You are on page 1of 2

BT1. Đầu tháng 6, Lê T.

H có mua một nồi cơm điện trên trang Lazada với giá gần 2
triệu đồng. Ba ngày sau, đơn vị giao hàng TK đến giao chị H đơn hàng. Vì chị H
không có nhà, mẹ chị nhận thay. Hầu hết hàng hóa trên Lazada tuân thủ quy định
không được kiểm tra hàng trước, chỉ được kiểm tra thông tin trên bao bì, mẹ chị H có
kiểm tra thông tin và thấy chính xác như thông tin mua hàng của con gái nên đã nhận
hàng. Sau khi chị H về nhà kiểm tra, phát hiện sản phẩm nồi được giao là hàng dỏm
có giá chỉ hơn 200.000 đồng. Lúc này, khi phía Lazada liên hệ để giao món hàng đã
đặt, chị H mới phát hiện mình đã bị một bên khác lừa. Chị H có gọi lên tổng đài phía
giao hàng tiết kiệm để được cung cấp thông tin người bán, thì nhận được số điện thoại
của một đơn vị bán hàng ở tận Long Khánh, Đồng Nai có lên Lakada(!). Phía Lazada
thì khẳng định thông tin của họ hoàn toàn bảo mật, hàng vẫn được giao như bình
thường.
Câu hỏi: Theo bạn, ai phải chịu trách nhiệm pháp lý trong tình huống này? Là
Lazada, shop bán nồi cơm điện hay khách hàng? Nêu cơ sở pháp lý và giải thích
vì sao?

1. I:Issue- Vấn đề
Vấn đề pháp lý gì đang được tranh luận :
- Liệu việc thông tin của khách hàng bị tiết lộ Lazada có phải là người
chịu trách nhiệm hay không?
- Liệu shop Lakada có chịu trách nhiệm về hành vi lấy thông tin của
khách hàng và giao không đúng sản phẩm hay không?
- Khách hàng có sai không khi không kiểm tra kỹ đơn vị giao hàng khi
nhận hàng?
2. R:Relevant Law – Quy định pháp luật liên quan.
- Điều 72, Nghị định 52/2013/NĐ-CP.
- Điều 68, Nghị định 52/2013/NĐ-CP.
- Điều 9, Luật số 59/2010/QH12-Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng .
- Khoản 5, điều 10 Luật số 59/2010/QH12-Luật bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng.
3. A: Application Facts – Vận dụng luật vào tình huống
- Lazada đã vi phạm điều 68. Trách nhiệm bảo vệ thông tin cá nhân
của người tiêu dùng và điều 72.Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin
cá nhân của Nghị định 52/2013/NĐ-CP thì bên Lazada đã không đảm
bảo thông tin người mua hàng(chị H),đã để thông tin của chị H bị lộ ra
bên ngoài làm dẫn đến việc thông tin của chị H bị bên Lakada biết và sử
dụng thông tin đó để giao hàng dỏm đến cho chị H.
- Lakada đã vi phạm Khoản 5, điều 10 Luật số 59/2010/QH12-Luật bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng thì Lakada đã đánh cắp thông tin và giao
hàng dỏm đến cho khách hàng(chị H) khi chưa có sự đồng ý của chị H.
- Theo Điều 9, Luật số 59/2010/QH12-Luật bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng thì khách hàng(chị H) đã không kiểm tra kỹ đơn vị nhận hàng
để khi nhận hàng thì mới biết là hàng dỏm rồi mới có ý kiến.
4. C: Conclusion – Kết luận
- Trong trường hợp này thì bên Lazada và bên shop bán hàng Lakada là
cả 2 đều phải chịu trách nhiệm pháp lý . Còn khách hàng (chị H) không
chịu trách nhiệm pháp lý vì chị H chỉ sai là không chịu kiểm tra kỹ mã
hàng khi nhận hàng.

You might also like