bởi 3 thành phần: nước, bọt cô đặc, và không khí. Nước
được trộn với bọt cô đặc, tạo thành một dung dịch foam. Dung dịch Foam này lại được trộn
với không khí để tạo ra một loại bọt chữa cháy có đủ tính năng, sẵn sàng phun lên bề mặt
vật gây cháy và dập tắt cháy.
Hệ thống chữa cháy chữa cháy bằng bọt được trang bị để chữa cháy cho kho dung
môi và hóa chất lưu trữ của Tòa nhà Khoa Khoa Học Vật Liệu Tiên Tiến & Công Nghệ
Nano và Khoa Khoa Học Nền Tảng & Ứng Dụng và kho chất lỏng dễ cháy của Tòa nhà
Công trình Hạ tầng kỹ thuật.
4. Hệ thống chữa cháy bằng khí CO2
CO2 dập tắt lửa bằng cách giảm nồng độ oxy trong không khí xuống thấp hơn nồng
độ oxy cần thiết để duy trì sự cháy (dưới 15%). Hơn nữa, độ lạnh của CO 2 làm tăng thêm
hiệu quả dập tắt cháy, và được sử dụng trong chữa cháy cục bộ, nơi CO 2 được phun trực
tiếp lên ngọn lửa và vật liệu cháy.
Hệ thống chữa cháy tự động bằng khí CO 2 có hiệu quả chữa cháy cao, dùng để chữa
cháy phòng thí nghiệm điện áp cao của Tòa nhà Hạ tầng chung Phòng thí nghiệm và
phòng máy chủ của Tòa nhà Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông.
II. Nguyên lý hoạt động của hệ thống chữa cháy
1. Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler kết hợp chữa cháy vách tường:
Bình thường trong hệ thống luôn luôn được tích lũy sẵn áp suất trong đường ống.
khi sử dụng nước cho chữa cháy (họng nước chữa cháy vách tường phun nước hoặc các
đầu phun Sprinkler phun nước) thì áp suất trong đường ống sẽ giảm đi. Các công tắc áp lực
được lắp vào đường ống sẽ được kích hoạt khi áp suất của hệ thống giảm đến giá trị đủ nhỏ
tới ngưỡng tác động khởi động bơm bù áp chữa cháy. Khi đó, công tắc áp lực sẽ cấp tín
hiệu để khởi động máy bơm bù áp lực. Nếu máy bơm bù áp lực không cung cấp đủ lượng
áp suất cần thiết thì áp suất trong đường ống vẫn tiếp tục giảm, giảm đến ngưỡng tác động
của công tác áp lực cho máy bơm chính khi đó, công tắc áp lực này sẽ tác động để khởi
động máy bơm chữa cháy chính. Trong trường hợp máy bơm chữa cháy chính không hoạt
động (có thể do sự cố) thì áp suất lại giảm tiếp nữa và khi đó, 1 công tắc áp lực cho máy
bơm dự phòng sẽ được kích hoạt để khởi động máy bơm dự phòng.

17
Khi máy bơm hoạt động và tạo ra được áp lực trong đường ống, áp lực này tăng đến
giá trị đủ lớn cho phép thì công tắc áp lực sẽ tác động để dừng sự hoạt động của máy bơm.
Tại trạm bơm , trên các đường ống chính có lắp 1 van chặn, 1 van báo động và 1
đồng hồ đo áp lực. Các van báo động sẽ hoạt động khi có dòng nước chảy qua.
Tại mỗi tầng của công trình đều được trang bị 1 van chặn tổng, 1 công tắc dòng
chảy và 1 van chặn nhỏ hơn dùng để xả áp trong tầng đó khi cần thiết (khi kiểm tra hoặc
sửa chữa đường ống tầng). Van chặn dùng để tách riêng vùng đó khỏi hệ thống khi có nhu
cầu sửa chữa hoặc bảo dưỡng, trong khi sửa chữa vùng đó thì các vùng khác vẫn có thể
hoạt động bình thường. Công tắc dòng chảy để báo cho biết khi vùng nào đang có dòng
nước chảy qua. Van chặn D25 ở đầu xả có tác dụng xả nước trong đường ống ở khu vực
tầng đó khi bảo dưỡng, cũng có thể dùng van đó để kiểm tra sự hoạt động của vùng đó
cũng như của trạm bơm .
Các công tắc dòng chảy được nối với hệ thống báo cháy tự động thông qua module
giám sát đầu vào. Công tắc dòng chảy để cung cấp tín hiệu chữa cháy ở khu vực đó về tủ
trung tâm báo cháy. Hệ thống báo cháy sẽ biết được khu vực nào đang có hoạt động chữa
cháy diễn ra
Các đầu phun chữa cháy Sprinkler được lắp đặt trên trần của công trình, mỗi đầu
Sprinkler được coi như 1 van khóa, các đầu phun có 1 cơ cấu khóa van bằng 1 ống thủy
tinh đựng chất lỏng dễ bay hơi. Các khóa này sẽ bị vỡ khi nhiệt độ môi trường đạt tới 1 giá
trị xác định. Khi các ống thủy tinh vỡ ra, van khóa sẽ được mở và nước trong đường ống sẽ
phun ra.
2. Hệ thống chữa cháy bằng bọt
Hệ thống chữa cháy bằng bọt hoạt động theo nguyên tắc cách ly là chủ yếu. Hệ
thống chữa cháy bằng bọt khi được kích hoạt sẽ phun ra một loại bọt bao phủ lên trên bề
mặt xăng dầu, tách chất lỏng dễ cháy ra khỏi không khí và lửa, nhờ đó ngọn lửa bị dập tắt.
Ngoài ra lượng nước có chứa trong bọt còn đóng vai trò làm lạnh nhiên liệu và trùm phủ
không cho chất lỏng bốc hơi hòa trộn vào không khí tạo thành hỗn hợp cháy nổ.
Khi có đám cháy, hệ thống điều khiển trung tâm sẽ báo cháy bằng cách hú còi. Lúc
này, nhân viên trực có thể xác định được khu vực cháy. Khi nhận được tín hiệu từ 2 đầu
báo cháy của 2 kênh khác nhau, van điện từ sẽ mở ra, một phần nước sẽ vào bồn Foam tạo
áp lực với tủ chứa foam bên trong bồn và áp lực này sẽ đẩy foam thoát ra ngoài theo hướng
có vòi phun mà ra ngoài. Do sức căng bề mặt của foam cao nên lớp màng phủ vậy cháy
khá bền giúp cô lập vật cháy, không gây cháy trở lại.
3. Hệ thống chữa cháy bằng khí CO2
Tùy thuộc từng trường hợp mà hệ thống chữa cháy khí sẽ được kích hoạt dưới sự tác
động trực tiếp của con người hoặc được kích hoạt tự động. Về nguyên tắc, hệ thống chữa
cháy khí phun xả khí khi nhận được tín hiệu từ hai đầu báo cháy trên hai kênh khác nhau.
Thông thường, khi không có cháy, hệ thống chữa cháy khí ở trạng thái thường trực.
Tủ trung tâm liên tục gửi và nhận tín hiệu từ các thiết bị trong hệ thống.
18
Khi có hỏa hoạn, các yếu tố môi trường sẽ thay đổi (nhiệt độ tăng, ánh lửa) kích
thích đầu báo cháy làm việc. Khi chỉ có một kênh báo cháy làm việc thì tủ trung tâm sẽ
phát tín hiệu báo cháy và chỉ thị khu vực đang diễn ra đám cháy; lúc này, khí chữa cháy
vẫn chưa được xả ra.
Nếu cả hai kênh báo cháy đồng thời gửi tín hiệu báo cháy về tủ trung tâm, thì tủ
trung tâm sẽ phát tín hiệu báo cháy, chỉ thị khu vực cháy. Cùng lúc này, tủ trung tâm sẽ tự
động chuyển sang chế độ xả khí.
Sau khoảng thời gian trễ (do con người cài đặt), trung tâm điều khiển sẽ tạo tín hiệu
điện đưa tới van mở cơ điện.
Van mở cơ điện bị tác động sẽ kích hoạt mở bình khí mồi để đưa khí từ bình này
theo đường ống kích thích mở van lựa chọn khu vực cháy. Khi đó, khi chữa cháy sẽ từ bình
chứa, qua van pittong cổ bình, qua ống góp, qua van lựa chọn khu vực, qua hệ thống đường
ống và qua vòi phun vào khu vực cháy.
III. Cấu trúc hệ thống và nguyên lý hoạt động của hệ thống chữa cháy bằng
nước
1. Hệ thống máy bơm và nguyên tắc hoạt động:
- Tầng hầm 3 – tầng 2 được sử dụng phương án bơm cưỡng bức đặt tại tầng hầm 1;
từ tầng 3-25 sử dụng phương án tự chảy kết hợp bơm tăng áp.
Việc cấp nước và tạo áp cho hệ thống chữa cháy bằng tổ hợp bơm có cấu tạo như sau:
+ 01 máy bơm chữa cháy động cơ điện thường trực.
+ 01 máy bơm chữa cháy động cơ điện dự phòng.
+ 01 máy bơm bù áp nhằm duy trì áp lực cho mạng đường ống
( Chi tiết được thể hiện trên bản vẽ thiết kế )
Việc khởi động và tắt máy bơm có thể hoàn toàn tự động hoặc bằng tay. Máy bơm ở
chế độ tự động thông qua các công tắc áp suất và van chuyên dụng (Alarm valve).
Trong điều kiện làm việc bình thường hệ thống chữa cháy được duy trì áp lực thuỷ
tĩnh với áp lực tương đương với áp lực chữa cháy của hệ thống. Để duy trì áp lực thường
xuyên trong hệ thống phải có máy bơm bù áp và bình áp lực. Máy bơm bù áp chỉ hoạt động
khi áp lực duy trì của hệ thống bị tụt xuống do rò rỉ đường ống, giản nở đường ống do nhiệt
độ và bọt khí trong hệ thống. Máy bơm bù tự động chạy trong phạm vi áp lực được cài đặt
cho riêng nó vá có Rơle khống chế thời gian chạy tối thiểu được gắn vào hệ thống điều
khiển để tránh trường hợp máy bơm bù không bị khởi động liên tục.
Máy bơm chữa cháy sẽ được khởi động khi áp lực trong hệ thống tụt xuống đến
ngưỡng cài cài đặt. Khi máy bơm chữa cháy chính được khởi động áp lực trong hệ thống
vẫn bị tụt xuống do máy bơm không chạy hoặc máy bơm chạy không có nước lên thì hệ
thống tự động khởi động máy bơm dự phòng.
ở chế độ bằng tay có thể khởi động tại tủ điều khiển bơm.

19
Nguồn điện cấp cho máy bơm lấy từ nguồn ưu tiên (đấu trước cầu dao tổng), đồng
thời được cấp bằng nguồn điện máy phát của tòa nhà thông qua bộ chuyển đổi nguồn tự
động ATS.
Trạng thái của máy bơm luôn được cập nhật và thể hiện tại trung tâm báo cháy là
máy bơm hoạt động hay không hoạt động.
Bộ phần điều khiển máy bơm chữa cháy đảm bảo cho máy bơm hoạt động không chậm quá
3 phút kể từ khi có tín hiệu báo cháy.
2. Mạng lưới đường ống chữa cháy trong tòa nhà:
Toàn bộ mạng đường ống chữa cháy trong tòa nhà là ống thép tráng kẽm có độ dày
trung bình theo tiêu chuẩn BS 1387 hạng M hoặc theo tiêu chuẩn ASTM A53 – hạng B –
sch.40.
Đường ống có đường kính từ DN65 trở lên kết nối bằng liên kết hàn hoặc cùm
(groove).
Đường ống có đường kính từ DN50 trở xuống được kết nối bằng liên kết ren hoặc
cùm (groove).
Đường ống sau khi lắp đặt hoàn thiện trước khi lắp đặt thiết bị phải tiến hành thử áp
lực. Áp lực thử có giá trị bằng 1,5 lần áp lực làm việc lớn nhất của hệ thống, không tính áp
lực nước va, nhưng không được nhỏ hơn 14 kg/cm 2. Độ sụt áp trên đường ống không lớn
hơn 5% so với áp lực thử sau 2 giờ chịu áp, không bơm thêm nước vào trong đường ống.
Ống cấp nước chữa cháy đi nổi trên màu sắc lớp sơn hoàn thiện phải là màu đỏ cứu
hỏa và phải được sơn ít nhất 3 lớp.
Ống chôn ngầm phải được quét hai lớp bitum nhựa đường nóng chảy với độ dày tối
thiểu 2 mm.
Trước khi sơn phải được làm sạch hết dầu, mỡ, bụi và hầu hết vảy thép, gỉ, sơn, các
tạp chất lạ, chất nhiễm bẩn còn lại bám dính rất chặt với bề mặt thép.
IV. Diễn giải tính toán thiết kế
1. Tiêu chuẩn thiết kế
a. Hệ thống tủ vòi chữa cháy trong nhà
Theo Bảng 14 mục 10.14 TCVN 2622-1995, lượng nước tính toán như sau:
Cho tầng hầm:
- Số họng nước chữa cháy: 02.
- Lưu lượng nước chữa cháy cho 1 họng: 2,5 L/s.
- Lưu lượng nước cho hệ thống tủ vòi chữa cháy trong nhà: 5 L/s.
- Thời gian chữa cháy: 03 giờ.
Cho các tầng còn lại:
- Số họng nước chữa cháy: 01.
- Lưu lượng nước chữa cháy cho 1 họng: 2,5 L/s.

20
- Lưu lượng nước cho hệ thống tủ vòi chữa cháy trong nhà: 2,5 L/s.
Thời gian chữa cháy: 03 giờ.
b. Hệ thống chữa cháy tự động sprinkler bằng nước
Theo TCVN 7336:2009, lưu lượng tính toán như sau:
Nguy cơ cháy: Nguy cơ cháy thấp.
- Dung dịch chữa cháy: Nước.
- Cường độ phun: 0,08 L/s.m2.
- Diện tích tính toán: 120m2.
- Lưu lượng nước cho hệ thống chữa cháy tự động: 9,6 L/s.
Thời gian chữa cháy: 0,5 giờ.
Nguy cơ cháy: Nguy cơ cháy trung bình – Nhóm 1.
- Dung dịch chữa cháy: Nước.
- Cường độ phun: 0,12 L/s.m2.
- Diện tích tính toán: 2400m2.
- Lưu lượng nước cho hệ thống chữa cháy tự động: 28,8 L/s.
Thời gian chữa cháy: 01 giờ.
Nguy cơ cháy: Nguy cơ cháy trung bình – Nhóm 2.
- Dung dịch chữa cháy: Nước.
- Cường độ phun: 0,24 L/s.m2 (cho phòng có độ cao trên 20m).
- Diện tích tính toán: 240m2.
- Lưu lượng nước cho hệ thống chữa cháy tự động: 57,6 L/s.
- Thời gian chữa cháy: 01 giờ.
Nguy cơ cháy: Nguy cơ cháy trung bình – Nhóm 3.
- Dung dịch chữa cháy: Nước.
- Cường độ phun: 0,3 L/s.m2.
- Diện tích tính toán: 360m2.
- Lưu lượng nước cho hệ thống chữa cháy tự động: 108 L/s.
- Thời gian chữa cháy: 01 giờ.
2. Tính toán hệ thống chữa cháy tự động sprinkler và vách tường cho từng
công trình
2.1. Hành chính và Câu lạc bộ Đại học

21
2.2. Trung tâm Học liệu
2.3. Khoa Công nghệ sinh học Nông nghiệp, Dược học và Y học
2.4. Khoa Khoa học Vật liệu Tiên tiến và Công nghệ Nano và Khoa Khoa học
Nền tảng và Ứng dụng
2.5. Khoa Nước, Môi trường và Hải dương học
2.6. Khoa Năng lượng và Trung tâm Tái tạo Sản phẩm
2.7. Khoa Hàng không Vũ trụ và Khoa Hàng không
2.8. Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông
2.9. Trung tâm Hỗ trợ Nghiên cứu
2.10. Hạng mục sử dụng chung dành cho Sinh Viên Đại học
2.11. Khu rèn luyện thể chất có mái che
2.12. Khu Ký túc xá (Bao gồm các tòa nhà từ C21 đến C28)
2.13. Khu Ký túc xá (Bao gồm các tòa nhà từ C31 đến C35)
2.14. Công trình Hạ tầng kỹ thuật
2.15. An ninh và An toàn
2.16. Bảng Tổng hợp lưu lượng và áp lực cần thiết cho từng công trình
Lưu lượng nước
STT Tên Tòa nhà Áp lực cần thiết
chữa cháy yêu cầu

01 Hành chính và Câu lạc bộ Đại học 430 m3/h 100m

02 Trung tâm Học liệu 410 m3/h 70m

Khoa Công nghệ sinh học Nông 60 m3/h 55m


03
nghiệp, Dược học và Y học

Khoa Khoa học Vật liệu Tiên tiến và 70 m3/h 55m


04 Công nghệ Nano và Khoa Khoa học
Nền tảng và Ứng dụng

Khoa Nước, Môi trường và Hải 60 m3/h 60m


05
dương học

Khoa Năng lượng và Trung tâm Tái 60 m3/h 60m


06
tạo Sản phẩm

Khoa Hàng không Vũ trụ và Khoa 20 m3/h 55m


07
Hàng không

22
Khoa Công nghệ Thông tin và 130 m3/h 65m
08
Truyền thong
09 Trung tâm Hỗ trợ Nghiên cứu 9 m3/h 50m

Hạng mục sử dụng chung dành cho 410 m3/h 75m


10
Sinh Viên Đại học
11 Khu rèn luyện thể chất có mái che 130 m3/h 50m

Khu Ký túc xá (Bao gồm các tòa 9 m3/h 50m


12
nhà từ C21 đến C28)

Khu Ký túc xá (Bao gồm các tòa 9 m3/h 55m


13
nhà từ C31 đến C35)
14 Công trình Hạ tầng kỹ thuật 90 m3/h 40m

15 An ninh và An toàn 220 m3/h 50m

3. Tính toán hệ thống chữa cháy bằng bọt


Theo TCVN 7336:2009, lượng bọt cần thiết để chữa cháy tính toán như sau:

WSF = 1,1 x (a x q0 x S x t)

Lượng nước cần thiết để chữa cháy tính toán như sau:

WW = 1,1 x ((100% - a) x S x t x q0)

Trong đó:

- q0: Cường độ phun (L/s.m2).


- S: Diện tích bảo vệ (m2).
- a: hệ số nở của dung dịch bọt để chữa cháy.
- t: Thời gian phun chữa cháy (phút)
Bảng thống kê nhu cầu sử dụng Foam
Tên Tòa nhà Công trình Hạ tầng kỹ thuật Khoa Khoa học Vật liệu Tiên
tiến và Công nghệ Nano và
Khoa Khoa học Nền tảng và
Ứng dụng
Tên phòng Kho chất lỏng dễ cháy – Kho dung môi – Tầng 3
Tầng
Nguy cơ cháy Nguy cơ cháy cao Nguy cơ cháy cao
Dung dịch bọt chữa cháy Bọt Foam AFFF – 3% Bọt Foam AR-AFFF – 3%

23
q0 (L/s.m2) 0,2 0,2
S (m2) 90 61,85
t (phút) 60 60
a 3% 3%
WSF (m3) 1,95 1,35
WW (m3) 63,05 43,65
Số lượng bồn Foam Chọn 2 bồn Foam, trong đó Chọn 2 bồn Foam, trong đó
01 bồn hoạt động và 01 bồn 01 bồn hoạt động và 01 bồn
dự phòng, mỗi bình có dung dự phòng, mỗi bình có dung
tích 2 m3. tích 1,4 m3.

4. Tính toán hệ thống chữa cháy bằng CO2


Lượng CO2 thiết kế được tính theo công thức:

M = KB x (0,2A + 0,7V)

Trong đó:

M: Lượng CO2 thiết kế (kg)

A = AV + 30AOV

AV: Tổng diện tích của tất cả các mặt sàn và trần (bao gồm cả các chỗ hở
Aov) của phòng được bảo vệ (m2).

AOV: Tổng diện tích của tất cả các chỗ hở được giả thiết là mở khi xảy ra
cháy (m2). Lấy AOV = 0.

V = VV + VZ - VG

VV: Thể tích của phòng được bảo vệ (m3).

VZ : Thể tích bổ sung do thất thoát (m3). Lấy VZ= 0.

VG: Thể tích của của thành phần kết cấu phải trừ đi (m3). Giả sử bằng 1%
VV.

K B: Hệ số đối với vật liệu được bảo vệ. Lấy theo Bảng 1 - TCVN
6101:1990

Bảng thống kê nhu cầu sử dụng CO2

Hạ tầng chung
Tên Tòa nhà Khoa Công nghệ thông tin & Truyền thông
phòng thí nghiệm

Tên phòng Phòng nghiên cứu Phòng máy chủ - Phòng máy chủ -
24
điện áp cao Tầng 4 Tầng 5

Kích thước phòng 14,7 x 9,3 x 4,5 9,3 x 3,2 x 4,3 9,3 x 3,2 x 4,3

L x B x H(m)

AV (m2) 489,4 167 167

A (m2) 489,4 167 167

Vv (m3) 615,2 128 128

VG (m3) 6,2 1,3 1,3

V (m3) 609 126,7 126,7

KB 1,4 1,5 1,5

M (Kg) 733,9 183,1 183,1

Dự phòng (10%) 73,4 18,3 18,3

Khối lượng CO2 cần 807,3 201,4 201,4


thiết (Kg)

Số lượng bình CO2 18 5 5


cần thiết

V. HỆ THỐNG BÌNH CHỮA CHÁY


Theo đặc điểm và tính chất của mục tiêu bảo vệ của công trình, để chữa cháy thích
hợp với loại đám cháy cho từng tầng, chúng tôi chọn chất chữa cháy ban đầu là bột hoá học
tổng hợp ABC loại 6kg, bình CO2 loại 5kg cho tất cả các tầng . Các bình được bố trí cho
các tầng được thể hiện trên bản vẽ. Bình chữa cháy được đặt trong cạnh họng nước chữa
cháy và chung cùng hộp họng nước chữa cháy. Ngoài ra khu vực tầng hầm chúng tôi còn
trang bị các bình chữa cháy xe đẩy ABC – 35 kg.

25
PHẦN IV. HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG SỰ CỐ VÀ THOÁT HIỂM

A. CÁC CĂN CỨ THIẾT KẾ:


- TCVN 3890:2009 : Phương tiện phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình – Trang
bị, bố trí, bảo dưỡng, kiểm tra.
B. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ ĐÈN CHIẾU SÁNG SỰ CỐ VÀ THOÁT HIỂM
- Căn cứ đặc điểm của mục tiêu bảo vệ, tính chất quan trọng của công trình và tiêu chuẩn
TCVN 3890:2009 " Phương tiện phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình – Trang
bị, bố trí, bảo dưỡng, kiểm tra. ", chúng tôi thiết kế hệ thống Đèn chiếu sáng sự cố và
thoát hiểm được trang bị trên lối thoát nạn của nhà và công trình trong các khu vực.
- Đèn chiếu sáng sự cố và thoát hiểm được lắp đặt, bố trí ở trên các cửa ra vào, hành lang,
phòng tập trung đông người, cầu thang thoát nạn, lối rẽ trên đường thoát nạn để chiếu
sáng, chỉ dẫn lối đi và dễ quan sát. Vị trí lắp đặt giữa các đèn chiếu sáng sự cố và thoát
hiểm không lớn hơn 30 m.
1. Đèn chỉ dẫn thoát nạn (Đèn Exit):

- Đèn chỉ dẫn thoát nạn sử dụng để chỉ hướng di chuyển thoát nạn trong các trường hợp
khẩn cấp. Đèn chỉ dẫn thoát nạn phải có mũi tên chỉ hướng thích hợp với vị trí lối thoát
nạn, độ rọi tối thiểu 10lux.
- Đèn chỉ dẫn thoát nạn có chữ tiếng Việt và hình chỉ hướng rõ ràng, màu xanh lá cây
trên nền trắng và được bật sáng liên tục 24/24h.
- Đèn sử dụng điện lưới 220V và có ac-qui dự phòng. Ắc-qui dự phòng có dung lượng
đảm bảo thời gian đèn sáng tối thiểu trong 2h.
2. Đèn chiếu sáng sự cố:

- Đèn chiếu sáng sự cố được lắp đặt để chiếu sáng đường thoát nạn trong các trường hợp
khẩn cấp, độ rọi tối thiểu 10lux.
- Đèn chiếu sáng sự cố hoạt động bằng ac-qui dự phòng. Đèn tự tắt khi hệ thống điện của
toà nhà hoạt động bình thường và tự bật khi điện lưới bị cắt.
- Dung lượng của ác qui dự phòng phải đảm bảo thời gian đèn sáng tối thiểu trong 2h.

PHẦN V. KẾT LUẬN


- Hệ thống Phòng cháy chữa cháy được thể hiện ở đây là hệ thống đồng bộ và hoàn thiện
đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư đề ra và đặc biệt đáp ứng được tiêu chuẩn qui định của
Nhà nước.

26
- Hệ thống báo cháy tự động với những thiết bị hiện đại được sản xuất đảm bảo độ tin
cậy, chính xác cao, phát hiện cháy nhanh chóng để kịp thời chữa cháy có hiệu quả.
- Hệ thống chữa cháy được thiết kế đồng bộ, có hệ chữa cháy chủ đạo bằng nước và hệ
phụ trợ là bình bột chữa cháy cá nhân. Hệ thống chữa cháy họng nước luôn sẵn sàng
chữa cháy. Khi đám cháy mới phát sinh còn cháy nhỏ thì có thể dùng phương tiện chữa
cháy ban đầu là các bình chữa cháy để dập tắt.

27

You might also like