You are on page 1of 11

CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG CỔ CAO

1. Đại cương
Chấn thương cột sống cổ cao là chấn thương của C1 và C2. Hàng năm,
ở Mỹ có khoảng 200.000 người bị chấn thương cột sống. Trong đó, phần lớn
bị chấn thương cột sống cổ. 45%-60% bệnh nhân bị thương tổn thần kinh và
17% bị tử vong. Chấn thương cột sống cổ cao chiếm 25% tổng số bị chấn
thương cột sống cổ. Lứa tuổi thường gặp từ 15-30 tuổi, nam gặp nhiều hơn nữ.
Nguyên nhân chủ yếu là tai nạn giao thông, sau đó là ngã và tai nạn thể thao.
2. Phân loại thương tổn giải phẫu
2.1.Trật cổ - chẩm: Trật cổ chẩm là thương tổn hiếm gặp và tỉ lệ tử vong cao,
phần lớn chết trước khi đến viện.
2.2. Vỡ đốt đội (C1)
Tỉ lệ thay đổi từ 3%-13% trong tổng số chấn thương cột sống cổ.
Nguyên nhân chủ yếu là tai nạn giao thông. Phần lớn vỡ C1 đơn độc, một số
phối hợp với vỡ C2.
C1 có đặc điểm giải phẫu đặc biệt, giống như một chiếc nhẫn gồm cung
trước, cung sau và 2 mỏm khớp 2 bên. Cung trước và cung sau mỏng, đây
chính là các điểm yếu của C1, dễ vỡ khi có chấn thương mạnh (hình 1)

Hình 1.Vỡ Cung trước C1

1
2.3.Trật C1-C2
Cơ chế gây thương tổn thường là do lực gập-xoay. Có thể trật 1 bên
hoặc 2 bên. Đôi khi có gãy mỏm nha phối hợp

Hình 2. Trật C1- C2


2.4.Gãy mỏm nha
Chiếm 5-15% tổng số chấn thương cột sống cổ. Cơ chế thường gặp là
gấp hoặc ưỡn quá mức. Gãy mỏm nha được chia làm 3 độ tùy thuộc vị trí gãy
- Độ 1: Gãy qua chỏm. Đây là thương tổn vững.
- Độ 2: Gãy qua eo. Thương tổn mất vững.
- Độ 3: Đường gãy qua thân C2, thương tổn mất vững nhưng khả năng
điều trị bảo tồn cao.

Hình 3. Gãy mỏm nha


2.5. Góy qua eo C2
Chiếm 12-18% chấn thương cột sống cổ. Thương tổn từ lâu được gọi là
thương tổn của người bị treo cổ (Hangman’s Fracture), thường do lực kéo dãn
và ưỡn quá mức. Thương tổn được chia 4 loại:
- Loại 1: Gãy ngang diện khớp, hay trên hoặc dưới khớp 1 chút.
Di lệch <3mm, không gập góc.
- Loại 2: Di lệch trên 3mm. gập góc tì trên C3.
- Loại 2A: Gập góc nhưng không di lệch hay di lệch không đáng kể
- Loại 3: Di lệch và gập góc nhiều, kèm trật khớp C2-C3.
2
Hình 4. Gãy C2 qua eo, trật C2- C3
3. Chẩn đoán chấn thương cột sống cổ cao
3.1. Lâm sàng
Các dấu hiệu lâm sàng của chấn thương cột sống cổ cao khá nghèo nàn.
Giải thích điều này, các tác giả đều cho rằng những bệnh nhân có thương tủy
nặng thường chết trước khi đến viện vì suy hô hấp. Những bệnh nhân đến
được viện thường không có thương tổn thần kinh hoặc thương tổn không hoàn
toàn. Vì vậy, không ít bệnh nhân bị bỏ sót thương tổn và chỉ tới viện khi có
thương tổn thần kinh thứ phát.
Một nguyên tắc khi chẩn đoán đối với bệnh nhân đa chấn thương là
luôn nghĩ tới chấn thương cột sống cổ, nhất là ở những bệnh nhân hôn mê do
chấn thương sọ não. Việc thăm khám đòi hỏi nhanh, đơn giản nhưng phải
chính xác.
3.1.1. Hỏi bệnh
Ngoài các thông tin bắt buộc đối với bệnh nhân bị chấn thương nói
chung, cơ chế chấn thương có vai trò quan trọng gợi ý thầy thuốc nghĩ tới khả
năng chấn thương cột sống cổ. Các tư thế làm cổ gập hoặc ưỡn quá mức dễ

3
gây thương tổn cột sống cổ nhất. Các dấu hiệu cơ năng làm nghĩ tới chấn
thương các đốt cổ cao là:
- Đau cổ, đau lan lên chẩm do thương tổn rễ thần kinh C1 và C2.
- Cứng cổ, động tác xoay bị hạn chế.
- Một số có cảm giác nuốt vướng nếu trật nhiều.
- Tê bì hoặc dị cảm ở một hay 2 chi trên.
3.1.2. Khám thực thể
3.1.2.1. Khám tri giác
Khám và đánh giá theo thang điểm hôn mê Glasgow.
3.1.2.2. Khám tại chỗ:
Khám dọc theo cột sống cổ phía sau tìm các điểm đau chói, khối tụ
máu hay bầm tím.
3.1.2.3. Khám thần kinh:
- Thông thường những bệnh nhân bị tổn thương đốt sống cổ cao đến
được viện ít khi có tổn thương thần kinh, nếu có cũng chỉ là các rối loạn vận
động không hoàn toàn, rối loạn cảm giác (Tê bì, dị cảm...) do thương tổn tủy
không hoàn toàn hay tổn thương rễ.
- Nếu thương tổn tủy nặng thường có biểu hiện rối loạn hô hấp và liệt tứ
chi.
3.2. Cận lâm sàng
3.2.1. X.Quang thường qui
Đây là phương pháp bắt buộc đối với tất cả những bệnh nhân nghi ngờ
có thương tổn cột sống cổ. Chụp các tư thế thẳng, nghiêng, tư thế thẳng mồm
há (hình 5). Mục đích để phát hiện thương tổn xương, rõ nhất là gãy mỏm nha
và gãy eo C2. Thương tổn C1 và trật C1- C2 thường khó phát hiện bằng
X.Quang qui ước

4
Hình 5. Tư thế mồm há phát hiện gãy mỏm nha
3.2.2. Chụp cắt lớp
Cho phép xác định chính xác thương tổn nghi ngờ trên X.Quang qui
ước, các thương tổn xương không thấy được trên X.Quang, các mảnh xương
vỡ trong ống tủy (hình 6a). Với kỹ thuật tái tạo hình ảnh (Hình 6b) cho phép
thấy được thương tổn mỏm nha rất rõ. Ngoài ra chụp cắt lớp còn phát hiện các
thương tổn phối hợp.

Hình 6a. Mảnh xương trong ống tủy Hình 6b. Tái tạo hình ảnh
3.2.3. Chụp cộng hưởng từ
Phương pháp chủ yếu để phát hiện các thương tổn tủy (Hình 7), vì vậy
vẫn còn ít dùng trong chấn thương đốt sống cổ cao, vì một khi có thương tổn
tủy, bệnh nhân thường rất nặng. Chỉ định thường dùng nhất là để phát hiện
thương tổn thần kinh thứ phát (thương tổn cũ) sau khi thương tổn đốt sống cổ
cao bị bỏ sót.

5
Hình 7. Dập tủy tương ứng với vị trí gãy mỏm nha
4. Điều trị
4.1. Xử trí ban đầu
Xử trí ban đầu các chấn thương cột sống cổ nói chung và các đốt sống
cổ cao nói riêng rất quan trọng trong việc hạn chế hậu quả của các thương tổn
tiên phát và phòng các thương tổn thứ phát của tủy.
- Bất động cột sống cổ là bắt buộc với tất cả các bệnh nhân nghi ngờ có chấn
thương cột sống cổ, nhất là với bệnh nhân hôn mê do chấn thương sọ não, chỉ
được phép bỏ bất động sau khi đã chắc chắn loại trừ thương tổn bằng
X.Quang qui ước. Tốt nhất là bất động bằng nẹp cổ (Hình 8), tư thế cổ ngửa,
hơi ưỡn. Những nơi không có điều kiện, có thể bất động cổ bằng 2 túi cát hai
bên cổ để chống xoay trong khi vận chuyển
- Hồi sức nếu bệnh nhân có dấu hiệu của thương tổn thần kinh như liệt, rối
loạn hô hấp và huyết động.
- Truyền dịch duy trì huyết động, thở ôxy, nếu cần thì hô hấp hỗ trợ, đặt ống
thông dạ dày tránh trào ngược.
Nếu bệnh nhân được xử trí trong 12 giờ đầu, có thể truyền tĩnh mạch
Méthylprednisolon liều cao (5mmg/kg/giờ. Trong vòng 24 giờ) để hạn chế
phù tủy.
4.2. Điều trị
6
Nhiều phương pháp điều trị khác nhau tùy thương tổn và tùy các trường
phái khác nhau
4.2.1. Điều trị bảo tồn
- Nẹp cổ (hình 8): áp dụng cho những thương tổn vững, hoặc mất vững
trong khi chờ mổ hoặc sau mổ: Gãy mỏm nha độ 1, độ 3; Vỡ eo C2 độ 1

Hình 8. Bất động cột sống cổ bằng nẹp


- Kéo liên tục (hình 9): thường áp dụng để kéo nắn trước mổ đối với các
thương tổn cũ, khó nắn trong mổ hoặc thương tổn không mổ được. Nhược
điểm của phương pháp là bệnh nhân phải nằm bất động lâu, dễ gây các biến
chứng do nằm lâu.

Hình 9. Phương pháp kéo liện tục

- Halo- vest (hình 10): Chỉ định giống phương pháp kéo liên tục, ưu
điểm là bệnh nhân được ngồi dậy sớm hơn, thuận tiện cho chăm sóc.
Kỹ thuật: Đầu bệnh nhân được gắn vào một vòng kim loại (halo) bằng 4
vít (2 vít ở trán và 2 vít ở chẩm). Vòng kim loại này được kết nối với 1
áo chỉnh hình (có thể thay bằng bột nhẹ) đã được cố định vào phần ngực
và bụng, qua hệ thống thanh trượt. Hàng ngày, công việc nắn và kéo
được thực hiện qua hệ thống thanh trượt này

Hình 10. Cố định cột sống cổ bằng Halo-vest

4.2.2. Phẫu thuật


Mục đích nhằm làm vững cột sống và giải ép nếu có chèn ép. Phương
pháp mổ tùy thương tổn

7
4.2.2.1.Buộc vòng cung sau C1 và C2: Áp dụng cho gãy mỏm nha, trật C1,
C2. Nhược điểm của phương pháp là khả năng làm vững kém, tỉ lệ khớp giả
cao.

Hình 11. Kỹ thuật buộc vòng cố định C1- C2


4.2.2.2.Vít qua khớp C1-C2 qua đường cổ sau (hình 12)
Chỉ định trong trường hợp gãy mỏm nha, trật C1- C2. Khả năng làm
vững cao, kỹ thuật đơn giản và an toàn.

Hình 12. Kỹ thuật vít qua khớp C1- C2 từ phía sau

4.2.2.3.Vít trực tiếp qua mỏm nha theo đường cổ trước (hình 13):

8
Chỉ định khi gãy mỏm nha không có trật C1- C2 phối hợp. Ưu điểm của
phương pháp là làm vững tốt mà vẫn bảo đảm chức năng khớp C1- C2, với
điều kiện không có trật C1-C2

Hình 13. Kỹ thuật vít cố định mỏm nha qua ổ gãy


4.2.2.4.Nẹp vit qua khối khớp C1 và cuống C2 theo đường cổ sau (kỹ thuật
Harms): chỉ định cho những trường hợp trật C1- C2 kèm chèn ép tủy bắt buộc
phải cắt cung sau C1, hoặc di lệch nhiều không thể phẫu thuật bằng vít qua
khớp C1- C2.
4.2.2.5.Nẹp vít C2- C3 qua đường cổ trước:
Áp dụng cho vỡ eo C2 độ 2 và độ 3. Sau khi lấy bỏ đĩa đệm bị rách do
trật C2 – C3, người ta lấy mảnh xương mào chậu ghép vào ổ đĩa đệm C2- C3,
và nẹp vít vào C2 và C3 (hình 14)

Hình 14. Nẹp vít C2-C3-C4 qua đường cổ trước

Tài Liệu Tham khảo


9
1. Aebi M, Mohler J. (1980)
Indication, surgical technique and results of 100 surgically treated fractures
and fracture-dislocations of the cervical spine. Clin Orthop 203: 244-257
2. Althoff B., (1979)
Fracture of the Odontoid process. An experimental and clinical Study
Acta Orthp. Scand Suppl 177; 1 – 95
3. Anderson LD., D’Alonzo RT., (1974)
Fracture of the odontoid process of the axis
J. Bone joint Surg 56-A: 1663 -1674
4. Anderson S, Rodrigues M. (2000)
Odontoid fractures: high complication rate associated with anterior
screw fixation in the elderly.
Eur Spine J 9: 56-60

5. Barbour JR. (1971)


Screw fixation in fracture of the odontoid process. South Austral clin 5:
20-24
6. Landells CD. Peteghem PKV. (1987)
Fractures of the atlas: Classification, treatment and morbidity
Spine 13: 450 - 452
7. Levine AM., Edwards CC. (1989)
Traumatic lesions of occipito-atlanto-axial complex
Clin Orthop 239: 53 – 68

8. Levine AM. Edwards CC (1991)


Fractures of the atlas. J. Bone joint Surg 73: 680-691
9. Magerl F, Grob D, Seemann P. (1985)
Stable posterior fusion of the atlas and axis by transarticular screw fixation, in
Weidner PA, Cervical Spine I. New York: Springer-Verlag, 1985, p217

10
10. Volker K, Sonntag H, Mark N. (1996)

Management of upper Cervical Spinal Instability. Neurosurgery, New York


McGraw-Hill, 1996 .Vol II: 2927 – 2936

11

You might also like