You are on page 1of 3

Các chiến lược điều chỉnh giá 

 Định giá chiết khấu và trợ giá:


 Ở các store Innisfree- một hãng mĩ phẩm nổi tiếng của Hàn Quốc sẽ cho
phép khách hàng áp dụng chiết khấu hóa đơn khi mua hàng tại store nếu
bạn có đăng ký số điện thoại thành viên. Tương tự như vậy, Shop Mỹ
phẩm Yến Nguyễn hay shop quần áo FM style có ở khu vực Nha Trang
nói riêng cũng áp dụng chiến lược này, khi khách hàng đã có đăng ký
thành viên tại đó đều sẽ được chiết khấu hóa đơn khi thanh toán. 

 Ngoài ra, chiến lược trợ giá như mua mới đổi cũ đã được Nón Sơn áp
dụng trước đây, nếu bạn mang mũ bảo hiểm cũ đến và mua 1 cái mới thì
cửa hàng sẽ thu lại cái cũ và trừ vào giá bán cái mới. Chiến lược này
cũng được một số cửa hàng bán lẻ công nghệ áp dụng như việc thu
Iphone cũ và mua lại cái mới đã được trừ bớt giá.
 Đặc biệt ở phần trợ giá, ở các cửa hàng FPT hay Thế giới di động sẽ
thường trợ giá từ vài trăm đến vài triệu đồng và kèm theo là cho phép
khách hàng mua các sản phẩm đó được trả góp 0%  theo tháng/năm với
những ai không có nhu cầu/điều kiện thanh toán 1 lần.

 Định giá phân khúc: 


 Khi đến xem phim tại các rạp chiếu của CGV hay Lotte Cinema, bạn sẽ
được giảm giá vé nếu mang theo thẻ sinh viên hoặc chứng minh được
rằng mình là học sinh sinh viên, chương trình này cũng áp dụng ở trẻ em
và người cao tuổi. Việc này cũng có thể thấy được ở dịch vụ xe bus ( mức
giá vé xe cho sinh viên, trẻ em và học sinh sinh viên thường thấp hơn )
 Ngoài ra dễ thấy ở các nơi tổ chức sự kiện, chương trình âm nhạc,....giá
vé sẽ được phân theo tầm nhìn, theo khu vực ghế ngồi từ xa đến gần sân
khấu với mức giá tương ứng từ thấp đến cao.
Ví dụ: Hiện nay nhóm nhạc BlackPink đang thực hiện một Concert mang
tên Born Pink World Tour với quy mô lớn. Vé bán đã được công ty chủ
quản YG Entertainment đưa ra với nhiều mức giá khác nhau.Mỗi mức
giá vé cũng tương ứng với một khu vực nhất định của sân khấu, với gói
Platinum Pink gần với sân khấu nhất và hiển nhiên tương ứng với mức
giá cao nhất .

 Định giá theo tâm lý:


 Hiện nay việc nắm bắt tâm lý mua hàng của người tiêu dùng và áp dụng
vào bán hàng rất hiệu quả, dễ thấy như các sản phẩm thường được niêm
yết với giá số lẻ như 199.000đ hay 1.999.000 tạo hiệu ứng giá rẻ hơn chỉ
1000đ so với các con số  như 200.000đ hay 2.000.000đ  điều này có tác
dụng gây chú ý đối với khách hàng vì họ thường quan tâm đến những chữ
số cuối bên trái dấu chấm, họ sẽ cảm thấy 199.000đ rẻ hơn rất nhiều con số
200.000đ vì chữ số hàng trăm ngàn lệch nhau đến 1 đơn vị nhưng thực
chất chỉ có 1.000đ.  Đây là cách định giá được rất nhiều nhãn hàng, cửa
hàng lớn nhỏ sử dụng mục đích là đánh vào tâm lý của người tiêu dùng
rằng mức giá đó đang rẻ và kích thích người dùng mua nó.
VD: Đối với hãng Zeesea là một hãng mĩ phẩm nội địa Trung thường để
những mức giá với các con số khá là lẻ thay vì làm tròn để khiến khách
hàng nghĩ rằng nó rẻ hơn.
 VD: Sản phẩm bút kẻ mắt nước được niêm yết giá 79k chứ không phải là
80k, hoặc phấn phủ giá 179k chứ không phải 180k.

You might also like