You are on page 1of 9

CHƯƠNG 1

1. Bất kỳ hàng hóa nào cũng đều có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị
trao đổi.
 SAI. Vì 2 thuộc tính của hàng hoá là giá trị sử dụng và giá trị, còn giá trị trao
đổi không phải là thuộc tính hàng hoá. Giá trị trao đổi là hình thức thể hiện thuộc
tính.
2. Chỉ khi nào tiền tệ ra đời thì hàng hóa mới trao đổi được với nhau.
 SAI. Vì hàng hoá có thể trao đổi trực tiếp với nhau, trực tiếp vật đổi lấy vật.
Còn tiền ra đời làm cho hàng hoá dễ trao đổi được với nhau hơn.
3. Giá trị sử dụng của hàng hóa do thuộc tính tự nhiên quyết định và được
biểu hiện trong trao đổi hàng hóa.
 SAI. Giá trị sử dụng của hàng hoá do thuộc tính tự nhiên quyết định, nhưng
không được biểu hiện trong trao đổi mà được biểu hiện trong tiêu dung.
4. Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế tồn tại vĩnh viễn trong tất cả các
giai đoạn lịch sử của xã hội.
 SAI. Sản xuất hàng hoá chỉ ra đời và tồn tại khi có điều kiện nhất định: Phân
công lao động xã hội và sự tách biệt về kinh tế trong điều kiện sản xuất.
5. Giá trị trao đổi của hàng hóa là số tiền mua, bán hàng hóa đó trên thị
trường.
 SAI. Giá trị trao đổi của hàng hoá là quan hệ tỷ lệ trao đổi giữa các hàng hoá,
còn số tiền mua, bán hàng hoá gọi là giá cả chứ không phải là giá trị trao đổi.
6. Giá trị trao đổi và giá cả đều là hình thức biểu hiện của giá trị hàng hóa.
 ĐÚNG. Giá cả và giá trị trao đổi đều là hình thức biểu hiện của giá trị hàng hoá.
Trong đó, giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị hàng hoá,
còn giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.
7. Lao động trừu tượng là lao động xét về mặt hao phí sức lao động do đó mọi
sự hao phí sức lao động đều là lao động trừu tượng.
 SAI. Vì chỉ có hao phí sức lao động để sản xuất ra hàng hoá mới là lao động
trừu tượng.
8. Bất kỳ tiền tệ nào cũng thực hiện đầy đủ các chức năng của tiền tệ.
 SAI. Vì tiền có 2 loại: Tiền đủ giá trị (vàng bạc) thể hiện đầy đủ chức năng của
tiền tệ, tiền ký hiệu (tiền giấy) của giá trị chỉ thể hiện chức năng lưu thông và thanh
toán. (trong phạm vi 1 quốc gia)
9. Bất kỳ sản phẩm nào có giá trị sử dụng thì chúng đều là hàng hóa.
 SAI. Vì sản phẩm có giá trị sử dụng khi chúng được trao đổi, mua bán trên thị
trường mới gọi là hàng hoá.
10. Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao động
và tỷ lệ thuận với cường độ lao động.
 SAI. Vì lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá tỷ lệ nghịch với năng suất lao
động, nhưng khi cường độ lao động thay đổi thì không ảnh hưởng tới lượng giá trị
của 1 đơn vị hàng hoá.
11. Lao động trừu tượng là lao động tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa.
 SAI. Lao động trừ tượng là lao động tạo ra giá trị hàng hoá, còn lao động cụ thể
mới tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá.
12. Trong Chủ Nghĩa Tư Bản, giá trị của hàng hóa được tạo ra chỉ bao gồm
giá trị tư liệu sản xuất và giá trị của tiền lương mà nhà tư bản trả cho công
nhân.
 SAI. Vì giá trị hàng hoá trong CNTB = c + v + m. Tức là phải bao gồm giá trị
thặng dư ( m )
13. Giá trị của một loại hàng hóa không có quan hệ gì với quan hệ cung cầu
của hàng hóa đó trên thị trường.
 ĐÚNG. Vì giá trị của hàng hoá do hao phí lao động xã hội cần thiết quyết định,
còn quan hệ cung cầu chỉ ảnh hưởng đến giá cả.
14. Giá trị của hàng hóa là do giá trị sử dụng của hàng hóa đó quyết định.
 SAI. Giá trị của hàng hoá do thời gian lao động xã hội cần thiết quyết định chứ
không phải do giá trị sử dụng của hàng hoá đó quyết định.
15. Cơ chế tác động của quy luật giá trị là thông qua sự vận động của giá cả
thị trường xoay quanh giá trị trao đổi.
 SAI. Cơ chế tác động của quy luật giá trị là thông qua sự vận động của giá cả
thị trường xoay quanh “ giá trị ” chứ không phải xoay quanh “ giá trị trao đổi ”
của hàng hoá
16. Giá trị sử dụng của hàng hóa càng nhiều thì giá trị của nó càng lớn.
 SAI. Giá trị sử dụng không ảnh hưởng đến giá tị, mà do hao phí lao động xã hội
cần thiết quyết định.
17. Tất cả các loại lao động đều có tính hai mặt là lao động cụ thể và lao động
trừ tượng.
 SAI. Chỉ có lao động sản xuất hàng hoá (đã trao đổi thì sẽ có 2 mặt) mới có tính
hai mặt là lao động cụ thể và lao động trừ tượng.
18. Giá cả của hàng hóa là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động xã hội để
sản xuất ra hàng hóa đó.
 ĐÚNG. Giá cả của hàng hoá là biểu hiện bằng tiền của giá trị, mà giá trị chính
là hao phí lao động xã hội để sản xuất ra hàng hoá đó.
19. Khi NSLĐ và CĐLĐ đều tăng, thời gian LĐ không đổi thì tổng số giá trị
hàng hóa được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian cũng tăng.
 ĐÚNG. Khi năng suất lao động tăng lên thì tổng giá trị hàng hoá không đổi, khi
cường độ lao động tăng lên thì tổng giá trị hàng hoá cũng tăng lên. Khi đó, cả
Năng suất lao động và cường độ lao động đều tăng thì tổng số giá trị hàng hoá
được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian cũng tăng.
20. Với các điều kiện khác không đổi, khi cường độ lao động và thời gian lao
động đều tăng thì giá trị của đơn vị hàng hóa không thay đổi.
 ĐÚNG. Vì khi cường độ lao động và thời gian lao động đều tăng thì số lượng
sản phẩm, hao phí lao động (là tổng giá trị) cũng tăng tương ứng thì giá trị của đơn
vị hàng hoá (1 hàng hóa) sẽ không thay đổi.
21. Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị hàng hóa bằng tiền.
 SAI. Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị hàng hóa bằng hàng hoá.
22. Lao động trừu tượng không tồn tại vĩnh viễn trong tất cả các nền sản xuất
xã hội.
 ĐÚNG. Lao động trừu tượng không tồn tại vĩnh viễn trong tất cả các nền sản
xuất xã hội mà chỉ tồn tại trong sản xuất hàng hoá.
23. Giá cả hàng hóa là do quan hệ cung cầu của hàng hóa đó quyết định.
 SAI. Giá cả hàng hóa là biểu hiện bằng tiền của giá trị nên giá cả hàng hoá do
giá trị quyết định, còn quan hệ cung cầu chỉ ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá.
24. Khi Năng suất lao động và Cường độ lao động đều tăng, các nhân tố khác
không đổi thì giá trị của đơn vị hàng hóa giảm xuống.
 ĐÚNG. Khi Năng suất lao động tăng thì giá trị của đơn vị hàng hoá sẽ giảm,
Cường độ lao động tăng thì các nhân tố khác không bị ảnh hưởng. Do đó, khi Năng
suất lao động và Cường độ lao động đều tăng thì giá trị của đơn vị hàng hóa giảm
xuống.
27. Giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa đều được biểu hiện trong quá trình
trao đổi hàng hóa.
 SAI. Vì giá trị sử dụng được biểu hiện trong tiêu dùng. Do đó, chỉ có giá trị
hàng hoá được biểu hiện trong trao đổi hàng hoá chứ không phải cả giá trị sử dụng
và giá trị của hàng hoá đều được biểu hiện.
28. Chỉ có tiền mới được gọi là vật ngang giá chung.
 SAI. Hàng hóa vẫn có thể là vật ngang giá chung.
29. Sự biến động của giá trị hàng hóa trên thị trường không chịu tác động của
quan hệ cung cầu của hàng hoá đó trên thị trường.
 ĐÚNG. Giá trị hàng hoá do hao phí lao động hàng hoá quyết định sự biến động
của giá trị hàng hóa trên thị trường, còn cung cầu chỉ ảnh hưởng đến giá trị.
CHƯƠNG 2,3
1. Mục đích của lưu thông hàng hóa giản đơn không phải là giá trị thặng dư.
 ĐÚNG. Vì lưu thông hàng hoá giản đơn được biểu hiện bằng công thức H – T -
H, do đó mục đích của lưu thông hàng hóa giản đơn không phải là giá trị thặng dư
mà là giá trị sử dụng.
2. Trong lưu thông, nếu hàng hóa được trao đổi không ngang giá (mua rẻ, bán
đắt) thì cũng không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư.
 ĐÚNG. Vì trong lưu thông, khi hàng hoá được trao đổi không ngang giá thì nó
chỉ làm thay đổi giá trị của các bên trao đổi, còn tổng số giá trị thì không thay đổi.
3. Hàng hóa sức lao động có đặc điểm là khi sử dụng nó tạo ra giá trị mới
ngang bằng với giá trị hàng hóa.
 SAI. Vì giá trị mới do sức lao động tạo ra = v + m, còn giá trị hàng hoá = c + v
+ m nên giá trị mới nhỏ hơn giá trị hàng hoá chứ không phải ngang bằng với giá trị
hàng hoá.
4. Tư bản bất biến và tư bản khả biến có vai trò khác nhau trong quá trình
tạo ra giá trị thặng dư.
 ĐÚNG. Vì tư bản bất biến là điều kiện của quá trình sản xuất, tư bản khả biến là
nguồn gốc trực tiếp của giá trị thặng dư.
5. Trong quá trình sản xuất TBCN, người lao động sẽ tạo ra giá trị hàng hóa
bao gồm cả giá trị cũ và giá trị mới.
 SAI. Người lao động chỉ tạo ra giá trị mới: v + m, còn giá trị cũ là c là giá trị
được chuyển dịch ra sản phẩm chứ không phải là giá trị tạo ra sản phẩm.
6. Biểu hiện của tiền công là giá cả hay giá trị của lao động.
 ĐÚNG. Vì bản chất của tiền công là giá cả hay giá trị của sức lao động nhưng
biểu hiện của tiền công là giá cả hay giá trị của lao động.
7. Tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ nghịch với tỷ suất giá trị thặng dư và tỷ lệ thuận với
cấu tạo hữu cơ của tư bản.
 SAI. Tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ thuận với tỷ suất giá trị thặng dư và tỷ lệ nghịch với
cấu tạo hữu cơ của tư bản.
8. Cổ phiếu và trái phiếu đều có được hoàn vốn và thu nhập của chúng đều
phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần.
 SAI. Vì cổ phiếu không được hoàn vốn và thu nhập phụ thuộc vào tình hình
kinh doanh của công ty cổ phần, còn trái phiếu thì được hoàn vốn nhưng không
phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty cổ phần
9. Trong CNTB độc quyền, xuất khẩu tư bản là xuất khẩu hàng hóa của các tổ
chức độc quyền ra thị trường thế giới.
 SAI. Trong CNTB độc quyền, xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị tư bản chứ
không phải là xuất khẩu hàng hóa.
10. Trong lưu thông, hàng hóa được trao đổi ngang giá hay không ngang giá
đều không làm thay đổi tổng số giá trị của hàng hóa.
 ĐÚNG. Vì trong lưu thông, nếu hàng hóa được trao đổi giá trị không ngang giá
thì tổng giá trị của hàng hoá không đổi, còn nếu hàng hóa được trao đổi giá trị
ngang giá thì tổng giá trị của hàng hoá không thay đổi.
11. Trong CNTB, giá trị của hàng hóa luôn lớn hơn giá trị mới do lao động
sống tạo ra.
 ĐÚNG. Vì giá trị của hàng hóa trong CNTB = c + v + m, giá trị mới do lao
động sống tạo ra = v + m. Ta có: c + v + m > v + m nên giá trị của hàng hóa luôn
lớn hơn giá trị mới do lao động sống tạo ra.
12. Trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư, thời gian lao động tất yếu luôn
phải bằng thời gian lao động thặng dư.
 SAI. Vì thời gian lao động tất yếu có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn thời gian lao
động thặng dư trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư.
13. Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối
đều phải làm giảm giá trị sức lao động.
 SAI. Vì chỉ có phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối mới làm giảm
giá trị thặng dư tất yếu, do đó mới làm giảm giá trị sức lao động.
14. Hàng hóa sức lao động tồn tại trong mọi nền sản xuất xã hội.
 SAI. Sức lao động chỉ trở thành hàng hoá khi người lao động được tự do về
thân thể và họ không có tư liệu sản xuất
15. Trong quá trình vận động tuần hoàn, khi tư bản tồn tại dưới hình thức tư
bản hàng hóa thì nó thực hiện chức năng mua các yếu tố sản xuất để chuẩn bị
cho quá trình sản xuất giá trị thặng dư.
 SAI. Vì trong quá trình vận động tuần hoàn, khi tư bản tồn tại dưới hình thức tư
bản hàng hóa thì chức năng của nó không phải là mua các yếu tố sản xuất để chuẩn
bị cho quá trình sản xuất giá trị thặng dư mà là thực hiện giá trị của khối lượng
hàng hóa đã sản xuất ra trong đó đã bao hàm một lượng giá trị thặng dư.
16. Tư bản cho vay và tư bản ngân hàng đều vận động theo quy luật tỷ suất
lợi tức.
 SAI. Vì tư bản cho vay thì vận động theo quy luật tỷ suất lợi tức, còn tư bản
ngân hàng thì vận động theo quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân.
17. Trong chủ nghĩa Tư Bản độc quyền, giá cả độc quyền bằng chi phí sản
xuất Tư Bản Chủ Nghĩa cộng với lợi nhuận bình quân.
 SAI. Vì giá cả độc quyền bằng chi phí sản xuất Tư Bản Chủ Nghĩa cộng với lợi
nhuận độc quyền.
18. Sản xuất giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch đều dựa
trên tăng NSLĐ.
 ĐÚNG. Sản xuất giá trị thặng dư tương đối và sản xuất giá trị thặng dư siêu
ngạch đều dựa trên tăng Năng suất lao động. Trong đó, giá trị thặng dư tương đối
thì tăng năng suất lao động xã hội, còn giá trị thặng dư siêu ngạch thì tăng năng
suất lao động cá biệt.
19. Tích tụ tư bản là sự tăng lên về quy mô của tư bản cá biệt bằng cách sát
nhập lại các tư bản cá biệt lại với nhau.
 SAI. Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản
hóa giá trị thặng dư trong một xí nghiệp nào đó, nó là kết quả trực tiếp của tích lũy
tư bản.
20. Tỷ suất giá trị thặng dư không có quan hệ gì tới sự phân chia ngày lao
động thành TGLĐ tất yếu và TGLĐ thặng dư.
 SAI. Vì ta có: m’= t } over {t ¿ x 100%, trong đó t’ là thời gian lao động thặng
dư, t là thời gian lao động tất yếu nên tỷ suất giá trị thặng dư có ảnh hưởng tới sự
phân chia ngày lao động thành TGLĐ tất yếu và TGLĐ thặng dư.
21. Tuần hoàn của tư bản là sự vận động của tư bản xét trong một quá trình
định kỳ, đổi mới.
 SAI. Vì tuần hoàn của Tư bản là sự vận động liên tục của tư bản, còn sự vận
động của tư bản xét trong một quá trình định kỳ, đổi mới thì là chu chuyển.
22. Trong quá trình vận động tuần hoàn, tư bản sẽ lần lượt biến đổi hình thái
theo thứ tự: TB sản xuất, TB tiền tệ, TB hàng hóa.
 SAI. Vì tư bản sẽ lần lượt biến đổi hình thái theo thứ tự: TB tiền tệ, TB sản
xuất, TB hàng hóa.
23. Khi thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động đều giảm một lượng
bằng nhau thì tỷ suất giá trị thặng dư không đổi ( các nhân tố khác không
đổi).
 SAI. Vì khi thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động đều giảm một lượng
bằng nhau thì m’= t } over {t ¿ x 100%. Do đó, t’ không đổi còn t sẽ giảm nên m’ sẽ
tăng.
24. Lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp được tạo ra trong sản xuất còn lợi
nhuận của nhà tư bản thương nghiệp được tạo ra trong lưu thông ( trao đổi).
 SAI. Vì lợi nhuận của nhà Tư bản công nghiệp được tạo ra trong sản xuất, còn
lợi nhuận của nhà tư bản thương nghiệp được tạo ra được tạo ra trong sản xuất mà
tư bản công nghiệp nhường lại cho tư bản thương nghiệp trong lưu thông.
25. Tăng NSLĐ xã hội là cơ sở của sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch.
 SAI. Cơ sở của sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch là dựa trên tăng NSLĐ cá
biệt chứ không phải tăng NSLĐ xã hội.
26. Trong CNTB độc quyền, chỉ có sự cạnh tranh giữa các nhà TB độc quyền
với các doanh nghiệp ngoài độc quyền.
 SAI. Vì có cạnh tranh giữa độc quyền với độc quyền, cạnh tranh trong nội bộ
độc quyền
27. Trong quá trình vận động tuần hoàn, tư bản sẽ lần lượt biến đổi hình thái
theo thứ tự là : TB sản xuất, TB hàng hóa, TB tiền tệ.
 ĐÚNG. Vì tuần hoàn là vận động liên tục nên có thể chọn điểm xuất phát là Tư
bản sản xuất nên tư bản sẽ lần lượt biến đổi hình thái theo thứ tự là : TB sản xuất,
TB hàng hóa, TB tiền tệ.
28. Thời gian chu chuyển của tư bản càng ngắn thì tổng giá trị thặng dư thu
được càng nhiều.
 ĐÚNG. Vì thời gian trung chuyển ảnh hưởng tốc độc trung chuyển, tốc độ
trung chuyển càng nhanh thì tổng giá trị thặng dư thu được càng nhiều.
29. Tốc độ chu chuyển của tư bản tỷ lệ nghịch với thời gian chu chuyển.
 ĐÚNG. Ta có công thức: n = CH / ch. Như vậy, tốc độ chu chuyển của tư bản
tỉ lệ nghịch với thời gian chu chuyển của tư bản. Muốn tăng tốc độ chu chuyển của
tư bản phải giảm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông của nó.
30. Tất cả các bộ phận của tư bản bất biến đều là tư bản cố định.
 SAI. Vì tư bản bất biến bao gồm c = c1 + c2. Trong đó c1 là tư bản cố định, còn c2
là tư bản lưu động. Do đó, chỉ có c1 là tư bản cố định.
31. Tư bản cố định là tư bản được cố định cả về hiện vật và giá trị trong quá
trình sử dụng.
 SAI. Vì tư bản được cố định chỉ cố định về mặt hiện vật còn giá trị của nó vẫn
tham gia vào lưu thông.
32. Tư bản tiền tệ và tư bản hàng hóa không thể phân chia thành tư bản cố
định và tư bản lưu động.
 ĐÚNG. Vì sự phân chia Tư bản cố định và tư bản lưu động chỉ phân chia thành
tư bản sản xuất.
33. Trong quá trình vận động tuần hoàn, khi tư bản tồn tại dưới hình thức tư
bản tiền tệ thì nó thực hiện chức năng sản xuất ra giá trị thặng dư.
 SAI. Trong quá trình vận động tuần hoàn, khi tư bản tồn tại dưới hình thức tư
bản tiền tệ thì nó thực hiện chức năng mua các yếu tố cho quá trình sản xuất.
34. Tích tụ tư bản và tập trung tư bản đều làm tăng tổng tư bản xã hội.
 SAI. Chỉ có tích tụ tư bản mới làm tăng tổng tư bản xã hội. Tập trung tư bản chỉ
làm tăng Tư bản cá biệt, còn tổng tư bản xã hội không đổi.
35. Chi phí sản xuất TBCN là những chi phí về lao động để sản xuất ra hàng
hóa.
 SAI. Chi phí sản xuất Tư bản chủ nghĩa không phải do phí về lao động mà nó là
chi phí về tư bản mà nhà tư bản bỏ ra để sản xuất hàng hóa.
36. Trong CNTB độc quyền, sự hình thành giá cả độc quyền làm cho quy luật
giá trị không còn hoạt động nữa.
 SAI. Vì quy luật giá trị vẫn hoạt động và biểu hiện của nó là quy luật giá cả độc
quyền.
37. Khi tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản tiền tệ, người ta có thể phân chia
nó thành tư bản cố định và tư bản lưu động.
 SAI. Vì chỉ có tư bản sản xuất mới phân chia thành Tư bản cố định và Tư bản
lưu động.
38. Tư bản sản xuất chỉ gồm tư bản tồn tại dưới hình thức Tư liệu sản xuất.
 SAI. Vì Tư bản sản xuất bao gồm cả tư bản cố định và tư bản lưu động, mà tư
bản lưu động gồm c2 + v. Vì vậy, Tư bản sản xuất không chỉ bao gồm Tư liệu sản
xuất mà còn bao gồm giá trị sức lao động.
39. Tất cả các bộ phận của tư bản bất biến đều có phương thức chuyển dịch
giá trị vào sản phẩm giống nhau.
 SAI. Vì tư bản bất biến = c1 + c2, trong đó c1 là giá trị cố định chuyển dần giá trị
vào sản phẩm, còn c2 chuyển hết giá trị vào sản phẩm.
40. Chi phí sản xuất TBCN không phải là chi phí lao động mà xã hội bỏ ra để
sản xuất hàng hóa.
 ĐÚNG. Vì chi phí sản xuất Tư bản chủ nghĩa là chi phí của tư bản.
41. Với giả định tư bản cố định chuyển hết giá trị vào sản phẩm trong năm thì
chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa của năm đó sẽ bằng với tư bản ứng trước.
 ĐÚNG. Vì tư bản ứng trước = c1 + c2 + v, còn k = khấu hao c1+ c2 + v, nếu Tư
bản cố định c1 chuyển hóa thành c1 = khấu hao.
42. Về mặt lượng, chi phí thực tế để sản xuất hàng hóa luôn lớn hơn chi phí
sản xuất TBCN.
 ĐÚNG. Vì chi phí thực tế để sản xuất hàng hóa: w = c + v + m, chi phí sản xuất
tư bản chủ nghĩa: k = c + v nên chi phí thực tế để sản xuất hàng hóa luôn lớn hơn
chi phí sản xuất TBCN.
43. Tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ thuận với tỷ suất giá trị thặng dư và tỷ lệ nghịch
với cấu tạo hữu cơ của tư bản.
m
 ĐÚNG. Vì ta có công thức: p’ ¿ c+ v x 100%
44. Kết quả của cạnh tranh giữa các ngành là sự hình thành giá trị thị trường
của hàng hóa.
 SAI. Kết quả của cạnh tranh giữa các ngành là sự hình thành lợi nhuận siêu
ngạch.
45. Trong CNTB tự do cạnh tranh, khi tỷ suất lợi nhuận bình quân hình
thành thì giá trị hàng hóa sẽ chuyển hóa thành giá cả sản xuất, do đó quy luật
giá trị không còn hoạt động nữa.
 SAI. Vì quy luật giá trị vẫn hoạt động mà biểu hiện của quy luật đó là biểu hiện
quy luật giá cả sản xuất.
46. Lợi nhuận của nhà tư bản thương nghiệp là giá trị thặng dư được tạo ra
trong lưu thông nhờ mua rẻ, bán đắt.
 SAI. Vì lợi nhuận của tư bản thương nghiệp là giá trị thặng dư được tạo ra trong
tư bản sản xuất và được tư bản công nghiệp nhường lại cho tư bản thương nghiệp.
47. Tư bản cho vay là tư bản mà quyền sở hữu và quyền sử dụng tư bản thống
nhất trong một chủ thể.
 SAI. Tư bản cho vay là tư bản mà quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng tư bản.
48. Cổ phiếu và trái phiếu là các loại chứng khoán đều được hoàn trả vốn và
thu nhập của chúng đều phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty cổ
phần.
 SAI. Vì cổ phiếu không được hoàn vốn và thu nhập phụ thuộc vào tình hình
kinh doanh của công ty cổ phần, còn trái phiếu thì được hoàn vốn nhưng không
phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty cổ phần
49. Địa tô TBCN là lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân tức là
không có nguồn gốc từ giá trị thặng dư.
 SAI. Vì Địa tô TBCN là lợi nhuận siêu ngạch, mà lợi nhuận có nguồn gốc từ giá
trị thặng dư.
50. Đất đai có độ màu mỡ càng cao hoặc vị trí càng thuận lợi thì địa tô chênh
lệch càng lớn, tức là địa tô là do đất đai tạo ra.
 SAI.
51. Địa tô là thu nhập của người kinh doanh trong nông nghiệp.
 SAI. Địa tô là thu nhập của người sở hữu đất đai, còn người kinh doanh trong
nông nghiệp là thu lợi nhuận bình quân.
52. Tất cả các nhà Tư bản kinh doanh trong nông nghiệp đều phải nộp địa tô
chênh lệch trừ các nhà tư bản kinh doanh trên ruộng đất có điều kiện sản
xuất tốt nhất.
 ĐÚNG. Tất cả các nhà tư bản kinh doanh đều phải nộp địa tô tuyệt đối dù ruộng
đất đó có tốt hay xấu, còn trong nông nghiệp thì phải nộp cả địa tô chênh lệch và
địa tô tuyệt đối.
53. Tư bản tài chính là sự kết hợp giữa tư bản công nghiệp và tư bản ngân
hàng.
 SAI. Vì Tư bản tài chính là sự kết hợp giữa tư bản độc quyền công nghiệp và tư
bản độc quyền ngân hàng.
54. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự độc quyền của doanh nghiệp
nhà nước.
 SAI. Vì là sự kết hợp sức mạnh nhà nước và sức mạnh của độc quyền tư nhân
chứ không phải là sự độc quyền của doanh nghiệp nhà nước.

You might also like