You are on page 1of 11

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CUỐI KÌ 1, NĂM HỌC 2022 – 2023

TỔ SINH HỌC MÔN: SINH HỌC 10

A. MA TRẬN
B. HỆ THỐNG KIẾN THỨC

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG

I. Các cấp tổ chức của thế giới sống


- Cấp độ tổ chức sống là vị trí của một tổ chức sống trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và chức
năng nhất định các yếu tố cấu thành tổ chức đó.
- Cấp độ tổ chức sống bao gồm: Phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã -
hệ. sinh thái.
- Sinh quyển được xem là cấp tổ chức lớn nhất của hệ thống sống.
- Các cấp độ tổ chức sống cơ bản: Có cấu trúc ổn định, có thể thực hiện được các chức năng sống cơ bản như
trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, có khả năng tự điều
chỉnh, thích nghi với môi trường sống một cách độc lập.
- Các cấp độ tổ chức sống cơ bản bao gồm tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái.
II. Đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống
1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
- Tổ chức sống cấp dưới sẽ làm nền tảng cấu tạ nên tổ chức sống cấp trên. Tổ chức sống cấp cao hơn vừa có
những đặc điểm của tổ chức sống thấp hơn, vừa mang những đặc tính nổi trội mà tổ chức sống cấp dưới không
có.
2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh
- Các cấp độ tổ chức sống luôn là hệ thống mở: Sinh vật và môi trường luôn có tác động qua lại thông qua trao
đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
- Các cấp độ tổ chức sống có cơ chế tự điều chỉnh nhằm đảm bảo duy trì và điều hoà các hoạt động sống trong
hệ thống để tồn tại và phát triển.
3.Thế giới sống liên tục tiến hóa
- Quá trình tiến hoá của sinh giới là cơ chế gắn liền với sự biến đổi của các cấp độ tổ chức sống, qua đó thiết lập
các trạng thái cân bằng mới thích nghi với môi trường sống.
- Thế giới sinh vật liên tục sinh sôi nảy nở và không ngừng tiến hoá. Sự sống được tiếp diễn liên tục nhờ sự
truyền thông tin trên DNA từ tế bảo này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
=> Nhờ được kế thừa thông tin di truyền từ những tô tiên ban đầu mà các sinh vật trên Trái Đất đều có những
đặc điểm chung.
III. Quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống
- Quan hệ giữa các cấp tổ chức sống được thể hiện trong quan hệ thứ bậc về cấu trúc và chức năng.
- Các cấp độ tổ chức sống thể hiện mối liên quan bộ phận và tổng thể: cấp độ tổ chức lớn hơn được hình thành
từ cấp độ tổ chức nhỏ hơn liền kề.

CÁC PHÂN TỬ SINH HỌC

I. Khái quát về phân tử sinh học


- Phân tử sinh học là hợp chất hữu cơ được tạo ra từ tế bào và cơ thể sinh vật.
- Các phân tử sinh học bao gồm:
+ Những phân tử lớn tham gia cấu tạo tế bào như carbohydrate, protein, nucleic acid, lipid.
+ Các phân tử nhỏ là các sản phẩm trao đổi chất như aldehyde, alcohol, acid hữu cơ, hay các chất tham gia xúc
tác, điều hoà như một số vitamin, hormone.
II. Các phân tử sinh học
Phân tử TP hóa
Đơn phân Phân loại Cấu trúc Chức năng
SH học
1. - C, H, Đường đơn Monosacchar - Loại liên kết: Glycoside - Cung cấp năng lượng
Carbohydr O ide (đường - CT chung: (CH2O)n cho tế bào
ate đơn) - Có từ 3-7C
- Có tính khử
- vd: Glucose (6C), Fructose
(6C), Ribose (5C)
Disaccharide - 2 đường đơn liên kết với nhau.
(đường đôi) - Vd: Sucrose (G+F), lactose - Dự trữ năng lượng.
(G+Ga) - Cấu tạo tế bào: vd
Polysacchari - Do nhiều đường đơn liên kết thành tế bào thực vật
de (đường với nhau. (cellulose)
đa) -Vd: Tinh bột, glycogen,
cellulose
Protein C, H, O, Amino acid - Loại liên kết: Peptide - Cấu tạo nên tế bào, cơ
N, S, P, Bậc 1 - Trình tự sắp xếp của các aa thể: actin, collagen…
(Protein đa Zn… (Có 9 amino trong chuỗi polypeptide nhờ các (thường có dạng sợi)
dạng và đặc acid không liên kết peptide - Chất xúc tác sinh học
thù do số thay thế: - Dạng xoắn hoặc gấp nếp cục bộ (enzyme – thường có
lượng, lysine, Bậc 2 nhờ có thêm các liên kết dạng cầu)
thành phần, histidine…) hydrogen - Vận chuyển các chất.
trình tự sắp - Dạng cấu trúc không gian 3 - Điều hòa trao đổi chất
xếp của các Bậc 3 chiều nhờ có thêm liên kết S – S (hormone)
amino acid) - Do 2 hay nhiều chuỗi - Bảo vệ cơ thể (kháng
Bậc 4 polypeptide liên kết tạo thành thể)
- Chất dự trữ: vd protein
dự trữ trong hạt cây
Nucleic C, H, O, Nucleotide - Loại liên kết: Phosphodiester Quy định, lưu giữ và
acid N, P Gồm 3 phần: (giữa Đ-P); Hydrogen (giữa các truyền đạt thông tin di
(Nucleic - Gốc DNA base). truyền
acid phosphate - Gồm 2 chuỗi polynucleotide có
đa dạng và - Đường chiều ngược nhau (5' - 3' và 3 -
đặc thù do pentose: 5'), xoắn song song.
số lượng, + deoxyribose - Các gốc base liên kết với nhau
thành phần, (DNA) bằng liên kết hydrogen theo
trình tự sắp + ribose (RNA) NTBS: A=T, G≡C
xếp của các - Nitrogenous - 1 mạch polynucleotide (5’-3’) - mRNA: truyền đạt
nu) base: RNA - Có 3 loại RNA TTDT
+A,G,T,C(DNA) - tRNA: vận chuyển aa
+A,G,U,C(RNA) - rRNA: cấu tạo
ribosome
Lipid C, H, O, Không có cấu Triglyceride -Dự trữ năng lượng
(tính kị N, P…. trúc đa phân (dầu, mỡ) - Gồm 1 Glycerol và 3 acid béo - Lớp đệm cách nhiệt,
nước) bảo vệ cơ thể
- Dung môi hòa tan
vitamin A, D, E, K
Phospholipid - Gồm 1 Glycerol, 2 acid béo và
1 nhóm phosphate - Cấu trúc nên màng
- Phân cực: 1 đầu ưa nước và 2 sinh chất
đuôi kị nước
Steroid - vd: Cholesterol: Cấu trúc - Cấu tạo màng sinh
mạch vòng. chất, điều hòa tính lỏng
của màng.
- Là tiền chất của các
hormone như: estrogen,
testosterone
TẾ BÀO NHÂN SƠ VÀ TẾ BÀO NHÂN THỰC

I. Tế bào nhân sơ
a. Đặc điểm chung
- Kích thước nhỏ 0,5 – 10 µm
- Hình dạng: Hình cầu, hình que, hình xoắn
- Cấu tạo đơn giản, không có nhân hoàn chỉnh và các bào quan có màng.
TB nhân sơ có kích thước nhỏ có lợi:
+ Tỉ lệ S/V lớn, tốc độ trao đổi chất với môi trường diễn ra nhanh, ít tốn năng lượng
+ Tế bào sinh trưởng nhanh.
+ Khả năng phân chia nhanh, số lượng tế bào tăng nhanh.
b. Cấu trúc của tế bào nhân sơ
Thành phần
Cấu tạo Chức năng
cấu trúc
- Nằm ngoài thành tế bào. - Bảo vệ tế bào vi khuẩn khỏi sự
Vỏ nhầy - Chỉ có ở một số tế bào nhân sơ. tiêu diệt của bạch cầu.
- Quy định hình dạng và bảo vệ
Thành tế bào - Chứa peptidoglycan.
TB.
- Là nơi diễn ra các phản ứng sinh
- Nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân.
hoá tổng hợp hay phân giải các
- Gồm: Bào tương và bào quan ribosome
chất.
Tế bào chất Ribosome :
+ Kích thước nhỏ 70S
- Tổng hợp protein.
+ Không có màng.
+ Cấu tạo từ protein và rRNA.
- Không có màng bao bọc. - Lưu trữ và truyền đạt thông tin
- Chỉ chứa 1 phân tử DNA dạng vòng kép. - Điều khiển các hoạt động sống
Vùng nhân - Có thêm nhiều ADN vòng nhỏ gọi là
plasmid.
Màng sinh Được cấu tạo từ lớp kép phospholipid và - Kiểm soát sự ra và vào tế bào
chất protein của các chất.
- Bảo vệ TB
Lông nhung: Bên ngoài võ nhầy - Lông nhung: giúp VK bám chặt
Lông và roi Roi: Cấu tạo từ protein trên bề mặt TB vật chủ.
- Roi: giúp vi khuẩn di chuyển.

II. Tế bào nhân thực


- Kích thước lớn ( 10 - 100 µm)
- Cấu tạo phức tạp:
+ Nhân hoàn chỉnh, đã có màng nhân.
+ Có các bào quan có màng bao bọc.
( Màng đơn: lưới nội chất, bọ máy golgi, peroxisome, lysosome, không bào
Màng kép: Nhân, ti thể, lục lạp)
+ Bên trong TB được xoang hóa nhờ hệ thống nội màng.
CẤU TRÚC TẾ BÀO NHÂN THỰC

Thành phần Cấu tạo Chức năng


cấu trúc
- Có cấu trúc khảm lỏng gồm lớp kép - Trao đổi chất với môi trường một
phospholipid xen kẽ bởi các phân tử protein cách có chọn lọc (bán thấm). Vận
(gồm protein xuyên màng và protein bám chuyển các chất qua màng.
Màng sinh màng)
chất - Tế bào động vật có cholesterol - Đảm bảo tính lỏng của màng
- TB thực vật có stigmaterol, sitosterol → Tạo sự mềm dẻo, linh hoạt
của màng.
- Cacbohyđrat liên kết với protein tạo - Tín hiệu nhận biết, tham gia tương
glycoprotein, liên kết với lipid tạo thành tác, truyền thông tin giữa các tế bào
glycolipid
- Nằm giữa màng sinh chất và nhân. - Nơi diễn ra các hoạt động sống của
Tế bào chất - Gồm bào tương, các bào quan khác và bộ tế bào
khung tế bào
- Màng nhân là màng kép. Trên màng có nhiều - Trung tâm thông tin, điều khiển mọi
lỗ nhỏ cho phép các phân tử RNA và protein đi hoạt động sống của tế bào.
Nhân qua
- Chất nhân chứa sợi nhiễm sắc ( DNA và
protein) và enzyme, RNA....
- Nhân con: Tổng hợp RNA
+ Kích thước lớn hơn ribosome ở TBNS (80S) - Tổng hợp protein.
Ribosome + Không có màng.
+ Cấu tạo từ protein và rRNA.
- Màng kép
+ Màng ngoài trơn không gấp khúc. - Tham gia hô hấp tế bào, tạo phần
Ti thể + Màng trong lõm sâu vào bên trong chất nền lớn ATP cho mọi hoạt động sống của
tạo thành các mà, trên đó có các enzyme của tế bào.
chuỗi electron và tổng hợp ATP.
- Chất nền có chứa DNA và ribosome 70S và
nhiều loại enzyme. - Có khả năng nhân đôi độc lập.
- Màng kép (không gấp khúc)
- Bên trong: - Là nơi thực hiện chức năng quang
Lục lạp + Hạt grana: Gồm nhiều túi dẹt (thylakoid) xếp hợp.
chồng lên nhau, các hạt grana nối với nhau
bằng ống mảnh. Trên màng thylakoid chứa sắc
tố quang hợp
+ Chất nền: Chứa DNA và ribosome 70S, - Có khả năng nhân đôi độc lập.
enzym cố định CO2…
- LNC Hạt: Là hệ thống túi dẹt nối với màng - Tổng hợp protein cho tế bào và
nhân. Trên mặt ngoài có đính nhiều hạt protein xuất bào
Lưới nội chất ribosome.
- LNC Trơn: Là hệ thống các ống chứa dịch, - Tổng hợp lipid, chuyển hoá
nối tiếp lưới nội chất hạt. Bề mặt trơn, có nhiều carbohydrate, phân huỷ chất độc đối
enzyme. với cơ thể.
Bộ máy golgi - Hệ thống các túi dẹt, có cấu trúc phân cực gồm - Sửa đổi, phân loại, đóng gói, vận
mặt nhập và mặt xuất. chuyển các sản phẩm
Lysosome - Có 1 lớp màng bao bọc - Phân hủy tế bào, bào quan già, các
- Chứa enzim thủy phân protein, nucleic acid, tế bào bị tổn thương không còn khả
cacbohydrat, lipid, các bào quan. năng phục hồi.
- Tiêu hóa thức ăn
- Màng đơn.
- Bên trong chứa dịch không bào. - Giữ nhiều chức năng khác nhau tùy
+ Tế bào thực vật: Có không bào trung tâm lớn từng loại tế bào.
- Chứa nước; chứachất dự trữ
Không bào (protein, acid hữu cơ, ion khoáng, sắc
tố…)
+ Nhiều TB động vật có không bào nhỏ như - Tiêu hóa thức ăn
không bào tiêu hóa.
+ ĐV nguyên sinh có không bào co bóp - Điều hòa áp suất thẩm thấu của tế
bào
Peroxysome - Dạng hình cầu, màng đơn. - Phân giải chất độc và phân giải acid
- Chứa enzyme chuyển hóa hydrogen từ các béo.
chất khác nhau như chất độc, alcohol đến
oxygen tạo ra hydrogen peroxide (H2O2).
- Chứa enzyme phân giải acid béo ( TBTV)
Khung xương - Mạng lưới gồm vi ống, sợi trung gian và vi - Nâng đỡ, duy trì hình dạng của tế
tế bào sợi, được cấu tạo từ các phân tử protein. bào, neo giữ các bào quan và tham
gia sự vận động của tế bào.
Trung thể - Không có màng. - Đóng vai trò trong phân chia tế bào.
- Gồm 2 trung tử nằm vuông góc. Trung tử
được cấu tạo từ các vi ống sắp xếp thành ống
rỗng
Thành tế bào - Tế bào thực vật: Cấu tạo chủ yếu từ chuỗi - Bảo vệ tế bào, tạo hình dạng đặc
cellulose trưng; tham gia điều chỉnh lượng
- Tế bào nấm: Cấu tạo chủ yếu từ từ chitin nước đi vào tế bào.
Chất nền - Bao quanh MSC của TBĐV, được cấu tạo chủ - Liên kết các tế bào và tham gia
ngoại bào yếu bởi các loại protein như collagen, truyền thông tin giữa các tế bào.
proteoglycan

TRAO ĐỔI CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT

I. Khái niệm trao đổi chất ở tế bào


- Trao đổi chất ở tế bào là tập hợp các phản ứng hoá học diễn ra trong tế bào (sự chuyển hoá vật chất ) và sự
trao đổi các chất giữa tế bào với môi trường (trao đổi chất qua màng).
- Hai hình thức trao đổi chất qua màng: Vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.
II. Vận chuyển thụ động
a. Khái niệm:
- Gradient nồng độ: Sự chênh lệch nồng độ của một chất giữa 2 vùng.
- Vận chuyển thụ động: là kiểu khuếch tán các chất qua màng:
+ Từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp (cùng chiều gradien nồng độ)
+ Không cần tiêu tốn năng lượng.
b. Con đường vận chuyển:
Khuếch tán Thẩm thấu
Khuếch tán đơn giản Khuếch tán tăng cường
Khái niệm Các chất được vận chuyển qua màng từ nơi có nồng độ Khuếch tán của các phân tử
chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp. nước qua màng tế bào
Thành phần Khuếch tán qua lớp Khuếch tán qua kênh Khuếch tán qua kênh
(màng tế bào) phospholipid protein xuyên màng protein xuyên màng
tham gia (Aquaporin)
khuếch tán
Đặc điểm chất Chất không phân cực và các Các ion, các chất phân cực, Các phân tử nước.
khuếch tán phần tử có kích thước nhỏ. các amino acid…
Các yếu tố ảnh - Bản chất của chất khuếch tán. - Tốc độ thẩm thấu phụ
hưởng đến tốc - Sự chênh lệch nồng độ các bên trong và ngoài màng. thuộc vào áp suất thẩm
độ khuếch tán - Nhiệt độ thấu của tế bào (tùy thuộc
- Số lượng kênh protein trên màng. vào nồng độ chất tan trong
tế bào)
c. Dựa vào nồng độ chất tan trong dung dịch, phân biệt 3 loại dung dịch:
Loại dung dịch Dung dịch Dung dịch Dung dịch
đẳng trương ưu trương nhược trương
Đặc điểm của dung
dịch CDD = CTB CDD > CTB CDD < CTB
Chiều vận chuyển Các phân tử H2O di Các phân tử H2O di Các phân tử H2O từ ngoài
của các phân tử chuyển theo 2 chiều chuyển từ trong TB ra dung dịch đi vào trong TB.
nước như nhau. ngoài dung dịch.
Trạng thái của tế Tế bào mất nước Tế bào hút nước →
bào khi đặt trong Cân bằng động → Co nguyên sinh Phản co nguyên sinh
các loại dung dịch chất
.
III. Vân chuyển chủ động
a. Khái niệm: Là kiểu vận chuyển các chất qua màng:
+ Từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao (ngược chiều gradien nồng độ)
+ Cần tiêu tốn năng lượng (ATP).
+ Cần protein vận chuyển.
b. Ý nghĩa: Tê bào lấy được các chất cần thiết và điều hòa nồng độ các chất trong tế bào

Điểm phân biệt Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động
Từ nơi có nồng độ chất tan cao đến Từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến
Hướng vận chuyển nơi có nồng độ chất tan thấp (Cùng nơi có nồng độ chất tan cao (Ngược
chiều gradien nồng độ). chiều gradien nồng độ).
Nhu cầu năng lượng Không cần tiêu tốn năng lượng Cần tiêu tốn năng lượng
Nguyên lý Theo nguyên lý khuếch tán Không tuân theo nguyên lý khuếch tán
Qua kênh protein đặc hiệu Qua kênh protein đặc hiệu
Con đường vận chuyển
Qua lớp phospholipid

III. Sự nhập bào và xuất bào


- Vận chuyển các phân tử lớn như protein, polysaccharide…giọt lipid, thậm chí cả tế bào.
- Là phương thức vận chuyển chủ động.
- Tiêu tốn năng lượng.
- Có sự biến dạng màng sinh chất
Nhập bào Xuất bào
Phân biệt Thực bào Ẩm bào
Là phương thức của tế bào Là quá trình vận chuyển Là hình thức vận chuyển các
động vật dùng để “ăn” các tế các giọt nhỏ dịch ngoại chất có kích thước lớn ra khỏi
Khái niệm bào vi khuẩn, các mảnh vỡ tế bào vào trong tế bào. tế bào
bào cũng như các hợp chất có
kích thước lớn.
Màng tế bào lõm vào hình Màng sinh chất lõm vào + Các chất có kích thước lớn
thành túi bao quanh các phân bao bọc lấy giọt dịch rồi cần đưa ra khỏi tế bào được
Cơ chế hoạt tử lớn hay tế bào và đưa các đưa vào tế bào. bao bọc trong túi vận chuyển
động đối tượng vào bên trong tế + Túi này liên kết với màng tế
bào Sau đó bị enzyme trong bào giải phóng các chất ra
lisosome tiêu hóa. bên ngoài
SỰ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG VÀ ENZYME

I. Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng trong tế bào


1. Các dạng năng lượng trong tế bào
- Năng lượng trong tế bào tồn tại chủ yếu dưới các dạng:
+ Năng lượng hoá học (năng lượng dự trữ trong các liên kết hoá học): Dạng chủ yếu
+ Năng lượng cơ học
+ Năng lượng điện
+ Năng lượng nhiệt
Năng lượng cơ học, năng lượng điện, năng lượng nhiệt (Q) là các dạng năng lượng liên quan đến sự chuyển động
của các phần tử vật chất.
2. Sự chuyển hóa năng lượng trong tế bào
- Sự chuyển hoá năng lượng trong tế bào là quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác, từ năng
lượng trong hợp chất này thành năng lượng trong hợp chất khác.
- Tế bào sử dụng năng lượng thực hiện các hoạt động sống đảm bảo sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và sinh sản.
3. ATP ( Adenosine triphosphate)
a. Cấu tạo: Gồm Adenine, đường ribose, 3 nhóm phosphate
b. Chức năng
- Tổng hợp các chất.
- Vận chuyển chủ động các chất qua màng.
- Sinh công cơ học
c. ATP – “đồng tiền” năng lượng
- ATP được gọi là “đồng tiền” năng lượng của tế bào vì 2 nhóm phosphate cuối cùng trong ATP tích điện cùng
dấu luôn có xu hướng đẩy nhau, khi liên kết này bị phá vỡ → giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt
động cần năng lượng của tế bào.
- ATP được tổng hợp từ sự chuyển hóa năng lượng trong quá trình phân giải các hợp chất.
II. Enzyme
1. Khái niệm
- Enzyme là chất xúc tác sinh học đặc hiệu làm tăng tốc độ phản ứng, không bị biến đổi khi kết thúc phản ứng.
- Cơ chất: Là chất tham gia phản ứng do enzyme xúc tác.
2. Cấu trúc và cơ chế tác động của enzyme
a. Cấu trúc
- Có cấu tạo chủ yếu là protein, ngoài ra, có thể thêm cofactor (ion kim loại và hợp chất hữu cơ – coenzyme).
b. Cơ chế tác động của enzyme
- Khi xúc tác, enzyme liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động tạo thành phức hợp enzyme – cơ chất và biến
đổi thành sản phẩm.
- Liên kết enzyme – cơ chất mang tính đặc thù ⟶ Mỗi enzyme chỉ xúc tác cho 1 phản ứng.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tác của enzyme
- Hoạt động xúc tác của enzyme chịu tác động bởi nhiều yếu tố như nồng độ cơ chất, nồng độ enzyme, độ pH,
chất hoạt hóa và chất ức chế.
+ Nồng độ cơ chất: Khi nồng độ cơ chất tăng đến mức nhất định, tốc độ phản ứng không tăng nữa (đạt cực đại)
do toàn bộ enzyme đã liên kết với cơ chất.
- Nồng độ enzyme: Trong điều kiện dư thừa cơ chất, khi tăng nồng độ enzyme, tốc độ phản ứng cũng tăng.
- Độ PH: Mỗi enzyme thường hoạt động trong độ pH nhất định.
- Nhiệt độ: Mỗi enzyme thường hoạt động trong dải nhiệt độ nhất định. Mỗi enzyme có một nhiệt độ tối
ưu, tại đó enzyme có hoạt tính tối đa → tốc độ phản ứng nhanh nhất.
- Chất hoạt hóa: Làm tăng hoạt tính của enzyme → làm tăng tốc độ phản ứng.
- Chất ức chế: Các chất làm giảm tốc độ phản ứng hoặc dừng phản ứng enzyme.
4. Vai trò của enzyme:
- Làm giảm năng lượng hoạt hóa, giúp các phản ứng xảy ra được trong điều kiện sinh lý bình thường của cơ thể.
C. ĐỀ THAM KHẢO
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 7 điểm)
Câu 1: “Tập hợp các con cá rô phi sống ở hồ nước công viên 29/3”. Đây là ví dụ về cấp tổ chức sống nào của
thế giới sống?
A. Cá thể. B. Quần thể. C. Quần xã. D. Hệ sinh thái.
Câu 2: “Tế bào lông hút của rễ cây hấp thụ nước, iôn khoáng từ dung dịch đất và 98% lượng nước hút vào
được thoát hơi nước qua lá.” Đây là ví dụ về đặc điểm nào của cấp tổ chức sống?
A. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. B. Hệ thống mở.
C. Liên tục tiến hoá. D. Có khả năng tự điều chỉnh
Câu 3: Khi sắp xếp các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống từ thấp đến cao theo nguyên tắc thứ bậc, trật tự
nào sau đây đúng?
A. Tế bào → Quần thể →Cơ thể → Quần xã → Hệ sinh thái.
B. Tế bào →Cơ thể → Quần thể → Quần xã → Hệ sinh thái.
C. Tế bào → Cơ thể → Quần xã → Quần thể → Hệ sinh thái.
D. Cơ thể → Quần thể → Quần xã → Tế bào →Hệ sinh thái.
Câu 4: Cấp tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng cấu tạo nên cấp tổ chức cấp trên, đây là đặc điểm nào của cấp
tổ chức sống?
A. Có khả năng tự điều chỉnh. B. Liên tục tiến hoá.
C. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. D. Là một hệ thống mở.
Câu 5: Thịt gà, thịt vịt, thịt lợn, thịt bò… đều được cấu tạo từ protein nhưng chúng khác nhau về rất nhiều đặc
tính. Nguyên nhân của sự khác nhau đó là do số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các
A. nhóm amino trong phân tử protein. B. chuỗi polypeptid trong phân tử protein.
C. liên kết peptid trong phân tử protein. D. amino acid trong phân tử protein.
Câu 6: Loại carbohydrate nào tham gia cấu tạo nên thành tế bào thực vật?
A. Tinh bột. B. Chitin. C. Cellulose. D. Glycogen.
Câu 7: Đơn phân của nucleic acid là
A. nucleotide. B. amino acid. C. glucose. D. acib béo.
Câu 8: Các phân tử lipid có đặc điểm nào sau đây ?
A. Cấu tạo đơn giản. B. Kị nước. C. Ưa nước. D. Cấu trúc đa phân.
Câu 9: Lipid có nhiều ở loại thực phẩm nào sau đây?
A. Mạch nha. B. Khoai tây. C. Sữa. D. Hạt lạc ( đậu phộng).
Câu 10: Bào quan không có màng ở tế bào nhân thực là
A. không bào. B. bộ máy Golgi. C. ribosome. D. ti thể.
Câu 11: Các thành phần cấu tạo cơ bản của tế bào nhân sơ là
A. thành tế bào, màng sinh chất và vùng nhân. B. màng sinh chất, tế bào chất và thành tế bào.
C. màng sinh chất, tế bào chất và nhân. D. màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân.
Câu 12: Khi nói về bào quan ti thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Thực hiện chức năng hô hấp tế bào. B. Chỉ có ở tế bào động vật.
C. Được bao bọc lớp màng đơn. D. Bên trong chứa các hạt grana.
Câu 13: Ở tế bào nhân thực, mạng lưới gồm các vi ống, vi sợi và sợi trung gian được gọi là
A. màng sinh chất. B. lưới nội chất. C. bộ khung tế bào. D. lysosome.
Câu 14: Khi nói về chức năng của màng sinh chất, phát biểu nào sau đây sai?
A. Màng sinh chất có các protein thụ thể giúp thu nhận thông tin cho tế bào.
B. Màng sinh chất có tính thấm bán thấm tức là chỉ cho một số chất nhất định ra vào tế bào.
C. Màng sinh chất ở tế bào thực vật có các phân tử cholesterol đảm bảo tính lỏng của màng.
D. Màng sinh chất có protein liên kết giúp các tế bào cùng loại liên kết tạo thành mô.
Câu 15: Có bao nhiêu tế bào sau đây là tế bào nhân thực?
(1) Tế bào vi khuẩn. (2) Tế bào thần kinh. (3) Tế bào trứng. (4) Tế bào mạch gỗ.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 16: Các chất có đặc điểm nào dễ dàng khuếch tán qua màng tế bào theo hình thức khuếch tán đơn giản?
A. Các chất khí. B. Các phân tử ưa nước. C. Các ion. D. Các phân tử phân cực.
Câu 17: Dung dịch có nồng độ chất tan lớn hơn nồng độ chất tan trong tế bào, dung dịch đó được gọi là
A. dung dịch nhược trương. B. dung dịch đẳng trương.
C. dung dịch ưu trương. D. nước cất.
Câu 18: Tế bào thịt lá ngâm trong dung dịch nhược trương, tế bào trương lên nhưng không bị vỡ là do tế bào
thịt lá có cấu trúc nào sau đây?
A. Thành tế bào. B. Lục lạp. C. Ti thể. D. Màng sinh chất.
Câu 19: Các phân tử đường, amino acid được vận chuyển qua màng tế bào chủ yếu bằng hình thức nào sau
đây?
A. Khuếch tán đơn giản. B. Nhập bào. C. Thẩm thấu. D. Khuếch tán tăng cường.
Câu 20: Cho một mầm giá đỗ sống và một mầm giá đỗ đã luộc chín vào đĩa đồng hồ đựng thuốc nhuộm xanh
methylene khoảng 10 phút, sau đó vớt ra, rửa sạch bằng nước cất và cắt lát mỏng quan sát dưới kính hiển vi.
Thuốc nhuộm xanh methylene có mặt nhiều trong tế bào giá đỗ đã luộc chín và có rất ít ở tế bào giá đỗ sống.
Đây là thí nghiệm chứng minh
A. tính thấm chọn lọc của màng tế bào sống. B. hiện tượng co nguyên sinh chất.
C. hiện tượng phản co nguyên sinh chất. D. tính thấm chọn lọc của màng tế bào chết.
Câu 21: Các chất tan vận chuyển qua màng tế bào cùng chiều gradient nồng độ được gọi là
A. sự khuếch tán. B. sự ẩm bào. C. sự thẩm thấu. D. sự thực bào.
Câu 22: Co nguyên sinh là hiện tượng tế bào chất
A. bị co rút lại khi cho tế bào vào môi trường nhược trương.
B. bị co rút lại khi cho tế bào vào môi trường đẳng trương.
C. bị co rút lại khi cho tế bào vào môi trường ưu trương.
D. bị co rút lại khi cho tế bào vào môi trường nước tinh khiết.
Câu 23: Adenosine triphosphat là tên đầy đủ của hợp chất nào sau đây ?
A. AMP. B. ATP. C. ATD. D. ADP.
Câu 24: Phản ứng do enzyme xúc tác thay đổi như thế nào khi trung tâm hoạt động của enzyme bị thay đổi
hình dạng không phù hợp với cơ chất?
A. Phản ứng xảy ra nhanh hơn. B. Phản ứng xảy ra chậm hơn.
C. Phản ứng xảy ra bình thường. D. Phản ứng không xảy ra.
Câu 25: Khi nhiệt độ của môi trường phản ứng vượt qua nhiệt độ tối ưu của một enzyme thì hoạt tính của
enzyme đó lại bị giảm thậm chí bị mất hoàn toàn vì bản chất của enzyme là
A. lipid và bị tan chảy ở nhiệt độ cao. B. nước và bị bay hơi ở nhiệt độ cao.
C. protein và bị biến tính ở nhiệt độ cao. D. carbohydrate và bị biến chất ở nhiệt độ cao.
Câu 26: Năng lượng tích lũy trong ATP thuộc dạng năng lượng nào sau đây?
A. Nhiệt năng. B. Điện năng. C. Cơ năng. D. Hóa năng.
Câu 27: Ở người không tiêu hóa được cellulose vì
A. không có enzyme amylase. B. không có enzyme carboxylase.
C. không có enzyme cellulose. D. không có enzyme cellulase.
Câu 28: Sự chuyển hóa năng lượng trong tế bào là quá trình biến đổi năng lượng
A. từ dạng này sang dạng khác. B. từ nơi này sang nơi khác.
C. từ cơ thể này sang cơ thể khác. D. tế bào này sang tế bào khác.
II. PHẦN TỰ LUẬN ( 3 điểm)
Câu 29 (1 điểm): Tại sao cần bổ sung protein từ nhiều loại thức ăn khác nhau mà không nên ăn một vài loại dù
những loại đó rất bổ dưỡng?
Câu 30: (0.5 điểm) Kể tên 2 bào quan có ribosome ở tế bào nhân thực?
Câu 31: ( 1 điểm) Phân biệt bào quan lưới nội chất và bộ máy golgi bằng cách hoàn thành bảng sau:
Tiêu chí Lưới nội chất Bộ máy golgi
Cấu tạo
Chức năng

Câu 32 (0,5 điểm): Tại sao quả mơ ngâm đường có thể bảo quản trong thời gian dài?
ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1 B 5 D 9 D 13 C 17 C 21 A 25 C
2 B 6 C 10 C 14 C 18 A 22 C 26 D
3 B 7 A 11 D 15 B 19 D 23 B 27 D
4 B 8 B 12 A 16 A 20 A 24 D 28 A

II. PHẦN TỰ LUẬN


Câu 29:
- Cơ thể người không tự tổng hợp tất cả các amino acid. Một số amino acid được lấy từ ngoài môi trường vào
thông qua thức ăn là potein. Trong dạ dày và ruột non, thức ăn là potein được các enzyme tiêu hoá thủy phân
thành các amino acid. Các amino acid này được dùng để cấu tạo nên các loại protein đặc thù của cơ thể.
- Mỗi loại thực phẩm chỉ có 1 hoặc 1 số loại protein nhất định, mà cơ thể thì cần nhiều loại amino acid khác
nhau do vậy cần ăn các protein từ nhiều loại thực phẩm mới cung cấp đủ amino acid cho cơ thể .
Câu 30: Hai bào quan có chứa ribosome: Ti thể; lục lạp; lưới nội chất hạt.
Câu 31:
Tiêu chí Lưới nội chất Bộ máy golgi
Cấu tạo Hệ thống màng gồm các túi dẹt và các Hệ thống các túi dẹt, gồm mặt xuất và mặt
ống chứa dịch thông với nhau. nhập.
Chức năng LNC hạt: Tổng hợp protein Sửa đổi, phân loại, đóng gói, vận chuyển các
LNC trơn: Tổng hợp lipid, chuyển sản phẩm .
hóa đường, phân giải chất độc.
Câu 32:
- Dung dịch ngâm có chứa đường là dung dịch ưu trương hơn so với bên trong TB vi khuẩn →
TB vi khuẩn mất nước → Co rút chất nguyên sinh → Vi khuẩn bị ức chế sự sinh trưởng. Do
đó có thể bảo quản quả mơ lâu hơn.

You might also like