You are on page 1of 28

KINH TẾ THỂ CHẾ

TS : Lò Thị Hồng Vân


Email: lothihongvan@vnu.edu.vn
0987682155
Nội dung chi tiết Môn học (Tiếp)
CHƯƠNG 3. CHI PHÍ GIAO DỊCH VÀ THỂ CHẾ
3.1 Tiết kiệm và đầu tư trong nước
3.1.1. Lý thuyết hãng của Coase (Theory of firm)
3.1.2. Lý thuyết ủy thác và đại lý ( Principal - Agency theory)
3.1.3. Lý luận về quyền sở hữu
3.1.4. Lý luận rủi ro đạo đức và tìm kiếm đặc lợi (Rent Seeking)
3.1.5. Lý luận lựa chọn ngược
3.2. Các ví dụ về mối quan hệ giữa chi phí giao dịch và thể chế
3.2.1. Việc phát triển kinh tế học thể chế dựa trên các hạn chế của kinh tế học tân cổ
điển
3.2.2. Các thể chế, sự thay đổi thể chế và hoạt động kinh tế
3.3. Kinh tế học thể chế dùng lý luận chi phí giao dịch để lý giải tăng trưởng kinh
tế và môi trường kinh doanh.
3.3.1. Lý luận chi phí giao dịch
3.3.2. Các thể chế, tăng trưởng kinh tế và môi trường kinh doanh.
3.4 Phát triển các thị trường và định chế tài chính
3.4.1. Phát triển các thị trường
3.4.2. Định chế tài chính, vai trò và phân loại

2
3.1.1.Lý thuyết hãng của Coase (Theory
of firm)
Ronald Coase (1910-2013)
https://www.youtube.com/watch?v=XdyMhtQdsuk&t=1
1s
Thời kỳ này, các nhà kinh tế học thường bỏ qua việc xây
dựng cơ sở lý thuyết, dẫn tới những khoảng trống giữa lý
thuyết và thực tế trong các nghiên cứu về doanh nghiệp.
Trong bài báo này, Coase không chỉ đưa ra định nghĩa rõ
ràng về “doanh nghiệp”, mà còn giải thích sự xuất hiện,
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp từ thị trường trao
đổi hàng hóa truyền thống trước đó.
bài báo này của Coase (1937) là nền tảng lý luận cho các
hướng nghiên cứu về chi phí giao dịch (transaction cost)
và quyền sở hữu (property rights) – hai nội dung lý luận
quan trọng của kinh tế học doanh nghiệp hiện đại phát
triển rực rỡ sau này. Nghiên cứu đã có tác động lớn đến
lĩnh vực kinh tế vi mô, đặc biệt về sự hình thành và phát
triển của các học thuyết doanh nghiệp sau này.
3
3.1.2. Lý thuyết ủy thác và đại lý (
Principal - Agency theory)
Vấn đề ông chủ và người đại diện (thuật ngữ tiếng
Anh: Principal - Agent Problem hay Agency Problem),
hay còn gọi là vấn đề người ủy thác và người nhậm
thác, là một ví dụ điển hình của rủi ro đạo đức. Người
quản lý (hay còn gọi là người đại diện) là người chỉ sở
hữu một phần nhỏ hoặc thậm chí không sở hữu vốn
của một công ty, ngược lại các ông chủ lại là người sở
hữu phần lớn vốn. Do có sự tách biệt giữa quyền sở
hữu và quyền quản lý đã gây nên một vấn đề là người
quản lý có thể hành động theo lợi ích riêng của họ
nhiều hơn so với lợi ích của người sở hữu.
4
3.1.2. Lý thuyết ủy thác và đại lý (
Principal - Agency theory)
Giải pháp cho vấn đề ông chủ và người đại diện
1. Giám sát thông tin
Việc giám sát thông tin một cách chặt chẽ từ phía người sở hữu có thể làm giảm
thiểu rủi ro đạo đức gây ra từ việc thông tin phi đối xứng giữa người sở hữu và
người quản lý. Tuy nhiên, việc giám sát này có thể rất tốn kém, do dó nó chỉ giải
quyết một phần nào đó bởi vì sự hiện diện của vấn đề người đi xe không trả tiền.
Chẳng hạn, một cổ đông của công ty khi biết được người quản lý bị giám sát chặt
chẽ bởi các cổ đông khác, ông ta sẽ dành ít thời gian và tiền bạc hơn để làm việc đó,
cuối cùng sẽ dẫn đến việc giám sát sẽ trở nên thiếu hiệu quả vì không ai thực hiện
việc đó cả.
2. Quy định của nhà nước
Nhà nước có thể xử lý vấn đề này bằng cách đưa ra các chuẩn mực kế toán giúp
cho người sở hữu có thể biết được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy
nhiên, người quản lý có thể sử dụng các biện pháp gian lận và phát hiện các gian
lận này không phải là dễ dàng.

5
3.1.2. Lý thuyết ủy thác và đại lý (
Principal - Agency theory)
Giải pháp cho vấn đề ông chủ và người đại diện (tiếp)
3. Nắm quyền kiểm soát
Để giải quyết vấn đề ông chủ và người đại diện, người chủ hay cổ đông lớn của
công ty có thể thực hiện việc đào thải ban quản trị tồi, tuy nhiên việc đó vô cùng khó
khăn. Cổ đông đó phải tốn thời gian, công sức và tiền bạc để xét xem ban quản trị
có thực sự làm việc tắc trách hay không. Ngoài ra, cơ chế pháp luật khiến cho việc
sa thải một người quản lý xấu là rất phức tạp và tốn nhiều thời gian. Vì thế, việc nắm
lại toàn quyền kiểm soát công ty bằng cách mua lại các hợp đồng cổ phần (equity
contracts) để bố trí một đội ngũ ban quản trị mới là một giải pháp tốt cho vấn đề ông
chủ và người đại diện.
4. Tăng lợi nhuận cho người đại diện
Thay vì là một người ngoài cuộc thực hiện việc nắm quyền kiểm soát công ty, việc
một thành viên trong ban quản trị là người thực hiện việc mua bán đó và kết quả là
người đại diện lại sở hữu phần lớn công ty. Khi đó người ta gọi đây là việc mua cổ
phần kiểu đòn bẩy. Khi đó vấn đề ông chủ và người đại diện sẽ được giảm thiểu.

6
3.1.3. Lý luận về quyền sở hữu
Vấn đề ông chủ và người đại diện (thuật ngữ tiếng
Anh: Principal - Agent Problem hay Agency Problem),
hay còn gọi là vấn đề người ủy thác và người nhậm
thác, là một ví dụ điển hình của rủi ro đạo đức. Người
quản lý (hay còn gọi là người đại diện) là người chỉ sở
hữu một phần nhỏ hoặc thậm chí không sở hữu vốn
của một công ty, ngược lại các ông chủ lại là người sở
hữu phần lớn vốn. Do có sự tách biệt giữa quyền sở
hữu và quyền quản lý đã gây nên một vấn đề là người
quản lý có thể hành động theo lợi ích riêng của họ
nhiều hơn so với lợi ích của người sở hữu.
7
3.1.3. Lý luận về quyền sở hữu
Khái niệm quyền sở hữu đối với tài sản.
(Chương 7: nền tảng thể chế của chủ nghĩa tư bản) 181- 196
- Quyền tài sản là một nhóm quyền: quyền sở hữu và nắm giữ một tài
sản (hình thức sử dụng thụ động); quyền trao đổi hay cho phép người
khác tạm thời sử dụng một số mặt nào đó của nó (hình thức sử dụng
chủ động). Các quyền tài sản có thể không chỉ gắn với tài sản vật chất
mà còn gắn với cả tài sản trí tuệ (intellectual property).
- Khả năng loại trừ (excludability) là đặc điểm cơ bản của các quyền
tài sản. Nó không chỉ hàm ý người khác có thể bị loại trừ khỏi hành vi
hưởng lợi từ một tài sản, mà còn hàm ý chủ tài sản là người hoàn toàn
chịu chi phí sử dụng tài sản cũng như chi phí đảm bảo cho việc loại
trừ.

8
3.1.3. Lý luận về quyền sở hữu
John R. Common (tiếp)
- Sáng chế độc quyền (patent) là quyền đảm bảo cho sự khai thác độc
quyền đối với những mảnh tri thức riêng rẽ hữu ích. Đây là một cách
xác lập quyền sở hữu trí tuệ (intellectual property right).
- Các quyền tư hữu (private property right) do các cá nhân, hiệp hội
và doanh nghiệp tư nhân nắm giữ. Ở đâu mà các chi phí và lợi ích của
việc sử dụng tài sản ảnh hưởng trực tiếp và duy nhất đến chủ tài sản, ở
đó chúng ta đang nói tới hàng hoá tư nhân (private good)
-Chi phí loại trừ (exclusion cost) xẩy ra khi chủ tài sản sử dụng các
nguồn lực nhằm loại trừ người khác khỏi hành vi chiếm hữu hay sử
dụng tài sản đó; chẳng hạn, chi phí cho một cái khoá hay cho một
chương trình máy tính đòi hỏi password trước khi truy cập file máy
tính.

9
3.1.4. Lý luận về rủi do đạo đức và tìm
kiếm đặc lợi
- Rủi ro đạo đức (tiếng Anh: moral hazard) là một thuật ngữ kinh tế
học và tài chính được sử dụng để chỉ một loại rủi ro phát sinh khi đạo
đức của chủ thể kinh tế bị suy thoái. Rủi ro đạo đức là một kiểu thất
bại thị trường nảy sinh trong môi trường thông tin phi đối xứng.
- Tìm kiếm đặc lợi (rent-seeking) hàm ý sự mưu cầu phần hơn cho
mình trong khối tài sản hiện có mà không góp phần sản sinh thêm
chút tài sản nào. Như vậy, hành vi tìm kiếm đặc lợi làm giảm hiệu quả
kinh tế thông qua tác động làm méo Theo ngụ ý của các nhà nghiên
cứu hiện đại thì "tìm kiếm đặc lợi" làm méo mó việc phân bổ nguồn
lực, suy giảm khả năng tạo thêm của cải vật chất, giảm hiệu quả tài
chính công, tăng thêm bất bình đẳng thu nhập. Nghĩa là hành vi mưu
cầu tiền hối lộ, tham nhũng, lại quả, bôi trơn, lót tay... - thu nhập
phi pháp của các quan chức chính trị hoặc hành chính bởi vị thế của
họ trong hệ thống công quyền.

10
3.1.4. Lý luận về rủi do đạo đức và tìm
kiếm đặc lợi
“Chủ nghĩa tư bản thân hữu” là một khái niệm chưa có định nghĩa rõ
ràng, ngụ ý về tình trạng của một nền kinh tế trong đó hệ thống doanh
nghiệp có những mối quan hệ mang tính cấu kết với các quan chức Nhà
nước, qua đó tạo thành các mạng lưới “thân hữu” (mối quan hệ cá nhân
thân cận) nhằm trục lợi bất chính.
Hệ lụy:
- Thứ nhất, mối quan hệ "thân hữu" này có ảnh hưởng tiêu cực tới
hiệu quả phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế. Các quan chức cấu
kết với các doanh nhân sẽ đẻ ra các chính sách và quyết định chính
trị liên quan đến việc phân bổ nguồn lực có lợi cho các thân hữu của
họ trong giới làm ăn. Thí dụ, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, trợ giá, lãi
suất, kích cầu… có lợi cho một số doanh nghiệp nhất định.
- Thứ hai, các quan hệ “thân hữu” giữa quan chức và doanh nhân sẽ
phá hỏng chức năng của Nhà nước với tư cách là cơ quan giám sát
và điều tiết các hoạt động của thị trường, như việc đóng thuế, tuân
thủ các tiêu chuẩn về môi trường, các quy định về sử dụng và đối xử
với người lao động… 11
3.1.4. Lý luận lựa chọn ngược
Lựa chọn trái ý (có tài liệu gọi là lựa
chọn ngược, lựa chọn đối nghịch, lựa
chọn bất lợi) (tiếng Anh: adverse
selection) là một tình trạng kinh tế có
thể nảy sinh do tồn tại tình trạng
thông tin phi đối xứng, người lựa chọn
thứ tốt lại chọn phải thứ không tốt.
Đây là một loại thất bại thị trường.
Lựa chọn ngược xảy ra khi trong
một giao dịch,người bán hoặc người
mua biết rõ hơn về một hay một vài
tính chất của sản phẩm mà đối tượng
kia không biết.
Kết quả là thị trường chỉ còn tồn tại George Akerlof:
những sản phẩm có chất lượng xấu “Markets for
(lựa chọn “ngược”, hay “bất lợi”). Lemons”
12
3.1.4. Lý luận lựa chọn ngược
GIẢI PHÁP:
Các biện pháp tác động đến động cơ
Ngoài sử dụng Trung gian tài chính ra, còn có các đối sách khác như: Các biện
pháp bảo vệ người tiêu dùng được sử dụng để chống lại tình trạng lựa chọn
trái ý khi người mua là bên kém ưu thế thông tin và người bán là bên có ưu thế
thông tin. Các biện pháp này bao gồm từ các quy định pháp lý để chế tài cho
tới những quy định về tiêu chuẩn hàng hóa. Những quy định này sẽ được chủ
thể kinh tế cân nhắc khi đánh giá chi phí và lợi ích của việc cung cấp thông tin
không trung thực.

Các biện pháp khắc phục nguyên nhân về thông tin phi đối xứng
Bên kém ưu thế thông tin sẽ sử dụng các biện pháp để tăng cường thông tin
cho mình như tìm hiểu qua dịch vụ môi giới, dịch vụ đánh giá và xếp hạng, và
nhất là làm cho bên có ưu thế thông tin phải phơi bày thông tin cho mình cùng
thấy. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm thường yêu cầu khách hàng
của mình trình chứng nhận sức khỏe, tính chất nghề nghiệp trước khi quyết
định về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hay kiểm định xe ô tô trước khi quyết
định về hợp đồng bảo hiểm ô tô. Ngân hàng có thể yêu cầu người đi vay cung
cấp thông tin về thu nhập, tài sản, tuổi tác, nghề nghiệp hay tình hình kinh
doanh.
13
3.2. Các ví dụ về mối quan hệ giữa chi
phí giao dịch và thể chế
3.2.1. Việc phát triển kinh tế học thể chế dựa trên các hạn
chế của kinh tế học tân cổ điển

Kinh tế học thể chế khác biệt rất lớn so với kinh tế học tân cổ
điển hiện đại (modern neoclassical economics), vốn dựa trên
những giả thuyết hẹp về tính duy lý (rationality) và tri thức đồng
thời ngầm giả định về một khung khổ thể chế cố định. Kinh tế
học thể chế có mối liên hệ quan trọng với luật học
(jurisprudence), chính trị học (politics), xã hội học (sociology),
nhân chủng học (anthropology), lịch sử (history), khoa học tổ
chức (organisation science), quản lý (management) và đạo
đức học (moral philosophy). Vì kinh tế học thể chế sẵn sàng
tiếp nhận ảnh hưởng tri thức từ một loạt chuyên ngành khoa học
xã hội.
14
3.2. Các ví dụ về mối quan hệ giữa chi
phí giao dịch và thể chế
3.2.1. Việc phát triển kinh tế học thể chế dựa trên các hạn
chế của kinh tế học tân cổ điển (Tiếp)

Sự khảo sát sơ qua về các lý thuyết tăng trưởng sẽ cho thấy


tăng trưởng là một hiện tượng phức hợp. Lý thuyết tăng
trưởng tân cổ điển (neoclassical growth theory) chỉ có thể chỉ ra
những điều kiện gần nhất của tăng trưởng, chẳng hạn như
sự tích luỹ tư bản (capital accumulation) hay sự thay đổi về kỹ
thuật. Để giải thích tại sao người ta lại tiết kiệm, đầu tư, học tập
và tìm kiếm tri thức hữu ích, chúng ta phải nhìn vào những hệ
thống thế chế và giá trị khác nhau đằng sau những thành công
và thất bại. Chúng ta cũng sẽ nhận thấy có vô số cản trở cho
tăng trưởng và một số loại hình thể chế nhất định lại có tác
dụng thúc đẩy mọi người nhiều hơn số khác để vượt qua
những rào cản hiện hành của tăng trưởng.
15
3.2. Các ví dụ về mối quan hệ giữa chi
phí giao dịch và thể chế
3.2.2. Các thể chế, sự thay đổi thể chế và hoạt động kinh tế
Chương 12. Sự tiến hóa của các thể chế (trang 388-448 )
• Cạnh tranh thể chế (institutional competition, hay cạnh tranh giữa
các hệ thống – systems competition) là một thuật ngữ nêu bật tầm
quan trọng của các bộ quy tắc bên trong và bên ngoài đối với mặt
bằng chi phí quốc gia và vì thế đối với khả năng cạnh tranh quốc tế.
• Các doanh nhân chính trị (political entrepreneur) là những người
và tổ chức tìm kiếm lợi ích chính trị từ việc thực thi hay cản trở sự
thay đổi thể chế. Các doanh nhân chính trị thường là những người
trẻ tuổi tham vọng và có thiên hướng phá vỡ khuôn phép (young
Turk), họ nhận thấy các thể chế và cơ cấu quyền lực hiện hành
ngăn cản họ khỏi giành được ảnh hưởng chính trị và vì thế họ tìm
kiếm sự ủng hộ nhằm giành thêm ‘tiếng nói’ (voice) tán thành một
cương lĩnh chính trị chủ trương thay đổi thể chế.

16
Lý do của sự khác biệt thể chế
• Tại sao các quốc gia có các thể chế kinh tế khác
nhau?
• Nếu các nước nghèo là vì họ có các thể chế
kinh tế không tốt tại sao họ không thay đổi
chúng để tốt hơn (North 1990)?
Lý do của sự khác biệt thể chế
• Hệ tư tưởng: các quốc gia khác nhau tin vào ý thức hệ
khác nhau do vậy dẫn đến khác biệt thể chế. Tuy nhiên,
các quốc gia tin vào cùng một hệ tư tưởng cũng không
có các thể chế kinh tế giống nhau. Ví dụ, các thể chế
kinh tế phát triển bởi một quốc gia xâm lược nhưng khác
nhau ở các thuộc địa khác nhau (Acemonglu et.al 2004).

• Tính hiệu quả của thể chế: một quốc gia sẽ chọn các
thể chế kinh tế nhằm đạt được hiệu quả về mặt xã hội.
Tuy nhiên, hiệu quả xã hội là khái niệm tương đối và
chưa xác định phụ thuộc vào vị trí từng nhóm người. Vì
vậy, nếu điều này đúng, các thể chế kinh tế cũng sẽ
không ổn định.
Lý do của sự khác biệt thể chế
Ideologies(beliefs)

Institutional framework of polity and economy

Incentive structure

Organizations

Policies

Performance

(Denzau and North [1994] ; North [2005])


Lý do của sự khác biệt thể chế
• Thể chế là sự lựa chọn ngẫu nhiên : biến cố lịch sử tại
điểm nút thời gian quan trọng sẽ xác định các thể chế.

• Xung đột xã hội: các thể chế không phải luôn là sự lựa
chọn của toàn xã hội và không phải cho lợi ích của toàn
xã hội;

• Nhưng là bởi các nhóm lợi ích đang kiểm soát chính trị.
Các nhóm này sẽ chọn các thể chế tối đa hóa lợi ích
riêng (qua việc tìm kiếm đặc lợi) và có thể các lợi ích của
nó không trùng với mục tiêu của dẫn đến sự giàu có
hoặc phát triển của toàn xã hội.
Lý do của sự khác biệt thể chế
• Nguồn gốc khác nhau của các thể chế: một số là kết quả
của ý chí chung mang tính ngẫu nhiên, và số khác là kết
quả không mong đợi của con người trong nỗ lực nhằm
đạt được mục tiêu cá nhân (Carl Menger,1883).

• Sẽ là điều không tưởng khi thay đổi một trật tự tự nhiên


bằng việc lập ra một tổ chức mới, cũng sẽ không thể cải
thiện hoặc chỉnh sửa trật tự này bởi can thiệp vào nó
bằng mệnh lệnh trực tiếp – Hayek: Law, Legislation and
Liberty (1973-1979, 3 vol.)
Lý do của sự khác biệt thể chế
• Các thể chế không nhất thiết phải được tạo ra là vì có
hiệu quả xã hội; Các thể chế này/hoặc ít nhất các quy
tắc chính thức, được tạo ra để phục vụ lợi ích của
những người có sức mạnh mặc cả quyền lực chính trị
để tạo ra các quy tắc mới.

• Hệ thống chính trị đóng vai trò quyết định, bởi vì dựa
trên hệ thống này, các thể chế kinh tế chính thức được
thành lập và ứng dụng trên thực tế.

• Trong khi tăng trưởng kinh tế có thể xảy ra trong ngắn


hạn với các chế độ chuyên quyền, tăng trưởng kinh tế
lâu dài đòi hỏi sự phát triển của luật pháp.

• (North, 1994).
Nguyên nhân dẫn đến cải cách
thể chế

• Một cách để trả lời câu hỏi ”Vì sao phải cải cách thể chế”
đó là phân tích những tay đổi về tương quan Chi phí –
lợi ích của cải cách.

• Cải cách thể chế có thể là kết quả của sự vận động tự
thân hoặc tác động của nhiều tác nhân ngày trong “cuộc
chơi” dưới những áp lực từ bên trong và bên ngoài.
Sự thay đổi thể chế chính trị và thế chế
kinh tế
Review Lý thuyết Marxism:
• Lực lượng sản xuất gồm người lao động và phương tiện
sản xuất (eg. công cụ, thiết bị và công nghệ, nguyên vật
liệu và đất đai)
• Quan hệ sản xuất: quan hệ giữa con người với nhau
trong việc sử dụng phương tiện sản xuất để sản xuất
• Quan hệ sản xuất thường được hiểu là quan hệ sở hữu
tài sản, quyền lực và kiểm soát tài sản trong quá trình
sản xuất của cải xã hội. QHSX thường được luật hoá và
các hình thức luật lệ khác. QHSX còn thể hiện các mối
quan hệ giữa các tầng lớp xã hội trong quá trình SX.
• Quan hệ sản xuất = thể chế kinh tế
Sự thay đổi thể chế chính trị và thế chế
kinh tế
Review Lý thuyết Marxism:
• Khi con người sản xuất nhất thiết phải tham gia vào mối
quan hệ sản xuất tồn tại độc lập với ý chí.

• Lực lượng SX tiếp tục phát triển dẫn đến các quan hệ
sản xuất hiện tại không phù hợp - xung đột giữa các
quan hệ sản xuất hiện tại và lực lượng sản xuất thay đổi
dẫn đến một phương thức sản xuất mới

• Để đạt đươc sự phát triển về kinh tế có nghĩa là phải đạt


tới một phương thức sản xuất mới - đòi hỏi phải thay đổi
toàn bộ quan hệ sản xuất cũng tức là tạo ra thể chế kinh
tế mới
Tương quan thay đổi thể chế chính trị và
thế chế kinh tế
Tương quan thay đổi thể chế chính trị và
thế chế kinh tế
• Các thể chế kinh tế được lựa chọn là do kết quả của sự
thay đổi thể chế chính trị
• Những hạn chế và giám sát việc lạm dụng quyền lực
chính trị là có lợi cho sự tồn tại của các thể chế kinh tế
tốt.
• Thể chế kinh tế nhằm bảo vệ quyền lợi của đa số nhiều
khả năng phát sinh hơn khi quyền lực chính trị trong tay
một tập hợp đa dạng các nhóm lợi ích khác nhau
• Các thể chế kinh tế tốt có nhiều khả năng phát sinh khi
có những giới hạn của việc tìm kiếm đặc lợi của các
nhóm kiểm soat đựoc quyền lực.
GÓC TỰ HỌC

• Chương 13. CÁC HỆ THỐNG KINH TẾ KHÁC NHAU


VÀ SỰ CHUYỂN ĐỔI HỆ THỐNG
• - TRANG 417 - 456

You might also like