You are on page 1of 42

MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH ĐÚNG – SAI KTCT

CHƯƠNG 2,3:
1. Lượng giá trị xã hội của hàng hoá là một đại lượng cố định, không thay đổi
Đây là nhận định SAI.
Vì lượng giá trị xh của hàng hóa đc đo bằng thời gian lao động xh cần thiết mà thời gian
lđộng xh cần thiết luôn thay đổi nên lượng xh của hàng hóa cũng thay đổi theo. Sự thay
đổi lượng giá trị hàng hóa phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Thứ nhất : năng suất lao động xã hội, trên thị trường hàng hóa trao đổi không phải
theo giá trị cá biệt mà là giá trị xh. Vì vậy năng suất lao động xh có ảnh hưởng đến
giá trị xh của hàng hóa.
- Thứ hai: Cường độ lao động là mức độ khẩn trương của người lao động hay kéo
dài ngày lao động.
- Thứ ba là mức độ phức tạp của lao động: lao động giản đơn và lao động phức tạp.
 Lượng giá trị xã hội của hàng hoá là một đại lượng không cố định, luôn thay đổi
2. Tất cả hàng hoá đặc biệt đều giống nhau ở đặc điểm không do hao phí lao động
trực tiếp tạo ra.
Nhận định SAI.
Vì hàng hoá tiền cũng là 1 hàng hoá đặc biệt ban đầu là vàng, kim cương… là vật trao
đổi và để có vàng thì phải do hao phí sức lao động trực tiếp làm ra vì để có được nó
thì người ta phải khai thác và tạo ra trong quá trình sản xuất.
3. Không phải bất cứ bộ phận nào của tư bản bất biến đều dịch chuyển giá trị vào
sản phẩm mới như nhau
Nhận định ĐÚNG.
Vì sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến chỉ cho chúng ta biết
là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư còn để muốn biết sự dịch chuyển tư bản thì phải
phân chia thành tư bản cố định và tư bản lưu động.
4. Quy luật giá trị thể hiện sự hoạt động nó thông qua sự vận động của giá cả thị
trường.
Nhận định ĐÚNG.
Quy luật giá cả thị trường xoay quanh quy luật giá trị dưới sự tác động của cung -
cầu. Giá cả thị trường lên xuống xoay xung quanh giá trị hàng hoá trở thành cơ chế
hoạt động của quy luật giá trị. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường sẽ thấy sự
vận động của quy luật giá trị.
5. Bản chất của tiền tệ được thể hiện qua các chức năng của nó
Nhận định SAI.
Vì bản chất của tiền tệ là kết quả của quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng
hoá, tiền tệ xuất hiện là yếu tố ngang giá chung cho thế giới hàng hoá. Bản chất của
tiền tệ được biểu hiện ở hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng.
6. Lưu thông hàng hoá dựa trên nguyên tắc ngang giá. Điều này được hiểu là giá cả
có thể tách rời giá trị và xoay quanh giá trị của nó.
Nhận định SAI.
Theo yêu cầu của QLGT, người sản xuất muốn bán được hàng hoá trên thị trường,
muốn được xã hội thừa nhận sản phẩm của mình thì lượng giá trị của 1 hàng hoá cá
biệt phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết. Trong lĩnh vực trao đổi, phải
tiến hành theo nguyên tắc ngang giá, lấy giá trị xã hội làm cơ sở, không dựa trên giá
trị cá biệt.
7. Khi số lượng hàng hoá cung cấp vào thị truờng thay đổi thì sẽ làm thay đổi giá
trị xã hội của hàng hoá.
Nhận định SAI.
Vì lượng giá trị hàng hoá phụ thuộc vào thời gian lao động xã hội cần thiết và
những yếu tố ảnh hưởng đến đó là năng suất lao động xã hội và mức độ phức tạp
của lao động.
Vì khi số lượng hàng hoá cung cấp vào thị trường thay đổi tức là đề cập đến vấn
đề cung hàng hoá có thể tăng hoặc giảm. Căn cứ vào nội dung của quy luật cung
cầu thì cung – cầu có tác động làm thay đổi giá cả của hàng hoá: (cung>cầu: giá
cả<giá trị, cung<cầu: giá cả>giá trị, cung = cầu: giá cả=giá trị). Còn bản thân
lượng giá trị hàng hoá phụ thuộc vào các yếu tố như: NSLĐ, CĐLĐ, tính chất LĐ
của sxhh (tính giản đơn, tính phức tạp).
- NSLĐ là năng lượng sản xuất của người lao động, tỉ lệ nghịch với lượng giá trị
của hàng hoá.
- CĐLĐ là mức độ khẩn trương của lao động hay mức độ hao phí của lao động, khi
CĐLĐ tăng thì lượng giá trị kết tinh trong 1 đơn vị hàng hoá không thay đổi
nhưng tổng lượng giá trị sẽ tăng lên.
- Tính chất LĐ của sxhh, đối với tính giản đơn tạo ra lượng giá trị thấp, còn tính
phức tạp thì tạo ra lượng giá trị cao.
Vậy khi số lượng hàng hoá cung cấp vào thị trường thay đổi thì sẽ làm thay đổi giá cả
của hàng hoá chứ không làm thay đổi giá trị của hàng hoá.
8. Ý nghĩa quan trọng nhất của việc nghiên cứu hàng hoá sức lao đông là tìm ra
chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản.
Nhận định ĐÚNG.
Vì hàng hoá sức lao động là một hàng hoá đặc biệt nó có giá trị sử dụng có tính năng
đặc biệt đó là có thể tạo ra giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó hay nói cách khác là
tạo ra giá trị thặng dư và đây chính là chìa khoá để giải quyết công thức chung của tư
bản.
9. Sản xuất giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch đều dựa trên
tiền đề tăng năng suất lao động xã hội.
Nhận định SAI.
Chỉ có sản xuất giá trị thặng dư tương đối là dựa trên tiền đề tăng năng suất lao động
xã hội vì sản xuất giá trị thặng dư tương đối là giảm thời gian lao động xã hội cần
thiết xuống mà để có được như thế thì cần phải giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt và
dịch vụ cần thiết để tái sản xuất sức lao động, các giá trị tư liệu sinh hoạt và dịch vụ
cần thiết này giảm khi năng suất lao động của các ngành nghề đó tăng lên hay nói
cách khác là năng suất lao động xã hội tăng lên.
Còn sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch là tăng năng suất lao động cá biệt của xã hội
đó lên sao cho giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội khi sản xuất cùng một loại hàng
hoá. Phần chênh lệch đó chính là GTTD siêu ngạch.
10. Sự chuyển hoá của tiền tệ thành tư bản gắn liền với sự chuyển hoá sức lao động
thành hàng hoá
Nhận định ĐÚNG.
Để sức lao động trở thành hàng hoá thì phải thoả mãn những yêu cầu nhất định là
hàng hoá sức lao động này có thể tạo ra GTTD mà để có được hàng hoá đó để nhà tư
bản bóc lột GTTD thì họ phải cần tiền để mua hàng hoá đó. Vì thế khi tiền dùng làm
mua hàng hoá sức lao động để họ tạo ra GTTD cho nhà tư bản thì tiền trở thành tư
bản và sức lao động trở thành hàng hoá.
11. Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tướng của giá trị thặng dư tuyệt
đối.
Nhận định SAI.
Theo Mác, GTTD siêu ngạch là hình thức biến tướng của GTTD tương đối. Nó giống
nhau là đều tăng năng suất lao động. Khác nhau ở chỗ GTTD tương đối là toàn bộ giai
cấp tư bản thu được nó thể hiện mối quan hệ bóc lột toàn bộ giai cấp các nhà tư bản
đối với toàn bộ giai cấp công nhân; GTTD siêu ngạch chỉ 1 nhà tư bản hay chỉ là 1 xí
nghiệp có kĩ thuật tiên tiến thu được mà thôi, nó biểu hiện mối quan hệ cạnh tranh
giữa các nhà tư bản với nhau.
12. Tiết kiệm tư bản bất biến cũng như nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản sẽ
giúp làm tăng tỷ suất lợi nhuận.
Nhận định ĐÚNG
Tiết kiệm tư bản bất biến trong điều kiện tỷ suất GTTD và tư bản khả biến không đổi
nếu tư bản bất biến càng nhỏ thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn. Vì theo công thức nếu: rõ
ràng m và v không đổi, nếu c càng nhỏ thì p’ càng lớn.
Còn tốc độ chu chuyển càng cao thì sẽ làm tỷ suất GTTD hằng năm tăng và tỷ suất lợi
nhuận cũng tăng do chịu sự tác động của tỷ suất GTTD.
13. Lợi nhuận chẳng qua chỉ là hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư.
Nhận định ĐÚNG.
Lợi nhuận là hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư; GTTD do tư bản khả biến sinh
ra, còn lợi nhuận tạo ra sự hiểu lầm nó là con đẻ của toàn bộ chi phí sản xuất TBCN;
GTTD do sản xuất tạo ra, còn lợi nhuận xuất hiện trên thị trường. Vì vậy, lợi nhuận
che giấu thực chất bóc lột, về lượng thì lợi nhuận và GTTD khác nhau.

Trong thực tế SX kinh doanh, giữa giá trị hàng hóa và chi phí SX có một khoảng chênh lệch. Do
đó sau khi bán hàng hóa (bán ngang giá), nhà tư bản không những bù đắp đủ số chi phí đã ứng
ra mà còn thu được số chênh lệch bằng GTTD. Số chênh lệch này chính là lợi nhuận.

Vì thế, nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận là do GTTD chuyển hóa thành. Như vậy, lợi nhuận
chẳng qua chỉ là hình thái biểu hiện của GTTD, là biến tướng của GTTD trên bề mặt nền KTTT.

14. Lợi nhuận và giá trị thặng dư là hoàn toàn giống nhau.
Nhận định SAI.
- Lợi nhuận là biến tướng của giá trị thặng dư, là sự chênh lệch giữa giá trị hàng hóa
và chi phí sản xuất.
- Giá trị thặng dư là giá trị dư ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra và bị
nhà tư bản chiếm đoạt.
Nhà tư bản cá biệt chỉ cần bán hàng hoá với giá cả cao hơn chi phí sản xuất là đã có
lợi nhuận. Nếu bán hàng hoá với giá cả đúng bằng CPSX là không có lợi nhuận. Nếu
hàng hoá với giá cả thấp hơn giá trị và cao hơn CPSX thì vẫn có lợi nhuận, lúc này lợi
nhuận nhỏ hơn GTTD.
 Như vậy, lợi nhuận và giá trị thặng dư là không hoàn toàn giống nhau, lợi nhuận là
biến tướng của GTTD.
15. Tư bản công nghiệp nhường một phần giá trị thặng dư cho tư bản thương
nghiệp theo nguyên tắc lợi nhuận bình quân.
Nhận định ĐÚNG.
Việc phân phối giá trị thặng dư giữa nhà tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp
diễn ra theo quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân thông qua cạnh tranh và thông qua
chênh lệch giữa giá cả sản xuất cuối cùng ( giá bán lẻ thương nghiệp) và giá cả sản
xuất công nghiệp (giá bán buôn công nghiệp)
16. Xét về mặt chất, giá trị thặng dư với lợi nhuận, lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức
cho vay là khác nhau.
Nhận định SAI.
Xét về mặt chất thì GTTD, lợi nhuận, lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức cho vay là
giống nhau. 
+ GTTD là phần giá trị dôi ra trong quá trình sản xuất do người lao động làm ra mà bị
nhà tư bản chiếm lấy. 

+ Lợi nhuận là sự chênh lệch giữa chi phí sản xuất tư bản và chi phí thực tế.

+ Lợi nhuận thương nghiệp là 1 bộ phận của GTTD, của lợi nhuận bình quân, được
tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, do tư bản công nghiệp nhường lại cho tư
bản thương nghiệp để tư bản thương nghiệp bán hàng cho tư bản công nghiệp.

+ Lợi tức cho vay là 1 bộ phận của GTTD, của lợi nhuận bình quân, được tạo ra trong
quá trình sx kinh doanh, được người đi vay trả lại cho người cho vay khi mà được sử
dụng một khoản tư bản cho vay trong 1 tgian nhất định.  

Giá trị thặng dư, lợi nhuận, lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức cho vay giống nhau ở
mặt chất vì đều là một bộ phận của giá trị mới, đều được tạo ra trong quá trình sản
xuất kinh doanh. 

Giả sử về lợi tức như A cho B vay 100tr với lãi suất 5%/năm để B sử dụng vào mục đích
sản xuất kinh doanh; sau 1 năm thì B thu được 10tr lợi nhuận thì B phải trích lại một
phần lợi nhuận để trả lại cho A là 5% của 100tr tức 5tr. Vậy 5tr ở đây chính là lợi tức cho
vay và là một phần giá trị thặng dư được tạo ra trong sản xuất, được B tức là người đi vay
trả cho A ở đây là người cho vay.
17. Tỷ suất lợi nhuận chịu ảnh hưởng bởi tỷ suất giá trị thặng dư và cấu tạo hữu cơ
của tư bản.
Nhận định SAI.
Tỷ suất lợi nhuận chịu ảnh hưởng bởi tỷ suất giá trị thặng dư, cấu tạo hữu cơ của tư
bản, tốc độ chu chuyển của tư bản và tiết kiệm tư bản bất biến. Tỷ suất GTTD tăng sẽ
làm tăng tỷ suất lợi nhuận, cấu tạo hữu cơ của tư bản tác động tới chi phí sản xuất nên
tác động tới lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận, tốc độ chu chuyển càng lớn thì tỷ suất
GTTD càng tăng lên dẫn đến tỷ suất lợi nhuận tăng và trong điều kiện tư bản khả biến
không đổi, giá trị thặng dư giữ nguyên thì tiết kiệm tư bản bất biến làm cho tỷ suất lợi
nhuận tăng.
18. Quan hệ cung – cầu về hàng hoá có ảnh hưởng quyết định đến tỷ suất giá trị
thặng dư và tỷ suất lợi nhuận.
Nhận định SAI.
Quan hệ cung cầu trên thị trường là quan hệ giữa người sản xuất với người tiêu dùng
có thể tác động lẫn nhau hoặc tác động trực tiếp tới giá trị thị trường. P’ và m’ phụ
thuộc vào tư bản khả biến hoặc toàn bộ giá trị của tư bản ứng trước vậy nên quan hệ
cung cầu ở đây không được tính là yếu tố tác động trực tiếp đến hai giá trị này.
19. Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản là giá trị thặng dư vừa được tạo ra
trong lưu thông, vừa không được tạo ra trong lưu thông.
Nhận định ĐÚNG.
Trong lưu thông nếu nhà tư bản trao đổi ngang giá hay mua rẻ bán đắt thì cũng không
tạo ra giá trị thặng dư. Xét trường hợp bán ngang giá thì mua sao bán vậy sẽ không
tạo ra giá trị mới, xét trường hợp mua rẻ bán đắt nếu anh ta mua rẻ mà bán đắt thì có
lợi cho anh ta nhưng nếu làm vậy thì các mặt hàng khác cũng sẽ tăng giá lên mà khi
anh ta mua các hàng hoá thì cũng chịu thiệt vì thế không tạo ra GTTD.
CHƯƠNG 4,5,6:
20. Độc quyền trong nền kinh tế thị trường vừa thúc đẩy, vừa kìm hãm sự tiến bộ của
khoa học kỹ thuật.

Nhận định ĐÚNG.

- độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, có khả năng thâu tóm việc sản
xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá cả độc quyền, nhằm
thu lợi nhuận độc quyền cao 

-tác động của độc quyền, dù ở trình độ độc quyền cá nhân hay độc quyền nhà nước
thi đều thể hiện ở cả mặt tích cực và tiêu cực.

-tác động tích cực : 

+tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học-
kỹ thuật , thúc đẩy sự tiến bộ kĩ thuật 

+làm tăng nslđ, nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân tổ chức độc quyền 

+tạo được sức mạnh kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế pt theo hướng sản xuất
lớn hiện đại 

-tác động tiêu cực: 

+làm cho cạnh tranh ko hoàn hảo gây thiệt hại cho ng tiêu dùng và xã hội 

+kìm hãm sự tiến bộ kĩ thuật theo đó kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội 

+khi độc quyền nhà nước bị chi phối bởi nhiều lợi ích cục bộ hoặc khi độc quyền tư
nhân chi phối các quan hệ kinh tế xã hội sẽ gây ra hiện tượng làm tăng sự phân hóa
giàu nghèo

Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, có khả năng thâu tóm việc
sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, có khả năng định ra giá cả hàng hoá, thu lợi
nhuận độc quyền cao.

Tác động của độc quyền, dù ở độc quyền cá nhân hay độc quyền nhà nước thì
đều có 2 mặt tích cực và tiêu cực:

- Tích cực:
 Tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học
– kỹ thuật, thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật.
 Làm tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân tổ chức
động quyền
 Tạo nên sức mạnh kinh tế giúp cho nền kinh tế xã hội phát triển theo hướng hiện
đại và lớn mạnh

- Tác động tiêu cực:

 Sự cạnh tranh không hoàn hảo gây thiệt hại cho người tiêu dùng và sản xuất
 Kìm hãm sự phát triển kỹ thuật, kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội
 Khi độc quyền nhà nước bị chi phối bởi nhiều lợi ích cục bộ hay độc quyền tư
nhân chi phối các quan hệ kinh tế xã hội sẽ gây ra hiện tượng làm tăng sự phân
hoá giàu – nghèo.

21. Quan hệ phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bị
chi phối và quyết định bởi quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.
Nhận định ĐÚNG.
Nền kinh tế KTTT định hướng XHCN là nền kinh tế nhiều thành phần với sự đa dạng
hóa các loại hình sở hữu và do vậy thích ứng với nó là các loại hình phân phối khác nhau.
- Quan hệ phân phối trong nền KTTT định hướng XHCN bị chi phối và quyết định bởi
quan hệ sở hữu về TLSX.
22. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa có những đặc trưng giống,
vừa có những đặc trưng khác với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
Nhận định ĐÚNG.
Giống nhau: Cả hai kiểu KTTT này đều chịu sự tác động của cơ chế thị trường với hệ
thống các quy luật .Đồng thời, cả nền KTTT TBCN và nền KTTT định hướng XHCN
đều là các nền kinh tế hỗn hợp, tức là nền KTTT có sự điều tiết (quản lý) của nhà nước.
Khác nhau:
- Trong đặc trưng về mục tiêu phát triển KTTT. Mục tiêu của nền KTTT TBCN là tập
trung lợi ích chủ yếu cho thiểu số GCTS, còn nền KTTT CNXH là nền kinh tế vì lợi ích
của đa số giai cấp hay toàn dân .
- Về thành phần Kte thì kte nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền KTTT ĐHXHCN,
còn kte tư nhân là chủ yếu ở các nước TBCN
- Về quan hệ quản lý nền Kte thì ở các nước XHCN thì nhà nước PQXHCN là chủ thể
quản lý vì lợi ích của nhân dân, còn ở các nước TBCN thì GCTS nắm quyền quản lý kte
vì lợi ích của riêng giai cấp mình
- Giống nhau: cả hai kiểu kinh tế thị trường trường này đều chịu sự tác động từ cơ chế thị
trường và hệ thống các quy luật. Đồng thời, cả nền KTTT TBCN và nền KTTT định
hướng XHCN đều là các nền KT hỗn hợp, tức là nền KTTT có sự điều tiết, quản lý của
nhà nước.
- Khác nhau:
 Trong đặc trưng về mục tiêu phát triển:
 Nền KTTT TBCN có mục tiêu là tập trung lợi ích chủ yếu cho thiểu số giai cấp tư
sản
 Nền KTTT XHCN mục tiêu là nền kinh tế vì lợi ích của đa số giai cấp và toàn
dân.
 Trong thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền KTTT
định hướng XHCN, còn kinh tế tư nhân là chủ yếu ở các nước TBCN.
 Trong quan hệ quản lý nền kinh tế: ở các nước XHCN thì nhà nước pháp quyền
XHCN là chủ thể quản lý vì lợi ích của nhân dân, còn các nước TBCN thì giai cấp
tư sản nắm quyền quản lý kinh tế vì lợi ích riêng của giai cấp mình
Chính vì vậy,
23. Trong nền kinh tế thị trường, tồn tại một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản.
Nhận định ĐÚNG.
- QHLIKT: là sự thiết lập những tương tác giữa con người với con người , giữa các
cộng đồng người, giữa các tổ chức kinh tế, giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế,
giữa con người với tổ chức kinh tế, giữa quốc gia với phần còn lại của thế giới nhằm
mục tiêu xác lập các lợi ích kinh tế trong mối liên hệ với trình độ phát triển của lực
lượng SX và kiến trúc thượng tầng tương ứng của một giai đoạn phát triển xã hội
nhất định 
-Trong đk kinh tế thị trường, ở đâu có hoạt động kinh tế, ở đó có quan hệ lợi ích,
trong đó có 1 số qhe lợi ích kinh tế cơ bản sau đây 
+qhe lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động
+qhe lợi ích giữa những người sử dụng lao động
+qhe lợi ích giữa những người lao động
+qhe lợi ích giữa cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội

- Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa con người với con
người, giữa các cộng đồng người, các tổ chức kinh tế, giữa các bộ phận hợp thành
nền kinh tế, giữa con người với tổ chức kinh tế, giữa quốc gia với phần còn lại của
thế giới nhằm mục tiêu xác lập lợi ích kinh tế trong mối liên hệ với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất với kiến trúc thượng tầng tương ứng với từng giai
đoạn phát triển xã hội nhất định.
- Trong điều kiện KTTT, ở đâu có hoạt động kinh tế, ở đó có quan hệ lợi ích, trong
có 1 số quan hệ lợi ích kt cơ bản sau đây:
+ quan hệ lợi ích giữa người sd lao động với người lao động
+ quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động
+ quan hệ lợi ích giữa những người lao động
+ quan hệ lợi ích giữa cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội.
24. Một trong những nội dung cơ bản của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là
thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhận định ĐÚNG.
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ. Theo đó, hội nhập kinh tế
quốc tế có thể được coi là nông, sâu tùy vào mức độ tham gia của một nước vào các quan
hệ kinh tế đối ngoại, các tổ chức kinh tế quốc tế hoặc khu vực. Thực hiện đa dạng các
hình thức (ngoại thương, đầu tư quốc tế, hợp tác quốc tế, dịch vụ thu ngoại tệ…), các
mức độ hội nhập kt quốc tế như: thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA), khu vực mậu dịch
tự do(FTA), liên minh thuế quan(CU), thị trường chung( hay thị trường duy nhất), liên
minh kinh tế- tiền tệ…
Do đó, thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế là một trong
những nội dung cơ bản của hội nhập kinh tế quốc tế của VN.
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ. Theo đó, hội nhập kinh tế
quốc tế có thể coi là nông, sâu tuỳ vào mức độ tham gia của một nước vào các quan hệ
kinh tế đối ngoại, các tổ chức kinh tế quốc tế hoặc khu vực. Thực hiện đa dạng các
hinh thức như ngoại thương, đầu tư quốc tế, hợp tác quốc tế,…, các mức độ hội nhập
kinh tế như khu vực mậu dịch tư do (FTA), liên minh kinh tế - tiền tệ, thị trường chung
(hay thị trường duy nhất,…
Do đó, thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế là một
trong những nội dung cơ bản của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
25. Một trong các nội dung chủ yếu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam là
từng bước hoàn thiện sản xuất XHCN phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất.
Nhận định ĐÚNG.
Để hình thành cơ sở vật chất- kỹ thuật phát triển, CNXH phải từng bước hình thành và
hoàn thiện quan hệ sản xuất mới XHCN mà nền tảng là chế độ công hữu về những tư liệu
sản xuất chủ yếu, thực hiện chế độ phân phối theo lao động và phân phối qua các quỹ
phúc lợi xã hội là chủ yếu. Tiến tới xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản xuất này trong
toàn bộ nền kinh tế.
Để hình thành cơ sở vật chất – kỹ thuật phát triển, Chủ nghĩa XH phải từng bước hình
thành và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới XHCN mà nền tảng là chế độ công hữu về
những tư liệu sản xuất chủ yếu, thực hiện chế độ phân phối theo lao động và phân phối
qua các quỹ phúc lợi xã hội là chủ yếu. Tiến tới xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản
xuất này trong toàn bộ nền kinh tế.
26. Một trong những phương thức cơ bản thực hiện lợi ích kinh tế trong các quan hệ
lợi ích chủ yếu trong nền kinh tế thị trường là theo nguyên tắc thị trường.
Nhận định ĐÚNG.
Các quan hệ lợi ích, các chủ thể lợi ích kinh tế mặc dù đa dạng, song để có thể thực hiện
được lợi ích của mình, trong bối cảnh KTTT cần phải căn cứ vào các nguyên tắc của thị
trường. Đây là phương thức phổ biến trong mọi nền kinh tế thị trường, bao gồm cả kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Các quan hệ lợi ích kinh tế mặc dù đa dạng, song để có thể thực hiện được lợi ích của
mình thì trong bối cảnh nền KTTT cần phải căn cứ vào nguyên tắc thị trường. Đây là
phương thức phổ biến trong mọi nền kinh tế thị trường, bao gồm cả kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở vn.
27. Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động vừa thống nhất, vừa mâu
thuẫn.
Nhận định ĐÚNG.

-quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa con người với con người, giữa các
cộng đồng người, các tổ chức kinh tế , giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế, giữa con người
với tổ chức kinh tế, giữa quốc gia với phần còn lại của thế giới nhằm mục tiêu xác lập các lợi ích
kinh tế trong mối liên hệ với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng
tương ứng của 1 giai đoạn phát triển xã hội nhất định.

-quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động là một trong các quan hệ lợi ích kinh tế cơ
bản trong nền kinh tế thị trường, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn

-thống nhất:

Những người sử dụng lao động liên kết chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Quan hệ chặt chẽ về
lợi ích kinh tế giữa những người sử dụng lao động làm cho họ trở thành đội ngũ doanh nhân.
Trong cơ chế thị trường, đội ngũ công nhân đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã
hội

-mâu thuẫn: 

Trong cơ chế thị trường, người sử dụng lao động vừa là đối tác, vừa là đối thủ của nhau. Mâu
thuẫn về lợi ích kinh tế giữa những người sử dụng lao động làm cho họ cạnh tranh quyết liệt.

28. Các quan hệ lợi ích kinh tế vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau.

Nhận định ĐÚNG.

-quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa con người với con người,
giữa các cộng đồng người, các tổ chức kinh tế , giữa các bộ phận hợp thành nền kinh
tế, giữa con người với tổ chức kinh tế, giữa quốc gia với phần còn lại của thế giới
nhằm mục tiêu xác lập các lợi ích kinh tế trong mối liên hệ với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của 1 giai đoạn phát triển xã
hội nhất định.

-qhlikt thống nhất với nhau vì một chủ thể có thể trở thành bộ phận cấu thành của chủ
thể khác, do đó lợi ích của chủ thể này được thực hiện thì lợi ích của chủ thể khác
cũng trực tiếp or gián tiếp được thực hiện

-còn mâu thuẫn với nhau vì các chủ thể kte có thể hành động theo những phương
thức khác nhau để thực hiện các lợi ích của mình, sự khác nhau đó đến mức đối lập
thì trở thành mâu thuẫn

- quan hệ lợi ích kinh tế thống nhất với nhau vì một chủ thể có thể trở thành bộ
phận cấu thành của chủ thể khác, do đó lợi ích của chủ thể này được thực hiện
thì lợi ích của chủ thể khác cũng trực tiếp hoặc gián tiếp được thực hiện.
- Còn mâu thuẫn với nhau vì các chủ thể kinh tế có thể hành động theo những
phương thức khác nhau để thực hiện lợi ích của bản thân mình, sự khác nhau đó
đến mức đối lập thì sẽ trở nên mâu thuẫn.
29. Hội nhập kinh tế quốc tế có những tác động tích cực và tiêu cực đến sự phát
triển của nền kinh tế Việt Nam

Nhận định ĐÚNG.

Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết
nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích, đồng thời tuân
thủ các chuẩn mực quốc tế chung.

Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết
nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích, đồng thời tuân
thủ các chuẩn mực quốc tế chung

- Tác động tích cực:

+ Tạo đk mở rộng thị trường , tiếp thu khoa học công nghệ, vốn, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trong nước 

+ Tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 

+ Tạo điều kiện thúc đẩy hội nhập của các lĩnh vực văn hóa , chính trị , củng cố an
ninh -quốc phòng 

Tác động tích cực:

- Tạo điều kiện mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ, vốn, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế trong nước
- Tạo cơ hội nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Tạo điều kiện thúc đẩy hội nhập của các lĩnh vực văn hoá, chính trị, củng cố an
ninh – quốc phòng.
- Tác động tiêu cực :

+ Làm gia tăng sự cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và các ngành kte
của nước ta gặp khó khăn trong ptrien, thậm chí là phá sản , gây nhiều hậu quả bất lợi
về kinh tế- xã hội 

Làm gia tăng sự cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và các ngành kinh tế
của nước ta gặp khó khăn trong phát triển, thậm chí là phá sản, gây nhiều hậu quả bất
lợi về kinh tế - xã hội.
+ Dẫn đến phân phối ko công bằng về lợi ích và rủi ro cho các nước, các nhóm khác
nhau trong xã hội, do vậy có nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu-nghèo, bất bình
đẳng XH 

+ Dễ trở thành bãi thải công nghiệp và công nghệ thấp, bị cạn kiệt nguồn tài nguyên
thiên nhiên, hủy hoại môi trường ở mức độ cao 

+ Tạo ra thách thức với quyền lực nhà nước, chủ quyền quốc gia và phát sinh nhiều
vấn đề phức tạp về duy trì an ninh, ổn định trật tự 

+ Gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống bị xói mòn 

+ Gia tăng tình trạng khủng bố quốc tế,  buôn lậu,...

30. Nguyên tắc cơ bản thực hiện lợi ích kinh tế trong các quan hệ lợi ích chủ yếu
trong nền kinh tế thị trường là hài hoà lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã
hội.
Nhận định đúng
- Trong điều kiện kinh tế thị trường, một mặt, phải thừa nhận sự chênh lệch về mức thu
nhập giữa các tập thể, các cá nhân là khách quan; nhưng mặt khác phải ngăn chặn sự
chênh lệch thu nhập quá đáng. Sự phân hóa xã hội thái quá có thể dẫn đến căng thẳng,
thậm chí xung đột xã hội. Do đó phải hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích
xã hội

31. Một trong các nội dung chủ yếu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở VN là xây dựng
cơ cấu kinh tế hợp lý.
ĐÚNG
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả là một trong những
nội dung chủ yếu của CNH, HĐH ở nước ta. Cụ thể là trong hệ thống cơ cấu kinh tế thì
cơ cấu ngành kinh tế (công – nông – dịch) giữ vị trí quan trọng nhất vì nó phản ánh trình
độ phát triển của nền kinh tế và kết quả của quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá
trình tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp
trong GDP.

32. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam tồn tại đa dạng hình
thức sở hữu; thành phần kinh tế; loại hình phân phối.

Nhận định ĐÚNG.

KTTT định hướng XHCN ở VN là nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu, trong đó có
3 hình thức sở hữu cơ bản là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân.
Trên cơ sở ba hình thức sở hữu cơ bản này mà hình thành nhiều hình thức tổ chức và
nhiều thành phần kinh tế. Cụ thể có năm thành phần kinh tế:

- Kinh tế quốc doanh;

- Kinh tế hợp tác;

- Kinh tế tư bản tư nhân;

- Kinh tế cá thể, tiểu chủ;

- Kinh tế tư bản Nhà nước.

Về loại hình phân phối, quan hệ phân phối bị chi phối và quyết định bởi quan hệ sở
hữu về tư liệu sản xuất. Nền kttt định hướng xhcn là nền kinh tế nhiều thành phần với
sự đa dạng hoá các loại hình sở hữu. Do vậy thích ứng với nó là các loại hình phân
phối khác nhau. Có thể kể tên một số hình thức phân phối như phân phối theo lao
động, phân phối theo phúc lợi…
33. Quan hệ lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động vừa thống nhất,
vừa mâu thuẫn.

Nhận định ĐÚNG.

- Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa con người với con người, giữa các
cộng đồng người, các tổ chức kinh tế , giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế, giữa con người
với tổ chức kinh tế, giữa quốc gia với phần còn lại của thế giới nhằm mục tiêu xác lập các lợi ích
kinh tế trong mối liên hệ với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng
tương ứng của 1 giai đoạn phát triển xã hội nhất định.

- Quan hệ lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động là một trong các quan hệ lợi
ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn

- Thống nhất: 

 Người sử dụng lao động thực hiện các hoạt động kinh tế trong điều kiện bình
thường họ sẽ thu được lợi nhuận, thực hiện được lợi ích kinh tế của mình, họ sẽ
tiếp tục sử dụng lao động nên người lao động cũng thực hiện được lợi ích kinh tế
của mình vì có việc làm, nhận được tiền lương 
 Nếu người lao động tích cực làm việc ,lợi ích kinh té của họ được thực hiện thông
qua tiền lương được nhận, đồng thời góp phần vào sự gia tăng lợi nhuận của người
sử dụng lao động
 việc tạo lập sự thống nhất giữa người lao động và người sử dụng lao động là điều
kiện quan trọng để thực hiện lợi ích kinh tế của 2 bên.
- Mâu thuẫn: 

 Tại một thời điểm nhất định, thu nhập từ các hoạt động kinh tế là xác định nên lợi
nhuận của người sử dụng lao động tăng lên thì tiền lương của người lao động giảm
xuống và ngược lại 
 Vì lợi ích của mình, người sử dụng lao động luôn tìm cách cắt giảm tới mức thấp
nhất các khoản chi phí, trong đó có tiền lương của người lao động để tăng lợi
nhuận, nhưng tiền lương là điều kiện để tái sản xuất sức lao động nên mức tiền
lương thấp nhất người sử dụng lao động phải trả cho người lao động là mức tiền
lương tối thiểu. Vì lợi ích của mình thì người lao động sẽ đấu tranh đòi tăng lương,
giảm giờ làm, bãi công…
 Nếu mâu thuẫn không được giải quyết hợp lý sẽ ảnh hưởng xấu tới các hoạt động
kinh tế 

34. Độc quyền trong nền kinh tế thị trường vừa có những tác động tích cực, vừa có
những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế.

Nhận định ĐÚNG

độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, có khả năng thâu tóm việc sản
xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá cả độc quyền, nhằm
thu lợi nhuận độc quyền cao 

Vì tích cực là tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển khai các hoạt
động khkt, thúc đẩy tiến bộ kt; có thể lm tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực
cạnh tranh của bản thân các tổ chức độc quyền; tạo ra sức mạnh kt góp phần thúc đẩy
nền kt pt theo hướng sx hiện đại còn tiêu cực là phá vỡ cạnh tranh hoàn hảo gây thiệt
hại cho ng tiêu dùng và xh; có thể kìm hãm tiến bộ kỹ thuật theo đó kìm hãm sự phát
triển kinh tế,xh; chi phối các qh kinh tế lm tăng sự phân hóa giàu nghèo

 NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI KTCT

CHƯƠNG 1-2-3

1. Xét về mặt bản chất, năng suất lao động và cường độ lao động là giống nhau.

Sai. 

+ NSLĐ là năng lực SX của người lao động, được tính bằng số lượng SP SX ra trong một đơn vị
thời gian hay SL thời gian hao phí để SX ra một đơn vị SP.

+ CĐLĐ là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động trong SX.

Như vậy, xét về mặt bản chất, năng suất lao động và cường độ lao động là khác nhau.
2. Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tướng của giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối.
(đã ra)

Sai.

GTTD tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách
nâng cao năng suất lao động trong ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt để hạ thấp giá trị sức lao
động, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động,
cường độ lao động vẫn như cũ.

Việc cải tiến kỹ thuật, tăng NSLĐ diễn ra trước hết ở một hoặc vài xí nghiệp riêng biệt, làm cho
hàng hóa do các xí nghiệp ấy SX ra có giá trị cá biệt thấp hơn GTXH, do đó có thể thu được một
số giá trị thặng dư trội hơn so với các xí nghiệp khác. Phần GTTD trội hơn đó là GTTD siêu
ngạch.

Hoạt động cải tiến kỹ thuật, tăng NSLĐ riêng lẻ của các nhà tư bản làm tăng NSLĐ XH, hình
thành GTTD tương đối, thúc đẩy LLSX phát triển. Vì thế, GTTD siêu ngạch là hình thái biến
tướng của giá trị thặng dư tương đối; không phải là hình thái biến tướng của giá trị thặng dư
tuyệt đối.

4. Bản chất của tích lũy tư bản là kết quả của quá trình tập trung tư bản.
Sai.

+ Bản chất của tích lũy tư bản là quá trình tái SX mở rộng TBCN thông qua chuyển hóa một
phần GTTD thành tư bản phụ thêm để tiếp tục tái SX kinh doanh. 

+ Tập trung tư bản là quá trình các tư bản cá biệt kết hợp lại với nhau để tạo thành một tư bản cá
biệt lớn hơn mà không làm tăng quy mô tư bản XH. Tập trung tư bản là hệ quả của tích lũy tư
bản, vì tích lũy tư bản làm tăng tập trung tư bản.

→ Như vậy, bản chất của tích lũy tư bản không phải là kết quả của quá trình tập trung tư bản,
mà quá trình tập trung tư bản là một trong những quy luật của tích lũy tư bản.

5. Nguồn gốc của giá trị thặng dư là từ tiêu dùng hàng hóa sức lao động. (ra rùi)

Sai.

GTTD được tạo ra khi việc tiêu dùng hàng hóa sức lao động diễn ra ngoài thời gian lao động tất
yếu, tức là trong thời gian lao động thặng dư. Nếu việc tiêu dùng hàng hóa sức lao động chỉ diễn
ra trong thời gian lao động tất yếu thì lúc này chỉ tạo được GTSD cho nhà tư bản, chưa có
GTTD.
Như vậy, nguồn gốc của GTTD là từ tiêu dùng hàng hóa sức lao động, nhưng phải được diễn ra
trong thời gian lao động thặng dư.

6. Tiết kiệm tư bản bất biến cũng như nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản sẽ giúp làm
tăngtỷsuấtlợinhuận.
Đúng.

+ Tiết kiệm tư bản bất biến trong điều kiện tư bản khả biến không đổi và GTTD giữ nguyên sẽ
làm tăng tỷ suất lợi nhuận (c giảm thì c+v giảm và do đó m/c+v tăng hay p' tăng).

+ Nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản sẽ làm cho tỷ lệ GTTD hằng năm tăng lên, do đó tỷ
suất lợi nhuận tăng.

Như vậy, tiết kiệm tư bản bất biến cũng như nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản sẽ giúp làm
tăng tỷ suất lợi nhuận.

7. Dù là lao động giản đơn hay lao động phức tạp thì đều có tính hai mặt là cụ thể và trừu tượng.

- Sai.

Tính trừu tượng của lao động là một phạm trù lịch sử vì nó chỉ tồn tại trong nền KT SXHH; còn
tính cụ thể là một phạm trù vĩnh viễn vì nó tồn tại ở mọi nền KT.

Mặt khác, lao động trong nền KT SX tự cung tự cấp (săn bắt, hái lượm) là lao động giản đơn,
nhưng kết quả của nó chỉ được dùng phục vụ nhu cầu của một nhóm người, không có sự tham
gia vào quá trình trao đổi, mua bán, vì thế nó chỉ mang tính cụ thể, không có tính trừu tượng.

Như vậy, lao động giản đơn ở nền KT SX tự cung tự cấp chỉ có một mặt là tính cụ thể, do đó
không thể khẳng định mọi lao động giản đơn hay lao động phức tạp thì đều có tính hai mặt là cụ
thể và trừu tượng.

8. Tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Sai. 

Tuần hoàn tư bản là quá trình vận động liên tục của tư bản, lần lượt trải qua ba giai đoạn khác
nhau, thực hiện ba chức năng khác nhau, tồn tại dưới ba hình thái khác nhau, sau đó trở về hình
thái ban đầu kèm theo một khoảng GTTD.

Chu chuyển tư bản chính là tuần hoàn của tư bản nhưng được xét với tư cách là quá trình định
kỳ, thường xuyên lặp đi lặp lại và đổi mới theo thời gian. (nói dễ hiểu hơn là: chu chuyển tư bản
là quá trình tuần hoàn tư bản lặp đi lặp lại).
Như vậy, tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản là hai khái niệm có sự liên hệ với nhau, không
phải hoàn toàn khác nhau.

9. Xét về mặt bản chất, tiền là một loại hàng hóa đặc biệt, giống với mọi thứ hàng hóa
khác.

Sai

Về mặt bản chất, tiền là một loại hàng hóa đặc biệt, vì: Tiền đóng vai trò vật ngang giá chung
thống nhất để biểu hiện giá trị của mọi hàng hóa, đây là điểm đặc biệt nhất mà tất cả các hàng
hóa thông thường không có, hay nói cách khác, chỉ có tiền mới có thể đóng vai trò vật ngang giá
chung thống nhất biểu hiện giá trị của mọi hàng hóa khác.

Do đó, tiền là một loại hàng hóa đặc biệt và không giống với mọi thứ hàng hóa khác.

11. Lưu thông hàng hóa (mua, bán thông thường) không tạo ra giá trị tăng thêm xét trên
phạm vi xã hội.

ĐÚNG

Việc mua, bán hàng hóa thấp hơn hoặc bằng giá trị sẽ không có giá trị tăng thêm (xét trên
phạm vi XH); nó chỉ phân phối lại giá trị trong XH. Nếu người mua hàng hóa để bán hàng hóa
đó cao hơn giá trị thì chỉ được lợi xét về người bán, nhưng xét về người mua thì lại bị thiệt.
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi người đều đóng vai trò là người bán và đồng thời cũng là
người mua, do đó, nếu được lợi khi bán thì lại bị thiệt khi mua. 

Như vậy, lưu thông hàng hóa (mua, bán thông thường) không tạo ra giá trị tăng thêm xét trên
phạm vi XH.

13. Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở kết hợp
giá trị cá biệt và giá trị xã hội.

SAI.

Trong SX và lưu thông HH, quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được
tiến hành trên cơ sở của hao phí lao động xã hội cần thiết. Cụ thể, theo yêu cầu của quy luật giá
trị:

+ Trong sản xuất: Người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất
hàng hóa đó phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết. (phù hợp ở đây có nghĩa là
thấp hơn hoặc bằng).
+ Trong lưu thông: Việc trao đổi hàng hóa phải dựa theo nguyên tắc ngang giá.

Như vậy, quy luật giá trị không yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở
kết hợp giá trị cá biệt và giá trị xã hội.

14. Giá trị sử dụng của mọi hàng hóa đặc biệt đều giống nhau.

SAI.

Giá trị sử dụng của mọi hàng hóa đặc biệt là khác nhau. 

Ví dụ: HH sức lao động và tiền tệ là hai loại hàng hóa đặc biệt:

+ HH SLĐ có giá trị sử dụng là nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của người mua HH SLĐ:
Không chỉ bảo tồn được giá trị của HH SLĐ mà còn tạo ra được lượng giá trị lớn hơn ban đầu. 

+ Tiền tệ có giá trị sử dụng là dùng làm vật ngang giá chung thống nhất để biểu hiện giá trị của
mọi hàng hóa. 

→ Rõ ràng, hai giá trị sử dụng của hai loại hàng hóa đặc biệt kể trên là khác nhau.

Như vậy, không thể khẳng định giá trị sử dụng của mọi hàng hóa đặc biệt đều giống nhau.

15. Tất cả hàng hóa đặc biệt đều giống nhau ở đặc điểm không do hao phí lao động trực
tiếp tạo ra.

Nhận định trên là SAI

Vì dịch vụ cũng là 1 loại hàng hóa đặc biệt do nó là loại hàng hóa vô hình. Tuy nhiên để
có được dịch vụ, người ta cũng phải hao phí sức lao động và mục đích của việc cung ứng
dịch vụ cũng nhằm thỏa mãn nhu cầu của người có nhu cầu về loại hình dịch vụ đó. Ví dụ
như trong dịch vụ ăn uống, để có thể phục vụ được 1 món ăn cho khách hàng có nhu cầu
thì người đầu bếp cũng phải hao phí sức lao động làm ra món ăn đó.

16. Lợi nhuận và giá trị thặng dư là hoàn toàn giống nhau.

SAI.

Giá trị thặng dư là phần giá trị mới do lao động của người công nhân tạo ra trong sản xuất thuộc
quyền sở hữu của chủ đầu tư (m).

Lợi nhuận là khoảng chênh lệch giữa doanh thu và chi phí vốn (p).
So sánh p và m ta thấy chúng giống nhau về mặt chất: lợi nhuận và GTTD là một, đều là một bộ
phận của giá trị mới, do người lao động tạo ra trong lĩnh vực sản xuất.

Nhưng chúng không giống nhau hoàn toàn mà có sự khác nhau về mục đích sử dụng: nói đến m
là hàm ý só sánh nó với v (vấn đề bóc lột), còn nói đến p làm hàm ý so sánh giữa G và K (P=G-
K), trong CNTB: che dậy, làm mờ hay thậm chí là phủ nhận vấn đề bóc lột, m và p còn khác
nhau về mặt lượng: lợi nhuận và GTTD thường không thống nhất với nhau: p=m, p>m, p<m. vì
lợi nhuận phụ thuộc vào doanh thu, doan thu lại phụ thuộc vào giá cả và cung cầu. Tuy vậy, xét
trong toàn bô XH thì tổng giá cả hàng hoá bằng tổng giá trị hàng hoá. Vì thế, lợi nhuận luôn
bằng tổng GTTD

17. Năng suất lao động và cường độ lao động đều tỷ lệ thuận với lượng giá trị của một đơn vị
hàng hóa. (ra 1 nửa)

SAI.

+ NSLĐ tăng lên sẽ làm giảm lượng thời gian hao phí lao động cần thiết trong một đơn vị hàng
hóa. Do đó, NSLĐ tăng lên sẽ làm cho lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa giảm xuống. Vì
thế, NSLĐ không tỷ lệ thuận mà tỷ lệ nghịch với lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa.

+ CĐLĐ khi tăng lên không làm cho lượng thời gian lao động XH cần thiết hao phí để SX ra
một đơn vị hàng hóa thay đổi; vì tăng CĐLĐ chỉ nhấn mạnh tăng mức độ khẩn trương, tích cực
của hoạt động lao động thay vì lười biếng mà SX ra số lượng HH ít hơn. Do đó, khi tăng hay
giảm CĐLĐ thì lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa không thay đổi. 

18. Giá trị của hàng hóa sức lao động do giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết quyết định.

SAI.

Giá trị của hàng hóa sức lao động cũng do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái
sản xuất ra sức lao động quyết định. Giá trị của hàng hóa sức lao động do các bộ phận sau đây
hợp thành:

Một là, giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết (cả vật chất, tinh thần) để tái sản xuất ra sức lao động;

Hai là, phí tổn đào tạo người lao động;

Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất và tinh thần) để nuôi con của người lao động.

Như vậy, giá trị của hàng hóa sức lao động không chỉ do giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết quyết
định.
19. Xét theo phương thức chu chuyển giá trị của tư bản sản xuất vào giá trị sản phẩm, có
thể chia tư bản thành hai loại là tư bản bất biến và tư bản khả biến.

SAI.

Xét theo phương thức chu chuyển giá trị của tư bản sản xuất vào giá trị sản phẩm, có thể chia tư
bản thành hai loại là: 

+ Tư bản cố định: Bộ phận TBSX tồn tại dưới hình thái tư liệu lao động, tham gia toàn bộ vào
quá trình SX nhưng giá trị của nó chỉ chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm theo mức độ
hao mòn.

+ Tư bản lưu động: Bộ phận TBSX tồn tại dưới hình thái SLĐ, nguyên, nhiên, vật liệu, vật liệu
phụ, giá trị của nó được chuyển một lần, toàn phần vào giá trị sản phẩm khi kết thúc từng quá
trình SX.

Như vậy, xét theo phương thức chu chuyển giá trị của tư bản sản xuất vào giá trị sản phẩm, có
thể chia tư bản thành hai loại là TBCĐ & TBLĐ; không phải tư bản bất biến và tư bản khả biến.

20. Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường.

Đúng.

Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Đó là nền kinh tế hàng
hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ SX và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác
động, điều tiết của các quy luật thị trường.

21. Lợi nhuận thương nghiệp và lợi tức cho vay đều là một phần của giá trị thặng dư trong
sản xuất.

Đúng.

+ Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp chính là một phần của giá trị thặng dư được tạo ra
trong quá trình sản xuất mà tư bản công nghiệp nhường cho tư bản thương nghiệp, để tư bản
thương nghiệp bán hàng hóa cho mình. Lợi nhuận thương nghiệp là hình thức biến tướng của
giá trị thặng dư.

+ Lợi tức có nguồn gốc từ giá trị thặng dư. Lợi tức là một phần của giá trị thặng dư (nhà tư bản
đi vay thu được GTTD này thông qua sử dụng tiền vay đó trong SX) mà nhà tư bản đi vay phải
trả cho nhà tư bản cho vay. 

Như vậy, lợi nhuận thương nghiệp và lợi tức cho vay đều là một phần của giá trị thặng dư trong
sản xuất.
22. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động và mọi loại hàng hóa là giống nhau.

Sai.

Đối với những hàng hóa thông thường: Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của sản
phẩm, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Một sản phẩm có thể có nhiều giá trị sử
dụng. Ví dụ: Laptop có giá trị sử dụng là: Dùng để học bài, nghiên cứu (ghi chép, tìm hiểu kiến
thức, tham khảo tài liệu, v.v.) hoặc có thể dùng để giải trí (nghe nhạc, lướt web, xem phim, v.v.);

Đối với hàng hóa sức lao động: Tuy giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng nhằm mục
đích thỏa mãn nhu cầu của người mua nhưng nó lại đặc biệt khác với giá trị sử dụng của các loại
hàng hóa khác ở chỗ: Khi sử dụng hàng hóa sức lao động, không những giá trị của nó được bảo
tồn mà còn tạo ra được lượng giá trị lớn hơn. Tính năng đặc biệt này không hàng hóa thông
thường nào có được. 

Vì thế, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động và mọi loại hàng hóa là khác nhau.

23. Hàng hóa có hai thuộc tính vì nó có hai loại lao động khác nhau kết tinh trong hàng hóa. (ra
rồi)

Sai.

Hàng hóa có hai thuộc tính vì lao động của người SXHH có tính hai mặt:

+ Mặt cụ thể: Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề
nghiệp chuyên môn nhất định. Lao động cụ thể tạo ra GTSD của hàng hóa.

+ Mặt trừu tượng: Lao động trừu tượng là sự hao phí sức lao động nói chung của người SXHH
về cơ bắp, thần kinh, trí óc. Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa.

Lao động cụ thể và lao động trừu tượng không phải là hai loại lao động khác nhau, mà là hai
mặt trong lao động của người SXHH.

Như vậy, hàng hóa có hai thuộc tính không phải vì nó có hai loại lao động khác nhau kết tinh
trong hàng hóa; mà là vì lao động của người SXHH có tính hai mặt: Mặt cụ thể & mặt trừu
tượng.

24. HH dịch vụ và hàng hóa thông thường là hoàn toàn giống nhau
SAI.

Hàng hóa dịch vụ là một loại hàng hóa vô hình. Ví dụ: Dịch vụ khám chữa bệnh, chuyển nhà,
massage, v.v. Hàng hóa dịch vụ cũng có hai thuộc tính: Giá trị (lao động XH tạo ra dịch vụ) và
GTSD (không trực tiếp phục vụ cho người cung ứng dịch vụ).

Hàng hóa dịch vụ khác với hàng hóa thông thường ở chỗ: Hàng hóa dịch vụ không thể cất trữ.
Việc SX và tiêu dùng HH dịch vụ được diễn ra đồng thời. Ví dụ: Khi bác sĩ khám chữa bệnh
cho bệnh nhân tức là bác sĩ đã và đang SX ra dịch vụ khám chữa bệnh, đồng thời bệnh nhân
cũng đang hưởng dịch vụ đó của bác sĩ. Với dịch vụ khám chữa bệnh mà bác sĩ SX ra, bệnh
nhân không thể đem đi cất trữ được.

Do đó, HH dịch vụ và hàng hóa thông thường không hoàn toàn giống nhau.

25 Tư bản bất biến và các bộ phận của nó chuyển toàn phần giá trị của nó sang sản phẩm
mới.

SAI

Tư bản bất biến (c): là bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo toàn và
chuyển vào sản phẩm, tức là không thay đổi về lượng giá trị của nó. Trong quá trình sx, TBBB
được LĐ cụ thể của công nhân bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào giá trị của sản phẩm mới. Có
2 cách di chuyển:

 Di chuyển từng phần GT sang GT sản phẩm mới: máy móc, thiết bị, nhà xưởng.
 Di chuyển toàn bộ GT sang GT sản phẩm mới: nguyên, nhiên, vật liệu.

vậy ngoài chuyển toàn phần giá trị của nó sang giá trị sản phẩm mới thì có cách di
chuyển thứ hai là di chuyển từng phần giá trị của nó sang gtri sp mới

26. GT trao đổi và GT là hoàn toàn giống nhau.

Sai

-Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là tỉ lệ theo đó một giá trị sử dụng loại hàng hoá
này được trao đổi với một giá trị sử dụng khác, trên một cơ sở chung, cái chung đó là lao động
(thời gian lao động và công sức lao động) được chứa đựng trong hàng hoá, đó chính là cơ sở giá
trị của hàng hoá.

-Giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa
27. Quy luật GT có những chức năng to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế

Đúng 

Vì quy luật GT xoay quanh giữa giá cả và giá trị hàng hóa của hàng hóa và nhằm điều tiết sản
xuất và lưu thông hàng hóa dựa trên quy luật cung cầu để điều tiết hàng hóa, phân phối hàng hóa
một cách hợp lí hơn và QLGT còn thúc đẩy cải tiến kỹ thuật và lực lượng sản xuất bằng cách
tăng năng suất lao động và máy móc để giảm thời gian lao động cá biệt xuống. không những vậy
QLGT còn phân hóa những người sản xuất hàng hóa nhằm tạo điều kiện phát triển cho sự ra đời
của nền sản xuất hiện đại lớn.

28. Khi số lượng hàng hóa cung cấp vào thị trường thay đổi thì sẽ làm thay đổi lượng
GTXH của HH

- Sai: 

- Khi số lượng hàng hóa cung cấp vào thị trường thay đổi tức là đề cập đến vấn đề lượng
cung hàng hóa có thể tăng hoặc giảm. Căn cứ vào nội dung của quy luật cung cầu thì cung-
cầu có tác động làm thay đổi giá cả của hàng hóa: 

 cung > cầu: giá cả < giá trị


 cung < cầu: giá cả > giá trị
 cung = cầu: giá cả = giá trị

- Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá là: 

 Thời gian lao động xã hội cần thiết


 Năng suất lao động
 Cường độ lao động
 Mức độ phức tạp của lao động

Vậy khi số lượng hàng hóa cung cấp vào thị trường thay đổi thì sẽ làm thay đổi giá cả của
hàng hóa chứ không phải lượng giá trị xã hội của hàng hoá.

29. Tiền công thực tế phụ thuộc hoàn toàn vào tiền công danh nghĩa.

ĐÚNG

Tiền công danh nghĩa là tổng số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động của
mình cho nhà tư bản. Nó là giá cả sức lao động. Nó tăng giảm theo sự biến động trong quan hệ
cung – cầu về hàng hoá sức lao động trên thị trường. Đối với người công nhân, điều quan trọng
không chỉ ở tổng số tiền nhận được dưới hình thức tiền lương mà còn ở chỗ có thể mua được gì
bằng tiền lương đó, điều đó phụ thuộc vào giá cả vật phẩm tiêu dùng và dịch vụ.
Tiền lương thực tế là tiền công biểu hiện bằng số lượng hàng hoá và dịch vụ mà công nhân dùng
tiền công danh nghĩa để mua. Rõ ràng, nếu điều kiện khác không thay đổi, tiền lương thực tế
phụ thuộc theo tỷ lệ thuận vào đại lượng tiền lương danh nghĩa và phụ thuộc theo tỷ lệ nghịch
với mức giá cả vật phẩm tiêu dùng và dịch vụ.

30. Ngày lao động bao gồm thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư (ra rồi)

Đúng vì ngoài thời gian lao động cần thiết để bù đắp chi phí ban đầu cho tư bản thì công nhân
phải bỏ ra sức lao động không công ra để có được giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Nếu không có
thời gian lao động thặng dư thì nhà tư bản cũng không thể nào phát triển được.

31. Quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào cấu tạo hữu cơ của tư bản và tỷ suất GTTD

sai quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào đại lượng tư bản ứng trước bởi khi hàng hóa bán được
thì tư bản ứng trước càng lớn sẽ là tiền đề cho việc tăng quy mô tích lũy.

32. Tuần hoàn tư bản là nội dung, còn chu chuyển tư bản là hình thức của sự vận động tư bản.

Đúng 

37.xét về mặt chất, gttd  với lợi nhuận, lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức cho vay là khác nhau (ra
rồi)

=> Sai. Xét về mặt chất thì GTTD, lợi nhuận, lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức cho vay là giống
nhau. 

+ GTTD là phần giá trị dôi ra trong quá trình sản xuất do người lao động làm ra mà bị nhà tư
bản chiếm lấy. 

+ Lợi nhuận là sự chênh lệch giữa chi phí sản xuất tư bản và chi phí thực tế.

+ Lợi nhuận thương nghiệp là 1 bộ phận của GTTD, của lợi nhuận bình quân, được tạo ra trong
quá trình sản xuất kinh doanh, do tư bản công nghiệp nhường lại cho tư bản thương nghiệp để tư
bản thương nghiệp bán hàng cho tư bản công nghiệp.

+ Lợi tức cho vay là 1 bộ phận của GTTD, của lợi nhuận bình quân, được tạo ra trong quá trình
sx kinh doanh, được người đi vay trả lại cho người cho vay khi mà được sử dụng một khoản tư
bản cho vay trong 1 tgian nhất định.  

Giá trị thặng dư, lợi nhuận, lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức cho vay giống nhau ở mặt chất vì
đều là một bộ phận của giá trị mới, đều được tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. 

38. tỷ suất lợi nhuận chịu ảnh hưởng bởi tỷ suất giá trị thặng dư và cấu tạo hữu cơ của tư
bản
=> Sai. Tỷ suất lợi nhuận chịu ảnh hưởng bởi tỷ suất giá trị thặng dư, cấu tạo hữu cơ của tư bản,
tốc độ chu chuyển của tư bản và tiết kiệm tư bản bất biến. Tỷ suất GTTD tăng sẽ làm tăng tỷ
suất lợi nhuận, cấu tạo hữu cơ của tư bản tác động tới chi phí sản xuất nên tác động tới lợi nhuận
và tỷ suất lợi nhuận, tốc độ chu chuyển càng lớn thì tỷ suất GTTD càng tăng lên dẫn đến tỷ suất
lợi nhuận tăng và trong điều kiện tư bản khả biến không đổi, giá trị thặng dư giữ nguyên thì tiết
kiệm tư bản bất biến làm cho tỷ suất lợi nhuận tăng. 

39. qh cung- cầu về hàng hóa có ảnh hưởng quyết định đến tỷ suất giá trị thặng dư và tỷ
suất lợi nhuận

40. mâu thuẫn của công thức chung của tư bản là gttd vừa được tạo ra trong lưu thông, vừa
không được tạo ra trong lưu thông (ra rồi)

41. Năng suất lao động và cường độ lao động đều tỉ lệ nghịch với tổng lượng giá trị của
hàng hóa.

Sai 
-nslđ là năng lực sx của ng lđ, được tính bằng số lượng sp sản xuất ra trong 1 đv thời gian
hay số lượng tgian hao phí để sx ra một đơn vị sp
-cđlđ là mức độ khẩn trương, tích cực của hđ lđ trong sx
-nslđ tăng thì tổng lượng giá trị của hh  không đổi 
-còn cđlđ tăng thì tổng giá trị hàng hóa tăng
=> vậy nslđ và cường độ lđ tỉ lệ nghịch với tổng lượng giá trị của hh là sai

42. Tỷ suất giá trị thặng dư tỉ lệ thuận với quy mô tích lũy tư bản .

đúng

-vì tỷ suất gttd là một trong các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới qui mô tích lũy

-tích lũy tb là sự chuyển hóa một phần gttd thành tư bản

-các nhân tố ảnh hưởng qui mô tích lũy:

+trình độ khai thác sức lao động

+nslđ xh 

+sử dụng hiệu quả máy móc 

+đại lượng tư bản ứng trước

-tỷ suất gttd tăng sẽ tạo tiền đề để tăng qui mô gttd , từ đó tạo điều kiện để tăng qui mô tích lũy
tư bản
43. Quy luật giá trị thể hiện sự hoạt động của nó thông qua sự vận động của giá cả thị
trường.

ĐÚNG

bởi vì Cơ chế hoạt động và phát huy tác dụng của quy luật giá trị là thông qua sự vận động của
giá cả thị trường xoay quanh giá trị dưới tác động của quan hệ cung cầu. Trong thực tế người
sản xuất và trao đổi hàng hóa không hề biết tác động quy luật giá trị, họ chỉ biết giá cả thị trường
và hoạt động tuân theo mệnh lệnh của giá cả thị trường. 

44. Tiết kiệm tư bản bất biến cũng như nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản sẽ giúp làm tăng
tỷ suất lợi nhuận. (ra r)

đúng 

tư bản bất biến là bộ phận tư liệu tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất mà gtri được lđ cụ thể
của công nhân làm thuê bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm, tức là giá trị không
biến đổi trong quá trình sản xuất 

tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và toàn bộ giá trị của tư bản ứng trước 

-các nhân tố ảnh hưởng đến TSLN:

 tỷ suất GTTD tăng sẽ tác động trực tiếp làm tăng tỷ suất lợi nhuận 
 cấu tạo hữu cơ của tư bản tác động tới chi phí sản xuất , do đó tác động tới lợi
nhuận và tỷ suất lợi nhuận 
 tốc độ chu chuyển của tư bản càng lớn thì tỷ lệ gttd hằng năm tăng, do đó tỷ suất
lợi nhuận tăng 
 tiết kiệm tư bản bất biến, trong điều kiện tư bản khả biến ko đổi,  nếu gttd giữ
nguyên, tiết kiệm tư bản bất biến làm tăng tỷ suất lợi nhuận

46. Dịch vụ và tư bản cho vay đều là hàng hóa đặc biệt.

ĐÚNG 

-tư bản cho vay là hh đặc biệt vì người bán không mất quyền sở hữu, ng mua chỉ đc
quyền sử dụng trong 1 tgian. sau khi sử dụng, tư bản cho vay không mất giá trị sử dụng
và gtri mà được bảo tồn, thậm chí tăng thêm 
-còn dịch vụ là một loại hàng hóa hh đặc biệt nhưng nó là hàng hóa vô hình, không thể
cất trữ được

47. Hàng hóa sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt.
đúng.

Mọi loại hh đều có hai mặt là gtri và gtri sdung, hh slđ cũng vậy:

 giá trị của HH sức lao động:


 là sluong lao động xã hội cần thiết để sx và tái sx ra nó quyết định
 giá trị của HH sức lđ dc quy về gtri của các tư liệu sinh hoạt cần thiết để sx và tái
sx sức lao động cũng như để duy trì đời sống ng lđ và gia đình của họ 
 bao gồm : gtri của những tư liệu sinh hoạt cho bản thân ng lđ ;gtri của những tư
liệu sinh hoạt cho gđ ng lđ ; hao phí đào tạo người lao động
 gtri hàng hóa sức lđ phụ thuộc vào các yto sau đây : lịch sử văn hóa ; tồn tại xã hội
( gồm hoàn cảnh địa lí , phương thức SX, vấn đề dân số ) , yto chính trị 
 giá trị sử dụng của HH sức lao động : nhằm thỏa mãn nhu cầu ng mua

→ hh slđ đặc biệt ở công dụng của nó: bù đắp lại số tiền mà nhà tư bản bỏ ra để mua sức lđ , tạo
ra số tiền lớn hơn số tiền ban đầu.

vậy…..

48. Bản chất của tiền tệ được thể hiện qua các chức năng của nó.

SAI

Về bản chất, tiền tệ là vật trung gian môi giới trong trao đổi hàng hoá, dịch vụ, là phương tiện
giúp cho quá trình trao đổi được thực hiện dễ dàng hơn.

bản chất của tiền tệ được thể hiện qua 2 thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng của nó 

Trong đó: 

 Giá trị sử dụng của tiền tệ là khả năng thỏa mãn nhu cầu làm vật trao đổi của xã
hội,  miễn là loại tiền tệ ấy còn được xã hội dùng, thừa nhận đó là vật trao đổi thì
loại tiền tệ ấy còn giá trị sử dụng. 
 Giá trị của tiền tệ  được hiểu là “sức mua” của tiền tệ, là khả năng đổi được ít hay
nhiều vật, vật có giá trị hơn hay ít giá trị hơn. VD: 20.000 VNĐ sẽ mua được một
dĩa cơm và 40.000 VNĐ sẽ mua được 2 dĩa cơm ở cùng nơi bán, hay 6.000 VNĐ
sẽ mua được một chai nước và 20.000.000 VNĐ sẽ mua được một cái laptop.

49.Ý Nghĩa quan trọng nhất của việc nghiên cứu hàng hóa sức lao động là tìm ra chìa khóa
để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản.

Nhận định ĐÚNG.


 Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực của con người, là khả năng lao động của
con người.
 Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản là: giá trị thặng dư vừa sinh ra trong
lưu thông, lại vừa không thể sinh ra trong lưu thông vừa sinh ra ngoài lưu thông,
lại vừa không sinh ra ngoài lưu thông.
 Việc nghiên cứu hàng hóa sức lao động đã giải quyết được mâu thuẫn trong công
thức trên bởi vì giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính năng đặc biệt mà
không hàng hóa nào có được. Đó là trong quá trình sử dụng hàng hóa này, giá trị
của nó không những được bảo tồn mà còn tạo ra được giá trị mới cao hơn giá trị
của nó. Vì vậy, việc nghiên cứu hàng hóa sức lao động là chìa khóa để giải quyết
mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản.

50. Lợi nhuận bằng giá trị thặng dư khi mua và bán hàng hoá đúng giá trị.

Đây là nhận định ĐÚNG 

Mua và bán đúng giá trị là khi cung bằng cầu thì giá cả bằng giá trị. Căn cứ vào lợi nhuận là
biến tướng của giá trị thặng dư trong trường hợp cung bằng cầu. Nhà tư bản thực hiện các hoạt
động phải đảm bảo cho lợi ích của họ tìm kiếm được. Cho nên sau khi bán hàng hoá với giá cả =
giá trị, nhà tư bản sẽ tìm kiếm được lợi nhuận đúng với cái mà họ đã bóc lột,  thu về được một
số tiền lời ngang bằng với m. Số tiền này được gọi là lợi nhuận, ký hiệu: p. 

Mua và bán đúng giá trị khi cung bằng cầu thì giá cả bằng giá trị. Căn cứ vào lợi nhuận là biến
tướng của giá trị thặng dư trong trường hợp cung bằng cầu. Nhà tư bản thực hiện các hoạt động
phải đảm bảo cho lợi ích của họ tìm kiếm được. cho nên sau khi bán hàng hoá với giá cả = giá
trị, nhà tư bản sẽ kiếm được lợi nhuận đúng với cái mà họ đã bóc lột, thu về được 1 số tiền lời
ngang bằng với m. Số tiền này được gọi là lợi nhuận (p)

51. Tiền công thực tế thay đổi theo chiều hướng tỷ lệ thuận với lạm phát.

câu này cũng ra rồi 

54. Bằng lao động cụ thể, người công nhân đã tạo ra giá trị mới là 20 USD. (ra r)

nhận định sai 


-lao động cụ thể là lao động có ích dưới 1 hình thức cụ thể của những nghề nghiệp
chuyên môn nhất định 
-lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa
-còn lao động trừu tượng mới tạo ra giá trị của hàng hóa, GTHH là lao động trừu tượng
của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa. 

55. Cạnh tranh và độc quyền có mối quan hệ tác động qua lại trong nền kinh tế thị trường
hiện đại.

sai cạnh tranh và độc quyền tồn tại và song hành lẫn nhau .
57. Quan hệ phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bị chi phối và
quyết định bởi quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất. (ra rồi)

đúng vì KT thị trường định hướng XHCN ở VN là nền KT nhiều thành phần vs sự đa dạng của
các loại hình thức sở hữu và do vậy sẽ có loại hình phân phối khác nhau nên thực hiện nhiều
hình thức phân phối sẽ thúc đẩy tăng trưởng KT và đảm bảo công bằng xã hội trong sử dụng
nguồn lực kinh tế và sự đóng góp của họ trong quá trình lao động và sản xuất.

58. Nguyên tắc cơ bản thực hiện lợi ích kinh tế trong các quan hệ lợi ích chủ yếu trong nền kinh
tế thị trường là hài hòa lợi ích cá nhân,lợi ích nhóm và lợi ích xã hội.

60. Quan hệ lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động vừa thống nhất,vừa mâu
thuẫn.

→ câu này ra đề cho lớp quốc tế r nè

CHƯƠNG 4-5-6

43. Độc quyền trong nền kinh tế thị trường vừa thúc đẩy, vừa kìm hãm sự tiến bộ của khoa học
kỹ thuật. (đã ra)

đúng

-độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, có khả năng thâu tóm việc sản xuất và
tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc
quyền cao 

-tác động của độc quyền, dù ở trình độ độc quyền cá nhân hay độc quyền nhà nước thi đều thể
hiện ở cả mặt tích cực và tiêu cực

-tác động tích cực : 

+tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học- kỹ
thuật , thúc đẩy sự tiến bộ kĩ thuật 

+làm tăng nslđ, nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân tổ chức độc quyền 

+tạo được sức mạnh kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế ptrien theo hướng sản xuất lớn
hiện đại 

-tác động tiêu cực: 

+làm cho cạnh tranh ko hoàn hảo gây thiệt hại cho ng tiêu dùng và xã hội 
+kìm hãm sự tiến bộ kĩ thuật theo đó kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội 

+khi độc quyền nhà nước bị chi phối bởi nhiều lợi ích cục bộ hoặc khi độc quyền tư nhân
chi phối các quan hệ kinh tế xã hội sẽ gây ra hiện tượng làm tăng sự phân hóa giàu nghèo

44. Quan hệ phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bị chi phối và
quyết định bởi quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất. 

Đúng. Giáo trình trang 184 

45.  Kinh tế thị trường định hướng XHCN vừa có những đặc trưng giống, vừa có những đặc
trưng khác với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. (ra rồi)

=> Nhận định đúng.

·       Vì nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế
nhiều thành phần với sự đa dạng hóa các loại hình sở hữu và do vậy thích
ứng với nó là các loại hình phân phối khác nhau ( cả đầu vào và đầu ra của
các quá trình kinh tế). Thực hiện nhiều hình thức phân phối( thực chất là
thực hiện các lợi ích kinh tế) ở nước ta sẽ có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế và tiến bộ xã hội.

Vậy quan hệ phân phối... tư liệu sản xuất.

46.  Trong nền kinh tế thị trường, tồn tại một số quan hệ lợi ích KT cơ bản

đúng 
-QHLIKT: là sự thiết lập những tương tác giữa con người với con người , giữa các cộng
đồng người, giữa các tổ chức kinh tế, giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế, giữa con
người với tổ chức kinh tế, giữa quốc gia với phần còn lại của thế giới nhằm mục tiêu xác
lập các lợi ích kinh tế trong mối liên hệ với trình độ phát triển của lực lượng SX và kiến
trúc thượng tầng tương ứng của một giai đoạn phát triển xã hội nhất định 
-Trong đk kinh tế thị trường, ở đâu có hoạt động kinh tế, ở đó có quan hệ lợi ích, trong đó
có 1 số qhe lợi ích kinh tế cơ bản sau đây 
+qhe lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động
+qhe lợi ích giữa những người sử dụng lao động
+qhe lợi ích giữa những người lao động
+qhe lợi ích giữa cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội 

47.  Một trong những nội dung CB của hội nhập KT quốc tế của VN là thực hiện đa dạng các
hình thức, các mức độ hội nhập KT quốc tế.
48.  Một trong các ND chủ yếu của CN hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam là từng bước hoàn thiện
QHSX XHCN phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng SX.

49.  Một trong những phương thức cơ bản thực hiện lợi ích KT trong các QH lợi ích chủ yếu
trong nền KTTT là theo nguyên tắc thị trường.

sai ngoài nguyên tắc thị trường thì việc thực hiện lợi ích theo chính sách kinh tế của Nhà nước
và vai trò của các tổ chức xã hội nhằm tạo sự bình đẳng và thúc đẩy phát triển xã hội.

51.  Các QH lợi ích KT vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau.

đúng 

-quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa con người với con người, giữa các
cộng đồng người, các tổ chức kinh tế , giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế, giữa con người
với tổ chức kinh tế, giữa quố gia với phần còn lại của thế giới nhằm mục tiêu xác lập các lợi ích
kinh tế trong mối liên hệ với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng
tương ứng của 1 giai đoạn phát triển xã hội nhất định.

-qhlikt thống nhất với nhau vì một chủ thể có thể trở thành bộ phận cấu thành của chủ thể khác,
do đó lợi ích của chủ thể này được thực hiện thì lợi ích của chủ thể khác cũng trực tiếp or gián
tiếp được thực hiện

-còn mâu thuẫn với nhau vì các chủ thể kte có thể hành động theo những phương thức khác nhau
để thực hiện các lợi ích của mình. sự khác nhau đó đến mức đối lập thì trở thành mâu thuẫn

52.  Hội nhập KT quốc tế có những tác động tích cực và tiêu cực đến sự phát triển của nền
KTVN.

đúng

hội nhập kte quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gằn kết nền kinh tế của
minh với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích, đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc
tế chung 

-tác động tích cực

+tạo đk mở rộng thị trường , tiếp thu khoa học công nghệ,

+tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 

+ tạo điều kiện thức đẩy hội nhập của các lĩnh vực văn hóa , chính trị , củng cố an ninh -
quốc phòng 
-tác động tiêu cực :

+làm gia tăng sự cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và các ngành kte của nước
ta gặp khó khăn trong ptrien, thậm chí là phá sản , gây nhiều hậu quả bất lợi về kinh tế-
xã hội 

+dẫn đến phân phối ko công bằng về lợi ích và rủi ro cho các nước, các nhóm khác nhau
trong xã hội, do vậy có nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu-nghèo, bất bình đẳng XH 

+dễ trở thành bãi thải công nghiệp và công nghệ thấp, bị cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên
nhiên, hủy hoại môi trường ở mức độ cao 

+tạo ra thách thức với quyền lực nhà nước, chủ quyền quốc gia và phát sinh nhiều vấn đề
phức tạp về duy trì an ninh, ổn định trật tự 

+gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống bị xói mòn 

+gia tăng tình trạng khủng bố quốc tế,  buôn lậu,... 

53.  Nguyên tắc CB thực hiện lợi ích KT trong các QH lợi ích chủ yếu trong nền KTTT là hài
hòa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích XH.

đúng bởi khi lợi ích cá nhân đúng với quy định pháp luật thì kinh tế sẽ phát triển còn ngược lại
những hành vi có lợi ích cá nhân nhưng lại trái với pháp luật như trốn thuế … thì sẽ càng làm xã
hội phát triển ngày càng kém. và lợi ích của nhóm và xã hội cũng phài phù hợp với quốc gia. vì
thế giữa lợi ích cá nhân lợi ích nhóm và xã hội phải hóa hợp với nhau thì xã hội mới có thể hùng
mạnh và phát triển được.

54.  Một trong các ND chủ yếu của CN hóa, hiện đại hóa ở VN là xây dựng cơ cấu KT hợp lý.

đúng bởi cơ cấu kính tế là bộ phận hợp thành nền kinh tế và có nhiệm vụ chuyển đổi nền sản
xuất lạc hậu trở nên hiện đại hơn.

55.  KTTT định hướng XHCN ở VN tồn tại đa dạng hình thức sở hữu; thành phần kinh tế; loại
hình phân phối.

→ ĐÚNG

KTTT định hướng XHCN ở VN là nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu, trong đó có 3 hình
thức sở hữu cơ bản là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân.

Trên cơ sở ba hình thức sở hữu cơ bản này mà hình thành nhiều hình thức tổ chức và nhiều
thành phần kinh tế. Cụ thể có năm thành phần kinh tế:
- Kinh tế quốc doanh;

- Kinh tế hợp tác;

- Kinh tế tư bản tư nhân;

- Kinh tế cá thể, tiểu chủ;

- Kinh tế tư bản Nhà nước.

Về loại hình phân phối, quan hệ phân phối bị chi phối và quyết định bởi quan hệ sở hữu về tư
liệu sản xuất. Nền kttt định hướng xhcn là nền kinh tế nhiều thành phần với sự đa dạng hoá các
loại hình sở hữu. Do vậy thích ứng với nó là các loại hình phân phối khác nhau. Có thể kể tên
một số hình thức phân phối như phân phối theo lao động, phân phối theo phúc lợi…

56.  QH lợi ích giữa người sử dụng lđ và người lđ vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn.

đúng . 

- quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa con người với con người, giữa các
cộng đồng người, các tổ chức kinh tế , giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế, giữa con người
với tổ chức kinh tế, giữa quốc gia với phần còn lại của thế giới nhằm mục tiêu xác lập các lợi ích
kinh tế trong mối liên hệ với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng
tương ứng của 1 giai đoạn phát triển xã hội nhất định.

-quan hệ lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động là một trong các quan hệ lợi ích
kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn

* thống nhất:

 người sử dụng lao động thực hiện các hoạt động kinh tế trong điều kiện bình
thường họ sẽ thu được lợi nhuận, thực hiện được lợi ích kinh tế của mình, họ sẽ
tiếp tục sử dụng lao động nên người lao động cũng thực hiện được lợi ích kinh tế
của mình vì có việc làm, nhận được tiền lương 
 nếu người lao động tích cực làm việc ,lợi ích kinh tế  của họ được thực hiện thông
qua tiền lương được nhận, đồng thời góp phần vào sự gia tăng lợi nhuận của người
sử dụng lao động
 việc tạo lập sự thống nhất giữa người lao động và người sử dụng lao động là điều
kiện quan trọng để thực hiện lợi ích kinh tế của 2 bên.
* mâu thuẫn: 

 tại một thời điểm nhất định, thu nhập từ các hoạt động kinh tế là xác định nên lợi
nhuận của người sử dụng lao động tăng lên thì tiền lương của người lao động giảm
xuống và ngược lại 
 vì lợi ích của mình, người sử dụng lao động luôn tìm cách cắt giảm tới mức thấp
nhất các khoản chi phí, trong đó có tiền lương của người lao động để tăng lợi
nhuận, nhưng tiền lương là điều kiện để tái sản xuất sức lao động nên mức tiền
lương thấp nhất người sử dụng lao động phải trả cho người lao động là mức tiền
lương tối thiểu. Vì lợi ích của mình thì người lao động sẽ đấu tranh đòi tăng lương,
giảm giờ làm, bãi công…
 nếu mâu thuẫn không được giải quyết hợp lý sẽ nr hưởng xấu tới các hoạt động
kinh tế 

57.  Độc quyền trong nền KTTT vừa có những tác động tích cực, vừa có những tác động tiêu
cực đối với nền KT.

đúng vì tích cực là tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển khai các hoạt
động khkt, thúc đẩy tiến bộ kt; có thể lm tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh
tranh của bản thân các tổ chức độc quyền; tạo ra sức mạnh kt góp phần thúc đẩy nền kt pt
thoe hướng sx hiện đại còn tiêu cực là phá vỡ cạnh tranh hoàn hảo gây thiệt hại cho ng
tiêu dùng và xh; có thể kìm hãm tiến bộ kỹ thuật theo đó kìm hãm sự phát triển kinh
tế,xh; chi phối các qh kinh tế lm tăng sự phân hóa giàu nghèo

BÀI TOÁN KTCT 

1. Trong 1 ngành, chi phí trung bình cho 1 đơn vị hàng hóa là C = 90 phrăng, V = 10 phrăng và
m’ = 200%. Giả định trong ngành ấy có 1 doanh nghiệp sản xuất được 1000 đơn vị hàng hóa
trong 1 năm. Sau khi áp dụng kỹ thuật mới, năng suất lao động sống của doanh nghiệp tăng lên
2 lần và số lượng sản phẩm cũng tăng lên tương ứng. Hỏi tỷ suất giá trị thặng dư của doanh
nghiệp thay đổi như thế nào so với tỷ suất giá trị thặng dư trung bình của ngành. Doanh nghiệp
đã thu được bao nhiêu giá trị thặng dư siêu ngạch.

Ta có: v=10USD, m’=200% => m=2v=20USD

Giá trị XH = c+v+m = 90+10+20=120 USD

Năng suất lao động sống của doanh nghiệp tăng 2 lần => hao phí sức lao động của 1 đơn vị hh
giảm 2 lần và số lượng sp tăng 2 lần => v = 10/2 =  5USD

Ta có: m’=200%, v=5USD => m=2v=10USD

Giá trị cá biệt của doanh nghiệp này = c+v+m = 90+5+10 = 105USD
Khi đi bán sp theo mức hao phí trung bình chung của XH thì doanh nghiệp này hời: 120-105 =
15USD => m=15+10=25USD

Tỷ suất GTTD của doanh nghiệp này: m’= (25/5)x100% = 500% => Tỷ suất GTTD của doanh
nghiệp này so với tỷ suất GTTD trung bình của ngành thì tăng thêm 300%

GTTD siêu ngạch khi áp dụng kỹ thuật mới: M(siêu ngạch) = 15x1000= 15000USD

2. Giả định nền kinh tế có 3 ngành: 

Cơ khí có K = 2000, C/V = 9/1, m’ = 100%. Dệt có K = 2000, C/V = 4/1, m’ = 100%. Da có K
= 1000, C/V = 7/3, m’ = 100%.

Lại giả định toàn bộ C1 chuyển hết vào giá trị sản phẩm mới trong 1 năm và tạm gác yếu tố
ngoại thương.

Tính tỷ suất lợi nhuận các ngành? Để tổng cung và tổng cầu cân bằng thì giá cả trong ngành  cơ
khí phải vượt giá trị là bao nhiêu % thì sẽ chấm dứt được việc di chuyển vốn từ ngành cơ khí
sang ngành khác. 

* Ngành cơ khí: K = c + v = 2000

C/V = 9/1 => c = 9v => 9v + v = 2000 => 10v = 2000 => v = 200; c = 1800

m’ = 100% => m = v = 200 

Tỷ suất lợi nhuận ngành cơ khí: p’ = (p/c+v) x 100% = (200/2000)x100% = 10%

* Ngành dệt: K = c + v = 2000 

c/v = 4/1 => c = 4v => 4v + v = 2000 => 5v = 2000 => v = 400; c = 1600

m’ = 100% => m = v = 400

Tỷ suất lợi nhuận ngành dệt: p’ = (400/2000) x 100% = 20%

* Ngành da: K = c + v = 1000

c/v = 7/3 => c = 7/3v => 7/3v + v = 1000 => v = 300 ; c = 700

m’ = 100% => m = v = 300

Tỷ suất lợi nhuận ngành da: p’ = (300/1000) x 100% = 30%

* Tỷ suất lợi nhuận các ngành là: p’ = [(200 + 400 + 300)/(2000 + 2000 + 1000)] x 100% = 18%

* Giá trị của ngành cơ khí là: W = c + v + p = 1800 + 200 + 200 = 2200 
Ngành cơ khí tính theo giá cả sản xuất là: W = 1800 + 200 + (2000 x 18%) = 2360

Để tổng cung và tổng cầu cân bằng thì giá cả trong ngành cơ khí phải vượt giá trị là: [(2360 -
2200)/2200] = 7,27%

3. Tổng tư bản đầu tư là 10.000.000 JPY, C/V = 4/1, tỷ suất giá trị thặng dư là 100%, tích lũy là
½. Giả định rằng toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất chuyển hết vào giá trị sản phẩm trong vòng 1
năm, hỏi sau năm năm tích tụ tổng tư bản tăng lên bao nhiêu JPY?

Bài làm:

Gọi tổng tư bản đầu tư năm thứ nhất là K1= C + V = 10.000.000 JPY → v1=2.000.000,
c1=8.000.000, m1=2.000.000 (vì m'=100% mà m'=m/v . 100%) 

Tích luỹ ½ nên tích lũy năm thứ nhất là 1.000.000. (tích luỹ từ giá trị thặng dư)

Tương tự năm thứ 2: K2=10tr + 1tr = 11tr → v2=2.200.000, c2=8.800.000, m2=2.200.000, tích
luỹ năm thứ 2 là 1.100.000

Năm thứ 3: K3=11tr + 1tr100 = 12tr100 → v3=2.420.000, c3=9.680.000, m3=2.420.000, tích


luỹ năm thứ 3 là 1.210.000

Năm thứ 4: K4=12tr100 + 1tr210 = 13tr310 → v4=2.662.000,  m4=2.662.000, tích luỹ năm thứ
4 là 1.331.000

Năm thứ 5: K5=13tr310 + 1tr331 = 14tr641 

4. Giá trị nhà xưởng 0.3 triệu yên và thời gian sử dụng trung bình là 15 năm; máy móc
thiết bị 0.8 triệu yên và thời gian sử dụng trung bình là 10 năm. Chi phí nguyên, nhiên, vật
liệu 0.1 triệu yên, chi phí tiền công 50.000 yên. Mỗi tháng mua nguyên, nhiên, vật liệu 1 lần
và thanh toán tiền công 2 lần. Hãy tính: thời gian chu chuyển của tư bản lưu động và thời
gian chu chuyển trung bình của toàn bộ tư bản.

Bài làm:

Khấu hao nhà xưởng 1 năm là C1tb = 0,3 : 15=0,02= 20.000 yên

Khấu hao thiết bị máy móc 1 năm là C1tb=0,8:10=0,08= 80.000 yên

C1 (tư bản cố định - máy móc + nhà xưởng) = 0,3+0,8=1,1 triệu yên

Mỗi tháng mua nguyên liệu 1 lần → 1 năm là C2tb=0,1 x 12= 1,2 triệu yên= 1.200.000 yên

Mỗi tháng trả tiền công 2 lần → 1 năm trả Vtb = 50.000 x 24=1,2 triệu yên= 1.200.000 yên

Tư bản ứng trước mỗi năm chu chuyển là 0,02 + 0,08 + 1,2 + 1,2 = 2,5
Thời gian chu chuyển của tư bản lưu động: [(C2 + V)tb ]/C2+V= 16 vòng/năm
Thời gian chu chuyển trung bình của toàn bộ tư bản

5. Một doanh nghiệp sử dụng 400 công nhân. Giai đoạn đầu ngày làm việc là 10 giờ. Trong thời
gian đó mỗi công nhân đã tạo ra lượng giá trị mới là 30 USD và m’ = 200%. Hỏi khối lượng và
tỷ suất giá trị thặng dư thay đổi như thế nào nếu ngày lao động giảm 1 giờ, cường độ lao động
tăng 50%, tiền lương vẫn giữ nguyên? Doanh nghiệp đã sử dụng phương pháp sản xuất giá trị
thặng dư nào?

Bài làm:

Mỗi công nhân làm việc 10 giờ được 30 USD, vậy 1 giờ công nhân đó làm được 3 USD

Ta có m’=200% → t'/t=2 mà t' + t =10 nên t = 10/3

Theo đề bài:

Giảm 1h ngày lao động tức là còn 9h nhưng tăng cường độ lao động 50% nên người công nhân
phải làm 9h + 0,5.9= 13,5h 

Tiền lương giữ nguyên tức là thời gian lao động tất yếu t giữ nguyên = 10/3h

M=m'.V=2.(400.10/3.3)=8000 USD (V là tổng tiền công trả cho công nhân)

M'=m”.V= (t"/t). V= (13,5-10/3)/10/3 . 4000 = 12 200 USD

Khối lượng giá trị thặng dư tăng từ 8000$ lên 12 200$ 

m" = (t"/t).100%=305%

 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

6. Tổng số vốn đầu tư là K = 1000, cấu tạo hữu cơ là 4/1, C1 = ½ C, nhà đầu tư dự tính tốc độ
chu chuyển 1 vòng/năm thì khấu hao trong 10 năm sẽ hết. Nếu một năm chu chuyển 1 vòng và
tỷ suất lợi nhuận là 25% thì lợi nhuận thu được là bao nhiêu, giá bán lô hàng trên là bao nhiêu?
Nếu 1 năm chu chuyển 2 vòng và tổng lợi nhuận thu được là 400 thì tỷ suất lợi nhuận là bao
nhiêu?

K = c + v = 1000 

c/v = 4/1 => c = 4v => 4v + v = 1000 => v = 200 ; c = 800

c1 = ½ c => c1 = 400; c2 = 400

Giá trị chu chuyển của c1 trong 1 năm là: c1 = 400/10 = 40


p’ = 25% => 25% = (p/ 40 + 400 + 200) x 100% => Lợi nhuận thu được nếu tỷ suất lợi nhuận là
25 %: p = 160

Giá bán lô hàng là: c + v + p = 40 + 400 + 200 + 160 = 800

Nếu 1 năm chu chuyển 2 vòng thì c1 = 80; c2 = 800; v = 400

Tỷ suất lợi nhuận nếu 1 năm chu chuyển 2 vòng là: p’ = [400/(80 + 800 + 400)] x 100% =
31.35%

7. Tính số vòng chu chuyển của vốn, tỷ suất giá trị thặng dư và tỷ suất lợi nhuận của doanh
nghiệp với số liệu sau đây: giá trị nhà xưởng (thời gian sử dụng là 25 năm): 1.500.000 USD; giá
trị máy móc thiết bị (sử dụng 10 năm): 100.000 USD; giá trị xe vận tải (sau 10 năm thì khấu hao
hết): 150.000 USD; vốn mua nguyên vật liệu (quay 4 vòng trong năm): 400.000 USD; vốn đảm
bảo năng lượng, nhiên liệu (4 vòng/năm): 50.000 USD; vốn tư liệu lao động không thuộc tài sản
cố định (vật mau hỏng rẻ tiền) chuyển vừa hết giá trị vào sản phẩm trong năm: 20.000 USD.
Tiền trả lương cho công nhân (4 vòng/năm): 250.000 USD. Trong điều kiện giá cả khớp với giá,
lượng giá trị mới tạo ra trong năm: 1.250.000 USD. 

K=c+v=2.470.000

Giá trị nhà xưởng trong 1 năm: 1.500.000/5=60.000 USD


Giá trị máy móc 1 năm: 100.000/10=10.000 USD
Giá trị xe vận tải 1 năm: 150.000/10=15.000 USD
C2:
Vốn mua nguyên vật liệu: 400.000x4= 1.600.000 USD
Vốn đảm bảo nl, nhiên liệu: 50.000x4= 200.000
Vốn tư liệu lao động không thuộc tài sản cố định: 20.000 USD
V: 250.000x4= 1.000.000 USD
Giá trị mới: v+m=1.250.000 => m=250.000
m’= (m/v)x100= 25%
p’= (m/c+v)x100= 8,6%
T= 1,2

8. Tổng số vốn đầu tư vào công nghiệp và thương nghiệp là 1600 đơn vị, tỷ suất lợi nhuận bình
quân là 15%, lợi nhuận công nghiệp là 216 đơn vị. Các nhà tư bản thương nghiệp cần phải mua
và bán sản phẩm theo giá là bao nhiêu để họ và nhà sản xuất có thể thu được lợi nhuận bình
quân?

KCN + KTN =1600


9. Để sản xuất hàng hóa, tư bản công nghiệp đã chi mua như sau: máy móc thiết bị là 10.000
USD; nguyên vật liệu là 14.000 USD; sức lao động là 6.000 USD; tỷ suất giá trị thặng dư m’ =
100%. Hãy xác định giá trị bằng tiền của hàng hóa. Nếu giả định giá cả phù hợp với giá trị, hãy
tính số tư bản thương nghiệp cần  đầu tư nếu tỷ suất lợi nhuận chung giảm 5%. Hãy tính giá bán
của thương nghiệp trong các trường hợp: tốc độ chu chuyển trung bình 1 vòng/1 năm và 2
vòng/1 năm. 

10. Hãy xác định thời gian và tốc độ chu chuyển trung bình của toàn bộ tư bản khi cho các số
liệu sau đây của doanh nghiệp: Giá trị nhà xưởng = 300000 USD và thời gian sử dụng trung
bình là 15 năm; máy móc thiết bị = 800000 USD và thời gian sử dụng trung bình là 10 năm. Chi
phí nguyên, nhiên, vật liệu = 100000 USD, chi phí tiền công = 50000 USD. Mỗi tháng mua
nguyên, nhiên, vật liệu 1 lần và thanh toán tiền công 2 lần.

Bài làm:

Khấu hao nhà xưởng 1 năm là 300.000 : 15=20.000

Khấu hao thiết bị máy móc 1 năm là 800.000:10=80.000

C1 (tư bản cố định - máy móc + nhà xưởng) = 300.000+800.000=1tr100

Mỗi tháng mua nguyên liệu 1 lần → 1 năm là 100.000 x 12= 1tr2

Mỗi tháng trả tiền công 2 lần → 1 năm trả 50.000 x 24=1tr2

Tư bản ứng trước mỗi năm chu chuyển là 20.000 + 80.000 + 1tr2 + 1tr2 = 2tr5

Thời gian chu chuyển tư bản ứng trước là: (C1+100.000+50.000)/2tr5=6 tháng/vòng

Tốc độ chu chuyển của toàn bộ tư bản là N=CH/ch = 12/6=2 vòng/năm

11. Tư bản đầu tư là 1.000.000 USD, C/V = 4/1, tiền công danh nghĩa 100 USD/người/tháng.
Nhờ thường xuyên tích, quy mô đầu tư tăng lên 1.800.000 USD với C/V = 9/1.

Hỏi nhu cầu lao động thay đổi như thế nào, nếu tiền lương của mỗi công nhân không thay đổi.

Bài làm:

K1=C + V= 1.000.000 và C/V = 4/1 nên V1=200.000, C1=800.000

Tổng số người công nhân là V/100=2000 công nhân

K2=C2 + V2=1.800.000 và C/V=9/1 nên V2=180.000, C2= 1.620.000


Vì tiền lương không đổi nên số công nhân là 180.000/100=1800 công nhân

Vậy nhu cầu sức lao động giảm 200 công nhân

12. Giả định rằng: K = 2.000; C/V = 4/1, m’ = 100%, C1 = ½ C và dự tính khấu hao trong 10
năm.

a. Tổng giá trị hàng hóa sẽ là bao nhiêu nếu tốc độ chu chuyển là 1 vòng trong 1 năm?

b. Tổng giá trị hàng hóa sẽ là bao nhiêu nếu tốc độ chu chuyển là 2 vòng trong 1 năm?

c.  Nếu tốc độ chu chuyển là 2 vòng/năm thì sau mấy năm sẽ đổi mới được tư bản cố
định.

Giải: 
 K=2000, C/V=4/1 
→ C = 2000x4/5 = 1600; C1 = 1/2C, khấu hao 10 năm ⇒ C1=80, C2=800
     v = 2000x1/5 = 400
 m’=100% → m=v=400
a. Tốc độ chu chuyển(=số vòng chu chuyển (n)) = 1
⇒ G = c1 + c2 + v + m = 80 + 800 + 400 + 400 = 1680
b. Tốc độ chu chuyển n=2 (→ Tổng các giá trị tư bản nhân 2 lần)
⇒ G = (c1+c2+v+m)x2 = 1680x2 
c. n=2 vòng/ năm thì tư bản cố định c1=80x2=160
→ Số năm đổi mới tư bản cố định = C/C1 = 5(năm)  

13. Toàn bộ tư bản ứng trước là 6.000.000 USD, trong đó giá trị nguyên vật liệu là 1.200.000
USD; nhiên liệu, điện, nước là 200.000 USD, tiền lương là 600.000 USD. Giá trị máy móc và
thiết bị sản xuất gấp 3 giá trị nhà xưởng. Thời gian hao mòn hoàn toàn của máy móc là 10 năm
và của nhà xưởng là 25 năm. Hãy tính tổng số tiền khấu hao sau 8 năm. 

K = C+v = 6000000USD, v=600000USD => c=5400000USD

C2 = 1200000+200000 = 1400000USD

C=c1+c2 => c1=4000000 USD

C1a: giá trị máy móc và thiết bị sản xuất; c1b: giá trị nhà xưởng => c1a=3c1b =>
c1a=3000000USD, c1b=1000000USD

Số tiền khấu hao hao mòn trong 1 năm của máy móc = 3000000/10 = 300000USD

Số tiền khấu hao hao mòn trong 1 năm của nhà xưởng = 1000000/25 = 40000USD-

Vậy tổng số tiền khấu hao sau 8 năm = 300000x8 + 40000x8 = 2720000USD
14. Tổng tư bản đầu tư là 900.000 DEM, trong đó chi dùng cho tư liệu sản xuất là 780.000
DEM. Số lượng công nhân được tuyển dụng vào sản xuất là 400 người. Hãy xác định khối
lượng giá trị mới do 1 công nhân tạo ra, biết rằng tỷ suất giá trị thặng dư là 200%.

Bài làm:

K= 900.000 DEM 

C= 780.000 DEM → V=120.000 DEM

m'= m/v . 100% = 200% → m/v=2 → m= 240.000 DEM

Tổng giá trị mới do công nhân làm ra là m + v = 360.000 DEM

Vậy khối lượng giá trị mới do 1 công nhân làm ra là 360.000/400=900 DEM

15. Có 200 công nhân làm việc trong 1 nhà máy. Cứ 1 giờ lao động, một công nhân tạo ra lượng
giá trị mới là 5 đô-la, m’=300% và tiền công tính theo thời gian là 10 đô-la/người/ngày. Hãy xác
định độ dài chung của ngày lao động. Nếu giá trị sức lao động không đổi và trình độ sx GTTD
tăng lên ⅓ thì khối lượng GTTD tăng lên trong 1 ngày là bao nhiêu?

Lượng giá trị mới do 1 công nhân tạo ra trong 1 giờ là: v + m = 5$ 

m’ = 300% => m = 3v => m (1 giờ) = v + 3v = 5 

Tiền công của công nhân trong 1 giờ là => v (1 giờ) = 1.25

Giá trị thặng dư người công nhân tạo ra trong 1 giờ là: m (1 giờ) = 3.75 

Tiền công trong 1 ngày của 1 công nhân là: v (1 ngày) = 10 ($/người/ngày)

=> Thời gian lao động 1 ngày của 1 công nhân là: v (1 ngày)/ v (1 giờ) = 10/1.25 = 8 giờ

Tổng tiền công lao động của 200 công nhân trong 1 ngày là: V = 200 x 10 = 2000$

Khối lượng giá trị thặng dư ban đầu là: M ban đầu = m’ x V = 300% x 2000 =  6000

Trình độ sản xuất giá trị thặng dư tăng lên ⅓ (do trình độ sản xuất gttd phản ánh m') thì tỷ suất
giá trị thặng dư là: m’ (sau) = 3 + 3 x ⅓ = 4 

Khối lượng GTTD lúc sau là: M sau = m’ sau x V = 4 x 2000 = 8000 

=> Khối lượng giá trị thặng dư tăng trong 1 ngày nếu m tăng thêm ⅓ là: 8000 - 6000 = 2000 

You might also like