CHƯƠNG 4 - NHỮNG KHÁC BIỆT VỀ VĂN HOÁ

You might also like

You are on page 1of 6

CHƯƠNG 4: NHỮNG KHÁC BIỆT VỀ VĂN HOÁ

Mục tiêu học tập 1: Giải thích văn hoá của một xã hội
- Văn hoá: Hệ thống giá trị và các chuẩn mực được chia sẻ giữa một nhóm người
và khi nhìn tổng thể thì nó cấu thành nên cuộc sống.
- Giá trị: Những quan niệm trừu tượng về những thứ mà một cộng đồng người tin
là tốt, thuộc về lẽ phải và đáng mong muốn
- Chuẩn mực: Những quy định và quy tắc xã hội đặt ra những hành vi ứng xử hợp
lý trong từng trường hợp cụ thể.
- Xã hội: Một nhóm người chia sẻ một tập hợp chung về những giá trị và chuẩn
mực.
- Lề thói: Lệ thường của cuộc sống hằng ngày.
- Tập tục: Những chuẩn mực được xem là tâm điểm vận hành xã hội về các hoạt
động xã hội.
Mục tiêu học tập 2: Xác định các yếu tố dẫn đến khác biệt về văn hoá xã hội + Mục
tiêu học tập 3: Vận dụng về kinh tế và kinh doanh từ sự khác biệt giữa các nền văn
hoá:
- Cấu trúc xã hội: Việc tổ chức cơ bản của một xã hội.
- Tập thể: Một tổ chức của hai hay nhiều cá nhân có những điểm chung và tương
tác với nhau theo những phương thức có sẵn trên cơ sở của một tập hợp chung về
những mong đợi về hành vi của người khác.
- Tầng lớp xã hội: Việc phân định cấp bậc trong xã hội dựa trên các yếu tố như
nguồn gốc gia đình, nghề nghiệp và thu nhập.
- Dịch chuyển xã hội: Phạm vi các cá nhân có thể di chuyển khỏi một tầng lớp mà
từ đó họ được sinh ra.
- Hệ thống đẳng cấp: Hệ thống phân tầng khép kín trong đó vị trí xã hội được xác
định bởi gia đình mà từ đó một người được sinh ra, và thay đổi vị trí thường là
không thể trong suốt cuộc đời của một cá nhân.
- Hệ thống giai cấp: Hệ thống phân tầng xã hội trong đó vị thế xã hội của một cá
nhân được quyết định bởi gia đình trong đó một con người được sinh ra và các
thành tích kinh tế xã hội nối tiếp của người đó; có thể tồn tại dịch chuyển giữa các
giai cấp.
- Ý thức giai cấp: Xu hướng mà mọi người nhận thức bản thân dựa trên xuất thân
giai cấp của mình.
- Tôn giáo: Một hệ thống các nghi lễ và niềm tin chung có liên quan tới phạm trù
linh thiêng.
- Hệ thống đạo đức: Một tập hợp các niềm tin được trình bày khúc chiết về cách
hành xử đúng đắn trong một xã hội.
- Các ngân hàng Hồi giáo đã thử nghiệm hai phương pháp kinh doanh ngân hàng
khác nhau – madurabah và murabaha:
 Một hợp đồng mudarabah giống như một kế hoạch chia sẻ lợi nhuận. Theo
mudarabah, khi một ngân hàng Hồi giáo cho một doanh nghiệp vay, thay vì
đòi hỏi lợi tức từ doanh nghiệp đối với khoản vay, họ lấy một phần lợi
nhuận phát sinh từ khoản đầu tư. Tương tự, khi một doanh nghiệp (hay cá
nhân) mở tài khoản tiết kiệm tại một ngân hàng Hồi giáo, khoản tiền gửi
được coi như một khoản đầu tư vốn chủ sở hữu vào bất kỳ hoạt động nào
mà ngân hàng sử dụng vốn vào đó. Do vậy, người gửi tiên fnhaanj được
một phần lợi nhuận từ khoản đầu tư của một ngân hàng (thay vì các khoản
chi trả lãi suất) theo một tỉ lệ đã thoả thuận. Một số người Hồi giáo cho
rằng đây là một hệ thống hiệu quả so với hệ thống ngân hàng phương Tây,
vì nó khuyến khích tiết kiệm dài hạn và đầu tư dài hanh. Tuy nhiên, vẫn
chưa có chứng cứ cụ thể cho điều này, và nhiều người tin rằng hệ thống
mudarabah kém hiệu quả hơn một hệ thống ngân hàng phương Tây truyền
thống.
 Phương pháp kinh doanh ngân hàng Hồi giáo thứ hai, hợp đồng murabaha,
được sử dụng rộng rãi nhất trong các ngân hàng Hồi giáo trên thế giới, chủ
yếu vì nó là cách dễ thực thi nhất. Trong hợp đồng murabaha, khi một
doanh nghiệp muốn mua gì đó bằng tiền vay – giả sử một loại thiết bị có
giá 1.000 USD – doanh nghiệp sẽ thông báo với ngân hàng sau khi đã thoả
thuận giá với nhà sản xuất, ví dụ như, 1.100 USD, mức giá đã bao gồm 100
USD chênh lệch cho ngân hàng. Những người hay chỉ trích sẽ cho rằng
khoản vay chênh lệch như vậy về bản chất là tương đương với một khoản
chi trả lãi suất, và chính điểm tương đồng này giữa phương pháp murahaba
với kinh doanh ngân hàng truyền thống đã khiến việc triển khai phương
thức này dễ dàng hơn nhiều.
Mục tiêu học tập 4: Nhận biết về sự khác biệt trong văn hoá xã hội có ảnh hưởng
như thế nào đến các giá trị tại nơi làm việc
- Khoảng cách quyền lực: Lý thuyết về cách thức một xã hội đối mặt với thực tế
rằng mọi người là bất bình đẳng về khả năng thể chất và trí tuệ. Theo Hofstede,
các nền văn hoá có khoảng cách quyền lực lớn hiện diện ở các quốc gia cho phép
sự bất bình đẳng phát triển theo thời gian để tiến hoá thành sự bất bình đẳng về
quyền lực và của cải. Các nền văn hoá khoảng cách quyền lực thấp tồn tại ở các xã
hội nỗ lực hết sức nhằm giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng như vậy.
- Chủ nghĩa cá nhân trong tương quan so với tập thể: Lý thuyết tập trung vào
mối quan hệ giữa một cá nhân và những người đồng trang lứa. Trong những xã hội
đề cao cá nhân, mối uqan hệ giữa các cá nhân thường lỏng lẻo và thành tích cũng
như tự do cá nhân được đánh giá cao. Trong những xã hội nơi tập thể được coi
trọng, mối quan hệ giữa các cá nhân thường chặt chẽ. Mọi người được sinh ra
trong các tập thể, chẳng hạn như các gia đình nhiều thế hệ, và tất cả mọi người có
nghĩa vụ trông nom lợi ích của tập thể của mình.
- Né tránh rủi ro: Mức độ mà các nền văn hoá khác nhau khiến cho các thành viên
của họ thích nghi với những tình huống không rõ ràng và chấp nhận các yếu tố
không chắc chắn.
- Nam tính trong tương quan với tính nữ: Lý thuyết về mối quan hệ giữa giới
tính và vị trí công việc. Trong các nền văn hoá nam tính, vai trò giới tính được
phân biệt rõ ràng và “các giá trị nam tính” truyền thống, chẳng hạn như thành tích
và sực thực thi quyền lực hiệu quả, sẽ xác định những lý tưởng văn hoá. Trong các
nền văn hoá nữ tính, vai trò giới tính phân định ít rõ rệt hơn, và chỉ có một sự khác
biệt nhỏ giữa nam và nữ trong cùng một công việc.
- Động lực Nho giáo: Lý thuyết cho rằng những lời giáo huấn của Khổng Tử ảnh
hưởng tới thái độ đối với thời gian, sự kiên trì, trật tự địa vị, giữ gìn thể diện, tôn
trọng truyền thống và báo đáp quà tặng và ân huệ. Số đơn vị nguồn lực cần thiết
để có chỉ số tốt được giả định là không đổi bất kể một quốc gia đang ở vị trí nào
trong phạm vi năng lực sản xuất
Mục tiêu học tập 5 : Vận dụng về kinh tế và kinh doanh từ sự khác biệt giữa các nền
văn hoá:
- Chủ nghĩa vị chủng: Niềm tin vào sự ưu việt của một chủng tộc hay văn hoá
riêng. Thường biểu hiện bằng việc coi thường hay khinh miệt đối với nền văn hoá
của các nước khác.
Tóm tắt chương:
1. Văn hoá là một tổng thể phức tạp bao gồm kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo
đức, pháp luật, phong tục, và các khả năng khác mà con người với tư cách là thành
viên của xã hội có thể tiếp thu được.
2. Các giá trị và chuẩn mực là những hạt nhân của một nền văn hoá. Giá trị là lý
tưởng trừu tượng về những gì một xã hội tin là tốt, là đúng, và đáng mong muốn.
Các luật lệ, nguyên tắc và chỉ dẫn của xã hội quy định hành vi thích hợp trong các
tình huống cụ thể.
3. Các giá trị và quy chuẩn chịu ảnh hưởng của các triết lý chính trị và kinh tế, cơ
cấu xã hội, tôn giáo, ngôn ngữ, và giáo dục.
4. Cơ cấu của một xã hội là tổ chức xã hội cơ bản của nó. Hai chiều hướng chính
phân biệt các cơ cấu xã hội khác nhau là chiều hướng cá nhân – nhóm và chiều
hướng của sự phân tầng.
5. Trong một số xã hội, các nhân là đơn vị cấu thành cơ bản của tổ chức xã hội.
Những xã hội này coi thành tích cá nhân là trên hết. Trong tổ chức xã hội khác,
nhóm là đơn vị cấu thành cơ bản của tổ chức xã hội. Những xã hội này coi tư cách
thành viên nhóm và các thành tích của tập thể là trên hết.
6. Mọi xã hội đều bị phân chia thành các tầng lớp khác nhau. Các xã hội có ý thức
giai cấp mạnh được đặc trưng bởi tính dịch chuyển xã hội thấp và mức độ cao của
phân tầng xã hội. Các xã hội có ý thức giai cấp thấp được đặc trưng bởi tính dịch
chuyển xã hội cao mà mức độ thấp của sự phân tầng xã hội.
7. Tôn giáo có thể được định nghĩa như một hệ thống niềm tin và nghi lễ chung liên
quan tới phạm trù linh thiêng. Hệ thống đạo đức là một tập hợp các nguyên tắc đạo
đức, giá trị, được sử dụng để hướng dẫn và định hình hành vi. Các tôn giáo chính
trên thế giới là Thiên Chúa Giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo và Phật giáo. Mặc dù
không phải là một tôn giáo, Nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc tới hành vi con người
tương đương với nhiều tôn giáo khác. Các hệ thống giá trị của các tôn giáo và các
hệ tư tưởng khác nhau có hệ quả khác nhau đối với thực tiễn kinh doanh.
8. Ngôn ngữ là một trong những đặc điểm định hình một nền văn hoá. Nó có cả hai
chiều hướng thành văn và bất thành văn. Trong một quốc gia có nhiều hơn một
ngôn ngữ nói, chúng ta có xu hướng tìm thấy nhiều hơn một nền văn hoá.
9. Giáo dục chính quy là phương tiện mà qua đó các cá nhân học các kỹ năng và
được phổ cập các giá trị và chuẩn mực của một xã hội. Giáo dục đóng một vai trò
quan trọng trong việc xác định lợi thế cạnh tranh quốc gia.
10. Geert Hofstede đã nghiên cứu cách thức văn hoá liên hệ với các giá trị tại nơi làm
việc. Ông đã xác định bốn khía cạnh mà ông cho là giúp khái quát các nền văn hoá
khác nhau: khoảng cách quyền lực, né tránh rủi ro, chủ nghĩa cá nhân trong tương
quan với chủ nghĩa tập thể, và tính nam trong tương quan với tính nữ.
11. Văn hoá không phải là một hằng số mà có biến chuyển. Tiến bộ kinh tế và toàn
cầu hoá có thể coi là hai động cơ quan trọng thúc đẩy văn hoá.
12. Một hiểm hoạ đặt ra đối với một công ty đặt chân ra nước ngoài đầu tiên là thiếu
thông tin. Để tích luỹ hiểu biết xuyên suốt các nền văn hoá, doanh nghiệp quốc tế
cần phải tuyển dụng người dân bản địa, xây dựng một đội ngũ điều hành có tính
quốc tế, và cảnh giác chống lại nguy cơ đi theo chủ nghĩa vị chủng.
13. Các hệ thống giá trị và châunr mực của một quốc gia có thể ảnh hưởng đến chi phí
kinh doanh tại quốc gia đó.

You might also like