You are on page 1of 86

Li nói đu

Lý thuyết tính toán kết cấu dạng thanh đã được trình bầy trong nhiều giáo
trình đại học: Sức bền vật liệu, Cơ học kết cấu. Trong thực tế kỹ thuật, ngoài
hệ thanh, còn gặp những dạng bản sàn, móng bè, các bể chứa, các kết cấu
mái, kết cấu vỏ tầu, các phương tiện giao thông… Để nắm được sự phát
triển hiện đại của kỹ thuật, người kỹ sư làm công tác thiết kế, chế tạo cần
phải hiểu được cả kết cấu dạng tấm, vỏ. Điều này không chỉ được xem như
một hiểu biết rộng rãi về nghề nghiệp mà thực sự còn là một trang bị không
thể thiếu khi tính toán kết cấu hiện đại (ngay cả khi đã có sự trợ giúp của
máy tính). Lý thuyết tấm, vỏ mỏng chưa được đề cập trong chương trình đại
học ở nước ta, rất cần được bổ xung trong hiểu biết sau đại học dù bằng con
đường tự học hoặc theo các lớp học Sau đại học.
Tài liệu được trình bầy với thời lượng 45 tiết học kèm theo các bài tập tự
làm, giải đáp..Nội dung giới hạn trong khuôn khổ lý thuyết tuyến tính, tuân
theo các giả thiết Kirchoff-Love và chỉ cung cấp được những nét cơ bản, bộ
khung của kiến thức về tấm, vỏ mỏng đàn hồi.
Yêu cầu người học hiểu được đường lối thiết lập, ý nghĩa của các phương
trình cũng như phân tích được các điều kiện biên thường gặp; hiểu và sử
dụng được nghiệm giải tích trong những trường hợp cụ thể; nắm được và
giải được bài toán theo các phương pháp số cho một số bài toán không phức
tạp; có phương pháp tư duy để hiểu được quá trình giải các bài toán có mức
độ phức tạp cao hơn, tạo điều kiện cho việc sử dụng các chương trình tính
toán các kết cấu dạng tấm, vỏ.
Hy vọng rằng, qua bài giảng, người đọc có được những khái niệm, ký
năng ban đầu để có thể ứng dụng, đi sâu tìm hiểu để giải quyết tiếp những
vấn đề nảy sinh trong thực tế nghề nghiệp và trong nghiên cứu chuyên môn
của mình.
MỤC LỤC
Chương một Cơ sở lý thuyết đàn hồi
1-1 Đặt bài toán lý thuyết đàn hồi
1-2 Hệ thống các phương trình cơ bản
1-3 Điều kiện biên
1-4 Phương trình để giải của bài toán đàn hồi
1-5 Thế năng biến dạng
1-6 Bài toán đàn hồi phẳng
Chương hai Lý thuyết tấm mỏng đàn hồi
2-1 Định nghĩa, phân loại tấm 6
2-2 Các giả thiết của lý thuyết tấm mỏng, biến dạng bé 7
2-3 Các phương trình tĩnh học 7
2-4 Các phương trình hình học 9
2-5 Các phương trình quan hệ vật lý
10
2-6 Phương trình Sophie-Germain 10
2-7 Các điều kiện biên 11
2-8 Nghiệm Navier 12
2-9 Nghiệm Levy 13
2-10 Nghiệm giải tích cho một số bài toán khác 14
2-11 Tấm hình tròn trong toạ độ cực 16
2-12 Phương pháp sai phân 19
2-13 Phương pháp biến phân 21
2-14 Phương pháp trực tiếp giải bài toán biến phân 23
2-15 Nguyên lý biến phân trong bài toán đàn hồi 24
2-16 Tấm trực hướng 26
2-17 Tấm trên nền đàn hồi 32
2-18 Lý thuyết tấm dầy chịu uốn 34
2-19 Tấm có độ võng lớn 36
2-20 Phương trình để giải của bài toán tấm mềm 40
2-21 Bài toán ổn định của tấm hình chữ nhật 41
Chương ba Lý thuyết vỏ mỏng kỹ thuật
3-1 Những giả thiết của lý thuyết kỹ thuật 44
3-2 Hệ toạ độ cong tổng quát 44
3-3 Quan hệ chuyển vị - biến dạng trong hệ toạ độ cong trực giao 45
3-4 Hình học các mặt cong 47
3-5 Ứng lực trong vỏ 53
3-6 Phương trình vi phân cân bằng 54
3-7 Quan hệ chuyển vị - biến dạng trong vỏ 55
3-8 Quan hệ vật lý 57
3-9 Thế năng biến dạng đàn hồi 58
3-10 Các cách giải bài toán vỏ
59
Chương bốn Lý thuyết vỏ phi mômen
4-1 Khái niệm chung 61
4-2 Phương trình cơ bản 61
4-3 Điều kiện tồn tại và phạm vi sử dụng 62
4-4 Hiệu ứng biên đơn giản 63
4-5 Lý thuyết phi mômen vỏ tròn xoay 67
4-6 Bài toán đối xứng trục 68
4-7 Lý thuyết vỏ phi mômen kết hợp hiệu ứng biên 71
Chương năm Lý thuyết vỏ thoải và vỏ trụ
5-1 Hình học và các giả thiết của vỏ thoải 77
5-2 Phương trình cơ bản của lý thuyết vỏ thoải 77
5-3 Phương trình để giải của bài toán vỏ thoải 78
5-4 Vỏ trụ hình tròn 81

Tài liệu tham khảo chính

ASEL C.UGURAL Stress in plates and shells


McGraw- Hill 2001
TIMOSHENKO S.P, WOINOWSKI KRIEGER
Theorie of Plate and Shelles
McGraw- Hill 1959
PHILLIP L. GOULD Analysis of Shells and Plates
Springer -Verlag 1987
GOLDENVEIZER A.L Theorie des coques minces elastiques
(en Russe) Moscou “Nauka” 1976
VOLMIR A.C Plaques et Coques souple
(en Russe) Moscou “Stroizdat” 1956
Chương một
CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐÀN HỒI

1-1 Đặt bài toán của lý thuyết đàn hồi


Xét một vật thể có cấu tạo vật chất liên tục, đồng nhất và đẳng hướng, đàn
hồi tuyến tính, có thể tích V và bề mặt giới hạn S nằm ở trạng thái cân bằng
dưới tác động của các ngoại lực: lực phân bố trong thể tích (gọi là lực thể
tích) với cường độ f [Lực/đơn vị thể tích] và lực phân bố diện tích trên phần
S1 của mặt giới hạn (gọi là lực bề mặt) với cường độ f* [Lực/đơn vị diện
tích], của các chuyển vị cưỡng bức uS trên phần S2 của mặt giới hạn.
Bài toán đặt ra là: xác định trường chuyển vị , biến dạng, nội lực phát sinh
trong vật thể. Trong bài toán tuyến tính thì các chuyển vị, biến dạng được
coi là những lượng bé
Trong hệ toạ độ Descartes x, y, z các đại lượng cần tìm được ký hiệu như
sau:
- chuyển vị đặc trưng bởi véc tơ chuyển vị u(ux, uy, uz).
- biến dạng đặc trưng bởi tenxơ biến dạng Te = [eik].
- nội lực đặc trưng bởi tenxơ ứng suất Tσ = [σik].
các tenxơ biến dạng và tenxơ ứng suất là những tenxơ hạng hai đối xứng.
1-2 Hệ phương trình cơ bản

Phương trình cân bằng Navier


Phương trình mô tả mối quan hệ giữa các ứng suất và lực thể tích
∂σ xx ∂σ yx ∂σ zx
+ + + fx = 0,
∂x ∂y ∂z
∂σ xy ∂σ yy ∂σ zy
+ + + fy = 0, (1-1)
∂x ∂y ∂z
∂σ xz ∂σ yz ∂σ zz
+ + + fz = 0 .
∂x ∂y ∂z
Định luật đối ứng của ứng suất tiếp hay tính đối xứng của tenxơ ứng suất
σik = σki ( i,k = x, y, z) (1-2)
Có thể ký hiệu ứng suất pháp, ứng suất tiếp bằng những hệ thống khác
σxx σxy σxz σx τxy τxz
σyx σyy σyz τyx σy τyz
σzx σzy σzz τzx τzy σz

Phương trình hình học (biến dạng bé)


Phương trình hình học mô tả mối quan hệ giữa chuyển vị với biến dạng khi
các biến dạng bé.
Biến dạng được coi là bé khi biến dạng dài và góc quay của các đoạn thẳng
là nhỏ (so với đơn vị), hoặc các chuyển vị thoả mãn điều kiện
∂ui
<< 1 (i,k = x, y, z) (1-3) các
∂k
∂u x
exx = ε xx = , (1-4)
∂x
∂u y
eyy = ε yy = ,
∂y
∂u
ezz = ε zz = z ,
∂z
1 ∂u y ∂u x
exy = ε yx = ( + ),
2 ∂x ∂y
1 ∂u ∂u
eyz = ε yz = ( z + y ) ,
2 ∂y ∂z
1 ∂u ∂u
e zx = ε zx = ( x + z ) .
2 ∂z ∂x
Cac thành phần của tenxơ biến dạng bé, ký hiệu εik , tương ứng là các biến
dạng dài theo phương trục toạ độ i (khi i = k) hoặc một nửa biến dạng góc
của các góc vuông hợp bởi các trục toạ độ i, k (εik = γik/2).
Khử chuyển vị trong các phương trình 1-4, ta nhận được các quan hệ giữa
các biến dạng với nhau, gọi là các phương trình tương thích của biến dạng.
Những phương trình tương thích này đóng vai trò quan trọng trong phép giải
bài toán đàn hồi theo ứng suất.

Định luật Hook


Định luật Hook hoàn toàn được chấp nhận khi các biến dạng bé và được viết
dưới dạng: hoặc biểu diễn biến dạng qua ứng suất, hoặc biểu diễn ứng suất
qua biến dạng.
Biểu thức của biến dạng qua ứng suất: (1-5)
1
Biến dạng dài ε xx =
[σ xx − µ (σ yy + σ zz )] ,
E
1
ε yy = [σ yy − µ (σ zz + σ xx )] ,
E
1
ε zz = [σ zz − µ (σ xx + σ yy )] ,
E
1+ µ
Biến dạng góc ε xy = σ xy ,
E
1+ µ
ε yz = σ yz ,
E
1+ µ
ε zx = σ zx .
E
1 − 2µ
Biến dạng thể tích θ = ε xx + ε yy + ε zz = + (σ xx + σ yy + σ zz ) (1-6)
E
Môđun đàn hồi Young E, hệ số nở ngang Poisson µ được xác định từ thí
nghiệm đối với từng loại vật liệu.
Biểu thức của ứng suất qua biến dạng: (1-7)
σ xx = 2Gε xx + λθ ,
σ yy = 2Gε yy + λθ ,
σ zz = 2Gε zz + λθ ,
σ xy = 2Gε xy ,
σ yz = 2Gε yz ,
σ zx = 2Gε zx .
Hàm tổng ứng suất S = σ xx + σ yy + σ zz = (2G + λ )θ . (1-8)
Hai hằng số đàn hồi Lame, được tính theo biểu thức
µE
λ= ,
(1 + µ )(1 − 2µ )
E
G= . (1-9)
2(1 + µ )
Hệ thống 15 phương trình vi phân và đại số nêu trên (3 phương trình cân
bằng, 6 quan hệ hình học, 6 quan hệ vật lý) lập thành một hệ kín để tìm 15
ẩn số vô hướng (3 thành chuyển vị, 6 thành phần biến dạng, 6 thành phần
ứng suất). Các hằng số tích phân khi giải hệ phương trình được xác định
theo điều kiện biên.
1-3 Các điều kiện biên
1-3-1 Điều kiện biên tĩnh học
Trên phần S1 của mặt giới hạn vật thể, hệ ứng suất phải thoả mãn điều kiện
cân bằng với tải trọng tác động bề mặt f*(fx, fy, fz ):
σ xxl + σ xy m + σ xz n = f x ,
σ yx l + σ yy m + σ yz n = f y , (1-10)
σ zxl + σ zy m + σ zz n = f z .
Trong nhiều trường hợp, chúng ta lấy nghiệm gần đúng của bài toán bằng
cách cho thoả mãn điều kiện biên theo hợp lực chứ không theo ứng suất
bằng cách sử dụng nguyên lý Saint-Venant. Nguyên lý được phát biểu như
sau:
Tại xa miền đặt lực, trạng thái ứng suất-biến dạng của vật thể không thay
đổi nếu ta thay hệ lực tác động bằng một hệ lực khác tương đương.
Nói một cách khác, ta có thể thay thế điều kiện biên theo “vi phân” bằng
điều kiện biên theo “tích phân”. Điều kiện thay thế là kích thước phần bề
mặt tác động S1 của tải trọng định thay thế đủ nhỏ so với kích thước S.
1-3-2 Điều kiện biên hình học
Trên phần S2 của bề mặt giới hạn vật thể cho trước các chuyển vị u0(u0i)
hoặc các đạo hàm của chuyển vị , các chuyển vị tìm được phải thoả mãn
điều kiện:
ui(S2) = u0i
∂u i ∂u 0i
và = (i,k = x, y, z) (1-11)
∂k S2 ∂k
1-4 Phương trình để giải của bài toán đàn hồi
I-4-1 Cách giải theo chuyển vị
Lấy chuyển vị làm ẩn số chính, kết hợp hệ các phương trình cơ bản, ta có hệ
phương trình Lame, để giải bài toán đàn hồi tuyến tính theo chuyển vị:
∂θ
G∇ 2 u x + (G + λ ) + fx = 0,
∂x
∂θ
G∇ 2 u y + (G + λ ) + fy = 0, (1-12)
∂y
∂θ
G∇ 2 u z + (G + λ ) + fz = 0 .
∂z
Giải hệ phương trình, ta tìm được chuyển vị, sau đó tìm các biến dạng theo
quan hệ Cauchy 1-4, các ứng suất theo định luật Hook 1-7.
Trong hệ 1-12 ký hiệu các toán tử vi phân được định nghĩa như sau
∂2 ∂2 ∂2
∇ = 2 + 2 + 2
2

∂x ∂y ∂z
∂2 ∂2 ∂2 ∂2 ∂2 ∂2z
∇ = ∇ ∇ = ( 2 + 2 + 2 )( 2 + 2 + 2 )
4 2 2

∂x ∂y ∂z ∂x ∂y ∂z
Phương trình ∇2 F = 0 được gọi là phương trình điều hoà.
Phương trình ∇ F =0
4
được gọi là phương trình điều hoà kép.
Nghiệm của các phương trình được gọi tương ứng là hàm điều hoà và hàm
điều hoà kép.
1-4-2 Cách giải theo ứng suất
Lấy sáu thành phần ứng suất làm ẩn số chính, kết hợp hệ các phương trình
cơ bản, ta có hệ phương trình để giải bài toán đàn hồi tuyến tính theo ứng
suất. Khi lực khối là hằng số, hệ phương trình này được gọi là hệ phương
trình Beltrami và có dạng:
1 ∂2S
∇ 2σ xx + = 0,
1 + µ ∂x 2
1 ∂ 2S
∇ 2σ yy + = 0,
1 + µ ∂y 2
1 ∂2S
∇ σ zz
2
+ = 0, (1-13)
1 + µ ∂z 2
1 ∂2S
∇ 2σ xy + = 0,
1 + µ ∂x∂y
1 ∂2S
∇ 2σ yz + = 0,
1 + µ ∂y∂z
1 ∂2S
∇ 2σ zx + = 0.
1 + µ ∂z∂x
Sau khi tìm được ứng suất, các biến dạng được xác định theo định luật Hook
1-5 và các chuyển vị tìm từ phương trình vi phân 1-4.
1-4-3 Hệ quả của các phương trình để giải
Khi lực thể tích là hằng số, từ các phương trình để giải đã nêu ở trên, ta có
các hệ quả:
1- Biến dạng thể tích và hàm tổng ứng suất là những hàm điều hoà
∇ 2θ = 0 , ∇2S = 0 . (1-15)
2- Nghiệm của bài toán đàn hồi tuyến tính là những hàm điều hoà kép
∇ 2 ∇ 2ui = ∇ 4 ui = 0 , (1-16)
∇ ∇ ε ik = ∇ ε ik = 0 ,
2 2 4
(1-17)
∇ ∇ σ ik = ∇ σ ik = 0 .
2 2 4
(1-18)
1-4-4 Các phương pháp giải
1- Phương pháp thuận
Tích phân trực tiếp các phương trình để giải, hằng số tích phân xác định theo
các điều kiện biên.
2- Phương pháp ngược
Cho trước hàm ẩn số, nếu các hàm này thoả mãn đầy đủ các điều kiện của
bài toán thì chúng là nghiệm cần tìm; nếu chúng không thoả mãn thì cần
phải được chọn lại cho tới khi thoả mãn đầy đủ tất cả các điều kiện.
3- Phương pháp nửa ngược
Là một phương pháp trung gian, mềm mỏng hơn hai phương pháp trên.
Theo phương pháp nửa ngược, ta chọn dạng của hàm ẩn số thoả mãn trước
một vài điều kiện nào đó của bài toán, chẳng hạn thoả mãn phương trình cân
bằng hoặc thoả mãn một vài điều kiện biên hoặc thoả mãn một vài tính chất
nào đó của nghiệm (là hàm điều hoà kép...). Dạng nghiệm còn phụ thuộc
một vài hàm số hoặc một vài hằng số nào đó chưa biết. Những hàm số hoặc
hằng số này sẽ được xác định từ những điều kiện còn lại của bài toán.
1-5 Thế năng biến dạng đàn hồi (TNBDĐH)
Bài toán đàn hồi còn được giải theo phương pháp năng lượng khi sử dụng
các nguyên lý cực tiểu của các phiếm hàm năng lượng, bao gồm chẳng hạn
công của ngoại lực và thế năng biến dạng đàn hồi của vật thể.
TNBDĐH là phần năng lượng tích luỹ bên trong vật thể trong quá trình vật
thể biến dạng và chính là phần năng lượng giúp vật thể có thể khôi phục lại
hình dáng ban đầu nếu bỏ đi ngoại lực.
Ký hiệu u là TNBDĐH tích luỹ trong một đơn vị thể tích của vật thể, gọi là
TNBDĐH riêng, thì TNBDĐH U của toàn bộ vật thể sẽ bằng
U = ∫ udV (1-19)
V

TNBDĐH riêng được tính theo biểu thức


1
u= (σ xx ε xx + σ yy ε yy + σ zz ε zz + σ xy ε xy + σ yz ε yz + σ zx ε zx ) (1-20)
2
Sử dung định luật Hook, ta có thể tính TNBDĐH riêng chỉ theo ứng suất
hoặc chỉ theo biến dạng:
1
u= [(σ xx2 + σ yy2 + σ zz2 ) − 2 µ (σ xxσ yy + σ yyσ zz + σ zz σ xx ) + (σ xy2 + σ yz2 + σ zx2 )] (1-21)
2E
1
u = [λθ 2 + 2G (ε xx2 + ε yy 2
+ ε zz2 ) + 4G (ε xy2 + ε yz2 + ε zx2 )] (1-22)
2
Chương hai
LÝ THUYẾT TẤM MỎNG ĐÀN HỒI
2-1 Định nghĩa tấm

h
y z
mặt trung bình

Hình 1-1 Định nghĩa tấm


Tấm là vật thể hình lăng trụ có chiều cao rất nhỏ so với kích thước đáy.
Mặt trung bình: mặt phẳng cách đều hai đáy, ký hiệu là mặt phẳng xy.
Bề dầy của tấm h: chiều cao của hình lăng trụ
Có thể phân loại bài toán tấm theo
* Tải trọng tác động: Bài toán phẳng của LTĐH khi các tải trọng nằm
trong mặt phẳng trung bình, gồm bài toán ứng suất phẳng (tấm tường, đĩa
mỏng) và bài toán biến dạng phẳng (tường chắn, vỏ hầm, ống dầy...).
Bài toán uốn tấm khi tải trọng có phương vuông
góc mặt trung bình. Thí dụ bài toán các bản sàn, vách thân và đáy tầu...
Bài toán gồm cả hai loại tải trọng trên: trong phạm
vi tuyến tính (biến dạng bé) có thể sử dụng nguyên lý cộng tác dụng tách
riêng hai bài toán, trong bài toán phi tuyến (biến dạng lớn) phải xét đồng
thời.
h 1
* Bề dầy của tấm: Tấm dầy khi > , đây là bài toán ba chiều
a 5
(độ lớn của ứng suất theo ba phương là cùng cấp).
h 1
Tấm mỏng khi ≤ , ứng suất theo phương bề
a 5
dầy của tấm là nhỏ hơn rất nhiều so với ứng suất theo hai phương còn lại và
có thể bỏ qua trong tính toán (bỏ qua các ứng suất σzz so với σxx, σyy).
Tuỳ thuộc tính chất làm việc của tấm khi chịu tải trọng ngang và tải trọng
trong mặt trung bình, có thể chia tấm mỏng ra làm các loại khác nhau:
Tấm mỏng cứng: khi chịu tác động của tải trọng ngang mặt trung bình của
tấm chỉ chịu uốn, thay đổi độ cong, không chịu kéo hoặc nén. Biến dạng của
tấm là bé.
Tấm mềm: khi chịu tải trọng ngang mặt trung bình không chỉ thay đổi độ
cong, chịu uốn, mà còn cả biến dạng màng. Biến dạng của tấm là lớn.
Tấm tuyệt đối mềm, màng mỏng: tấm không có khả năng chịu uốn, chỉ tồn
tại các ứng lực kéo.
* Lĩnh vực nghiên cứu: tĩnh học (TTƯSBD khi chịu tải trọng không kể lực
quán tính của các khối lượng vật chất).
động lực (phản ứng của tấm khi chịu các tải trọng
có kể lực quán tính của các khối lượng vật chất, dao động tự do).
ổn định (khả năng bảo toàn trạng thái phẳng khi
chịu các lực nằm trong mặt phẳng trung bình)
Trước tiên, ta xét bài toán tĩnh đối với tấm mỏng cứng, thường gặp trong kết
cấu công trình xây dựng.
Hệ trục toạ độ: xyz lập thành hệ toạ độ thuận, z hướng xuống.

2-2 Các giả thiết của lý thuyết tấm mỏng, biến dạng bé
Chuyển vị và biến dạng của tấm là bé. Bỏ qua chuyển vị u, v của
mặt trung bình (không có biến dạng trong mặt trung bình).
Pháp tuyến thẳng và vuông góc mặt trung bình (giả thuyết
Kirchoff), đoạn chiều dài nằm trong bề dầy là không thay đổi.
Ứng suất pháp σzz theo phương vuông góc mặt trung bình là rất
nhỏ so với các ứng suất khác nên có thể bỏ qua trong tính toán.
Những giả thiết này trong Lý thuyết tấm hoàn toàn tương tự với những giả
thiết trong lý thuyết uốn thanh của môn Sức bền vật liệu như là giả thiết tiết
diện phẳng Bernoulli, giả thiết thớ dọc không tác dụng tương hỗ.

2-3 Các phương trình cân bằng


Ứng suất và ứng lực
Cho tấm có bề dầy h, chịu tải trọng ngang, mặt trung bình là mặt phẳng xy,
trục z vuông góc mặt trung bình và hướng xuống dưới.
Xét mặt cắt vuông góc trục y: trên mặt cắt có nội lực, thể hiện qua các ứng
suất, là nội lực trên một đơn vị diện tích.

My Myx
Mxy Mx x

Sy Ny Nx Qx Sx
y Ny
x σyy Qy z
σỹ σyz

Hình 2-1 Các ứng lực của tấm


Tại điểm K có các ứng suất pháp σyy, ứng suất tiếp σyx và σyz.
Hợp lực của các ứng suất theo bề dầy h, ta có các ứng lực;
Lấy hợp lực của ứng suất theo bề dầy h của tấm và đưa các hợp lực này về
mặt trung bình, ta nhận được nội lực của tấm trên một đơn vị chiêù dài của
mặt cắt
N y = ∫ σ yy dz (2-1)
h

S y = ∫ σ yx dz
h

M y = ∫ zσ yy dz
h
Q y = ∫ σ yz dz
h

M yx = ∫ zσ yx dz
h

Tương tự, có các thành phần hợp lực nội lực trên mặt cắt vuông góc trục x
N x = ∫ σ xx dz
h

S x = ∫ σ xy dz
h

M x = ∫ zσ xx dz
h

Qx = ∫ σ xz dz
h

M xy = ∫ zσ xy dz
h

Các đại lượng trên được gọi là các ứng lực của bài toán tấm.
Theo định luật đối ứng của ứng suất tiếp, ta có quan hệ:
Sx = Sy = S thứ nguyên [F/L]
Mxy = Myx = H thứ nguyên [FL/L]
Nx, Ny gọi là lực dọc; S - lực trượt thứ nguyên [F/L]
Qx, Qy - lực cắt thứ nguyên [F/L]
Mx, My - mômen uốn trên mặt cắt có pháp tuyến theo phương x, theo phương
y thứ nguyên [FL/L]
H - mômen xoắn thứ nguyên [F/L]
Nx, Ny , S nằm trong mặt phẳng trung bình của tấm, được gọi là ứng lực
màng.
Mx, My, Qx, Qy, H được gọi là ứng lực uốn-xoắn.
Việc thay thế hệ ứng suất tác động trên mặt cắt của tấm bằng các ứng lực
tác động trên mặt trung bình của tấm cũng tương tự như việc xét hệ ứng lực
mômen uốn, lực dọc, lực cắt, mômen xoắn tác động trên tiết diện của bài
toán thanh.
Các ứng lực Nx, Ny , S, Mx, My, Qx, Qy, H là những hàm của biến số x, y.
Trong bài toán tấm cứng chịu uốn do tải trọng ngang, ta chỉ xét các ứng
lực uốn xoắn Mx, My, Qx, Qy, H.
Chiều dương của các ứng lực trên mặt cắt phù hợp với chiều dương của các
ứng suất, chẳng hạn trên mặt cắt có pháp tuyến trùng với chiều dương của
trục được biểu diễn trên hình 2-2. Khi mặt cắt có pháp tuyến ngược chiều
trục thì các chiều dương của ứng lực lấy theo chiều ngựơc lại.
PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG

Hình 2-2 Phân tố và ứng lực uốn trên phân tố


Xét điều kiện cân bằng của phân tố diẹn tích trên mặt trung bình dxdy
Cạnh trái đi qua M(x,y) có các ứng lực: Qx, , Mx, H.
Cạnh phải đi qua N(x+dx,y) có các ứng lực:
∂Q x ∂M x ∂H
Q x* = Q x + dx , M x* = M x + dx , H * = H + dx .
∂x ∂x ∂x
Cạnh sau đi qua M(x,y) có các ứng lực: Qy, My, H.
Cạnh trước đi qua P(x,y+dy) có các ứng lực:
∂Q y ∂M y ∂H
Q *y = Q y + dy , M y* = M y + dy , H ** = H + dy .
∂y ∂y ∂y
Phương trình cân bằng hình chiếu trên phương z, mômen đối với trục x, y

cho ta kết quả:

∂Q x ∂Q y
+ + p=0 (2-2)
∂x ∂y
∂M x ∂H
Qx = + (2-3)
∂x ∂y
∂M y ∂H
Qy = + (2-4)
∂y ∂x
∂2H ∂ M y
2
∂2M x
hoặc kết hợp +2 + + p=0 (2-5)
∂x 2 ∂x∂y ∂y 2

2-4 Các quan hệ hình học


Chuyển vị điểm (x, y, z) ký hiệu tương ứng u, v, w.
Chuyển vị điểm (x, y, 0) ký hiệu tương ứng u0, v0, w0.
∂w
Theo giả thiết 2: ε zz = = 0 , do đó w = w(x, y)
∂z
Theo giả thiết 1: u0 = 0; v0 = 0.
∂w
Xét mặt cắt song song trục x: u = - zsinα = - ztgα = -z (2-6)
∂x
α
z

z α

u
Hình 2-3 Chuyển vị của điểm A(x, y, z) và A0(x, y, 0)
∂w
Xét mặt cắt song song trục y: v = - zsinβ = - ztgβ = -z (2-7)
∂y
∂u ∂2w
Phương trình Cauchy ε xx = = − z 2 = -zχx
∂x ∂x
∂v ∂2w
ε yy = = − z 2 = -zχy (2-8)
∂y ∂y
1 ∂v ∂u ∂2w
ε xy = ( + ) = −z = --zχxy
2 ∂x ∂y ∂x∂y
χx, χy, χxy là độ cong, độ xoắn của mặt trung bình sau biến dạng.
2-5 Các quan hệ vật lý
E Ez ∂ 2 w ∂2w
Ứng suất σ xx = (ε + µε ) = − ( + µ ),
1− µ 2 1 − µ 2 ∂x 2 ∂y 2
xx yy

E Ez ∂ 2 w ∂2w
σ yy = (ε + µε ) = − ( + µ ) (2-9)
1− µ 2 1 − µ 2 ∂y 2 ∂x 2
yy xx

E Ez ∂ 2 w
σ xy = ε xy = − .
1+ µ 1 + µ ∂x∂y
∂2w ∂ 2w
Ứng lực Mx = -D ( + µ )
∂x 2 ∂y 2
∂2w ∂2w
My = -D ( + µ ) (2-10)
∂y 2 ∂x 2
∂2w
H = -(1-µ)D
∂x∂y

Qx = − D (∇ 2 w)
∂x

Qy = − D (∇ 2 w)
∂y
Quan hệ tìm ứng suất:
12 M x 6M
σ xx = 3
z và σ xx ,max = 2 x
h h
12M y 6M y
σ yy = 3
z và σ yy , max = 2
h h
3 Qx 3 Qy
σ xy ( z = 0) = ; σ yx ( z = 0) =
2 bh 2 bh

2-6 Phương trình Sophie- Germain


Đặt biểu thức 2-10 của các ứng lực vào phương trình cân bằng 2-5
∂2H ∂ M y
2
∂2M x
+2 + + p=0
∂x 2 ∂x∂y ∂y 2
ta nhận được phương trình mang tên Sophie-Germain, là phương trình để
giải của bài toán tấm mỏng cứng:
∂ 4w ∂4w ∂4w p
∇ 4 w = ∇ 2∇ 2 w = + 2 + = (2-11)
∂x 4 ∂x 2 ∂y 2 ∂y 4 D
Phương trình Marcus
Mx + My
Đặt mômen thu gọn M =M = .
1+ µ
∂2w ∂2w
M = − D[ + ] = − D∇ 2 w (2-12)
∂x 2 ∂y 2
Như thế, kết hợp với 2-11, ta nhận được hệ hai phương trình vi phân cấp
hai, gọi là phương trình Marcus để giải bài toán tấm cứng
M
∇2w = −
D
và ∇M = p
2

Cấp của phương trình vi phân giảm nhưng số phương trình lại nhiều hơn.

2-7 Các điều kiện biên:


Xét tấm chữ nhật có các biên như trên hình vẽ
Biên ngàm: x = 0 w = ∂w/∂x = 0
y=b w = ∂w/∂y = 0
Biên khớp: x = a w = 0;
Mx = 0 → ∂2w/∂x2 + µ∂2w/∂y2 = 0
Biên vẫn thẳng trong mặt phẳng yz nên ∂2w/∂y2 = 0, do đó ∂2w/∂x2 = 0.
Điều kiện biên khớp x=a w = 0; ∂2w/∂x2 = 0
y=0 w = 0; ∂2w/∂y2 = 0
a x

y
Hình 2-4 Điều kiện biên trên cạnh ngàm và khớp
Biên tự do: x = a có 3 điều kiện Mx = 0
Qx = 0
H=0
thừa điều kiện, Kirchoff đề nghị kết hợp hai điều kiện sau làm 1
Qx,tđ = Qx + ∂H/∂y = 0 (giải thích trên lớp, xem tài liệu)
tương tự, trên biên vuông góc trục y tự do, ta có điều kiện
Qx,tđ = Qy + ∂H/∂x = 0
BIÊN CHÉO
Xét cân bằng của phân tố tam giác gồm hai cạnh dx và dy vuông góc trục toạ
độ và một cạnh xiên ds có pháp tuyến u hợp góc lượng giác α với phương
trục x. ứng lực trên cạnh phân tố được biểu diễn trên hình 2-4

Mxy
Mx y
My
Myx Muv
Mu u
α
x
Hình 2-4 Phân tố hình tam giác
Điều kiện cân bằng cho ta biểu thức xác định ứng lực trên cạnh xiên:
M x +M y Mx −My
Mu = + cos 2α − H sin 2α (2-13)
2 2
Mx −My
H= cos 2α − H sin 2α
2
Qu = Q x cos α + Q y sin α
Tuỳ thuộc liên kết của biên chéo ta sẽ có những điều kiện biên khác nhau.
∂w
Chẳng hạn, biên chéo ngàm thì w = 0; = 0,
∂u
biên chéo tựa khớp thì w = 0; Mu = 0.

2-8 Nghiệm Navier


Xét tấm bốn biên khớp, chịu tải trọng ngang phân bố p(x, y).
Điều kiện biên x = 0; x = a w = 0; ∂2w/∂x2 = 0.
y = 0; y = b w = 0; ∂2w/∂y2 = 0.
Chọn nghiệm dạng chuỗi lượng giác kép thoả mãn điều kiện biên
∞ ∞
mπ x nπ y
w( x, y ) = ∑∑ Amn sin sin (2-14)
m =1 n =1 a b
Tải trọng được khai triển theo chuỗi lượng giác kép
∞ ∞
mπx nπy
p ( x, y ) = ∑∑ p mn sin sin (2-15)
m =1 n =1 a b
mπx nπy
a b
4
với p mn = ∫ ∫
ab 0 0
p( x, y ) sin
a
sin
b
dxdy (2-16)

thay 2-14 và 2-15 vào phương trình Sophie-Germain, ta tìm được các hệ số
trong chuỗi của độ võng
pmn a4 a
Amn = với α = (2-17)
D π (m + α n )
4 2 2 2 2
b
Thí dụ 2-1
Xét tấm chịu tải trọng phân bố đều p = p 0= const.
4 ab mπx nπy 16 p
pmn = ∫∫
ab 0 0
p0 sin
a
sin
b
dxdy = 2 0
π mn
(m,n là số nguyên lẻ1, 3, 5..)
mπx nπ y
4 sin sin
16 p 0 a a b
w=
π D
6 ∑∑ mn(m + α n )
2 2 2 2
(m,n = 1,3,5..)

16 p 0 a 2 m 2 + µα 2 n 2 mπx nπy
Mx =
π4
∑∑ mn(m 2 + α 2 n 2 ) 2 sin a sin b
16 p0 a 2 µm 2 + α 2 n 2 mπx nπy
My =
π4
∑∑
m n mn( m + α n )
2 2 2 2
sin
a
sin
b
4 p0 a 4
Khi tấm hình vuông , lấy một số hạng thì wmax = w(a / 2, a / 2) ≈ .
576 D

Thí dụ 2-2 ξ

x
η
dx b
dy
a
y
Hình 2-5 Thí dụ 2-2
Xét tấm chữ nhật bốn biên liên kết khớp, chiều dài các cạnh là a, b, chịu một
lực tập trung P đặt tại điểm (ξ,η).
Trong biểu thức tính hệ số của tải trọng 2-16, số hạng dưới dấu tích phân
P
mọi nơi bằng không, trừ tại điểm (ξ,η) có giá trị p = , do đó
dxdy
mπx nπy mπξ nπη
a b
4 4
p mn = ∫ ∫
ab 0 0
p( x, y ) sin
a
sin
b
dxdy =
ab
P sin
a
sin
b
mπξ nπη
sin sin
b sin mπx sin nπy
3 ∞ ∞
4 Pa a
w( x, y ) = ∑∑
π 4 bD m =1 n =1 (m + α n )
2 2 2 2
a b
Với tải trọng đơn vị P = 1 đặt tại toạ độ (ξ, η) ta có độ võng w tại điểm có
toạ độ (x, y) là
mπξ nπη
sin sin
b sin mπx sin nπy
3 ∞ ∞
4a a
w ( x, y ) = ∑∑
π 4 bD m =1 n =1 (m + α n )
2 2 2 2
a b
(2-18)
Hàm w được gọi là hàm Green của bài toán tấm. Biết hàm Green, ta có thể
tính được độ võng do tải trọng bất kỳ p(x, y) phân bố trên diện tích S
w( x, y ) = ∫∫ w ( x, y, ξ ,η ) p(ξ ,η )dξdη (2-19)
S
2-9 Nghiệm Levy
Xét tấm hình chữ nhật hai cạnh a song song trục x có liên kết khớp, hai cạnh
b song song trục y có liên kết bất kỳ, tải phân bố là hằng số theo phương y,
nghĩa là p = p(x) như trên hình

a x

y
p(x)

Hình 2-6 Bài toán nghiệm Lévy


Chọn hàm độ võng dạng
nπy
w( x, y ) = ∑ X n ( x) sin = ∑ X n ( x) sin αy (2-17)
b
trong đó α = nπ/b
∂2w
Nghiệm thoả mãn điều kiện biên w = 0 và = 0 khi y = 0; y = b.
∂y 2
Khai triển tải trọng theo chuỗi lượng giác đơn
nπy
p( x, y ) = ∑ Dp n sin (2-18)
b
nπy
b
2 2 p ( x) 4 p( x)
pn= ∫ p sin dy = [1 − cos nπ ] = n: số nguyên lẻ
bD 0 b nπD nπD
Thay vào phương trình Sophie Germain, ta nhận được phương trình xác định
hàm X(x)
XnIV - 2α2Xn II + α4Xn = 2pn
Nghiệm gồm nghiệm tổng quát của phương trình thuần nhất và nghiệm
riêng của phương trình không thuần nhất
Xn = Xn* + X n
Xn = Achαx + Bxchαx + Cshαx + Dxshαx + X

Do đó w( x, y ) = ∑ ( Achαx + Bxchαx + Cshαx + Dxshαx + X ) sin αy (2-20)
1

Bốn hằng số xác định theo điều kiện liên kết tại hai biên x = 0, x = a.

Thí dụ 2-3
Xét tải trọng phân bố tam giác theo phương x, hằng số theo phương y
x
p = p 0 (1 − )
a
4 p0 x 4 p0 b x
Hệ số của khai triển pn = (1 − ) = (1 − )
nπD a αD a
4 p0 x
Chọn nghiệm riêng Xn = (1 − )
nπD a

4 p0 x
Do đó w( x, y ) = ∑ [ Achαx + Bxchαx + Cshαx + Dxshαx + (1 − )] sin αy
1 bDα 5
a
Xét trường hợp hai biên xuông góc trục x là ngàm
∂w 4 p0 4 p0
x = 0 thì w = 0 và = 0 cho A = − ; B + αC =
∂x bDα 5
abDα 5
∂w
x = a thì w = 0 và = 0 cho
∂x
Achαa + Bachαa + Cshαa + aDshαa = 0
4 p0
αAshαa + Bchαa + αaBshαa + αCchαa + αaDchαa + Dshαa − =0
bDα 5
Từ bốn hệ phương trình trên, ta tìm được các hằng số A, B, C, D
2-10 Nghiệm giải tích cho một số trường hợp khác
Tấm ellip ngàm trên biên

Hình 2-7 Tấm ellip


x2 y2
Phương trình biên + =1
a2 b2
∂w
Điều kiện biên trên biên w = 0 và =0
∂n
∂w ∂w
(điều kiện sau tương đương với = 0, = 0)
∂x ∂y
Chọn dạng nghiệm thoả mãn điều kiện biên
x2 y2
w = w0 ( 2 + 2 − 1) 2 (2-21)
a b
Phương trình Sophie-Germain khi tải trọng là hằng số p cho
p
w0 =
24 16 24
( 4 + 2 2 + 4 )D
a a b b
Biết độ võng, có thể tính được các ứng lực, ứng suất.
Tấm tam giác
Xét tấm hình tam giác vuông cạnh axb, liên kết ngàm trên biên, chịu tải phân
bố đều p = const.
Chọn độ võng dưới dạng (x trùng cạnh a, y trùng cạnh b).
w = Cx2y2(1 - x/a - y/b)2 C là hằng số.
Kiểm tra phương trình và các điều kiện biên.
Tính trị số ứng suất lớn nhất tại điểm A và điểm B.
y

a x
Hình 2-8 Tấm tam giác

Bài giải
w = Cx2y2(1 - x/a - y/b)2
w = Cx2y2(1+x2/a + y2/b2-2x/a-2y/b+2xy/ab)
w = C[x2y2+x4y2/a+x2y4/b-2x3y2/a-2x2y3/b+2x3y3/ab]
w,x = C[2xy2+4x3y2/a+2xy4/b-6x2y2/a-6x2y2/b+8x2y2/ab]
w,y = C[2x2y+2x4y/a+4x2y3/b-4x3y/a-6x2y2/b+6x3y2/ab]
w,xxxx = 0
w,yyyy = 0
w,xxyy = C( 8/ab)
Phương trình Sophie Germain cho kết quả 16C/ab=p/D
Dải chữ nhật chịu uốn

y
Hình 2-9 Dải chữ nhật
Xét dải chữ nhật liên kết khớp trên biên dài, chịu tải trọng p = p(y).
Nhận xét: độ võng là hằng theo x.
d 4w
Phương trình còn lại = p( y ) / D
dy 4
w = C1 + C2y + C3y2 + C4y3 + w*
w* nghiệm riêng phương trình có vế phải
Xét p = const ta lấy w* = py4/24D
w = C1 + C2y + C3y2 + C4y3 + py4/24D
w” = 2C3 + 6C4y +py2/2D
Điều kiện biên
y=0 w =0 → C1 = 0
w” = 0 → C3 = 0
3 4
w = C2y + C4y + py /24D
w” = 6C4y +py2/2D
y=b w =0 → C2b + C4b3 + pb4/24D = 0
w” = 0 → 6C4b + pb2/2D = 0 → C4 = - pb/12D
C2b - pb4/12D + pb4/24D = 0
C2 = pb3/24D
w = pb3y/24D - pby3/12D + py4/24D
pb 4 y y3 y4
w= ( −2 3 + 4 )
24 D b b b
2 2
pb y y
w" = (− + 2 )
2D b b
pb 2 y y 2
M y = − Dw" = ( − )
2 b b2
5 pb 4
wmax =
384 S
pb 2
M y ,max =
8
(so sánh với nghiệm SBVL khi tính dầm chịu uốn có bề rộng một đơn vị).
2-11 Tấm hình tròn trong toạ độ độc cực
Phương trình độ võng
Hệ toạ độ M(r,θ), ký hiệu các ứng lực trên phân tố tấm
Xét phân tố tấm cứng ở hệ toạ độ độc cực như trên hình 2-12, các ứng lực
tác động trên các cạnh sẽ là mômen uốn M r , M θ , lực cắt Qr , Qθ , mômen
xoắn H . Chiều dương các ứng lực như chỉ trên hình vẽ phù hợp với chiều
dương của các ứng suất gây ra chúng.

h

r dr

Hình 2-10 Phân tố tấm trong toạ độ độc cực


p
Phương trình để giải ∇4w = (2-22)
D
∂2 1 ∂ 1 ∂2
Trong hệ toạ độ cực ∇ = 2 +
2
+ (2-23)
∂r r ∂r r 2 ∂θ 2
Các ứng lực tính theo (2-24)
∂ w2
1 ∂w 1 ∂ w 2
M r = − D[ + µ( + )] ;
∂r 2
r ∂r r 2 ∂θ 2
1 ∂w 1 ∂ 2 w ∂ 2w
M θ = − D[ + 2 + µ ];
r ∂r r ∂θ 2 ∂r 2
∂ ∂
Qr = − D ∇ 2 w ; Qθ = − D ∇2w ;
∂r r∂θ
∂ 1 ∂w
H = −(1 − µ ) ( ).
∂r r ∂θ
Biểu thức của lực cắt quy ước (2-25)
1 ∂H ∂ 1 ∂ 2
1 ∂w
Qrtd = Qr + = − D[ ∇ 2 w + (1 − µ ) ( )]
r ∂θ ∂r r ∂r∂θ r ∂θ
∂H 1 ∂ 2 ∂ 2 1 ∂w
Qθtd = Qθ + = − D[ ∇ w + (1 − µ ) 2 ( )] .
∂r r ∂θ ∂r r ∂θ
Bài toán đối xứng qua tâm
Xét tấm tròn có liên kết và tải trọng p đối xứng qua gốc toạ độ đặt tại tâm.
2-22, 2-23 trở thành các toán tử và phương trình vi phân thường
d2 1 d
∇ = 2 +
2

dr r dr
d 4 w 2 d 3 w 1 d 2 w 1 dw p
∇ 2 (∇ 2 w) = 4 + − + =
dr r dr 3 r 2 dr 2 r 3 dr D
Ký hiệu w là nghiệm riêng của phương trình có vế phải thì nghiệm tổng
quát của 2-22 là
w = C1 + C 2 ln r + C 3 r 2 ln r + C 4 r 2 + w
p0 r 4
Nghiệm riêng khi tải phân bố đều p = p0 có dạng w = .
64 D
d 2w 1 dw
Theo 2-24, 2-25 các ứng lực là M r = − D[ 2 + µ ];
dr r dr
1 dw d 2w
M θ = − D[ + µ 2 ];
r dr dr
3
d w
H = 0 ; Qr = − D 3 ; Qθ = 0
dr

Tấm hình tròn đặc chịu tải phân bố đều, tựa khớp trên biên
Điều kiện biên: Tại r = 0 độ võng là hữu hạn, do đó C2 = C3 = 0.
d 2 w µ dw
Tại r = a thì w = 0; M r = 0 ⇒ + =0
dr 2 r dr
5 + µ p0 a 4
từ đó, tìm được C1 = ,
1 + µ 64 D
3 + µ p0 a 2
C4 = − .
1 + µ 32 D
p 5+µ 2
Biểu thức độ võng w = 0 (a 2 − r 2 )( a − r2)
64 D 1+ µ
5 + µ p0 a 4
Độ võng lớn nhất wmax = w(0) = .
1 + µ 64 D

Tấm hình tròn đặc chịu mômen uốn phân bố đều trên biên tựa
khớp
Điều kiện biên: Tại r = 0 độ võng là hữu hạn, do đó C2 = C3 = 0.
d 2 w µ dw
Tại r = a thì w = 0; M r = m0 ⇒ + = − m0 / D
dr 2 r dr
m0 a 2
từ đó, tìm được C1 = −C 4 a 2 = .
2(1 + µ ) D
m0 m0 r
Độ võng w= (a 2 − r 2 ) ; Góc xoay ϕ =−
2(1 + µ ) D (1 + µ ) D
m0

Hình 2-11 Tấm chịu mômen phân bố đều trên biên

Xét tấm hình vành khuyên chịu tải phân bố đều, tựa khớp
Ký hiệu các bán kính trong và ngoài của tấm là a và b, ta có các điều kiện:
d 2w µ dw
Tại r = a thì w = 0; M r = 0 ⇒ + =0
dr 2 r dr
d 2w µ dw
Tại r = b thì w = 0; M r = 0 ⇒ 2 + =0
dr r dr

Xét tấm chịu tải trọng có luật phân bố bất kỳ p = p(r, θ)


Khi này, phân tích tải trọng theo chuỗi lượng giác
p(r ,θ ) = ∑ a n (r ) cos nθ + ∑ bn (r ) sin nθ
n n
π
a n (r ) = 2∫ p(r ,θ ) cos nθ .dθ
0
π
bn (r ) = 2∫ p(r ,θ ) sin nθ .dθ
0

Nghiệm độ võng cũng tìm dưới dạng chuỗi lượng giác


w(r ,θ ) = ∑ f n (r ) cos nθ + ∑ g n (θ ) sin nθ
n n

thay vào phương trình 2-45, cân bằng hệ số của các số hạng, ta nhận được
những phương trình vi phân đối với các hàm một biến f(r) và g(r).
Chẳng hạn xét trường hợp tải trọng p = p0cosθ.
Chọn w = f(r)cosθ.
III
f f II fI f
Phương trình 2-45 trở thành f IV
+ −4 2
− 3
+ 4 =0
r r r r
Nghiệm với điều kiện biên tựa khớp là
p0 a 4 1 − ρ 2
w= [7 + µ − (3 + µ ) ρ 2 ]ρ cosθ
192 D 3 + µ
p a2
M r = 0 (5 + µ )(1 − ρ 2 ) ρ cosθ
48
p0 a 2 1
Mθ = [(5 + µ )(1 + 3µ ) − (3 + µ )(1 + 5µ ) ρ 2 ] cosθ
48 3 + µ
2-12 Phương pháp sai phân (PPSP)
Phương trình sai phân
PPSP là một phương pháp số, gần đúng để giải phương trình vi phân. Nội
dung là thay đạo hàm bằng tỷ số các lượng hữu hạn, do đó, thay việc giải
phương trình vi phân bằng việc giải các phương trình đại số, thay việc tìm ẩn
số dưới dạng hàm giải tích bằng việc tìm giá trị ẩn số tại một số hữu hạn các
điểm.
Giả thử cho hàm f(x,y) xác định trong miền S. Phủ miền S bằng một mạng
lưới chữ nhật cạnh ∆x, ∆y như trên hình vẽ 2-12. ∆x, ∆y gọi là bước sai phân,
chúng có thể đều nhau hoặc thay đổi. Đạo hàm của f tại điểm 0 được thay
bằng các tỷ số hai lượng hữu hạn
∂n f ∆( n ) f 0 ∂n f ∆( n ) f 0
= và = .
∂x n 0
∆x n ∂y n 0
∆y n
Tử số ∆ f gọi là sai phân cấp n, mẫu số ∆x, ∆y là các bước sai phân.
(n)

PPSP trong bài toán phẳng còn gọi là phương pháp lưới.

Hình 2-12 Sơ đồ mạng lưới sai phân

∂f f1 − f 3 ∂ 2 f f 1 − 2 f 0 + f 3 ∂f f2 − f4 ∂2 f f2 − 2 f0 + f4
= , 2 = , = , 2 = ,
∂x 0 2∆ x ∂x 0
∆2 x ∂y 0
2∆ y ∂y 0
∆2 y
∂ f ∂ f
2 2
f − 2 f0 + f3 f − 2 f0 + f4
∇2 f =( + 2 )0 = 1 + 2
0
∂x 2
∂y ∆x2
∆2 y
∂2 f f 5 − f 6 + f 7 − f8
= ,
∂x∂y 0
4∆ x ∆ y
∂ f
4
f 9 − 4 f1 + 6 f 0 − 4 f 3 + f11
= ;
∂x 4 0
∆4 x
∂ f
4
f 10 − 4 f 2 + 6 f 0 − 4 f 4 + f12
= ;
∂y 4 0
∆4 y
∂ f 4
4 f 0 − 2( f 1 + f 2 + f 3 + f 4 ) + ( f 5 + f 6 + f 7 + f 8 )
= .
∂x 2 ∂y 2 0
∆2 x ∆2 y
Phương trình Sophie Germain đối với độ võng w đúng trên toàn bề mặt S
p
nên cũng đúng tại các nút lưới, chẳng hạn tại điểm “0” sẽ có ∇ 4 w0 = .
D
Phương trình viết dưới dạng sai phân khi lấy ∆x = ∆y= ∆ sẽ là (2-26)
p∆4
20w0 − 8( w1 + w2 + w3 + w4 ) + 2( w5 + w6 + w7 + w8 ) + w9 + w10 + w11 + w12 = .
D
Viết phương trình tương tự cho tất cả n nút nằm bên trong tấm, ta nhận được
hệ n phương trình đại số tuyến tính chứa n ẩn số w tại các nút, một số giá trị
của w tại những nút nằm trên chu vi tấm và tại những nút nằm ngoài cách
chu vi một bước sai phân. Những trị số trên và ngoài chu vi được xác định
theo các điều kiện biên.
Điều kiện biên
∂wB
Biên ngàm (hình vẽ 2-13) wB=0; =0 ⇒ wN=wT
∂x
Biên ngàm, vì vậy, được gọi là biên liên kết đối xứng.
Biên khớp tựa (hình vẽ 2-14)
∂ 2 wB
wB = 0; = 0 ⇒ wN= - wT
∂x 2
Biên khớp tựa, vì vậy, được gọi là biên liên kết phản xứng.

N N
B B
T T
T B N T B N

Hình v 2-13 Biên ngàm và sai phân Hình v 2-13 Biên khớp và sai phân
Biên tự do (hình vẽ 2-15)
Trên biên, chúng ta cũng có hai điều kiện, thí dụ biên vuông góc trục x:
w1 − 2 wB + w3 w − 2 w B + w4
Mx=0 ⇒ +µ 2 =0
∆2
∆2
1 2−µ
Qxtđ=0 ⇒ [ w9 − 2 w1 + w3 − w11 ] + 2 [2( w3 − w5 ) + w5 − w6 + w7 − w8 ] = 0 .
∆2

Hình 2-15 Điều kiện biên tự do và sai phân


Xuất hiện thêm những điểm cách biên hai bước, ta có phương trình bổ xung:
tại góc tự do của tấm (điểm 0) lực góc H bằng không, hoặc
∂2w
H =0⇒ = 0 ⇒ w5 - w6 + w7 - w8 = 0
∂x∂y
TÍNH CÁC ỨNG LỰC
Sau khi xác định chuyển vị, tìm ứng lực theo biểu thức
D
Mx = − [ w1 − 2 w0 + w3 + µ ( w2 − 2 w0 + w4 )] ;
∆2
D
M y = − 2 [ w2 − 2 w0 + w4 + µ ( w1 − 2 w0 + w3 )] ;

(1 − µ ) D
H= [ w5 − w6 + w7 − w8 ] ;
4∆2
D
Qx = − [ w9 − w11 + 4( w3 − w1 ) + ( w5 + w8 + w6 − w7 )] ;
2∆3
D
Q y = − 3 [ w10 − w12 + 4( w4 − w2 ) + ( w5 − w6 + w7 − w) / α ] .
2∆
2-14 Phương pháp biến phân
Phiếm hàm là một đại lượng mà giá trị của nó phụ thuộc vào một hoặc
nhiều hàm số cuả một hoặc nhiều biến số độc lập.
Các hàm được gọi là các đối số hoặc đối số suy rộng, miền xác định của
phiếm hàm là miền xác định của các đối số. Phiếm hàm thường được biểu
diễn dưới dạng tích phân xác định.
Phiếm hàm một đối số y(x) của một biến số độc lập x
xB

I = ∫ F ( x, y, y ' )dx (2-27)


xA
xB

thí dụ: chiều dài đường cong từ A đến B I= ∫


xA
1 + y ' 2 dx (a)

1 M2
TNBDĐH của thanh chịu uốn I= ∫ dz
2 L EJ
Phiếm hàm nhiều đối số yi(x1,x2,.. xn) của nhiều biến độc lập xi
x1 B x2 D

I= ∫ ∫ F (x , x
x1 A x2 C
1 2 , y1 , y 2 , y 3 )dx1 dx 2 (2-28)

Phiếm hàm I[y(x)] là tuyến tính nếu thoả mãn các điều kiện
+ Phép nhân với một hằng số I[cy(x)] = cI[y(x)]
+ Phép tổng I[y1(x)+y2(x)]= I[y1(x)] + I[y2(x)]
xB

Thí dụ phiếm hàm tuyến tính là I [ y ( x)] = ∫ [ p( x) y + q( x) y ' ]dx


xA

Bài toán biến phân là bài toán tìm cực trị của phiếm hàm. Chẳng hạn bài
toán tìm đường ngắn nhất nối hai điểm A, B nằm trên mặt phẳng trong phiếm
hàm (a); bài toán đường trắc địa xác định đường ngắn nhất nối hai điểm A, B
nằm trên mặt cho bởi phương trình ϕ(x, y, z) = 0 trong hệ toạ độ Descartes;
bài toán đường đoản thời của I. Bernouilli: Tìm đường nối hai điểm A, B
không nằm trên một đường thẳng đứng sao cho điểm vật chất trượt theo
đường này từ A tới B sẽ mất thời gian ngắn nhất.
Xét phiếm hàm một đối số có một biến số I = I[y(x)]
Ta lấy một hàm y*(x) trong miền xác định và gần y(x) theo nghĩa
y*(x) = y(x) + δy(x)
δy(x) là một hàm có giá trị bé, gọi là biến phân của đối số (hình 2-16)
δy(x) = y*(x) - y(x)
Số gia tương ứng của phiếm hàm
∆I = I[y*(x)] - I[y(x)]
y
y

y*

Hình 2-16 Độ gần nhau của hai hàm số y và y*

Ta biết rằng số gia của một hàm số f(x) có thể viết dưới dạng tổng của hai số
hạng: một số hạng tuyến tính với số gia của biến số và một số hạng phi
tuyến với số gia của biến số
∆f = f(x+∆x) - f(x) = f’(x) ∆x +R(∆x)
khi cho ∆x = dx số gia hàm số, khi chỉ giữ hai số hạng, được viết dưới dạng
∆f = f(x+∆x) - f(x) = f’(x) dx + f’’dx2/2
Phần chính tuyến tính với dx trong biểu thức số gia của hàm số được gọi là
vi phân cấp một, ký hiệu dy, số hạng thứ hai gọi là vi phân cấp hai
∆f = dy + d2y
Điều kiện cực trị của hàm số là vi phân cấp một bằng không, hay f’ = 0. Cực
đại hay cực tiểu được xét theo dấu của vi phân cấp hai, hoặc f’’.
Tương tự, số gia của phiếm hàm ∆I cũng có thể được viết dưới dạng tổng
của hai số hạng: một số hạng tuyến tính với số gia của đối số, ký hiệu δI, và
một số hạng phi tuyến với số gia của đối số. Khi lấy 2 số hạng, có thể viết
∆f = δI +δ2I (2-29)
δI gọi là biến phân thứ nhất của phiếm hàm,
δ2I gọi là biến phân thứ hai của phiếm hàm.
1
Chẳng hạn, xét phiếm hàm I = ∫ y 2 dx
0
1 1 1 1
∆I = ∫ ( y + δy ) 2 dx − ∫ y 2 dx = 2∫ yδydx + ∫ (δy ) 2 dx
0 0 0 0

tích phân thứ nhất là phần tuyến tính và tích phân thứ hai là phần phi tuyến
đối với biến phân của đối số δy.
Cực trị của một phiếm hàm được hiểu theo định nghĩa sau:
Phiếm hàm I đạt cực trị với đối số y(x) = y0(x) nếu với mọi hàm y*(x) gần
với y0(x) ta đều có ∆I = I[y*(x)] - I[y(x)]≥ 0 (cực tiểu)
∆I = I[y*(x)] - I[y(x)]≤ 0 (cực đại ).
Điều kiện cực trị của phiếm hàm là biến phân thứ nhất bằng không
δI = 0 (2-30)
Cực đại hay cực tiểu được xét theo dấu của biến phân thứ hai
δ2I < 0 cực đại
δ2I > 0 cực tiểu.
Điều kiện cực trị cũng được gọi là điều kiện dừng, hàm y(x) tương ứng với
điều kiện dừng cũng được gọi là các hàm dừng.
Các điều kiện dừng được nghiên cứu trong “Phép tính biến phân”, theo đó
các điều kiện này dẫn tới việc giải các phương trình vi phân mà nghiệm là
các hàm dừng. Các phương trình vi phân phụ thuộc dạng của phiếm hàm và
được viết như sau (các phương trình Euler hoặc Euler-Ostrogradski):
xB

Phiếm hàm một đối số + I [ y ] = ∫ F ( x, y, y ' )dx ,


xA

∂F d ∂F
điều kiện dừng là − ( )=0
∂y dx ∂y '
xB

+ I [ y ] = ∫ F ( x, y, y ' , y ' '.., y ( n ) )dx ,


xA

∂F d ∂F d 2 ∂F d n ∂F
điều kiện dừng là − ( )+ 2 ( ) − .... + (−1) n n ( ( n ) ) = 0
∂y dx ∂y ' dx ∂y ' ' dx ∂y
xB

Phiếm hàm nhiều đối số + I [ y ] = ∫ F ( x, y1 , y 2 ,... y1 ' , y 2 ' ,..)dx


xA

∂F d ∂F
điều kiện dừng là hệ phương trình vi phân − ( ) = 0 i=1,2,..
∂y i dx ∂yi '
x2 y 2 z 2

Phiếm hàm nhiều biến số + I [ y ] = ∫ ∫ ∫ F ( x, y, z, f , f ' )dxdydz


x1 y1 z1

∂F d ∂F d ∂F d ∂F
điều kiện dừng là − ( )− ( )− ( ) =0
∂f dx ∂f ' dy ∂f ' dz ∂f '
Bài toán biến phân liên quan tới nguyên lý năng lượng cực tiểu trong cơ học
nói chung và trong lý thuyết đàn hồi nói riêng.
2-14 Phương pháp trực tiếp giải bài toán biến phân
Nội dung của các phương pháp trực tiếp là: thay thế việc giải các phương
trình vi phân Euler của bài toán biến phân, ta sẽ tìm cách thiết lập trực tiếp
các điều kiện cực trị của phiếm hàm khảo sát bằng cách giả thiết dạng của
các hàm dừng.

Phương pháp Ritz-Timoshenko


Giả thử cần tìm cực trị của phiếm hàm I[y(x)].
n
Chọn nghiệm dưới dạng y ( x) = ∑ ai y i ( x) (a)
i =1

với ai là các hằng số tạm thời chưa xác định, yi(x) là những hàm số tự chọn
miễn là thoả mãn các điều kiện biên của bài toán (nằm trong miền

xác định của phiếm hàm). Các hàm yi(x) gọi là hàm cơ sở, hay hàm toạ
độ.Thay (a) vào biểu thức của phiếm hàm, sau khi tích phân ta nhận được
giá trị phiếm hàm I phụ thuộc vào các hằng số ai, hoặc đại lượng I là một
hàm của các trị số ai. Điều kiện cực trị của I được biểu diễn bởi hệ các
phương trình đại số
∂I
=0 i = 1, 2, ..., n.
∂a i
Giải hệ phương trình, ta có các trị số ai, thay chúng trở lại quan hệ (a), ta tìm
được nghiệm y(x) của bài toán biến phân.

Phương pháp Bouvnov-Galerkin


Đây là một phương pháp để giải các phương trình vi phân. Cơ sở của
phương pháp là việc sử dụng khái niệm về hàm trực giao.
Các hàm trực giao
b
Hai hàm số u(x), v(x) là trực giao trong khoảng [a,b] nếu ∫ u ( x)v( x)dx = 0 .
a

nπx mπx
Chẳng hạn các hàm sin và sin trực giao trong khoảng [0,a] vì
a a
nπx mπx
a

∫0 sin a sin a dxdy = 0 khi m ≠ n

= 1 khi m = n.
Có thể thấy: hàm đồng nhất bằng không g(x) ≡ 0 trực giao với mọi hàm.
Cách giải phương trình vi phân
Giả thử phải giải phương trình L(y)=f(x) thoả mãn các điều kiện biên đã biết
trong khoảng [a,b]. L() là một toán tử vi phân nào đó, thí dụ
d 2 ()
L() = + α 2 () trong phương trình xác định độ võng y của thanh lăng trụ
dx 2
chịu uốn ngang và uốn dọc đồng thời và hàm f(x) phụ thuộc tải trọng ngang.
Chọn nghiệm theo (a) với các hàm yi(x) thoả mãn các điều kiện biên của bài
toán. Thay biểu thức của y vào phương trình thì sai số có dạng
g(x) = L[Σaiyi(x)] - f(x)
Nghiệm sẽ là chính xác khi cho triệt tiêu sai số: g(x) ≡ 0.
Hàm g(x) ≡ 0 đồng nhất bằng không trực giao với nọi hàm, nên cũng trực
giao với hàm cơ sở yi(x) trong khoảng [a,b] đang xét, nghĩa là ta có
b b

∫ g ( x) y ( x)dx = 0
a
i ⇒ ∫ {L[∑ a y ( x)] − f ( x)} y
a
i i k ( x)dx = 0 k=1,2...n

Sau khi tích phân, ta nhận được hệ n phương trình đại số đối với các ai. Nếu
phương trình vi phân là tuyến tính thì ta nhận được hệ phương trình đại số
tuyến tính, nếu phương trình vi phân là phi tuyến thì ta nhận được hệ
phương trình đại số phi tuyến.
Các phép tính tích phân sẽ đặc biệt thuận lợi nếu ta chọn dãy các hàm cơ sở
nπx
yi(x) là những hàm trực giao ( chẳng hạn các hàm sin ).
l
2-15 Nguyên lý biến phân trong bài toán đàn hồi
Trong Cơ học, nói chung, và trong Lý thuyết đàn hồi, nói riêng, năng lượng
của hệ là những phiếm hàm của các đối số nội lực, chuyển vị và biến dạng.
Nguyên lý biến phân của lý thuyết đàn hồi là những điều kiện cực trị của
những phiếm hàm năng lượng này.
Trong nguyên lý tổng quát thì trường ứng suất, biến dạng, chuyển vị thực là
trường làm phiếm hàm năng lượng toàn phần (NLTP) đạt giá trị cực tiểu.
Biểu thức NLTP của cả vật thể bằng tích phân trên toàn bộ thể tích vật thể
của năng lượng toàn phần riêng (NLTP trong một đơn vị thể tích). NLTP
riêng là phiếm hàm của nhiều đối số suy rộng: ứng suất, chuyển vị, biến
dạng của các biến số độc lập là các toạ độ x, y, z.
Nguyên lý biến phân riêng của bài toán đàn hồi chỉ khảo sát những năng
lượng là phiếm hàm của một số các đối số (hoặc là các ứng suất hoặc là các
chuyển vị, biến dạng). Phương trình Euler Ostrogradski của bài toán biến
phân sẽ cho ta toàn bộ (khi dùng nguyên lý tổng quát) hoặc một phần (khi
dùng nguyên lý riêng) các phương trình cơ bản của lý thuyết đàn hồi.

Nguyên lý chuyển vị khả dĩ Lagrange


Chuyển vị thực phát sinh trong vật thể là những hàm dừng của phiếm hàm
thế năng toàn phần (TNTP)
E=U- A (2-31)
U thế năng biến dạng đàn hồi của vật thể
A công của ngoại lực.
Trong bài toán tấm, khi tải trọng là lực phân bố vuông góc mặt trung bình thì
công ngoại lực A = ∫∫ p( xy ) wdxdy
S

D ∂2w 2 ∂2w ∂ 2w
TNBDĐH của tấm U = ∫∫ (∇ w) dxdy −(1 − µ ) D ∫∫ [(
2 2
) − 2 ]dxdy
2 S S
∂x∂y ∂x ∂y 2
D ∂2w 2 ∂2w ∂2w 2 p
µ
2 ∫∫
E= {( ∇ 2
w) 2
− 2 (1 − )[ ( ) − 2 ]− w}dxdy
S
∂x∂y ∂x ∂y 2 D
TNTP F là phiếm hàm một đối số độ võng w của hai biến số độc lập x, y.
E = ∫∫ F [ x; y; w; w, xx ; w, yy ; w, xy ]dxdy
S

Điều kiện dừng δE = 0


là phương trình Euler-Ostrogradski dạng
∂F ∂ 2 ∂E ∂ 2 ∂E ∂2 ∂E
+ 2( )+ 2 ( )+ ( )=0 (*)
∂w ∂x ∂w, xx ∂y ∂w, yy ∂x∂y ∂w, xy
∂E p
= −2
∂w D
∂E ∂2w ∂ 2 ∂E ∂4w ∂4w ∂4w
= 2∇ 2 w + 2(1 − µ )(− 2 ) ⇒ ( ) = 2[ + − (1 − µ ) ]
∂w, xx ∂y ∂x 2 ∂w, xx ∂x 4 ∂x 2 ∂y 2 ∂x 2 ∂y 2
∂E ∂2w ∂ 2 ∂E ∂4w ∂4w ∂4w
= 2∇ 2 w + 2(1 − µ )(− 2 ) ⇒ ( ) = 2[ + − (1 − µ ) ]
∂w, yy ∂x ∂y 2 ∂w, yy ∂y 4 ∂x 2 ∂y 2 ∂x 2 ∂y 2
∂E ∂2w ∂2 ∂E ∂4w
= 4(1 − µ ) ⇒ ( ) = 4(1 − µ ) 2 2
∂w, xy ∂x∂y ∂x∂y ∂w, xy ∂x ∂y
Điều kiện dừng (*) trở thành phương trình Sophie-Germain
∂4w ∂ 4w ∂ 4w p
∇4w = + 2 + =
∂x 4 ∂x 2 ∂y 2 ∂y 4 D
Nghiệm của phương trình phải nằm trong miền xác định của phiếm hàm,
nghĩa là phải thoả mãn tất cả các điều kiện biên của tấm. Trong các thí dụ
dưới đây ta sử dụng phương pháp trực tiếp để giải bài toán.
Tấm 4 biên khớp, kích thước axb, chịu tải trọng p phân bố đều.
Sử dụng phương pháp Ritz, chọn nghiệm thoả mãn điều kiện biên
∞ ∞
mπ x nπ y
w( x, y ) = ∑∑ Amn sin sin
m =1 n =1 a b
m2 n2 mπx nπy
∇ 2 w = −π 2 ∑∑ Amn ( 2
+ 2 ) sin sin
m n a b a b
Thế năng, khi bốn biên của tấm liên kết ngàm hoặc khớp, được tính theo
D π 4D a b
m2 n2 mπx nπy 2
U= ∫∫
2 S
(∇ 2
w) 2
dxdy = ∫
2 o0 ∫ [ ∑∑ Amn (
a 2
+ 2 ) sin
b a
sin
b
] dxdy =

π 4D a b m2 n2 k 2 l 2 mπx nπy kπx l πy


∫ ∫ [∑∑∑∑ [Amn Akl ( 2 + 2 )( 2 + 2 ) sin sin sin sin ]dxdy
2 o0 m n k l a b a b a b a b
Sử dụng tính trực giao của các hàm sinus ta tính được
2
π 4D m2 n2
U= ab∑∑ Amn ( 2 + 2 )
8 m n a b
Amn
Công ngoại lực A = ∫∫ p( xy) wdxdy = p ∑∑ (m, n là số nguyên lẻ)
S m n mn
Thế năng toàn phần là hàm số của các Amn
2
π 4 Dab m2 n2 4 pab Amn
E=U-A = ∑∑ [
m n 8
Amn ( 2 + 2 ) −
a b π 2 mn
]

Điều kiện cực trị của hàm E theo các biến Amn:
∂E π 4 Dab m2 n2 4 pab
=0 ⇒ Amn ( 2 + 2 ) 2 − 2 =0
∂Amn 4 a b π mn
16 p 1
Tìm được Amn = 6 (m, n là số nguyên lẻ)
π Dmn m 2
n2 2
( 2 + 2)
a b
16 p 1 mπx nπy
Độ võng của tấm w = 6 ∑∑ sin sin
π D m n m 2
n 2
a b
mn( 2 + 2 ) 2
a b
4 pa 4 πx πy
Nếu tấm hình vuông a = b, lấy với một số hạng w = 6 sin sin .
π D a a
4
4 pa
Tại tâm của tấm w = 6 có sai số 2,5% so với giá trị chính xác.
π D
Tấm 4 biên ngàm, kích thước axb, chịu tải trọng p phân bố đều.
Chọn nghiệm thoả mãn điều kiện biên dạng
2mπx 2nπy
w = ∑∑ Amn (1 − cos )(1 − cos )
m n a b
Sử dụng phương pháp Bouvnov-Glerkin để giải phương trình Sophie-
Germain, tính với một số hạng
2πx 2πy
w = A11 (1 − cos )(1 − cos )
a b
16π 4 2πx 2πy 2πx 2πy
∇ 4 w = 4 4 A11 [(a 2 + b 2 ) 2 cos cos − (b 4 cos + a 4 cos )]
a b a b a b
2πx 2πy
a b
p
∫0 ∫0 [∇ w − D ](1 − cos a )(1 − cos b )dxdy = 0
4

Thực hiện tích phân, tìm được


1 pa 4
A11 =
a a 4π 4 D
3 + 2( ) 2 + 3( ) 4
b b
1 pa 4 2πx 2πy
w= (1 − cos )(1 − cos )
a 2 a 4 4π D
4
a b
3 + 2( ) + 3( )
b b
a b 1 pa 4
wmax = w( x = , y = ) =
2 2 a a 4π 4 D
3 + 2( ) 2 + 3( ) 4
b b
pa 4
Khi a=b (tấm hình vuông) thì wmax = 4 .
8π D
2-16 Tấm trực hướng

Vật liệu dị hướng, trực hướng, đẳng hướng


Khi tính chất vật liệu khác nhau theo các phương thì vật liệu được gọi là dị
hướng. Quan hệ tuyến tính giữa ứng suất và biến dạng đàn hồi được viết
tổng quát dưới dạng
σ xx c11c12 c13 c14 c15 c16  ε 11
σ yy c c c c c c  ε
 21 22 23 24 25 26  22
σ zz c31c32 c33 c34 c35 c36  ε 33
= 
σ xy c 41c 42 c 43 c 44 c 45 c 46  ε 12
σ yz c c c c c c  ε
 51 52 53 54 55 56  23
σ zx c61c62 c63 c64 c65 c 66  ε 31
Ma trận [cịk] có 36 phần tử gọi là ma trận các hằng số đàn hồi, đây là một ma
trận đối xứng (cịk = cki) nên tồn tại 21 hằng số đàn hồi độc lập. Các hằng số
này được xác định từ thực nghiệm.
VẬT LIỆU TRỰC HƯỚNG
Khi tính chất vật liệu đối xứng gương qua một mặt phẳng thì mặt phẳng này
được gọi là mặt phẳng đối xứng, phương pháp tuyến của mặt phẳng đối
xứng được gọi là các hướng chính.
Vật liệu có ba mặt phẳng đối xứng trực giao nhau được gọi là vật liệu trực
hướng. Hệ trục toạ độ vuông góc được chọn theo ba hướng chính. Đặc điểm
của loại vật liệu này là: ứng suất pháp chỉ gây biến dạng dài và ứng suất tiếp
chỉ gây biến dạng góc trong mặt phẳng tác động. Do đó chỉ còn chín hằng số
đàn hồi độc lập, quan hệ ứng suất biến dạng được viết là
σ xx   c11 c12 c13 0 0 0
σ  
 yy  c 21 c 22 c 23 0 0 0 
σ zz  c c32 c33 0 0 0
  =  31 
σ xy   0 0 0 c 44 0 0
  0 0
σ yz  
0 0 0 c55

σ zx   0 0 0 0 0 c66 
Vật liệu đẳng hướng khi tính chất vật liệu theo mọi phương là như nhau. Khi
này, chỉ còn hai hằng số đàn hồi λ và G gọi là hai hằng số Lamê:
c11 = c22 = c33 = λ+2G ;
c12 = c23 = c31 = λ;
c44 = c55 = c66 = G

Tấm trực hướng


Xét tấm phẳng trong hệ trục toạ độ x,y trùng hai hướng chính, ta có
   
σ xx c11c12 0  ε xx ε xx a11 a12 0  σ xx
σ yy = c 21c 22 0  ε yy hoặc ε yy = a 21 a 22 0  σ yy
   
σ xy 0 0c 44  ε xy ε xy 0 0a 44  σ xy
   
Ký hiệu hằng số đàn hồi a11 = 1/E1, a12= µ2 /E2,
a22 = 1/E2, a21= µ1 /E1 (điều kiện µ2E1 = µ1E2)
a44= 1/2G
σ xx σ yy σ yy σ xx σ yy
thì ε xx = − µ1 ; ε yy = − µ2 ; ε xy = (2-31)
E1 E2 E2 E1 2G
E1 E1
và σ xx = ε xx + µ 2 ε yy
1 − µ1 µ 2 1 − µ1 µ 2
E2 E2
σ yy = ε yy + µ1 ε xx (2-32)
1 − µ1 µ 2 1 − µ1 µ 2
σ xy = 2Gε xy

Phương trình tấm trực hướng chịu uốn


Vẫn sử dụng giả thiết pháp tuyến thẳng Kirchoff, ta có quan hệ giữa biến
dạng và độ võng của tấm cứng
∂2w
ε xx = − z 2 = − zϕ x
∂x
∂2w
ε yy = − z 2 = − zχ y
∂y
∂2w
γ xy = −2 z = −2 zχ xy
∂x∂y
Biểu thức của các mômen uốn, xoắn sẽ là
∂ 2w ∂2w
Mx = - [ D x + D ];
∂x 2 ∂y 2
1

∂2w ∂ 2w
My = - [ D y + D ]; (*)
∂y 2 ∂x 2
1

∂2w
H = - 2 D xy ;
∂x∂y
E1 h 3
Với các ký hiệu độ cứng D Dx = ;
12(1 − µ1 µ 2 )
E2 h 3
Dy = ;
12(1 − µ1 µ 2 )
D1 = µ 2 D x = µ1 D y ;
Gh 3
D xy = , D0 = D1 + 2 D xy .
12
Phương trình vi phân của sự cân bằng vẫn giữ nguyên dạng 2-5
∂2M x ∂ M y
2
∂2H
+ + 2 + p =0.
∂x 2 ∂y 2 ∂x∂y
Thay mômen bằng biểu thức ( *), ta có phương trình uốn của tấm trực
hướng:
∂4w ∂4w ∂4w
Dx + 2 D + D = p. (2-33)
∂x 4 ∂x 2 ∂y 2 ∂y 4
0 y

Lực cắt được tính theo


∂ ∂2w ∂2w
Qx = − ( D x 2 + D0 2 ) (2-34)
∂x ∂x ∂y
∂ ∂2w ∂2w
Qy = − ( D y 2 + D0 2 )
∂y ∂y ∂x
Nghiệm phương trình của tấm trực hướng cũng tìm được theo các phép giải
đã được giới thiệu đối với tấm đẳng hướng.
E h3
Khi tấm đẳng hướng D x = D y = D0 = ta nhận lại được phương trình
12(1 − µ 2 )
Sophie-Germain.

Độ cứng của tấm trực hướng trong một số trường hợp


Tấm bêtông cốt thép
Khi hàm lượng cốt thép khác nhau theo hai phương x, y M.T Huber đề nghị
Eb
công thức Dx = [ I bx + (n − 1) I tx ] ,
1 − µ b2
Eb
Dy = [ I by + (n − 1) I ty ] ,
1 − µ b2
1 − µb
D xy = D x D y , D1 = µ b D x D y ,
2
D0 = D1 + 2 D xy = D x D y
n là tỷ số giữa môđun đàn hồi Young của thép và của bêtông n = Et / Eb ,
µb là hệ số Poisson của bêtông,
Ibx, Itx, Iby, Ity là mômen quán tính của diện tích bêtông, của diện tích thép đối
với trục trung hoà trên các mặt cắt dài một đơn vị nằm vuông góc với trục x
và trên mặt cắt dài một đơn vị nằm vuông góc với trục y.
Phương trình vi phân độ võng tấm bêtông sẽ là
∂4w ∂4w ∂4w
Dx + 2 D D + D =p (2-35)
∂x 4 ∂x 2 ∂y 2 ∂y 4
x y y

Đặt y1 = y 4 D x D y ta đưa được phương trình về dạng của tấm đẳng hướng.
Trị số độ cứng Dx, Dy, Dxy, D1 do Huber đề nghị được dùng khi bêtông chưa
phát sinh khe nứt. Khi phát sinh kẽ nứt thì hàm lượng thép theo hai
phương sẽ có ảnh hưởng mạnh tới tỷ số Dx / Dy và các công thức trên không
đủ độ tin cậy.
πx
Tấm lượn sóng có dạng hình học z = f sin (hình 2-15)
l

l a

Hình 2-15 Tấm lượn sóng Hình 2-16 Tấm gờ theo một phương
3
l Eh
Theo E.Scydel Dx = ;
s 12(1 − µ 2 )
D y = EI ; D1 ≈ 0 ;
s Eh 3
D0 = 2 D xy =
l 12(1 + µ )
với s là chiều dài của cung nửa bước sóng ứng với độ dài l.
Tấm có hệ gờ đều cùng phương, cách đều nhau (hình 2-16)
Eh 3 Eh 3 EI
Dx = ; D = + ; D0 = D x
12(1 − µ ) 12(1 − µ ) a
2 y 2

E và I là môđun đàn hồi và mômen quán tính của gờ đối với trục x nằm ở
giữa bề dầy của bản.
Tấm có hệ gờ trực giao
Sử dụng phép san đều độ cứng của gờ, Lekhonitski nhận được công thức
Eh 3 EI y Eh 3 EI x Eh 3
Dx = + ; D = + ; D = .
12(1 − µ 2 ) 12(1 − µ 2 ) 12(1 − µ 2 )
y 0
b a
Có thể tham khảo cho các trường hợp khác trong cuốn sách “Tấm vỏ đàn
hồi” của S.P Timoshenko (chẳng hạn gỗ dán với các số lớp khác nhau theo
thí nghiệm của C.G Lenhitski hoặc của R.F.Shearmon..).
Sử dụng các phương pháp đã giới thiệu, ta xét lời giải của tấm trực hướng
trong một số thí dụ sau:
Thí dụ 2-15
Xét tấm trực hướng hình chữ nhật axb có bốn biên khớp, chịu tải phân bố p,
biết các độ cứng Dx, D0, Dy.
Chọn nghiệm thoả mãn điều kiện biên theo dạng nghiệm Navier 2-6
∞ ∞
mπx nπ y
w( x, y ) = ∑∑ Amn sin sin
m =1 n =1 a b
Khai triển tải trọng theo chuỗi lượng giác kép
∞ ∞
mπx nπy
p ( x, y ) = ∑∑ p mn sin sin (2-36)
m =1 n =1 a b
với các hệ số pmn xác định theo biểu thức
mπx nπy
a b
4
p mn = ∫ ∫
ab 0 0
p( x, y ) sin
a
sin
b
dxdy (2-37)

Thay vào phương trình của tấm trực hướng 2-30, nhận được kết quả
mπx nπy
p ( x, y ) sin
sin
4 a b mπx nπy
w= ∑∑
ab m n
[∫ ∫
mπ 4 mnπ 2
2
nπy 4
dxdy ] sin
a
sin
b
Dx ( ) + 2 D0 ( ) + Dy ( )
a ab b
Tuỳ dạng của tải trọng p(x,y), ta có các nghiệm của bài toán cụ thể.
Thí dụ 2-16
Xét tấm trực hướng hình vuông cạnh a có bốn biên ngàm, chịu tải phân bố
đều p0, biết các độ cứng Dx= D, D0 = 1,2148D, Dy= 0,5D,
µx= µy= 0,3.Chia bước lưới ∆ = a/4.

a x

a b

y
a

Hình 2-17 Thí dụ 2-16 Hình 2-18 Thí dụ 2-17

Thay thế các đạo hàm trong phương trình tấm trực hướng, tương tự như đối
với tấm đẳng hướng, ta nhận được sơ đồ ghi các hệ số của các ẩn số độ
võng ở một nút theo sơ đồ 2-41sau:
Dy
2 D0 − 4( D0 + D y ) 2 D0
Dx − 4( D0 + D x ) − 6( D x + D y ) + 8D0 − 4( D0 + D x ) D x = p∆4
2 D0 − 4( D0 + D y ) 2 D0
Dy
Hình 2-41 Hệ số sai phân tấm trực hướng

Thay các trị số của độ cứng D, ta nhận được phương trình viết tại mỗi nút
w,xxxx + 2,4296w,xxyy + w,yyyy = p/D
Sơ đồ viết hệ số của phương trình sai phân tại mỗi điểm trở thành
0,5
2,4296 − 6,8592 2,4296
p∆4
1 − 8,8592 18,7184 − 8,8592 1 =
D
2,4296 − 6,8592 2,4296
0,5
Sử dụng tính đối xứng, chỉ xét 1/4 tấm. Xử lý điều kiện biên, có hệ phương
trình đại số
 18,718 − 17,718 − 13,718 9,718   w1  1
 − 8,859 20,718 4,859    4  
− 13,718  w2  p0 a 1
 =
− 6,859 4,859 19,718 − 17,718  w3  256 D 1
   
 2,429 − 6,859 − 8,859 21,718   w4  1
 w1  0,496
w  4  
 2 p0 a 0,339
Nghiệm =
 w3  256 D 0,359
   
 w4   0,241

Thí dụ 2-17 Xét tấm tam giác trực hướng ngàm trên chu vi, chịu tải phân bố
đều. Tìm độ võng lớn nhất theo phương pháp năng lượng.
Biểu thức năng lượng đối với tấm trực hướng E = U -A
1 a b ∂2w 2 ∂2w ∂2w ∂2w 2 ∂2w 2
U = ∫0 ∫0 [ D x ( 2 ) + 2 D0 2 2 + D y ( 2 ) + 4 D xy ( ) ]dxdy
2 ∂x ∂x ∂y ∂y ∂x∂y
a b
A= ∫∫
0 0
p( x, y ) wdxdy
Chọn hàm độ võng w = kx2y2(1- x/a –y/b)2
Hàm thoả mãn các điều kiện biên.
Thay vào biểu thức của thế năng toàn phần, sau khi tích phân, và lấy đạo
hàm dE/dk = 0, ta tìm được
0,3125 p 0 (a / b) 2
k= .
D x + D0 (a / b) 2 + D y (a / b) 2
0,3125 p0 (a / b) 2 x y
w= x 2 y 2 (1 − − ) 2 ,
D x + D0 (a / b) + D y (a / b)
2 2
a b
Độ võng lớn nhất tại điểm trọng tâm của tấm (x = a/3; y = b/3)
0,003418 p 0 a 4
wmax = .
D x + D0 (a / b) 2 + D y (a / b) 2

2-17 Tấm trên nền đàn hồi

Các mô hình nền


Trong nhiều bài toán, môi trường ở mặt dưới tấm có thể là liên tục: nền đất,
nước hoặc vật thể liên tục nào đó mà tấm được đặt trên đó, ta gọi chung là
nền. Nền có thể là đàn hồi, đàn dẻo...
Ta giả thiết rằng chuyển vị theo phương thẳng góc với mặt trung bình của
nền wn(x,y) bằng độ võng w(x,y) của tấm: wn(x,y) = w(x,y).
Trong tính toán, nền được thay bằng mô hình giả định, quy ước mang tính
chất đặc trưng của nền thực.
1- Nền Winkler: Nền đàn hồi, phản lực hai chiều.
Phản lực nền phân bố trên diện tích đáy của tấm, có cường
độ tỷ lệ với độ võng f ( x, y ) = kw( x, y )
k được gọi là hệ số nền, có thứ nguyên F/L3.
k p
Phương trình tấm trên nền Winkler ∇ 4 w + w= . (2-39)
D D
Mô hình này đơn giản, đúng với môi trường nước. Nhược điểm là không kể
đến ảnh hưởng tương hỗ chung của toàn bộ nền (hình dung môi trường như
một tập hợp vô cùng nhiều các liên kết lò xo như nhau đặt riêng lẻ theo
phương thẳng đứng không có liên hệ với nhau).
2- Nền bán không gian đàn hồi
Sử dụng nghiệm bài toán Boussinessq khi coi nền là một bán không gian đàn
hồi có hằng số đàn hồi En, µn ta có quan hệ giữa lực và độ lún của mặt nền
tại điểm có khoảng cách d tới điểm đặt lực
1− µn P
2

w( x, y, z = 0) = . (2-40)
πE n d
Trên mặt giới hạn của bán không gian, nếu điểm đặt lực có toạ độ (xC,yC)
thì khoảng cách từ điểm tính lún (x,y) tới điểm đặt lực là
d 2 = ( x − xC ) 2 + ( y − y C ) 2 . (2-41)
Độ lún tại điểm (x,y) do phản lực nền tại điểm (η,ξ) gây ra là
1− µn f (η , ξ )
2

w( x, y ) = . (2-42)
πE n ( x − η) 2 + ( y − ξ ) 2
Độ lún do phản lực nền trên toàn bộ diện tích đáy tấm gây ra sẽ là
1 − µ 02 f (η , ξ )
w= ∫ dηdξ (2-43)
πE n S ( x − η) 2 + ( y − ξ ) 2
cùng với phương trình uốn của tấm
p ( x, y ) − f ( x , y )
∇4w = (2-44)
D
ta có hệ 2 phương trình vi tích phân đối với 2 ẩn số là độ võng và phản lực.
Mô hình nền bán không gian đàn hồi có thể sử dụng khi nền đồng nhất có
tính chất gần với vật thể đàn hồi, tuy nhiên với nền đất thì việc xác định đặc
trưng En, µn chỉ là hết sức gần đúng.
3- Mô hình nền hai hệ số
Theo mô hình này khi tính phản lực nền người ta đã kể ảnh hưởng của ứng
suất tiếp đến biến dạng, độ lún của nền. Phản lực nền được tính theo biểu
thức: f ( x, y ) = C1 w − C 2 ∇ 2 w
C1 - hệ số nền thứ nhất, có thứ nguyên Lực/ Chiều dài 3;
C2 - hệ số nền thứ hai, có thứ nguyên Lực . Chiều dài.
Phương trình độ võng sẽ là D∇ w + C1 w − C 2 ∇ 2 w = p( x, y )
4
(2-45)
Thí dụ 2-19
32 D
Tấm hình chữ nhật cạnh ax2a đặt trên nền Winkler có hệ số nền k = ,
a4
liên kết trên biên cho trên hình 2-19 chịu tải phân bố đều p0. Tính độ võng,
mômen tại điểm K ở chính giữa tấm bằng phương pháp sai phân khi lấy
bước là a/2.
2a

6 5 6

7 4 3 4 7

a 9 8 2 K 2 8 9

7 4 3 4 7
6 5 6
Hình 2-20 Thí dụ 2-19
Bài giải
Phương trình 2-39 dưới dạng sai phân tại điểm 2 và điểm K
22wK - 8(2w2 + 2w3) + 2(4w4) +2w5 + 2w5 2w8 = pa4/16D
22w2 - 8(2w4 + wK + w8) + 2( 2w7 + 2w3) + w2 + 2w6 + w9 = pa4/16D
Điều kiện biên
w3 = w4 = w7 = w8;
w6 = w2; w5 = wK; w9 = - w2;
Nghiệm của phương trình 5 pa 4 ; 1 pa 4
wK = w2 =
896 D 224 D
Mômen uốn tại K
4D 1 + 5µ
Mx = − 2
[ w2 − 2 wK + w2 + µ ( w3 − 2 wK + w3 )] = pa 2
a 122
4D 1+ µ
M y = − 2 [ w3 − 2 wK + w3 + µ ( w2 − 2 wK + w2 )] = pa 2
a 122
2-18 Lý thuyết tấm dầy chịu uốn
Trong lý thuyết tấm mỏng, ta đã bỏ qua biến dạng trượt của mặt trung bình,
ứng suất tiếp trong mặt trung bình chỉ tham gia vào phương trình cân bằng
mà không ảnh hưởng tới biến dạng, do đó ta đã gặp những mâu thuẫn trong
khuôn khổ lý thuyết tấm mỏng theo giả thiết Kierchoff, chẳng hạn như số
lượng điều kiện trên biên tự do.
Lý thuyết tấm của Reissner-Bolle-Midlin có kể tới ảnh hưởng của ứng suất
tiếp đến các biến dạng. Giả thiết của lý thuyết bao gồm
Pháp tuyến vẫn thẳng và có chiều dài không đổi, có thể không còn
vuông góc mặt trung bình. Với biến dạng bé, vẫn coi εz = 0.
Bỏ qua trị số ứng suất pháp trên các lớp song song với mặt trung
bình σzz = 0.
Những điểm trên mặt trung bình chỉ có chuyển vị pháp tuyến (độ
võng) w. Những điểm trên bề dầy tấm có chuyển vị ngang
u ( x , y , z ) = − z ϕ x ( x, y ) (2-46)
v ( x , y , z ) = − zϕ y ( x , y )
ϕx, ϕy là các góc quay so với phương ban đầu của pháp tuyến mặt trung
bình tại điểm đang xét trên các mặt cắt tương ứng vuông góc trục y và x như
chỉ trên hình vẽ 2-35.
Quan hệ chuyển vị và biến dạng bé (2-47)
∂u ∂ϕ
ε xx = = −z x
∂x ∂x
∂v ∂ϕy
ε yy = = −z
∂x ∂y
∂u ∂v ∂ϕ ∂ϕ y
γ xy = + = − z( x + )
∂y ∂x ∂y ∂x
∂v ∂w ∂w
γ yz = 2ε xy = + = −ϕ y + (là hằng số theo chiều dầy z)
∂z ∂y ∂y
∂u ∂w ∂w
γ zx = 2ε zx = + = −ϕ x + (là hằng số theo chiều dầy z)
∂z ∂x ∂x
Theo định luật Hooke khi εz = 0 thì các ứng suất trên mặt trung bình sẽ là
E E E
σ xx = (ε xx + µε yy ) ; σ yy = (ε yy + µε xx ) ; σ xy = ε xy .
1− µ 2 1− µ 2 1+ µ
Có thể thấy những ứng suất này là các hàm bậc nhất theo z.
Đối với ứng suất tiếp theo phương z Ressner-Bolle giả thiết luật phân bố bậc
hai có giá trị lớn nhất trên mặt trung bình
z2
σ xz = 2αG (1 − 4 )ε xz (2-48)
h2
z2
σ yz = 2αG (1 − 4 2 )ε yz
h
Thay vào biểu thức trên các trị số của biến dạng theo 2-47 ta có
E ∂ϕ ∂ϕ y
σ xx = − z( x + µ ) (2-49)
1− µ 2
∂x ∂y
E ∂ϕ y ∂ϕ
σ yy =− z( +µ x)
1− µ 2
∂y ∂x
E ∂ϕ ∂ϕ y
σ xx =− z( x + µ )
2(1 + µ ) ∂y ∂x
5E z 2 ∂w
σ xz = (1 − 4 2 )( −ϕx)
8(1 + µ ) h ∂x
5E z 2 ∂w
σ xz = (1 − 4 2 )( −ϕy ) .
8(1 + µ ) h ∂y
Với các định nghĩa ứng lực như trong bài toán tấm mỏng, ta có biểu thức
tính các ứng lực uốn
∂ϕ x ∂ϕ y
M x = ∫ zσ xx dz = − D[ +µ ]
h
∂x ∂y
∂ϕ y ∂ϕ x
M y = ∫ zσ yy dz = − D[ +µ ] (2-50)
h
∂y ∂x
1 − µ ∂ϕ x ∂ϕ y
H = ∫ zσ xy dz = − D [ + ]
h
2 ∂y ∂x
5Eh ∂w
Q x = ∫ σ xz dz = [ −ϕx]
h
12(1 + µ ) ∂x
5Eh ∂w
Q y = ∫ σ yz dz = [ −ϕy ]
h
12(1 + µ ) ∂y
Điều kiện bằng không tổng hình chiếu theo ba phương của các lực tác động
trên phân tố tấm kích thước hdxdy , trở thành hệ ba phương trình
1 + µ ∂ ∂ϕ y ∂ϕ x 5(1 − µ ) ∂w
∇ 2ϕ x + ( − )= (ϕ x − ) ; (2-51)
2 ∂y ∂x ∂y h 2
∂x
1 + µ ∂ ∂ϕ x ∂ϕ y 5(1 − µ ) ∂w
∇ 2ϕ y + ( − )= (ϕ y − ) ;
2 ∂x ∂y ∂x h 2
∂y
∂ϕ x ∂ϕ y 12(1 + µ )
+ − ∇2w = p ( x, y ) .
∂x ∂y 5Eh
Hai phương trình đầu là điều kiện triệt tiêu tổng hình chiếu các lực theo
phương x, y. Phương trình thứ ba là điều kiện triệt tiêu tổng hình chiếu các
lực theo phương z, trong đó p(x,y) là cường độ tải trọng phân bố vuông góc
mặt trung bình, chiều dương của tải trọng lấy theo chiếu trục z hướng
xuống.
Hệ ba phương trình cho phép tìm ba ẩn số: độ võng w, góc xoay ϕx, ϕy. Các
hằng số tích phân được xác định theo điều kiện biên. Bậc tổng cộng của hệ
phương trình vi phân là 6, do đó trong bài toán hai chiều cần 12 điều kiện
biên, chẳng hạn với tấm chữ nhật thì mỗi cạnh cần có 3 điều kiện. Ta xét
trường hợp tổng quát khi biên là biên chéo, có góc hợp với trục x là α theo
chiều góc lượng giác. Theo công thức 2 - 27 đã viết trong chương 2, ta có
liên hệ
M x +M y Mx −My
Mu = + cos 2α − H sin 2α
2 2
Mx −My
Hu = cos 2α − H sin 2α
2
Qu = Q x cos α + Q y sin α
Biên có liên kết tựa tự do w = Mu = Hu = 0.
Biên liên kết khớp cố định w = Mu = ϕt = 0.
Biên liên kết ngàm cứng w = ϕu = ϕt = 0.
Biên liên kết ngàm trượt w = ϕu = Hu = 0.
Biên tự do Mu = Qu = Hu = 0.
Mô hình tấm dầy Ressner khắc phục được điều kiện biên hạn chế của lý
thuyết tấm mỏng Kirchoff, tuy nhiên việc giải hệ ba phương trình 2-51 lại
phức tạp hơn. Để giải phương trình này, nhiều tác giả đã sử dụng phương
pháp nửa ngược của LTĐH: giả thiết dạng nghiệm thoả mãn điều kiện biên
và còn phụ thuộc một số các hằng số. Sau khi thay dạng nghiệm vào phương
trình 2-51, cho cân bằng hệ số của các số hạng cùng bậc ở hai vế của
phương trình, ta tìm được các hằng số (Xem Hướng dẫn giải bài toán đàn
hồi của V.G Rekatch).
Ngoài lý thuyết tấm dầy của Ressner Bolle, người ta cũng sử dụng lý thuyết
của V.Z Vlasov, trong đó giả thiết
Pháp tuyến thẳng, εz = 0.
Bỏ qua trị số ứng suất pháp trên các lớp song song với mặt
trung bình σzz = 0.
Bỏ qua trị số ứng suất pháp trên các lớp song song với mặt
trung bình σzz = 0.
Kích thước mặt trung bình không đổi u0 = v0 = 0.
Khác với Ressner, lý thuyết Vlasov không giả thiết luật phân bố
của ứng suất tiếp τxz, τyz mà giả thiết luật phân bố của biến
dạng góc γxz, γyz là hàm bậc hai.
2-19 Tấm có độ võng lớn
Các giả thiết
Pháp tuyến thẳng và vuông góc mặt trung bình (giả thuyết
Kirchoff).
Ứng suất pháp σzz, σzx, σzy theo phương vuông góc mặt trung bình
là rất nhỏ so với các ứng suất khác nên có thể bỏ qua trong tính
toán.
Chuyển vị theo phương vuông góc mặt phẳng trung bình, gọi là độ
võng w, có trị số nhỏ và là hằng số trên bề dầy của tấm.
Chuyển vị u, v trong mặt trung bình là nhỏ so với độ võng w.
Giả thiết rằng chuyển vị trong mặt trung bình u, v nhỏ hơn chuyển vị pháp
tuyến w, bỏ qua lượng phi tuyến của u, v thì quan hệ chuyển vị, biến dạng
tại bất kỳ trong tấm có dạng
∂u 1 ∂w 2
ε xx = + ( ) (2-52)
∂x 2 ∂x
∂v 1 ∂w 2
ε yy = + ( )
∂y 2 ∂y
∂u ∂v ∂w ∂w
γ xy = 2ε xx = + + .
∂y ∂x ∂x ∂y
Khử các chuyển vị u, v khỏi các phương trình 2-52, ta nhận được quan hệ
tương thích giữa các biến dạng
∂ 2ε xx ∂ ε yy ∂ γ xy
2 2
∂ 2w 2 ∂ 2w ∂ 2w
+ − = − ( ) − 2. 2 (2-53)
∂y 2 ∂x 2 ∂x∂y ∂x∂y ∂x ∂y
Quan hệ chuyển vị u, v với u0, v0
Chuyển vị tại điểm bất kỳ trong tấm A(x, y, z) là u, v, w.
Chuyển vị tại điểm nằm trên mặt trung bình A0(x, y, 0) là u0, v0, w0.
Theo giả thiết w là hằng theo bề dầy tấm:
w = w0 = w(x, y) (2-54)
Theo giả thiết phần tử phẳng, hình vẽ 2-32 mô tả chuyển vị của mặt cắt
vuông góc trục y cho thấy pháp tuyến mặt trung bình có góc quay α, theo giả
thiết Kirchoff thì
∂w
tgα = ,
∂x
∂w
u = u0 - ztgα = u0 - z (2-55)
∂x
Tương tự, khi xét mặt cắt vuông góc trục x, pháp tuyến mặt trung bình có
góc quay β
∂w
tgβ = ,
∂y
∂w
v = v0 - ztgβ = v0 - z (2-56)
∂y
pháp tuyến

A0
z A
α w
z
A0
A α

u
z u0

Hình 2-32 Quan hệ u và u0


Sử dụng phương trình hình học 2-52, có thể viết quan hệ giữa các thành
phần biến dạng tại điểm A(x, y, z) và A0(x, y, 0) tương ứng nằm trên mặt
trugn bình:
∂2w
ε xx = ε 0, xx − z = ε 0, xx + zχ x (2-57)
∂x 2
∂2w
ε yy = ε 0, yy − z 2 = ε 0, yy + zχ y
∂y
∂2w
γ xy = γ 0, xy − 2 z = γ 0, xy + 2 zχ xy
∂x∂y
với εxx, εyy, γxy biến dạng dài và biến dạng góc tại điểm A(x, y, z)
ε0xx, ε0yy, γ0xy biến dạng dài và biến dạng góc tại điểm A0(x, y, 0)
∂2w
χx = − 2 độ cong sau biến dạng của đường theo phương x,
∂x
∂2w
χx = − 2 độ cong sau biến dạng c ủa đường theo phương y,
∂x
∂ 2w
χ xy = − độ xoắn sau biến dạng của hai đường x và y.
∂x∂y
PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG
Tấm có độ võng lớn, phương trình cân bằng được xét ở trạng thái biến dạng
(khi pháp tuyến các cạnh của phân tố đã lệch khỏi phương ban đầu như trên
hình vẽ 2-33),

Hình 2-33 Phân tố sau biến dạng


Sử dụng các điều kiện cân bằng ta nhận được
∂N x ∂S
ΣΧ=0 ⇒ + =0 (2-58a)
∂x ∂y
∂S ∂N y
ΣY=0 ⇒ + =0 (2-58b)
∂x ∂y
∂2w ∂2w ∂ 2 w ∂Q x ∂Q y
ΣZ=0 ⇒ Nx + N + 2 S + + + p = 0 (2-58c)
∂x∂y ∂x ∂y
y
∂x 2 ∂y 2
∂M x ∂H
ΣMy=0 ⇒ Qx = + (2-59a)
∂x ∂y
∂M y ∂H
ΣMx=0 ⇒ Qy = + (2-59b)
∂y ∂x
Thay giá trị của ứng lực cắt vào phương trình (2-58c), ta có
∂2w ∂2M x ∂ M y
2
∂2w ∂w ∂2H
N x 2 + N y 2 + 2S + + + 2 + p=0 (2-59c)
∂x ∂y ∂x∂y ∂x 2 ∂y 2 ∂x∂y
Hệ 2-58, 2-59 là phương trình cân bằng tĩnh học tổng quát của bài toán tấm
biến dạng lớn, viết ở trạng thái biến dạng.
Các quan hệ vật lý
Trong bài toán đàn hồi phẳng ta đã có quan hệ
E E E
σ xx = (ε xx + µε yy ) , σ yy = (ε yy + µε xx ) , σ xy = γ xy .
1− µ 2 1− µ 2 2(1 + µ )
Thay biến dạng bởi biến dạng của mặt trung bình theo biểu thức 2-
E ∂2w ∂2w
σ xx = [ε + µε − z ( + µ )] ,
1− µ 2 ∂x 2 ∂y 2
0 , xx 0 , yy

E ∂2w ∂2w
σ yy = [ε + µε − z ( + µ )] ,
1− µ 2 ∂y 2 ∂x 2
0 , yy 0 , xx

E 1− µ ∂ 2w
σ xy = [γ − z ].
1− µ 2 2 ∂x∂y
0 , xy

Ứng lực màng được tính theo định nghĩa 2-7a


∂2w ∂ 2w
h/2
E
N x = ∫ σ xx dz = ∫ { [ε + µε − z ( + µ )]}dz
1− µ 2 ∂x 2 ∂y 2
0 , xx 0 , yy
h −h / 2

E
do đó Nx = [ε 0, xx + µε 0, yy ] ; (2-60a)
1− µ 2
Eh
Ny = [ε 0, yy + µε 0, xx ] ;
1− µ2
Eh
S = γ 0, xy .
2(1 − µ 2 )
Tương tự, có biểu thức của ứng lực uốn xoắn
Eh3 ∂ 2w ∂2w
Mx = - [ + µ 2 ]; (2-60b)
12(1 − µ 2 ) ∂x 2 ∂y
∂2w ∂ 2w
hoặc Mx = - D[ 2 + µ 2 ] ;
∂x ∂y
∂ 2w ∂2w
My = - D[ 2 + µ 2 ] ;
∂y ∂x
∂2w
H = - D(1 − µ ) ;
∂x∂y
Có thể viết biểu thức ứng lực uốn xoắn theo ký hiệu thay đổi độ cong
Mx = - D[ χ x + µχ y ] (2-60c)
Mx = - D[ χ y + µχ x ]
H = - D(1 − µ ) χ xy
∂ 2
Theo (2-58) Qx = − D ∇ w (2-60d)
∂x

Q y = −D ∇ 2 w
∂y

2-20 Phương trình để giải của bài toán tấm độ võng lớn
Phương trình
Phương trình cân bằng 2-58a, b được thoả mãn nếu ta đặt
∂2F ∂2F ∂2F
Nx = 2 ; Ny = 2 ; S = − (2-61)
∂y ∂x ∂x∂y
Hàm F(x,y) gọi là hàm ứng lực, có ý nghĩa tương tự hàm ứng suất Airy ϕ
trong bài toán đàn hồi phẳng.
Thay giá trị 2-61 của ứng lực màng vào phương trình liên tục của biến dạng
2-53 và vào phương trình cân bằng 2-59c, kết hợp với các biểu thức của ứng
lực uốn xoắn 2-60b, ta nhận được hệ 2 phương trình đối với hàm ứng suất F
và hàm độ võng w:
∂2w 2 ∂ 2w ∂2w
∇ 4 F = E[( ) − 2 ],
∂x∂y ∂x ∂y 2
(2-62)
∂2F ∂2w ∂2F ∂2w ∂2F ∂2w
D∇ w = p + h[ 2
4
+ −2 ].
∂y ∂x 2 ∂x 2 ∂y 2 ∂x∂y ∂x∂y
Ký hiệu toán tử vi phân phi tuyến
∂2 f ∂2g ∂2 f ∂2g ∂2 f ∂2g
L(f,g)= − 2 2 − 2 2 + 2 (2-63)
∂y ∂x ∂x ∂y ∂x∂y ∂x∂y

thì hệ phương trình trên được viết lại là


E
∇4F = L( w, w)
2 (2-64)
D∇ 4 w = p − hL( F , w)
2-64 là phương trình để giải của bài toán tấm mỏng theo cách giải hỗn hợp
và gọi là hệ phương trình Karmal. Hệ gồm hai phương trình vi phân phi
tuyến chứa 2 ẩn số: hàm ứng lực F và hàm độ võng w. Phạm vi ứng dụng
của phương trình khá rộng rãi: bài toán tĩnh học của tấm mỏng có độ võng
nhỏ, có độ võng lớn và bài toán ổn định. Các hằng số khi tích phân phương
trình được xác định theo điều kiện biên viết cho hàm ứng suất F và cho hàm
chuyển vị w. Điều kiện biên cho w đã được trình bầy trong bài toán tấm
mỏng cứng, dưới đây chỉ trình bầy điều kiện biên viết cho hàm ứng lực F.
Điều kiện biên đối với hàm F
Hàm F liên quan tới ứng lực màng nên ta chỉ xét các điều kiện trong mặt
phẳng trung bình, như với hàm ứng suất Airy trong bài toán đàn hồi phẳng,
bao gồm điều kiện biên tĩnh và điều kiện biên động.
a Điều kiện tĩnh học
Trên chu vi mặt trung bình có pháp tuyến l với các cosin chỉ phương lx, ly có
tải trọng f*(fx, fy ) thì ứng lực phải thoả mãn điều kiện cân bằng
N x l x + Sl y = f x*
(2-65)
Sl x + N y l y = f y*
b- Điều kiện biên động học
Trên chu vi mặt trung bình cho biết các chuyển vị u0, v0. Giữa chuyển vị
màng và ứng lực màng đã có quan hệ 2-60a, viết lại theo hàm ứng suất dạng:
∂2F Eh 3 ∂ 2 ∂u 0 ∂v
= N = ( +µ 0)
∂y 1 − µ ∂y ∂x ∂y
2 x 2

∂2F Eh 3 ∂ 2 ∂v0 ∂u
= N = ( +µ 0)
∂x 1 − µ ∂x ∂y ∂x
2 y 2

∂F Eh 1 − µ ∂ 2 ∂u 0 ∂v0
− =S =− ( + )
∂x∂y 1 − µ 2 2 ∂x∂y ∂y ∂x
Biết điều kiện biên theo u0, v0 có thể chuyển sang điều kiện biên theo
F. Tuy nhiên, việc thực hiện điều kiện này nói chung là phức tạp. Vì thế nếu
điều kiện biên trên mặt trung bình cho theo chuyển vị thì nên chuyển sang
cách giải bài toán theo chuyển vị (ẩn số chính của cách giải là các chuyển vị
màng u0, v0 và độ võng w).
2-21 Bài toán ổn dịnh của tấm hình chữ nhật
Phương trình ổn định
Tương tự thanh, tấm chữ nhật chịu lực nén theo 1 phương cũng sẽ có thể bị
mất ổn định: mặt trung bình ở trạng thái cân bằng ban đầu của tấm dưới tác
dụng của các lực nén trong mặt phẳng có thể không còn bảo toàn được dạng
phẳng khi tấm chịu các nhiễu động nhỏ đưa nó lệch khỏi vị trí ban đầu, tấm
bị oằn, cong đi như chỉ trên hình vẽ 2-34

Hình 2-34 Sự oằn của tấm


Phương trình và cách giải bài toán ổn định của tấm được xét tương tự như
bài toán Euler đối với thanh thẳng, tuy mức mức độ phức tạp có nhiều hơn
vì là bài toán hai chiều. Xét cân bằng một vi phân tấm ở trạng thái oằn, trên
các cạnh sẽ có các ứng lực dọc và ứng lực uốn, không có tải trọng p,
phương trình cân bằng được viết ở trạng thái biến dạng sẽ có dạng 2-59c đã
biết:
∂2w ∂2M x ∂ M y
2
∂2w ∂w ∂2H
N x 2 + N y 2 + 2S + + +2 =0
∂x ∂y ∂x∂y ∂x 2 ∂y 2 ∂x∂y
thay vào đây biểu thức 2-60b của ứng lực uốn tính theo w, nhận được
phương trình cơ bản của bài toán ổn định tấm:
∂2w ∂2w ∂2w
D∇ w − N x 2 − N y 2 − 2S
4
=0 (2-66)
∂x ∂y ∂x∂y
Nx, Ny, Nxy các ứng lực, ứng lực trượt của tấm, cũng tương ứng là các tải
trọng dọc trục x, trục y và tải trọng tiếp trên biên tấm.
Phương trình được sử dụng để tìm tải trọng tới hạn của tấm chữ nhật chịu
các lực nén dọc trục x, dọc trục y hoặc lực trượt. Điều kiện mất ổn định
được hiểu là sự tồn tại của nghiệm w khác không. Trong mục tiếp theo, ta sẽ
xem xét một bài toán xác định lực nén tới hạn của tấm hình chữ nhật.
Tấm có biên khớp, chịu nén theo một phương (hình 2-35)
Xét tấm chữ nhật biên tựa khớp, chịu tải trọng nén trên biên vuông góc trục
x với cường độ là hằng số px. Khi này Nx = - p và 2-66 có dạng
∂2w
D∇ 4 w + p =0 (2-67)
∂x 2
a

p x
b

y
Hình 2-35 Tấm chịu nén dọc trục x
Chọn dạng nghiệm thoả mãn điều kiện biên:
mπx nπ y
w = ∑ Amn sin sin (2-68)
m,n a b
m, n: số nguyên, là số nửa bước sóng hình sin trên chiều dài a, b
m n m
Phương trình cho Dπ 2 [( ) 2 − ( ) 2 ] − ( ) 2 p = 0
π π π
π D
2
n4
Trị số tải trọng sẽ là p= [m 2 + 2α 2 n 2 + α 4 ] (2-69)
a2 m2
a
với tỷ lệ các cạnh α=
b
Lực nén tới hạn là trị số cực tiểu của 2-66, cực tiểu sẽ đạt khi cho n =1,
nghĩa là tấm bị vồng theo phương y với nửa bước sóng hình sin,
π 2D α4
p= [m 2 + 2α 2 + ] (2-70)
a2 m2
dp α4
= 0 khi m − 3 = 0 hoặc m = α = a/b
dm m
π D
2
π2 h
Kết quả cuối cùng pth = 4 2 = E( ) 2 (2-71)
b 3(1 − µ ) b
2

h
Lấy µ = 0,3 ta có pth = 3,6 E ( ) 2 (2-72)
b
Lực tới hạn tính theo 2-72 được lấy với trị số m là nguyên, tức là khi tỷ số
hai cạnh là nguyên.
b b b

b p

Hình 2-36 Dạng oằn của dải chữ nhật


Nếu tấm vuông a = b thì tấm bị vồng theo nửa bước sóng hình sin đối với cả
phương x và y. Với dải chữ nhật dài, hình ảnh sự oằn của thanh sẽ như trên
hình 2-35: dải được vồng theo những ô vuông có cạnh bằng bề rộng.
K
8 m=1

6 m=2
m=3 m=4
4

0 a/b
1 2 2 6 3 12 4

Hình 2-37 Đồ thị quan hệ K÷(a/b)


Bây giờ ta xét bài toán khi tỷ số α = a/b không nguyên.
π 2D
Có thể viết lại 2-67 p=K (2-73)
a2
1 α4
với K= (m 2 + 2α 2 + ) (2-75)
α2 m2
Đồ thị K÷α ứng với các giá trị khác nhau của m trên hình 2-37 cho thấy các
cận dưới của K. Khi tỷ số a/b ≥ 2 có thể lấy K = 4.

Lời giải của các bài toán tìm trị số tới hạn của tải trọng tiếp tuyến trên biên
cũng như tổ hợp các tải trọng nén pháp tuyến theo hai phương, tải trọng
pháp tuyến và tiếp tuyến trên biên tấm có thể đọc trong các sách tham khảo,
chẳng hạn các cuốn sách kinh điển “ổn định hệ biến dạng” của A.C Volmir,
“ổn định hệ đàn hồi” của S.P Timoshenko.

Chương ba
LÝ THUYẾT VỎ MỎNG KỸ THUẬT

3-1 Những giả thiết


Vỏ là vật thể có phần không gian nằm kẹp giữa hai mặt cong mà kích
thước của hai mặt cong lớn hơn rất nhiều so với khoảng cách giữa chúng.
Quỹ tích những điểm nằm cách đều hai mặt giới hạn được gọi là mặt trung
bình của vỏ, độ dài đường pháp tuyến của mặt trung bình nằm giữa hai mặt
giới hạn được gọi là bề dầy của vỏ. Mặt trung bình và bề dầy là hai đặc
trưng của hình học vỏ. Chương trình học, về cơ bản, chỉ xét vỏ có hình dáng
mặt trung bình trơn và bề dầy hằng số.

Hình 3-1 Định nghĩa vỏ mỏng


Ký hiệu bề dầy là h, bán kính cong nhỏ nhất của mặt trung bình là R;
h 1
lý thuyết vỏ mỏng thích hợp khi ≤ .
R 20
Trong lý thuyết vỏ mỏng tuyến tính ta chấp nhận những giả thiết
tương tự như trong lý thuyết tấm mỏng:
Giả thiết phần tử thẳng Kirchoff-Love
Trước và sau biến dạng pháp tuyến vẫn vuông góc mặt trung bình, chiều dài
của pháp tuyến nằm trong vỏ không thay đổi và vẫn bằng bề dầy ban đầu
của vỏ.
Ứng suất theo phương bề dầy của vỏ là nhỏ so với ứng suất khác và có
thể bỏ qua trong tính toán.
Biến dạng của vỏ là bé, vật liệu tuân theo định luật Hooke.
Những nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau như B.B Novozinov,
Gondelveizer.... đã chỉ ra rằng sai số của việc chấp nhận những giả thiết kể
h
trên có sai số cùng bậc với bình phương của bề dầy tương đối ( ) 2 .
R
3-2 Hệ toạ độ cong tổng quát
Trong không gian, vị trí điểm M(x, y, z) được xác định bởi đầu mút
véctơ r(x, y, z). Nếu cho quan hệ tham số x = x(α, β, γ),
y = y(α, β, γ),
z = z(α, β, γ)
thì vị trí điểm M phụ thuộc ba tham số α, β, γ, gọi là toạ độ tổng quát.
Giữ β = const, γ = const và cho α thay đổi, đầu mút r sẽ vạch nên một
đường, gọi là đường toạ độ α.
Giữ γ = const, α = const và cho β thay đổi, đầu mút r sẽ vạch nên một
đường, gọi là đường toạ độ β.
Giữ α = const, β = const và cho γ thay đổi, đầu mút r sẽ vạch nên
một đường, gọi là đường toạ độ γ.
Như thế tại mỗi điểm M trong không gian ta có ba đường toạ độ α, β, γ. Hệ
lưới toạ độ này được gọi là hệ toạ độ cong vẽ trên hình 3-2.
Hệ toạ độ cong trực giao khi các véctơ tiếp tuyến đơn vị trực giao với nhau
eα . eβ = 0; eβ . e γ. = 0; e γ.. eα = 0..

Hình 3-1 Hệ toạ độ cong tự nhiên


Khi các biến số thay đổi một lượng dα, dβ, dγ thì độ dài phân tố của
các đường toạ độ tương ứng sẽ là
dsα = Adα, dsβ = Bdβ, dsγ = Cdγ (3-1)
A, B, C là những hệ số biến đổi gia số toạ độ thành gia số chiều dài, gọi là
những hệ số Lame’ của hệ toạ độ. Tại các điểm khác nhau trong không gian,
các trị số A, B, C sẽ khác nhau. Chúng là hàm của toạ độ α, β, γ .
Hệ toạ độ thường dùng là những hệ toạ độ cong trực giao:
Descartes (x, y, z) với các hệ số A =B = C = 1.
Trụ (r, θ, z) với các hệ số A = 1, B = r, C =1.
Cầu (θ, ϕ, r) với các hệ số A = rcosϕ, B = r, C =1.
Để nghiên cứu tiếp, cần bổ xung hai mục: hình học của mặt cong và lý
thuyết đàn hồi trong hệ toạ độ cong trực giao tổng quát.
3-3 Quan hệ biến dạng và chuyển vị trong toạ độ cong
Véc tơ chuyển vị của điểm M(α, β, γ) là u(u, v, w).
Tenxơ biến dạng tại điểm M là Tε = [εik]
Quan hệ hình học giữa chuyển vị và biến dạng (quan hệ Cau chy) trong hệ
toạ độ cong trực giao sẽ là
1 ∂u v ∂A w ∂A
ε αα = + + ,
A ∂α AB ∂β AC ∂γ
1 ∂v w ∂B u ∂B
ε ββ = + + , (3-2)
B ∂β BC ∂γ BA ∂α
1 ∂w u ∂C v ∂C
ε γγ = + + ,
C ∂γ CA ∂α CB ∂β
B ∂ v A ∂ u
2ε αβ = γ αβ = ( )+ ( )
A ∂α B B ∂β A
C ∂ w B ∂ v
2ε βγ = γ βγ = ( )+ ( ) (3-3)
B ∂β C C ∂γ B
A ∂ u C ∂ w
2ε γα = γ γα = ( )+ ( )
C ∂γ A A ∂α C
Các εαα, εββ, εγγ là biến dạng dài tương ứng theo phương eα, eβ , e γ
εαβ , εβγ, εγα là một nửa biến dạng góc trong các mặt phẳng toạ độ.
3-2, 3-3 là quan hệ chuyển vị-biến dạng trong hệ toạ độ cong trực giao.
Trong hệ toạ độ Descartes, thay α ≡ x, β ≡ y, γ ≡ z và A = B = C = 1 ta
nhận lại được các quan hệ hình học tuyến tính đã nêu ở chương 1.
Chứng minh
Xét chiều dài phân tố MN với điểm M(α, β, γ), N(α+dα, β+dβ, γ+dγ).
Hình chiếu trên các trục
dsα = Adα, dsβ = Bdβ, dsγ = Cdγ
Chiều dài phân tố
ds 2 = ( Adα ) 2 + ( Bdβ ) 2 + (Cdγ ) 2 (a)
Cosinus chỉ phương của phân tố
l = dsα /ds; m = dsβ /ds; n = dsγ / ds
Hình 3-2 Phân tố chiều dài MN
Sau biến dạng, phân tố chiếm vị trí M1N1.
Điểm M(α, β, γ) trở thành M1(α’, β’, γ’)
α’ = α + a, β ‘ = β + b, γ ‘ = γ + c,
a, b, c là thay đổi toạ độ của điểm M, là hàm của các toạ độ. Ta giới hạn xét
chuyển vị bé: a, b, c có trị số nhỏ, cùng bậc bề dầy h.
Điểm N(α + dα, β + dβ, γ + dγ) trở thành N1 (α’’, β’’, γ’’)
α’’ = α + dα + a + da,
β ” = β + dβ + b+ db,
γ “ = γ + dγ + c + dc
∂a ∂a ∂a
với các vi phân da = dα + dβ + dγ
∂α ∂β ∂γ
∂b ∂b ∂b
db = dα + dβ + dγ
∂α ∂β ∂γ
∂c ∂c ∂c
dc = dα + dβ + dγ
∂α ∂β ∂γ
Tại điểm M1 các hệ số Lamê sẽ thay đổi so với tại điểm M và lấy bằng
∂A ∂A ∂A
A1 = A + a+ b+ c
∂α ∂β ∂γ
∂B ∂B ∂B
B1 = B + a+ b+ c
∂α ∂β ∂γ
∂C ∂C ∂C
C1 = C + a+ b+ c
∂α ∂β ∂γ
Sau biến dạng, phân tố có cosin chỉ phương mới là l1, m1, n1.
Chiều dài phân tố sau biến dạng trên trục eα
l1ds1 = A1(α**-α*)
∂A ∂A ∂A ∂a ∂a ∂a
= (A + a+ b+ c)(dα + dα + dβ + dγ )
∂α ∂β ∂γ ∂α ∂β ∂γ
Khai triển và sau khi rút gọn các biểu thức, làm tương tự cho các hình chiếu
của chiều dài phân tố trên trục eβ , eγ, ta nhận được
1 ∂u v ∂A w ∂A A ∂ u A ∂ u
l1 ds1 = lds[1 + + + ] + mds ( ) + nds ( )
A ∂α AB ∂β AC ∂γ B ∂β A C ∂γ A
1 ∂v w ∂B u ∂B B ∂ v B ∂ v
m1 ds1 = mds[1 + + + ] + nds ( ) + lds ( )
B ∂β BC ∂γ BA ∂α C ∂γ B A ∂α B
1 ∂w u ∂C v ∂C C ∂ w C ∂ w
n1 ds1 = nds[1 + + + ] + lds ( ) + mds ( )
C ∂γ CA ∂α CB ∂β A ∂α C B ∂β C
ds12 = (l1 ds1 ) 2 + (m1 ds1 ) 2 + (n1ds1 ) 2 (b)
ds − ds
Biến dạng dài của phân tố tính theo định nghĩa ε= 1
ds
ds ds 2
hoặc 1+ ε = 1 , do đó (1 + ε ) 2 = 12
ds ds
1 ds1 − ds 2
2
Xét biến dạng bé, có thể viết ε=
2 ds 2
Thay giá trị của ds2, ds12 theo các biểu thức nêu trên, ta nhận được
ε = ε αα l 2 + ε ββ m 2 + ε γγ n 2 + 2(ε αβ lm + ε βγ mn + ε γα nl )
1 ∂u v ∂A w ∂A
với ε αα = + + ,
A ∂α AB ∂β AC ∂γ
1 ∂v w ∂B u ∂B
ε ββ = + + , (d)
B ∂β BC ∂γ BA ∂α
1 ∂w u ∂C v ∂C
ε γγ = + + ,
C ∂γ CA ∂α CB ∂β
B ∂ v A ∂ u
2ε αβ = γ αβ = ( )+ ( )
A ∂α B B ∂β A
C ∂ w B ∂ v
2ε βγ = γ βγ = ( )+ ( ) (e)
B ∂β C C ∂γ B
A ∂ u C ∂ w
2ε γα = γ γα = ( )+ ( )
C ∂γ A A ∂α C
εαα, εββ, εγγ là những biến dạng dài tương ứng theo phương eα, eβ , e γ (tương
ứng với các trường hợp l = 1, m = 0, n = 0
l = 0, m = 1, n = 0
l = 0, m = 0, n = 1)
εαβ , εβγ, εγα là một nửa biến dạng góc tương ứng trong các mặt phẳng (eα, eβ
), (eβ , eγ), (e γ, eα).
(d) và (e) là quan hệ chuyển vị-biến dạng bé trong hệ toạ độ cong trực giao.
3-4 Hình học các mặt cong

Phương trình mặt


Trong không gian ba chiều, phương trình các mặt cong cho bởi hàm của hai
biến số độc lập, chẳng hạn trong toạ độ Descarte cho dưới dạng
vô hướng z = z(x,y) hoặc F(x,y,z) = 0 (3-4)
mặt phẳng khi hàm 3-4 là tuyến tính
mặt cong khi hàm 3-4 là phi tuyến
mặt cầu x2 + y2 + z2 = R2 ,
x2 y2
mặt yên ngựa z= 2 − 2
p q
véctơ r = r(α,β) = x(α,β)i + y(α,β)j +z(α,β)k (3-5)
i, j, k là các véctơ đơn vị của hệ trục toạ độ; toạ độ x, y, z là các
hàm khả vi cấp một của hai biến số độc lập α, β và ma trận các
đạo hàm cấp một có hạng hai để đảm bảo sự độc lập tuyến tính
của các véctơ đạo hàm của r theo α, β
r r
∂r ∂r
x ≠0 (3-6)
∂α ∂β
Giả thử mặt cong cho dưới dạng véc tơ 3-4.
Khi cho α = const, β thay đổi thì đầu mút véctơ r sẽ vạch nên đường toạ độ
β nằm trên mặt đã cho.
Khi cho β = const, α thay đổi thì đầu mút véctơ r sẽ vạch nên đường toạ độ
α nằm trên mặt đã cho.
en

z x

Hình 3-3 Hệ đường toạ độ trên mặt cong


Các đường toạ độ α, β tạo nên một mạng đường toạ độ.
Vị trí một điểm trên mặt cong M(α0, β0,) là giao điểm của hai đường toạ độ:
đường α ứng với trị số β = β0 và đường β ứng với trị số α = α0.
Véctơ tiếp tuyến đơn vị của các đường
r ∂r
∂r
∂β
eα = ∂αr và eβ = . (3-7)
∂r ∂r
∂α ∂β
Hệ đường toạ độ trực giao khi eα . eβ = 0.
Dưới dạng thông số thì phương trình của một đường nằm trên mặt 3-2 được
cho bởi α = α(t)
β = β(t).

MẶT PHẲNG TIẾP TUYẾN, PHÁP TUYẾN


Phương trình mặt phẳng tiếp tuyến tại điểm M(α, β) nằm trên mặt 3-4 là
x-xM y-yM z-zM
∂x ∂y ∂z
=0 (3-8)
∂α M ∂α M ∂α M

∂x ∂y ∂z
∂β M
∂β M
∂β M

đường vuông góc với mặt phẳng tiếp tuyến được gọi là pháp tuyến của mặt
cong tại điểm M đang xét. Véctơ pháp tuyến đơn vị là véc tơ
eα x eβ
en = (3-9)
eα x eβ
Dạng khai triển của véc tơ pháp tuyến đơn vị tại điểm M
∂y ∂z ∂y ∂z ∂z ∂x ∂z ∂x ∂x ∂y ∂x ∂y
( − )M i + ( − )M j + ( − )M k
∂α ∂β ∂β ∂α ∂α ∂β ∂β ∂α ∂α ∂β ∂β ∂α
en = (3-
∂y ∂z ∂y ∂z 2 ∂z ∂x ∂z ∂x 2 ∂x ∂y ∂x ∂y 2
( − )M + ( − )M + ( − )M
∂α ∂β ∂β ∂α ∂α ∂β ∂β ∂α ∂α ∂β ∂β ∂α
10)
Hệ ba véc tơ đơn vị eα , eβ, en hợp thành một tam diện thuận.
Giao tuyến của mặt cong và mặt phẳng chứa pháp tuyến được gọi là tiết diện
pháp tuyến. Qua điểm M trên mặt cong sẽ có vô số tiết diện pháp tuyến mà
tâm cong của chúng đều nằm trên đường pháp tuyến en, phương trình các tiết
diện pháp tuyến cho theo véc tơ có dạng:
r = rM + ken (3-11)
CÁC DẠNG TOÀN PHƯƠNG CỦA MẶT CONG
Nghiên cứu hình học mặt cong là thiết lập các biểu thức tính chiều dài, diện
tích và góc hợp giữa các đường nằm trên mặt cong cũng như phép đo độ
cong, độ xoắn của các đường này. Có thể thấy loại yếu tố thứ nhất sẽ không
thay đổi khi mặt cong bị uốn cong, gọi là các yếu tố nội hình học. Loại yếu
tố thứ hai sẽ thay đổi khi mặt bị uốn cong, gọi là các yếu tố ngoại hình học.
Cả hai loại yếu tố này được biểu diễn qua một số các hệ số gọi là các hệ số
của dạng toàn phương.
Trên mặt cong, xét đường s cho bởi phương trình 3-5 (xem hình vẽ 3-3) độ
dài phân tố ds = dr 
∂r ∂r
nhưng dr = dα + dβ
∂α ∂β
∂r ∂r ∂r ∂r
nên ds2 = dr 2 = ( ) 2 dα 2 + 2 dαdβ + ( ) 2 dβ 2
∂α ∂α ∂β ∂β
ds2 = Edα2 + 2Fdαdβ +Gdβ2 (3-12)
Biểu thức 3-12 dùng để xác định chiều dài được gọi là dạng toàn phương thứ
nhất của mặt cong. E, F, G là các hệ số của dạng toàn phương thứ nhất.

ds = dr

r r + dr

Hình 3-4 Vi phân chiều dài ds

Nếu ký hiệu
A = dr/dα ; B = dr/dβ ; C = F = dr/dα . dr/dβ  (3-13)
thì ds = A dα + 2Cdαdβ + B dβ
2 2 2 2 2

Trong hệ toạ độ cong trực giao, theo IV-5, thì C = F = 0, do đó


ds2 = A2 dα2 + B2dβ2 (3-14)
Chiều dài phân tố đường α, khi β = const, là dsα= Adα (3-15)
Chiều dài phân tố đường β, khi α = const, là dsβ = Bdβ (3-16)
Hai biểu thức vừa viết cho ta ý nghĩa của các hệ số A, B : chúng là những hệ
số biến đổi gia số toạ độ thành gia số chiều dài đường toạ độ và được gọi là
các hệ số Lame, của hệ toạ độ. Chẳng hạn trong hệ toạ độ Descarte (x, y, z)
thì các hệ số tương ứng là: 1, 1, 1; trong hệ toạ độ trụ (r,θ,z) thì các hệ số
tương ứng là: 1, r, 1.
Chuyển sang việc xác định độ cong của các tiết diện pháp tuyến trên mặt tại
điểm M. Trên hình 3-3 ký hiệu en là véc tơ pháp tuyến đơn vị, đường tiếp
tuyến Mt, r và r + ∆r là véc tơ toạ độ điểm đầu và điểm cuối cung ∆s, R là
bán kính cong của đường, nghịch đảo của bán kính cong bằng độ cong và,
1 2h
theo định nghĩa, là k= = lim 2 khi ∆s → 0.
R ∆s
dϕ/2
ds h

R
r r + dr

Hình 3-5 Định nghĩa độ cong

∆ϕ
Trên hình vẽ, có thể thấy h = ∆s = hcen ∆r = en ∆r .
2
∆r ≈ dr + dr2/2
h = en(dr + dr2/2)
nhưng en.dr = 0, nên h = en dr2/2
1 2h e .dr 2
Độ cong k sẽ là k= = 2 =
R ds ds 2
vì en = eα x eβ
∂r 2 2 ∂r ∂r ∂r
dr 2 = ( ) dα + 2 dαdβ + ( ) 2 dβ 2
∂α ∂α ∂β ∂β
Sau khi thực hiện phép nhân, ta có thể viết lại biểu thức tính độ cong
Ldα 2 + 2Mdαdβ + Ndβ 2
k= (3-17)
Edα 2 + 2 Fdαdβ + Gdβ 2
Mẫu số là dạng toàn phương thứ nhất của mặt cong.
Tử số được gọi là dạng toàn phương thứ hai của mặt cong. Các hệ số của
dạng toàn phương thứ hai là (3-18)
∂2x ∂2 y ∂2z ∂2x ∂2 y ∂2z ∂2x ∂2 y ∂2z
∂α 2 ∂α 2 ∂α 2 ∂α∂β ∂α∂β ∂α∂β ∂β 2 ∂β 2 ∂β 2
1 ∂x ∂y ∂z 1 ∂x ∂y ∂z 1 ∂x ∂y ∂z
L= M = N=
AB ∂α ∂α ∂α AB ∂α ∂α ∂α AB ∂α ∂α ∂α
∂x ∂y ∂z ∂x ∂y ∂z ∂x ∂y ∂z
∂β ∂β ∂β ∂β ∂β ∂β ∂β ∂β ∂β
Như vậy, dạng toàn phương thứ nhất và thứ hai cho phép ta tính được độ
cong của các tiết diện pháp tuyến của mặt cong.
Tại điểm M các tiết diện pháp tuyến khác nhau sẽ có độ cong khác nhau. Tiết
diện pháp tuyến có độ cong cực trị k1= kmax và k2 = kmin được gọi là các
đường cong chính. Hai đường cong chính có kmax, kmin sẽ trực giao nhau.

en

Hình vẽ 3-6 Đường cong chính trên mặt

Lấy hai tiết diện pháp tuyến bất kỳ u và v trực giao nhau tại điểm M, ta có
các lượng bất biến:
ku + kv = k1 + k2 (3-19)
ku . kv = k1 . k2 (3-20)
Định nghĩa về độ cong trung bình Ktb và độ cong Gauss K:
Ktb = ( k1 + k2)/2. (3-21)
K = k1 . k2 . (3-22)
Khi mặt cong biến dạng, độ cong các đường trên mặt sẽ thay đổi nhưng độ
cong Gauss không thay đổi. Theo dấu của K ta phân loại mặt cong:
* Mặt paraboloide K = 0. Thí dụ mặt trụ, mặt nón.
* Mặt elliptic K > 0. Thí dụ mặt cầu, mặt ellipsoide.
* Mặt hyperboloide K < 0. Thí dụ mặt yên ngựa.
Tồn tại những mặt có độ cong hỗn hợp, chẳng hạn mặt xuyến.
Hệ toạ độ trên mặt cong trùng với hai đường cong chính được gọi là hệ toạ
độ cong chính.
Việc biết 6 hệ số vô hướng của dạng toàn phương cho phép ta xác định được
hình học của mặt cong chính xác đến vị trí của mặt trong không gian (có thể
chuyển động mặt cong như một vật thể tuyệt đối cứng trong không gian
nhưng các yếu tố hình học này không thay đổi).
Sáu hệ số của 2 dạng toàn phương không phải là độc lập, chúng phải thoả
mãn điều kiện Caudassi-Gauss, điều kiện này được diễn giải như sau:
Lấy hệ toạ độ α, β trùng đường cong chính có các bán kính cong Rα, Rβ.
Là hệ đường trực giao nên F = M = 0.
Theo biểu thức 3-13, độ cong của đường α và của đường β tương ứng là
1 L L 1 N N
= = 2; = = 2 (3-24)
Rα E A Rβ G B
Điều kiện Caudassi-Gauss được viết dưới dạng hệ ba phương trình sau
∂ A 1 ∂A
( )=
∂β Rα Rβ ∂β
∂ B 1 ∂B
( )= (3-25)
∂α R β Rα ∂α
∂ 1 ∂B ∂ 1 ∂A AB
( )+ ( )=−
∂α A ∂α ∂β B ∂β Rα Rβ
Để làm thí dụ, chúng ta xét mặt tròn xoay cho trong hệ toạ độ trụ r, θ, z như
trên hình 3-5.
x = r(z)cosθ
y = r(z)sinθ
z=z
Chọn hai tham số α = z và β =θ.
Đường α ≡ z sẽ là đường kinh tuyến.
Đường β ≡ θ sẽ là đường vĩ tuyến.
∂r 2 ∂x ∂y ∂z
E=( ) = ( )2 + ( )2 + ( )2
∂α ∂α ∂α ∂α
∂x ∂y ∂z dr
E = ( )2 + ( )2 + ( )2 = 1 + ( )2
∂z ∂z ∂z dz
∂x ∂y ∂z
F = ( )2 + ( )2 + ( )2 = r 2
∂θ ∂θ ∂θ
dr
A = E = 1+ ( )2 ; B = F = r ; C = 0 .
dz
Mặt trụ có phương trình r = R =const ⇒ A = 1; B = R
Mặt nón góc đỉnh 2ϕ, phương trình r = ztg ϕ ⇒ A = 1 + tgϕ 2 ; B = ztgϕ .

(a) (b) (c)

Hình v 3-7 Các đường toạ độ của mặt tròn xoay


3-5 Ứng lực trong vỏ
Ký hiệu hệ trục sử dụng trong lý thuyết vỏ là α, β, z với α, β là đường toạ độ
trùng với đường cong chính trên mặt trung bình có bán kính cong Rα, Rβ và
trục z là pháp tuyến mặt trung bình có chiều dương theo chiều của véc tơ
pháp tuyến đơn vị en= eαxeβ.
Tương tự lý thuyết tấm, ta định nghĩa ứng lực trong vỏ là những thành phần
hợp lực đặt ở giữa bề dầy vỏ của tất cả các ứng suất tác động trên bề dầy
của vỏ tính trên một đơn vị chiều dài của mặt trung bình.
Xét chiều dài phân tố dsα trên mặt cắt vuông góc trục β như trên hình 3-5.
Gọi A,B là hệ số Lame’ tương ứng của đường toạ độ α, β, ta có dsα= Adα.
σβ z

σβα σββ
z β

α α β

(a) (b)

Hình vẽ 3-8 Định nghĩa các ứng lực trong vỏ

Trên mặt cắt có các ứng suất σββ , σβα, σβz và hợp lực của các ứng suất này
trên một đơn vị chiều dài của mặt trung bình sẽ là
z
Nβ = ∫ (1 + Rα )σ ββ dz ;
( h)

z
Qβ = ∫ (1 + Rα )σ β dz ;
( h)
z

z
S βα = ∫ (1 + Rα )σ βα dz ;
(h)
(3-26)

z
Mβ = ∫ (1 + Rα ) zσ ββ dz ;
(h)

z
M βα =
(h)
∫ (1 + Rα ) zσ βα dz .
Tương tự trên mặt cắt vuông góc trục α ta có các hợp lực trên một đơn vị
chiều dài của mặt cắt là các đại lượng
z
Nα = ∫ (1 + Rβ )σ αα dz ;
(h)

z
Qα = ∫ (1 + Rβ )σ α dz ;
(h)
z

z
Sαβ = ∫ (1 + Rβ )σ αβ dz ;
(h)
(3-27)
z
Mα = ∫ (1 + Rβ ) zσ αα dz ;
(h)

z
M αβ = ∫ (1 + ) zσ αβ dz
(h)

Các đại lượng vừa định nghĩa được gọi là các ứng lực của vỏ, thực chất là
hợp lực đặt trên mặt trung bình của nội lực trên một đơn vị chiều dài mặt
trung bình, hoặc là hợp lực theo chiều cao đặt ở giữa bề dầy của các ứng
suất.
Tương ứng ta gọi: ứng lực màng là lực dọc Nα, Nβ và lực trượt Sαβ , Sβα;
ứng lực uốn xoắn là lực cắt Qα, Qβ, mômen uốn Mα, Mβ
và mômen xoắn Mαβ , Mβα .
Chiêù dương của các ứng lực được quy định phù hợp với chiều dương của
các ứng suất trong hệ trục α, β, z như chỉ ra trên hình vẽ 3-6.
Lưu ý rằng mặc dầu σ αβ = σ βα nhưng theo định nghĩa thì
Mαβ ≠ Mβα và Sαβ ≠ Sβα;
Chỉ khi vỏ mỏng, bỏ qua tỷ số z/R so với đơn vị, thì chúng ta mới có
Mαβ = Mβα = H và Sαβ = Sβα = S. (3-28)
3-6 Phương trình vi phân của sự cân bằng
Xét phân tố vỏ có bề dầy h và kích thước trên mặt trung bình dsα x dsβ . Ký
hiệu A, B là hệ số Lame’ của đường toạ độ thì dsα= Adα, dsβ= Bdβ
Phân tố nằm cân bằng dưới tác động của ngoại lực bề mặt có cường độ
q(qα, qβ, qn) và ứng lực trên các cạnh như trên hình vẽ 3-7 a,b.

Hình 3-9 Điều kiện cân bằng của phân tố vỏ


Các phương trình cân bằng hình chiếu trên các trục eα, eβ, en cho kết quả:
∂ ( BN α ) ∂ ( AS βα ) ∂B ∂A AB
+ − Nβ + Sαβ + Qα + ABqα = 0 .
∂α ∂β ∂α ∂β Rβ
∂ ( AN β ) ∂ ( BSαβ )
∂A ∂B AB
+ + S βα
− Nα + Qβ + ABq β = 0 .
∂β ∂α ∂β ∂α Rα
∂ ( BQ α ) ∂ ( AQ β ) N α N β
+ −( + ) AB + q n AB = 0
∂α ∂β Rα Rβ
Các phương trình cân bằng mômen đối với trục eα, eβ cho kết quả:
∂ ( BM αβ ) ∂ ( AM β ) ∂A ∂B
− − + Mα − M βα + ABQ β = 0 ;
∂α ∂β ∂β ∂α
∂ ( BM βα ) ∂ ( BM α ) ∂B ∂A
− − + Mβ − M αβ + ABQα = 0 .
∂β ∂α ∂α ∂β
Phương trình cân bằng véctơ mômen đối với trục en cho kết quả
M αβ M βα
Sαβ − S βα + − = 0.
Rα Rβ
Điều kiện này được tự động thoả mãn. Thực vậy, theo định nghĩa của lực
trượt và mômen xoắn, điều kiện này được viết lại là
z z 1 z 1 z
∫ (1 + Rβ )σ αβ dz + ∫ (1 + Rα )σ βα dz + Rα ∫ (1 + Rβ ) zσ αβ dz + Rβ ∫ (1 + Rα ) zτ βα dz
(h) (h) (h) (h)

z z
∫ (σ αβ
(h)
− σ βα )(1 +

)(1 +

)dz = 0 theo định luật đối ứng của ứng suất tiếp.

Như vậy, ta chỉ có 5 phương trình cân bằng chứa 10 ẩn số lực (3-29)
∂ ( BN α ) ∂ ( AS βα ) ∂B ∂A AB
+ − Nβ + Sαβ + Qα + ABqα = 0 ,
∂α ∂β ∂α ∂β Rβ
∂ ( AN β ) ∂ ( BSαβ )
∂A ∂B AB
+ + S βα
− Nα + Qβ + ABq β = 0 ,
∂β ∂α ∂β ∂α Rα
∂ ( BQ α ) ∂ ( AQ β ) N α N β
+ −( + ) AB + q n AB = 0 ,
∂α ∂β Rα Rβ
∂ ( BM αβ ) ∂ ( AM β ) ∂A ∂B
− − + Mα − M βα + ABQ β = 0 ,
∂α ∂β ∂β ∂α
∂ ( BM βα ) ∂ ( BM α ) ∂B ∂A
− − + Mβ − M αβ + ABQα = 0 .
∂β ∂α ∂α ∂β
3-7 Quan hệ chuyển vị và biến dạng trong vỏ
Quan hệ chuyển vị tại điểm bất kỳ và tại điểm tương ứng nằm trên
mặt trung bình: Ký hiệu chuyển vị điểm M(α, β, z) nằm ở vị trí bất kỳ trong
vỏ là u , v , w ; chuyển vị tại điểm M0(α, β, 0) nằm trên mặt trung bình là
u , v , w.
Giữa các hệ số Lame’ tại 2 điểm M và M0 tồn tại quan hệ
z
A = A(1 + ),

z
B = B(1 + ), (3-30)

C =C (3-31)
Sử dụng giả thiết pháp tuyến thẳng và có chiều dài không đổi, ta có thể viết
w = w = w(α, β),
u = u0(α, β) + k1z, (3-32)
v = v0(α, β)+ k2z
Các hệ số k1, k2 được xác định theo giả thiết pháp tuyến vuông góc mặt
trung bình sau biến dạng γαz = 0, γβz = 0. Điều kiện này, theo 3-3, là
C ∂ w B ∂ v 1 ∂w ∂v v ∂B
γ βz = ( )+ ( )= + −
B ∂β C C ∂γ B B ∂β ∂z B ∂z
1 ∂w v + k2 z B
γ βz = + k2 − = 0.
z ∂β z Rβ
B(1 + ) B(1 + )
Rβ Rβ
v 1 ∂w u 1 ∂w
Từ đó, ta tìm được k 2 = − , k1 = − (3-33)
Rβ B ∂β Rα A ∂α
u 1 ∂w
và u = u + z( − ), (3-34)
Rα A ∂α
v 1 ∂w
v = v + z( − ).
Rβ B ∂β
Biểu thức trên cho phép tính chuyển vị tại điểm bất kỳ trong vỏ theo chuyển
vị tại điểm tương ứng trên mặt trung bình.
Biến dạng tại điểm bất kỳ trong vỏ, theo 3-3, sẽ là
1 ∂u v ∂A w 1 ∂ 1 ∂w u 1 1 ∂w v
ε αα = ( + + ) − z[ ( − )+ ( − )] , (3-35)
A ∂α AB ∂β Rα A ∂α A ∂α Rα AB B ∂β Rβ
1 ∂v u ∂B w 1 ∂ 1 ∂w v 1 1 ∂w u
ε ββ =( + + ) − z[ ( − )+ ( − )] ,
B ∂β AB ∂α Rβ B ∂β B ∂β Rβ AB A ∂α Rα
B ∂ v A ∂ u B ∂ 1 v ∂w A ∂ 1 u ∂w
γ αβ = ( )+ ( ) + z[ ( − )+ ( − )]
A ∂α B B ∂β A A ∂α B Rβ B∂β B ∂β A Rα A∂α
hoặc ta có thể viết dưới dạng gọn hơn
ε αα = ε αα + zχα,
ε ββ = ε ββ + zχβ , (3-36)
γ αβ = γ αβ + 2zχαβ
với các ký hiệu
1 ∂u v ∂A w
ε αα = + + ,
A ∂α AB ∂β Rα
1 ∂v u ∂B w
ε ββ = + + , (3-37)
B ∂β AB ∂α Rβ
B ∂ v A ∂ u
γ αβ = ( )+ ( ),
A ∂α B B ∂β A
1 ∂ u 1 ∂w 1 v 1 ∂w
χα = ( − )+ ( − ),
A ∂α Rα A ∂α AB Rβ B ∂β
1 ∂ v 1 ∂w 1 u 1 ∂w
χβ = ( − )+ ( − ), (3-38)
B ∂β R β B ∂β AB Rα A ∂α
1 B ∂ 1 v ∂w A ∂ 1 u ∂w
χ αβ = [ ( − )+ ( − )] .
2 A ∂α B R β B∂β B ∂β A Rα A∂α
ε αα, ε ββ ,ε
là biến dạng dài và một nửa biến dạng góc tại điểm
αβ
M(α, β,z) bất kỳ nằm trong vỏ.
εαα, εββ , εαβ là biến dạng dài và một nửa biến dạng góc tại điểm M(α,
β, 0) nằm trên mặt trung bình, còn gọi là các biến dạng
màng.
χα, χβ , χαβ là thay đổi độ cong độ xoắn của đường toạ độ trên mặt
trung bình, còn gọi là các biến dạng uốn-xoắn.
Các công thức trên cho phép tính biến dạng của điểm bất kỳ qua biến dạng
của mặt trung bình. Như thế, nhờ các giả thiết hình học cuả Kirchoff-Love,
ta đã đưa được bài toán 3 chiều về bài toán 2 chiều.
3-8 Quan hệ vật lý
Theo giả thiết về giá trị bé của các ứng suất theo phương bề dầy vỏ z, trạng
thái ứng suất trong vỏ chỉ là trạng thái ứng suất phẳng, trên phân tố hình
hộp chữ nhật với các cạnh dsα.dsβ.dz chỉ có các ứng suất σαα, σββ, σαβ như
ở hình vẽ 3-8.

Hình 3-10.Trạng thái ứng suất của phân tố vỏ


Theo định luật Hooke
E
σ αα = (ε αα + µε ββ ) ,
1− µ 2
E
σ ββ = (ε ββ + µε αα ) , (3-38)
1− µ 2
E
σ αβ = ε αβ
1+ µ
Thay thế biểu thức của biến dạng 3-35 vào 3-38, sau đó tính các ứng lực
theo tích phân 3-26, 3-27, ta có
E z
Nα = 2 ∫
(1 + )[ε αα + µε ββ + z ( χ α + µχ β )]dz ,
1− µ h Rβ
E z
Nβ = 2 ∫
(1 + )[ε ββ + µε αα + z ( χ β + µχ α )]dz ,
1− µ h Rα
E z
Sαβ = ∫ (1 + )[ε αβ + zχ αβ ]dz ,
1+ µ h Rβ
E z
S βα = ∫ (1 + )[ε βα + zχ βα ]dz ,
1+ µ h Rα
E z
Mα = 2 ∫
z (1 + )[ε αα + µε ββ + z ( χ α + µχ β )]dz ,
1− µ h Rβ
E z
Mβ = 2 ∫
z (1 + )[ε ββ + µε αα + z ( χ β + µχ α )]dz ,
1− µ h Rα
E z
M αβ = ∫ z (1 + )[ε αβ + zχ αβ ]dz ,
1+ µ h Rβ
E z
M βα = ∫ z (1 + )[ε βα + zχ βα ]dz .
1+ µ h Rα
Trị số lực cắt được tính trực tiếp từ hai phương trình cân bằng cuối cùng
của 3-29
∂ ( BM αβ ) ∂ ( AM β ) ∂A ∂B
ABQβ = + − Mα + M βα ; (3-39a)
∂α ∂β ∂β ∂α
∂ ( AM βα ) ∂ ( BM α ) ∂B ∂A
ABQα = + − Mβ + M αβ . (3-39b)
∂β ∂α ∂α ∂β
Khi vỏ mỏng, bỏ qua tỷ số z/R so với đơn vị, chấp nhận gần đúng 3-28, sau
khi tích phân, ta có kết quả
Eh
Nα = (ε αα + µε ββ ) ,
1− µ 2
Eh
Nβ = (ε ββ + µε αα ) ,
1− µ 2
Eh Eh
Sαβ = S βα = S = ε αβ = γ βα , (3-40)
1+ µ 2(1 + µ )
M α = D( χα + µχ β ) ,
M β = D( χ β + µχ α ) ,
M αβ = M βα = H = D(1 − µ ) χαχ
Eh3
ký hiệu độ cứng trụ D = .
12(1 − µ 2 )
Biểu thức ngược lại tìm biến dạng theo ứng lực sẽ là
1 1 2(1 + µ )
ε αα = ( N α − µN β ) ; ε ββ = ( N β − µN α ) ; γ αβ = S. (3-41)
Eh Eh Eh
12 12 12(1 + µ )
χ α = 3 ( M α − µM β ) ; χ β = 3 ( M β − µM α ) ; χ αβ = M αβ . (3-42)
Eh Eh Eh 3
3-9 Thế năng biến dạng đàn hồi
Ký hiệu ue là TNBDĐH tích luỹ trong phân tố vỏ có chiều dầy h và có
kích thước mặt trung bình là một đơn vị diện tích, biểu thức ue sẽ là
1
ue = ( N α ε αα + N β ε ββ + Sγ αβ + M α χ α + M β χ β + Hχ αβ )
2
TNBDĐH trong toàn bộ vỏ
U = ∫ u e dsα ds β = ∫ u e ABdαdβ
S S

1
= ∫ ( N α ε αα + N β ε ββ + Sγ αβ + M α χ α + M β χ β + Hγ αβ0 ) ABdαdβ
2S
Thay ứng lực bởi các biến dạng 3-42, nhận được
Eh γ αβ 2
U= 2 ∫
[(ε αα + ε ββ ) 2 − 2(1 − µ )(ε αα ε ββ − ) ] ABdαdβ (3-43)
2(1 − µ ) S 4
D
+ ∫ [( χα + χ β ) 2 − (1 − µ )( χα χ β − χαβ ) 2 ] ABdαdβ
2S
Số hạng thứ nhất là thế năng của biến dạng màng, số hạng thứ hai là thế
năng biến dạng uốn-xoắn. Biểu thức của thế năng được sử dụng trong các
cách giải theo nguyên lý năng lượng.
3-10 Các cách giải bài toán vỏ
Hệ thống phương trình cơ bản
Hệ gồm 5 phương trình cân bằng 3-25; 6 phương trình quan hệ
chuyển vị biến dạng mặt trung bình 3-39, 3-40; 6 phương trình quan hệ ứng
lực và biến dạng 3-42. Hệ 17 phương trình chứa 17 ẩn số: 3 chuyển vị, 6
biến dạng, 8 ứng lực về nguyên tắc là một hệ kín và kết hợp với các điều
kiện biên cho phép ta giải được bài toán của lý thuyết vỏ. Các hằng số tích
phân được xác định theo điều kiện biên. Cũng như bài toán đàn hồi tổng
quát, bài toán vỏ có thể được giải theo chuyển vị, được giải theo ứng lực
hoặc theo cách giải hỗn hợp. Sự thuận lợi của mỗi cách giải phụ thuộc vào
đặc điểm từng lớp bài toán cụ thể, từng loại vỏ mà trong một số trường hợp
các phương trình có thể trở thành đơn giản hơn.
Phân loại bài toán vỏ mỏng theo trạng thái ứng lực
Ứng lực trong vỏ gồm hai loại: ứng lực màng nằm trong mặt phẳng
tiếp tuyến mặt trung bình là các lực dọc Nα , Nβ và lực trượt S; ứng lực uốn
xoắn là các mômen uốn Mα, Mβ, mômen xoắn H và lực cắt Qα, Qβ. Tuỳ
thuộc vào dạng hình học của vỏ, tải trọng tác động và điều kiện biên mà các
ứng lực này có thể có vai trò và độ lớn ở các cấp khác nhau.
Khi ứng lực màng đóng vai trò duy nhất hoặc chủ yếu, ứng lực uốn
xoắn không tồn tại hoặc đóng vai trò thứ yếu có thể bỏ qua thì trạng thái
ứng lực cuả vỏ được gọi là phi mômen và được nghiên cứu trong lý thuyết
vỏ phi mômen.
Phân loại bài toán vỏ mỏng theo dạng hình học vỏ
Vì các thông số hình học của vỏ (các trị A, B, C, Rα, Rβ...) tham gia
trực tiếp vào phương trình của lý thuyết vỏ nên có thể phân loại lý thuyết
tính toán theo dạng hình học của vỏ: vỏ tròn xoay, vỏ trụ, vỏ cầu, vỏ
hyperboloit, vỏ thoải...

Chương bốn LÝ THUYẾT VỎ MỎNG PHI MÔMEN

4-1 Khái niệm chung


Lý thuyết phi mômen (PMM) là một dạng giản lược của lý thuyết vỏ
tổng quát, trong đó ảnh hưởng của các ứng lực uốn xoắn tới trạng thái ứng
suất biến dạng là nhỏ và có thể bỏ qua so với ảnh hưởng của các ứng lực
màng. TTƯS-BD của vỏ khi này được gọi là phi mômen (hình 4-1).
Nếu bỏ qua các các mômen uốn-xoắn Mα = Mβ = H = 0
thì phương trình cân bằng thứ tư và năm của 3-29 cho ta Qα = Qβ = 0.
Trong vỏ chỉ tồn tại ứng lực màng Nα , Nβ , S những ứng lực này tương ứng
Nα N S
với hệ ứng suất σαα = ,σββ = β , σ αβ = .
h h h
Như thế, vỏ ở trạng thái phi mômen có ứng suất phân bố đều theo bề dầy là
một dạng kết cấu hợp lý, tương tự kết cấu dàn trong hệ thanh.

Hình vẽ 4-1. Ứng lực trong vỏ phi mômen


Trạng thái phi mômen có thể thực hiện khi thoả mãn các điều kiện:
1. Hoặc độ cứng chống uốn của vỏ rất bé D = 0. Khi này vỏ không có khả
năng chịu uốn mà trở thành những màng mỏng, tương tự dây mềm đối
với kết cấu dạng thanh, điều kiện thực hiện là: các lực dọc là các trị số
dương Nα ≥ 0, Nβ ≥ 0.
2. Hoặc biến thiên độ cong, độ xoắn rất bé, có thể bỏ qua. Khi này ứng lực
màng có thể nhận những trị số tuỳ ý tuỳ thuộc tải trọng mà những ttải
trọng này phải thoả mãn những điều kiện nhất định nào đó được xét
trong mục sau.
4-2 Phương trình cơ bản, điều kiện biên
Hệ phương trình cân bằng 3-29 còn lại ba phương trình
∂ ( N α B) ∂ ( SA) ∂A ∂B
+ +S − Nβ + qα AB = 0 ;
∂α ∂β ∂β ∂α
∂ ( N β SA) ∂ ( SB) ∂B ∂A
+ +S − Nα + q β AB = 0 ; (4-1)
∂α ∂β ∂β ∂β
Nα N β
+ − qn = 0 .
Rα Rβ
Hệ có ba phương trình, chứa ba ẩn số lực. Bài toán là tĩnh định nội.
Nếu các điều kiện biên tĩnh học cũng đủ để xác định hằng số tích phân thì
bài toán là tĩnh định toàn bộ. Khi phải sử dụng thêm các điều kiện biên
động học để xác định hằng số tích phân thì bài toán là siêu tĩnh ngoại.
Sau khi xác định ứng lực, biến dạng của vỏ được tìm theo biểu thức 3-
41, chuyển vị trên mặt trung bình theo biểu thức 3-37
1 1 ∂u v ∂A w
ε αα = ( N α − µN β ) = + + ;
Eh A ∂α AB ∂β Rα
1 1 ∂v u ∂B w
ε ββ = ( N β − µN α ) = + + ; (4-2)
Eh B ∂β AB ∂α Rβ
2(1 + µ ) B ∂ v A ∂ u
γ αβ = S = ( )+ ( ).
Eh A ∂α B B ∂β A
Nghiệm chuyển vị của hệ phương trình vi phân có vế phải đối với u, v
được viết dưới dạng tổng nghiệm tổng quát phương trình thuần nhất và
nghiệm riêng phương trình thuần nhất u = u) + u * , v = v) + v * .
Bậc của hệ phương trình là 2; nếu vỏ có 4 cạnh biên thì trên mỗi biên
cần viết 1 điều kiện, các điều kiện này được viết theo các ứng lực màng hoặc
các chuyển vị u, v không liên quan tới điều kiện của w. Chuyển vị w được tự
do để phù hợp với việc bỏ qua các ứng lực uốn như sẽ phân tích trong tiết 4-
3 dưới đây.
Khi điều kiện biên cho theo N, S là đủ để tìm các hằng số tích phân
thì bài toán là tĩnh định. Khi điều kiện biên cho theo N, S chưa đủ để tìm các
hằng số tích phân mà phải thêm các điều kiện biên theo chuyển vị thì bài
toán là siêu tĩnh.
4-3 Điều kiện tồn tại, phạm vi ứng dụng Lý thuyết phi mômen
Điều kiện tồn tại
1- Hình học của vỏ trơn, không gẫy góc, không có những thay đổi đột ngột
của độ cong. Bề dầy của vỏ, nếu thay đổi, cũng biến thiên trơn, liên tục.
Vỏ không có sườn tăng cường.
2- Tải trọng tác động trên hệ là những lực phân bố bề mặt liên tục, trơn.
Trên vỏ không có các lực hoặc mômen tập trung.
3- Liên kết của vỏ không ngăn cản chuyển vị theo phương pháp tuyến w
hoặc ngăn cản góc xoay (là những đạo hàm của w). Những ngăn cản này
sẽ làm phát sinh các phản lực theo phương của các ứng lực uốn-
xoắn.Như thế, các liên kết ở biên vỏ chỉ được phép nằm trong mặt phẳng
tiếp tuyến của mặt trung bình, chúng chỉ ngăn cản các chuyển vị u, v.
Phạm vi ứng dụng
Lý thuyết phi mômen được ứng dụng khi thoả mãn các điều kiện nêu
trên, nhưng cũng có thể được dùng ngay cả khi một vài điều kiện nêu trên
không được thoả mãn ở một số hưũ hạn các đường nào đó trên mặt vỏ mà ta
gọi là các đường lệch (chẳng hạn tải trọng thay đổi đột ngột, hình học của
vỏ thay đổi đột ngột...). Khi này, TTPMM là trạng thái cơ bản của vỏ, thêm
vào đó là trạng thái mômen xuất hiện trong một phạm vi nằm lân cận các
đường lệch. Trạng thái mômen này được gọi là các hiệu ứng biên. Theo G.G
Goldenveizer thì việc phân tích như vậy là chấp nhận được nếu:
1- Các đường lệch không quá dầy đặc (vì nếu quá dầy đặc thì không còn
vùng để thực hiện TTPMM).
2- Đường lệch không trùng với các đường tiệm cận của vỏ ( đường tiệm
cận là những đường thẳng nằm trọn trên bề mặt vỏ: đường sinh của
mặt trụ, mặt nón có độ cong Gauss bằng không K = 0, đường thẳng
của các mặt kẻ có độ cong Gauss âm K < 0).
3- Khi trên vỏ có tải trọng tập trung sẽ xuất hiện trạng thái mômen mang
tính cục bộ: hiệu ứng nhiễu của trạng thái ứng suất mang tính cục bộ
bao quanh điểm đặt lực còn hiệu ứng nhiễu của trạng thái biến dạng
sẽ có phạm vi tác động khác nhau tuỳ thuộc độ cong Gauss.
a- Vỏ có độ cong Gauss dương thì vùng nhiễu của chuyển vị cũng
mang tính cục bộ và hiệu ứng biên được gọi là đơn giản (hình 4-2).
b- Với vỏ có độ cong Gauss âm và bằng không thì vùng nhiễu của
chuyển vị bao gồm những dải dọc theo đường tiệm cận đi qua điểm
đặt lực (hình 4-3). Như thế, đường lệch trùng với đường tiệm cận,
hiệu ứng biên được gọi là tổng quát hoặc hiệu ứng biên phức tạp.
Dưới đây, ta chỉ trình bầy hiệu ứng biên đơn giản, trường hợp phức
tạp có thể đọc trong các tài liệu chuyên khảo, chẳng hạn của G.G
Goldenveizer [4].

Hình vẽ 4-2 HƯB đơn giản Hình vẽ 4-3. HƯB phức tạp
4-4 Hiệu ứng biên đơn giản (HƯBĐG)
Khái niệm
HƯB là trạng thái ứng suất mômen cục bộ giới hạn quanh các đường
lệch, trạng thái mômen này tắt rất nhanh khi đi xa khỏi đường lệch; kích
thước vùng ở trạng thái mômen chỉ bằng một số lần bề dầy của vỏ, Nếu
đường lệch không trùng đường tiệm cận thì HƯBĐG, nếu đường lệch trùng
với đường tiệm cận thì HƯB gọi là phức tạp (HƯBPT này chỉ xảy ra với vỏ
có độ cong K ≤ 0). Thí dụ ta xét một chỏm cầu chịu trọng lượng bản thân,
chịu các liên kết trên đường tròn biên:
- khi liên kết nằm trong mặt phẳng tiếp tuyến (hình vẽ 4-4) thì chuyển vị
pháp tuyến w và các đạo hàm của nó không bị hạn chế, trạng thái của vỏ là
phi mômen.
- khi liên kết không nằm trong mặt phẳng tiếp tuyến, chẳng hạn liên kết
ngàm hoặc có vành đỡ, thì chuyển vị pháp tuyến và góc quay bị ngăn cản, sẽ
xuất hiện các phản lực mômen uốn, lực cắt ở biên. Trạng thái của vỏ ở biên
là trạng thái mômen, trạng thái này sẽ tắt nhanh khi đi xa biên, vỏ càng
mỏng độ tắt càng nhanh.

Hình 4-4 HƯB với chỏm cầu Hình 4-5 Đường lệch và toạ độ
Các giả thiết của lý thuyết HƯB đơn giản
Xét đường lệch trùng với đường toạ độ β ứng với trị số α = α1 (hình
vẽ 4-5). Trên đường lệch và ở vùng lân cân đường lệch sẽ tồn tại:
ứng lực màng Nα , Nβ, S và ứng lực uốn Mα , Mβ, H, Qα , Qβ;
biến dạng màng εα, εβ, γ và biến dạng uốn χα , χβ, χαβ;
chuyển vị u, v và w.
Độ lớn cũng như ảnh hưởng của các đại lượng này tới trạng thái ứng
suất biến dạng của vỏ ở vùng hiệu ứng biên sẽ khác nhau.
G.G Goldelveizer đề nghị chấp nhận các giả thiết:
1. Đạo hàm của các đại lượng theo biến α (thể hiện độ biến thiên theo
vuông góc đường lệch) lớn hơn giá trị bản thân hàm.
2. Ứng lực màng lớn nhất là trị số của Nβ (Nβ >> Nα, S) và trị số lớn nhất
này cùng bậc với đạo hàm theo α của các ứng lực màng còn lại
∂N α ∂S
Nβ ≅ ≅ .
∂α ∂α
3. Mômen uốn là cùng bậc và lớn hơn mômen xoắn nhưng cùng bậc với đạo
hàm theo α của mômen xoắn
M α = µ M β >> H (µ là hệ số Poisson),
∂H
Mα ≅ .
∂α
4. Lực cắt: Qα lớn hơn Qβ nhưng cùng bậc với đạo hàm theo α của Qβ
∂Qβ
Qα ≅ >> Qβ .
∂α
5. Biến dạng màng: biến dạng dài của mặt trung bình cùng bậc, lớn hơn
biến dạng góc nhưng cùng bậc với đạo hàm theo α của biến dạng góc
∂γ
ε α = − µε β và ε α ≅ >> γ .
∂α
6. Biến dạng uốn: thay đổi độ cong của đường α lớn hơn thay đổi độ cong
theo đường β và độ xoắn nhưng có cùng bậc với đạo hàm theo α của
∂χ β ∂χ αβ
chúng χα ≅ ≅ >> χ β , χ αβ . .
∂α ∂α
7. Chuyển vị: chuyển vị theo phương pháp tuyến w lớn hơn chuyển vị màng
nhưng cùng bậc với đạo hàm theo α của chuyển vị màng
∂u ∂v
w ≅ ≅ >> u , v .
∂α ∂α
Các giả thiết trên được tập hợp trong bảng 4-1
Phương trình hiệu ứng biên đơn giản
Phương trình hiệu ứng biên đơn giản được xây dựng trên cơ sở các
phương trình tổng quát của lý thuyết vỏ khi không có các tải trọng phân bố
qα = qβ = qn= 0
và chú ý tới các đặc điểm của TT HƯBĐG ghi tóm tắt trên bảng 4-1.
Bảng 4-1

ĐẠI LƯỢNG CHỦ YẾU THỨ YẾU NHẬN XÉT


∂N α ∂S
Ứng lực màng Nβ Nα, S Nβ ≅ ≅ .
∂α ∂α
∂H
Mômen Mα, Mβ H Mα ≅
∂α
∂Qβ
Lực cắt Qα Qβ Qα ≅
∂α
∂γ
Biến dạng màng εα ,ε β γ εα ≅
∂α
∂χ β ∂χ αβ
Biến dạng uốn χα χβ, χαβ χα ≅ ≅
∂α ∂α
∂u ∂v
Chuyển vị w u,v w ≅ ≅
∂α ∂α

Sử dụng phương trình cân bằng thứ 3 , thứ 5 của 3-29 (khi lấy Mαβ = Mβα và
không có qn)
1 ∂ ( BQα ) ∂ ( AQβ ) N Nβ
[ + ]−( α + ) = 0; (4-3)
AB ∂α ∂β Rα Rβ
∂ ( A 2 H ) ∂ ( BM α ) ∂B
+ − Mβ − ABQα = 0 .
∂β ∂α ∂α
Phương trình đối với các biến dạng chủ yếu, theo 3-38, 3-39, 3-40, có dạng
1 ∂v u ∂B w
ε ββ = + + , (4-4)
B ∂β AB ∂α Rβ
1 ∂ u 1 ∂w 1 v 1 ∂w
χα = ( − )+ ( − ).
A ∂α Rα A ∂α AB Rβ B ∂β
Phương trình vật lý theo 3-42
Eh
Nα = (ε αα + µε ββ ) , (4-5)
1− µ 2
Eh 3
M α = D( χ α + µχ β ) = ( χ α + µχ β ) .
12(1 − µ 2 )
Theo bảng 4-1 về tương quan các đại lượng, các phương trình trên được viết
lại như sau:
1 ∂ ( BQα ) N β
4-3 trở thành − = 0, (a)
AB ∂α Rβ
1 ∂ ( BM α )
− Qα = 0 . (b)
AB ∂α
w
4-4 trở thành ε ββ
0
= , (c)

1 ∂ 1 ∂w
χα = − ( ). (d)
A0 ∂α A0 ∂α
4-5 trở thành N α = Ehε ββ
0
, (e)
M α = Dχ α , (g)
M β = µM α . (h)
Hệ 7 phương trình 7 ẩn số của bài toán hiệu ứng biên được rút gọn lại thành
một phương trình đối với một ẩn số chính là chuyển vị w bằng cách thay b
vào a, sau đó dùng g và d:
1 ∂ 1 ∂ Nβ
[B ( BM α )] − =0
AB ∂α AB ∂α Rβ
1 ∂ 1 ∂ 1 ∂ 1 ∂w 12(1 − µ )
⇒ { [ ( )]} + w = 0. (4-6)
AB ∂α A ∂α A ∂α A ∂α h 2 Rβ2
∂ ∂w ∂P
Xét đạo hàm ( Pw) = P +w
∂α ∂α ∂α
với đại lượng P là các hệ số Lame’ A hoặc B, còn w là hàm chuyển vị pháp
tuyến của bài toán hiệu ứng biên. Hình học của vỏ là trơn, không thay đổi
đột ngột nên sự biến đổi của các hệ số hình học không lớn, đạo hàm của
∂P ∂w
chúng sẽ nhỏ hơn đạo hàm của chuyển vị pháp tuyến , có thể lấy gần
∂α ∂α
∂ ∂w
đúng ( Pw) ≈ P .
∂α ∂α
Phương trình hiệu ứng biên đơn giản 5-6 sẽ có dạng
∂4w
+ 4λ4 w = 0 (4-7)
∂α 4
12(1 − µ 2 ) A 4
với λ=4 (4-8)
4h 2 Rβ2
trong đó:
đường lệch là đường toạ độ β ứng với trị số α = α1,
đường toạ độ α vuông góc với đường lệch;
A là hệ số Lame’ của đường α,
Rβ là bán kính cong của đường lệch,
h, µ là độ dầy vỏ và hệ số Poisson của vật liệu.
Nghiệm của 4-7 khi A là hằng số (phù hợp với giả thiết của HƯB đơn giản):
α ≤ α1 Ehw = [C1 cos kg (α − α 1 ) + C 2 sin kg (α − α 1 )]e − kg (α −α )
1
(4-9)
α ≥ α1 Ehw = [C 3 cos kg (α − α 1 ) + C 4 sin kg (α − α 1 )]e − kg (α −α )
1
(4-10)
Ci là hằng số khi tích phân theo α, chúng là hàm theo biến số β .
ν A
Ký hiệu các hệ số k = , g = 4 3(1 − µ 2 )
h νRβ
ν là hệ số tính trị số trung bình của bán kính cong Rβ trên đường lệch.
Thí dụ
Determine the membrane forces in a hyperbolic paraboloid sell with a
midsurface defined by the expression z = -xyh/a2 for two particular cases:
a) the sell is subjected to avertical load p per unit its horizontal projection.
b) the sell carries its own weight p per unit surface area.
Assume that the effets boudrie are negligeabl and Nx = S = 0 (x = 0)
Ny = S = 0 (y = 0)

a
Solution
Đặt C = a2/h, phương trình mặt vỏ là z = - Cxy
4-5 Lý thuyết PMM vỏ tròn xoay
Hệ toạ độ
Cho vỏ tròn xoay trong hệ toạ độ cầu ϕ, θ, R như chỉ trên hình vẽ 4-6, kinh
tuyến là đường α (α ≡ ϕ ), vĩ tuyến là đường β (β ≡ θ), Tâm cong của
đường toạ độ nằm trên pháp tuyến en mặt trung bình, bán kính cong được ký
hiệu là Rα của đường kinh tuyến, là Rβ của đường vĩ tuyến.

Hình 4-6 Các thông số hình học của vỏ tròn xoay


Theo hình 4-6 ta tính được các hệ số Lame’ dsα = Rα dϕ ⇒ A = Rα ,
ds β = rdθ ⇒ B = r = Rβ sin ϕ .
dr
Vì = sin(90 0 − ϕ ) = cos ϕ ⇒ dr = dsα cos ϕ = Rα cos ϕdϕ
dsα
dr
nên = Rα cos ϕ (4-11)

Các phương trình cơ bản
Phương trình cân bằng 4-1, sau khi đổi sang toạ độ ϕ, θ thay cho α, β:
∂ (rN ϕ ) ∂S
+ Rϕ + − N θ Rϕ cos ϕ + rRϕ qϕ = 0 ;
∂ϕ ∂θ
1 ∂ (r 2 S ) ∂N θ
+ Rϕ + rRϕ qθ = 0 ; (4-12)
r ∂ϕ ∂θ
N ϕ Nθ
+ = qn .
Rϕ Rθ
Phương trình hình học và vật lý:
1 1 ∂u w
ε ϕϕ = ( N ϕ − µN θ ) = + ;
Eh Rϕ ∂ϕ Rϕ
1 1 ∂v u w
ε θθ = ( N θ − µN ϕ ) = + cos ϕ + ; (4-13)
Eh r ∂θ r Rθ
2(1 + µ ) r ∂ v 1 ∂u
γ ϕθ = 2ε ϕθ = S = ( )+ .
Eh Rϕ ∂ϕ r r ∂θ
4-6 Bài toán đối xứng trục

Hệ toạ độ cầu
Khi vỏ tròn xoay chịu tải trọng đối xứng trục thì bài toán trở thành
bài toán đối xứng trục. Các đại lượng của bài toán là hằng số theo vĩ độ θ,
là hàm số của kinh độ ϕ. Chuyển vị theo vĩ tuyến bằng không v = 0. Ta cũng
giả thiết qθ = 0 để không xét trường hợp xoắn vỏ quanh trục z.
Phương trình cân bằng thứ hai của 4-12 cho kết quả S = 0.
Thay thế phương trình cân bằng thứ nhất, ta xét tổng hình chiếu trên
trục đối xứng z của các lực tác động lên phần trên vỏ đang xét tại kinh độ ϕ
như trên hình 4-7.

Hình 4-7 Phần vỏ giới hạn bởi đường kinh độ ϕ.


Dễ dàng nhận được 2πN ϕ r sin ϕ = −∑ Fz (4-14)
∑ Fz : tổng hình chiếu các ngoại lực tác động lên phần vỏ đang xét.
Lực dọc vĩ tuyến Nθ tìm từ phương trình cân bằng thứ ba, có tên gọi
là phương trình Laplace của bài toán đối xứng trục của vỏ tròn xoay,
Nϕ Nθ
+ = qn (4-15)
Rϕ Rθ
Biến dạng và chuyển vị xác định theo quan hệ
1 du w 1
ε ϕϕ = + = ( N ϕ − µN θ ) ;
Rϕ dϕ Rϕ Eh
u w 1
ε θθ = cos ϕ + = ( N θ − µN ϕ ) ; (4-16)
r Rθ Eh
2(1 + µ )
γ ϕθ = 2ε ϕθ = S =0.
Eh
Xét một vài thí dụ về bài toán vỏ tròn xoay ở trạng thái phi mômen.
Phương trình để giải là 4-14 và 4-15.
1. Vỏ cầu chịu áp lực bên trong p (hình vẽ 4-8):
pR
Ứng lực Nα = N β = ; (4-17)
2
w 1 1− µ
Biến dạng dài ε β = = ( N β − µN α ) = pR .
R Eh 2 Eh
1− µ
Chuyển vị w= pR 2 . (4-18)
2 Eh
Hình 4-8 Vỏ cầu Hình 4-9 Vỏ trụ
2. Vỏ trụ chịu áp lực bên trong p (hình vẽ 4-9)
1− µ
Khi vỏ không đáy: N α = 0; N β = pR ; w = ε β R = pR 2 . (4-19)
2 Eh
pR 2−µ
Khi vỏ có đáy: Nα = ; N β = pR ; w = ε β R = pR 2 .(4-20)
2 2 Eh
3. Chỏm cầu chịu trọng lượng bản thân (hình 4-10)

Hình 4-10 Chỏm cầu chịu TLBT


Ký hiệu p là trọng lượng trên một đơn vị diện tích mặt trung bình của vỏ,
lực pháp tuyến là q n = − p cos ϕ .
Phương trình 4-14 cho phép tìm lực dọc kinh tuyến
2πrN ϕ sin ϕ = −2πR 2 p(1 − cos ϕ ) .
pR(1 − cos ϕ ) pR
Nϕ = − =− < 0∀ϕ . (4-21)
1 − cos ϕ
2
1 + cos ϕ
Phương trình Laplace 4-15 cho phép tính lực dọc vĩ tuyến
1
N β = − pR(cos ϕ − ). (4-22)
1 + cos ϕ
Nβ < 0 khi góc chắn ϕ < 51049’
Nβ = 0 khi góc chắn ϕ = 51049’
Nβ < 0 khi góc chắn ϕ > 51049’.
Biểu đồ các ứng lực cho trên hình 4-10.
4. Bể chứa hình trụ (hình vẽ 4-11)
Ký hiệu z là trục đối xứng của vỏ có gốc tại mặt đáy. Ta xét phần thân vỏ
trụ nằm xa đáy z >> 0.
Áp lực lên thành bể có trị số qn = γ (H − z) .
Lục dọc theo phương đường sinh: khi không có mái Nα = 0 ,
G
khi có mái trọng lượng G Nα = − .
2πR
Lực dọc theo phương vòng: N β = q n R = γR ( H − z ) . (4-24)
1 γR 2
Chuyển vị pháp tuyến: w= ( N z − µN θ ) = (H − z) (4-25)
Eh Eh
Mặt bên của vỏ sẽ biến dạng thành một hình chóp, chuyển vị pháp tuyến lớn
γR 2 H
nhất phát sinh tại đáy dưới khi z = 0 và bằng w0 = (hình 4-12b).
Eh
Hình 4-11 Bể trụ Hình 4-12 Bể cầu
5. Vỏ cầu đựng chất lỏng không áp, có vành đỡ (hình 4-12)
Giả thiết vỏ chứa đầy chất lỏng có trọng lượng riêng γ, có vành đỡ tại toạ
độ ϕ = ϕ0. Các thành phần tải trọng qα = qβ = 0; qn = γz.
Sử dụng phương trình cân bằng 4-14, tính được
q n R γRz γR 2
Với ϕ < ϕ0 Nα = N β = = = (1 − cos ϕ ) . (4-26)
2 2 2
1
Với ϕ > ϕ0 2πR sin 2 ϕ .N α = 2π ∫ γR 3 sin ϕ cos ϕ (1 − cos ϕ )dϕ + πR 3γ
3
γR 2 7 cos 3 ϕ cos 2ϕ
⇒ Nα = [ + − ]. (4-27)
sin 2 ϕ 12 4 4
Theo 4-13 N β = γR 2 (1 − cos ϕ ) − N α (4-28)
4-7 Lý thuyết phi mômen kết hợp hiệu ứng biên
Dễ dàng nhận thấy rằng khi ở biên có liên kết ngăn cản chuyển vị pháp
tuyến thì những kết quả nhận được theo lý thuyết phi mômen không còn
đúng.
Nếu vỏ tuân theo các điều kiện của lý thuyết hiệu ứng biên đơn giản thì
có thể phân tích:
Kết quả phi mômen dùng chung cho toàn vỏ, trừ lân cận các đường lệch.
Trạng thái mômen, hoặc hiệu ứng biên sẽ tồn tại lân cận đường lệch. Nếu
đường lệch là đường β thì phương trình hiệu ứng biên là
d 4w
+ 4λ4 w = 0 (4-29)
dα 4

12(1 − µ 2 ) A 4
λ=4 (4-30)
4h 2 Rβ2
Đối với vỏ trụ, khi đường lệch β là đường tròn nằm trong mặt phẳng vuông
12(1 − µ 2 )
góc đường sinh, thì A = 1, Rβ = R và λ = 4 = const .
4h 2 R 2
Phương trình, khi này, gọi là phương trình HƯB vỏ trụ, có dạng giống như
phương trình vi phân độ võng của dầm nằm trên nền đàn hồi Winkler.
Đối với các loại vỏ khác, nếu ở lân cận đường lệch có thể lấy một
cách gần đúng A = const, Rβ = const thì hệ số λ của phương trình cũng là
hằng số, phương trình hiệu ứng biên gần đúng cũng có dạng phương trình
HƯB vỏ trụ.
Trạng thái ứng suất biến dạng thực của vỏ là tổng của hai trạng thái
PMM và trạng thái HƯB.
Để áp dụng việc giải bài toán vỏ theo lý thuyết phi mômen kết hợp hiệu ứng
biên, ta xét một vài ví dụ
a- Bể chứa nước hình trụ có đáy liên kết ngàm.
Theo lý thuyết phi mômen, chuyển vị pháp tuyến là
γR 2
w0 = (H − z) .
Eh
Tại đáy ngàm tồn tại trạng thái mômen biểu diễn bởi phương trình 5-29.
Nghiệm của phương trình là
w = e − λz [C1 cos λz + C 2 sin λz ] + e λz [C 3 cos λz + C 4 sin λz ]
Trạng thái mômen tắt nhanh khi đi xa đáy nên có thể lấy
C3 = C4= 0.
Chuyển vị pháp tuyến thực sẽ là tổng của trạng thái PMM và của trạng thái
HƯB:
γR 2
w = w0 + w = ( H − z ) + e − λz [C1 cos λz + C 2 sin λz ]
Eh
dw
Theo điều kiện biên: khi z = 0 thì w = 0 và =0
dz
xác định được hằng số tích phân
γR 2 H γR 2 1
C1 = − , C2 = ( − H) .
Eh Eh λ
Từ đó, nhận được biểu thức của các đại lượng:
γR 2 1
chuyển vị pháp tuyến w= {H − z − e − λz [cos λz + (1 −
) sin λz ]} ;
Eh Hλ
d 2 w γRHh −λz 1
mômen uốn M α = −D 2 = e [sin λz − (1 − ) cos λz ] ;
dz 12 Hλ
dM α γH −λz 1 1
lực cắt Qα = = e [(2 − ) cos λz − sin λz ] ;
dz 2λ Hλ Hλ
Ehw 1
lực dọc vòng Nβ = = γR{H − z − e −λz H [cos λz + (1 − ) sin λz ]} .
R Hλ
Biểu đồ mômen uốn, lực vòng vẽ trên hình 4-13 cho thấy: tại gần đáy thì
thành bể chịu chủ yếu tác động của mômen uốn và lực cắt. Trị số mômen
1 γRHh
uốn lớn nhất khi µ = 0 tại z = 0 và bằng M α ( 0) = (1 − ) .
Hλ 2 3
Lấy với số liệu: chiều cao H = 5m; bề dầy vỏ h = 0,2m; bán kính R = 15m;
trọng lượng riêng của chất lỏng γ = 10kN/m3; ta tìm được λ = 0,7598
1/m và Mα(0) = 31,90kNm/m.

Hình vẽ 4-13 Bể trụ có hiệu ứng biên

b- Vỏ trụ kín chịu lực trên biên


Xét một ống mỏng hình trụ chịu tác động của mômen phân bố m0 và lực
ngang phân bố q0 tại một đầu ống, chiều dương của các đại lượng được vẽ
trên hình 4-14.
m0 q0

Hình 4-14 Ống trụ dài chịu lực biên


Theo phương trình HƯB, nghiệm của bài toán sẽ là:
w = e − λz [C1 cos λz + C 2 sin λz ] ;
dw
ϕ= = −λe −λz [(C1 − C 2 ) cos λz + (C1 + C 2 ) sin λz ] ;
dz
d 2w
M α = − D 2 = −2λ2 De −λz [−C 2 cos λz + C1 sin λz ] ;
dz
dM α
Qα = = 2λ3 De −λz [−(C1 + C 2 ) cos λz + (C1 − C 2 ) sin λz ] .
dz
Điều kiện biên được viết tại mặt có toạ độ z = 0: Mα = m0; Qα = q0
q0 m0 m0
cho phép xác định C1 = −( + ) và C2 = .
2λ D
3
2λ 2 D 2λ 2 D
Từ đó tìm được chuyển vị tại biên
q0m0
w( z = 0) = w0 = C1 = −( +
);
2λ D 2λ 2 D
3

q m
ϕ ( z = 0) = ϕ 0 = −(C1 − C 2 ) = 20 + 0 .
2λ D λ D
Những kết quả của bài toán HƯB của vỏ trụ vừa nhận được cũng có thể áp
dụng cho bài toán tương tự của các loại vỏ có hình dạng khác khi bán kính
cong Rβ theo đường toạ độ biên thay đổi chậm theo toạ độ α, chẳng hạn vỏ
cầu, vỏ parabole hoặc vỏ nón có mặt phẳng tiếp tuyến tại biên hợp với trục
đối xứng z những góc nằm trong khoảng 600÷ 900 .
Dưới đây nêu vài thí dụ.
Vỏ trụ chịu áp lực bên trong bằng hằng số p0, đáy phẳng bán kính R.
Xác định mômen uốn cục bộ tại nơi tiếp giáp thân và đáy bình chứa

X2 X2 X1

X2 X2 X1

Hình 4-15 Vỏ trụ chịu áp lực trong, có đáy phẳng


Điều kiện liên tục biến dạng: ϕđáy = ϕvỏ.
Bỏ qua biến dạng màng của đáy: wvỏ = 0.
Theo kết quả bài toán tấm tròn liên kết khớp trên chu vi, chịu tải trọng pháp
tuyến phân bố đều và mômen uốn trên biên, ta có
p0 5+µ 2 m0
w= (a 2 − r 2 )( a − r2) + (a 2 − r 2 )
64 D 1+ µ 2(1 + µ ) D
p 5+ µ 2 2m 0 r
ϕ = 0 [ −2 r ( a − r 2 ) − 2r (a 2 − r 2 )] −
64 D 1+ µ 2(1 + µ ) D
p0 a 3 m0 a
tại biên r = a ϕ0 = − −
8D(1 + µ ) (1 + µ ) D
Đối với thân vỏ trụ phương trình HƯB là
w = e − λz [C1 cos λz + C 2 sin λz ] ;
dw
ϕ= = −λe −λz [(C1 − C 2 ) cos λz + (C1 + C 2 ) sin λz ] ;
dz
d 2w
M α = − D 2 = −2λ2 De −λz [−C 2 cos λz + C1 sin λz ] ;
dz
dM α
Qα = = 2λ3 De −λz [−(C1 + C 2 ) cos λz + (C1 − C 2 ) sin λz ] .
dz
Điều kiện biên được viết tại mặt có toạ độ z = 0: w = 0 và Mα = m0;
Do đó C1 = 0
m0
m0 = 2λ2 DC 2 hoặc C 2 =
2λ 2 D
dw m
ϕ0 = = 0
dz 2λD

Cho cân bằng biểu thức hai góc xoay ϕđáy  = ϕvỏ, nhận được
p0 a 3 m0 a m
+ = 0
8D(1 + µ ) (1 + µ ) D 2λ D
p0 a λ
3
m0 =
4(1 + µ − 2aλ )
Vỏ ghép từ bán cầu và trụ
Xét một bình chứa khí hình trụ đường kính 2R có đáy là hai bán cầu như
trên hình vẽ 5- 16 (chiều dài vỏ L >> R).
Tách riêng hai phần vỏ trụ và đáy bán cầu, đặt vào mặt cắt các nội lực
mômen uốn m0, lực cắt q0, ta viết điều kiện tương thích của biến dạng:
Tại mặt cắt tiếp giáp phần thân hình trụ và phần đáy hình bán cầu thì
wC = wT (a)
ϕC = - ϕT (b)
Đẳng thức của góc xoay mang dấu âm vì trục z của hai phần vỏ hướng
ngược chiều nhau.
Chuyển vị vỏ do áp lực trong p, mômen uốn m0, lực cắt q0 gây ra nên có thể
viết: w = wp + wm+q.
ϕ = ϕp + ϕm+q.

q0 q0
m0

2R

Hình 5-16 Vỏ trụ có đáy bán cầu


Đối với vỏ trụ:
2−µ
- khi vỏ có đáy, theo 5-21: wT . P = pR 2 ; ϕT,P = 0.
2 Eh
q m
- theo bài toán HƯB wT , M + Q = −( 30 + 20 ) ;
2λ D 2 λ D
q m
ϕ T , M +Q = 20 + 0 .
2λ D λ D
2−µ q m
- chuyển vị toàn phần wT = pR 2 − ( 30 + 20 ) ;
2 Eh 2λ D 2λ D
q m
ϕ T = 20 + 0 .
2λ D λD
Đối với vỏ cầu:
1− µ
- chuyển vị phi mômen wC . P = pR 2 ; ϕC,P = 0.
2 Eh
−q m
- chuyển vị do HƯB wC ,m + q = −( 3 0 + 20 ) ;
2λ D 2λ D
q m
ϕ C , m+ q = − 20 + 0 .
2λ D λ D
1− µ q m
- chuyển vị toàn phần wC = pR 2 + 30 − 20 ;
2 Eh 2 λ D 2λ D
q m
ϕ C = − 20 + 0 .
2λ D λD
Thực hiện điều kiện (a), (b) ta tìm được m0 = 0 ;
µR 2 h 2 λ3
q0 = p.
24(1 − µ 2 )
Biết trị số m0, q0 có thể tìm được các đại lượng chuyển vị , ứng lực trong vỏ.
4 − 7µ
Tại mặt tiếp giáp hai phần thân và đáy w0 = pR 2 ;
8 Eh
µλ
ϕ0 = pR 2 .
4 Eh
Bể chứa nước hình trụ, có đáy ngàm
Xét lại bài toán bể chứa nước hình trụ tròn, ta phân tích bài toán như trên
hình vẽ

q0
m0

Bài toán cho = Phi mômen + HƯB

Các mômen, lực cắt tìm từ điều kiện biên


w = wPmm + wm+q = 0
ϕ = ϕPmm + ϕm+q = 0.
γR 2 H
Đã có w pmm = (w dương là hướng ra);
Eh
γR 2
ϕ pmm = (hàm w nghịch biến nên góc xoay là âm).
Eh
q m
wm + q = −( 30 + 20 ) ;
2 λ D 2λ D
q m
ϕ m+ q = 20 + 0 (hàm w đồng biến, góc xoay dương).
2λ D λ D
Giải phương trình
q0m0 γR 2 H
−( +) + =0
2λ3 D 2λ2 D Eh
q0 m0 γR 2
+ − =0
2λ2 D λD Eh
γRhH 1
nhận được m0 = − (1 − ) (ngược chiều giả thiết);
2 3(1 − µ 2 ) λH
γH 1
q0 = (1 − ) (cùng chiều giả thiết).
λ 2
2λ H
Chương 5
LÝ THUYẾT VỎ THOẢI VÀ VỎ TRỤ

5-1 Hình học và các giả thiết về vỏ thoải

5-1-1 Định nghĩa vỏ thoải


Những vỏ có độ cong nhỏ được gọi là vỏ thoải. Độ vồng (còn gọi là mũi tên
võng) của mặt là nhỏ so với kích thước mặt bằng f < a/5, góc nghiêng tiếp
tuyến bất kỳ của vỏ cũng là nhỏ.
Vỏ thoải được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật xây dựng, kết cấu vỏ máy
bay, tầu thuỷ...
Dưới đây, chúng ta nghiên cứu những vỏ thoải dạng trên hình 5-1.

a
f
y b

Hình 5-1 Định nghĩa vỏ thoải


Phương trình vỏ thoải cho dưới dạng: z = F(x,y) (5-1)
Vỏ có phương trình dạng : z = F1(x).F2(y) (5-2)
được gọi là vỏ chuyển. Mặt vỏ chuyển được tạo bởi chuyển động tịnh tiến
của đường cong phẳng F1(x) trượt trên đường tựa phẳng F2(y).
1 ∂2F
Độ cong chính của vỏ được tính theo k1 = k x = = 2 ; (5-3)
R x ∂x
1 ∂2F
k2 = k y = = 2 . (5-4)
Ry ∂y
5-1-2 GIẢ THIẾT
1. Độ cong k1, k2 là nhỏ, nên tích của chúng, tức độ cong Gauss, bằng
không K = k1k2 = 0. Giả thiết này tương đương với việc cho hình
học mặt vỏ thoải trùng với hình học của mặt bằng. Các đường toạ
độ α, β trùng tương ứng với đường toạ độ x, y kẻ trên hình chiếu
bằng của vỏ: α ≡ x, β ≡ y; do đó có thể lấy các hệ số Lame′ của
đường toạ độ bằng đơn vị: A = B = 1.
2. Chuyển vị màng của mặt vỏ là nhỏ so với chuyển vị pháp tuyến và
có thể bỏ qua trong các phương trình hình học: u, v << w. Điều
này tương đương như chuyển vị của tấm.
3. Do tính bé của độ cong, trong phương trình cân bằng ta bỏ qua
những số hạng của ứng lực uốn có hệ số liên quan tới độ cong của
vỏ (xem phương trình tổng quát 3-29).
5-2 PHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN CỦA LÝ THUYẾT VỎ THOẢI
5- 2-1 Phương trình cân bằng
Bỏ qua trong 3-29 những số hạng chứa ứng lực uốn xoắn có hệ số là các độ
cong k1, k2 và lấy A = B = 1 thì phương trình cân bằng còn lại dạng:
∂N x ∂S
+ + qx = 0 ;
∂x ∂y
∂S ∂N y
+ + qy = 0 ;
∂x ∂y
∂Q x ∂Q y N Ny
+ −( x + ) + qn = 0 ; (5-5)
∂x ∂y Rx R y
∂M x ∂H
+ − Qx = 0 ;
∂x ∂y
∂H ∂M y
+ − Qy = 0 .
∂x ∂y
5-2-2 Phương trình hình học (theo 3-37, 3-38)
∂u w
Các biến dạng màng ε xx = + ;
∂x R x
∂v w
ε yy = + ; (5-6)
∂y R y
∂v ∂u
γ xy = + .
∂x ∂y
∂2w
Các biến dạng uốn χx = − 2 ;
∂x
∂2w
χy = − 2 ; (5-7)
∂y
∂2w
χ αβ = − .
∂x∂y
5-2-3 Phương trình vật lý
Các phương trình vật lý vẫn giữ dạng tổng quát 3-42.
5-3 Phương trình để giải của bài toán vỏ thoải
Xét trường hợp vỏ chịu tải trọng pháp tuyến qn, hai phương trình cân bằng
đầu tiên trở thành thuần nhất và có dạng phương trình của bài toán đàn hồi
phẳng. Hai phương trình này được thoả mãn thông qua hàm ứng lực F theo
∂ 2φ ∂ 2φ ∂ 2φ
cách đặt Nx = h ; N = h ; S = − h . (5-8)
∂y 2 ∂x 2 ∂x∂y
y

Ba phương trình cuối của hệ 5-5 kết hợp với phương trình vật lý cho ta:
∂M x ∂H ∂ ∂M y ∂H ∂
Qx = + = − D (∇ 2 w) ; Qy = + = − D (∇ 2 w) . (5-9)
∂x ∂y ∂y ∂y ∂x ∂x
Thay 5-8 và 5-9 vào phương trình cân bằng thứ ba, với vỏ chuyển, ta nhận
được D∇ 2 ∇ 2 w + ∇ 2k φ = q n (5-10)
∂2 ∂2
với ký hiệu toán tử vi phân ∇ = 2 + 2,
2

∂x ∂y
∂2 ∂2
∇ 2k = k x + k . (5-11)
∂y 2 ∂x 2
y

Phương trình liên tục của biến dạng màng có dạng


∂ 2 ε xx ∂ ε yy ∂ γ xy
2 2
∂2w ∂2w
+ − = k + k = ∇ 2k w (5-12)
∂y 2 ∂x 2 ∂x∂y ∂y 2 ∂x 2
x y

Thay biến dạng bởi các ứng lực, biểu diễn ứng lực qua hàm ứng lực φ
1 1 ∂ 2φ ∂ 2φ
ε xx = [ N x − µN y ] = [ 2 − µ 2 ] ,
Eh E ∂y ∂x
1 1 ∂ 2φ ∂ 2φ
ε yy = [ N y − µN x ] = [ 2 − µ 2 ] ,
Eh E ∂x ∂y
2(1 + µ ) 2(1 + µ ) ∂ 2φ
γ xy = S=−
Eh E ∂x∂y
ta nhận được phương trình liên tục của biến dạng dưới dạng
∇ 2 ∇ 2φ = Eh∇ 2k w (5-13)
Vậy, ta đã nhận được hai phương trình để giải của bài toán vỏ thoải 5-13 và
5-10 đối với hai ẩn số: hàm ứng lực φ và hàm chuyển vị w:
D∇ 2 ∇ 2 w + ∇ k2φ = q n , 5-14)
∇ 2 ∇ 2φ − Eh∇ k2 w = 0 . (5-15)
Khi không phải là vỏ chuyển, nghĩa là khi k x = k x ( x, y ) và k y = k y ( x, y ) , thì
phương trình để giải của vỏ thoải vẫn giữ dạng 5-14, 5-15 nhưng ký hiệu
∂ ∂ ∂ ∂
toán tử ∇k2 được hiểu là ∇ 2k = (k x ) + (k y ) .
∂y ∂y ∂x ∂x
Có thể đưa hệ hai phương trình 5-14, 5-15 về một phương trình đối với hàm
chuyển vị như sau:
Tác động toán tử ∇4 vào 5-14 ∇ 4 D∇ 4 w + ∇ 4 ∇ k2φ = ∇ 4 q n
⇒ D∇ 4 ∇ 4 w + ∇ k2 ∇ 4φ = ∇ 4 q n (*)
theo 5-15, ta viết lại * thành D∇ 4 ∇ 4 w + ∇ k2 Eh∇ k2 w = ∇ 4 q n
⇒ D∇ 4 ∇ 4 w + Eh∇ k2 ∇ k2 w = ∇ 4 q n (5-16)
Những trường hợp đặc biệt
1 ∂2
Vỏ trụ tròn thoải bán kính R ∇ 2k =
R ∂x 2
Eh ∂ 4 w
thì 5-16 trở thành D∇ ∇ w + 2
4 4
= ∇ 4 qn . (5-17)
R ∂y 4

1 ∂2 1 ∂2 1
Vỏ cầu thoải có bán kính R ∇ =
2
+ = ∇2
R ∂y R ∂x
k 2 2
R
Eh 4
thì 5-16 trở thành D∇ 4 ∇ 4 w + 2
∇ w = ∇ 4 qn ,
R
Eh q
⇒ ∇4w + 2
w= n ,
DR D
q
⇒ ∇ 4 w + 4λ 4 w = n . (5-18)
D
12(1 − µ 2 )
với λ=4 .
4h 2 R 2
Bài toán tấm
Trong phương trình 5-14, 5-15 cho các độ cong kx, ky bằng không, ta có bài
toán tấm mềm và nhận được hệ phương trình Karmal
qn
∇ 2∇ 2 w = ,
D
∇ 2 ∇ 2φ = 0 .
Để giải các phương trình của vỏ thoải, chúng ta cũng có thể dùng lời giải
giải tích hoặc lời giải số. Phần lớn lời giải giải tích được áp dụng cho vỏ có
mặt bằng chữ nhật, bốn biên liên kết khớp hoặc ngàm (dùng nghiệm dạng
chuỗi lượng giác như nghiệm Navier đối với tấm...). Các lời giải số được
tiến hành theo phương pháp sai phân hoặc phần tử hữu hạn.
Thí dụ 5-1
Tìm giá trị độ võng tại chính giữa một vỏ thoải hình trụ có mặt bằng hình
vuông, bốn biên tựa khớp, chịu tải trọng pháp tuyến phân bố hằng số.
Lời giải
Eh ∂ 4 w
Phương trình để giải là 5-17: D∇ 4 ∇ 4 w + = ∇ 4 qn .
R ∂y
2 4

Điều kiện biên x = 0, x = a thì w = 0; Mx = 0


y = 0, y = a thì w = 0; My = 0
Chọn dạng nghiệm thoả mãn điều kiện biên
mπx nπy
w = ∑∑ Amn sin sin
m =1 n =1 a a
Tải trọng cũng được khai triển theo chuỗi lượng giác kép
mπx nπy
p = ∑∑ p mn sin sin
m =1 n =1 a a
mπx nπy
a a
4
với p mn =
a2 ∫ ∫ p( x, y) sin
0 0
a
sin
a
Khi tải là lực tập trung P đặt tại điểm K(a/2, a/2) ở chính giữa vỏ
4 mπ nπ
p mn =2
P sin sin với m, n số nguyên lẻ
a 2 2
4P (m 2 + n 2 ) 2 mπ nπ
Phương trình 5-17 cho Amn = 2 sin sin
a π Eh 2 2
D( ) 4 (m 2 + n 2 ) 4 + 2 n 4
a R
16 Pa 2
Tính với 1số hạng m =1, n = 1 A11 =
Eh
16 Dπ 4 + 2 a 4
R
16 Pa 2
πx πy 16 Pa 2
w= sin sin → wK =
Eh 4 a a Eh
16 Dπ + 2 a
4
16 Dπ 4 + 2 a 4
R R
2
400 Pa
Tính với m = 1, n =3 A13 = −
Eh
10000 Dπ 4 + 81 2 a 4
R
16 Pa 2 πx πy 400 Pa 2 πx 3πx
w= sin sin − sin sin
Eh a a Eh a a
16 Dπ 4 + 2 a 4 10000 Dπ 4 + 81 2 a 4
R R
16 Pa 2 400 Pa 2
w= +
Eh 4 Eh
16 Dπ + 2 a
4
10000 Dπ 4 + 81 2 a 4
R R
2
400 Pa
Tính với m = 3, n =1 A31 = −
Eh
10000 Dπ 4 + 81 2 a 4
R
2
1296 Pa
Tính với m = 3, n =3 Amn =
Eh
104976 Dπ 4 + 81 2 a 4
R
5-4 Vỏ trụ tròn
5-4-1 PHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN
Xét một vỏ trụ tròn có bán kính đáy R.
Lấy đường toạ độ α theo phương đường sinh x, đường toạ độ β theo
phương đường tròn chu tuyến θ như chỉ trên hình vẽ 5-2, ta sẽ có
A = 1, B = R và Rα = ∞, R β = R

θ
R
β

Hình 5-2 Vỏ trụ và hệ toạ độ

Phương trình cân bằng: phương trình tổng quát 3-25 trở thành
∂N x ∂S
+ + qx = 0 ;
∂x R∂θ
∂S ∂Nθ Qθ
+ + + qθ = 0 ;
∂x R∂θ R
∂Q x ∂Qθ N θ
+ − + qn = 0 ; (5-19)
∂x R∂θ R
∂M x ∂H
+ − Qx = 0 ;
∂x R∂θ
∂H ∂M y
+ − Qθ = 0 .
∂x R∂θ
Phương trình hình học
∂u
Các biến dạng màng ε xx = ;
∂x
∂v w
ε θθ = + ; (5-20)
R∂θ R
∂v ∂u
γ xy = + .
∂x R∂θ
∂2w
Các biến dạng uốn χx = − ;
∂x 2
∂ ∂w
χ θ = 2 (v − ) ; (5-21)
R ∂θ ∂θ
1 ∂ w 2
∂v
χ xθ = − ( + ).
R ∂x∂θ 2∂x
Phương trình vật lý
Sau khi thay biến dạng bằng chuyển vị, ta có quan hệ ứng lực-chuyển vị:
Eh ∂u ∂v w
Nx = [ + µ( + )] ,
1 − µ ∂x
2
R∂θ R
Eh ∂v w ∂u
Nθ = [ + + µ ],
1 − µ R∂θ R
2
∂x
Eh ∂u ∂v
S= ( + ), (5-22)
2(1 + µ ) R∂θ ∂x
∂2w µ ∂2w
M x = − D[ + ( − v)] ,
∂x 2 R 2 ∂θ 2
∂2w 1 ∂2w
M θ = − D[ µ 2 + 2 ( 2 − v)] ,
∂x R ∂θ
1 ∂ 2 w 1 ∂v
H = − D(1 − µ ) [ + ].
R ∂x∂θ 2 ∂x
5-4-2 PHÉP GIẢI THEO CHUYỂN VỊ
Trong phép giải theo chuyển vị, ba ẩn số chính sẽ là các thành phần chuyển
vị u, v, w, cần ba phương trình .
Trước hết, tìm lực cắt từ hai phương trình cân bằng thứ 4 và thứ 5
∂M x ∂H
Qx = + ,
∂x R∂θ
∂H ∂M y
Qθ = + ,
∂x R∂θ
Thay vào phương trình cân bằng thứ ba, nhận được
∂ 2 H ∂ M y Nθ
2
∂2M x
+2 + − + qn = 0
∂x 2 ∂x∂y ∂y 2 R
Kết hợp hai phương trình cân bằng đầu tiên, ta có hệ ba phương trình
∂N x ∂S
+ + qx = 0 ;
∂x R∂θ
∂S ∂N θ Qθ
+ + + qθ = 0 ; (5-23)
∂x R∂θ R
∂ 2 H ∂ M y Nθ
2
∂2M x
+ 2 + − + qn = 0 .
∂x 2 ∂x∂y ∂y 2 R
Thay các ứng lực bằng quan hệ vật lý 5-22, ta nhận được hệ ba phương trình
đối với ba ẩn số chuyển vị u, v, w: (5-24)
∂ 2u 1 − µ ∂ 2u 1 + µ ∂ 2v µ ∂w 1− µ 2
+ + + = − qx ,
∂x 2 2 R∂θ 2 2 R∂x∂θ R ∂x Eh
1 + µ ∂ 2u ∂ 2v 1 − µ ∂ 2v ∂w
+ 2 2 + + 2
2 R∂x∂θ R ∂θ 2 ∂x 2
R ∂θ
∂ w
3
∂ w 1− µ ∂ v
2 2
∂ 2u 1− µ 2
− k 2[ 2 2 + 2 + − ] = − qβ ,
R ∂θ ∂x ∂θ 2 ∂x 2 R 2 ∂θ 2 Eh
µ ∂u ∂v w 2 ∂ w
4
∂4w ∂4w ∂ 3v ∂ 3v 1− µ 2
+ + + k [R
2
+2 2 2 + 2 4 − 2 3 − 2 ]= qn
R ∂x R 2 ∂θ R 2 ∂x 4 ∂x ∂θ R ∂θ R ∂θ ∂x ∂θ 2
h2
với ký hiệu k2 = .
12R 2
Việc giải phương trình được tiến hành theo phương pháp nửa ngược đã biết
trong các chương trước, dưới đây chỉ trình bầy một bài toán.
Xét một vỏ trụ chiều dài L nằm ngang, đựng chất lỏng có trọng lượng
riêng γ, liên kết hai đầu tại hai đầu x = 0 và x= L thoả mãn điều kiện v = 0,
w = 0, Nx = 0, Mx = 0 (hai đầu bể là đáy cứng tựa khớp trên biên) như trên
hình vẽ

2R

x
θ
L

Hình 5-3 Bể chứa nước hình trụ nằm ngang


Chọn nghiệm theo chuỗi lượng giác, thoả mãn điều kiện biên
∞ ∞
mπx
u = ∑∑ a mn cos nθ cos
m =1 n = 0 L
∞ ∞
mπx
v = ∑∑ bmn sin nθ sin
m =1 n = 0 L
∞ ∞
mπx
w = ∑∑ c mn cos nθ sin
m =1 n = 0 L
Bài toán chỉ tồn tại tải trọng pháp tuyến
q n = −γR(cosθ − cos α ) với α ≤ θ ≤ π
qx = qθ = 0
Khai triển tải trọng pháp tuyến theo chuỗi lượng giác kép
∞ ∞
mπx
q n = −∑∑ p mn cos nθ sin
m =1 n = 0 L
2π L
4γR 2
(cosθ − cos α )dθdx
2πRL ∫0 ∫0
với p mn =

8γR(cos α sin nα − n cos nα sin α )


p mn = lấy m = 1, 3, 5..n = 2, 3...
mnπ 2 (n 2 − 1)
4γR
pm0 = (sin α − α cos α ) với n = 0, m = 1, 2, 3 ....
mπ 2
2γR
p m1 = (2α − sin 2α ) với n = 1, m = 1, 2, 3 ....

Hệ ba phương trình vi phân trở thành phương trình đại số (*)
amn[2m2π2 + (1- µ)λ2n2] - bmn(1 + µ)λmnπ +cmn2µλmπ = 0
amn(1 + µ)λmnπ - bmn[(1- µ)m2π2 + 2λ2n2] + cmn2λ2n =0
p mn L2 t 2
amn3µλmπ - bmn3λ n + cmn[3λ + η (m π + λ n ) ]
2 2 2 2 2 2 2 2
=- .
4D
trong đó λ = L/R và η = t/2L
Xét trường hợp các số liệu cụ thể: α = π (vỏ chứa đầy chất lỏng), mặt trên
thoáng (không chịu áp lực hơi), R = 50cm, L = 250cm, t = 7cm
4γR
Khi α = π, với n = 0 (m = 1, 3,..) thì p m 0 = và (*) trở thành

am02m2π2 +cm02µλmπ =0
bm0(1- µ)m2π2 =0
p m 0 L2 t 2 γRL2 t 2
am03µλmπ + cm0[3λ + η m π ] 2 2 4 4
=- =−
4D mπD
mπ µAλt
nghiệm cm0 = a m 0 ; bm0 = 0; a m0 =
λµ 2m [3λ (1 − µ 2 ) + η 2 m 4π 4 ]
2 2

2γRL2 t
với A= 2 .
π D
Tương tự, ta có thể nhận được các biểu thức của am1, bm1, cm1 nhưng phức
tạp hơn. Bảng dưới đây cho kết quả tính một số hệ số với n = 0 và n = 1
2.10 3 2.10 3 2.10 3 2.10 3 2.10 3
m a m0 cm0 a m1 bm1 c m1
At At At At At
1 57,88 − 1212 49,18 − 66,26 − 1183
3 0,1073 − 6,742 0,1051 − 0,0432 − 6,704
5 0,00503 − 0,562 0,00499 − 0,00122 − 0,5245
wmax = c10 + c11 - c30 - c31 + c50 + c51 = - 11,7687 γ/E (cm)
Nx,max= 19,68γ (N/cm)
Nθ,max= 1607,7γ (N/cm)
Mx,max= - 5657,5γ (Ncm/cm)
Mθ,max= - 1763,7γ (Ncm/cm)

You might also like