You are on page 1of 2

ĐỂ LUYỆN TẬP NGÀY 12/4/2022- LỚP 12T1, 12T2, 12H, 12S

ĐỀ 1

Phần 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Bức tranh của tôi

Tường nhà tôi thường treo nhiều tranh Bức tranh màu xanh tôi thường say ngắm nhất
Đẹp nhất vẫn là bức tranh màu xanh Mỗi tia sáng làm đổi thay màu sắc
Cửa sổ Mỗi hạt mưa, làn sương, cánh chim
Khói trắng dăng dăng ngang tầm thành phố Đã khảm vào tôi từ thuở biết nhìn
Dãy núi lam sương, cánh đồng biếc mạ… Và phác trong tôi bao đường nét bình yên
Và rung rinh vài nhánh cây, chùm quả Rồi một sáng tôi nghe lời bức tranh đằm thắm:
Cùng với những gì gọi là cuộc đời “- Anh không thể chỉ đắm say đứng ngắm
Tất cả dẵm trên nền vĩnh cửu: bầu trời Anh phải là một nét vẽ dẫu đơn sơ”

(Nguyễn Duy, trích từ tập thơ Cát trắng, NXB


Quân đội nhân dân, 1973)

Câu 1: Xác định phương thức biếu đạt chính & phong cách ngôn ngữ của bài thơ trên.
Câu 2: Bài thơ được sáng tác bằng thể thơ nào? Việc sử dụng thể thơ đó có tác dụng gì?
Câu 3: Theo tác giả, bức tranh nào là đẹp nhất? Bức tranh ấy được vẽ lên bởi những màu
sắc, hình ảnh nào?
Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được nhà thơ sử dụng trong các
dòng thơ in đậm. (Mỗi tia sáng.... nét bình yên)
Phần 2. Làm văn

Câu 1 (2 điểm) Anh/chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình
về quan niệm sống được Nguyễn Duy gửi gắm qua hai câu thơ “-Anh không thể chỉ đắm
say đứng ngắm/ Anh phải là một nét vẽ dẫu đơn sơ”

Câu 2 (5 điểm) Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng trong buổi sáng ngày
hôm sau. Từ đó nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn người lao động trong truyện ngắn Kim Lân.
ĐỀ 2

PHẦN I. ĐỌC HIỂU( 3 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Cuộc sống luôn có nhiều áp lực nên không phải lúc nào ta cũng có đủ vững chãi
để làm chủ hết bản thân, nhất là khi có những biến động bất ngờ. Trong những lúc tâm tư
rối bời hoảng loạn hay chán chường lạc lõng, ta luôn ước ao có một người thân bên cạnh
để được chia sẻ. Dù người ấy chẳng giúp ta giải quyết được vấn đề, thậm chí chẳng
khuyên được một điều gì bổ ích, nhưng chỉ cần thái độ lắng nghe hết lòng cũng đủ khiến
ta vơi đi rất nhiều phiền muộn rồi.Cho nên, được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu
của con người.Thế nhưng, điều nghịch lý là ai cũng muốn người khác lắng nghe mình,
còn mình lại không chịu lắng nghe ai cả.

(….) Nếu ta thực sự muốn giúp người kia vơi đi những nỗi khổ niềm đau đang đè nặng
trong lòng, thì việc trước tiên là ta phải biết lắng nghe họ. Cũng như vị thầy thuốc trước
khi chẩn mạch kê toa thì phải luôn quan sát thần sắc của bệnh nhân. Sau đó, lắng nghe
thật kĩ càng những báo cáo hay những lời than thở về bệnh trạng.Khi ta quyết định lắng
nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ. Dù
ta không phải nhà tâm lý trị liệu, nhưng với lòng chân thành và thái độ lắng nghe đúng
đắn, chắc chắn ta sẽ giúp được người kia ít nhiều. Vì vậy mỗi khi chúng ta chuẩn bị lắng
nghe, ta phải hỏi kỹ lại mình đã thật sự vào vai của một người cứu giúp chưa?

(Theo Minh Niệm, Hiểu về trái tim, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017,
tr.160-162)

Câu1. Đoạn văn bản trên sử dụng những thao tác lập luận nào?

Câu 2.Theo tác giả, khi chúng ta lắng nghe cần có thái độ như thế nào?

Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: “khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là
ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ”?

Câu 4. Theo anh/chị, chúng ta cần lưu ý điều gì khi lắng nghe ai đó?

PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. (2 điểm): NLXH

Được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người. Anh/chị hãy viết một
đoạn văn ( khoảng 200 chữ) bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên.

You might also like