You are on page 1of 36

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO KIẾN TẬP


TÊN ĐỀ TÀI

TÌM HIỂU VỊ TRÍ THU MUA TẠI


CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
UN-AVAILABLE

Giảng viên hướng dẫn : Vòng Thình Nam


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Huỳnh Đăng Khoa
MSSV : 19132049
Lớp sinh viên : 191322B

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 09 năm 2022


ĐIỂM SỐ

TIÊU CHÍ NỘI DUNG BỐ CỤC TRÌNH BÀY TỔNG ĐIỂM

ĐIỂM

NHẬN XÉT
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Ký tên
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TÓM LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN.............2
1.1. Thông tin chung về đơn vị.....................................................................................2
1.2. Quá trình hình thành và phát triển...........................................................................2
1.2.1. Quá trình hình thành phát triển............................................................................2
1.2.2. Các nhân tố tác động đến quá trình hình thành phát triển của công ty.................4
1.2.3. Chức năng và lĩnh vực hoạt động.........................................................................8
CHƯƠNG 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ĐƠN VỊ......................................................10
2.1. Tổ chức quản lý của đơn vị...................................................................................10
2.1.1. Sơ đồ tổ chức.....................................................................................................10
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban...................................................................10
2.2. Tổ chức sản xuất kinh doanh.................................................................................13
2.2.1. Thị trường kinh doanh và khách hàng................................................................13
2.2.2. Kết quả kinh doanh của đơn vị...........................................................................14
2.2.3. Nhận xét về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp........................................14
2.3. Chiến lược phát triển trong tương lai....................................................................16
CHƯƠNG 3: MỘ TẢ CÔNG VIỆC KIẾN TẬP TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN UN-AVAILABLE....................................................................................17
3.1. Lý do lựa chọn vị trí mô tả....................................................................................17
3.1.1. Lý do .............................................................................................................. 17
3.1.2. Vai trò, ý nghĩa của công việc được chọn mô tả................................................17
3.1.3. Thông tin của về phòng thu mua – vị trí gia công thuê ngoài.............................18
3.2. Các yêu cầu đối với vị trí lựa chọn........................................................................18
3.2.1. Yêu cầu về trình độ chuyên môn:.......................................................................18
3.2.2. Yêu cầu về kỹ năng:...........................................................................................18
3.2.3. Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp........................................................................19
3.3. Mô tả quy trình làm việc của đội gia công thuê ngoài phòng thu mua..................20
3.4. Một số nhận xét về công việc được mô tả tại doanh nghiệp..................................25
KẾT LUẬN................................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................27
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.2.1 Nhà xưởng công ty Un-Available................................................................3


Hình 1.2.1 Nhà xưởng công ty Un-Available................................................................3
Hình 1.2.2 Một số chứng chỉ mà Un-Available đã đạt được..........................................5
Hình 1.2.2 Một số chứng chỉ mà Un-Available đã đạt được..........................................5
Hình 2.1.1 Sơ đồ tổ chức tại công ty Un-Available.....................................................10
Hình 2.1.1 Sơ đồ tổ chức tại công ty Un-Available.....................................................10
Hình 2.2.1 Khách hàng của Un-Available...................................................................14
Hình 2.2.1 Khách hàng của Un-Available...................................................................14
Hình 3.2.1 Quy trình đội Outsource thuê gia công treatment từ bước 1 đến bước 10. .20
Hình 3.3.2 Quy trình đội Outsource thuê gia công treatment từ bước 11 đến bước 20 21
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt


Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ
Business Social Compliance
BSCI trách nhiệm xã hội trong kinh
Initiative
doanh
Tiêu chuẩn dệt may hữu cơ toàn
GOTS Global Organic Textile Standard
cầu
European-Vietnam Free Trade Hiệp định thương mại tự do Liên
EVFTA
Agreement minh châu Âu-Việt Nam
Tiêu chuẩn quốc tế về thực hành
Sedex Member Ethical Trade
SMETA đạo đức kinh doanh và trách
Audit
nhiệm xã hội
Quality Assurance/ Quality Bộ phận đảm bảo chất lượng/
QA/QC
Control kiểm soát chất lượng
Thông tin yêu cầu thực hiện
IPO Internal purchase order
outsource treatment
LỜI GIỚI THIỆU

Có thể hiểu kiến tập chỉ đơn giản là việc quan sát các công việc người khác
trong một khoảng thời gian, sau đó tự bản thân đúc kết những kinh nghiệm quý báu để
làm hành trang cho giai đoạn sau này, thường thì sẽ liên quan đến các nghiệp vụ của
một vai trò nào đó. Ngoài việc trao đổi những kiến thức căn bản từ thầy cô ở trên
trường thì thời gian kiến tập chính là thời điểm thích hợp để các bạn sinh viên có thể
tiếp thêm cho mình ngọn lửa đam mê và khát vọng trong công việc từ những thực tế
thấy được.

Hiện tại tác giả đang là sinh viên năm 4 thuộc ngành Logistics và quản lý chuỗi
cung ứng tại trường đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh. Nhận được cơ
hội kiến tập tại công môi trường đa dạng các vai trò nghề nghiệp thuộc chuyên ngành
mình đang theo đuổi là một điều hết sức vinh dự. Trong quá trình kiến tập, bản thân cá
nhân đã học hỏi được rất nhiều về vị trí thu mua với vai trò là kiến tập sinh phát triển
gia công thuê ngoài. Cũng như là được trao đổi kinh nghiệm với các anh chị cùng bộ
phận, được hướng dẫn và mở rộng các cơ hội nghề nghiệp khác cùng thuộc chuyên
ngành thông qua các công việc trước đó mà các anh chị tửng làm.

Việc tạo điều kiện cho sinh viên có những buổi kiến tập tại doanh nghiệp một
phần nhờ sự nỗ lực của giảng viên phụ trách bộ môn liên quan đến vị trí nghề nghiệp.
Thầy cô là người có vai trò ccung cấp nền tảng kiến thức chuyên ngành và góp phần
hướng giúp sinh viên hoàn thành tốt vai trò tại doanh nghiệp. Tác giả xin gửi lời cảm
ơn chân thành đến quý doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn Un-Available và
trường đại học Sư phạm Kỹ thuật đã giúp đỡ và hỗ trợ tác giả trong quá trình phát triển
nghề nghiệp của bản thân.

Bài báo cáo kiến tập sẽ chủ yếu giới thiệu sơ lược về công ty trách nhiệm hữu
hạn Un-Available và mô tả công việc của vị trí gia công thuê ngoài tại phòng thu mua.
Phòng thu mua chịu trách nhiệm về việc cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, mau máy
móc thiết bị và thuê các đơn vị ngoài thực hiện gia công cho các công đoạn còn thiếu

1
trong sản xuất của công ty. Mời mọi người cùng tìm hiểu vị trí này qua bài báo cáo
kiến tập dưới đây.

CHƯƠNG 1: TÓM LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

1.1. Thông tin chung về đơn vị

- Tên giao dịch: Un-Available Co., Ltd


- Tên thường gọi: Công ty trách nhiệm hữu hạn Un-Available
- Địa chỉ nhà xưởng: Một phần lô I/3 Đường số 7, Khu công nghiệp Vĩnh Lộc,
Phường Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân, thành phẩm Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Mã số thuế: 0303271471
- Chủ sở hữu (đồng chức vụ giám đốc điều hành): Paul Charles Norriss
- Loại hình kinh doanh: may trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)
- Website: un-available.net
- Email: info@Un-available.net
- Linkedin: www.linkedin.com/company/un-available/

1.

1.1.

Hình 1.1 Lô gô công ty Un-Available

Nguồn: Internet

2
1.2. trình hình thành và phát triển

1.2.1. Quá trình hình thành phát triển

Giám đốc sáng lập của công ty là ông Paul Norris ban đầu dự định thành lập
một công ty thời trang mang nhãn hiệu của cá nhân ông tại Việt Nam. Tuy nhiện, ông
nhận thức sớm được việc mình thành lập công ty đã gặp phải một vấn đề to lớn là
không có cơ sở sản xuất được chứng nhận đạt chuẩn nào nhận sản xuất quần áo với
chất lượng và số lượng theo đúng yêu cầu. Bởi lẽ, những công ty này họ phải đảm bảo
được số lượng cùng với chất lượng phải mang tính kinh tế có lợi và sự ổn định trong
giao kết hợp đồng.
Cũng chính điều này, giám đốc sáng lập của công ty đã đi đến quyết định thay
đổi toàn bộ dự định trước đó của ông nhằm để đối phó với vấn đề lớn này. Giải pháp
mà ông đưa ra chính là tự bản thân công ty sẽ sản xuất, vừa làm vừa học để có thể đáp
ứng được vấn đề về chất lượng và số lượng.
Năm 2004, Paul Norris bắt đầu thành lập công ty Un-Available với 100% vốn
đầu tư nước ngoài có văn phòng đại diện tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh thuộc
phường Đa Kao, quận 1. Lực lượng nhân sự của công ty thời bấy giờ còn khá non trẻ
chỉ vỏn vẹn chưa đến 20 người. Un-Available trải qua một quá trình dài phát triển
không ngừng nghỉ, công ty đã thực hiện nhiều cải cách chuyển mình và hoàn thiện
hơn. Trụ sở văn phòng từng nằm tách biệt so với nhà máy. Điều này gây sự khó khăn
trong việc trao đổi thông tin, phản hồi chậm trễ và gia tăng chi phí đi lại giữa hai nơi.
Đến tháng 4 năm 2020, công ty chính thức dời văn phòng sáp nhập với nhà máy về
cùng một địa điểm. Và đây cũng là trụ sở hiện tại và duy nhất của công ty Un-
Available.

3
Hiện tại, công ty đã có khoảng 500 công nhân trực thuộc các dây chuyền sản
xuất trực tiếp và bán trực tiếp, cùng với hơn 130 nhân viên trực thuộc các bộ phận văn
phòng. Mỗi tháng công ty sản xuất và vận chuyển 100,000 sản phẩm đến các thị
trường khác nhau như Bắc Mỹ, Anh, Nhật, Úc… và trong đó có cả thị trường Việt

Hình 1.2.1 Nhà xưởng công ty Un-Available

Hình 1.2.2 Nhà xưởng công ty Un-Available


Nam.
Nguồn: Internet

1.

1.1.

1.2.

1.2.1.

1.2.2. Các nhân tố tác động đến quá trình hình thành phát triển của công ty

 Điểm mạnh

Về kiến trúc, quy mô nhà xưởng

4
Un-Available đầu tư một mẫu đất với quy mô 9000 m2 tại khu công nghiệp
Vĩnh Lộc thuộc địa phận quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. Nhà máy được tối
đa hóa diện tích cho sản xuất may mặc bao gồm 3 khu vực sản xuất (tổng diện tích
5850 m2), 2 khu vực văn phòng (tổng diện tích 300 m 2), 2 khu vực kiểm soát chất
lượng (tổng diện tích 68 m2), 2 khu vực kho vận (tổng diện tích 2000 m 2), 1 khu vực
lưu trữ tài liệu (30 m2), 2 phòng họp (tổng diện tích 50 m 2), 1 khu vực ăn uống (500
m2) và các khu vực nhỏ nằm rải rác lưu trữ dụng cụ bảo hộ chữa cháy hoặc thiết bị
điện công nghiệp.
Làm việc tại Un-Available sẽ không bắt gặp các bức tường ngăn cách giữa các
khu vực làm việc mà thay vào đó là các tấm kính cường lực trong suốt. Điều này giúp
các nhân vật đóng vai trò quản lý cấp cao hơn có thể quan sát bao quát được nhân viên
đang thực hiện sản xuất như thế nào và xử lý nhanh chóng khi có vấn đề phát sinh.
Việc gián đoạn trong sản xuất có thể sẽ khiến công ty đánh mất một phần lợi nhuận,
đồng thời ảnh hưởng đến thời gian làm việc của công nhân, buộc họ phải dành thời
gian tăng ca và công ty phát sinh chi phí không đáng có. Việc không gian làm việc có
thiết kế mở cũng giúp công nhân viên trong công ty có thể giao lưu và trao dổi thông
tin một cách thuận tiện hơn với nhau cho dù đang làm những việc khác nhau trong
những khu vực riêng biệt.

Đủ tiêu chí đạt chứng nhận thu hút thương hiệu nước ngoài
Tiêu dùng xanh, sản xuất bền vững, năng lượng tái tạo là những từ khóa rất
được quan tâm và ưa chuộng ở Bắc Mỹ và các nước châu Âu. Ngày càng có nhiều quy
định, tiêu chuẩn, kiểm soát về may mặc, đặc biệt là dành cho các nước xuất khẩu vào
thị trường của họ. Vi mô hơn, đứng dưới góc dộ của người tiêu dùng thì ngày càng có
nhiều tiện ích giúp họ có thể xác định sản phẩm mà họ quan tâm hoặc sẽ chi tiêu vào
nó. Điều này buộc các doanh nghiệp, cụ thể là các hãng thời trang, họ phải đặc biệt cẩn
trọng khi tìm nhà cung cấp cho sản phẩm quần áo của họ khi họ không thể tự sản xuất.
Thông thường, các hãng thời trang tư nhân nước ngoài chọn nhà cung cấp sẽ dựa vào
các chứng chỉ quốc tế mang tính sản xuất bền vững, chứng nhận về nguồn nguyên vật
liệu xanh, chứng nhận kiểm toán,... Và ngoài ra, cũng sẽ phải đạt các tiêu chí của nhà
máy do chính hãng thời trang đó lập nên.

5
Với Un-Available, một ví dụ điển hình chính là Nike, tập đoàn đa quốc gia của
Mỹ kinh doanh các mặt hàng giày dép, quần áo, phụ kiện, trang thiết bị và dịch vụ liên
quan đến thể thao. Để hợp tác với Nike, Un-Available trước hết phải đàm phán với họ
và xác mình cho họ thấy các chứng nhận mang tính bền vững và có lợi cho môi trường
như Bluesign, OEKO-TEX Standard 100, BSCI, GOTS,... Sau khi Nike xác nhận, đại
hai bên có một cuộc gặp chính thức tại Un-Available để khảo sát và chấm điểm cho bộ
tiêu chí đã đề ra. Nếu không đạt, Nike sẽ giao cho một khoảng thời gian để Un-
Available khắc phục và tiến hành khảo sát thêm một lần nữa. Sau quá trình cải tạo để
hoàn thành tốt các tiêu chí mà Nike đề ra, hai bên sẽ tiến hành đàm phán và ký kết hợp

Hình 1.2.3 Một số chứng chỉ mà Un-Available đã đạt được

Hình 1.2.4 Một số chứng chỉ mà Un-Available đã đạt được


đồng.

Nguồn: Báo cáo bền vững của công ty Un-Available 2018 – 2020
 Điểm yếu

Không thể phủ nhận rằng bản thân Microsoft Excel là một công cụ tính toán,
thống kê và lưu trữ hữu ích khi chỉ dùng với số lượng công việc giới hạn. Tuy nhiên,

6
dù đã trải qua 18 năm phát triển nhưng tại Un-Avalable, Microsoft Excel lại được công
ty lạm dụng nhiều lúc không cần thiết.
Việc triển khai các báo cáo bằng tập tin Excel hằng ngày sẽ chủ yếu do một cá
nhân có kinh nghiệm phổ biến xuống toàn bộ các phòng ban khác và các cá nhân còn
lại trong phòng ban của mình. Trong một buổi sáng có thể có đến 7 - 8 tập tin Excel
báo cáo qua hộp thư điện tử của một nhân viên văn phòng. Điều này rất dễ làm cho
nhân viên bỏ lỡ thông tin khi ngoài các thư điện tử báo cáo còn có cả thư về các công
việc khác của họ.
Một điều đáng để lưu ý khác chính là các dữ liệu được cho vào báo cáo. Một
vài trong số chúng có liên kết với nhau nhưng chúng lại được ở các báo cáo khác nhau.
Vì vậy, nhân viên phải mất thời gian để tìm tập tin chứa chúng và soi chiếu các bản
báo cáo với nhau mới hình thành nên cơ sở phục vụ cho công việc của mình. Rủi ro về
sai lệch khi đối chiếu các bản báo cáo vẫn xuất hiện dù không nhiều.
Phần mềm hoạch định doanh nghiệp
Việc triển khai phần mềm hoạch định doanh nghiệp tại công ty vẫn còn gặp
nhiều bất cập về vấn đề chi phí, nhân lực. Và một trong nững nguyên nhân lớn nhất mà
công ty vẫn chưa triển khai được chính là quy trình hoạt động đa dạng và phức tạp của
công ty.
Công ty đã từng thuê một doanh nghiệp tại Việt Nam để áp dụng phần mềm
hoạch định doanh nghiệp, tuy nhiên, việc truyền tải thông tin sai lệch ở các công đoạn
đã khiến phần mềm phải liên tục bị sửa đổi để thích nghi với các tình huống mới. Mỗi
tình huống mới khi sửa đổi sẽ khiến chi phí tăng theo và việc đào tạo lại nhân sự để sử
dụng là điều không thể tránh khỏi. Báo cáo bằng thủ công vẫn là phương thức mà công
ty áp dụng cho đến hiện tại.

 Cơ hội

Hiệp định EVFTA


Việc EVFTA có hiệu lực đã mang nhiều sự khởi sắc trong ngành dệt tại Việt
Nam. Hiệp định là động lực thúc đẩy cho công ty Un-Available nỗ lực sản xuất và
xuất khẩu đến các khách hàng tại thị trường châu Âu với chi phí thiểu và tối đa hóa lợi
nhuận. Khách hàng cũng được hưởng lợi ưu đãi thuế quan từ Hiệp định EVFTA. Yêu

7
cầu rằng hàng dệt may Việt Nam phải đáp ứng các quy định về quy tắc xuất xứ hàng
hóa theo hiệp định này và được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu
EUR.1 theo EVFTA. Dự kiến sau tối đa 7 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực ( từ
01/08/2020) thì toàn bộ các mặt hàng dệt may của Việt Nam sẽ được giảm thuế nhập
khẩu về 0%. Mở ra một giai đoạn tối ưu về chi phí xuất khẩu đầy hứa hẹn hơn với Un-
Available

Nhân công người Việt Nam (95%)


Tận dụng lợi thế vị trí địa lý, nhà máy được đặt tại khu vực phía Tây Nam của
thành phố Hồ Chí Minh, nơi mà nhiều người nhập cư từ các tỉnh miền Tây của Việt
Nam chọn làm nơi cư trú đổ về làm việc. Một phần là vì nơi đây nhiều khu công
nghiệp cần nhân công và cũng vì chi phí sinh hoạt tại khu vực này thấp hơn so với các
khu vực khác trong thành phố. Khoảng 95% công nhân viên của công ty từ các tỉnh
miền Tây và khu vực lân cận khu công nghiệp Vĩnh Lộc, quận Bình Tân đến để làm
việc.
Việc thu hút được nhiều công nhân viên Việt Nam đến để làm việc giúp công ty tối ưu
hóa được chi phí nhân lực, tối ưu chi phí sản xuất và tối đa hóa được lợi nhuận trên
mỗi sản phẩm.

 Thách thức

Một trong số những thách thức mà Un-Available gặp phải chính là sản xuất cho
những thương hiệu thời trang lớn cho các thị trường quốc tế chẳng hạn như Palace
Skateboards, Daily Paper, Stussy,... Bảo vệ bản quyền cho các sản phẩm trí tuệ luôn là
một trong những nền tảng được chú trọng để tạo nên sự tin tưởng cho đối tác. Chính vì
thế mà Un-Available đã dành ra rất nhiều năm và hàng nghìn USD mỗi năm để đảm
tất cả được sản xuất trong một không gian khép kín nhất có thể. Không có công đoạn
nào được lan truyền ra bên ngoài nhằm phòng tránh ai đó thấy thứ mà họ không nên
nhìn thấy.
Đối với các công đoạn gia công thuê ngoài (chỉ sản xuất bán thành phẩm hoặc
một chi tiết nhỏ của bán thành phẩm), bộ phận mua hàng sẽ là bên kiểm soát và trao
đổi với nhà cung cấp về vấn đề bảo mật bản quyền cho công ty. Nếu công ty xác định
được lỗi bên phía nhà cung cấp vi phạm bản quyền, bộ phận mua hàng sẽ phối hợp với
8
phòng kế toán không thanh toán cho toàn bộ lô hàng đã xuất đến công ty Un-Available
của nhà cung cấp. Đồng thời, việc tố tụng và bồi thường là một điều không thể tránh
khỏi.

1.2.3. Chức năng và lĩnh vực hoạt động.

 Chức năng nhiệm vụ


Un-Available tập trung tạo ra những thay đổi lâu dài, chẳng hạn như dựa vào
các tiêu chuẩn công nghiệp thông thường tại Việt Nam và tái cấu trúc hoạt động kinh
doanh của bản thân công ty như một phương tiện sao cho phù hợp và có khả năng phát
triển tốt để đạt được tương lai đáng giá. Bên cạnh đó, từ việc thúc đẩy tính bền vững ở
Việt Nam trong lĩnh vực may mặc để hỗ trợ sức khỏe cho lực lượng lao động. Mọi thứ
Un-Available làm đều cam kết xây dựng một ngày mai tốt đẹp hơn.
Tính bền vững không chỉ là một từ thông dụng hay một xu hướng; nó là một
phong trào quan trọng và cốt lõi cho sứ mệnh của Un-Available. Bản thân công ty
cũng hiểu được rằng chống lại thời trang nhanh là một thách thức to lớn, nhưng phải
đối mặt. Công ty tập trung vào các thực tế có thể gây ra ảnh hưởng và đưa ra các sáng
kiến cùng có lợi cho cả hiện tại và tương lai. Hành động là cần thiết và phải biết điều
gì đang đe dọa, Un-Available quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa để đạt được một môi
trường xanh hơn và hạnh phúc hơn.
Bằng cách liên tục lập kế hoạch và đầu tư vững chắc, công ty có thể duy trì
những nhu cầu của mình mà không hi sinh chất lượng. Và hệ thống kiểm tra và cân
bằng (một bộ các quy tắc nhằm ngăn chặn một người hoặc một nhóm có quá nhiều
quyền lực trong công ty) đảm bảo trách nhiệm giải trình mọi thứ mà từng cá nhân đang
thực hiện. Un-Available hy vọng sẽ tạo ra một tác động có ý nghĩa lâu dài.

 Lĩnh vực hoạt động


Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Un-Available là sản xuất may mặc xuất khẩu
vì đây là thị trường có nhu cầu cao. Dù cho công suất sản xuất của công ty là khá lớn
nhưng công ty vẫn có thể nhận các đơn hàng từ nhỏ (1000 - 2000 cái/mẫu) đến các
đơn hàng số lượng cực kỳ lớn (hơn 100,000 cái/mẫu) mỗi tháng. Mẫu sản phầm có thể
do chính công ty thiết kế hoặc may theo mẫu thiết kế mà khách hàng yêu cầu. Tại Un-
Available, công ty đề cao phát huy sự sáng tạo phá cách từ khách hàng nên sẽ không
9
có giới hạn bất kỳ kiểu dáng, hình in, chất liệu,... quần áo nào ngoại trừ quần áo làm từ
da hoặc lông thú.
Các sản phẩm được đa số khách hàng yêu cầu sản xuất chủ yếu là áo khoác mũ
trùm, áo khoác và áo thun. Các chất liệu mà công ty sử dụng đều phải đạt các chứng
nhận an toàn, được cấp phép bởi các tổ chức quốc tế uy tín và được kiểm duyệt kỹ
lưỡng trước khi tiến hành sản xuất hàng loạt.

 Tầm nhìn
Tại Un-Available, mọi cá nhân đều được hưởng lợi trong việc duy trì các hoạt
động sản xuất, dịch vụ, tính bền vững, sự cải cách, sự hợp tác và công bằng xã hội ở
mức tiêu chuẩn cao nhất đem đến tác động một cách tích cực và hiệu quả cho nhân
loại. Bên cạnh đó, bằng cách tự chịu trách nhiệm về hành động của mình, Un-
Available cam kết đảm bảo trách nhiệm của từng khâu công ty đã, đang và sẽ thực
hiện cho khách hàng.

 Sứ mệnh
Ngành may mặc tại Việt Nam có rất nhiều triển vọng và có thể xem là phát triển
ngang hoặc so với các nước phương Tây về mặt kỹ thuật. Tuy nhiên, việc mang tính
bền vững của nhà máy cần phải được xem xét lại khi nhắc đến. Sứ mệnh của Un-
Available là xây dựng một không gian có đạo đức, bền vững và hiệu quả về mặt sinh
thái trong ngành công nghiệp may mặc, có ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống của mọi
người. Duy trì tốt các công đoạn sản xuất để liên tục trau dồi kiến thức và nâng cao
nhận thức về tính bền vững. Un-Available cũng hy vọng bản thân sẽ là nguồn động lực
truyền cảm hứng cho người khác đang tìm sự khác biệt đáng giá cho việc kinh doanh
của mình.

10
CHƯƠNG 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ĐƠN VỊ

1.

2.

2.1. Tổ chức quản lý của đơn vị

1.

2.

2.1.

11
2.1.1. Sơ đồ tổ chức

Hình 2.1.5 Sơ đồ tổ chức tại công ty Un-Available

Hình 2.1.6 Sơ đồ tổ chức tại công ty Un-Available


Nguồn: Tác giả

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban

 Bộ phận nhân sự - Human resources


Nhân sự là cầu nối liên lạc giữa công ty và công nhân viên. Bộ phận có trách
nhiệm quản lý mọi vấn đề liên nhân sự của công ty từ khâu tuyển dụng, đào tạo công
nhân, phổ biến quy định của công ty, kiểm soát chi trả lương thưởng, các phúc lợi khi
làm việc, bảo hiểm xã hội cho đến các vấn đề về nghỉ phép và nghỉ việc của nhân viên.

12
 Bộ phận sản xuất bền vững - Sustainablity
Ba nhiệm vụ chính của bộ phận kiểm soát nội bộ:
- Đầu tiên, đây là bộ phận quản lý các công tác bảo vệ con người và tài sản xung
quanh khu vực của công ty
- Thứ hai, bộ phận giữa vai trò là một quan sát viên độc lập, nhằm đảm bảo hoạt
động của công ty tuân thủ các quy định pháp luật quốc gia, đạo đức kinh doanh và quy
chế hoạt động của công ty.
- Cuối cùng, kể từ năm 2017, bộ phận đảm nhận các công tác phát triển sản xuất bền
vững bao gồm sức khỏe, an toàn và môi trường.
 Bộ phận sản xuất - Production
Phòng sản xuất thực hiện các tác vụ quản lý trực tiếp với 7 chuyền may thành
phẩm, 7 tổ hoàn thành đầu cuối (thực hiện các tác vụ như ủi, đóng gói và xếp thùng), 1
chuyền may mẫu, phòng sản xuất rập, tổ cắt vải, kho vải và kho hàng hóa. Song song
với việc quản lý các khu vực xưởng thì theo dõi và kiểm soát cả quá trình sản xuất cho
công ty là trách nhiệm chính của bộ phận này.

 Bộ phận tài chính – kế toán


Công việc đặc thù của phòng tài chính – kế toán liên quan chủ yếu đến việc
đảm bảo phân chia đủ chi phí cho nhu cầu của mỗi bộ phận như lương, thưởng phạt,
mua sắm vật tư, máy móc, cơ sở vật chất, chi phí thuê ngoài…và tổng hợp báo cáo tài
chính mỗi tháng để đánh giá sức khỏe tài chính của công ty.

 Bộ phận quản lý đơn hàng


Quản lý đơn hàng thực hiện thương lượng với khách hàng về mẫu hàng, thông
tin đơn hàng, chất lượng sản phẩm. Sau đó, phòng sẽ tiến hành tiếp nhận yêu cầu đơn
hàng từ khách hàng, phổ biến yêu cầu đến các phòng ban khác, yêu cầu làm mẫu, tiếp
nhận mẫu và gửi mẫu đến khách hàng. Nếu khách hàng duyệt mẫu, bộ phận quản lý
đơn hàng sẽ gửi yêu cầu sản xuất và cập nhật tiến độ đơn hàng cho khách hàng. Lắng
nghe và giải quyết khiếu nại của khách hàng về sản phẩm cũng cũng sẽ được bộ phận
quản lý đơn hàng tiếp nhận khi phát sinh.

13
 Bộ phận khách hàng
Là bộ phận cầu nối đầu tiên mang sứ mệnh tìm kiếm và giữ vững mối quan hệ
tốt giữa công ty và khách hàng. Bộ phận có trách nhiệm tìm hiểu, nghiên cứu và đánh
giá các khách hàng tiềm năng trước khi công ty sang bước tiếp theo là tiếp nhận thông
tin về mẫu sản phẩm hay đơn hàng. Đảm bảo các yêu cầu và thỏa mãn mục tiêu mà
khách hàng hướng tới luôn là ưu tiên của bộ phận này.
 Bộ phận in
Phòng in chịu trách nhiệm phổ biến kế hoạch sản xuất có sử dụng các kỹ thuật
như in nhiệt, in lụa, ép, sấy khô trên bán thành phẩm đến công nhân thuộc bộ phận của
mình. Bên cạnh đó, phòng in cũng hỗ trợ bộ phận sản xuất tiến hành giám sát, đo
lường hiệu quả và năng suất in hằng ngày.

 Bộ phận thu mua


Có nhiệm vụ tìm kiếm những nhà cung cấp vải, nguyên phụ liệu sản xuất cho
công ty và thuê ngoài gia công bán thành phẩm với chất lượng tốt và giá cả hợp lí
nhất. Bên cạnh đó, phòng còn phải thu hút và giữ vững mối quan hệ với các nhà cung
cấp, đối tác nhập khẩu của công ty.

 Bộ phận QA/QC
Bộ phận có trách nhiệm đánh giá chất lượng các mẫu thử được gửi về từ nhà
cung cấp do bộ phận thu mua tìm kiếm hoặc các mẫu do chính công ty tự sản xuất
trước khi gửi mẫu chào hàng cho khách. Bộ phận cũng phải đảm bảo rằng thành phẩm
cuối cùng phải đạt chất lượng tốt và đúng với chất lượng mà khách hàng mong muốn
trước khi thành phẩm được đóng gói và lưu kho.

 Bộ phận kế hoạch – Planning


Nhiệm vụ của phòng kế hoạch bao gồm đánh giá đơn hàng để tạo lịch trình sản
xuất phù hợp. Thực hiện các phép tính về số lượng nguyên vật liệu, thiết bị và nhân
lực cần thiết cho quy trình sản xuất. Lên các phương án cho các vấn đề phát
sinh trong quá trình sản xuất để giảm thiểu sự chậm trễ hoặc sai sót

14
2.

2.1.

2.2. Tổ chức sản xuất kinh doanh.

2.2.1. Thị trường kinh doanh và khách hàng


Là một nhà sản xuất hàng may mặc chất lượng cao cho các thương hiệu mang
tính biểu tượng và được công nhận trên toàn cầu. Un-Available ưu tiên các chỉ số về
chất lượng và công khai cho đối tác khách hàng để tạo niềm tin có cơ sở. Các chỉ số
này truyền tải giá trị và tương quan chặt chẽ với tính minh bạch, công bằng và khả
năng lãnh đạo tìm nguồn cung ứng có trách nhiệm.
Khi xây dựng quan hệ đối tác, công ty cũng liên kết với các thương hiệu có
cùng chí hướng đang tìm cách hoàn thành các mục tiêu giống nhau - đạt được sự bền
vững thông qua khả năng đạt được. Khách hàng hợp tác với công ty đa phần là các
thương hiệu lớn thuộc các thị trường tại Bắc Mỹ (chiếm 54% số lượng sản phẩm xuất
khẩu trong năm 2021), châu Âu (chiếm 35% số lượng sản phẩm xuất khẩu trong năm
2021) và châu Á (chiếm 11% số lượng sản phẩm xuất khẩu trong năm 2021). Có thể
kể đến như Palace Skateboard, Stussy, DrewHouse, Saturday, NYC, Patta, Mad
Happy, Munster, Kith, Herschel, MCQ – Alexander MC Queen,… Một thương hiệu
thời trang tại Việt Nam nổi tiếng với các bạn trẻ mà Un-Available đã từng hợp tác
chính là thương hiệu 5theway.

15
Hình 2.2.7 Khách hàng của Un-Available
Nguồn: Hồ sơ hoạt động của công ty Un-Available

2.2.2. Kết quả kinh doanh của đơn vị

Dưới đây là bảng thể hiện biến động tình hình doanh thu tại Un-Available trong giai
đoạn 2019 đến 2021:

So sánh
Năm Năm Năm So sánh 2020/2021
Chỉ tiêu 2020/2019
2019 2020 2021
(+/-) Tỷ lệ (%) (+/-) Tỷ lệ (%)
Doanh thu bán hàng
2.521 3.008 2.736 487 19,32% - 272 -9,06%
và cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động
217 225 200 7 3,61% - 24 - 10,79%
tài chính
Thu nhập khác 123 201 189 78 63,91% - 42 - 18,38%
Tổng doanh thu 2.862 3.465 3.126 603 21,09% - 339 - 9,79%
Đơn vị tính: tỷ VND
Nguồn: Báo cáo doanh thu năm 2021 của công ty

2.2.3. Nhận xét về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Doanh thu từ hoạt động sản xuất luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các loại
doanh thu lần lượt qua từng năm từ 2019 đến 2021 là 88.11%, 86.82%, 87.52%. Điều
này cho thể hiện rõ thế mạnh của công ty qua từng năm là sản xuất hàng may mặc vẫn
được duy trì tốt. Dù cho trong giai đoạn từ đầu 2021 - 2022, nền kinh tê thế giới có sự
chững lại do dịch bệnh Covid-19, nhưng tình hình sản xuất của công ty chỉ bị sụt giảm
doanh thu về sản xuất không nhiều. Cho thấy công ty đã kiểm soát tốt nguồn nhân lực
sẵn có dễ dàng bị thiếu hụt trong thời kỳ đỉnh dịch và thực hiện tốt chính sách 3 tại chỗ
được chính phủ Việt Nam đề ra bao gồm sản xuất - cách ly - ăn nghỉ tại chỗ.
Doanh thu từ hoạt động tài chính hoặc từ các nguồn thu nhập khác của công ty
tuy có tăng giảm qua từng năm nhưng tổng hợp cả hai loại doanh thu thì chỉ chiếm một
phần nhỏ, không ảnh hưởng đến hoạt dộng sản xuất của công ty. Đây được xem là điều
đáng mừng cho công ty và mong rằng những năm tiếp theo công ty sẽ luôn phát huy

16
được thế mạnh sản xuất của mình, tiếp tục mở rộng kinh hoạt động doanh và tạo
những ưu thế trên thị trường cạnh tranh với các công ty khác.

17
2.3. Chiến lược phát triển trong tương lai

Với kinh nghiệm dày dặn qua những lần học hỏi từ việc thuê ngoài để sản xuất,
công ty đang dự kiến mở rộng sang mảng phụ kiện chẳng hạn như túi đeo và nón.
Phòng thu mua tại công ty đang nổ lực để tìm một nhà cung cấp với các tiêu chí như
phù hợp về giá, chất lượng sản phẩm, mô hình sản xuất khép kín, chuyên sản xuất phụ
kiện may mặc, tính bền vững,… Công ty mong muốn bản than doanh nghiệp có thể là
cầu nối hợp tác dài lâu giữa các khách hàng hiện có của mình và nhà cung cấp trong
nước. Điều này thể hiện đúng với một trong những định hướng phát triển ban đầu của
Un-Available chính là hỗ trợ phát triển ngành may mặc tại Việt Nam.

Về chiến lược phát triển khách hàng, việc các thương hiệu thời trang quốc tế
chọn một nhà sản xuất khác ngoài Un-Available vì vấn đề về khoảng cách và chi phí là
hoàn toàn có thể, nhất là trong bối cảnh giá nhiên liệu vận tải đang bị đẩy lên cao. Dấu
hiệu dễ nhận biết cho sự thay đổi trong ý định của khách hàng chính là việc họ giảm
dần các đơn hàng sản xuất. Và khi tổng chi phí vận hành máy móc, thiết bị, chi phí lao
động và các chi phí khác liên quan cấu thành nên giá trị của thành phẩm không đạt tính
kinh tế, buộc chính công ty phải từ chối đơn hàng và là bước đầu để chấm dứt sự hợp
tác của các thương hiệu. Để khắc phục điều này thì buộc công ty phải tìm đến một
khách hàng khác với cam kết hợp tác dài lâu và duy trì tốt những hợp đồng đơn hàng
với số lượng lớn. Khách hàng hàng đầu mà công ty hướng tới chính là Nike.

Thách thức lớn nhất mà Nike đặt ra cho Un-Available chính là phát triển con
người và cơ sở vật chất công ty. Hiện tại, công ty đang lên kế hoạch và tiến hành đào
tạo nhiều kỹ năng khác cho nhân viên như vận hành máy móc thiết bị xưởng và quản
lý bảo hiểm cá nhân. Công ty cũng tiến hành khảo sát tinh thần cũng như nguyện vọng
làm việc của nhân viên và bổ sung hoặc thay thế máy móc phục vụ cho công việc của
nhân viên. Các vấn đề khác về cơ sở vật chất được đích than tổng giám đốc trực tiếp
chỉ đạo và gấp rút hoàn thiện đến lần ghé thăm tiếp theo của Nike.

18
19
CHƯƠNG 3: MỘ TẢ CÔNG VIỆC KIẾN TẬP TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN UN-AVAILABLE

1.
2.
3.

3.1. Lý do lựa chọn vị trí mô tả

3.1.1. Lý do
Thu mua là một vị trí thực hiện một chuỗi các công việc liên quan về nguồn
cung để hoàn thành một mắt xích trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Nhiệm vụ
cốt lõi của vị trí là tạo ra một chương trình tìm nguồn cung ứng và mua hàng có lợi
cho mọi thứ liên quan đến hậu cần của tổ chức.
Với mong muốn hiểu rõ được vị trí này để phát triển bản thân, trau dồi kinh
nghiệm và kỹ năng trong việc lên kế hoạch, thực thi và quản lý tất cả các chi tiết về
chiến lược mua sắm. Song song đó là đủ khả năng để là một phần trong đội ngũ làm
việc tại bất cứ môi trường nào. Học về cách ứng phó các biến động và chịu trách
nhiệm về nguồn cung tại công ty sản xuất cũng góp phần làm nền tảng tâm lý vững
chắc cho các công việc khác trong tương lai.

3.1.2. Vai trò, ý nghĩa của công việc được chọn mô tả


 Vai trò
Cơ sở vật chất của nhà xưởng tuy rộng lớn nhưng vẫn có sự hạn chế, xưởng vẫn
chỉ đáp ứng tốt được một vài công đoạn trong khi nhu cầu của khách hàng đòi hỏi ở
trong mỗi dòng sản phẩm phải khác biệt rõ rệt. Ngành may mặc hàng ngày luôn có các
biến động mới, xuất hiện các kỹ thuật may mặc mới để đáp ứng tốc độ thay đổi của
ngành thời trang. Không thích ứng được sự thay đổi đột ngột này, khách hàng sẽ đánh
mất lợi nhuận và đồng nghĩa là xưởng sản xuất không đủ sức mạnh để cạnh tranh so
với các nhà máy sản xuất về quần áo khác. Khách hàng của Un-Available luôn được

20
đánh giá trước khi nhà xưởng bắt tay hợp tác với họ, và họ luôn cho thấy là họ có đủ
tiềm lực tài chính và nhân lực để tìm một công ty sản xuất khác ngoài Un-Available.
Là nhân viên thực tập tại phòng thu mua nắm giữ vị trí phát triển gia công
ngoài, có thể hiểu vai trò sẽ là người hiểu nhu cầu và mục tiêu của khách hàng, từ đó
học hỏi và đưa ra những công đoạn hay kỹ thuật gia công trên mặt hàng may mặc với
một bên gia công ngoài mà nhà xưởng chưa đáp ứng được. Việc cố gắng và hoàn
thành tốt nguyện vọng của khách hàng sẽ giúp gia tăng niềm tin giữa các bên và sự ổn
định trong sản xuất.
 Ý nghĩa
Hoàn thành tốt mỗi một giai đoạn trong công việc thu mua là một bước tiến đến
gần hơn sự hoàn thiện trong chuỗi cung ứng. Đảm bảo lưu thông tốt dòng hàng hóa từ
đầu vào đến sản xuất và cuối cùng là thành phẩm vận chuyển đến tay khách hàng. Việc
gia công ngoài không chỉ đồng nghĩa với việc giúp công ty tập trung vào những công
đoạn thế mạnh sản xuất của mình mà còn là để tìm được nguồn đầu vào thích hợp tối
ưu chi phí và chi phí lao động nhất có thể. Và bằng cách thuê gia công ngoài, Un-
Available không chỉ được hưởng lợi về sản xuất mà còn được hưởng lợi từ sự chuyên
môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực may mặc của đối tác. Mỗi lần hợp tác là một lần
công ty học hỏi.

3.1.3. Thông tin của về phòng thu mua – vị trí gia công thuê ngoài
Trực thuộc công ty Trách nhiệm hữu hạn Un-Available
Gồm 7 thành viên:
- Hoàng Thị Xuân Lam (Exernal sourcing/ Production supervisor)
- Nguyễn Trấn Khanh (Outsource runner)
- Lê Văn Hiển (Outsource developer)
- Trần Thị Ngoãn (Outsource controler)
- Nguyễn Tuấn Thanh (Junior outsource controller)
- Nguyễn Hữu Tính (Outsource helper)
- Cao Vũ Minh Châu (Designer)

21
3.2. Các yêu cầu đối với vị trí lựa chọn

3.2.1. Yêu cầu về trình độ chuyên môn:


- Có kiến thức chuyên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
- Có kiến thức về các chứng từ liên quan như bảng liệt kê chi tiết hàng hóa (Packing
list), yêu cầu mua hàng (PO), hợp đồng thương mại, …

3.2.2. Yêu cầu về kỹ năng:


- Có kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề và quản lý tốt thời gian;

- Sử dụng thành thạo máy tính và các tin học văn phòng (Word và Excel);

- Có khả năng đọc, nghe và nói Tiếng Anh tốt;

- Cẩn thận, siêng năng và chăm chỉ trong công việc;

- Có khả năng làm việc dưới khối lượng công việc nhiều và áp lực cao.

3.2.3. Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp

- Cư xử hòa nhã và tôn trọng đồng nghiệp


- Chấp hành và thực hiện tốt quy định của công ty
- Có tinh thần kỷ luật, tinh thần trách nhiệm và thói quen làm việc đúng giờ giấc
- Minh bạch trong công việc, giải quyết sự cố đúng người, đúng việc, đúng quy định.
- Ham học hỏi và có chí cầu tiến

22
3.3. Mô tả quy trình làm việc của đội gia công thuê ngoài phòng thu mua

Hình 3.2.9 Quy trình đội Outsource thuê gia công treatment từ bước 1 đến bước 10

23
24
Nguồn: Quy trình bộ phận mua hàng – gia công
ngoài

Chú giải cho từng bước của quy trình:

Bước 1: Nắm bắt thông tin khách hàng

Đội Outsource và các bộ phận liên quan họp để được triển khai thông tin về các yêu
cầu của khách hàng để tránh trường hợp chỉ trao đổi qua giấy tờ, email sẽ gây hiểu lầm
hoặc nhầm lẫn thông tin.

Bước 2: Nhận tài liệu từ bộ phận quản lý đơn hàng


Tài liệu bao gồm:
- Outsource treatment: các loại yêu cầu kỹ thuật thực hiện trên vải do nhà cung cấp
thực hiện, không thực hiện tại công ty. Ví dụ: in, thuê, đính cườm,….;
- Tech pack (technical package): thông tin yêu cầu kỹ thuật gốc nhận từ khách hàng;
- Artwork: hình ảnh thiết kế sử dụng cho các loại treatment nói chung.

Bước 3: Kiểm tra & phản hồi

Đội Outsource sau khi nhận thông tin thì tiến hành kiểm tra tài liệu nhận được nếu có
vấn đề phát sinh hoặc không khớp nhau để tránh thực hiện sai yêu cầu.

Bước 4: Nhận phiếu cấp vải cho phát triển strike-off

Tùy theo kích cỡ của artwork, bộ phận quản lý đơn hàng sẽ cung cấp lượng vải cần
thiết để làm strike off & lượng vải dư để test trước khi thực hiện.

Đội Outsource nhận phiếu và chuyển cho kho vải để yêu cầu xuất vải.

Bước 5: Chuyển tiếp hoặc làm việc với nhà cung cấp để làm strike-off, cung cấp báo
giá và leadtime

Chuyển tiếp thông tin và vải nhận được cho nhà cung cấp để thực hiện treatment.
Đồng thời yêu cầu nhà cung cấp cung cấp thông tin báo giá và leadtime tạm thời.

25
Làm việc (lại) với nhà cung cấp trong trường hợp strike-off không đạt ở bước số 7
Strike-off là tên gọi của vải đã thực hiện treatment, không quan trọng kích cỡ vải, giai
đoạn đầu tiên khi thực hiện treatment)

Bước 6: Cung cấp tài liệu cho QC kiểm tra chất lượng

Đội Outsource cung cấp tài liệu liên quan như yêu cầu của khách hàng, hình ảnh mẫu,
… để QC kiểm tra strike-off đã thực hiện.

Bước 7: Kiểm tra chất lượng strike-off

Dựa vào tiêu chuẩn tối thiểu nội bộ từ QA/QC kiểm tra chất lượng strike-off. Nếu đạt
thì thực hiện tiếp bước 8. Nếu không đạt thì quay lại thực hiện bước 5.

Bước 8: Xem xét và góp ý về chất lượng strike-off

Sau khi QC kiểm tra chất lượng, bộ phận khách hàng xem xét lại strike-off lần cuối
trước khi Đội Outsource chuyển cho bộ phận quản lý đơn hàng gửi khách hàng.

Bước 9: Dán nhãn thông tin lên strike-off và chuyển tiếp cho bộ phận quản lý đơn
hàng

Đội Outsource dán nhãn dán thông tin bao gồm mùa thực hiện, mã kiểu dáng, SKU,
màu vải,treatment và ngày đóng strike-off. Sau đó chuyển sang bộ phận quản lý đơn
hàng.

Bước 10: Gửi khách và yêu cầu phê duyệt

Bộ phận quản lý đơn hàng nhận strike-off và gửi cho khách hàng phê duyệt. Nếu
khách hàng duyệt thì thực hiện tiếp bước tiếp theo. Nếu khách hàng không duyệt thì
quay lại bước 5.

Bước 11: Nhận phản hồi và yêu cầu thực hiện mẫu từ khách hàng

Trong trường hợp khách hàng phê duyệt, sẽ yêu cầu thực hiện mẫu trên bán thành
phẩm hoặc thành phẩm thực tế.

26
Bước 12: Nhận IPO từ bộ phận quản lý đơn hàng (yêu cầu phát triển mẫu trên bán
thành phẩm/ thành phẩm)

Đội Outsource sẽ nhận thông tin cụ thể thông qua IPO (Internal purchase order - thông
tin yêu cầu thực hiện outsource treatment) từ bộ phận quản lý đơn hàng.

Bước 13: Thống nhất thông tin về sai số định vị (trên-dưới, trái-phải, canh xéo)

Đội Outsource cần xác nhận thông tin về sai số định vị để kiểm soát quá trình thực
hiện.

Bước 14: Nhận bán thành phẩm từ đội cắt mẫu/ thành phẩm từ chuyền mẫu

Bước 15: Chuyển tiếp bộ thông tin hoặc làm việc (lại) với nhà cung cấp để tiến hành
làm mẫu

Chuyển tiếp tài liệu và bán thành phẩm hoặc thành phẩm cho nhà cung cấp để tiến
hành làm mẫu.

Làm việc (lại) với nhà cung cấp để kiểm tra và thực hiện lại mẫu.

Bước 16: Nhận thông tin báo giá và leadtime

Đội Outsource nhận thông tin về báo giá và leadtime nhận mẫu bán thành phẩm hoặc
thành phẩm.

Bước 17: -Cập nhật báo giá cho bộ phận quản lý đơn hàng

Cập nhật leadtime cho bộ phận quản lý đơn hàng và bộ phận sản xuất.

Bước 18: Cung cấp thông tin cho QC thực hiện kiểm tra giặt

Đội Outsource cung cấp mẫu và tài liệu liên quan như yêu cầu của khách hàng, hình
ảnh mẫu,… để QC kiểm tra bán thành phẩm/ thành phẩm đã thực hiện treatment.

Bước 19: Kiểm tra chất lượng mẫu tại 2 thời điềm: trước & sau kiểm tra giặt

- Nếu đạt: thực hiện tiếp bước 20.

27
- Nếu không đạt: quay lại bước 15 để nhà cung cấp kiểm tra và làm lại mẫu.

Bước 20: Chuyển mẫu phẩm đã duyệt cho giao nhận chuyền mẫu

Sau khi được phê duyệt mẫu bán thành phẩm hoặc thành phẩm, đội Outsource chuyển
mẫu cho giao nhận chuyền mẫu để thực hiện các bước tiếp theo.

3.4. Một số nhận xét về công việc được mô tả tại doanh nghiệp

Công việc tại Un-Available rất đa dạng và là nơi tốt để bắt đầu sự nghiệp. Các
bạn trẻ năng sinh viên năng động có cơ hội từ thực tập trở thành nhân viên chính thức
tại công ty. Từ một báo cáo về tính bền vững của công ty vào năm 2020, số lượng thực
tập sinh chỉ chiếm khoảng 1% số lượng toàn bộ công nhân viên nhưng khoảng 16%
thực tập sinh từ năm 2018 - 2020 trở thành thành viên chính thức làm việc tại công ty.
Việc cung cấp các nhu cầu cơ bản như lương thưởng hay bảo hiểm xã hội là
một trong những điểm mạnh mà Un-Available đang phát huy tốt. Với công nhân thì
thường sẽ có các buỗi định hướng, đào tạo và trao đổi trực tiếp với lãnh đạo của các
phòng ban để tìm ra các khó khăn cần phải khắc phục hoặc hướng thay đổi để gia tăng
năng suất công việc. Về phía nhân viên văn phòng sẽ có các buổi xây dựng gắn kết đội
ngũ vào mỗi quý trích từ ngân sách công ty chi trả hay buổi liên hoan cuối năm với các
phần quà giá trị lớn và có cả chuyến du lịch hàng năm sang trọng cũng do chính công
ty chi trả.
Tuy vậy, nhưng môi trường cũng tạo nhiều áp lực khi phải đối mặt với số lượng
nhiệm vụ phát sinh không trực thuộc vai trò của bộ phận đang tham gia. Thực tế, một
nhân viên thu mua phải đảm nhận cả vai trò điều phối sản xuất và khâu sửa hàng.
Riêng về vấn đề sửa hàng, công ty không có bộ phận chuyên trách cho công việc đó.
Thông thường, nếu bán thành phẩm hoặc thành phẩm sau khi sai ở công đoạn gia công
ngoài thì bộ phận chịu trách nhiệm để sữa hàng bao gồm các công việc như chậm bụi,
cắt chỉ và điều phối các công đoạn gia công hoặc sản xuất thêm sẽ do bộ phận mua
hàng tự chịu trách nhiệm. Phòng ban thuộc bộ phận sản xuất hay các bộ phận khác sẽ
không đóng vai trò chủ yếu để khắc phục tình trạng lỗi của sản phẩm. Điều này khiến
các công việc khác của phòng thu mua bị đình trệ và hầu như là quá tải mỗi khi có một
mẫu hàng gia công lỗi từ nhà cung cấp.

28
29
KẾT LUẬN

Tuy Un-Available vẫn cò tồn tại nhiều bất cập và hạn chế trong quá trình sản
xuất nhưng đây là cơ hội để học hỏi rút kinh nghiệm cho những lần sản xuất tiếp theo.
Sản xuất đi đôi với học hỏi và công ty vẫn sẽ không ngừng học để hoàn thiện bản thân.
Tóm lại, Un-Available cho thấy bản thân doanh nghiệp là một môi trường sản xuất
năng động thu hút rất nhiều bạn trẻ sinh viên đến để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm
làm việc mỗi năm. Sự đa dạng không giới hạn về vai trò và nhiệm vụ dành cho mỗi cá
nhân vừa là cơ hội và vừa là thử thách để mài dũa phát triển bản thân. Công ty đào tạo,
trao cơ hội thể hiện mình qua các công việc và cung cấp các quyền lợi gần như là một
nhân viên chính thức.
Trải qua gần một tháng kiến tập tại doanh nghiệp, được tận mắt chứng kiến gần
như là toàn bộ quá trình làm việc và sản xuất của công ty, em hiểu việc để vận hành và
duy trì một doanh nghiệp cần có sự đóng góp của rất nhiều cá nhân. Cụ thể hơn, việc
sản xuất không thể hoạt động thông suốt được nếu không kiểm soát tốt từ đầu vào. Và
bộ phận nắm giữ vai trò này chính là bộ phận thu mua, nơi em thực hiện kiến tập.
Ngoài ra, đầu vào còn liên quan đến các vấn đềchi chi phí, thanh toán, thủ tục đầu vào
(liên quan đến sự đầy đử của các chứng từ) và sự kết nối giữa bộ phận thu mua và các
bộ phận khác trong một doanh nghiệp sản xuất. Các kỹ năng mềm như quản lý và
kiểm soát quỹ thời gian, kỹ năng xử lý các tình huống phát sinh, đức tính chủ động
trong công việc cũng được bản thân trau dồi và phát huy hết khả năng. Và cuối cùng là
nhìn nhận lại bản thân còn thiếu sót hay nhìn nhận sai ở điểm nào, có sự so sánh giữa
kiến thức được giảng dạy trên giảng đường và thực tế.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô đã tạo điều kiện cho sinh viên có
được những buỗi kiến tập quý giá, được xem như là một học phần bao gồm những
kiến thức thực tế tại doanh nghiệp. Và một lần nữa, tác giả xin được cảm ơn các anh
chị công nhân viên tại Un-Available đã giúp đỡ, trao cơ hội cho các bạn sinh viên trẻ
với niềm đam mê học hỏi và làm giàu bản thân thông qua công việc.

30
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Khuê, báo Vneconomy, Dệt may Việt Nam hưởng lợi trong dài hạn nhờ
EVFTA, truy cập ngày 22/09/2022, đường dẫn: http://vneconomy.vn/det-may-
viet-nam-huong-loi-trong-dai-han-nho-evfta.htm
2. Un-Available Company profile, truy cập ngày 23/09/2022, đường dẫn:
https://www.un-available.net/our-company
3. Phòng kiểm toán nội bộ, Un-Available sustainability report
4. Phòng kế toán công ty Trách nhiệm hữu hạn Un-Available, Báo cáo doanh thu
năm 2021

31

You might also like