You are on page 1of 5

1. Khái niệm: Động cơ 4 kỳ là gì ?

- Động cơ 4 kỳ nó gồm bốn hành trình riêng biệt: nạp, nén , nổ, xả. Được thực hiện khi
piston dịch chuyển lên xuống trong một chu kỳ làm việc.

Động cơ 4 kỳ trên xe ô tô
- Động cơ 4 kỳ giúp tiết kiệm nhiên liệu, tăng tuổi thọ, momen và công suất lớn, lượng
khí thải thải ra môi trường ít. Nhưng nó có một nhược điểm đó là, có cấu trúc phức
tạp, khó chế tạo và giá thành cao hơn động cơ hai kỳ. Đồng thời phải trang bị thêm
nhiều thiết bị khác cồng kềnh.
- Ngày nay động cơ bốn kỳ đã trở thành loại động cơ bốn kỳ đã trở thành loại động cơ
phổ biến được áp dụng trên hầu hết các ô tô.

2. Cấu tạo của động cơ 4 kỳ


- Động cơ 4 kỳ bao gồm:
+) Piston: Được đặt ở bên trong của động cơ. Piston được sử dụng với vai trò giúp chuyển
đổi năng lượng khi nhiên liệu được đốt cháy và giãn nở trong buồng đốt. Sẽ được đưa tới
trục khuỷu thông qua thanh truyền. Piston sẽ chuyển động tịnh tiến xung quanh xi-lanh. Ở
giữa piston và xylanh có bố trí các vòng séc măng.
+) Trục khuỷu: Đây là bộ phận giúp Piston chuyển sang chuyển động tròn thay vì chuyển
động tịnh tiến.
+) Thanh truyền: Đây là bộ phận giúp chuyển dao động đến trục khuỷu từ Piston.
+) Đối trọng: Được đặt trên trục khuỷu với mục đích làm giảm sự rung động được sinh ra.
Do quá trình lắp ráp các bộ phận lại với nhau không được cân bằng một cách chính xác.
+) Xupap nạp và xupap xả: Bộ phận này được ví như những cái van. Nó sẽ tự động mở ra
cho hòa khí đi vào cũng như mở cho khí thải đi ra.
+) Bugi: Bộ phận này giúp Bộ phận này giúp đánh lửa đốt cháy hòa khí trong động cơ.
3. Nguyên lý hoạt động của động cơ 4 kỳ trong một chu kỳ
Kỳ 1: Piston sẽ di chuyển từ điểm chết trên xuống tới điểm chết dưới. Lúc này xupap nạp
sẽ được mở ra để dẫn hòa khí đi vào buồng đốt. Xupap xả sẽ đóng lại. Đồng nghĩa với việc
trục khuỷu sẽ quay 180 độ.
Nguyên lý hoạt động của động cơ 4 kỳ

Kỳ 2: Piston di chuyển từ điểm chết dưới đến điểm chết trên để đóng hòa khí lại. Cả hai
Xupap sẽ cùng đóng lúc này. Trục khuỷu vẫn quay 180 độ.
Kỳ 3: Bugi lúc này sẽ là nhiệm vụ đánh lửa để đốt cháy hòa khí, cung cấp năng lượng cho
piston. Lúc này khi có năng lượng Piston sẽ di chuyển từ điểm chết trên xuống điểm chết
dưới. Cả Xupap nạp và xả đều đóng. Trục khuỷu vẫn quay 180 độ.
Kỳ 4: Lúc này Piston sẽ di chuyển từ điểm chết dưới lên điểm chết trên. Xupap nạp sẽ mở
ra để lượng khí thải được thoát ra ngoài. Xupap nạp vẫn đóng. Thanh truyền sẽ quay góc
180 độ.
Để đảm bảo rằng động cơ xe của bạn hoạt động một cách bình thường không bị hỏng hóc
hoặc bị côn trùng phá hoại. Hãy vệ sinh khoang máy ô tô một cách định kỳ 3-6 tháng một
lần. Nhằm đảm bảo vệ sinh cũng như động cơ xe được kiểm tra và bảo dưỡng kịp thời.
Phân loại động cơ 4 kỳ
Hiện nay có 2 loại đó là động cơ 4 kỳ về diesel và động cơ 4 kỳ động cơ xăng.
So sánh về nguyên lý hoạt động của động cơ 4 kỳ
Ưu nhược điểm của động cơ 4 kỳ Diesel so với động cơ sử dụng nhiên liệu xăng

Máy khởi động trên động cơ


Ưu điểm:
+) Hiệu suất của động cơ sử dụng nhiên liệu diesel cao hơn nhiên liệu xăng
+) Giá thành rẻ hơn
+) Mức tiêu hao nhiên liệu ít hơn động cơ xăng
+) Ít gây nguy hiểm hơn do không bốc cháy ở nhiệt độ thường
+) Động cơ diesel ít hư hỏng vặt do không có bộ chế hòa khí và bộ phận đánh lửa
+) Chịu tải tốt hơn
Nhược điểm:
+) Khối lượng nặng hơn động cơ xăng.
+) Giá thành cao hơn do yêu cầu thiết bị tốt
+) Nếu hỏng hóc thì sửa chữa sẽ khó khăn và tốn kém hơn
+) Tốc độ chậm hơn động cơ xăng
+) Tốc độ động cơ Diesel thấp hơn tốc độ động cơ xăng.
Dù là động cơ 4 kỳ bằng nhiên liệu xăng hay diesel thì đều có những ưu và nhược điểm
riêng. Tùy thuộc vào mục đích của nhà sản xuất mà họ áp dụng hai loại động cơ này với
từng loại xe.

You might also like