You are on page 1of 2

Chuyên đề luyện thi THPT 2020: Kiến thức lớp 11

TRẮC NGHIỆM BÀI 1 - SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG

1. Bộ phận quan trọng nhất giúp rễ Cây Phượng hút nước và muối khoáng là
A. miền lông hút. B. miền sinh trưởng. C. miền chóp rễ. D. miền bần.
2. Ở hầu hết thực vật trên cạn, đơn vị hút nước của rễ là
A. Mạch gỗ của rễ. B. Tế bào biểu bì. C. Không bào. D. Tế bào lông hút.
3. Ở cây lúa mì đen, lông hút của rễ do tế bào nào phát triển thành?
A. Tế bào nội bì. B. Tế bào mạch gỗ ở rễ. C. Tế bào biểu bì. D. Tế bào vỏ rễ.
4. Tế bào lông hút có đặc điểm cấu tạo và sinh lí nào sau đây là phù hợp với chức năng hấp thụ nước?
I. Thành tế bào mỏng. II. Không thấm cutin.
III. Áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp mạnh của rễ. IV. Chỉ có một không bào trung tâm lớn.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
5. Nước được hấp thụ vào rễ theo cơ chế nào sau đây?
A. Chủ động. B. thụ động và chủ động.
C. Có tiêu dùng năng lượng ATP. D. Thẩm thấu.
6. Khi nói về sự vận chuyển thụ động ion Mg2+ của tế bào lông hút, phát biểu nào dưới đây đúng?
A. cần có năng lượng cung cấp. B. ion khoáng di chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao.
C. tuân theo qui luật khuếch tán. D. ion khoáng đi qua lớp photpholipit kép.
7. Ở tế bào lông hút, nước được hấp thụ từ đất qua màng sinh chất vào trong tế bào chủ yếu bằng cách
A. khuếch tán qua kênh protein, không tốn năng lượng ATP.
B. khuếch tán qua lớp photpholipit kép, cần năng lượng ATP.
C. Vận chuyển chủ động theo cơ chế thẩm thấu.
D. vận chuyển thụ động qua lớp photpholipit kép.
8. Khi nói về đặc điểm của quá trình hấp thụ bị động ion khoáng, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ.
II. Các ion khoáng đi từ môi trường đất (có nồng độ ion cao) sang tế bào rễ (có nồng độ ion đó thấp).
III. Quá trình hấp thụ ion khoáng thường gắn liền với quá trình hấp thụ nước.
IV. Cần có năng lượng ATP.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
9. Khi nói về đặc điểm của quá trình hấp thụ chủ động ion khoáng, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ.
B. Các ion khoáng đi từ môi trường đất có nồng độ cao sang tế bào rễ có nồng độ thấp.
C. Các ion khoáng thẩm thấu vào tế bào lông hút.
D. Không cần có năng lượng ATP.
10. Cơ chế hấp thụ nước ở rễ:
A. thẩm thấu, nước di chuyển từ nơi thế nước cao (đất) đến nơi thế nước thấp ( rễ).
B. thẩm thấu, nước di chuyển từ nơi thế nước cao (rễ) đến nơi thế nước thấp ( đất).
C. thụ động, nước di chuyển từ môi trường ưu trương (đất) đến môi trường nhược trương ( rễ).
D. chủ động, nước di chuyển từ môi trường ưu trương (đất) đến môi trường nhược trương ( rễ).
11. Độ ẩm đất liên quan chặt chẽ đến quá trình hấp thụ nước của rễ như sau:
A. Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng ít. B. Độ ẩm đất càng thấp, sự hấp thụ nước càng lớn.
C. Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng lớn. D. Độ đất càng thấp, sự hấp thụ nước bị ngừng.
12. Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,3%, trong đất là 0,1 %. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách
A. hấp thụ thụ động. B. hấp thụ chủ động. C. khuếch tán. D. thẩm thấu.
13. Các chất khoáng hấp thụ vào cây theo cơ chế
A. khuếch tán và hút bám. B. chủ động. C. hoà tan. D. chủ động và thụ động.
14. Rễ cây hút nước được là nhờ dịch tế bào lông hút ưu trương hơn dịch đất. Tế bào lông hút ưu trương hơn dịch đất do
bao nhiêu nguyên nhân sau ?
I. Quá trình tổng hợp các chất hữu cơ trong rễ. II. Ion khoáng liên tục được rễ hấp thụ từ đất vào.
III. Quá trình thoát hơi nước ở lá. IV. Con người bón phân cho cây.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
15. Có bao nhiêu trường hợp dưới đây, rễ cây hấp thụ ion K + cần phải Nồng độ K+ ở rễ Nồng độ K+ ở đất
tiêu tốn năng lượng ATP? (1) 0,2% 0,5%
A. 1. B. 2. (2) 0,3% 0,4%
C. 3. D. 4. (3) 0,4% 0,3%
(4) 0,5% 0,2%
16. Khi nói về cơ chế hấp thụ nước, các chất hữu cơ được tổng hợp trong tế bào lông hút của rễ góp phần làm cho dịch
bào của tế bào lông hút
A. có nồng độ chất tan thấp hơn dịch đất, từ đó giúp hút nước.
B. có môi trường ưu trương hơn dịch đất, từ đó giúp hút nước.
C. có thế nước cao hơn dịch đất, từ đó giúp hút nước.
D. có áp suất thẩm thấu thấp hơn dịch đất, từ đó giúp hút nước.

Cô Lê Ngọc Hiếu (LTV) – ĐT : 0971993045 – Mail: lengochieuluongthevinh@gmail.com 1


Chuyên đề luyện thi THPT 2020: Kiến thức lớp 11

17. Trong mối liên quan giữa thoát hơi nước ở lá và cơ chế hấp thụ nước, thoát hơi nước ở lá giúp tế bào lông hút có
A. có môi trường nhược trương hơn dịch đất, từ đó giúp hút nước.
B. có thế nước thấp hơn dịch đất, từ đó giúp hút nước.
C. có số phân tử nước tự do nhiều hơn dịch đất, từ đó giúp hút nước.
D. có áp suất thẩm thấu thấp hơn dịch đất, từ đó giúp hút nước.
18. Nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo các con đường nào?
A. Qua lông hút vào tế bào nhu mô vỏ, sau đó vào trung trụ.
B. Xuyên qua tế bào chất của của các tế bào vỏ rễ vào mạch gỗ.
C. Con đường tế bào chất và con đường gian bào.
D. Đi theo khoảng không gian giữa các tế bào vào mạch gỗ.
19. Nước đi vào mạch gỗ theo con đường gian bào đến nội bì thì chuyển sang con đường tế bào chất vì
A. tế bào nội bì không có thành tế bào nên nước không vận chuyển qua được.
B. nội bì có đai caspari thấm nước nên nước vận chuyển qua được.
C. áp suất thẩm thấu của tế bào nội bì thấp nên nước phải di chuyển sang con đường khác.
D. nội bì có đai caspari không thấm nước nên nước không thấm qua được.
20. Nước và ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ qua các lớp tế bào:
A. Các tế bào vỏ → Lông hút (biểu bì) → Nội bì (có đai caspari) → Trung trụ (mạch gỗ).
B. Lông hút (biểu bì) → Nội bì (có đai caspari) → Các tế bào vỏ → Trung trụ (mạch gỗ).
C. Nội bì (có đai caspari) →Lông hút (biểu bì) → Các tế bào vỏ → Trung trụ (mạch gỗ).
D. Lông hút (biểu bì) → Các tế bào vỏ → Nội bì (có đai caspari) → Trung trụ (mạch gỗ).
21. Đặc điểm của con đường hấp thụ nước và ion theo con đường qua thành tế bào – gian bào:
A. Chậm, chọn lọc thấp. B. Nhanh, chọn lọc cao.
C. Nhanh, chọn lọc thấp. D. Chậm, chọn lọc cao.
22. Loại tế bào mà nước và chất khoáng hoà tan phải đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ là
A. tế bào lông hút. B. tế bào biểu bì.
C. tế bào nội bì. D. tế bào nhu mô vỏ.
23. Tế bào nội bì có đai Caspari – thành tế bào bị suberin hóa ( hóa bần) có vai trò
A. vận chuyển nước và các chất khoáng lên lá. B. có vai trò như máy bơm tạo ra áp suất rễ.
C. kiểm tra lượng nước và các chất khoáng vào rễ. D. ngắn chặn sự thoát hơi nước quá nhiều.
24. Đặc điểm của con đường hấp thụ nước và ion theo con đường qua chất nguyên sinh – không bào:
A. Chậm, chọn lọc thấp. B. Nhanh, chọn lọc cao.
C. Nhanh, chọn lọc thấp. D. Chậm, chọn lọc cao.
25. Cây ngập úng lâu ngày có thể bị chết do tế bào lông hút thiếu oxi sẽ không diễn ra hô hấp hiếu khí. Khi đó, rễ cây sẽ
thiếu năng lượng cho hấp thụ chủ động ion khoáng. Khi hoạt động hấp thụ ion khoáng của tế bào lông hút giảm đáng
kể thì
A. áp suất thẩm thấu trong tế bào lông hút giảm quá mức, rễ không hút được nước.
B. nồng độ chất tan trong tế bào lông hút tăng, rễ hút quá nhiều nước.
C. thế nước trong lông hút cao hơn nhiều so với các tế bào khác trong cây, rễ không hút thêm nước được.
D. tế bào lông hút trở nên quá ưu trương so với dịch đất, làm cho rễ không hút được nước.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
26. Khi nói về quá trình hút nước và vận chuyển nước của rễ cây, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?
I. Nước chỉ được vận chuyển từ tế bào lông hút vào mạch dẫn của rễ theo con đường gian bào.
II. Nước chủ yếu được cây hấp thụ vào theo cơ chế thẩm thấu, không cần tốn năng lượng.
III. Sự vận chuyển nước thường diễn ra đồng thời với sự vận chuyển ion khoáng.
IV. Tất cả các phân tử nước trước khi đi vào mạch dẫn của rễ đều phải đi qua tế bào chất của tế bào nội bì.
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
27. Trong sơ đồ hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ, thế nước giảm dần từ
A. Lông hút → Các tế bào vỏ → Nội bì → Mạch gỗ.
B. Mạch gỗ → Nội bì → Các tế bào vỏ → Lông hút .
C. Biểu bì → Nội bì → Các tế bào vỏ → Mạch gỗ.
D. Nội bì → Biểu bì → Các tế bào vỏ → Mạch gỗ.
28. Trong con đường xâm nhập của nước và muối khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ, loại tế bào nào sau đây có thế nước
thấp nhất?
A. tế bào lông hút. B. tế bào vỏ.
C. tế bào nội bì. D. tế bào biểu bì.
29. Khi bón phân nhiều, cây không hấp thu được nước do
A. dịch đất có thế nước trở nên cao hơn lông hút. B. dịch đất trở nên nhược trương hơn lông hút.
C. dịch đất có áp suất thẩm thấu thấp hơn lông hút. D. dịch đất trở nên ưu trương hơn lông hút.
30. Khi dịch đất quá ưu trương hơn tế bào lông hút thì
A. tế bào lông hút có thể bị mất nước gây co nguyên sinh và chết.
B. tế bào lông hút dễ dàng hút nước nhờ thẩm thấu.
C. tế bào lông hút dễ dàng hấp thụ các ion khoáng với nồng độ cao.
D. tế bào lông hút có thể bị trương nước rồi vỡ ra.

-----------------------------------------HẾT--------------------------------------

Cô Lê Ngọc Hiếu (LTV) – ĐT : 0971993045 – Mail: lengochieuluongthevinh@gmail.com 2

You might also like