You are on page 1of 3

BÀI TẬP LỚN CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

NGƯỜI THỰC HIỆN: xxx

MSSV: xxx

STT: xx
ĐỀ SỐ: 2 – SẢN PHẨM DẠNG BÁNH RĂNG

NỘI DUNG
• Chương 1: Giới thiệu chung về sản phẩm

• Chương 2: Lựa chọn vật liệu chế tạo cho sản phẩm và trình bày các đặc
tính cơ bản của vật liệu

• Chương 3: Lựa chọn phương pháp chế tạo sản phẩm và mô tả trình tự
gia công với sản phẩm cụ thể đã chọn, tính toán thông số cắt gọt chính
cho một số nguyên công cơ bản

• Chương 4: Lựa chọn phương pháp xử lý nhiệt cho sản phẩm đã chọn

• Chương 5: Kết luận


CHƯƠNG 1
Giới thiệu chung về sản phẩm

1. Bánh răng
Bánh răng là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống cơ vận hành của một chiếc xe
hay của một máy móc công nghiệp nào đó. Nó là bộ phận trong hệ thống chuyển động
của các máy móc cơ khí, nó có hình dạng là một hình tròn với các răng cưa bao bọc
bên ngoài như các răng rãnh nối tiếp nhau. Chúng thường được sử dụng theo cặp, có
thể từ 2 – 3,4 cặp. Các cặp nối tiếp nhau theo hình dạng song song. Chúng có tác động
trực tiếp tới việc truyền động, phân phối tới tốc độ nhanh hay chậm của động cơ.

2. Các yêu cầu kỹ thuật cơ bản của bảnh răng

a) Cấp chính xác của bánh răng

Theo tiêu chuẩn Việt Nam( TCVN ) quy định Độ chính xác của bánh răng có 12
cấp và được đánh số từ 1 đến 12 ,mức độ chính xác giảm dần từ 1-12 , trong đó
cấp 1 là cấp chính xác nhất, cấp 12 là kém chính xác nhất và thường sử dụng
các cấp chính xác 6,7,8,9 ( chú ý: Độ chính xác của bánh răng khác với quy
định cấp độ chính xác của chi tiết gia công là 20 cấp chính xác).

b) Kết cấu của bánh răng

• Nếu đường kính ngoài (d) của bánh răng d < 150 mm: Bánh răng được
chế tạo liền khối và không khoét lõm

• Nếu d < 600: Bánh răng thường được khoét lõm để giảm khối lượng

• Nếu d > 600: Bánh răng thường được chế tạo vành riêng bằng thép tốt,
sau đó ghép vào moayer, loại này tôt, nhưng mà chi phí gia công đắt
3. Bản vẽ bánh răng và 9 thông số cơ bản cần nhớ

Thông số là một thông tin vô cùng quan trọng trong khi gia công , thiết kế và lắp đặt
máy móc. Việc nhớ hết tất cả các thông số là điều khá khó khăn, song cũng cơ những
thông sô cơ bản mà bắt buộc người chế tạo cần phải nắm rõ.
• Vòng đỉnh: là đường tròn đi qua đỉnh răng ( da=m(Z+2) )
• Vòng đáy: là vòng tròn đi qua đáy răng ( df=m(Z-2.5) )
• Vòng chia: là đường tròn tiếp xúc với một đường tròn tương ứng của bánh răng khác
khi 2 bánh ăn khớp với nhau ( d=m.Z )
• Số răng: Z=d/m
• Bước răng: là độ dài cung giữa 2 profin của 2 răng kề nhau đo trên vòng chia ( P=m. π
)
• Modun: là thông số quan trọng nhất của bánh răng ( m = P/π )
• Chiều cao răng: là khoảng cách hướng tâm giữa vòng đỉnh và vòng chia ( h=ha +
hf=2.25m )
• Chiều dày răng: là độ dài cung tròn giữa 2 profin của một răng đo trên vòng tròn chia (
St = P/2 = m/2 )
• Chiều rộng rãnh răng: là độ dài cung tròn đo trên vòng chia của một rãnh răng ( Ut=
P/2 = m/2 )

You might also like