You are on page 1of 2

Nhóm: Zeta.

Thứ 4: tiết 3, 4, 5, 6

Tên đề tài: Phép biện chứng và các hình thức phát triển của phép biện chứng.
Liên hệ với tư duy biện chứng trong văn hóa Việt Nam về một số lĩnh vực
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, chúng ta đang sống trong một thế giới mà vạn vật trên thế giới đều có mối liên
kết với nhau vô cùng phức tạp và luôn biến đổi nhanh chóng. Nếu như không có tư duy biện
chứng thì con người chúng ta sẽ không hiểu được sự thay đổi của thế giới này. Khi đó, chúng ta
cũng không thể tái hiện lại những sự vật, thay đổi đó ở trong đầu và nhận thức đúng đắn về nó.
Do đó, có thể nói tư duy biện chứng có vai trò rất quan trọng trong hoạt động nhận thức
và thời đại thực tiễn ngày nay, cụ thể:
- Tư duy biện chứng giúp con người khắc phục được lối tư duy siêu hình, phiến diện. Mặt
khác, nó cũng giúp con người có thể xem xét, đánh giá vấn đề một cách tổng quát, toàn diện và
đúng đắn nhất. Tư duy này giúp con người biết đi thẳng vào vấn đề xem xét, phân tích và đưa ra
những đánh giá chính xác về đối tượng. Từ đó, hạn chế những đánh giá sai, phiến diện và từ
một phía.
- Tư duy biện chứng giúp con người khắc phục được tính bảo thủ, trì trệ, những thái độ
có định kiến không tốt về những cái mới. Vì thiếu nguyên tắc phát triển của của tư duy biện
chứng mà chúng ta có thể mắc những sai lầm trong việc nhận thức.
Từ những lí do đã nêu trên, nhóm Zeta chúng tôi đã đi đến quyết định chọn đề tài “Phép
biện chứng và các hình thức phát triển của phép biện chứng. Liên hệ với tư duy biện
chứng trong văn hóa Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Phép biện chứng là hạt nhân cốt lõi, giúp hình thành thế giới quan và nhân sinh quan của
mỗi con người, ngoài ra là một phương pháp luận quan trọng để nhận thức và giải quyết thực
tiễn. Vì vậy, việc hiểu và vận dụng sáng tạo các phép biện chứng trong thực tiễn là một việc
làm rất cần thiết. Trong phạm vi bài tiểu luận, nhóm Zeta chọn đề tài “Phép biện chứng và
các hình thức phát triển của phép biện chứng. Liên hệ với tư duy biện chứng trong văn
hóa Việt Nam” nhằm góp phần sáng tỏ theo hướng trên. Mục đích của bài tiểu luận nhằm
làm sáng tỏ thêm việc vận dụng phép biện chứng trong các hoạt động thực tiễn, đặc biệt là
hoạt động trong văn hóa Việt Nam, từ đó nêu thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao
việc vận dụng các phép biện chứng trong thực tiễn.

PHẦN 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN


1.1 BIỆN CHỨNG CHỦ QUAN VÀ BIỆN CHỨNG KHÁCH QUAN
1.1.1 Biện chứng chủ quan
1.1.2 Ví dụ về biện chứng chủ quan
1.1.3 Biện chứng khách quan
1.1.4 Ví dụ về biện chứng khách quan
1.2. PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ CÁC HÌNH THỨC PHÁT TRIỂN CỦA PHÉP BIỆN
CHỨNG
1.2.1 Phép biện chứng là gì?
1.2.2 Các hình thức cơ bản của phép biện chứng
Thứ nhất. Phép biện chứng chất phác.
Thứ hai. Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức.
Thứ ba. Phép biện chứng duy vật do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập.

PHẦN 2. LIÊN HỆ THỰC TẾ, TƯ DUY BIỆN CHỨNG TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM
TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC
2.1 Tư duy biện chứng là gì?
2.2 Liên hệ thực tế trong một số lĩnh vực
2.2.1 Tư duy biện chứng trong Lịch sử
2.2.2 Tư duy biện chứng trong văn học
2.2.3 Tư duy biện chứng trong kiến trúc
2.2.4 Tư duy biện chứng trong nghệ thuật

PHẦN 3. THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG CÁC PHÉP BIỆN CHỨNG TRONG HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN
3.1 Về thực trạng
3.2 Về các giải pháp
PHẦN KẾT LUẬN

You might also like