You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

------

CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

Tên đề tài: ẨM THỰC VIỆT NAM

Giảng viên : Nguyễn Thị Kim Bài


Lớp: CUL 251 M
Sinh viên thực hiện: 1.Huỳnh Mỹ Duyên-5653
2.Nguyễn Thị Thanh Sương-2530
3.Huỳnh Thị Diệu -0524
4.Nguyễn Ngọc Ánh- 1634
5.Hồ Thị Kiều Oanh 4653
6.Nguyễn Thị Thảo Vy-1672
7.Trương Thục Trinh-0713
8.Đoàn Kim Anh-7624
9. Nguyễn Lương Nhật Yến-6132
10. Hồ Nguyễn Kim Yến-8893

Đà Nẵng, 11/2022

1
MỤC LỤC

CHƯƠNG I: Khái Quát Ẩm Thực VIỆT NAM ........................................................... 3

I. Khái niệm ............................................................................................................... 3

II. Quan niệm cơ cấu bữa ăn người Việt ................................................................... 3

III. Đặc trưng ẩm thực của người Việt Nam ............................................................. 4

1. Hòa đồng đa dạng ................................................................................................. 4

2. Ít mỡ ..................................................................................................................... 4

3. Đậm đà hương vị................................................................................................... 5

4. Tổng hoà nhiều chất, nhiều vị ............................................................................... 5

5. Ngon và lành ......................................................................................................... 5

6. Dùng đũa .............................................................................................................. 5

7. Cộng đồng............................................................................................................. 5

8. Hiếu khách ............................................................................................................ 5

9. Dọn thành mâm ..................................................................................................... 5

CHƯƠNG II: NỘI DUNG............................................................................................. 6

I) Khái quát ẩm thực 3 miền ...................................................................................... 6

II) Sự giống nhau ẩm thực 3 miền ............................................................................. 6

III) Những điểm khác nhau trong ẩm thực ba miền: ............................................... 7

1. Ẩm thực miền Nam:............................................................................................... 7

.2 Ẩm thực miền Bắc: .............................................................................................. 11

3. Ẩm thực miền Trung:........................................................................................... 15

IV) Ẩm thực Việt Nam kết hợp với văn hóa Phương Tây: ....................................... 18

2
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT ẨM THỰC VIỆT NAM

I. Khái niệm
Ăn trong từ điển tiếng Việt có 300 từ bắt đầu bằng từ ăn như ăn uống, ăn xin, ăn năn,
ăn chơi, ăn ngủ,…thì có các từ đồng nghĩa với từ ăn như dùng,thưởng thức,nến, thử,….
Ăn đã trở thành 1 phản xạ thường trực là yếu tố đầu tiên biểu đạt các ý nghĩa các hiện
tượng trong đời sống, hành vi ăn chính là ẩn dụ cho nhân cách của con người

Ẩm thực: ẩm có nghĩa là uống thực có nghĩa là ăn, ẩm thực theo nghĩa đen là ăn uống
là một hệ thống đặc biệt theo quan điểm truyền thống và thực hành nấu ăn, nghệ thuật
bếp núc, nghệ thuật chế biến thức ăn, thường gắn liền với một nền văn hóa cụ thể. Đặt tên
theo vùng hoặc nền văn hóa hiện hành. Một món ăn chịu ảnh hưởng của các thành phần
tại địa phương đó hoặc thông qua thương mại, trao đổi buôn bán .Những thực phẩm mang
màu sắc tôn giáo thường chịu ảnh hưởng rất lớn tới ẩm thực.

Văn hóa ẩm thực là văn hóa phi vật thể được thể hiện qua cách ăn, kiểu ăn và các món
đặc trưng của từng dân tộc từng địa phương qua đó ta biết được trình độ văn hóa, lối
sống, tính cách của con người và của dân tộc đó cốt lõi là biết cách làm sao để sử dụng
món ăn để phù hợp với sức khỏe bản thân và gia đình

Ngày nay với xã hội phát triển con người luôn phát đấu vượt qua ăn no mặc ấm để đạt
được ăn ngon mặc đẹp, có thể thấy ẩm thực việt nam là 1 bức tranh đầy màu sắc mang
trong mình cốt cách linh hồn việt độc nhất đậm đà bị dân tộc không thể xóa nhòa

II. Quan niệm cơ cấu bữa ăn người Việt


Người Việt có cơ cấu bữa ăn thiên về thực vật mà thực vật ở đây thiên về lúa gạo, cơm
được làm từ gạo có vị trí hàng đầu trong cơ cấu bữa ăn, quê hương của cây lúa chính là
vùng đất Đông Nam Á ẩm thấp, trong khu vực Đông Nam á thì Việt Nam có đất phì nhiêu
nên cây lúa rất phát triển. Không phải ngẫu nhiên mà bữa ăn của người Việt Nam được gọi
là bữa cơm và cũng không phải tự nhiên mà cây lúa trở thành vẻ đẹp chuẩn mực của con
người Việt Nam.
3
Trong bữa ăn của người Việt sau lúa chính là hoa quả nằm 1 trong những trung tâm trồng
trọt, Việt Nam có 1 danh mục mùa nào thì thức ăn mùa nấy phong phú vô cùng

Đứng thứ 3 trong cơ cấu bữa ăn và đứng hàng đầu thức ăn động vật của người việt là
các loại thủy sản, sản phẩm đặc thù của vùng sông nước, sau cơm rau thì cơm cá là món
ăn thông dụng nhất,’’có cá đổ vạ cho cơm’’, “ con cá đánh ngã bát cơm” là vậy. Từ các
loại thuỷ sản, người Việt Nam đã chế tạo ra một thứ đồ chấm đặc biệt là nước mắm và
mắm các loại(mắm ruốc, mắm tôm). Thiếu nước mắm thì chưa thành bữa cơm Việt Nam.
Cơm mắm không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với bình dân, các bà phi tần nhà Nguyễn
từng đặt các địa phương làm hàng trăm lọ mắm để tiến vua. Từ tiếng Việt danh từ nước
mắm đã đi vào ngôn ngữ của loài người và có mặt trong từ điển bach khoa

Cuối cùng trong cơ cấu bữa ăn là thịt, phổ biển như thịt gà, thịt vịt, thịt trâu, thịt bò,…và
các sơn hào hải vị như yến sào, sâm,…

III. Đặc trưng ẩm thực của người Việt Nam


Ẩm thực Việt Nam đặc trưng với sự trung dung trong cách pha trộn nguyên liệu không
quá cay, quá ngọt hay quá béo. Các nguyên liệu phụ (gia vị) để chế biến món ăn Việt Nam
vô cùng phong phú, bao gồm: Nhiều loại rau thơm như húng thơm, tía tô, kinh giới, hành,
thìa là, mùi tàu...

Trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam có rất nhiều cách chế biến, biểu diễn, thể
hiện khác nhau, có thể khái quát thành 9 đặc trưng dưới đây:

1. Hòa đồng đa dạng:

Người Việt dễ dàng tiếp thu văn hóa ẩm thực của các dân tộc khác, vùng miền khác để
từ đó chế biến thành của mình. Đây cũng là điểm nổi bật của ẩm thực của nước ta từ Bắc
chí Nam.

2. Ít mỡ:

Các món ăn Việt Nam chủ yếu làm từ rau, quả, củ nên ít mỡ, không dùng nhiều thịt như
các nước phương Tây, cũng không dùng nhiều dầu mỡ như món của người Hoa.

4
3. Đậm đà hương vị:
Khi chế biến thức ăn người Việt Nam thường dùng nước mắm để nêm, lại kết hợp với
rất nhiều gia vị khác …nên món ăn rất đậm đà. Mỗi món khác nhau đều có nước chấm
tương ứng phù hợp với hương vị.

4.tổng hoà nhiều chất, nhiều vị:


Các món ăn Việt Nam thường bao gồm nhiều loại thực phẩm như thịt, tôm, cua cùng với
các loại rau, đậu, gạo. Ngoài ra còn có sự tổng hợp của nhiều vị như chua, cay, mặn, ngọt,
bùi béo…

5. Ngon và lành:
Cụm từ ngon lành đã gói ghém được tinh thần ăn của người Việt. Ẩm thực Việt Nam là
sự kết hợp giữa các món, các vị lại để tạo nên nét đặc trưng riêng. Những thực phẩm mát
như thịt vịt, ốc thường được chế biến kèm với các gia vị ấm nóng như gừng, rau răm… Đó
là cách cân bằng âm dương rất thú vị, chỉ có người Việt Nam mới có…

6. Dùng đũa:
Gắp là một nghệ thuật, gắp sao cho khéo, cho chặt đừng để rơi thức ăn…Đôi đũa Việt có
mặt trong mọi bữa cơm gia đình, ngay cả khi quay nướng, người Việt cũng ít dùng nĩa để
xiên thức ăn như người phương Tây.

7. Cộng đồng:
Tính cộng đồng thể hiện rất rõ trong ẩm thực Việt Nam, bao giờ trong bữa cơm cũng có
bát nước mắm chấm chung, hoặc múc riêng ra từng bát nhỏ từ bát chung ấy.
8. Hiếu khách:
Trước mỗi bữa ăn người Việt thường có thói quen mời. Lời mời thể hiện sự giao thiệp,
tình cảm, hiếu khách, mối quan tâm trân trọng người khác…

9. Dọn thành mâm:


Người Việt có thói quen dọn sẵn thành mâm, dọn nhiều món ăn trong một bữa lên cùng
một lúc chứ không như phương Tây ăn món nào mới mang món đó ra.

5
Ngoài ra, Ẩm thực Việt Nam còn vận dụng triết lí âm dương hài hòa, người việt luôn
phân biệt thức ăn theo 5 nhóm trong ngũ hành là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Có truyền
thống tuân thủ theo quy luật âm dương và chuyển hoá khi chế biến. Ví dụ canh chua
mang tính âm thì mọi người hay ăn chung với cá kho tộ sẽ mang tính dương, cà tím mang
tính âm nướng lên ăn với nước mắm ăn với mỡ hành mang tính dương, để tạo nên sự hài
hòa âm dương trong cơ thể ngoài ăn các món có tính âm dương thì người Việt sử dụng
thức ăn như các vị thuốc để cân bằng âm dương trong cơ thể. Ví dụ đau bụng thì sẽ ăn
gừng để cân bằng âm dương trong cơ thể. Ngoài ra còn ăn theo vùng ăn theo khí hậu ví
dụ mùa hè ăn rau hơn mỡ thịt còn mùa đông thì ngược lại

CHƯƠNG II: NỘI DUNG


I) Khái quát ẩm thực 3 miền
Mỗi vùng trên đất nước Việt Nam có lối ẩm thực riêng mang sắc thái và đặc trưng của
vùng đó. Đó là phong tục, thói quen và là văn hóa từng vùng. Cái chung và cái riêng hòa
trộn với nhau khiến phong cách ẩm thực Việt Nam rất phong phú. Bên cạnh lối ẩm thực
cầu kì nặng lễ nghi thì còn có lối ẩm thực rất bình dân, giản dị, đơn giản. Nói đơn giản
nhưng không có nghĩa là không có giá trị, kém hấp dẫn và ít ngon, ít bổ dưỡng.

II) Sự giống nhau ẩm thực 3 miền


 Đều xuất phát từ dấu ấn của nền nông nghiệp lúa nước, thực đơn của người Việt
không thể thiếu hạt cơm.
 Luôn có chén nước chấm ở mỗi bữa ăn.
 Hầu hết các món ăn Việt Nam đều là sản phẩm của sự chế biến tổng hợp: Rau này
với rau khác, rau với các loại gia vị, rau với cá tôm.. chúng tổng hợp lẫn nhau, bổ
sung lẫn nhau

Ẩm thực miền Bắc

Đề cao sự đạm bạc nhưng vẫn tôn lên hương vị của món ăn

Tinh tế, nhẹ nhàng

6
Hài hòa trong cảm quan

Hương vị vừa phải-không quá chua, quá cay, quá mặn hay quá nồng

Ẩm thực miền Trung

Các món ăn miền Trung luôn có vị mặn, cay và hương vị đậm đà hơn so với miền Bắc
và miền Nam. Ớt thường xuyên được dùng trong các bữa ăn và để ăn bên ngoài. Gừng, tiêu
cũng thường xuyên được dùng trong nấu nướng để tăng độ cay nóng, thích vị chua ngọt
nhưng vừa phải

Ẩm thực miền nam

Là sự tổng hòa của văn hóa ăn uống miền Bắc, miền Trung và sự ảnh hưởng của văn hóa
Khmer.

Các món ăn đa dạng. biến hóa khôn lường với vị ngọt, cay, béo do sử dụng nước dừa.

Nguyên liệu đơn sơ, bình dị

Đơn giản, không cầu kỳ

III) Những điểm khác nhau trong ẩm thực ba miền:


1. Ẩm thực miền Nam:
Nguồn gốc, xuất xứ: Vùng đất Nam bộ có khí hậu xích đạo,là xứ xở của các dòng sông
bởi có những con sông nối liền nhau, những kênh rách chằng chịt, ao hồ,…chính điều
kiện này giúp ẩm thực Nam Bộ có 1 nguồn nguyên liệu dồi dào tạo nên màu sắc phong
phú cho món ăn Nam Bộ, Nam Bộ chịu nhiều nền văn hóa khác nhau nhưng ẩm thực thì
người miền Nam biến tấu trở nên độc đáo và mang màu sắc riêng.

Nhắc đến nguyên liệu ẩm thực miền Nam người ta thường nghĩ tới câu “ dưới sông có
cá trên bờ có rau”, nguồn lương thực chính nơi đây là lúa gạo, cá và rau quả. Người dân
miền Nam thích ăn rau và ăn đầy đủ các loại rau như rau thơm, rau răm, rau dền, cải
xanh, và các loại cây bông lá như lá chanh, lá xoài, bông súng, bông điên điển,…được
dùng trong bữa cơm thường ngày như nhúng lẩu, nấu canh, luộc chấm nước mắm. Vì là
7
vùng sông nước nên hải sản nơi đây dồi dào chế biến được nhiều loại thức ăn khác nhau
như món cá ngừ kho dứa, cá thu sốt cà, canh chua cá hú,…Đặc biệt người miền Nam
thích ăn lẩu cá, hải sản là một món ăn thể hiện đầy đủ nét ăn dân dã, hào phóng của con
người miền Nam không chỉ có cá rau người miền Nam vẫn còn có thịt và trứng điển hình
như sườn kho dứa, thịt kho trứng, trứng chiên, canh sườn non hầm rau củ. bên cạnh đó
còn có mắm tiêu biểu là mắm cá lóc, mắm ba khía được người dân chế biến thành nhiều
món khác nhau như là mắm chưng, lẩu mắm, có loại ăn chung với cơm có loại cuộn với
bánh tráng ăn chung với bún thịt ba rọi, rau sống rất là ngon miệng. Chế biến món ăn dựa
trên 2 phương diện khác nhau : từ 1 loại thực phẩm có thể chế biến thành nhiều món, với
món cá lóc có thể chế biến hơn 20 món ăn khác nhau: bún cá lóc, cá lóc nướng trui hay
canh chua cá lóc, từ 1 cách chế biến có thể sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau ví dụ
món kho thì có món cá rô kho, cá lóc kho, kho tộ, kho nước dừa

Khẩu vị của người Nam Bộ cũng rất đặc biệt: “gì ra nấy”. Mặn thì phải mặn quéo
lưỡi, cay thì phải cay xé, chua thì chua cho nhăn mặt, ngọt thì phải ngọt ngây, ngọt gắt;
béo thì béo ngậy; đắng thì phải đắng như mật ,còn nóng thì phải “nóng hổi vừa thổi vừa
ăn”.

Ngoài ra họ cũng sử dụng nước dừa để tăng vị ngọt, béo ngậy cho các món chè nổi
tiếng cũng xuất pát từ nơi đây như chè chuối, chè bà ba, chè đậu, chè bắp. Việc sử dụng
chất béo từ dừa giúp tăng vị ngọt là 1 nét đặc trưng ẩm thực nơi đây

Sự cân bằng âm dương giữa con người với môi trường tự nhiên ví dụ mùa nước nổi có
món lẩu cá linh với bông điên điển còn mùa gặt hái thì có món cá lóc nướng chui sự hài
hòa âm dương trong món ăn được người dân miền Nam rất chú trọng như rau khi luộc âm
nhưng cho muối dương sẽ làm ray xanh và ngon hơn. Khi ăn thủy hải sản âm như cá tôm
cua thì thường ăn chung với ớt dương để khử mùi tanh.

MÓN MANG ĐẬM BẢN SẮC

8
Mùa về điên điển vàng tươi

Cá linh vừa đó cho người bữa cơm

Lóc đồng câu buổi chiều hôm

Kho tiêu hương vị ngọt thơm thanh nhàn.

Tình người ám áp chứa chan

Vươn trong gian khổ, vững vàng niềm tin

Gian lao mà vẫn nghĩa tình

Mùa về để thấy quê mình yêu hơn.

Nhắc tới ẩm thực miền Nam Bộ, không thể nào không nhắc tới lẩu mắm Cần Thơ -
món ăn nổi tiếng được nấu theo công thức riêng, khiến bao du khách nức lòng khi thưởng
thức. Tuy cái tên lẩu mắm nghe có vẻ không quá cuốn hút nhưng khi đã được thực sự trải
nghiệm món ăn này, bạn sẽ thấy rất bất ngờ đó.

Món lẩu mắm Cần Thơ có nguyên liệu chính là mắm cá linh (loại cá được ủ lâu ngày
hoặc có thể dùng các loại cá khác như cá lóc, cá sặc đều được) cùng với nhiều loại thịt,
cá, tôm, cua, mực, bạch tuộc khác. Lẩu mắm ăn kèm với 20 loại rau khác nhau như: rau
muống, bông điên điển, bông súng, rau nhút, giá đỗ, hoa chuối,...

9
Các loại rau ăn kèm lẩu mắm Cần Thơ rất đa dạng (Ảnh: Sưu tầm)
Món lẩu mắm Cần Thơ thường có trong các bữa tiệc gia đình, tiệc cuối năm, tiệc liên
hoan của người dân Nam Bộ. Cách nấu lẩu mắm chuẩn chỉnh, đúng vị thì nguồn nguyên
liệu phải đảm bảo được lựa chọn tươi ngon nhất. Mắm cá linh sẽ được nấu trong một
chiếc nồi nước rất lớn, cá lọc toàn bộ xương chỉ lấy thịt để nấu nước cốt. Phần nước này
sẽ được đun sôi sau đó thả thêm sả cùng những gia vị nêm nếm để sao cho vừa miệng là
được. Công đoạn này quyết định đến hương vị của món ăn nên sẽ phải bỏ ra rất nhiều
thời gian và công sức.

10
Lẩu mắm Cần Thơ ngon trọn vị, nức tiếng tứ phương (Ảnh: Sưu tầm)
Khi thưởng thức món lẩu mắm Cần Thơ, du khách chỉ cần đun sôi nước lẩu và cho các
loại thịt, cá, tôm, bạch tuộc vào nồi, chờ sôi là có thể thưởng thức. Đừng quên thả rau vào
từ từ để rau chín tới ăn vừa miệng nhé!

Sở dĩ món lẩu mắm Cần Thơ được nhiều thực khách yêu thích chính là do phần nước
lẩu thơm ngon được làm từ mắm cá linh. Loại cá này gắn liền với cuộc sống mưu sinh,
sông nước rất đỗi thân thuộc của người dân miền Tây. Một chuyến du lịch Cần Thơ trọn
vẹn, đừng quên thưởng thức món lẩu mắm đặc biệt này.

.2 Ẩm thực miền Bắc:


Ẩm thực miền Bắc: in đậm cốt cách của một nền văn hóa ẩm thực lâu đời thường đặc
trưng ẩm thực phương bắc vị đậm đà do vậy nên vị cay, béo, ngọt sẽ không bằng các

11
vùng khác mà thay vào đó trong mỗi món ăn gia đình người bắc sẽ dùng món ăn nước
mắm pha loãng hoặc mắm tôm, ngoài ra không thể không kể đến món chả giò ở miền
bắc, đó là món ăn truyền thống xuất hiện trong các dịp họp mặt gia đình hay các dịp lễ
tết.Vị trí địa lí diện tích canh tác hẹp dân cư đông nên bữa cơm miền bắc rất giản dị và
bình dân. Người miền Bắc luôn khéo léo trong cách chế biến, mỗi món ăn họ làm đều
mang dấu ăn riêng biệt, ẩm thực miền bắc có vị thanh không ghét, chanh, dấm, tiêu, ớt .
riềng hành tỏi được sử dụng nhiều

Ví dụ bún thang phải có mắm tôm và cá cuốn,, thịt gà phải có lá chanh,…

Món đặc sắc

Người Thái ở Tây Bắc nổi tiếng khéo léo, cầu kì, đặc biệt là trong nấu ăn. Họ sáng tạo
biết bao món ăn độc đáo và đặc sắc từ những sản vật rất đỗi bình dị của núi rừng. Pa pỉnh
tộp là một món ăn đặc trưng và nổi tiếng vùng Tây Bắc, trở thành tinh hoa của ẩm thực
dân tộc Thái.

12
Pa pỉnh tộp, món cá nướng thơm ngon nức tiếng của người Thái
Pa pỉnh tộp được hiểu là món cá nướng gập, dựa theo hình dáng của con cá khi được
nướng mà bà con đặt tên vậy.

Món ăn quý, rất được trân trọng và được coi là sang trọng bậc nhất trong ẩm thực của
người Thái.

Món cá nướng này sử dụng nguyên liệu là cá chép hay trôi, trắm và một số loại cá suối
khác. Những con cá tươi, qua bàn tay của những người phụ nữ Thái, trở thành món cá
nướng thơm lừng hấp dẫn.

Cá được tẩm ướp các loại gia vị: Gừng, sả, rau thơm, mắc khén - thứ gia vị đầy mê hoặc
của Tây Bắc và mầm măng cây sa nhân - một loại cây đặc biệt. Mình cá được xoa một lớp

13
bột riềng và thính gạo. Những loại gia vị ngấm vào thịt cá và làm cho cá ngon hơn, thơm
hơn.

Sau đó, cá được kẹp lại bằng các thanh tre, thanh bường dày và tươi, được nướng trên
lửa than từ củi gỗ rừng. Lửa than phải đều và nhỏ để cá chín đều và ngấm. Cá nướng xong,
tỏa mùi thơm ngào ngạt.

Pa pỉnh tộp là món ăn đặc trưng không thể thiếu trên bàn tiệc đãi khách của người Thái
Tây bắc.

Ai được thưởng thức món ăn đặc sắc này chắc cùng phải bất ngờ. Cá nướng khô, chắc,
thịt cá thơm nức mũi, hòa quện đủ vị chua, đắng, mặn, ngọt của các gia vị, tôn lên vị ngọt

14
béo của cá. Hương vị lạ miệng, thơm ngon có được nhờ sự pha trộn tinh tế các loại gia vị,
có đủ vị cay, chua, đắng, ngọt, không làm mất đi vị cá, thậm chí còn “tung hô” cho những
thớ thịt cá ngọt ngậy.

Thưởng thức miếng cá mới thấm được sự giỏi giang và cầu kì của người Thái trong việc
bếp núc, khéo léo, tỉ mỉ từng công đoạn và cách pha chế các gia vị với nhau thật độc đáo.

Ăn pa pỉnh tộp khiến người ta say. Kèm thêm chút xôi nếp chấm với chẩm chéo, thêm
chút rượu ngô cay cay, tê tê, món ăn này khiến người ta “phải lòng” ngay từ miếng đầu
tiên. Vì thế, món cá nướng đầy quyến rũ mời gọi tất cả các giác quan của thực khách và
chiều lòng tất cả mọi người, kể cả những người khó tính nhất.

3. Ẩm thực miền Trung:


Miền Trung với địa hình mãnh hẹp chịu nhiều gió bão thiên tai, lũ lụt gió mưa bất thường
chính lẽ vậy mà ẩm thực miền trung được sáng tạo từ những sự gian khổ khó nghèo của
vùng đất khô cằn nhưng vẫn mang màu sắc ẩm thực và lan truyền ra thế giới đặc điểm ẩm
thực miền trung đó là ưu dùng những món ăn có vị đậm hơn, màu sắc mộc mạc và quan
điểm người miền trung chặt to kho mặn, những thứ như mắm, cá khó, ớt, tiêu, tỏi, gừng
được ưu chuộng của những ngày thời tiết thay đổi, bới ẩm thực miền trung hiện thân cho
những người con cần cù, nhẫn nại và nổi tiếng với những món ăn dân dã như dưa muối, cá
đồng nấu khế, kho cá thì chặt to kho thật mặn, cá bống kho tiêu,… từ món ăn và cách chế
biến dân dã đã thể hiện rõ đặc trưng của vùng đất này. Điển hình kinh huế đã là cái nôi
cho 1 nét ẩm thực iêng biết độc đáo của người miền trung. Chúng ta không thể bỏ qua bánh
bèo, bánh xèo, bánh ép huế khi đặt chân đến vùng đất này.

Nem công chả phượng là biểu tượng của sự tao nhã trong ẩm thực cung đình Huế. Món ăn
được trang trí nhiều màu sắc và làm theo hình dáng chim công và chim phượng.

15
Đầu chim phượng được làm bằng củ cải, mào làm bằng cà rốt, mỏ làm bằng ớt đỏ và phần
thân được làm từ những thực phẩm trang trí rất bắt mắt. Lọn nem (các phần tạo ra thân
công) được chế biến từ thịt thăn heo.

Nem công chả phượng được coi là món ăn đứng đầu hàng bát trân (yến sào, vi cá mập,
nem công chả phượng…).

Giai thoại về sự xuất hiện của nem công chả phượng tại Việt Nam cũng gây nhiều tranh
cãi. Nhiều ý kiến cho rằng, món ăn đi vào kho tàng ẩm thực cung đình Việt Nam xuất hiện
từ thời Nguyễn, có thể sao chép từ món ăn của các triều đại Trung Hoa, có cách tân.

Tại sao lại gọi là nem công chả phượng?


Ngày xưa, nem công chả phượng được làm từ thịt chim công và chim phượng thật. Ngày
nay, công và phượng là hai loài chim quý hiếm, săn bắn chúng làm món ăn là phạm pháp
nên để tái hiện lại món nem công chả phượng xưa, người ta trình bày chúng theo "kiểu
cách" vua chúa, đảm bảo vừa ngon, vừa có tác dụng trị bệnh, tất nhiên có nêm thêm thảo
phẩm trong chế biến.

Đồng thời, món ăn còn thể hiện nét văn hóa ẩm thực của dân tộc Việt Nam đã được gìn
giữ qua bao thế hệ.

16
Ngày nay, nem công chả phượng còn là món ăn vừa ngon vừa sang trọng trong các mâm
cỗ ngày tết của một số gia đình

Nem công là món ăn đặc sản, được chế biến không qua nấu nướng. Thực phẩm tự chín
nhờ quá trình lên men vi sinh do tác động của các gia vị có tính nóng (riềng, tỏi, tiêu..), phối
hợp với nguyên liệu chính là thịt đùi công được giã mịn.

Thịt công có tính giải độc. Thịt công hấp thụ vào máu có khả năng giải độc tố. Chính đây
là điều then chốt để hiểu vì sao nem công lại là món ăn quý.

Tại Việt Nam, chim phượng là chim đực, chim cái được gọi là hoàng (phượng hoàng).
Loài chim này chỉ sống ở núi cao, ít người trông thấy. Thịt phượng được giã mịn, nêm gia
vị, gói vào lá chuối thật kín rồi hấp chín. Cũng như chim công, thịt chim phượng vừa giàu
dinh dưỡng, vừa có tác dụng dược tính nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe.

17
Để làm được món ăn này, người dân khắp mọi miền đất nước, mỗi khi bắt được loài chim
phượng trĩ, phải tiến cung. Đội Thượng Thiện đã dày công nghiên cứu từ kỹ thuật chế biến
đến các dược tính của món ăn nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe quân vương.

Món ăn vương giả ấy từ cung đình nội phủ lan tỏa đến các bếp lửa của các quan lại, thị
dân giàu có ở kinh đô.

IV) Ẩm thực Việt Nam kết hợp với văn hóa Phương Tây:

Văn hóa ẩm thực Việt Nam tiếp xúc với ẩm thực phương Tây qua con đường áp đặt bởi sự
xâm lược nhưng sau đó, người Việt đã tiếp thu và chọn lọc, Việt hóa các yếu tố bên ngoài
để làm phong phú, đa dạng nền ẩm thực dân tộc, đưa hình ảnh đất nước, con người và văn
hóa Việt Nam đến gần với bạn bè năm châu.

Sự tiếp biến của ẩm thực Việt Nam với ẩm thực Phương Tây để hiện qua các món ăn du
nhập vào nước ta được chế biến lại hoặc kết hợp với các nguyên liệu truyền thống tạo nên
các món ăn mang đậm hương vị Việt Nam. Ta không thể nào không kể đến một số món
như:

Bánh mì: Bánh mì phương Tây thường có dạng vuông hoặc tròn với các nguyên liệu như
bơ, sốt mayonnaise, trứng opla, hành tây, xà lách… còn khi du nhập vài Việt Nam lại được
biến tấu thành ổ dài với các nguyên liệu Tây, ta kết hợp như pa tê, chả lụa, thịt nướng, dưa
chua, hành lá, phá lấu, xíu mại… Không phải ngẫu nhiên mà bánh mì Việt Nam lại lọt top
những món ăn đường phố ngon nhất, có lẽ chính là vì sự khác biệt với các loại bánh mì khác
trên thế giới, sự tiếp thu và làm mới món ăn một cách rất Việt Nam.

Các dòng bánh ngọt, bánh mặn, bánh lạnh của phương Tây hiện nay cũng đã trở thành
một phần của văn hóa ẩm thực Việt Nam. Người Việt sử dụng các món bánh này cho các
bữa ăn nhẹ, các dịp lễ tiệc hay dùng kèm các loại thức uống như trà, sữa…

18
Các loại thức uống có nguồn gốc phương Tây đã làm phong phú thêm những loại thức
uống tại Việt Nam như cà phê, bia, sữa, rượu vang, nước ép trái cây, sinh tố, các loại thức
uống đá xay… Điểm đặc biệt của quá trình du nhập các loại thức uống này là khi nguồi Việt
biết cách tận dụng các loại trái cây nhiệt đới như sầu riêng, thanh long, nhãn, chôm chôm,
dưa gang, bơ… để kết hợp và sáng tạo nên các tên gọi khác rất mới lạ dựa trên nền công
thức và cách phối trộn nguyên liệu đồ uống phương Tây.

Văn hóa của mỗi dân tộc chính là chiếc cầu nối dân tộc đó với thế giới và văn hóa ẩm
thực chính là một con đường ần gũi nhất để giao lưu và hòa nhập. Từ những khía cạnh
trên ta có thể thấy được sự tiếp nhận và phát triển văn hóa ẩm thực dưới góc nhìn tiếp
biến văn hóa.

Về thức uống, Việt Nam nổi tiếng với việc trồng và xuất khẩu cà phê, đây cũng là một
loại cây trồng có xuất phát điểm từ Phương Tây. Từ xuất phát điểm này, hiện nay thế giới
không thể không nhắc đến cái tên cà phê Việt Nam với sự yêu mến vì hương vị đặc trung
và thơm ngon. Ngoài cà phê thì sữa bò, rượu vang cũng được xem là những thức uống rất
Tây, được chế biến từ nguồn nguyên liệu được du nhập từ phương Tây: bò sữa tại các cao
nguyên và nho ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

Sự tiếp biến của ẩm thực Việt Nam với ẩm thực Phương Tây để hiện qua các món ăn du
nhập vào nước ta được chế biến lại hoặc kết hợp với các nguyên liệu truyền thống tạo nên
các món ăn mang đậm hương vị Việt Nam. Ta không thể nào không kể đến một số món
như:

Bánh mì: Bánh mì phương Tây thường có dạng vuông hoặc tròn với các nguyên liệu như
bơ, sốt mayonnaise, trứng opla, hành tây, xà lách… còn khi du nhập vài Việt Nam lại được
biến tấu thành ổ dài với các nguyên liệu Tây, ta kết hợp như pa tê, chả lụa, thịt nướng, dưa
chua, hành lá, phá lấu, xíu mại… Không phải ngẫu nhiên mà bánh mì Việt Nam lại lọt top

19
những món ăn đường phố ngon nhất, có lẽ chính là vì sự khác biệt với các loại bánh mì
khác trên thế giới, sự tiếp thu và làm mới món ăn một cách rất Việt Nam.

Sự khác nhau của nền ẩm thực mỗi đất nước, mỗi châu lục nằm ở sự khác biệt về điều
kiện tự nhiên và văn hóa. Tiếp xúc, tiếp biến văn hóa trong ẩm thực sẽ mang lại nhiều điều
thuận lợi và giúp ta học hỏi những điểm tốt, điểm độc đáo của nền ẩm thực từ khắp nơi
trên thế giới, mang lại những công thức mới, nguyên liệu mới, cách phối hợp nguyên liệu
và phương pháp chế biến mới giúp món ăn ngon hơn, bổ dưỡng hơn.

Nhiều điểm khác biệt là thế, cứ ngỡ văn hóa ẩm thực phương Đông và phương Tây khó
mà kết hợp với nhau để tạo nên “tiếng nói chung” trong thế giới ẩm thực đầy sắc màu. Vậy
mà, khi thử kết hợp những gì độc đáo nhất của 2 “thái cực” ẩm thực này với nhau, các đầu
bếp đã tạo nên những món ăn vô cùng hài hòa, vừa mang tính thẩm mỹ, nghệ thuật, lại vẫn
có nét truyền thống riêng mà vô cùng phóng khoáng.

Sự kết hợp giao lưu văn hóa ẩm thực có vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện hội
nhập, kết nối giữa các quốc gia và khu vực; giúp quảng bá những nét đẹp truyền thống của
quốc gia đó đến gần hơn với bạn bè quốc tế; mở rộng quan hệ, làm giàu thêm tình hữu nghị
giữa các quốc gia.

20

You might also like