You are on page 1of 9

[Tài liệu độc quyền] GAC VAN - “Here is a gift for you”

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA


Đề:

[...Người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình:

- Giá tối đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày cách mạng về đã
đỡ đói khổ chư trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ
chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối...

- Lão ta trước hồi bảy nhằm có đi lính ngụy không? – Tôi bỗng hỏi một câu như lạc đề.

- Không chú à, cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính – bỗng mú đỏ mặt – nhưng cái lỗi chính
là đám đàn bà ở thuyền để nhiều quá, mà thuyền lại chật.

- Vậy sao không lên bờ mà ở – Đẩu hỏi.

- Làm nhà trên đất ở một chỗ đầu có thể làm được cái nghề thuyền lưới vó? Từ ngày cách mạng
về, cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được!

- Ở trên thuyền có bao giờ lão ta đánh chị không? - Tôi hỏi.

- Bất kể lúc nào thấy khổ qua là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu...
Giá mà lão uống rượu... thì tôi còn đỡ khô... Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão...
đưa tôi lên bờ mà đánh...

- Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được! – Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên.

- Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất và của
người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông...

- Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu, - bất ngờ Đấu trút một tiếng thở dài đầy chua chát, - trên thuyền
phải có một người đàn ông... dù hắn man rợ, tàn bạo?

- Phải – Người đàn bà đáp - Cũng có khi biến động sóng gió chứ chú?

Lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp:

- Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có
người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào
cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi
khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không
thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú
đừng bắt tôi bỏ nó! – Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ứng sáng lên như một nụ
cười – vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ.
- Cả đời chỉ có một lúc nào thật vui không? – Đột nhiên tôi hỏi.

- Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no...

(Trích “Chiếc thuyền ngoài xa", Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập hai)

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận
xét về tình cảm nhân đạo mà nhà văn dành cho nhân vật của mình.

Bài làm:

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã từng tâm sự với bạn đọc của mình: “Suốt bao nhiêu
năm ròng, tôi đã sốt ruột tìm mọi cách để cái cây trong góc vườn nhà tôi thoát khỏi sự im lặng
trong màu xanh thẫm của diệp lục, để khiến nó có thể bung nở những bông hoa. Thế là một ngày
kia, tôi đã rón rén và hồi hộp đi tìm thứ hương lạ lùng tỏa ra trong khu vườn nhà minh - thật ngạc
nhiên, cái cây đơn độc ấy đã nở ra những chùm hoa trắng sữa”. Tác giả gọi chúng là những chùm
hoa hạnh nguyên - một loài hoa với vẻ đẹp bí ẩn đã từng nằm gọn trong ký ức im lặng của người
thơ ấy. Phải chăng trong nghệ thuật cũng vậy? Nghệ sĩ là người miệt mài theo đuổi con đường
sáng tạo của mình trong im lặng, để rồi một ngày kia khi tác phẩm ấy trở nên có “hình hài” và
“nở hoa” trong lòng độc giả: một thứ “hạnh nguyên” có giá trị được mang đến cho đời. Có lẽ đời
văn của Nguyễn Minh Châu cũng vậy, “lặn vào cuộc đời, rồi lại ngoi lên” (Chế Lan Viên), và
“Chiếc thuyền ngoài xa” là đứa con tinh thần của hành trình ấy. Đoạn trích trên đã khắc họa được
phần nào bức chân dung về nhân vật người đàn bà hàng chài, đồng thời, chứa đựng tình cảm nhân
đạo sâu sắc của tác giả.

Truyện ngắn là hình thức tự sự cỡ nhỏ - một thể loại đặc thù mà người ta vẫn thường ví
như “một lát cắt trên thân cây cổ thụ”, nhưng thông qua đó lại thấy được cả “trăm năm của đời
thảo mộc”. Truyện ngắn không chỉ ngắn về mặt dung lượng, mà quan trọng hơn hết, nó là sự kết
tinh cô đọng những góc nhìn, quan niệm của nhà văn về đời sống, thời đại, nhân quần. Ở những
thiên truyện ngắn có giá trị, nhân vật văn học luôn được đề cao, chú trọng. Thậm chí B. Brecht
từng cho rằng, nhân vật chính là “bản dập của con người ngoài đời”, là linh hồn của thể loại đặc
thủ này. “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu cũng là một thiên truyện ngắn như vậy.
Tác phẩm là hành trình khám phá một hiện thực ở bề sâu, với những vẻ đẹp khuất lấp bên trong
mỗi con người. Qua những nét khắc họa về nhân vật người đàn bà hàng chài, ta càng nhận thấy rõ
hơn tình cảm nhân đạo sâu xa của tác giả đối với con người,

Tôi biết đến Nguyễn Minh Châu trong những ghi chép vụn vặt, rằng đó là một người từ
lúc nhỏ đã rụt rè và vô cùng nhút nhát, sợ từ con chuột nhắt cho đến ma quỷ. Sau này lớn lên, đến
gần sáu chục tuổi, đến một nơi đông người, ông cũng chỉ muốn lẻn vào một xó khuất và chỉ có
như thế ông mới cảm thấy yên ổn và bình tâm như con dế đã chui tọt vào lỗ. Thế nhưng, con
người tưởng chừng rụt rè ấy lại vô cùng mạnh dạn trên luống cày văn chương. Chặng đường sáng
tác của ông kéo dài vỏn vẹn gần ba thập kỷ, với một khối lượng tác phẩm đồ sộ. Một cây bút giàu
trắc ẩn, với những suy tư, chiêm nghiệm sâu sắc! Một cây bút quyết đi đến tận cùng để khám phá
ra “những hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người”! Viết “Chiếc thuyền ngoài xa” vào đầu
những năm 80 của thế kỷ trước, nhà văn đã gắm gửi những suy tư, chất vấn của mình về cuộc đời
và nghệ thuật. Giữa những ngã tư và những cột đèn của hiện thực, người lặng lẽ đi tìm vẻ đẹp còn
ẩn khuất, rồi lại lặng lẽ thắp lên những ý niệm mở đường cho một cuộc lột xác của văn nghệ.

Được trưởng phòng giao nhiệm vụ trở lại chiến trường xưa để chụp một bộ ảnh thiết kế
bìa lịch năm ấy, người nghệ sĩ Phùng đã hết lần này đến lần khác rơi vào khủng hoảng nhận thức
về hiện thực thời hậu chiến. Thấu suốt về câu chuyện người đàn bà hàng chài, lần đầu tiên trong
chuyến đi thực tế vào đời, Phùng cảm thấy “trống trải” khi đứng trước một vùng phá nước. Lần
đầu tiên anh “khoác chiếc máy ảnh đi lang thang cho đến tận khuya”. Anh đang nghĩ ngợi điều gì
chăng? Phải. Anh khó hiểu và tự hỏi mình, giữa cơn bão đen đang kéo đến kia, giữa sóng gió gào
thét kia, “các thứ tàu thuyền đều tìm vào bờ để trú”, duy ở giữa phá “chẳng hiểu vì sao vẫn còn
thấy một chiếc thuyền vó bè đang đậu”? Chính người đàn bà đã cho Phùng sự thức nhận đặc biệt
ấy. Một người đàn bà, theo lời kể, “trạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc của đàn bà
vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch”. Một điểm nhấn trên khuôn mặt mụ, mụ rỗ
mặt, nước da tái ngắt, nửa thân dưới ướt sũng và dường như đang buồn ngủ sau một đêm dài.
Trong đoạn trích đó, người đàn bà hiện lên trong tình huống tại phiên tòa - nơi mà Phùng và Đầu
phải trố mắt ngạc nhiên vì lý lẽ của một người từng trải.

Đôi mắt sâu xa trông nhìn thấu suốt cuộc đời mình. Đó là một số phận lam lũ, khổ cực -
nhưng có lẽ hơn cả khổ cực, cuộc đời ấy lắm bi kịch làm sao?

Cái khổ đầu tiên đi ra từ việc đẻ quá nhiều. Ngay từ câu mở đầu đoạn trích, cái “chép
miệng” của bà ta cũng khiến độc giả phải ngẫm ngợi đôi điều. Có vẻ như đó không chỉ là thói
quen của một người nhà quê vốn mang bản tính tự nhiên, chân chất; mà đúng hơn, đó là hành
động chấp nhận, chịu đựng, pha chút tự vấn về chính mình. Khoảnh khắc được nghe bà ta kể về
cuộc đời mình, Phòng ngờ ngợ nguyên nhân của đói khổ, bi kịch kia là bởi duy nhất một người:
gã chồng! Độc giả không khỏi ngạc nhiên khi giữa cuộc đối thoại, Phùng lại hỏi một câu như lạc
đề: “- Lão ta trước hồi bảy nhằm có đi lính ngụy không?" Không nằm ngoài dự đoán, Phùng nghĩ
rằng cái khổ cực của bà ta chỉ đơn giản là bởi bà ta bị bạo hành, và bản chất của việc bạo hành đi
ra từ tính khí hiểm ác, độc dữ của những người lính ngụy trước kia? Một mặc định cố hữu như
thế trong Phùng. Ta không trách Phùng đã quá vội vàng. Ta hiểu cho Phùng bởi anh ta đã từng
không tin vào mắt mình khi chứng kiến câu chuyện bạo hành tại buổi sớm mai hôm ấy. Đáp trả
lại anh, người đàn bà đỏ mặt, ngượng ngùng: “Không chú à [...] cái lỗi chính là đám đàn bà ở
thuyền để nhiều quá, mà thuyền lại chật”. Hóa ra cuộc sống khổ cực của gia đình kia là bởi đông
con. Cả nhà cùng chen chúc nhau trên một chiếc thuyền lưới vó chật chội. Nếu ai đã từng đọc tác
phẩm “Giăng sáng” của Nam Cao, ắt hắn ta sẽ hiểu cái khổ của một gia đình bộn bề, từ nỗi lo
cơm áo đến con trẻ là như thế nào. Tiếng khóc của đứa con đã từng khiến nhân vật Điền trong
truyện ngắn này “cúi mặt”, cảm tưởng như có “một nỗi chua xót ứ lên trong lòng, nó dâng lên đến
cô, xông lên óc”. Khổ lắm! Cực lắm! Trở lại với câu chuyện người đàn bà, bà ta hiểu cái khô
trước hết đển từ minh, đó là cái khổ tự thân: “Cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá,
mà thuyền lại chật”. Đọc đến câu văn này, nếu để ý, ta sẽ thấy bà ta không nói rằng “tối đẻ nhiều
quá”, mà là “đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá”. Đó không phải là cách bà ta đang cố gắng bao
biện cho tội lỗi của mình, mà vì đó là hiện thực chung của cuộc sống làng chài lúc bấy giở. Ở
khía cạnh này, ta đặt được ánh nhìn bao quát hơn, rằng không chỉ có một gia đình hàng chài nhọc
nhằn như thế, mà ngoài kia còn hàng chục, hàng trăm gia đình vẫn rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Nhưng đẻ nhiều là lỗi của “đám đàn bà” sao? Tại sao bà ta lại cứ nhất quyết cho rằng việc sinh
sản quá đà là tội lỗi của người phụ nữ? Có thể vì người nhà quê, đâu dám nghĩ ngợi nhiều, đâu
dám hơn thua, lý lẽ với ai... Nhưng trong phút chốc, xen vào cái khổ tự thân ấy lại là nỗi khổ trời
đất, than vãn vì “ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây
xương rồng luộc chấm muối. Đã nghèo còn gặp cái eo! Sự đời trớ trêu, lắm khi đẩy đưa con
người ta đã bất hạnh lại càng bất hạnh, đã khổ cực lại càng khổ cực.

Đẻ đã nhiều đã đành, số phận bà ta cũng oan khiên lắm thay khi mãi bu bám vào cái
nghề truyền thống mà chẳng thể nào dứt ra được. Nghề làm biển này là xương, là máu của những
người như họ - điều đó là dễ hiểu. Nhưng phải chăng, vì mãi bám vào một phương thức mưu sinh
mà người nông dân Việt Nam dễ rơi vào bi kịch đói nghèo và khắc khổ? Một câu hỏi vu vơ hoặc
có chủ ý của Đẩu: “Vậy sao không lên bờ mà ở?” Đầu giản đơn nghĩ rằng cứ lên bờ là cuộc đời
sẽ sướng, hoặc chí ít ra sẽ bớt khổ. Nhưng hỡi ôi, làm nhà trên đất ở một chỗ cũng đồng nghĩa với
việc người ta từ bỏ cái nghề mấy mươi năm gắn bó kia sao? Chưa kể lên bờ, họ làm gì để kiếm
ăn, kiếm sống đây? Không biến động, không thuyên chất thì lên bờ cũng chưa hẳn đã là thoát
khổ. Con vẫn đông, cuộc đời vẫn là một dấu hỏi.

Song, một điều đáng quý ở người đàn bà này, dẫu cuộc đời có đầy đưa bà ta vào vòng
xoáy bất định của bi kịch, bà ta vẫn giữ được trong mình những phẩm chất tốt đẹp, trong sáng. Có
một nhà văn già người Nga khi được phỏng vấn, rằng “điều gì khiến ông cảm thấy nghi ngại và
trăn trở nhất về con người”? Ông ta ngẫm ngợi thật lâu rồi buông ra đôi dòng khiến ai cũng phải
tự chất vấn: “Con người liệu có giữ được mình không giữa cuộc biến thiên của sự sống khắc
nghiệt?”, Sợ nhất là khi con người ta vì đói khổ hay một tác động nào đó của đời sống mà trở nên
tha hóa. Ta đã từng thấy một thằng Chí Phèo vốn dĩ hiền lành - tự bao giờ trở thành kẻ “vạch mặt
ăn vạ” như thế! Không giống như Chí Phèo, ở đây, người đàn bà dẫu có sống giữa gai nhọn của
đời vẫn nuôi dưỡng được những phẩm chất tốt đẹp.

Trước hết, bà ta là một người phụ nữ nhân hậu, giàu lòng vị tha. Cũng cần phải nói rằng,
người ta chỉ thực sự vị tha khi thấu suốt lẽ đời. Phải chăng, những đức tính này là một căn tính
xưa nay của những người phụ nữ Việt Nam nhân tình, thuần hậu? “Khởi thủy là đàn bà”. nhà phê
bình văn học Đỗ Lai Thủy đã từng khẳng định như vậy. Trong văn hóa nông nghiệp lúa nước,
những người phụ nữ chẳng khác gì những vị thần, làm ra những điều kỳ diệu “đảm đang và mơ
tưởng, sinh hạ các giấc mơ” (Michelet). Một mái ấm, một sự đùm bọc, một đôi bàn tay bình yên,
một trái tim vượt qua số phận nghiệt ngã. Đó là thiên tính vốn có của người phụ nữ. Trở lại với
câu chuyện này, người đàn bà thực vị tha khi đã không trách chồng mà ngược lại, bà ta cố gắng
cảm thông nhiều hơn: “Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông
thuyền khác uống rượu... Giá mà lão uống rượu... thì tôi còn đỡ khổ... Sau này con cái lớn lên, tôi
mới xin được với lão... đưa tôi lên bờ mà đánh...” Bà ta hiểu rằng, những đòn rọi mà mình gánh
chịu là hệ quả của nỗi khổ đã dâng lên đến tận cùng bên trong người đàn ông. Không còn cách
nào để giải tỏa, bà ta tự biến mình thành nơi giải tỏa cho cơn giận của người chồng. Một câu nói
bị cắt ngang của người đàn bà, nhưng lại khiến người đọc không khỏi suy ngẫm: “Giá mà lão
uống rượu... thì tôi còn đỡ khổ...” Thật lạ kỳ! Tại sao lão uống rượu thì bà ta đỡ nhọc hơn? Đến
đây, ta chợt nhận ra một trái khoáy của cuộc đời. Rằng nếu gã ta uống rượu, mượn rượu để giải
tỏa nỗi uất ức thì là lẽ bình thường - cũng như bao người đàn ông khác xưa nay. Lúc đó, người ta
say, người ta không còn là chính mình, không ý thức được hành động của mình. Không trách họ!
Nhưng ở đây, lão ta không uống rượu vẫn xả vào lưng vợ mình những đòn roi. Trong tỉnh táo,
người ta hành động như thể quả thật chua chát làm sao. Cái khổ bị dồn nén đến tận cùng. Không
nhìn sâu, nhìn rộng, thật khó để thấu suốt và chấp nhận, thật khó để mà vị tha. Cho nên, Phòng và
Đầu chỉ biết lắc đầu: “Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được!”. Phải, làm sao các
anh hiểu được? Các anh chưa từng sống trong hoàn cảnh đó, chưa từng nhìn thấu suốt vào bên
trong. Tôi chợt nhớ đến một triết lý mà Nam Cao đã từng đúc kết: “Một người đau chân có lúc
nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì
người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng,
buồn đau ích kỷ che lấp mất...” Soi chiếu vào câu chuyện trên, người đàn ông khô - nên chẳng
còn nghĩ ngợi gì nữa. Sự hờn giận, ích kỷ chiếm hữu ông ta. Nhưng tại sao cũng cùng trong nỗi
khổ ấy, người đàn bà lại nghĩ ngợi khác đi, vẫn giữ được thiện tâm mẫu tinh như thế? Đó là một
câu hỏi xứng đáng được đặt ra để cùng truy vấn, đối thoại. Đàn ông và đàn bà khác nhau ở điểm
nào sao?

Sự cảm thông cho chồng và nỗi niềm thấu suốt lẽ đời của bà ta còn được thể hiện rõ nét
hơn trong câu nói: “Là bởi vì các chủ không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào
là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông...” Cái nghề này vắng
bóng đàn ông thì làm sao mà mưu sinh, kiếm sống? Phỏng khi biển động, gió to, sóng lớn, với
một người phụ nữ dù cao to, lực lưỡng đến thế nào cũng khó có thể một mình chống cự được.
Người chồng ấy là trụ cột của gia đình này. Con đông! Cái khổ đẻ con đã đành, cái khổ nuôi con
còn xa xôi, vạn dặm, cực nhọc hơn nhiều. Nếu không cùng nhau nuôi nấng thì làm sao chịu nồi?
Đã mang cái nghiệp dĩ, ắt phải theo đến cùng. Một điểm đáng để tâm, là lý lẽ của bà ta không đi
ra từ trong lý thuyết sách vở, không phải là từ đống sách được chất cao trên bàn làm việc của
Đẩu. Lý lẽ ấy là lý lẽ thực tiễn, đi ra từ chính trải nghiệm gió sương của cuộc đời. Phùng và Đầu
đã phải chua chát thở dài: “Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu [...] trên thuyền phải có một người đàn
ông... dù hắn man rợ, tàn bạo”. Tiếng thở dài của hai con người có học thức sau khi lắng nghe
một người đàn bà ít học cắt nghĩa tam diện cuộc đời, Phùng và Đầu, chẳng biết thời điểm đó các
anh đã nghĩ ngợi và vỡ lẽ ra điều gì...

Nhưng điều quan trọng hơn cả ở người đàn bà này, là đức hy sinh và tình thương con
vô hạn. Ngay từ lúc người đàn bà phải gửi thằng cu Phác - đứa con lớn của mình lên ở với ông
ngoại, người ta đã thấy được tình thương và sự thấu hiểu sâu rộng của người mẹ này. Gửi lên ở
với ngoại, đặng để nó không làm điều gì dại dột với bố. Và khoảnh khắc bà ta cảm thấy đau đớn,
xấu hổ, nhục nhã - ghì lấy con dao găm từ tay thắng Phác với tiếng gọi mếu máo: “Con ơi!” đã
khiến độc giả không khỏi nhói lòng. Thương con, mẹ không muốn con sau này phải hối hận vì đã
trót dại và nông nổi. Tình thương của người mẹ không chấp nhận con dùng bạo lực để chống trả
lại bạo lực, không mong con bảo vệ mẹ bằng con dao nhọn sắc bén. Thương con, mẹ không muốn
con phải chứng kiến cảnh bố đánh mẹ hằng ngày, thế nên bà mới van xin: “đưa tôi lên bờ mà
đánh...” Câu nói như đinh đóng cột: “Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể
sống cho mình như ở trên đất được!” càng cho chúng ta thấy được đức hy sinh cao cả của người
mẹ. Số mình đã khô, nhưng số con mình không thể cứ thế mãi được. Sống cho con, nâng niu, chắt
chiu từng miếng ăn, giấc ngủ, từng hạnh phúc một cho con. Và thật xúc động, lần đầu tiên trên
khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười - “vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng
có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ” và niềm hạnh phúc tột cùng của bà ta
là “lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no”. Tới đây, tôi chợt nhớ lại những câu thơ xúc
động của Chế Lan Viên đã đi cùng năm tháng:

“Dù ở gần con

Dù ở xa con

Lên rừng xuống bể

Co se tim con

Có mãi yêu con

Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con’’

(Con cò)

Tất cả những điều đó, suy cho cùng cũng vì hạnh phúc của gia đình nhỏ này. Hiểu
chồng, thương con, chấp nhận kịch bản tồi tệ mà số phận đã vẽ ra cho mình, người đàn bà ấy thản
nhiên với một nụ cười, với một sự van xin “mong các chú lượng tinh cho cái sự lạc hậu”, “đừng
bắt tôi bỏ nó!”. Không lắng nghe những lời nói ấy của bà ta, thật khó để Phùng và Đầu thấu hiểu,
và cũng thật khó cho tất cả chúng ta tin. Sẽ có một số độc giả trách móc người đàn bà đã quá cam
chịu, nhưng thử hỏi, bà ta còn lựa chọn nào khác chăng? Nếu chấp nhận giải pháp ly hôn với
người chồng, ra khỏi vùng biển ấy, bà ta sống sao đây? Bà ta trở thành một kẻ tha phương cầu
thực, một dân ngụ cư? Nỗi sợ ấy còn lớn hơn gấp bội nỗi đau mà bà ta chịu đựng ngay lúc này.
Tới đây, tôi chợt vỡ lẽ ra một nghịch lý của tồn tại con người. Lắm khi chúng ta phải chấp nhận
một sự thật rằng: Người ta không thể nào dễ dàng dứt bỏ một thói quen, một tập quán ổn định để
kiếm tìm một sự thay đổi. Cũng giống như lão Khung trong truyện ngắn “Phiên Chợ Giát” của
Nguyễn Minh Châu. Ở cái thời khắc lao động lòng thả con bò đã gắn bó với lão bấy lâu nay về
với rừng, tháo gỡ những gông cùm để cho nó có một cuộc sống thực sự tự do trong những ngày
cuối đời; thì trớ trêu thay, nó lại chui tọt vào chuồng, chấp nhận mang lưỡi cày nặng nhọc. Với
nó, hạnh phúc là được kéo cày, hạnh phúc là được lao động, là bất tự do như thế. Có lẽ vì con
người thời hậu chiến mang nặng cảm thức hoài nghi. Họ sợ một sự đồi thay, hay vì họ sợ rằng
sau khi thay đổi, cuộc sống của họ còn khủng hoảng và khó thích nghi hơn cả đường tại. Nguyễn
Minh Châu đã dừng chân tại một chiếc thuyền ngoài xa thăm, để ngóng vọng nên câu chuyện về
bản chất của cuộc đời. Muôn mặt, khó hiểu, đầy khuất lấp. Đa đoan, đa sự, lắm truân chuyển.
Con người sống trong những ràng buộc cố định, hoặc giả, họ cũng tự ràng buộc mình vào một
chiếc cột vô hình, và chấp nhận tồn tại trong sự bất tự do.

Như vậy, bằng nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, với cách miêu tả tâm
lý, tính cách nhân vật tinh tế, kết hợp với việc sử dụng ngôn từ linh hoạt, sáng tạo, Nguyễn Minh
Châu đã tái hiện được bức tranh về cuộc đời và phần chất của người đàn bà hàng chài một cách rõ
nét. Hãy ngẫm lại đôi chút về sự thay đổi trong hành trình sáng tạo của Nguyễn Minh Châu. Nếu
như trước năm 1975, người ta bắt gặp trên trang văn của ông cái niềm tin bất khả chiến thắng của
cái đẹp tinh thần, với những nhân vật đã được “tắm rửa sạch sẽ”, “bao bọc trong một bầu không
khí vô trùng”; thì sau năm 1975, tiệm cận với bước ngoặt đổi mới toàn cục xã hội, ông thiên về
cảm hứng đời tư, thế sự phần nhiều. Ông hiểu ra rằng, chiến tranh đã kết thúc, nhưng giờ đây có
một cuộc chiến khác còn âmỉ hơn trong cõi tồn tại của con người: đó là cuộc chiến với những bi
kịch, nghịch lý còn tồn tại, là cuộc chiến với lương tâm của chính mình; là cuộc đối thoại không-
bao-giờ-có-hồi-kết với phần Con, phần Người bên trong chúng ta. Thế là, nhà văn đã tự phủ định
chính mình, khai tử cho nền nghệ thuật minh họa, thoát khỏi con ngài còn khoanh tròn trong
chiếc kén bưng bít và chật chội, trở về với đời sống. Trang viết của ông đã cận nhân tình hơn!

Cận nhân tình, cho nên trang viết của Nguyễn Minh Châu luôn thấm đẫm tinh thần nhân
đạo. Nhà văn chân chính ắt phải là “nhà nhân đạo từ trong cốt tủy” (Chekhov). Giá trị nhân đạo
trong văn học chính là tình cảm của nhà văn đối với từng kiếp người. Nhân đạo thề hiện ở sự lên
ản, phê phán những khắc nghiệt, trái ngang hay những hành động phi nhân đạo của con người mà
ở đây, đó là sự lên án hành động vũ phu của người chồng. Bởi sâu xa, đó là hạt nhân của nạn bạo
hành gia đình - một tình trạng mà xã hội ngày càng văn minh, người ta lại càng đẩy lùi và ngăn
chặn. Bên cạnh đó, nhân đạo còn là khi nhà văn thể hiện mối quan tâm, thấu hiểu, sẻ chia với nỗi
đau, bất hạnh của thân phận người. Nguyễn Minh Châu có lẽ đã bán lĩnh đi vào cuộc đời chồng
chéo những bi kịch ấy - không phải để tránh né, không phải để tô hồng hóa hiện thực, mà để trực
diện, cảm thông và “nâng đỡ con người trên những bước đường tuyệt lộ”. Ta cảm tưởng Phòng
cũng chính là hiện thân của nhà văn. Phòng nghĩ ngợi khi đi trong đêm biển vắng, ắt hẳn là đang
nghĩ ngợi về câu chuyện của cuộc đời người đàn bà kia. Nhà văn đã khoắc khoải, đã thổn thức,
nghĩa là nhà văn đã thực sự kề cạnh con người. Ngoài ra, nhân đạo còn thể hiện ở việc nhà văn
ngợi ca, trân trọng những vẻ đẹp khuất lấp của con người, đặc biệt là ở người phụ nữ. Nguyễn
Minh Châu đã thực sự tìm ra hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn người, một hạt ngọc đáng quý giữa
bùn đen hiện thực, lóe sáng lên khiến bao nhiêu người phải thức tỉnh và bừng ngộ. Và rồi từ đó,
nhà văn thể hiện thái độ nâng niu, trân trọng những khát khao hạnh phúc gia đình, những tình
cảm đáng quý của con người. Dẫu cuộc đời còn lắm trái khoảy, nhưng người ta vẫn có thể mỉm
cười vì bên trong mình còn nhiều điểm tựa. Người đàn bà kia - còn điểm tựa là con, là chồng, là
tương lai phía trước. Song, theo tôi, một trong những biểu hiện của nhân đạo đó còn là khi nhà
văn thể hiện thái độ nghiêm khắc của mình trước cuộc đời. Đó không phải là khi anh ta lạnh lùng,
thờ ơ với nhân thế, mà là khi anh ta quan sát mọi sự bằng ánh nhìn lý trí, bằng sự thấu suốt trọn
vẹn, bằng năng lực thấu thị để không dễ dãi phán xét xuôi chiều. Nguyễn Minh Châu có lẽ không
nghiêm khắc quá nhiều, nhưng ít ra nhà văn cũng chỉ điểm rằng mọi sự cam chịu cũng cần phải
có giới hạn. Người đàn bà ở thời điểm này có thể sẽ vẫn chịu đựng, vẫn chấp nhận và tiếp tục một
cuộc sống như vậy. Nhưng nếu cả một cuộc đời dài đằng đẵng phía trước, bà ta vẫn khăng khăng
chịu đựng như vậy, có lẽ cần phải chất vấn nhiều hơn! Nếu như các nhà văn nữ quyền nhìn về
người phụ nữ này, tôi tin rằng họ sẽ có một phần trách móc. Bởi người phụ nữ không phải là tấm
bia hứng chịu cho những giải tỏa của nam giới, mà là một thực thể có giá trị, xứng đáng được
hạnh phúc, tự do và được yêu thương nhiều hơn. Tình cảm nhân đạo của Nguyễn Minh Châu
dành cho nhân vật của mình nói riêng, và cho con người nói chung đã làm nên sức sống và giá trị
cho thiên truyện. Nó thể hiện tư tưởng nhân đạo, nhân văn sâu sắc, vạch ra những ý niệm về tồn
tại, con người; giúp người đọc được tự do đối thoại, diễn giải. Văn chương cần điều đó! Bởi một
tác phẩm để có thể vượt qua được quy luật băng hoại của thời gian, không thể không vì con
người, không nhân đạo.

Câu chuyện sáng tạo của Nguyễn Minh Châu có thể sẽ trở thành một bài học chung cho
những người cầm bút. Đã cầm bút, cần nuôi dưỡng sự bản lĩnh dám nhìn trực diện, nhìn sâu vào
đời sống để phát hiện những tồn tại vắng mặt, những vẻ đẹp khuất lấp. Đã cầm bút, cần phải liên
tục truy vấn, đối thoại, đặt ra những câu hỏi và tìm kiếm những câu trả lời. Đã cầm bút, quan
trọng hơn hết, anh ta phải chiến thắng chính mình, vượt lên trên những hạn hẹp và nông nổi để
viết bằng trái tim, viết bằng dũng khí. Đối với độc giả chúng ta, đọc văn là hành trình kiếm tìm,
thể nghiệm. Đọc như tằm ăn dâu, như ông hút nhuỵ. Lượng được tích lũy dần sẽ chuyển hoá về
chất, tắm sẽ nhả tơ, ong sẽ nhả mật. Đọc sâu, đọc ngẫm để cuối cùng khi gấp trang sách lại,
ngẩng đầu lên nhìn cuộc đời, ta cảm thấy cuộc đời vẫn xanh tươi, không ngừng trôi chảy.

Nhà thơ Chế Lan Viên khi đi đến cuối hành trình sáng tạo của mình, đã trĩu nặng nhận ra cái là:

“Tôi trong đau vẫn làm viên muối bể

Để mặn lòng cho những kẻ muốn vô tư”

Nguyễn Minh Châu có lẽ cũng vậy. Cả một đời văn nguyện làm viên muối bể, chắt lọc
hết cái tinh túy “trăm năm của đời thảo mộc” để viết nên từng câu, từng chữ đầy triết lý, nghiệm
sinh. Nhưng có một điều tôi xin mạn phép được đối thoại, rằng Nguyễn Minh Châu ơi, ông mới
chỉ kết thúc truyện ngắn này bằng việc cho độc giả nhìn thấy bóng dáng người đàn bà kia từ từ
bước ra khỏi tầm ảnh. Nhưng bước ra rồi, liệu bà ta có sống tốt hơn không? Ông có thể đã nhân
đạo bằng đủ mọi cách, nhưng dường như độc giả chúng tôi vẫn hoài nghi “đâu mới là giải pháp
nhân đạo thiết thực”? Nếu nói “tối thượng, tôi lên án, tôi cảm thông, tôi ngợi ca” thì quá dễ dàng.
Nhưng nếu nói “tội cho anh một giải pháp”, thì đó vẫn là một câu chuyện dài. Thật khó. Bởi cuộc
đời khắc nghiệt, nghịch lý có bao giờ vơi cạn? Đến tận bây giờ, thế kỉ XXI, nhưng bóng dáng
người đàn bà hàng chài kia vẫn còn ảnh hiện rất nhiều ở đâu đó trên khắp đất nước Việt Nam
này...

-Hết-

You might also like