You are on page 1of 7

2.

Kết quả nghiên cứu

- Số liệu thống kê dạng chỗ mà sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing đang ở:

Bảng điều tra cho thấy chủ yếu sinh viên lựa chọn ở nhà trọ (chiếm khoảng 70%), trong khi
đó số lượng sinh viên ở nhà ký túc xá, gia đình và nhà người thân chiếm tỉ lệ thấp hơn
(khoảng 30%). Từ đó có thể thấy nhu cầu về nhà trọ đối với sinh viên là rất cao.

- Số liệu thống kê mức chi phí sinh hoạt của sinh viên Đại học Tài chính – Marketing

Chi phí sinh hoạt hàng tháng Số lượng Tỉ lệ


Dưới 1 triệu 12 9%
Từ 1 -1,5 triệu 19 15%
Từ 1,5 – 2 triệu 47 36%
Trên 2 triệu 52 40%

Tùy theo điều kiện gia đình cũng như thu nhập của sinh viên mà mỗi sinh viên đều có mức
chi phí sinh hoạt khác nhau. Cụ thể là sinh viên có mức chi phí sinh hoạt trên 2 triệu/tháng
và mức chi phí từ trên 1,5 triệu – 2 triệu/tháng đều có chung tỉ lệ cao nhất là 36,15%. Mức
chi phí từ 1-1,5 triệu/tháng chiếm tỉ lệ 15%, số ít còn lại là 9% tương ứng với tỉ lệ sinh viên
chi tiêu dưới 1 triệu/tháng. Có thể thấy hiện nay chi phí sinh hoạt cũng như khả năng chi trả
của sinh viên so với các đối tượng xã hội khác vẫn ở mức trung bình.

- Số liệu thống kê giá phòng trọ của sinh viên Đại học tài chính Marketing
Vì vậy, nhu cầu về giá thuê trọ của nhà trọ phù hợp với điều kiện kinh tế của sinh viên cũng
đặc biệt quan trọng. Các sinh viên được khảo sát có lựa chọn tương đối rõ ràng về giá thuê
trọ. Đa số sinh viên được khảo sát hiện đang thuê nhà trọ với giá trên 900.000đ/tháng (bao
gồm cả chi phí điện nước) tỉ lệ này chiếm 43% đối tượng này chiếm phần lớn thị trường nhà
trọ. Ngoài ra, 19% sinh viên cho rằng nhà trọ ở mức giá dưới 1 triệu đồng là hợp lý.

Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuê nhà trọ của sinh viên trường Đại học Tài chính –
Marketing – Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay:

2.1. Giá thuê trọ

Mức độ ưu tiên Số lượng Tỉ lệ


1 63 48%
2 26 20%
3 14 11%
4 7 5%
5 2 2%
6 6 5%
7 12 9%

Phần lớn, sinh viên học tập và sinh hoạt dựa vào chi phí bố mẹ chu cấp hàng tháng vì thế có
khoảng 68% sinh viên quan tâm đến mức giá thuê phòng đầu tiên. Do các chủ nhà trọ đua
nhau dựng phòng và cho thuê với mức giá cạnh tranh, làm cho chất lượng phòng trọ càng
giảm. Hơn nữa, càng gần trường ĐH, các dịch vụ tiện ích khác,..thì giá thuê càng cao hơn
những nhà trọ xa trung tâm hoặc ở trong ngõ sâu thường có giá trị thấp hơn nên sinh viên
thường xem xét rất kỹ trước khi thuê để tránh mắc sai lầm. Theo khảo sát, mức giá vừa với
khả năng chi trả của sinh viên là trên 900.000đ (bao gồm tiền điện, nước) chiếm tỉ lệ lớn
nhất là 43%.
2.2 Diện tích phòng trọ

Mức độ ưu tiên Số lượng Tỉ lệ


1 26 20%
2 30 23%
3 31 24%
4 17 13%
5 12 9%
6 6 5%
7 8 6%

- Số liệu thống kê diện tích phòng trọ

Một số sinh viên do có hoàn cảnh khó khăn mà không ở được trong ký túc xá thường chọn
cho mình phòng trọ khá nhỏ khoảng 2 người trong 1 phòng trọ với diện tích một phòng
khoảng dưới 9m2 (chiếm 4%). Thông thường diện tích tối thiểu cho một phòng đủ để đáp
ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và học tập là khoảng 9 đến 12m2 (chiếm 20%) nên đa số
sinh viên chọn diện tích này và chi phí cũng không quá đắt. Một số sinh viên có thu nhâp cao
hơn đã chọn cho mình phòng trọ có diện tích rộng hơn là từ 13m đến 16m2 với giá khá cao
(chiếm 36%). Một số khác có thu nhập cao đã chọn đã chọn thuê cho mình một phòng với
diện tích trên 16m2 ở trên 3 người để tiết kiệm chi phí (chiếm 40%).

2.3. Tiện nghi của phòng trọ

Mức độ ưu tiên Số lượng Tỉ lệ


1 26 20%
2 30 23%
3 31 24%
4 17 13%
5 12 9%
6 6 5%
7 8 6%

- Số liệu thống kê nhu cầu có phòng vệ sinh

Hầu hết sinh viên hiện nay (khoảng 73%) muốn thuê trọ có nhà vệ sinh bên trong để tiện
sinh hoạt. Ngoài ra, những bạn có thu nhập khá thì thuê phòng trọ có sẵn một vài tiện nghi
như tủ, kệ sách, bình nóng lạnh, điều hòa,…Số sinh viên còn lại chủ yếu là thuê một phòng
trống và sử dụng chung toilet (27%). Có đầy đủ tiện nghi giúp sinh viên sống thoải mái hơn
nhưng không phải sinh viên nào cũng có khả năng chi trả.

2.4 Môi trường của phòng trọ

- Mức độ ảnh hưởng của yếu tố yên tĩnh:

- Mức độ ảnh hưởng của yếu tố ồn ào:


2.5. Khoảng cách tới trường

- Số liệu thống kê khoảng cách từ nơi ỏ của sinh viên đến trường Đại học Tài chính
Marketing:

- Số liệu thống kê mức độ ưu tiên cho việc chọn vị trí nhà trọ của sinh viên đến trường Đại
học Tài chính – Marketing:
Đa phần sinh viên chọn nhà trọ gần trường từ 500 đến 1000m (chiếm 15%) để tiện cho việc
đi học và giảm bớt được chi phí gửi xe, nếu là xe gắn máy thì bớt được tiền đổ xăng. Một số
khác do không kiếm được chỗ phù hợp (do càng gần thì giá càng cao và diện tích càng nhỏ)
nên chọn nhà trọ xa trường hơn một chút khoảng từ 1000 đến 2000 (chiếm 22%). Một số
khác do không tìm được nhà trọ ở gần trường hoặc muốn ở chung với bạn nên chọn nhà trọ
khá xa trường trên 2000 (chiếm 39%). Ngoài ra, nhà trọ dưới 500m cũng có số sinh viên thuê
khá cao (chiếm 24%).

2.6. An ninh của khu trọ


Mỗi sinh viên khi đi tìm trọ, ngoài giá thuê thì cái mà họ luôn muốn lưu ý là an nin ở nơi trọ
như thế nào. 46% sinh viên luôn mong muốn tìm được chỗ trọ ở các khu phố có ít các tệ nạn
xã hội. Theo khảo sát, 44% các khu nhà trọ đóng cửa lúc 23h, đây là điều thật sự cần thiết để
giữ gìn an ninh trật tự cũng như đảm bảo an toàn về tài sản, con người, tạo tâm lý thoải mái
và điều kiện học tập tốt nhất cho sinh viên.

Nhận xét chung:


Đa phần các sinh viên ĐH Tài chính - Marketing đều chuyển chỗ trọ từ 1 đến 2 lần. Qua
phỏng vấn, một số sinh viên cho biết, trong năm đầu tiên nhập học, sinh viên chưa quen
đường xá đi lại và còn ít mối quan hệ bạn bè nên hầu như không thay đổi chỗ trọ. Sau một
thời gian thường là năm học thứ hai, sinh viên bắt đầu chuyển chỗ trọ cho phù hợp hơn với
nhu cầu đi lại, ăn ở. Các nhóm sinh viên chơi cùng nhau thường rủ nhau thuê cùng một xóm
trọ. Đến năm thứ ba sinh viên gần như tìm được nơi trọ ổn định, ít thay đổi. Vào cuối năm
học thứ tư, một số sinh viên có nhu cầu thay đổi chỗ trọ để gần nơi làm thêm hoặc thực tập.
Qua điều tra, phỏng vấn một số sinh viên, nhận thấy một số vấn đề sinh viên hay gặp phải
sau khi thuê nhà, đó là: tình trạng mất nước sinh hoạt, tình trạng trộm cắp, không gian ồn
ào, chủ nhà trọ tăng giá tiền nhà, đồ dùng thiết bị hỏng hóc. Tuy nhiên, những vấn đề trên
thường không được giải quyết một cách triệt để. Đối với tình trạng trộm cắp hoặc ồn ào,
thông thường các chủ nhà đặt ra nội quy về thời gian ra vào xóm trọ, khóa cửa cổng xóm
trọ, cửa phòng trọ. Tuy nhiên, ít có sự phối hợp với cơ quan công an địa phương để đưa ra
giải pháp và tăng cường an ninh. Việc chủ nhà trọ tăng giá tiền nhà, tiền điện nước cũng làm
cho sinh viên gặp khó khăn về tài chính, tuy nhiên việc tìm chỗ trọ mới phù hợp không phải
dễ dàng nên hầu như sinh viên đều miễn cưỡng thỏa hiệp

You might also like